Lesson-2 - Summary Chủ nghĩa xã hội khoa học - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Lesson-2 - Summary Chủ nghĩa xã hội khoa học - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học.
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học(CN01)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1. Khái niệm
Câu hỏi đuôi (Tag question) là một dạng câu hỏi Yes-No Question ngắn được đặt ở cuối câu,
ngăn cách với mệnh đề phía trước bởi một dấu phẩy. Ví dụ:
You haven't seen this film, have you?
Your brother lives in Japan, doesn't he?
2. Cách dùng Tag Question
Câu hỏi đuôi thường được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày hơn là dùng dưới dạng văn viết.
Người nói thường sử dụng câu hỏi đuôi để xác thực độ chính xác của mệnh đề đứng trước nó.
Trong những trường hợp này, người nói sẽ lên giọng ở cuối câu khi giao tiếp.
Mặt khác, khi người hỏi đã nắm bắt được thông tin chính xác và muốn người nghe đồng ý với
thông tin của mình, câu hỏi đuôi chỉ đóng vai trò tu từ nhằm thể hiện cảm xúc hoặc phong
cách giao tiếp của một cá nhân. Với tình huống này, người nói sẽ không lên giọng ở cuối câu.
Nếu mệnh đề đứng trước câu hỏi đuôi được viết dưới dạng khẳng định thì câu hỏi đuôi
sẽ ở dạng phủ định và ngược lại. Phần câu hỏi đuôi luôn được viết tắt.
3. Cấu trúc của câu hỏi đuôi và cách áp dụng
Câu hỏi đuôi có cấu trúc ngữ pháp khá đặc biệt so với những loại ngữ pháp khác trong tiếng
Anh. Một câu hỏi đuôi sẽ gồm hai phần “mệnh đề” và “tag question”.
Cấu trúc chung của câu hỏi đuôi sẽ có dạng như sau:
S + V + O, trợ động từ + đại từ chủ ngữ của S? Lưu ý:
Khi mệnh đề chính sử dụng động từ nào, câu hỏi đuôi sẽ sử dụng trợ động từ phụ thuộc vào mệnh đề chính.
Mệnh đề chính và câu hỏi đuôi sử dụng cùng một chủ ngữ. Đôi khi, bạn có thể linh hoạt biến
đổi chủ ngừ thành các đại từ tương đương để tránh câu bị lặp từ.
Cách áp dụng câu hỏi đuôi cho từng thì trong Tiếng Anh
4. Các dạng câu hỏi đuôi theo trường hợp đặc biệt
Ngoài những ngữ pháp tiếng Anh câu hỏi đuôi phổ biến như trên, tag question còn rất nhiều
trường hợp đặc biệt bạn cần nắm rõ để có thể linh hoạt áp dụng trong từng hoàn cảnh.
3.1. Câu hỏi đuôi của “I am …”
Đối với “I am”, bạn sẽ chuyển thành “aren’t I” khi chuyển tag question sang thể phủ định, không phải “am not” Ví dụ: I'm ready, aren't I?
3.2. Câu hỏi đuôi với Must
Khi sử dụng câu hỏi đuôi trong trường hợp có Must trong câu, bạn cần chú ý về ý nghĩa và
mối liên hệ của Must trong từng trường hợp để quyết định cách trả lời câu hỏi đuôi sao cho chính xác.
Khi Must trong câu diễn tả một việc quan trọng cần được thực hiện → Câu hỏi đuôi dùng Needn’t.
Ví dụ: You must go now, needn’t you?
Khi Must trong câu diễn tả sự cấm đoán → Câu hỏi đuôi ta vẫn dùng Must.
Ví dụ: We mustn’t use the company’s phones for personal calls, must we?
Khi Must trong câu diễn tả sự dự đoán mang tính chính xác cao của người nói → Câu hỏi
đuôi sẽ được chia dựa theo động từ theo sau must ở mệnh đề chính.
Ví dụ: After practicing for nearly 2 hours, you must be tired, aren’t you?
Khi Must trong câu được áp dụng trong công thức must + have + V3/Ved nhằm diễn tả một
sự việc xảy ra ở quá khứ → Câu hỏi đuôi bạn cần áp dụng haven’t.
Ví dụ: They must have lied to you, haven’t they?
3.3. Câu hỏi đuôi với “Have to”
đối với những động từ khuyết thiếu như “have/has/had to”, ta có thể dùng trợ động từ
“do/does/did” khi đặt câu hỏi đuôi.
Ví dụ: My child had to go to school yesterday, didn’t he?
3.4. Câu hỏi đuôi với “Let’s”
Nếu trong câu có sử dụng động từ “Let’s”, hãy căn cứ vào ý nghĩa của Let mà phân bổ động
từ phù hợp cho câu hỏi đuôi.
Khi Let trong câu mang tính gợi ý và rủ ai đó cùng làm việc gì, dùng “shall we” đối với câu hỏi đuôi.
Ví dụ: Let's go by taxi, shall we?
Khi Let trong câu mang hàm ý xin phép khi làm một việc gì đó, dùng “will you” đối với câu hỏi đuôi.
Ví dụ: Let me use the bicycle, will you?
Khi Let trong câu mang ý nghĩa đề nghị dùng “May I”
Ví dụ: Let me help you, may I?
3.5. Câu hỏi đuôi trong trường hợp câu mệnh lệnh
Khi trong câu diễn tả lời mời, ta dùng “won’t you” đối với câu hỏi đuôi.
Ví dụ: Eat some cookies, won’t you?
Khi trong câu diễn tả sự nhờ vả, ta dùng “will you” đối với câu hỏi đuôi.
Ví dụ: give me a hand, will you?
Khi trong câu diễn tả sự ra lệnh, ta dùng “can/could/would you” đối với câu hỏi đuôi.
Ví dụ: Go out, can’t you?
Khi trong câu diễn tả mệnh lệnh dưới dạng phủ định, ta dùng “will you” đối với câu hỏi đuôi.
Ví dụ: Don’t marry her, will you?
3.6. Câu hỏi đuôi với Nobody, Anyone, Everybody, Someone …
Khi mệnh đề chính có chủ ngữ là một trong những đại từ bất định chỉ người như everyone,
someone, anyone, no one, everybody, somebody, nobody và anybody, bạn cần áp dụng “they”
cho chủ ngữ của câu hỏi đuôi.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý hai yếu tố:
Khi chủ ngữ là ‘no one’ hoặc ‘nobody’ – “không ai cả/ không một ai”, câu hỏi đuôi cần được
chia ở dạng khẳng định.
Khi các đại từ bất định biến thành ‘they’ trong câu hỏi đuôi, ta sẽ dùng (trợ) động từ số nhiều cho ‘they’. Ví dụ:
Everyone can enter this room, can’t they?
No one likes this dish, do they?
3.7. Câu hỏi đuôi với câu có đại từ bất định chỉ vật
Khi chủ ngữ của câu là những đại từ bất định chỉ vật như: Nothing, something, everything thì
chúng ta dùng đại từ “it” làm chủ từ trong câu hỏi đuôi.
Ví dụ: Everything is okay, isn’t it?
3.8. Câu hỏi đuôi với câu cảm thán
Khi mệnh đề chính trong câu là câu cảm thán, bạn cần dùng danh từ trong câu đổi thành đại từ
làm chủ ngữ. Trợ động từ sẽ là am, is, are.
Ví dụ: Such a handsome man, isn’t he?
3.9. Câu hỏi đuôi khi mệnh đề chính có chủ ngữ ‘this’/ ‘that’/ ‘these’ / ‘those’
Khi mệnh đề chính có chủ ngữ là ‘this’ hoặc ‘that’, chủ ngữ trong câu hỏi đuôi sẽ là ‘it’.
Khi mệnh đề chính có chủ ngữ là ‘these’ hoặc ‘those’, chủ ngữ trong câu hỏi đuôi sẽ là ‘they’. Ví dụ:
This/ That is your laptop, isn’t it?
These/ Those are the mooncakes you bought this afternoon, aren’t they?
3.10. Câu hỏi đuôi với “Had better”
Khi trong câu dùng yếu tố Had better (viết tắt là ‘d better) với mục đích đưa ra lời khuyên,
bạn sẽ chọn Had và dùng ở dạng phủ định Hadn’t đối với câu hỏi đuôi.
Ví dụ: I had better contact that customer right now, hadn’t I?
3.11. Câu hỏi đuôi với “Would rather”
Khi mệnh đề chính diễn tả sự mong muốn hay sự chọn lựa với sự xuất hiện của ‘would rather’
để diễn tả sự mong muốn hay sự chọn lựa, câu hỏi đuôi sẽ mượn ‘would’ và dùng ở dạng phủ định ‘wouldn’t’.
Ví dụ: Our daughter would rather stay home, wouldn’t she?
Bài tập 1: Hoàn thành các câu hỏi đuôi dạng khẳng định sau đây:
1. They live in London, ………………. ?
2. We’re working tomorrow, ………………. ?
3. It was cold yesterday, ………………. ?
4. He went to the party last night, ………………. ?
5. They have been to Japan, ………………. ?
6. He had forgotten his wallet, ………………. ?
7. She will come at six, ………………. ?
8. They’ll have finished before nine, ………………. ?
9. She’ll have been cooking all day, ………………. ?
Bài tập 2: Hoàn thành các câu hỏi đuôi sau đây:
2. The children are sleeping, ………………. ?
3. The pan is hot, ………………. ?
4. Amy doesn’t like solving Math problems, ……………….?
5. You are from West Bengal, ………………. ?
6. I like eating chocolate pastries, ………………. ?
7. You have completed your assignment, ………………. ?
8. You don’t live here, ………………. ?
9. The children are playing in the garden, ………………. ?
10. We often go out for dinner on weekends, ………………. ?