Lí luận chung về thi hành án hành chính - Pháp luật đại cương | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Lí luận chung về thi hành án hành chính - Pháp luật đại cương | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Thông tin:
6 trang 6 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Lí luận chung về thi hành án hành chính - Pháp luật đại cương | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Lí luận chung về thi hành án hành chính - Pháp luật đại cương | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

34 17 lượt tải Tải xuống
Hiện nay, trong sách báo pháp lí cũng như trên thực tiễn, cụm từ ghép "thi hành
án" thường được dùng chung với các từ khác trong các nhóm từ như công tác thi
hành án, hoạt động thi hành án, lĩnh vực thi hành án, giai đoạn thi hành án... Để
bảo đảm tính logic của các khái niệm khoa học liên quan đến thi hành án, thì
"thi hành án" cần sử dụng như khái niệm độc lập. Theo đó, chúng ta có những khái
niệm chỉ loại hình thi hành án như thi hành án hình sự, thi hành án dân sự, thi hành
án kinh tế, thi hành án lao động, thi hành án hành chính. Cũng từ cách hiểu này,
chúng ta thể nhìn nhận các vấn đề bản của thi hành án như bản chất, đặc
trưng, chức năng, hình thức, nguyên tắc, phương pháp, hình tổ chức của thi
hành án... những cấp độ chung cụ thể theo từng loại hình những cụm từ
như công tác thi hành án, lĩnh vực thi hành án, hoạt động thi hành án sẽ được sử
dụng theo đúng nghĩa của chúng.
1. Khái niệm thi hành án hành chính
Hiện còn những ý kiến rất khác nhau về khái niệm này nhưng tựu chung
những ý kiến đó đều thể hiện hai quan niệm bản: Coi thi hành án
giai đoạn của tố tụng và thi hành án là dạng hoạt động hành chính - tư pháp.
- Quan niệm thứ nhất cho rằng, thi hành án một giai đoạn của tố tụng,
vì: "Có xét xử thì phải có thi hành án, thi hành án dựa trên sở của của
công tác xét xử. Xét xử và thi hành án là hai mặt thống nhất của quá trình
bảo vệ lợi ích của đương sự". Quan điểm này thừa nhận "không phải mọi
hoạt động trong quá trình thi hành án quyết định của tòa án đều nằm
trong phạm vi điều chỉnh của Luật tố tụng..." nhưng lại cho rằng thi hành
án "thực chất là hoạt động tố tụng của tòa án, của các cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền nhằm bảo đảm cho bản án quyết định của tòa án được thi
hành một cách chính xác, kịp thời”.
- Quan niệm thứ hai lại cho rằng thi hành án là dạng hoạt động của cơ quan
hành chính nhà nước. Theo quan niệm này thì tố tụng quá trình tiến
hành giải quyết các vụ án theo quy định của pháp luật; quá trình này trải
qua nhiều giai đoạn nhưng các giai đoạn liên quan mật thiết với nhau
trong thể thống nhất xét xử giai đoạn cuối cùng của quá trình tố
tụng cho nên bản án, quyết định của toà án là kết quả cuối cùng đánh dấu
sự kết thúc của quá trình tố tụng.
Trong khi đó, thi hành án quá trình tiến hành các hoạt động nhằm thực
hiện các bản án và quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, có
thể nói rằng thi hành án hành chính giai đoạn xuất hiện sau khi bản án,
quyết định giải quyết vụ án hành chính của Tòa án đãhiệu lực pháp luật,
tổng thể các hoạt động nhằm mục đích làm cho bản án, quyết định của
Tòa án được thực hiện nghiêm chỉnh trong thực tế.
Thi hành án quá trình thực thi chân lí bằng công . Đây quá trình sau
khi có kết quả từ tố tụng,tội hay vô tội, đúng hay sai đã được phân xử rõ
ràng, thi hành án chỉ nhằm thực hiện các bản án và quyết định của toà án đã
hiệu lực pháp luật. Quá trình này thể do các chủ thể bị thi hành án tự
giác thi hành hoặc do các cơ quan có thẩm quyền (không phải chỉ có tòa án)
buộc các chủ thể đó phải thi hành.
Điều 3 của Luật Tố tụng hành chính năm 2015 (có hiệu lực từ ngày
01/07/2016) đã định nghĩa một số từ ngữ như quyết định hành chính, hành vi
hành chính, người khởi kiện, người bị kiện, người quyền lợi nghĩa vụ
liên quan... nhưng vẫn không có định nghĩa về thi hành án hành chính.
2. Bản chất của thi hành án hành chính
Thi hành án là dạng hoạt động chấp hành, quản thể hiện tính chất
hành chính,vậy, nó phải thuộc chức năng của quyền hành pháp. Thi hành
án hành chính mang tính chất hành chính hoạt động này là một dạng hoạt
động vừa mang tính chấp hành vừa mang tính quản lý, điều hành. Trong mối
tương quan giữa tính pháp tính hành chính, tính hành chính trong thi
hành án hành chính thể hiện khá nét. Yếu tố căn bản trong thi hành án
tính chất chấp hành, quản phương pháp mệnh lệnh, bắt buộc, nghĩa
tính hành chính cái nổi trội bản. Pháp luật quy định trách nhiệm tổ
chức, quản lý, chỉ đạo công tác thi hành án thuộc thẩm quyền của Chính phủ
và Ủy ban nhân dân các địa phương .
Thứ nhất, tính chất hành chính của thi hành án hành chính.
- Tính chấp hành
Tính chấp hành trong thi hành án hành chính thể hiện rệt chỗ
trong giai đoạn thi hành án,quan thi hành án không ra quyết định giải
thích bản án, quyết định của Tòa án chỉ một mục tiêu tổ chức
thực hiện bản án, quyết định đó.
Tính chấp hành của thi hành án hành chính còn thể hiện quyền
nghĩa vụ của cơ quan thi hành án dân sự và cơ quan có liên quan: cơ quan
thi hành án dân sự quyền theo dõi, đôn đốc việc thi hành án, quan
thi hành án dân sự cấp trên quyền chỉ đạo việc thi hành án xử
trách nhiệm khi người được thi hành án không thi hành án, quan cấp
trên trực tiếp có nhiệm vụ cùng chỉ đạo việc thi hành án...
- Tính quản lí
Quản Nhà nước được hiểu sự tác động điều chỉnh mang tính
quyền lực Nhà nước đối với các quá trình, quan hệ hội, hành vi hoạt
động của con người do các cơ quan Nhà nước tiến hành để thực hiện các
chức năng của Nhà nước đối với xã hội. Sự tác động mang tính quyền lực
Nhà nước là sự tác động bằng pháp luật và theo nguyên tắc pháp chế, qua
đó Nhà nước thể hiện quyền lực của mình đối với mọi hoạt động trong xã
Thi hành án hành chính luôn đòi hỏi các yếu tố kế hoạch, tổ chức, đôn
đốc, kiểm tra, xử lí... nhằm tác động tới các đối tượng phải thi hành án để
họ tự giác thi hành hoặc áp dụng các biện pháp buộc họ phải thi hành
nghĩa vụ đã được xác định trong các bản án, quyết định của Tòa án, phải
tuân theo các quy định của pháp luật; giáo dục họ ý thức tôn trọng
pháp luật, tôn trọng lợi ích của cá nhân, tôn trọng kỷ luật nhà nước.
Thứ hai, tính chất tư pháp của thi hành án hành chính.
- Tính chất tư pháp của thi hành án hành chính thể hiện chỗ: Đây giai
đoạn tiếp theo sau của quá trình giải quyết vụ án hành chính, được quy
định trong Luật Tố tụng hành chính năm 2015.
- Việc xem thi hành án hành chính không phải một giai đoạn tố tụng
càng được khẳng định khi chúng ta xem xét dưới góc độ so sánh pháp
luật với các quy định về thi hành án trong các Bộ luật Tố tụng hình sự,
Bộ Luật tố tụng dân sự.
- So với các giai đoạn tố tụng trước đó, thi hành án tính độc lập tương
đối, thể hiện ở chỗ hoạt động này được bắt đầu bằng việc ban hành quyết
định của Thủ trưởng quan thi hành án dán sự (đối với việc thi hành
phần tài sản trong bản án, quyết định hành chính) hoặc việc ban hành
quyết định sửa đổi, thay thế quyết định hành chính đã bị tuyên hủy một
phần hoặc toàn bộ, thực hiện một hành vi hành chính mới theo đúng pháp
luật của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước.
Bản thân của hành vi ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi
hành chính mới nội dung của những quyết định mới này đều mang
tính bắt buộc chấp hành đối với tất cả các chủ thể trách nhiệm
nghĩa vụ liên quan.
3. Nguyên tắccủa thi hành án hành chính
Từ đặc thù của thi hành án hành chính một trong các bên đương sự
là cơ quan, tổ chức, cán bộ trong Bộ máy Nhà nước nên Nghị định quy định
trình tự, thủ tục thi hành án hành chính theo cơ chế “tự thi hành án”.
Theo đó, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được bản án, người
phải thi hành án trách nhiệm tự nguyện tổ chức thi hành bản án, quyết
định của Tòa án. Hết thời hạn tự nguyện thi hành án người phải thi hành
án không tự nguyện thi hành, Tòa án đã xét xử thẩm ra quyết định buộc
thi hành án người phải thi hành án trách nhiệm thi hành ngay bản án,
quyết định của Tòa án. Bên cạnh quy định chung về trình tự thủ tục thi hành
án, Nghị định số 71/2016/NĐ-CP cũng quy định việc thi hành án trong
những trường hợp cụ thể theo quy định tại Điều 311 của Luật tố tụng hành
chính như: Thi hành án trong trường hợp Tòa án không chấp nhận đơn khởi
kiện; thi hành án trong trường hợp Tòa án hủy toàn bộ hoặc một phần quyết
định hành chính; thi hành án trong trường hợp Tòa án tuyên hủy quyết định
buộc thôi việc...
4. Quy định trách nhiệm của cơ quan trong thi hành án hành chinh
Để bảo đảm trách nhiệm của các quan, người thẩm quyền
thuộc bộ máy hành chính nhà nước trong thi hành án hành chính, Nghị định
đã quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của các quan: Bộ pháp,
các Bộ, cơ quan ngang Bộ thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, Tổng
cục thi hành án dân sự, Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh, Chi cục Thi hành
án dân sự cấp huyện… Trong đó, Bộ pháp được giao chủ trì, phối hợp
với các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan giúp Thủ tướng Chính phủ kiểm tra,
đôn đốc việc thi hành án hành chính. Đây sở quan trọng để xác định
trách nhiệm và tăng cường quản lý công tác thi hành án hành chính trên thực
tế, khắc phục tình trạng không trách nhiệm, hạn chế hiệu quả quản
công tác thi hành án hành chính hiện nay.
| 1/6

Preview text:

Hiện nay, trong sách báo pháp lí cũng như trên thực tiễn, cụm từ ghép "thi hành
án" thường được dùng chung với các từ khác trong các nhóm từ như công tác thi
hành án, hoạt động thi hành án, lĩnh vực thi hành án, giai đoạn thi hành án... Để
bảo đảm tính logic của các khái niệm khoa học có liên quan đến thi hành án, thì
"thi hành án" cần sử dụng như khái niệm độc lập. Theo đó, chúng ta có những khái
niệm chỉ loại hình thi hành án như thi hành án hình sự, thi hành án dân sự, thi hành
án kinh tế, thi hành án lao động, thi hành án hành chính. Cũng từ cách hiểu này,
chúng ta có thể nhìn nhận các vấn đề cơ bản của thi hành án như bản chất, đặc
trưng, chức năng, hình thức, nguyên tắc, phương pháp, mô hình tổ chức của thi
hành án... ở những cấp độ chung và cụ thể theo từng loại hình và những cụm từ
như công tác thi hành án, lĩnh vực thi hành án, hoạt động thi hành án sẽ được sử
dụng theo đúng nghĩa của chúng.
1. Khái niệm thi hành án hành chính
Hiện còn có những ý kiến rất khác nhau về khái niệm này nhưng tựu chung
những ý kiến đó đều thể hiện rõ ở hai quan niệm cơ bản: Coi thi hành án là
giai đoạn của tố tụng và thi hành án là dạng hoạt động hành chính - tư pháp.
- Quan niệm thứ nhất cho rằng, thi hành án là một giai đoạn của tố tụng,
vì: "Có xét xử thì phải có thi hành án, thi hành án dựa trên cơ sở của của
công tác xét xử. Xét xử và thi hành án là hai mặt thống nhất của quá trình
bảo vệ lợi ích của đương sự". Quan điểm này thừa nhận "không phải mọi
hoạt động trong quá trình thi hành án và quyết định của tòa án đều nằm
trong phạm vi điều chỉnh của Luật tố tụng..." nhưng lại cho rằng thi hành
án "thực chất là hoạt động tố tụng của tòa án, của các cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền nhằm bảo đảm cho bản án và quyết định của tòa án được thi
hành một cách chính xác, kịp thời”.
- Quan niệm thứ hai lại cho rằng thi hành án là dạng hoạt động của cơ quan
hành chính nhà nước. Theo quan niệm này thì tố tụng là quá trình tiến
hành giải quyết các vụ án theo quy định của pháp luật; quá trình này trải
qua nhiều giai đoạn nhưng các giai đoạn có liên quan mật thiết với nhau
trong thể thống nhất và xét xử là giai đoạn cuối cùng của quá trình tố
tụng cho nên bản án, quyết định của toà án là kết quả cuối cùng đánh dấu
sự kết thúc của quá trình tố tụng.
Trong khi đó, thi hành án là quá trình tiến hành các hoạt động nhằm thực
hiện các bản án và quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, có
thể nói rằng thi hành án hành chính là giai đoạn xuất hiện sau khi bản án,
quyết định giải quyết vụ án hành chính của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật,
là tổng thể các hoạt động nhằm mục đích là làm cho bản án, quyết định của
Tòa án được thực hiện nghiêm chỉnh trong thực tế.
Thi hành án là quá trình thực thi chân lí bằng công lí. Đây quá trình sau
khi có kết quả từ tố tụng, có tội hay vô tội, đúng hay sai đã được phân xử rõ
ràng, thi hành án chỉ nhằm thực hiện các bản án và quyết định của toà án đã
có hiệu lực pháp luật. Quá trình này có thể do các chủ thể bị thi hành án tự
giác thi hành hoặc do các cơ quan có thẩm quyền (không phải chỉ có tòa án)
buộc các chủ thể đó phải thi hành.
Điều 3 của Luật Tố tụng hành chính năm 2015 (có hiệu lực từ ngày
01/07/2016) đã định nghĩa một số từ ngữ như quyết định hành chính, hành vi
hành chính, người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi và nghĩa vụ
liên quan... nhưng vẫn không có định nghĩa về thi hành án hành chính.
2. Bản chất của thi hành án hành chính
Thi hành án là dạng hoạt động chấp hành, quản lí và thể hiện rõ tính chất
hành chính, vì vậy, nó phải thuộc chức năng của quyền hành pháp. Thi hành
án hành chính mang tính chất hành chính vì hoạt động này là một dạng hoạt
động vừa mang tính chấp hành vừa mang tính quản lý, điều hành. Trong mối
tương quan giữa tính tư pháp và tính hành chính, tính hành chính trong thi
hành án hành chính thể hiện khá rõ nét. Yếu tố căn bản trong thi hành án là
tính chất chấp hành, quản lý và phương pháp mệnh lệnh, bắt buộc, nghĩa là
tính hành chính là cái nổi trội và cơ bản. Pháp luật quy định trách nhiệm tổ
chức, quản lý, chỉ đạo công tác thi hành án thuộc thẩm quyền của Chính phủ
và Ủy ban nhân dân các địa phương .
Thứ nhất, tính chất hành chính của thi hành án hành chính. - Tính chấp hành
Tính chấp hành trong thi hành án hành chính thể hiện rõ rệt ở chỗ
trong giai đoạn thi hành án, cơ quan thi hành án không ra quyết định giải
thích bản án, quyết định của Tòa án mà chỉ có một mục tiêu là tổ chức
thực hiện bản án, quyết định đó.
Tính chấp hành của thi hành án hành chính còn thể hiện ở quyền và
nghĩa vụ của cơ quan thi hành án dân sự và cơ quan có liên quan: cơ quan
thi hành án dân sự có quyền theo dõi, đôn đốc việc thi hành án, cơ quan
thi hành án dân sự cấp trên có quyền chỉ đạo việc thi hành án và xử lý
trách nhiệm khi người được thi hành án không thi hành án, cơ quan cấp
trên trực tiếp có nhiệm vụ cùng chỉ đạo việc thi hành án... - Tính quản lí
Quản lý Nhà nước được hiểu là sự tác động và điều chỉnh mang tính
quyền lực Nhà nước đối với các quá trình, quan hệ xã hội, hành vi hoạt
động của con người do các cơ quan Nhà nước tiến hành để thực hiện các
chức năng của Nhà nước đối với xã hội. Sự tác động mang tính quyền lực
Nhà nước là sự tác động bằng pháp luật và theo nguyên tắc pháp chế, qua
đó Nhà nước thể hiện quyền lực của mình đối với mọi hoạt động trong xã
Thi hành án hành chính luôn đòi hỏi các yếu tố kế hoạch, tổ chức, đôn
đốc, kiểm tra, xử lí... nhằm tác động tới các đối tượng phải thi hành án để
họ tự giác thi hành hoặc áp dụng các biện pháp buộc họ phải thi hành
nghĩa vụ đã được xác định trong các bản án, quyết định của Tòa án, phải
tuân theo các quy định của pháp luật; giáo dục họ có ý thức tôn trọng
pháp luật, tôn trọng lợi ích của cá nhân, tôn trọng kỷ luật nhà nước.
Thứ hai, tính chất tư pháp của thi hành án hành chính.
- Tính chất tư pháp của thi hành án hành chính thể hiện ở chỗ: Đây là giai
đoạn tiếp theo sau của quá trình giải quyết vụ án hành chính, được quy
định trong Luật Tố tụng hành chính năm 2015.
- Việc xem thi hành án hành chính không phải là một giai đoạn tố tụng
càng được khẳng định khi chúng ta xem xét dưới góc độ so sánh pháp
luật với các quy định về thi hành án trong các Bộ luật Tố tụng hình sự,
Bộ Luật tố tụng dân sự.
- So với các giai đoạn tố tụng trước đó, thi hành án có tính độc lập tương
đối, thể hiện ở chỗ hoạt động này được bắt đầu bằng việc ban hành quyết
định của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dán sự (đối với việc thi hành
phần tài sản trong bản án, quyết định hành chính) hoặc việc ban hành
quyết định sửa đổi, thay thế quyết định hành chính đã bị tuyên hủy một
phần hoặc toàn bộ, thực hiện một hành vi hành chính mới theo đúng pháp
luật của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước.
Bản thân của hành vi ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi
hành chính mới và nội dung của những quyết định mới này đều mang
tính bắt buộc chấp hành đối với tất cả các chủ thể có trách nhiệm và nghĩa vụ liên quan.
3. Nguyên tắccủa thi hành án hành chính
Từ đặc thù của thi hành án hành chính là một trong các bên đương sự
là cơ quan, tổ chức, cán bộ trong Bộ máy Nhà nước nên Nghị định quy định
trình tự, thủ tục thi hành án hành chính theo cơ chế “tự thi hành án”.
Theo đó, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được bản án, người
phải thi hành án có trách nhiệm tự nguyện tổ chức thi hành bản án, quyết
định của Tòa án. Hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành
án không tự nguyện thi hành, Tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định buộc
thi hành án và người phải thi hành án có trách nhiệm thi hành ngay bản án,
quyết định của Tòa án. Bên cạnh quy định chung về trình tự thủ tục thi hành
án, Nghị định số 71/2016/NĐ-CP cũng quy định việc thi hành án trong
những trường hợp cụ thể theo quy định tại Điều 311 của Luật tố tụng hành
chính như: Thi hành án trong trường hợp Tòa án không chấp nhận đơn khởi
kiện; thi hành án trong trường hợp Tòa án hủy toàn bộ hoặc một phần quyết
định hành chính; thi hành án trong trường hợp Tòa án tuyên hủy quyết định buộc thôi việc...
4. Quy định trách nhiệm của cơ quan trong thi hành án hành chinh
Để bảo đảm rõ trách nhiệm của các cơ quan, người có thẩm quyền
thuộc bộ máy hành chính nhà nước trong thi hành án hành chính, Nghị định
đã quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan: Bộ Tư pháp,
các Bộ, cơ quan ngang Bộ thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, Tổng
cục thi hành án dân sự, Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh, Chi cục Thi hành
án dân sự cấp huyện… Trong đó, Bộ Tư pháp được giao chủ trì, phối hợp
với các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan giúp Thủ tướng Chính phủ kiểm tra,
đôn đốc việc thi hành án hành chính. Đây là cơ sở quan trọng để xác định
trách nhiệm và tăng cường quản lý công tác thi hành án hành chính trên thực
tế, khắc phục tình trạng không rõ trách nhiệm, hạn chế hiệu quả quản lý
công tác thi hành án hành chính hiện nay.