-
Thông tin
-
Quiz
Lịch sử 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống sách Chân Trời Sáng Tạo
Lịch sử 10 Bài 2 Chân trời sáng tạo giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và phần luyện tập vận dụng trang 9, 10, 11, 12, 13 bài Tri thức lịch sử và cuộc sống.
Lịch Sử 10 440 tài liệu
Lịch sử 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống sách Chân Trời Sáng Tạo
Lịch sử 10 Bài 2 Chân trời sáng tạo giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và phần luyện tập vận dụng trang 9, 10, 11, 12, 13 bài Tri thức lịch sử và cuộc sống.
Chủ đề: Chương I: Lịch sử và sử học, vai trò của sử học (CTST) 4 tài liệu
Môn: Lịch Sử 10 440 tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Lịch Sử 10
- Giáo án Lịch Sử 10 (4)
- Đề giữa HK1 Lịch Sử 10 (18)
- Đề HK1 Lịch Sử 10 (26)
- Đề giữa HK2 Lịch Sử 10 (19)
- Đề HK2 Lịch Sử 10 (11)
- Chương II: Một số nền văn minh thế giới thời kì cổ - trung đại (CTST) (6)
- Chương III: Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới (CTST) (2)
- Chương IV: Văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại (CTST) (2)
- Chương V: Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858) (CTST) (5)
- Chương VI: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (CTST) (2)
Preview text:
Giải Lịch sử 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống
Trả lời câu hỏi nội dung Lịch sử 10 Bài 2 1. Vai trò
Tri thức lịch sử có vai trò như thế nào đối với mỗi cá nhân và xã hội? Trả lời
Vai trò của tri thức lịch sử đối với mỗi cá nhân và xã hội:
Giúp con người nhận thức về cội nguồn, bản sắc của bản thân, gia đình, cộng đồng, dân tộc.
Là điều kiện cơ bản để giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa.
2. Ý nghĩa của tri thức lịch sử Câu 1
Theo em, quá khứ có mối quan hệ như thế nào với hiện tại và tương lai? Những bài
học kinh nghiệm trong lịch sử có giá trị như thế nào? Trả lời
- Quá khứ, hiện tại và tương lai có mối quan hệ mật thiết với nhau.
- Giá trị của những bài học kinh nghiệm trong lịch sử:
Là nền tảng vững chắc của truyền thống yêu nước, là niềm tự hào và là điểm
tựa cho lòng tin vào sức mạnh dân tộc.
Giúp con người khám phá và tiếp cận với nhiều nền văn hóa, văn minh của
nhân loại. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ lịch sử giúp mỗi quốc gia, dân
tộc tự nhận thức chính mình.
Giúp học sinh hiểu rõ quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, hình thành tinh
thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc, có hiểu biết về lịch sử thế giới, văn hóa
nhân loại, là cơ sở để học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế.
Học tập lịch sử giúp hiểu rõ quá khứ, là cơ sở để nhận thức hiện tại và tương lai. Câu 2
Em hãy tìm hiểu và cho biết chủ tịch Hồ Chí Minh dự báo những gì đã soạn trong di chúc. Trả lời
Chủ tịch Hồ Chí Minh dự báo những điều đã soạn trong di chúc:
- Về thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ và về sự thống nhất đất nước:
Người khẳng định: "Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian
khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc
chắn". Người viết: "Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để
chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng, thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu
thiếu niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta…".
=> Đây là dự báo của một thiên tài, biết trước sự việc như Hồ Chí Minh. Đồng thời
người cũng nêu những công việc Người dự định làm sau đó cho thấy sự tin tưởng dân
tộc ta sẽ giành chiếc thắng.
- Nêu lên sự lãnh đạo của Đảng quyết định thắng lợi của dân tộc ta:
Người cho rằng sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Trong công tác xây dựng Đảng, thì vấn đề đoàn kết thống nhất trong Đảng là
một trong những nguyên tắc cơ bản nhất, là sự vận động và phát triển theo
đúng quy luật của Đảng.
Đoàn kết thống nhất trong Đảng là cơ sở để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
Đảng lãnh đạo, Đảng cầm quyền mà không đoàn kết thống nhất thì sự nghiệp
cách mạng của dân tộc không thể thắng lợi.
Giải Luyện tập, vận dụng 10 Bài 1 Chân trời sáng tạo Luyện tập
Tri thức lịch sử có vai trò ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân và xã hội? Nêu ví dụ chứng minh. Gợi ý đáp án
- Vai trò của tri thức lịch sử đối với mỗi cá nhân và xã hội: Giúp con người nhận thức
về cội nguồn, bản sắc của bản thân, gia đình, cộng đồng, dân tộc. Là điều kiện cơ bản
để giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa.
- Ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với mỗi cá nhân và xã hội:
Đối với mỗi quốc gia, dân tộc:
Là nền tảng vững chắc của truyền thống yêu nước, là niềm tự hào và là điểm
tựa cho lòng tin vào sức mạnh dân tộc.
Giúp con người khám phá và tiếp cận với nhiều nền văn hóa, văn minh của nhân loại.
Những bài học kinh nghiệm rút ra từ lịch sử giúp mỗi quốc gia, dân tộc tự nhận thức chính mình.
Đối với học sinh, thế hệ trẻ:
Tri thức lịch sử giúp học sinh hiểu rõ quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước.
Hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc, có hiểu biết về lịch sử
thế giới, văn hóa nhân loại, là cơ sở để học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế.
Học tập lịch sử giúp hiểu rõ quá khứ, là cơ sở để nhận thức hiện tại và tương lai. Vận dụng
Tìm hiểu về Hoàng thành Thăng Long và nêu suy nghĩ của em về giá trị của di sản
này đối với cuộc sống hôm nay và mai sau. Gợi ý đáp án Cách 1
Giá trị của di sản Hoàng thành Thăng Long đối với cuộc sống hôm nay và mai sau:
- Giá trị nhận diện bản sắc: Di sản Hoàng Thành Thăng Long là minh chứng sống
động về nét độc đáo riêng biệt của Hà Nội dựa trên sự hội nhập các yếu tố cổ và hiện
đại. Hơn nữa, bảo tồn di sản Hoàng Thành cũng là bảo tồn minh chứng hữu hình về sự
phát triển liên tục của lịch sử dân tộc Việt Nam và đặc trưng của tổ chức Nhà nước
Việt Nam hơn 1.000 năm qua.
- Giá trị lịch sử: Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, kể cả di tích khảo cổ
học phát hiện trong lòng đất và các di tích trên mặt đất, phản chiếu bề dày lịch sử gần
như liên tục từ thủ phủ An Nam, thành Đại La thế kỷ 7 – 9 thời thuộc Đường, đến
Cấm thành Thăng Long từ thời Lý qua Trần, Lê Sơ, Mạc, Lê trung hưng cuối thế kỷ
18, rồi thành Thăng Long – Hà Nội thời Nguyễn thế kỷ 19, qua thời Pháp thuộc cho đến hiện nay.
- Giá trị văn hoá: Di tích Hoàng Thành góp phần tăng cường hiểu biết lịch sử nhân
loại, nâng cao hình ảnh của Hà Nội và Việt Nam như một trung tâm văn hoá có bề dày
lịch sử, từ đó khuyến khích niềm tự hào dân tộc.
- Giá trị tuyên truyền giáo dục về truyền thống: Di tích Hoàng Thành là một giáo cụ
trực quan sống động về lịch sử, là nguồn cung cấp nhiều tư liệu độc đáo, minh chứng
thuyết phục vị thế của Hà Nội là kinh đô của nước Đại Việt, từ đó góp phần nâng cao
hiểu biết của người dân về quá trình phát triển Hà Nội và lịch sử dân tộc.
- Giá trị phát triển du lịch: Việc bảo tồn khu di tích Hoàng Thành sẽ tạo sức hút lớn về
du lịch cho thành phố Hà Nội và Việt Nam nói chung. Phát triển hệ thống di sản
Hoàng Thành góp phần quan trọng đưa Hà Nội vào danh sách điểm đến trên thế giới.
Đây là nhân tố ảnh hưởng lớn trong việc khuyến khích nghành du lịch trong nước đi
lên theo hướng chuyên nghiệp và thu hút được nhiều lợi ích từ bên ngoài.
- Giá trị khoa học: Khu di tích với bề dày lịch sử khoảng 13 thế kỷ, trong đó có gần 10
thế kỷ từ khi vua Lý Thái Tổ định đô Thăng Long đến nay, là nơi diễn ra sự giao thoa
nhiều giá trị nhân văn có ý nghĩa toàn cầu của phương Đông và thế giới, biểu thị trong
quy hoạch đô thị, tạo dựng cảnh quan, trong nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc
và kỹ thuật xây dựng. Trên cơ sở nền văn hóa có cội nguồn bền vững bên trong, các
giá trị và ảnh hưởng bên ngoài được tiếp thu và kết hợp với các giá trị bên trong, được
vận dụng một cách hài hòa phù hợp với điều kiện tự nhiên và bản sắc văn hóa dân tộc.
Di tích này sẽ cung cấp những tư liệu lịch sử độc đáo, xác thực phục vụ hiệu quả công tác nghiên cứu. Cách 2
Giá trị của di sản Hoàng thành Thăng Long đối với cuộc sống hôm nay và mai sau:
Là trung tâm quyền lực của Nhà nước ta trải dài 13 thế kỷ và có giá trị về tinh thần,
trở thành một trung tâm quyền lực trung ương Đại Việt từ thế kỷ XI. Đó cũng là trung
tâm quyền lực của các vương triều Việt Nam cai trị lâu dài qua các thời kỳ lịch sử
Việt Nam nối tiếp đến ngày nay.có thể khai thác giáo dục ý thức của nhân dân về dân tộc mình.
Là niềm tự nào của nhân dân Thủ đô và cả nước, là sự vinh danh những giá trị văn hóa,
truyền thống ngàn năm của Thăng Long – Hà Nội. Đồng thời, mở ra những cơ hội
mới trong hợp tác quốc tế về nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị cho di sản. Trên
thế giới, có nhiều kinh thành có lịch sử trên nghìn năm, nhưng thủ đô một nước hiện
nay có bề dày lịch sử với vai trò trung tâm quyền lực gần 13 thế kỷ, trong đó có gần
nghìn năm gần như liên tục là quốc đô thì rất hiếm. Tính liên tục và lâu dài của một
trung tâm quyền lực cho đến ngày nay, đó là đặc điểm và giá trị lịch sử nổi bật của
Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là minh chứng rõ nét về một di
sản có liên hệ trực tiếp với nhiều sự kiện trọng đại của lịch sử của một quốc gia dân
tộc vùng Đông Nam Á trong mối quan hệ khu vực và thế giới. Di sản là bằng chứng
thuyết phục về sức sống và khả năng phục hưng của một quốc gia sau hơn mười thế
kỷ bị nước ngoài đô hộ, ghi đậm dấu ấn thắng lợi của một nước thuộc địa trong cuộc
đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc, có ảnh hưởng rộng lớn
trong phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới bao gồm hai cuộc chiến tranh giành
độc lập và thống nhất của Việt Nam.
Hiện nay, khu di tích Hoàng thành Thăng Long là một địa chỉ tham quan nổi tiếng của
Hà Nội. Từ cổng 19C Hoàng Diệu, du khách tham quan đi qua sân Quảng trường
Đoan Môn, đến thăm lầu Đoan Môn, nền điện Kính Thiên, di tích Cách mạng D67,
lầu Hậu Lâu, tiếp đó đi qua đoạn đường được lắp đặt hệ thống đèn đặc biệt để tham
quan khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu tại hai khu vực A và B với nhiều phế tích kiến trúc
như: dấu vết nền cung điện, các đoạn thành, giếng cổ. Mang trong mình những giá trị
to lớn về lịch sử, văn hóa trong suốt chiều dài hơn 1000 năm, Khu Trung tâm Hoàng
Thành Thăng Long không chỉ là niềm tự hào của người dân Thủ đô mà còn là niềm tự
hào của tất cả những ai đang mang trong mình dòng máu Lạc Hồng.