-
Thông tin
-
Quiz
Lịch sử kiến trúc - Lịch sử văn minh thế giới 2 | Trường Đại Học Duy Tân
Sơ lược: Constructivism là phong trào nghệ thuật và kiến trúc xuất hiện tại Nga giai đoạn từ 1915 – 1940. Constructivism có sức lan tỏanhanh chóng, giao lưu cũng như ảnh hưởng đến các tư tưởngnghệ thuật, thiết kế và xây dựng khác trên thế giới , đặc biệtlà phái Der Still.
Lịch sử văn minh thế giới 2 (HIS 222) 163 tài liệu
Đại học Duy Tân 1.8 K tài liệu
Lịch sử kiến trúc - Lịch sử văn minh thế giới 2 | Trường Đại Học Duy Tân
Sơ lược: Constructivism là phong trào nghệ thuật và kiến trúc xuất hiện tại Nga giai đoạn từ 1915 – 1940. Constructivism có sức lan tỏanhanh chóng, giao lưu cũng như ảnh hưởng đến các tư tưởngnghệ thuật, thiết kế và xây dựng khác trên thế giới , đặc biệtlà phái Der Still.
Môn: Lịch sử văn minh thế giới 2 (HIS 222) 163 tài liệu
Trường: Đại học Duy Tân 1.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Duy Tân
Preview text:
4, Chủ nghĩa cấu tạo Nga
Sơ lược: Constructivism là phong trào nghệ thuật và kiến trúc xuất hiện tại
Nga giai đoạn từ 1915 – 1940. Constructivism có sức lan tỏa
nhanh chóng, giao lưu cũng như ảnh hưởng đến các tư tưởng
nghệ thuật, thiết kế và xây dựng khác trên thế giới , đặc biệt
là phái Der Still. Constructivism đi theo tinh thần của Chủ
nghĩa Cộng sản, Lý tưởng Cộng sản với việc đề cao nhân
dân lao động tác động mạnh đến các kiến trúc sư Liên Xô thời đó.
Nguồn gốc ra đời: Từ lý thuyết của những công trình do
hai anh em người Nga là Naum Gabo và Antoine Pevsner công bố vào năm 1920.
Đặc điểm kiến trúc: Tạo hình đối xứng được thiết lập theo đường chéo và tất
cả các phần tử khác được quay 180 độ, dựa trên sự giao nhau của các khối hình
học bị biến dạng. Toàn bộ được trong suốt thể hiện sự tiến tiến, hiện đại trong phong cách.
Một vài công trình tiêu biểu:
Công trình Rusakov Workes Club của tác
giả Konstantin Melnikov . Các hình khối lập
thể được nhô ra tượng trưng cho tình hình
chính trị năng động ở Moscow thời đó, gợi cảm
giác cơ bắp về sức mạnh và sự táo bạo. Tòa nhà
được tạo hình quạt nan với ba bánh rang thông
qua sự lắp ghép các khối hình học và các góc nhọn đường chéo như thể hiện một
thiết bị cơ khí khổng lồ.
Công trình Wolkencbugel của tác giả El
Lissitzky. ‘Vòng đạp mây’ là tòa nhà phá vỡ vị trí
kiến trúc về chiều cao, tạo hình là một hình khối
chữ L nằm ngang, được cho là làm bằng thép và
kính, các bộ phận được tiêu chuẩn hóa. Cao 50m
và ba cột trụ khổng lồ đóng vai trò là cửa ra vào.
5, Chủ nghĩa biểu hiện mới.
Sơ lược: Thập kỉ 50, nhiều kiến trúc sư nổi tiếng, trong đó có nhiều người xuất
thân từ chủ nghĩa công năng đã gia nhập chủ nghĩa Biểu hiện mới, đứng đầu là
Eero Saarinen. Chủ nghĩa Biểu hiện mới thiên về cách thức xây dựng những hình
tượng kiến trúc giàu sức truyền cảm có cá tính, gây ấn tượng mãnh liệt và độc đáo.
Một số công trình tiêu biểu:
Ga hàng không TWA Terininal của Eero Saarinen. Với dáng dấp mang ý nghĩa
của một con chim khổng lồ đang sải cánh
bay lên bầu trời, nhà ga kéo dài 200m bao
phủ không gian lớn, được tạo thành các
đường cong mềm mại, hình khối nhà ga rất
phức tạp tạo cảm giác bồng bềnh như đang chuyển động.
Nhà hát Opera Sydney của John Utzon. Gồm 2 khán phòng 300 chỗ và 1200
chỗ, tổng thể là bộ mái hình cánh buồm, kết
cấu mái sử dụng hệ dầm bê tông cốt thép tạo
thành vòm xuyên tâm như một cánh quạt
mang vẻ đẹp của các hình khối phù hợp với
bối cảnh ( đại dương) và mang tính biểu
tượng cao ( đám mây, cánh buồm, vỏ sò) đã
trở thành kì quan kiến trúc hiện đại và biểu
tượng của thành phố cảng Sydney. 6, Chủ nghĩa thô mộc
Sơ lược: Brutalisme là một trong các phong cách thiết kế mang đến vẻ đẹp phóng
khoáng nghệ thuật, là điểm cân bằng giữa lối thiết kế truyền thống và hiện đại.
Đặc điểm kiến trúc: sử dụng vật liệu thô sơ ( gỗ, gạch, đá ) mang tính hoài niệm
để tạo điểm nhấn cho không gian. Trang trí gam màu ấm, màu đất và sử dụng vải
thô làm chủ đạo cho nội thất, tường và cửa sổ, cửa ra vào. Hình dạng và bề mặt
thô, cấu trúc công năng và kết cấu được thể hiện rõ ràng. Quần thể được tạo nên
dưới hình thức mô-đun; những đơn thể giống nhau có tính chất lặp lại tạo thành
các khối đại diện cho chức năng của từng khu vực cụ thể. Có khu vực rộng lớn của
các bức tường trống, cửa sổ nhỏ liên kết hình thức giữa các khối bộ phận khác nhau.
Một số công trình tiêu biểu:
Le Corbusier và công trình Unité d’Habitation ( Nhà
ở Đơn vị). Tòa nhà có dạng một thanh nhà dài 135
mét, rộng 24 mét, cao 56 mét và được gắn trên những
cây cột. Nguyên tắc xây dựng được áp dụng gọi là
“giá chai”, bao gồm việc xây dựng các căn hộ bên
trong một khung cột độc lập và dầm bê tông cốt
thép. Tất cả các căn hộ đều có mặt bằng kép, ngoại trừ
những căn hộ ở phía Nam. Hành lang che nắng mang
lại không gian thoáng đãng đồng thời hạn chế tiếp xúc
với ánh nắng mặt trời, được bảo vệ bằng kính hai lớp.
Alvar Aalto và công trình tòa thị chính Saynatsalo. Tổ hợp bao gồm hai tòa nhà
gạch với khung gỗ: khối thư viện hình chữ nhật
và các tòa nhà công quyền hình chữ U. Cầu
thang phía tây có một hình dạng bất quy tắc hơn,
được làm bằng các bậc phẳng cỏ được chặn lại
bằng các tấm ván gỗ. Trần nhà, có độ dốc phù
hợp với mái nhà, chống đỡ rành mạch bởi các
thanh chống bằng gỗ có dạng xòe quạt ra từ hai dầm trung tâm. 7, Kiến trúc hữu cơ
Sơ lược: Nguyên tắc cơ bản của kiến trúc hữu cơ xoay quanh mối liên hệ cơ bản
giữa kiến trúc với thiên nhiên. Sự gắn bó và hướng về tự nhiên của kiến trúc. Với
Frank Loyld Wright là kiến trúc sư tiêu biểu với quan điểm : ‘Kiến trúc gắn bó hài
hòa với thiên nhiên tôn trọng và mô phỏng thiên nhiên, đề cao tính địa phương’ và
nguyên tắc “Thiết kế từ trong ra ngoài” – “Bố cục khai phóng”. Tuy tác phẩm của
Wright đẹp nhưng không mang tính xã hội như một số tác giả Châu Âu.
Một số công trình tiêu biểu:
Công trình Nhà trên thác (Fallingwater): Tòa nhà tạo ấn tượng mạnh mẽ nhờ
các hiên lớn đan nhau, vươn ra ngoạn mục trên mặt
thác nước. Không gian nội thất của tòa nhà đầy ánh
sáng, bơi trong phong cảnh núi rừng, hòa vào thiên
nhiên. Định vị ngôi nhà theo đường chéo và loại bỏ
những bức tường dựa theo thuyết “phá hộp” của tác
giả đã tạo ra một không gian mở lớn hơn. Trang trí
chủ yếu bằng cây cối để ngôi nhà có sự hài hòa với môi trường xung quanh.
Price Tower ở Bartlesville: Ý tưởng cho Price
Tower được hình tượng hóa như một cái cây sao cho có
một hệ thống tổ chức mang tính hỗ trợ – khung lõi –
được đưa vào các tầng còn lại. Wright đặt biệt danh cho
công trình là “cái cây thoát khỏi khu rừng rậm rạp”.
Bên cạnh việc chuyển đổi rõ ràng từ phân vị ngang
sang phân vị đứng, Wright dường như coi nhẹ sự cởi
mở và dòng chảy của không gian đối với cách tổ chức
các không gian trong công trình, được tạo ra rất nhiều
trong giai đoạn thiết kế.