Lịch sử nhà nước và pháp luật - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Khi kinh tế ngày càng phát triển, xã hội phương Đông dần chuyển biến xã hội phươngĐông bước vào xã hội có chế độ tư hữu, có giai cấp. Mặt khác, bản chất nhà nước ra đời là để bảo vệ cho giai cấp thống trị, nếu không có phân hoá giai cấp sẽ không có nhà nước. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI THI MÔN LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI
Câu 1: Các nhà nước phương Đông cổ đại ra đời trong trạng thái xã hội chưa có sự
phân hoá giai cấp và đấu tranh giai cấp
Nhận định SAI. Vì: -
Khi kinh tế ngày càng phát triển, xã hội phương Đông dần chuyển biến xã hội phương
Đông bước vào xã hội có chế độ tư hữu, có giai cấp. Mặt khác, bản chất nhà nước ra
đời là để bảo vệ cho giai cấp thống trị, nếu không có phân hoá giai cấp sẽ không có nhà nước. -
Mâu thuẫn giai cấp giữa chủ nô và nông dân công xã ở phương Đông cổ đại có nảy
sinh, nhưng diễn ra chậm chạp.Khi kinh tế phát triển hơn, sự mâu thuẫn giữa các giai
cấp đối kháng cũng phát triển chưa đến mức gay gắt chứ không phải chưa có đấu tranh giai cấp. Mặt khác:
Khi kinh tế ngày càng phát triển, xã hội phương Đông dần chuyển biến xã hội
phương Đông bước vào xã hội có chế độ tư hữu, có giai cấp.
Mâu thuẫn giai cấp giữa chủ nô và nông dân công xã ở phương Đông cổ đại có
nảy sinh, nhưng diễn ra chậm chạp. Mâu thuẫn giai cấp mặc dù ngày càng sâu sắc
hơn khi kinh tế ngày càng phát triển nhưng chưa đến mức gay gắt không thể điều hòa được
Câu 2: Vào giai đoạn đầu Bắc thuộc, dung “Người Hán trị người Việt” là chính sách
cai trị được chính quyền đô hộ áp dụng trên phần lãnh thổ nước ta
Nhận định SAI. Vì giai đoạn đầu Bắc thuộc, chính sách cai trị được chính quyền đô hộ
áp dụng là “Người Việt trị người Việt”
Câu 3: Nguyên tắc dung tiền chuộc tội của pháp luật phong kiến Tây Âu thể hiện sự bình đẳng
Nhận định SAI. Vì Pháp luật phong kiến Tây Âu là một phương tiện để nhà nước đàn
áp, bóc lột quần chúng nhân dân lao động, bảo vệ địa vị, quyền lợi của tập đoàn phong
kiến thế tục và tập đoàn phong kiến giáo hội. Nguyên tắc này thực tế chỉ mang lợi ích cho
người có tiền, còn tầng lớp bần cùng bị bóc lột của xã hội không thể tiếp cận
Câu 4: Thập ác tội thời Lê Sơ thể hiện rõ tính giai cấp và sự ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho Giáo
Nhận định ĐÚNG. Điều này có thể thấy rõ khi xem xét vài điều như sau: Giai cấp:
Các mục “Mưu phản” , “Mưu đại nghịch” ,“Đại bất kính” đều thể hiện rõ sự ưu tiên,
quyền uy, bất khả xâm phạm của người đứng đầu là Vua Nho giáo
“Bất hiếu” có “rủa mắng ông bà, cha mẹ, trái lời cha mẹ dạy bảo; nuôi nấng thiếu thốn,
có tang cha mẹ mà lấy vợ, lấy chồng, vui chơi ăn mặc như thường” – điều này thể hiện rõ tư tưởng Nho giáo
Trong “Bất mục” có “đánh đập và tố cáo chồng” và “Bất nghĩa” có “nghe thấy tin chồng
chết mà không cử ai lại vui chơi ăn mặc như thường, cùng là cải giá”. Không hề có
những quy định tương tự bắt buộc chồng đối với vợ - điều này cũng thể hiện tư tưởng
trọng nam khinh nữ của nho giáo.
Xét quy chiếu thập ác là những tội nặng nhất trong hệ thống pháp luật, thì có thể
thấy rõ tư tưởng nho giáo và tính giai cấp như đã trình bày ở trên.
CÂU HỎI TỰ LUẬN THẾ GIỚI
Hãy lý giải tại sao và chứng minh rằng pháp luật phương Đông cổ đại mang tính
“Trọng hình khinh dân”
Pháp luật phương Đông cổ đại mang tính “Trọng hình khinh dân” vì có mục đích thiết lập
ra một trật tự xã hội có lợi cho giai cấp chủ nô.Vì thế nó công khai thừa nhận sự bất bình
đẳng trong quan hệ giai cấp, đẳng cấp xã hội, bảo vệ quyền lợi và địa vị của giai cấp chủ
nô và những người thuộc giai cấp trên của xã hội NHẰM CỦNG CỐ SỰ THỐNG TRỊ
TUYỆT ĐỐI CỦA GIAI CẤP CHỦ NÔ.
Điều đó thể hiện qua việc Các quy định về tội phạm và hình phạt nhiều hơn pháp luật dân
sự, pháp luật có tính chất hình sự hoá
Ví dụ: các hình phạt dã man trong bộ luật Hammurabi như chặt ngón tay (điều 218, 226),
thiêu sống (điều 25) , dìm xuống nước (điều 133, điều 155) – hình phạt mang tính trừng
trị hà khắc, ít có tính giáo dục cải tạo con người.
Hình phạt tử hình được thực hiện bằng rất nhiều hình thức khác nhau như: ném đá đến
chết, buộc đá ném xuống sông, ném vào vạc dầu, chặt người thành nhiều mảnh, thiêu
chết, chôn sống,treo cổ.
Pháp luật chủ nô còn cho phép tra tấn nhục hình phạm nhân.
Các hình phạt hà khắc và mang tính giai cấp khác như “Trộm cắp của nhà vua và nhà
chùa thì bị tử hình – điều 34 chương 8 luật Manu).
CÂU HỎI TỰ LUẬN VIỆT NAM.
Thông qua quốc triều Hình luật, hãy làm rõ nhận định sau: quy định về hệ thống
hình phạt ngũ hình tuy hà khắc, dã man nhưng vẫn thể hiện tính nhân đạo trong
những trường hợp nhất định
Nhận định là đúng vì tuy hà khắc, nhưng quy định về hình phạt vẫn thể hiện tính nhân
đạo ở một chừng mực nhất định
1) Có sự phân hoá về giới tính của người phạm tội để áp dụng hình phạt:
Các hình phạt gây đau đớn về thể xác quá lớn (như trượng) không áp dụng cho đàn bà
hoặc đàn bà bị áp dụng hình phạt nhẹ hơn so với đàn ông (như hình phạt đồ, hình phạt lưu)
Chúng ta có thể thấy qua Điều 313 quy định: “Trẻ nhỏ mồ côi và phụ nữ tự bán mình
không người bảo lãnh thì kẻ mua và kẻ viết văn khế, kẻ làm chứng đều bị xử roi, trượng
theo luật (nữ bị đánh 50 roi, nam bị đánh 80 trượng) đòi lại tiền trả cho kẻ mua, hủy bỏ
văn khế. Kẻ cô độc, khốn cùng từ 15 tuổi trở lên tự nguyện bán mình thì cho phép”
2) Có sự nhân đạo xem xét trường hợp theo độ tuổi:
Điều 16, mà theo đó, những người phạm tội từ 70 tuổi trở lên, 15 tuổi trở xuống và những
kẻ phế tật (tức những kẻ si, câm, cơ thể què quặt, gẫy tay chân) phạm tội lưu, đồ trở
xuống được chuộc bằng tiền; 80 tuổi trở lên, 10 tuổi trở xuống và những kẻ bệnh nặng (là
những ác tật như điên cuồng, tay chân bại liệt, mù hai mắt) phạm tội phản nghịch, giết
người, đáng lẽ phải xử tử thì trong trường hợp này phải tâu lên để vua quyết định. Những
người này phạm tội trộm, đánh người bị thương thì cũng cho chuộc tội; 90 tuổi trở lên, 7
tuổi trở xuống, dù phạm tử tội cũng không áp dụng hình phạt.
Điều 669, quy định: “…Nếu tù có bệnh ung nhọt, không chờ lành lại tra khảo thì người ra
lệnh bị xử biếm. Nếu tù bệnh ấy mà đánh roi, trượng thì phạt 30 quan tiền, nhân đó tù
chết thì bị biếm 2 tư…”
3) Có sự nhân đạo đối với người có thai: Điều 680: “Đàn bà phạm tội tử hình trở
xuống, nếu đang mang thai thì phải đợi sau khi sinh đẻ 100 ngày mới đem hành hình.
Nếu chưa sinh mà đem hành hình thì ngục quan bị biếm hai tư, ngục lại bị tội đồ làm bản cục đinh.
Dù đã sinh nhưng chưa hết hạn 100 ngày mà hành hình thì ngục quan và ngục lại bị xử
biếm hay bị phạt. Nếu khi chưa sinh mà thi hành tội đánh roi thì ngục quan bị phạt 20
quan tiền, ngục lại bị đánh 80 trượng. Nếu do đánh roi đưa đến trọng thương hay chết thì
xử vào tội “quá tất sát thương” (lỡ tay giết người, làm bị thương người)…”.