Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 8: Thiên nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ | Kết nối tri thức

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 8: Thiên nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ Kết nối tri thức có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 kết nối tri thức giúp các em học sinh tham khảo củng cố các kiến thức Lịch sử 4, Địa lí 4.

SGK LCH S & ĐA LÍ 4 KT NI TRI THC
BÀI 8: THIÊN NHIÊN VÙNG ĐNG BNG BC B
1. Khởi động trang 36 Kết ni tri thc
Câu hỏi trang 36 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Hãy mô tả những điều em quan sát được về thiên
nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ qua hình 1.
Lời giải:
- Những điều em quan sát được về thiên nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ qua hình 1:
+ Dòng sông Hồng cung cấp nước cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất của cư dân; đồng thời bồi
đắp phù sa cho các cánh đồng thêm màu mỡ, trù phú.
+ Địa hình bằng phẳng; không có núi cao, vực sâu hiểm trở.
+ Khí hậu thuận hòa, cây cối tốt tươi.
+ Dân cư tập trung đông đúc.
2. Khám phá trang 36, 39 Kết ni tri thc
1. Vị trí địa lí
Câu hỏi trang 36 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy:
- Xác định vị trí của vùng Đồng bằng Bắc Bộ trên lược đồ.
- Kể tên những vùng tiếp giáp với vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Lời giải:
- Yêu cầu số 1: Xác định vị trí của Đồng bằng Bắc Bộ
- Yêu cầu số 2: Đồng bằng Bắc Bộ tiếp giáp với: vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, vùng Duyên
hải miền Trung và vịnh Bắc Bộ.
2. Đặc điểm thiên nhiên
a) Địa hình
Câu hỏi trang 37 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy nêu đặc
điểm địa hình của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Lời giải:
- Địa hình vùng Đồng bằng Bắc Bộ tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình dưới 25 m.
- Đồng bằng có dạng hình tam gc và vẫn tiếp tục mở rộng về phía biển.
b) Khí hậu
Câu hỏi trang 38 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Đọc thông tin, em hãy cho biết:
- Nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Các mùa trong năm của vùng.
Lời giải:
- Vùng Đồng bằng Bắc Bộ có nhiệt độ trung bình năm trên 23°C; lượng mưa trung bình năm từ
1600 mm đến 1800 mm.
- Ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ, trong năm có đủ 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Trong đó: mùa hè nóng
ẩm, mưa nhiều; mùa đông lạnh, ít mưa.
c) Sông ngòi
Câu hỏi trang 36 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy kể tên và
xác định trên lược đồ một số sông lớn ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Lời giải:
d) Đất và sinh vật
Câu hỏi trang 38 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Đọc thông tin và quan sát các hình 4, 5, em hãy:
- Cho biết tên loại đất chính ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Nêu đặc điểm của sinh vật tự nhiên ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ
Lời giải:
- Các loại đất chính ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ là: đất phù sa; đất phèn, đất mặn,…
- Đặc điểm sinh vật tự nhiên ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ:
+ Sinh vật tự nhiên rất phong phú nhưng chịu tác động mạnh mẽ bởi con người.
+ Hiện nay, nhiều loài động, thực vật tự nhiên được bảo vệ trong các khu bảo tồn thiên nhiên. Ví
dụ như: Vườn quốc gia Cúc Phương; Vườn Quốc gia Ba Vì; Vườn quốc gia Xuân Thủy,…
3. Một số thuận lợi và khó khăn của vùng Đồng bằng Bắc B
Câu hỏi trang 39 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Đọc thông tin, em hãy nêu những thuận lợi và khó
khăn của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Lời giải:
- Thuận lợi:
+ Vị trí địa lí thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi hàng hoá với các vùng khác.
+ Địa hình bằng phẳng thuận lợi cho giao thông, sinh hoạt và sản xuất của người dân.
+ Hệ thống sông ngòi dày đặc cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, phát triển giao thông
đường thuỷ.
- Khó khăn:
+ Vào mùa đông nhiệt độ của vùng Đồng bằng Bắc Bộ xuống thấp ảnh hưởng đến sự sinh trưởng
của cây trồng, vật nuôi và sức khoẻ của con người.
+ Vào mùa hạ, mưa nhiều, nước sông dâng cao, gây ra ngập lụt.
4. Bảo vệ thiên nhn vùng Đồng bng Bắc Bộ
Câu hỏi trang 39 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Đọc thông tin và quan sát các hình 6, 7, em hãy cho
biết một số biện pháp để bảo vệ thiên nhiên ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Lời giải:
- Một số biện pháp để bảo vệ thiên nhiên ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ là:
+ Sử dụng phân bón hữu cơ;
+ Xử lí nước thải, phân loại rác và bỏ rác đúng nơi quy định;
+ Trồng cây;
+ Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên;
+ Giáo dục và tuyên truyền bảo vệ thiên nhiên,...
3. Luyn tp trang 40 Kết ni tri thc
Luyện tập trang 40 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Hoàn thành bảng sau vào vở:
ĐẶC ĐIỂM, ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ TỰ NHIÊN VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ĐỐI
VỚI ĐỜI SỐNG VÀ SẢN XUẤT
Yếu t t nhiên
Đc đim
nh hưng
Địa hình
?
?
Khí hậu
?
?
Sông ngòi
?
?
Lời giải:
Yếu t
t nhiên
Đc đim
nh hưng
Địa hình
- Tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình
dưới 25 m.
- Địa hình có dạng hình tam giác vẫn tiếp
tục mở rộng về phía biển.
- Thuận lợi cho giao thông, sinh hoạt và
sản xuất của người dân.
Khí hậu
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung
bình năm trên 23°C; lượng mưa trung bình
năm từ 1600 mm đến 1800 mm.
- Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông lạnh,
ít mưa.
- Mùa hạ a nhiều, nước sông dâng
cao, gây ngập lụt.
- Mùa đông lạnh giá, ảnh hưởng đến sự
phát triển của cây trồng, vật nuôi và sức
khỏe con người.
Sông ngòi
- Hệ thống sông ngòi dày đặc với nhiều sông
lớn.
- Sông ngòi cung cấp lượng nước và phù sa
lớn.
- Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản
xuất, phát triển giao thông đường thuỷ.
4. Vn dng trang 40 Kết ni tri thc
Vận dụng trang 40 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Tìm hiểu và giới thiệu về một con sông ở vùng
Đồng bằng Bắc Bộ.
Lời giải:
(*) Tham khảo: Giới thiệu về sông Hồng
- Sông Hồng còn có tên gọi khác là Hồng Hà hoặc sông Cái. Dòng sông này có tổng chiều dài
khoảng 1149 km, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy vào lãnh thổ Việt Nam theo hướng Tây Bắc -
Đông Nam rồi đổ ra vịnh Bắc Bộ.
- Các phụ lưu chính của sông Hồng trên lãnh thổ Việt Nam có thể kể đến là sông Đà, sông Lô.
- Chế độ nước sông Hồng có hai mùa:
+ Mùa lũ bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 10, phù hợp với mùa mưa.
+ Mùa cạn bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 5 năm sau, lượng nước mùa cạn chỉ chiếm
khoảng 25% tổng lượng nước cả năm.
- Lượng phù sa của sông Hồng rất lớn, trung bình khoảng 100 triệu tấn/nǎm.
- Sông Hồng góp phần quan trọng trong sinh hoạt đời sống cũng như trong sản xuất của cư dân
vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài những giá trị kinh tế, sông Hồng còn làm nên một cảnh quan
cùng đẹp cho vùng đồng bằng Bắc Bộ. Người ta ví nó như một con Rồng đỏ uốn lượn hùng dũng
và sinh động.
| 1/10

Preview text:

SGK LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ 4 KẾT NỐI TRI THỨC
BÀI 8: THIÊN NHIÊN VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
1. Khởi động trang 36 Kết nối tri thức
Câu hỏi trang 36 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Hãy mô tả những điều em quan sát được về thiên
nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ qua hình 1. Lời giải:
- Những điều em quan sát được về thiên nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ qua hình 1:
+ Dòng sông Hồng cung cấp nước cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất của cư dân; đồng thời bồi
đắp phù sa cho các cánh đồng thêm màu mỡ, trù phú.
+ Địa hình bằng phẳng; không có núi cao, vực sâu hiểm trở.
+ Khí hậu thuận hòa, cây cối tốt tươi.
+ Dân cư tập trung đông đúc.
2. Khám phá trang 36, 39 Kết nối tri thức
1. Vị trí địa lí
Câu hỏi trang 36 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy:
- Xác định vị trí của vùng Đồng bằng Bắc Bộ trên lược đồ.
- Kể tên những vùng tiếp giáp với vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Lời giải:
- Yêu cầu số 1: Xác định vị trí của Đồng bằng Bắc Bộ
- Yêu cầu số 2: Đồng bằng Bắc Bộ tiếp giáp với: vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng Duyên
hải miền Trung và vịnh Bắc Bộ.
2. Đặc điểm thiên nhiên a) Địa hình
Câu hỏi trang 37 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy nêu đặc
điểm địa hình của vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Lời giải:
- Địa hình vùng Đồng bằng Bắc Bộ tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình dưới 25 m.
- Đồng bằng có dạng hình tam giác và vẫn tiếp tục mở rộng về phía biển. b) Khí hậu
Câu hỏi trang 38 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Đọc thông tin, em hãy cho biết:
- Nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Các mùa trong năm của vùng. Lời giải:
- Vùng Đồng bằng Bắc Bộ có nhiệt độ trung bình năm trên 23°C; lượng mưa trung bình năm từ 1600 mm đến 1800 mm.
- Ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ, trong năm có đủ 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Trong đó: mùa hè nóng
ẩm, mưa nhiều; mùa đông lạnh, ít mưa. c) Sông ngòi
Câu hỏi trang 36 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy kể tên và
xác định trên lược đồ một số sông lớn ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Lời giải:
d) Đất và sinh vật
Câu hỏi trang 38 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Đọc thông tin và quan sát các hình 4, 5, em hãy:
- Cho biết tên loại đất chính ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Nêu đặc điểm của sinh vật tự nhiên ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ Lời giải:
- Các loại đất chính ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ là: đất phù sa; đất phèn, đất mặn,…
- Đặc điểm sinh vật tự nhiên ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ:
+ Sinh vật tự nhiên rất phong phú nhưng chịu tác động mạnh mẽ bởi con người.
+ Hiện nay, nhiều loài động, thực vật tự nhiên được bảo vệ trong các khu bảo tồn thiên nhiên. Ví
dụ như: Vườn quốc gia Cúc Phương; Vườn Quốc gia Ba Vì; Vườn quốc gia Xuân Thủy,…
3. Một số thuận lợi và khó khăn của vùng Đồng bằng Bắc Bộ
Câu hỏi trang 39 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Đọc thông tin, em hãy nêu những thuận lợi và khó
khăn của vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Lời giải: - Thuận lợi:
+ Vị trí địa lí thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi hàng hoá với các vùng khác.
+ Địa hình bằng phẳng thuận lợi cho giao thông, sinh hoạt và sản xuất của người dân.
+ Hệ thống sông ngòi dày đặc cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, phát triển giao thông đường thuỷ. - Khó khăn:
+ Vào mùa đông nhiệt độ của vùng Đồng bằng Bắc Bộ xuống thấp ảnh hưởng đến sự sinh trưởng
của cây trồng, vật nuôi và sức khoẻ của con người.
+ Vào mùa hạ, mưa nhiều, nước sông dâng cao, gây ra ngập lụt.
4. Bảo vệ thiên nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ
Câu hỏi trang 39 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Đọc thông tin và quan sát các hình 6, 7, em hãy cho
biết một số biện pháp để bảo vệ thiên nhiên ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Lời giải:
- Một số biện pháp để bảo vệ thiên nhiên ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ là:
+ Sử dụng phân bón hữu cơ;
+ Xử lí nước thải, phân loại rác và bỏ rác đúng nơi quy định; + Trồng cây;
+ Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên;
+ Giáo dục và tuyên truyền bảo vệ thiên nhiên,...
3. Luyện tập trang 40 Kết nối tri thức
Luyện tập trang 40 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Hoàn thành bảng sau vào vở:
ĐẶC ĐIỂM, ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ TỰ NHIÊN VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ĐỐI
VỚI ĐỜI SỐNG VÀ SẢN XUẤT
Yế u t ố tự nhiê n Đặc điểm Ảnh hưởng Địa hình ? ? Khí hậu ? ? Sông ngòi ? ? Lời giải: Yế u t ố Đặc điểm Ảnh hưởng tự nhi ê n
- Tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình dưới 25 m.
- Thuận lợi cho giao thông, sinh hoạt và Địa hình
sản xuất của người dân.
- Địa hình có dạng hình tam giác và vẫn tiếp
tục mở rộng về phía biển.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung
- Mùa hạ mưa nhiều, nước sông dâng
bình năm trên 23°C; lượng mưa trung bình cao, gây ngập lụt. Khí hậu
năm từ 1600 mm đến 1800 mm.
- Mùa đông lạnh giá, ảnh hưởng đến sự
- Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông lạnh, phát triển của cây trồng, vật nuôi và sức ít mưa. khỏe con người.
- Hệ thống sông ngòi dày đặc với nhiều sông lớn.
- Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản Sông ngòi
xuất, phát triển giao thông đường thuỷ.
- Sông ngòi cung cấp lượng nước và phù sa lớn.
4. Vận dụng trang 40 Kết nối tri thức
Vận dụng trang 40 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Tìm hiểu và giới thiệu về một con sông ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Lời giải:
(*) Tham khảo: Giới thiệu về sông Hồng
- Sông Hồng còn có tên gọi khác là Hồng Hà hoặc sông Cái. Dòng sông này có tổng chiều dài
khoảng 1149 km, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy vào lãnh thổ Việt Nam theo hướng Tây Bắc -
Đông Nam rồi đổ ra vịnh Bắc Bộ.
- Các phụ lưu chính của sông Hồng trên lãnh thổ Việt Nam có thể kể đến là sông Đà, sông Lô.
- Chế độ nước sông Hồng có hai mùa:
+ Mùa lũ bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 10, phù hợp với mùa mưa.
+ Mùa cạn bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 5 năm sau, lượng nước mùa cạn chỉ chiếm
khoảng 25% tổng lượng nước cả năm.
- Lượng phù sa của sông Hồng rất lớn, trung bình khoảng 100 triệu tấn/nǎm.
- Sông Hồng góp phần quan trọng trong sinh hoạt đời sống cũng như trong sản xuất của cư dân
vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài những giá trị kinh tế, sông Hồng còn làm nên một cảnh quan vô
cùng đẹp cho vùng đồng bằng Bắc Bộ. Người ta ví nó như một con Rồng đỏ uốn lượn hùng dũng và sinh động.
Document Outline

  • 1. Khởi động trang 36 Kết nối tri thức
  • 2. Khám phá trang 36, 39 Kết nối tri thức
  • 3. Luyện tập trang 40 Kết nối tri thức
  • 4. Vận dụng trang 40 Kết nối tri thức