-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 9: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ | Chân trời sáng tạo
Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 9: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Chân trời sáng tạo có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh tham khảo củng cố các kiến thức Lịch sử 4, Địa lí 4. Dưới đây là toàn bộ bài giải sách Lịch sử và Địa lí 4 chân trời sáng tạo Bài 9.
Chủ đề 3: Đồng bằng Bắc bộ (CTST) 12 tài liệu
Lịch Sử & Đia Lí 4 435 tài liệu
Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 9: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ | Chân trời sáng tạo
Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 9: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Chân trời sáng tạo có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh tham khảo củng cố các kiến thức Lịch sử 4, Địa lí 4. Dưới đây là toàn bộ bài giải sách Lịch sử và Địa lí 4 chân trời sáng tạo Bài 9.
Chủ đề: Chủ đề 3: Đồng bằng Bắc bộ (CTST) 12 tài liệu
Môn: Lịch Sử & Đia Lí 4 435 tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Lịch Sử & Đia Lí 4
Preview text:
Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 9: Dân cư và hoạt động
sản xuất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ
Luyện tập Lịch sử - Địa lí 4 Bài 9 trang 40
Luyện tập 1 trang 40 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4
Em hãy nhận xét sự phân bố dân cư ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trả lời:
Vùng Đồng bằng Bắc Bộ là nơi con người sinh sống lâu đời, địa hình khá bằng phẳng
và đất đai màu mỡ nên có số dân đông. Dân cư tập trung đông trong các đô thị.
Luyện tập 2 trang 40 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4
Tại sao nói đê sông Hồng có ý nghĩa to lớn đối với vùng Đồng Bằng Bắc Bộ? Trả lời:
Mùa mưa, lũ dâng cao ảnh hưởng cả một vùng rộng lớn. Vì thế, đê được đắp nhằm
ngăn lũ, bảo vệ làng xã, ruộng đồng,... Đê sông Hồng trải qua hàng nghìn năm đã trở
thành một hệ thống hoàn chỉnh với chiều dài lên đến hàng nghìn ki-lô-mét.
Vận dụng Lịch sử - Địa lí 4 Bài 9 trang 40
Tìm hiểu và giới thiệu một làng nghề truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ mà em ấn tượng nhất. Trả lời: Mẫu 1:
Làng tranh Đông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh) nằm bên bờ sông Đuống êm đềm, từ lâu
đã nổi tiếng với nghề làm tranh dân gian, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống, và
là dòng tranh được biết đến nhiều nhất ở Việt Nam. Làng Đông Hồ nổi tiếng với dòng
tranh khắc gỗ dân gian đặc sắc được nhiều người cả trong và ngoài nước biết đến, với
những bức tranh từ lâu đã đi vào đời sống tinh thần bao người dân Việt.
Nét dân gian của tranh Đông Hồ còn nằm ở màu sắc và chất liệu giấy in. Giấy được
làm từ vỏ con điệp, một loại sò vỏ mỏng ở biển, trộn với hồ (hồ được nấu từ bột gạo tẻ,
hoặc gạo nếp, có khi nấu bằng bột sắn - hồ dùng để quét nền tranh thường được nấu
loãng từ bột gạo tẻ hoặc bột sắn, hồ nấu từ bột nếp thường dùng để dán) rồi dùng chổi
lá thông quét lên mặt giấy dó, công đoạn khá là công phu, tỉ mỉ đòi hỏi sự khéo tay của người thợ lành nghề. Mẫu 2:
Giới thiệu làng gốm Bát Tràng
Làng gốm Bát Tràng nằm ở tả ngạn sông Hồng, nay thuộc xã Bát Tràng, Huyện Gia
Lâm, Hà Nội, cách trung tâm thành phố hơn 10km về phía Đông Nam. Đây là làng nghề
truyền thống nổi tiếng về các sản phầm bằng gốm sứ.
Làng nghề này được hình thành từ thời nhà Lý. Trải qua hơn 500 năm lịch sử với bao
biến cố thăng trầm cùng thời gian nhưng cái tên Bát Tràng vẫn tồn tại và ngày càng
phát triển cho đến tận bây giờ.
Sản phẩm gốm Bát Tràng từ trước tới nay đều được đánh giá cao về chất lượng, có
nhiều kiểu dáng, mẫu mã và chủng loại, được chia thành các nhóm theo chức năng sử
dụng như gốm gia dụng, đồ thờ tự, gốm mỹ thuật, gốm xây dựng và gốm trang trí.
Gốm bát tràng được lưu hành trên khắp mọi miền đất nước, thậm chí ra đến cả nước
ngoài. Làng gốm Bát Tràng không chỉ là nơi làm nên một thương hiệu sản phẩm mang
tính quốc gia, góp phần gìn giữ giá trị văn hóa của thủ đô mà còn là một trong những
địa điểm du lịch ở Hà Nội được nhiều người ưa thích.