Liên hệ bản thân Chương 1 môn Chủ nghĩa xã hội khoa học | Trường Đại học Mở Hà Nội
Liên hệ bản thân Chương 1 môn Chủ nghĩa xã hội khoa học | Trường Đại học Mở Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Liên hệ bản thân chương 1 Nhập môn CNXH
- Tích cực học tập, rèn luyện để phát triển toàn diện bản thân, có hiểu biết sâu sắc
không chỉ lĩnh vực chuyên môn mà còn có hiểu biết toàn diện về chính trị, kinh tế,
văn hóa, pháp luật,… Vì tương lai có có thể là người quản lý, nhà khoa học, ông
chủ,…không chỉ hiểu một lĩnh vực hẹp.
- Tích cực hoạt động đoàn thể trong nhà trường, tham gia cáchoạt động tình
nguyện, là lực lượng xung kích trên mọi mặt trân, phấn đấu trở thành đảng
viên..xung phong đến vùng sâu, xa để giúp đỡ đồng bào dân tộc thiểu số….
- Có thế giới quan và nhân sinh quan đúng( hiểu biết đúng về thế giới, về chính
mình, có ước mơ, hoài bão để xây dựng xã hội tốt đẹp hơn,,,)phản bác( tư duy
phản biện) với những quan điểm lệch lạc( có thể là bạn bè, thầy cô…) về chế độ
XHCN; phê phán trên cơ sở khoa học những luận điểm xuyên tạc về chủ nghĩa xã hội
hội, về các nhà kinh điển…; đặc biệt tích cực đấu tranh trên không gian mạng
chống lại những quan điểm phản động…
- Tuân thủ tốt những quy định của trường, pháp luật Nhà nước…hình thành thói
quen tốt, một công dân tốt….
Liên hệ thực tiễn bản thân cơ cấu xã hội-giai cấp và liên minh giai cấp
- Nhận thức tính đa dạng, phức tạp của cơ cấu xã hội – giai cấp trong
thời kỳ quá độ lên CNXH -> Tính đa dạng, phức tạp đó do cơ cấu
kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu, tổ chức quản lý,
phân phối mang lại -> Mỗi sinh viên cần hiểu biết về CNDVLS để
phân tích các hiện tượng đó, tránh rơi vào duy tâm, siêu hình khi giải
thích các hiện tượng xã hội...
- Nhận thức được nội dung của liên minh diễn ra toàn diện -> Mỗi
sinh viên phải chủ động, tích cực học tập, nghiên cứu để làm tốt nội
dung văn hóa, chính trị, xã hội, kinh tế của liên minh -> Bằng các
hành động cụ thể như hoạt động tình nguyện hè, thực tập, thiện
nguyện, cứu trợ...đến các vùng khó khăn, nông thôn để hỗ trợ, giúp
đỡ, chuyển giao kĩ thuật, xóa đói giảm nghèo đối với nông dân, góp
phần nâng cao trình độ dân trí, nâng cao đời sống...
- Mỗi sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của khối liên minh ở
Việt Nam, nhờ khối liên minh C-N-T giải phóng dân tộc, hiện nay khối
liên minh này là nền tảng của Nhà nước pháp quyền XHCN và của
khối đại đoàn kết toàn dân tộc...Qua đó, mỗi sinh viên phải kiên
quyết đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực
thù địch và phản động phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc...
- Trong nội dung của liên minh, nội dung kinh tế có vai trò quan
trọng nhất nên mỗi sinh viên phải chủ động và có khát vọng làm
giàu, trực tiếp tham gia phong trào khởi nghiệp trong sinh viên, phải
xác định học đại học không phải là để đi xin việc làm mà là để tạo
việc làm, học để trở thành ông chủ...tạo công ăn việc làm; góp phần
làm giàu quê hương, đất nước.
Liên hệ thực tiễn bản thân chương Tôn giáo
- Sinh viên nhận thức được đoàn kết dân tộc là vấn đề mang tính
chiến lược của cách mạng Việt Nam, nhờ tinh thần đoàn kết mà dân
tộc Việt Nam mới giữ được độc lập chủ quyền và toàn vẹn lành thổ
-> Mỗi sinh viên cần tiếp nối, phát huy truyền thống đoàn kết.
- Sinh viên nắm được cương lĩnh dân tộc của Lênin là cơ sở lý luận để
Đảng và Nhà nước ta đưa ra chính sách, pháp luật dân tộc; để đưa ra
cương lĩnh dân tộc, Lênin, về mặt lý luận Lênin đã kế thừa quan
Sinh viên nhận thức được tôn giáo là vấn đề nhạy cảm, trong lịch
sử các tôn giáo, các chức sắc, tín đồ đã cùng toàn thể dân tộc đấu
tranh giành độc lập dân tộc -> Mỗi sinh viên cần tôn trọng tập quán,
tín ngường, tôn giáo của người khác, dân tộc khác, phê phán các
hành vi chia rẻ. phân biệt đối xử giữa người theo và người
không theo tôn giáo; lên án các hành vi mê tín dị đoan ảnh hưởng
đến đời sống tinh thần của các dân tộc...
- Sinh viên phải học tập để có kiến thức, có tri thức về lịch sử, văn
hóa, tôn giáo để hiểu về cội nguồn dân tộc, góp sức vào việc xây
dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo của Đảng và Nhà
nước ta; phải có bản lĩnh chính trị đấu tranh chống chiến lược "diễn
biến hòa bình" bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, trong đó có
lợi dụng chiêu bài "dân tự quyết", "tự do tôn giáo" để chia rẻ khối đại
đoàn kết toàn dân tộc của Việt Nam, chẳng hạn, như sự kiện Tây
Nguyên, Mường Nhé (Điện Biên)...
- Mỗi sinh viên cần tích cực phổ biến tri thức khoa học; tuyên truyền
thế giới quan duy vật biện chứng. Thế giới quan cộng sản góp phần
giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo đến đời sống xã
hội: phát hiện và tố cáo những kẻ núp dưới bóng tôn giáo để hành
nghề mê tín dị đoan, để chống phá Đảng và Nhà nước; thông qua
hoạt động tinh nguyện đển vùng sâu, xa, vùng dân tộc thiểu số để
mang chủ trương, chính sách, tri thức, khoa học để nâng cao đời
sống cho đồng bào dân tộc, rút ngắn khoảng cách trình độ phát triển...
- Mỗi sinh viên cần tích cực tham gia các hoạt động trong nhà
trường, đoàn thanh niên, hội sinh viên... giúp đỡ những bạn sinh viên
dân tộc thiểu số khó khăn trong học tập, trong đời sống - Tăng
cường khối đại đoàn kết dân tộc.
- Mỗi sinh viên cần phải tích cực ủng hộ các phong trào dân tộc tiến
bộ trên thế giới, ủng hộ. giúp đỡ, cổ vũ phong trào công nhân, phong
trào đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc...
Liên hệ thực tiễn bản thân chương Dân chủ và Nhà Nước XHCN
- Đối với nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nền dân chủ XHCN ở Việt Nam
Nhận thức được ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là một
quá trình, là sự khác biệt về bản chất so với các nền dân chủ khác,
muốn có nền dân chủ đó phải băng sự tham gia, đóng góp tích cực
của người dân – Nhân dân là chủ thể của quyền lực.
+ Phê phán quan điểm sai lầm đồng nhất dân chủ với chỉ bản chất
chính trị, ca ngợi thể chế đa nguyên đa đảng ở các nước tư bản, yêu
cầu chúng ta phải thực hiện đa nguyên đa đảng, ngụy biện cho rằng
chỉ có đa nguyên đa đảng mới có dân chủ → Qua đó, mỗi sinh viên
nâng cao nhận thức chính trị, tham gia vào nhiệm vụ bảo về Đảng
và Nhà nước, chế độ XHCN
+ Dân chủ ở nước ta được thực hiện thông qua hình thức dân chủ
trực tiếp và gián tiếp: Mỗi sinh viên phải nghiên cứu, chọn lựa, bầu
được các đại biểu quốc hội. hội đồng nhân dân..., phải tích cực tham
gia đóng góp công việc của nhà nước (khi nhà nước trưng cầu dân ý,
xin ý kiến về các luật...); giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước,
phát hiện và dũng cảm lên án những biểu hiện vi phạm pháp luật,
tham ô, tham nhũng, lãng phí...
+ Mỗi sinh viên tích cực giáo dục, nâng cao trình độ dân trí, hiểu biết
pháp luật để người dẫn thực hiện tốt các quyền của mình...
Liên hệ thực tiễn bản thân (Giai cấp công nhân):
Thứ nhất, là sinh viên, phải không ngừng học tập, rèn luyện làm chủ
kiến thức, kỹ năng. Sau khi tốt nghiệp có thể trở thành công nhân,
trí thức.... qua đó đóng góp vào công cuộc xây dựng quê hương, đất
nước ngày càng giàu đẹp hơn. Đồng thời, cần ủng hộ các phong trào
đấu tranh của GCCN, nhân dân lao động tiến bộ trên thế giới.
Thứ hai, là thế hệ trẻ, thế hệ tương lai của đất nước, khi đất nước ta
đang trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, để thực hiện được
SMLS của GCCN, thực hiện được mục tiêu, sợi chỉ đỏ xuyên suốt con
đường cách mạng Việt Nam từ khi Đảng ra đời đó là “ độc lập dân
tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”, bản thân là sinh viên cần giác ngộ
được lập trưởng về tư tưởng Mác – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giác
ngộ lí tưởng của giai cấp công nhân là chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa
cộng sản, và phấn đầu xây dựng một xã hội tiến bộ, dân giàu nước
mạnh, dân chủ công bằng văn minh. Phấn đấu là đảng viên của ĐCS
Việt Nam, phẫn đầu rèn luyện trên tất cả các mặt, viết tiếp những
trang sử hảo hàng của dân tộc.
Thứ ba, sinh viên phải hiểu được đặc điểm ra đời của GCCN Việt
Nam, trong lòng một xã hội nửa phong kiến, nửa thuộc địa, từ một
xã hội lạc hậu, cơ cấu giai cấp lạc hậu. Dẫn tới trình độ thấp, tác
phong công nghiệp còn hạn chế, Do vậy, bản thân sinh viên phải đóng góp tích cực vào
sự nghiệp CNH, HĐH Ở Việt Nam, với tầm
nhìn đến năm 2045 đưa nước ta trở thành nước công nghiệp hiện
đại. Chính vì vậy, sinh viên phải là người tiên phong trong tiếp thu,
giáo dục, phổ biến tri thức góp phần nâng cao tri thức cho cộng đồng
Thứ tư, chúng ta phải tin tưởng vào chủ nghĩa Mác – Lenin, vào sự
lãnh đạo của ĐCS Việt Nam, vào con đường độc lập dân tộc và chủ
nghĩaa xã hội, phê phản những quan điểm sai trái, quan điểm của
các học gia phương Tây là tìm đủ mọi cách để phủ nhận sứ mệnh
lịch sử của GCCN trong phong trào thế giới, trong sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới và Việt Nam.
Liên hệ bản thân về gia đình:
Gia đình là một trong những vấn đề xã hội được Đảng, Nhà nưóc và
toàn dân quan tâm khi bước vào thời kì đổi mới nền kinh tế, quá độ
đi lên chủ nghĩa xã hội vì gia đình là tế bào tạo nên xã hội, gia đình
là cầu nối giữa mọi cá nhân con người và xã hội. Đó còn là nơi sản
sinh ra những thế hệ người tiếp theo, duy trì nòi giống; là nơi nuôi
dưỡng, dạy dỗ đầu tiên cho con người từ lúc chào
đời đến khi trưởng thành; là nơi định hình nhân cách, trí tuệ của mỗi
con nguoi. Gia dình là “tổ ấm”, là nơi chăm chút cho đời sống tinh
thần mỗi con người và là một đơn vị kinh tế, lao động sản xuất làm
ra của cải vật chất cho gia đình, cho xã hội rất bền vững và không
thể thay thế. Tuy nhiên, hiện có không ít người chưa nhận thức được
hết ý nghĩa, tầm quan trọng và những vai trò của gia
đình, chưa quan tâm đầy đủ đến việc xây dựng và phát triển gia
đình một cách toàn điện, đặc biệt là trong thời buổi ngày nay, khi
đất nước đang trên đà hội nhập phát triển cùng với thế giới. Mặc dù
trong những năm gần đây, đất nước ta đã có những biến chuyển
đáng ghi nhận trên con đường hội nhập trong tất cả các mặt về kinh
tế, văn hóa, xã hội, bên cạnh những tác động tích cực, phù hợp với
lối sống mới thì gia đình Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề
nhức nhối còn tồn tại và những thách thức mới. Do đó, là công dân
Việt Nam, mỗi chúng ta cần phải xác định ý thức và có những hành
động đúng đắn trong việc củng cố và xây dựng gia đình mới phù hợp
với chuẩn mực xã hội cũng như sự phát triển của đất nước trong thời
đại mới. Chúng ta phải chăm lo hạnh phúc gia đình; giữ gìn và phát
huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.Kính trọng, hiếu
thảo đối với ông bà, cha mẹ và tôn trọng các thành viên khác trong
gia đình; chăm sóc, giáo dục con em trong gia đình. Tích cực phòng,
chống bạo lực gia đình, xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình.