-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Liên hệ trách nhiệm của bản thân - Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học | Trường Đại học Kiên Giang
Liên hệ trách nhiệm của bản thân - Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học | Trường Đại học Kiên Giang được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ nghĩa xã hội khoa học (CN XH KH) 5 tài liệu
Đại học Kiên Giang 38 tài liệu
Liên hệ trách nhiệm của bản thân - Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học | Trường Đại học Kiên Giang
Liên hệ trách nhiệm của bản thân - Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học | Trường Đại học Kiên Giang được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (CN XH KH) 5 tài liệu
Trường: Đại học Kiên Giang 38 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kiên Giang
Preview text:
CHƯƠNG 2 SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
Liên hệ trách nhiệm của bản thân để xây dựng giai cấp công nhân hiện nay?
Trong lĩnh vực kinh tế, sinh viên có thể tham gia các hoạt động như:
Thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học liên quan đến kinh tế, đưa ra các giải pháp
kinh doanh mới, hiệu quả hơn.
Tham gia các hoạt động khởi nghiệp, sáng tạo, phát triển sản phẩm mới.
Tìm hiểu về các chính sách kinh tế của chính phủ và đưa ra ý kiến đóng góp.
Có trách nhiệm với công việc của bản thân, học tập để nâng cao trình độ chuyên môn.
Trong lĩnh vực chính trị, sinh viên có thể tham gia các hoạt động như:
Tham gia các hoạt động tình nguyện, giúp đỡ những người khó khăn trong cộng đồng.
Tham gia các cuộc biểu tình để bảo vệ quyền lợi của người dân.
Tham gia các hoạt động liên quan đến chính trị, bầu cử.
Tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể, tổ chức công đoàn để bảo vệ quyền lợi và
lợi ích chung của giai cấp công nhân.
Thiết thực chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của giai cấp công nhân.
Xây dựng gia cấp công nhân gắn liền với cuộc vận động thực hiện Quy chế Dân chủ
cơ sở và chống tham nhũng.
Trong lĩnh vực văn hoá tư tưởng, sinh viên có thể tham gia các hoạt động như:
Tham gia các hoạt động văn hóa, giải trí để giải tỏa căng thẳng sau những giờ học căng thẳng.
Tìm hiểu và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Tham gia các hoạt động nghệ thuật để phát triển bản thân.
Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá, tập quán tốt trong cuộc sống hằng ngày.
Đẩy mạnh tuyên truyền và giáo dục nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí và sứ mệnh của giai cấp công nhân.
CHƯƠNG 3 CNXH VÀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH
Liên hệ với những đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
1. Nước ta bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
2. Từ một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, đi lên chủ nghĩa xã hội, lực lượng sản xuất rất thấp.
3. Đất nước trải qua chiến tranh kéo dài nhiều chục năm, hậu quả xã hội do chiến tranh để lại rất nặng nề.
4. Đặc điểm nổi bật và bao trùm của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là sự
tồn tại đan xen và đấu tranh lẫn nhau giữa những yếu tố của xã hội mới và những tàn dư của xã hội cũ.
Liên hệ trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay?
Sinh viên là lực lượng kế tục, phát huy nguồn trí tuệ nhà nước, là nguồn lực chủ yếu trong
thời đại kinh tế tri thức, khoa học công nghệ, đóng vai trò then chốt trong phát triển đất nước,
là lực lượng lớn trong việc giữ gìn và xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay
- Thế hệ trẻ cần phải chăm chỉ, sáng tạo, có mục đích và động cơ học tập đúng đắn.
- Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong, lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội.
- Biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các giá trị văn
hoá- đạo đức truyền thống của dân tộc.
- Luôn nâng cao nhận thức chính trị, học tập chủ nghĩa Mác Lênin, học tập và làm theo tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
- Tránh nhạt Đảng, khô Đoàn xa rời chính trị
- Biết trau dồi các kỹ năng hội nhập trong thời kỳ mới, tiếp thu sự phát triển của công nghệ,
phát triển bản thân phù hợp với hoàn cảnh gia đình và xã hội.
- Mỗi thanh niên cần nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm để không ngừng học tập, tu dưỡng,
rèn luyện, phấn đấu để trở thành lực lượng xung kích thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh
tế, xã hội, xây dựng vững chắc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Vì vậy, bạn có thể góp phần vào sự phát triển của đất nước bằng cách rèn luyện bản thân, tích
cực học tập và tham gia các hoạt động có ích cho cộng đồng.
CHƯƠNG 4 DÂN CHỦ XHCN VÀ NHÀ NƯỚC XHCN
Liên hệ trách nhiệm bản thân trong việc góp phần xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ,
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay?
- Thường xuyên rèn luyện đạo đức, nhân cách, lối sống văn hoá, ứng xử văn minh với mọi người.
- Có tinh thần trách nhiệm công dân, ý thức chấp hành luật, phòng chống tiêu cực, tệ nạn xã
hội, hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội.
- Gương mẫu chấp hành chính sách, luật pháp và thực hiện nghĩa vụ công dân.
- Tham gia vào giữ gìn trật tự, an ninh công cộng, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia.
- Chủ động đưa ra sáng kiến, ý tưởng trong quá trình xây dựng chính sách pháp luật, tham gia
quản lý nhà nước và xã hội.
- Tích cực tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện theo hiến pháp pháp luật.
- Xây dựng các mô hình sản xuất kinh doanh tạo ra công việc, tham gia bảo vệ moi trường
hữu ích và các hoạt động vì lợi ích của cộng đồng.
- Tích cực tham gia các hoạt động chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.
- Chăm lo hạnh phúc gia đình, chăm sóc giáo dục con em trong gia đình.
- Tích cực phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật chuẩn mực đạo đức xã hội.
- Tích cực học tập nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng chuyên môn
- Tiếp cận, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào thức tiễn.
CHƯƠNG 5 CƠ CẤU XÃ HỘI- GIAI CẤP VÀ LIÊN MINH GIAI CẤP TẦNG LỚP
TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH
Phân tích rõ cơ cấu xã hội- giai cấp trong thời kỳ quá độ lên CNXH và liên hệ vấn đề này ở Việt Nam?
Trang 41 + Cơ cấu xã hội - giai cấp là một hệ thống các giai cấp, tầng lớp xã hội tồn tại khách
quan trong một chế độ xã hội nhất định, thông qua những mối quan hệ về sở hữu tư liệu sản
xuất, về tổ chức quản lý quá trình sản xuất, về địa vị chính trị - xã hội… giữa các giai cấp và
tầng lớp đó. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cơ cấu xã hội - giai cấp là tổng thể các
giai cấp, tầng lớp, các nhóm xã hội có mối quan hệ hợp tác và gắn bó chặt chẽ với nhau. Yếu
tố quyết định mối quan hệ đó là họ cùng chung sức cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới
trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Các giai cấp, tầng lớp xã hội và các nhóm xã hội cơ
bản trong cơ cấu xã hội - giai cấp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bao
gồm: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức, tầng lớp doanh nhân, tầng lớp
tiểu chủ, tầng lớp thanh niên, phụ nữ… Mỗi giai cấp, tầng lớp và các nhóm xã hội này có
những vị trí và vai trò xác định song dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản - đội tiên phong của
giai cấp công nhân cùng hợp lực, tạo sức mạnh tổng hợp để thực hiện những mục tiêu, nội
dung, nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Tất cả nhằm tiến tới xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Cộng sản với tư cách là một hình thái kinh tế -
xã hội mới thay thế cho hình thái kinh tế - xã hội cũ đã lỗi thời.
Giai cấp công nhân: Là một trong những giai cấp quan trọng nhất trong cơ cấu xã hội - giai
cấp của Việt Nam. Giai cấp công nhân thường làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, công
trường xây dựng, các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ khác. Họ có vai trò quan trọng trong
việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ cho nền kinh tế.
Giai cấp nông dân: Là một trong những giai cấp quan trọng khác trong cơ cấu xã hội - giai
cấp của Việt Nam. Giai cấp nông dân thường làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và đóng
góp rất lớn cho sản xuất lương thực và thực phẩm cho đất nước
Tầng lớp trí thức: Bao gồm các chuyên gia, giáo viên, bác sĩ, kỹ sư, luật sư, nhà báo… Tầng
lớp này có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tầng lớp doanh nhân: Bao gồm các chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư… Tầng lớp này có vai trò
quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước.
Tầng lớp tiểu chủ: Bao gồm các chủ tiệm tạp hóa, tiệm bánh mì, tiệm thuốc tây… Tầng lớp
này có vai trò quan trọng trong việc phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân.
Tầng lớp thanh niên: Là một trong những tầng lớp quan trọng của xã hội. Tầng lớp này có vai
trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Phụ nữ: Là một trong những nhóm xã hội quan trọng của Việt Nam. Phụ nữ có vai trò quan
trọng trong việc nuôi dưỡng con cái và giúp đỡ cho gia đình.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội vì sao phải thực hiện liên minh giai cấp, tầng lớp?
Phân tích vai trò, vị trí của các giai cấp, tầng lớp cơ bản trong cơ cấu xã hội- giai cấp Việt Nam?
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, liên minh giai cấp, tầng lớp là một trong những
yếu tố quan trọng để đạt được sự thắng lợi của cách mạng. Liên minh này giúp các giai cấp,
tầng lớp có những lợi ích chung hợp tác với nhau để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước. Cụ thể, liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí
thức là một trong những liên minh quan trọng nhất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam. Mỗi giai cấp, tầng lớp và các nhóm xã hội này có vai trò và vị trí khác nhau
trong cơ cấu xã hội - giai cấp của Việt Nam.
Làm rõ trách nhiệm của thanh niên, sinh viên trong việc góp phần củng cố khối liên minh và
xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân?
Sinh viên, thanh niên có trách nhiệm học tập, rèn luyện bản thân để trở thành những người có ích cho xã hội.
Sinh viên, thanh niên cần tích cực tham gia các hoạt động công ích, các hoạt động tình
nguyện, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ người khác.
Sinh viên, thanh niên cần sống có tinh thần tập thể, đi theo cái hay, cái đúng, bỏ qua cái tôi vì
lợi ích chung của cộng đồng.
Sinh viên, thanh niên cần tham gia giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, văn thể mỹ, phát triển thể lực.
Sinh viên, thanh niên cần phát huy tính tích cực xã hội của mình, sống trung thực trách nhiệm,
xây dựng gia đình hạnh phúc.
Sinh viên, thanh niên cần tham gia giám sát phản biện xã hội.
Sinh viên, thanh niên cần tham gia bảo vệ môi trường và các hoạt động vì lợi ích của cộng
đồng, xã hội và tích cực tham gia hoạt động chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.
Sinh viên, thanh niên cần tham gia giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia.
Sinh viên, thanh niên có trách nhiệm chủ động đề xuất ý tưởng mới để góp phần vào việc xây
dựng khối liên minh và khối đại đoàn kết dân tộc.
CHƯƠNG 6 VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH
Anh/chị sẽ làm gì để góp phần tuyên truyền và thực hiện quan điểm chính sách dân tộc của
Đảng và Nhà nước ta hiện nay?
- Học,tìm hiểu, quan điểm chính sách dân tộc của nhà nước.
- Giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế, xã hội và cuộc sống.
- Tuyên truyền đến người thân trong gia đình thực hiện tốt chính sách dân tộc.
- Nâng cao trình độ kinh tế, hoà nhã, chia sẽ sẵn sàng giúp đỡ nhau.
- Giữ gìn và phát huy văn hoá dân tộc, giao lưu văn hoá.
- Các tổ chức, cơ quan, đoàn thể, các nhà hoạt động xã hội cần tích cực tham gia vào việc
tuyên truyền và giáo dục về quan điểm chính sách dân tộc.
- Các tổ chức, cơ quan, đoàn thể, các nhà hoạt động xã hội cần phối hợp với các cơ quan nhà
nước để triển khai các chính sách dân tộc.
- Các tổ chức, cơ quan, đoàn thể, các nhà hoạt động xã hội cần tích cực tham gia vào việc
giám sát và đánh giá kết quả thực hiện các chính sách dân tộc.
- Các tổ chức, cơ quan, đoàn thể, các nhà hoạt động xã hội cần phối hợp với các cơ quan nhà
nước để giải quyết các vấn đề liên quan đến dân tộc.
- Các tổ chức, cơ quan, đoàn thể, các nhà hoạt động xã hội cần phối hợp với các trường học để
giáo dục cho sinh viên và thanh niên về quan điểm chính sách dân tộc.
Tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng có nêu: “Nâng cao chất
lượng giáo dục - đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực và chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ
người DTTS, người tiêu biểu có uy tín trong cộng đồng các dân tộc… chống kỳ thị dân tộc;
nghiêm trị những âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết các dân tộc”
Những năm qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và nâng
cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức Đảng về công tác dân tộc, nhất là ở
vùng đồng bào DTTS và miền núi trong tình hình mới. Nhiều chương trình như Chương
trình 135, cùng các chương trình MTQG, các chương trình mục tiêu về y tế, văn hóa, xã
hội; các chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; cho vay vốn ưu đãi
phát triển sản xuất, đào tạo nghề, giải quyết việc làm… hỗ trợ máy móc thiết bị, phân bón,
giống, cây trồng, vật nuôi; giao đất, giao rừng; khuyến nông, khuyến lâm được quan tâm
triển khai thực hiện. Nhờ đó, KT-XH vùng DTTS và miền núi có nhiều chuyển biến tích cực.
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội vùng DTTS và miền núi đã được các bộ, ngành quan tâm, đạt
được những thành tựu nhất định. Đời sống văn hóa ở cơ sở có bước cải thiện rõ rệt. Các
thiết chế văn hóa được tăng cường, cơ sở vật chất, một số di sản văn hóa của vùng đồng
bào các dân tộc được tôn vinh. Các hoạt động giao lưu văn hóa được tổ chức tầm quốc gia,
liên vùng, đã góp phần bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội vùng DTTS và miền núi đã được các bộ, ngành quan tâm, đạt
được những thành tựu nhất định. Đời sống văn hóa ở cơ sở có bước cải thiện rõ rệt. Các thiết
chế văn hóa được tăng cường, cơ sở vật chất, một số di sản văn hóa của vùng đồng bào các
dân tộc được tôn vinh. Các hoạt động giao lưu văn hóa được tổ chức tầm quốc gia, liên vùng,
đã góp phần bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Huy động mọi nguồn lực đầu tư để phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi, vùng
ĐBKK, đảm bảo phát triển bền vững gắn liền với an sinh xã hội, để nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân, nhất là đồng bào DTTS. Thu hẹp dần khoảng cách về mức
sống so với vùng phát triển, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc;
đẩy lùi các tệ nạn xã hội, nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, nhất là cán bộ
DTTS đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
Vì sao vấn đề dân tộc gắn liền với vấn đề tôn giáo và có ảnh hưởng sâu sắc đến sự ổn định
chính trị- xã hội của đất nước, đến độc lập, chủ quyền Tổ quốc?
Vấn đề dân tộc và tôn giáo thường liên quan đến nhau vì chúng đều là những yếu tố quan
trọng trong đời sống xã hội. Tôn giáo có thể được coi là một phần của văn hóa và truyền
thống của một dân tộc, và do đó, nó có thể ảnh hưởng đến sự đoàn kết và ổn định của một
quốc gia. Ngoài ra, các cuộc xung đột giữa các tôn giáo khác nhau cũng có thể gây ra sự chia
rẽ trong xã hội và ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị.
Nếu không được giải quyết một cách hiệu quả, các vấn đề dân tộc và tôn giáo có thể gây ra
những hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển của một quốc gia, bao gồm cả sự mất độc lập
và chủ quyền tổ quốc. Do đó, việc giải quyết các vấn đề này là rất quan trọng để bảo vệ sự ổn
định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia.
Thế nhưng, các thế lực thù địch đã không chỉ phủ nhận kết quả đó, mà còn lợi dụng tôn
giáo, coi tôn giáo là vũ khí lợi hại để chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, với
nhiều chiêu thức thâm độc, tinh vi, xảo quyệt; khi thì bí mật, lúc thì trắng trợn, công khai.
Vậy tại sao họ lại lợi dụng tôn giáo để chống phá chúng ta? Điều này xuất phát từ bản chất,
mục tiêu cao nhất của các thế lực thù địch là lật đổ chế độ chính trị của các nước tiến bộ
không đi theo quỹ đạo của chúng, mà trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa bằng chiến
lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ. Phương thức của chúng là tập hợp, liên kết lực
lượng lấy danh nghĩa tôn giáo, thành lập các tổ chức chính trị đối lập, đối trọng với Đảng
Cộng sản Việt Nam, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chia rẽ lương - giáo, tách tôn
giáo ra khỏi sự quản lý của Nhà nước, quốc tế hóa vấn đề tôn giáo để dễ bề can thiệp vào
công việc nội bộ của ta.
CHƯƠNG 7 VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Anh/chị sẽ làm gì để góp phần xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam hiện nay?
Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc là góp phần vào sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, là trách nhiệm của nhiều ban ngành, nhiều tổ chức xã hội và của
mỗi công dân. Gia đình có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển của xã hội,
góp phần xây dựng, tô thắm, làm rạng rỡ thêm bản sắc văn hóa dân tộc; là nơi duy trì nòi
giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người,
bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân
lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Để góp phần xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc và văn minh, cần có các giải pháp như:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức cho người dân và cộng
đồng xã hội về giá trị gia đình trong xây dựng gia đình văn hoá.
- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấy uỷ Đảng của cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Phối hợp giữa các tổ chức, cơ quan, đoàn thể, các nhà hoạt động xã hội để triển khai các chính sách gia đình.
- Giám sát và đánh giá kết quả thực hiện các chính sách gia đình.
- Phối hợp giữa các tổ chức, cơ quan, đoàn thể, các nhà hoạt động xã hội để giải quyết các vấn
đề liên quan đến gia đình.