-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tài liệu ôn tập - Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học | Trường Đại học Kiên Giang
Tài liệu ôn tập - Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học | Trường Đại học Kiên Giang được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ nghĩa xã hội khoa học (CN XH KH) 5 tài liệu
Đại học Kiên Giang 38 tài liệu
Tài liệu ôn tập - Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học | Trường Đại học Kiên Giang
Tài liệu ôn tập - Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học | Trường Đại học Kiên Giang được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (CN XH KH) 5 tài liệu
Trường: Đại học Kiên Giang 38 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kiên Giang
Preview text:
III. QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1. Đặc điểm quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là bỏ qua chế
độ tư bản chủ nghĩa
Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện vừa thuận lợi
vừa khó khăn đan xen, với những đặc trưng cơ bản:
+ Xuất phát từ một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng
sản xuất rất thấp. Đất nước trải qua chiến tranh ác liệt, kéo dài nhiều
thập kỷ, để lại hậu quả nặng nề.
Người nông dân vào thời Pháp thuộc.
Nhiều khu phố ở Sài gòn biến thành đống đổ nát sau khi xảy ra giao
chiến ác liệt ngày 5/2/1968
Quân đội Mỹ rải chất độc màu da cam
+ Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang diễn ra mạnh
mẽ, cuốn hút tất cả các nước ở mức độ khác nhau.
Các cuộc cách mạng công nghiệp
→ Tạo thời cơ phát triển các nước, đặt ra những thách thức gay gắt.
+ Dù chế độ CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, thời đại ngày nay
vẫn là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH. Các nước cùng
nhau tồn tại, đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia. Cuộc
đấu tranh của các nước tuy khó khăn nhưng song theo quy luật tiến
hoá lịch sử, loài người sẽ tiến tới CNXH. Quá độ lên CNXH phản ánh
quy luật phát triển khách quan của cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh
1930 chỉ rõ: Sau khi hoàn thành cách mạng, dân chủ nhân dân tiến lên CNXH
→ Sự lựa chọn dứt khoát của Đảng, đáp ứng nguyện vọng dân tộc.
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa cần
được hiểu đầy đủ với những nội dung như sau:
Thứ nhất, là con đường cách mạng tất yếu khách quan, con đường xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Thứ hai, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa,
tức là bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí
thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa
Thứ ba, đòi hỏi phải tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã
đạt được dưới chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là những thành tựu về khoa
học và công nghệ, thành tựu về quản lý và phát triển xã hội, đặc biệt là
xây dựng nền kinh tế hiện đại, phát triển nhanh lực lượng sản xuất.
Thứ tư, là tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực,
là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp lâu dài với nhiều chặng, nhiều
hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ đòi hỏi phải có
quyết tâm chính trị cao và khát vọng lớn của toàn Đảng, toàn dân.
2. Những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội và phương hướng xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hện nay.
a. Những đặc trưng bản chất của chủ nghã xã hội ở Việt Nam.
-Qua 35 năm đổi mới, nhận thức Đảng và Nhân dân ta về chủ nghĩa xã
hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng rõ.
- ở Đại Hội IV( năm 1976) nhận thức của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội
và con đường phát triển cách mạng chỉ mới dừng ở mức độ định hướng.
- Đến Đại hội VII, nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về chủ
nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đã sang tỏ hơn,
từng bước đạt tới trình độ định hình, định lượng.
- Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo mô hình:
1) Do nhân dân lao động làm chủ
2) Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản
xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu
3) Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
4) Con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột, bất
công,làm theo năng lực,hưởng theo lao động, có cuộc
sống ấm no,tự do,hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân
5) Các dân tộc trong nước bình đẳng,đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
6) Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.
-Đến Đại hội XI, trên cơ sở tổng kết 25 năm đổi mới, nhận thức của
Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường lên chủ nghĩa xã hội đã có bước phát triển mới.
-Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã
hội đã phát triển theo mô hình với 8 đặc trưng cơ bản:
1) Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh 2) Do nhân dân làm chủ
3) Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện
đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp
4) Có nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
5) Con người có cuộc sống ấm no tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
6) Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng đoàn kết, tôn
trọng và giúp nhau cùng phát triển
7) Có nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo
8) Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.
Phương hướng xây dựng CNXH ở Việt Nam
b) Phương hướng xây dựng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam hiện nay
Đại hội XI, Đảng ta đã xác định 8 phương hướng đòi hỏi toàn Đảng,
toàn dân ta nâng cao tinh thần Cách Mạng, ý chí tự lực tự cường, phát
huy mọi tiềm năng trí tuệ để xây dựng đất nước ta giàu mạnh hơn:
- Một là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với
phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường.
- Hai là, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Ba là, Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đạm đà bản sắc dân tộc, xây
dựng con người mới, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
- Bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
- Năm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu
nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
- Sáu là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng
cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.
- Bảy là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân.
- Tám là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
-Thực hiện tám phương hướng và giải quyết thành công những mối
quan hệ lớn chính là đưa cách mạng nước ta theo đúng con đường
phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế đọ tư bản chủ nghĩa ở nước ta.
-Sau 35 năm đổi mới nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trên
con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
-Đại hội XIII của Đảng đã xác định mục tiêu đến giữa thế kỉ XIX
nước ta trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa với các mục tiêu sau:
+ Đến năm 2025 kỉ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam ,
thống nhất đất nước. Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại.
+Đến năm 2030, kỉ niệm 100 năm thành lập Đảng. là nước đang phát
triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.
+Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trở
thành nước phát triển có thu nhập cao.
-Để thực hiện tốt các mục tiêu trên cần quán triệt và thực hiện
tốt 12 định hướng phát triển sau:
1) Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy xây dựng, hoàn thiện đồng
bộ thể chế phát triển bền vững về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và
môi trường. Tháo gở kịp thời những khó khăn, vướng mắc , khơi dậy
tiềm năng phát triển và bền vững đất nước.
2) Hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển n ền kinh té
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tạo môi trường thuận lợi để
thức đẩy, sử dụng các nguồn lực thúc đẩy đầu tư, kinh doanh.
3) Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, phát triển nguồn nhân lục chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài.
4) Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa con người Việt nam thực sự
trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ tổ quốc.
5) Quản lí phát triển xã hội có hiệu quả, nghiêm minh, bảo đảm
an ninh xẫ hội, an ninh con người, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội,
xây dựng môi trường văn hóa đạo đức xã hội lành mạnh.
6) Chủ động thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu phòng
chống, giảm nhẹ thiên tai dịch bệnh, khai thác và sử dụng hiệu quả tài
nguyên, lấy môi trường và sức khỏe con người làm mục tiêu hàng đầu.
7) Kiên quyết kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, bảo vệ Đảng , Nhà
nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.
8) Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương
hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
9) Thực hành và phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa,
quyền làm chủ và vai trò chủ thể nhân dân phát huy sức mạnh đại
đoàn kết dân tộc, cũng cố nâng cao niềm tin của nhân dân
10) Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp luật quyền xã hội
chủa nghĩa trong sạch, vững mạnh, tinh gọn hoạt động hoạt động hiệu
lực hiệu quả, vì nhân dân phục vụ vì sự phát triển của đất nước.
11) Tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện, tăng cường
bản chất giai cấp công nhân của Đảng , đổi mới phương thức lãnh đạo,
năng cao năng lực lanhwx đạo, cầm quyền của Đảng, xây dựng hệ
thống chính trị trong sạch vững mạnh, tinh gọn.
12) Tiếp tục nắm vững và xử lý tốt các mối quan hệ lớn quan hệ giữa ổn định,
+đổi mới và phát triển giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ,
giữa tuân theo các quy luật thị trường
+đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa giữa phát triển lực
lượng sản xuất và xây dựng,
+hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, giữa
nhà nước thị trường và xã hội
+ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa thực hiện tốt
tiến bộ công bằng xã hội bảo vệ môi trường
+ giữa xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
+ giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế
+giữa đảng lãnh đạo nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ
+giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế đảm bảo kỷ cương xã hội Câu hỏi
1. Quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bắt đầu từ năm nào? A. Từ năm 1884 -1900 B. Từ năm 1945 - 1954 C. Từ năm 1954 – 1975
D. Từ năm 1975 – đến này nay. Đáp án. C
Ở nước ta, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bắt đầu từ năm 1954 ở
miền Bắc và từ năm 1975, sau khi đất nước đã hoàn toàn độc lập và cả
nước thống nhất, cách mạng dân tộc - dân chủ nhân dân đã hoàn toàn
thắng lợi trên phạm vi cả nước thì cả nước cùng tiến hành cách mạng
xã hội chủ nghĩa, cùng quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
2. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa có đặc điểm gì?
A. Là con đường tất yếu khách quan.
B. Là quá trình đấu tranh giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.
C. Là quá trình biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng. Đáp án: D
3. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đòi hỏi điều gì sau đây?
A. Phải tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được
dưới chủ nghĩa tư bản.
B. Phải lập tức xóa bỏ sự tồn tại của tư bản.
C. Phải xác lập vị trí thống trị cho thành phần kinh tế tư nhân.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng. Đáp án: A Giải thích cho đáp án
A. Thứ ba, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ
nghĩa đòi hỏi phải tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã
đạt được dưới chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là những thành tựu về khoa
học và công nghệ, thành tựu về quản lý và phát triển xã hội, đặc biệt là
xây dựng nền kinh tế hiện đại, phát triển nhanh lực lượng sản xuất.
B. Xóa bỏ sự tồn tại của tư bản sẽ dẫn đến sự ra đời của xã hội chủ
nghĩa, một xã hội mới, tốt đẹp hơn, không có áp bức, bóc lột, mọi
người đều bình đẳng, hạnh phúc. Tuy nhiên, xóa bỏ tư bản là một quá
trình khó khăn, phức tạp và lâu dài. Để thực hiện được điều này, cần
có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, sự đồng lòng của toàn dân và sự
ủng hộ của nhân dân thế giới.
C. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ
nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế nhưng sở
hữu tư nhân, thành phần kinh tế tư nhân tư bản chủ nghĩa không
chiếm vai trò chủ đạo, quan hệ bót lột không giữ vai trò thống trị.
4. Đại hội IX của Đảng xác định con đường đi lên của nước ta là gì?
A. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua xác lập vị trí thống trị của quan
hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa.
B. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tiếp
thu thành tựu nhân loại đạt được, phát triển lực lượng sản xuất, xây
dựng nền kinh tế hiện đại.
C. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển kinh tế.
D. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua đấu tranh giai cấp. Đáp án: B
Quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, Đại hội IX của
Đảng xác định: Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ
lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, bỏ qua xác lập vị trí thống
trị, tiếp thu thành tựu nhân loại đạt được, phát triển lực lượng sản
xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại.
5. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam có những đặc trưng cơ bản nào?
A. Xuất phát từ xã hội thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng sản xuất
thấp, chịu những hậu quả nặng nề do các cuộc chiến tranh kéo dài cả
thập kỷ.Kẻ thù thường xuyên tìm cách phá hoại chế độ XHCN và nền độc lập dân tộc ta.
B. Cách mạng khoa học và công nghệ diễn ra mạnh mẽ. Nền sản xuất
vật chất và đời sống xã hội quốc tế hóa sâu sắc
C. Dù chế độ CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, thời đại ngày nay
vẫn là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH. Các nước cùng
nhau tồn tại, đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia. Cuộc
đấu tranh của các nước tuy khó khăn nhưng song theo quy luật tiến
hoá lịch sử, loài người sẽ tiến tới CNXH.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng. Đáp án: D
Câu hỏi 1: Tại Đại hội lần VII Cương lĩnh xây dựng đất nước từ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo mô hình với mấy đặc trưng cơ bản? A. 3 B. 4 C.5 D.6
Câu hỏi 2: Tại Đại hội lần XI nhận thức của Đảng ta về CNXH và
con đường lên CNXH đã có bước phát triển mới với mấy đặc trưng cơ bản A.5 B. 6 C.7 D.8
Câu hỏi 3: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên CNXH tại đại hội lần thứ VII ra đời trong bối cảnh nào ?
A. CNXH hiện thực lâm vào thoái trào
B. Thế giới đang phát triển
C. Thế giới đang hòa bình
D. Thế giới đang chiến tranh
Giải thích thêm : nhìn lại, chúng ta thấy được giá trị vô cùng to lớn
của cương lĩnh trong định hướng xây dựng đất nước lên CNXH trong
tình hình thế giới có những biến động phức tạp với bao thử thách hiểm
nghèo. Cương lĩnh năm 1991 ra đời trong bối cảnh CNXH hiện thực
trên thế giới lâm vào thoái trào các thế lực thù địch với CNXH hân
hoan cho rằng CNXH đã cáo chúng CNTB đã hoàn toàn chiến thắng.
lúc đó sự thoái trào của CNXH đã tác động đến niềm tin của một bộ
phận cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với CNXH. Trong bối cảnh ấy
đảng ta kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, khởi sướng và
lãnh đạo công cuộc đổi mới đề ra chiến lược kinh tế - xã hội và lãnh
đạo nhân dân hoàn thành chiến lược kinh tế - xã hội 10 năm (1991-
2000) thu được kết quả quan trọng. năm 1996 nước ta đã ra khỏi
khủng hoảng kinh tế xã hội, bước vào thời kì đẩy mạnh công nghiệp
hóa hiện đại hóa đất nước.
Câu 4: nhà nước XHCN là bộ phận nòng cốt của hệ thống chính
trị XHCN do ai lãnh đạo ? A. Hồ Chí Minh B. Đảng và nhà nước C. Nhân dân E. tất cả đều đúng
Câu 5 : nhà nước pháp quyền XHCN do đảng cộng sản lãnh đạo
là điều kiện tiên quyết để nhân dân làm chủ nhà nước đó là ?
A. Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân
B. Nhà nước của chính quyền, do nhân dân vì xã hội
C. Nhà nước của đảng, do chính quyền và vì nhân dân
D. Nhà nước của nhân dân, do đảng và vì xã hội
Câu 1: Đại hội lần thứ XI của nước ta được khai mạc ngày tháng năm nào ? A: 19/01/2011 B: 12/11/2011 C: 21/01/2011 D: 12/01/2011 ĐÁP ÁN D
GT: Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI, được gọi chính thức
là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, là đại hội lần thứ mười một
của Đảng Cộng sản Việt Nam, được khai mạc ngày 12/01/2011 tại Hà
Nội và bế mạc vào ngày 19/01/2011.
Câu 2: Tính đến đại hội lần thứ XIII đất nước đã trải qua bao
nhiêu năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ? A:10 B:20 C:30 D:35 ĐÁP ÁN C
Câu 3: Đến năm 2045 là kỉ niệm bao nhiêu năm thành lập nước
Việt Nam dân chủ Cộng hòa ? A:50 B:60 C:75 D:100 ĐÁP ÁN D
Câu 4: Đại hội XI Đảng ta đã xác định có bao nhiêu phương
hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta ? A: 6 B: 7 C: 8 D: 9 ĐÁP ÁN C
CÂU 5: Trong nhiệm kì đại hội lần thứ XII cụ thể là năm 2020
nứớc ta đã gặp phải khó khăn gì ?
A: Tác động của đại dịch covid 19
B. Ảnh hưởng của thiên tai
C. Khủng hoảng nền kinh tế D: cả 3 ý trên Đáp án A
Giải thích: Năm 2020, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tác động
mạnh đến nước ta, gây nhiều thiệt hại về kinh tế - xã hội, nhưng với sự
nỗ lực cố gắng vượt bậc, đất nước đã đạt được những kết quả, thành
tích đặc biệt hơn so với các năm trước. Trong khi kinh tế thế giới suy
thoái, tăng trưởng âm gần 4%, kinh tế nước ta vẫn đạt mức tăng
trưởng 2,91%, là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng
cao nhất thế giới. => giải thích