-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Lợi nhuận gộp là gì? Công thức tính lợi nhuận gộp?
Trong kế toán, lợi nhuận gộp, tổng lợi nhuận, lợi nhuận bán hàng, hoặc doanh số bán hàng tín dụng là sự khác biệt giữa doanh thu và chi phí sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ, trước khi khấu trừ chi phí chìm, lương bổng, thuế và trả lãi. Điều này khác với lợi nhuận hoạt động (thu nhập trước lãi và thuế). Tài liệu giúp bạn tham khảo, Mời bạn đọc đón xem!
Tài liệu Tổng hợp 1.1 K tài liệu
Tài liệu khác 1.2 K tài liệu
Lợi nhuận gộp là gì? Công thức tính lợi nhuận gộp?
Trong kế toán, lợi nhuận gộp, tổng lợi nhuận, lợi nhuận bán hàng, hoặc doanh số bán hàng tín dụng là sự khác biệt giữa doanh thu và chi phí sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ, trước khi khấu trừ chi phí chìm, lương bổng, thuế và trả lãi. Điều này khác với lợi nhuận hoạt động (thu nhập trước lãi và thuế). Tài liệu giúp bạn tham khảo, Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tài liệu Tổng hợp 1.1 K tài liệu
Trường: Tài liệu khác 1.2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tài liệu khác
Preview text:
Lợi nhuận gộp là gì? Công thức tính lợi nhuận gộp?
Lợi nhuận gộp thể hiện thu nhập hoặc lợi nhuận còn lại sau khi đã trừ chi phí sản xuất khỏi doanh thu.
Lợi nhuận gộp giúp các nhà đầu tư xác định một công ty thu được bao nhiêu lợi nhuận từ việc sản
xuất và bán hàng hóa và dịch vụ của mình. Vậy lợi nhuận gộp là gì? Và lợi nhuận gộp được tính như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Lợi nhuận gộp là gì?
Lợi nhuận gộp trong tiếng Anh là Gross profit.
Trong kế toán, lợi nhuận gộp, tổng lợi nhuận, lợi nhuận bán hàng, hoặc doanh số bán hàng tín dụng là
sự khác biệt giữa doanh thu và chi phí sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ, trước khi khấu trừ chi phí chìm,
lương bổng, thuế và trả lãi. Điều này khác với lợi nhuận hoạt động (thu nhập trước lãi và thuế). Lãi
gộp là cụm từ thường được sử dụng ở Hoa Kỳ, trong khi lợi nhuận gộp là việc sử dụng phổ biến hơn ở Anh và Úc.
Lợi nhuận gộp hay còn được gọi là lãi gộp là tổng lợi nhuận mà công ty kiếm được sau khi trừ đi mọi
chi phí liên quan đến sản xuất và bán sản phẩm hoặc các chi phí liên quan đến việc cung cấp dịch vụ
của công ty. Dựa vào chỉ số lợi nhuận gộp có thể xác định mức độ hiệu quả của các chiến lược kinh
doanh, qua đó đánh giá tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.
Vậy thực chất lợi nhuận gộp là gì? Hiểu một cách đơn giản thì nó chính là lợi nhuận bán hàng hoặc
tổng thu nhập của công ty khi kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ nào đó.
Lợi nhuận gộp thường được xuất hiện trên các bảng sao kê thu nhập, báo cáo của công ty. Tùy thuộc
vào mỗi thức sản xuất có các loại chi phí lao động khác nhau như:
- Giá trị mua nguyên liệu thực tế gồm phí vận chuyển - Chi phí nhân công
- Số chi phí hao hụt
- Phí vận chuyển chế phẩm (phí nhập kho, phí sản xuất tại công đoạn,...)
Giá của thành phẩm là tất cả chi phí khi kết thúc quá trình sản xuất. Nó bao gồm chi phí các kho giữ
thành phẩm đầu ký và sản xuất trong kỳ.
Tỷ suất lợi nhuận gộp là một chỉ số được sử dụng để đánh giá mô hình kinh doanh và sức khỏe tài
chính của công ty bằng cách tiết lộ số tiền còn lại từ doanh thu sau khi trừ đi giá vốn hàng bán.
Lợi nhuận gộp, lãi gộp (GROSS PROFITS) là lợi tức cộng dồn của một công ty sau khi trừ giá phí hàng
hóa đã bán với giá bán nhưng trước khi trừ đi chi phí quản lý tổng quát và chi phí tiêu thụ để xác định lợi nhuận thuần.
Profits accruing to a company after deducting the cost of goods sold from the selling price but before
allowing for general administrative and selling expenses which, when deducted, will determine Net profits.
Lợi nhuận gộp hay tổng lợi nhuận (gross profit) là mức chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của hằng
hoá bán ra. Lãi gộp trừ chi phí sản xuất của doanh nghiệp được gọi là lợi nhuận ròng.
2. Tỷ suất lợi nhuận gộp là gì?
Chỉ số tỷ suất lợi nhuận gộp (Gross profit margin) được sử dụng để đánh giá hoạt động kinh doanh
chính và sức khỏe tài chính của một công ty. Bằng cách tính toán ra số tiền còn lại sau khi trừ đi giá
vốn hàng hóa đã bán ra chiếm bao nhiêu tỷ lệ phần trăm trong doanh thu, cho thấy mức lợi nhuận này
có đáp ứng được mục tiêu, mong muốn của doanh nghiệp.
Từ việc tính toán chỉ số này, nhà quản trị sẽ đưa ra các chính sách về giá sản phẩm cũng như chương
trình bán hàng phù hợp với chi phí vốn bỏ ra để tối ưu lợi nhuận, mở rộng và phát triển thị trường.
Chỉ số này cũng được các chuyên gia sử dụng nhằm so sánh các doanh nghiệp cùng ngành, doanh
nghiệp có tỷ suất lợi nhuận gộp cao hơn nghĩa là đang kiểm soát chi phí tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh.
3. Công thức tính lợi nhuận gộp
Lợi nhuận gộp sẽ xuất hiện trên báo cáo thu nhập của công ty và có thể được tính bằng cách trừ đi giá
vốn hàng bán từ doanh thu. Những số liệu này có thể được tìm thấy trên báo cáo thu nhập của công ty.
- Áp dụng công thức sau để tính lãi gộp:
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán (COGS) Trong đó:
Doanh thu thuần là tổng doanh thu mà doanh nghiệp đạt được từ hoạt động bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ.
Doanh thu thuần = Doanh thu - Các khoản giảm trừ doanh thu
Giá vốn hàng bán là toàn bộ chi phí bao gồm: mua nguyên vật liệu, quản lý doanh nghiệp, sản xuất,
kho hàng, quảng bá sản phẩm/dịch vụ,...
Các khoản giảm trừ doanh thu là bao gồm các khoản thuế như: thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng,
thuế tiêu thụ và một số khoản chiết khấu, giảm giá, hàng đổi trả.
Ví dụ: Doanh nghiệp của một Doanh nghiệp ABC là 200.000.000 VNĐ. Giả sử chi phí hàng hóa bao gồm
50.000.000 VNĐ cho nguyên liệu và vật tư, chi phí trả cho người lao động là 50.000.000 NVĐ chi phí
trả cho người lao động. Lợi nhuận gộp của công ty được tính như sau:
Lợi nhuận gộp được tính như sau: 100.000.000 - (50.000.000 + 50.000.000 đồng) = 100.000.000 NVĐ
Vậy Doanh nghiệp ABC có mức lãi gộp là 100.000.000 VNĐ, đây là kết quả sau khi trừ đi giá vốn bán hàng.
Chỉ số này cho biết mỗi đồng doanh thu thu về tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập. Trên thị trường
kinh doanh để so sánh các công ty trên cũng lĩnh vực người ta cũng sử dụng hệ số biên lợi nhuận gộp
để xác định độ thành công, tiềm năng của mỗi doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có hệ số biên lợi
nhuận càng cao thì số lãi ròng của doanh nghiệp càng lớn. Đồng nghĩa với việc khả năng quản lý kiểm
soát chi phí tốt hơn so với các công ty doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực.
+ Doanh thu thuần là khoản doanh thu bán hàng sau khi đã trừ các khoản giảm trừ doanh thu: thuế
tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh
thu hàng bán bị trả lại,...
+ Giá vốn là toàn bộ chi phí để tạo ra một sản phẩm. Nó liên quan đến quá trình bán hàng bao gồm giá
vốn hàng xuất kho, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Sự hình thành giá vốn hàng bán
được phân biệt ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất.
Hệ số biện lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần
Hệ số biên lợi nhuận gộp hoặc tỷ lệ lãi gộp (gross margin/gross profit rate) có thể cho biết mỗi đồng
doanh thu thu về tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập tức là khả năng sinh lời của một số vốn đầu tư
nhất định. Hệ số biên lợi nhuận gộp là một chỉ số rất hữu ích khi tiến hành so sánh các doanh nghiệp
trong cùng một ngành với nhau thể hiện được độ cạnh tranh với các đối thủ khác.
Lợi nhuận gộp được sử dụng để tính toán tỉ suất lợi nhuận gộp. Cụ thể:
Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp / Doanh thu
Trong một số trường hợp, doanh thu được thay bằng doanh thu thuần và tỷ suất lợi nhuận gộp được
tính bằng công thức:
Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần
- Lợi nhuận gộp không nên nhầm lẫn với lợi nhuận hoạt động, còn được gọi là thu nhập trước lãi vay
và thuế (EBIT), là phần lợi nhuận của công ty trước khi lãi và thuế được tính vào. Lợi nhuận hoạt động
được tính bằng cách trừ chi phí hoạt động từ lợi nhuận gộp.
Sự khác biệt giữa lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhận gộp
- Lợi nhuận gộp có thể được sử dụng để tính tỷ lệ lãi gộp (Hệ số biên lợi nhuận gộp). Được biểu thị
bằng phần trăm doanh thu, số liệu này hữu ích để so sánh hiệu quả sản xuất của một công ty theo thời
gian. Đơn giản so sánh lợi nhuận gộp từ năm này sang năm khác hoặc quý này sang quý khác có thể
gây hiểu nhầm, vì lợi nhuận gộp có thể tăng trong khi tỷ lệ lãi gộp giảm, một xu hướng đáng lo ngại có
thể khiến một công ty rơi vào nước sôi lửa bỏng.
- Lưu ý: Thuật ngữ ở đây có thể gây ra một số nhầm lẫn: "hệ số biên lợi nhuận gộp" có thể được sử
dụng để có nghĩa là lợi nhuận gộp và tỷ lệ lãi gộp. Lợi nhuận gộp được biểu thị dưới dạng giá trị tiền
tệ, tỷ suất lợi nhuận gộp tính theo tỷ lệ phần trăm. Công thức tính tỷ suất lợi nhuận gộp như sau:
{Lợi nhuận gộp} = {Doanh thu} - {Giá vốn hàng bán}/{Doanh thu}
Tỷ suất lợi nhuận gộp thay đổi rất lớn theo ngành. Ví dụ, các cửa hàng thực phẩm và đồ uống và các
công ty xây dựng có tỷ suất lợi nhuận gộp mỏng như dao cạo, trong khi ngành chăm sóc sức khỏe và
ngân hàng được hưởng lợi lớn hơn nhiều.
4. Đặc điểm của lợi nhuận gộp
Lợi nhuận gộp được coi là "thước đo thành công" của mỗi doanh nghiệp. Chỉ số này sẽ cho biết hiệu
quả sử dụng lao động và nguyên vật liệu của doanh nghiệp trong việc sản xuất các dịch vụ, hàng hóa.
Số liệu tính toán lợi nhuận gộp chỉ xem xét chi phí biến đổi, nghĩa là chi phí dao động theo mức sản
lượng, chẳng hạn như: nguyên vật liệu, lao động trực tiếp, hoa hồng cho nhân viên bán hàng, phí thẻ
tín dụng khi mua hàng của khách hàng, thiết bị, phí vận chuyển,..
Như vậy, lợi nhuận gộp là lợi nhuận mà công ty có được sau khi đã trừ đi các chi phí có liên quan đến
việc sản xuất, buôn bán sản phẩm hoặc phần chi phí có liên quan đến việc cung cấp dịch vụ của công
ty, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải quản lý vận hành doanh nghiệp một cách hiệu quả do đó lợi
nhuận gộp sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn khách quan về thu nhập và là cơ sở để doanh nghiệp đưa
ra những kế hoạch, chiến lược để xây dựng và phát triển.
Lợi nhuận gộp có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp vì thông qua đó có thể đánh giá được
hiệu quả của doanh nghiệp trong quá trình sử dụng lao động và những nguồn vật tư của mình.
Theo định nghĩa chung, lợi nhuận gộp không bao gồm chi phí cố định hoặc chi phí phải được thanh
toán bất kể mức sản lượng. Chi phí cố định bao gồm tiền thuê nhà, quảng cáo, bảo hiểm, tiền lương
cho nhân viên không liên quan trực tiếp đến sản xuất và vật tư văn phòng.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng một phần chi phí cố định được chỉ định cho từng đơn vị sản xuất theo chi
phí hấp thụ, được yêu cầu cho báo cáo bên ngoài theo nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung
(GAAP). Ví dụ: nếu một nhà máy sản xuất 10.000 vật dụng trong một khoảng thời gian nhất định và
công ty trả 30.000 đô la tiền thuê cho tòa nhà, chi phí 3 đô la sẽ được quy cho mỗi vật dụng theo chi phí hấp thụ.
Lợi nhuận gộp không nên nhầm lẫn với lợi nhuận hoạt động, còn được gọi là thu nhập trước lãi và
thuế (EBIT), là lợi nhuận của công ty trước khi lãi và thuế được tính vào. Lợi nhuận hoạt động được
tính bằng cách trừ chi phí hoạt động từ lợi nhuận gộp.
Lợi nhuận gộp trong mỗi đơn vị, doanh nghiệp có những vai trò và ý nghĩa rất quan trọng. Cụ thể
chúng có vai trò như sau:
- Đánh giá doanh nghiệp đó đang hoạt động như thế nào? Tuy nhiên, có điều mọi người cần lưu ý đó
chính là trên báo cáo tài chính lãi gộp của doanh nghiệp dương cũng chưa chắc họ có lãi.
- Đánh giá được lĩnh vực kinh doanh đang có thật sự đi đúng hướng hay không. Các doanh nghiệp nên
lấy đây làm trọng tâm để đưa ra sự định hướng phát triển doanh nghiệp được tốt hơn. Nếu lĩnh vực
kinh doanh đó đem lại số lãi lớn thì nên tiếp tục phát huy. Ngược lại có thể tìm ra hướng đi mới.
- Giúp so sánh các đối thủ cùng ngành với nhau để biết được đơn vị nào đang có sự kinh doanh tốt
hơn. Từ đó, mỗi đơn vị sẽ đưa ra được sự phát triển và định hướng riêng cho mình để có thể có được lãi gộp tốt nhất.
5. Ý nghĩa lợi nhuận gộp
Doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận gộp để đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất và kinh doanh sản
phẩm. Tuy nhiên vì quá trình sản xuất và kinh doanh có rất nhiều khâu, thiều thành phần nên không ít
công ty đã mắc sai lầm trong quá trình tính toán lợi nhuận gộp, nhầm lẫn giữa lãi và lỗ.
Đặc biệt là những tiểu thương buôn bán nhỏ lẻ, kinh doanh dựa vào cảm tính và không có tính toán rõ
ràng. Việc vạch ra cụ thể từng loại chi phí và vai trò của nó trong quá trình kinh doanh là vô cùng cần
thiết bởi nó giúp người kinh doanh đánh giá chính xác hơn tình hình hoạt động của công ty, doanh
nghiệp hay tổ chức. Từ đó kiểm soát chi phí và đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp.
Như đã nói, lợi nhuận gộp được coi như "thước đo thành công" của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà
chỉ số này cũng có tác động rất lớn đến quyết định mở rộng quy mô kinh doanh. Thông qua các số liệu
thu được, công ty sẽ xem xét vấn đề phân phối các loại chi phí, kiểm soát tốt lợi nhuận gộp giúp thu
hút các nhà đầu tư vốn vào công ty cao hơn.
Lợi nhuận gộp còn là một căn cứ để so sánh, đánh giá các doanh nghiệp cùng ngành nghề. Đây là chỉ
số phản ảnh hiệu quả kinh doanh, nên nếu doanh nghiệp có lợi nhuận gộp cao so với các đối thủ cùng
ngành, điều này cho thấy doanh nghiệp đang làm ăn hiệu quả, có sức khỏe tài chính tốt.
Tuy nhiên, trong quá trình lựa chọn công ty, nhà đầu tư cũng cần lưu ý các chỉ số tài chính khác để đưa
ra lựa chọn khách quan, chính xác nhất.
6. Lợi nhuận gộp khác với lợi nhuận ròng như thế nào?
Tầm quan trọng của việc biết sự khác biệt giữa lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng: Lợi nhuận ròng cho
các chủ nợ biết nhiều hơn về tình hình kinh doanh của bạn và tiền mặt khả dụng hơn là lợi nhuận gộp.
Khi các nhà đầu tư muốn đầu tư vào công ty của bạn, họ sẽ tham khảo lợi nhuận ròng của doanh
nghiệp bạn đề kiểm tra xem nó có đán để đầu tư tiền của họ hay không. Mặt khác, hiểu được xu
hướng lợi nhuận gộp có thể giúp bạn tìm cách giảm thiểu giá vốn hàng bán hoặc tăng giá sản phẩm
của mình. Và nếu lợi nhuận gộp của bạn nhỏ hơn lợi nhuận ròng, thì bạn biết rằng bạn cần phải tìm
cách cắt giảm chi phí của mình.
Người đầu tư cần biết giá trị chính xác của lợi nhuận gộp và ròng để tạo báo cáo thu nhập: báo cáo tài
chính phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của bạn. Không biết sự khác biệt giữa hai tài liệu này
có thể dẫn đến các tài liệu tài chính không chính xác thể hiện bức tranh không thực tế về doanh
nghiệp của bạn. Ba tài liệu tài chính hỗ trợ ban lãnh đạo trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh
quan trọng, vì vậy nếu chúng hiển thị thông tin lợi nhuận không chính xác, nó sẽ ảnh hưởng đến việc
ra quyết định của họ.
Ví dụ, nếu một công ty thuê quá ít công nhân sản xuất cho mùa bận rộn của mình, điều đó sẽ dẫn đến
việc trả lương làm thêm giờ cho những công nhân hiện có của mình. Kết quả là chi phí lao động cao
hơn và giảm lợi nhuận gộp. Tuy nhiên, việc sử dụng lợi nhuận gộp làm thước đó lợi nhuận tổng thể sẽ
không đầy đủ vì nó không bao gồm tất cả các chi phí khác liên quan đến việc hành một doanh nghiệp thành công.
Về mặt hạn chế của lợi nhuận gộp và thu nhập ròng: Lợi nhuận gộp có thể có những hạn chế vì nó
không áp dụng cho tất cả các công ty và ngành nghề. Ví dụ, một công ty dịch vụ sẽ không có chi phí sản
xuất cũng như giá vốn hàng bán. Mặc dù thu nhập ròng là thước đo đầy đủ nhất về lợi nhuận của một
công ty, nhưng nó cũng có những hạn chế và có thể gây hiểu nhầm. Ví dụ, nếu một công ty bán một
tòa nhà, tiền từ việc bán tài sản đó sẽ làm tăng thu nhập ròng trong khoảng thời gian đó. Các nhà đầu
tư chỉ nhìn vào thu nhập ròng có thể hiểu sai lợi nhuận của công ty là sự gia tăng việc bán hàng hóa và
dịch vun của công ty.