Lợi suất trái phiếu tương đương (BOND EQUIVALENT YIELD) là gì ?

Lợi suất trái phiếu tương đương là gì? Ý nghĩa? Công thức tính lợi suất ra sao? Bài viết này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lợi suất trái phiếu tương đương. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Thông tin:
4 trang 2 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Lợi suất trái phiếu tương đương (BOND EQUIVALENT YIELD) là gì ?

Lợi suất trái phiếu tương đương là gì? Ý nghĩa? Công thức tính lợi suất ra sao? Bài viết này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lợi suất trái phiếu tương đương. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Lợi suất trái phiếu tương đương (BOND EQUIVALENT YIELD)
là gì ?
Lợi suất trái phiếu tương đương là gì? Ý nghĩa? Công thức tính lợi suất ra sao? Bài viết này sẽ giúp chúng
ta hiểu rõ hơn về lợi suất trái phiếu tương đương
1. Lợi suất trái phiếu tương đương (Bond Equivalent Yield - Bey) là
gì?
1.1. Lợi suất là gì?
Các thương nhân, các chính trị gia và các nhà báo thường chú ý rất nhiều đến sự tăng giảm của lợi suất,
coi đó như là thước đo tâm lý vui buồn của thị trường tài chính và uy tín của một quốc gia, doanh nghiệp.
Vậy lợi suất là gì?
Lơi suất (YIELD) là lợi nhuận trên một khoản cho vay hoặc đẫu tư, được tính theo phần trăm của giá. Lợi
suất có thể được tính toán bằng cách chia lợi nhuận cho giá mua, giá thị trường hiện tại hoặc bất kỳ số đo
giá trị nào khác. Trong đầu tư để nhận tiền lãi, như những khoản cho vay hoặc tiền gửi của ngân hàng, thì
lợi suất là thu nhập tiền lãi chia cho số dư khoản vay hay tiền gửi trung bình. Trong chứng khoán có thu
nhập cố định như trái phiếu, lợi suất sẽ dao động khi giá trái phiếu tăng hoặc giảm, có nghĩa là lợi suất hiện
tại sẽ khác với lợi suất mua lại trên cùng một khoản đầu tư.
1.2. Lợi suất trái phiếu tương đương là gì?
Nếu gửi tiền tiết kiệm (savings) thì phần lợi nhuận thu được gọi là lãi (interest) theo một lãi suất (interest
rate) nhất định thỏa thuận giữa người gửi và ngân hàng. Nếu bỏ tiền mua cổ phiếu (stock) trên thị trường
chứng khoán, phần lợi nhuận được chia định kỳ gọi là cổ tức (dividend). Khác với interest, dividend không
có một mức cố định mà biến động theo kết quả kinh doanh của công ty phát hành cổ phiếu đó.
Với trái phiếu (bond) thì khác. Ngoài yếu tố tiền lãi (coupon rate), người đầu tư vào bond còn được hưởng
một khoản nữa, gọi là yield, tạm dịch tiếng Việt là “lợi suất”. Cũng như sản phẩm tiền gửi tiết kiệm, kỳ
phiếu, bond có mức lãi suất (coupon rate) cố định, được ấn định thông qua kết quả đấu thầu (auction) trái
phiếu. Tuy nhiên, một khi đã phát hành và lưu thông trên thị trường, bond trở thành một sản phẩm tài chính
được các nhà đầu tư mua đi bán lại trên thị trường chứng khoán.
Khi ấy, lãi suất và kỳ hạn của bond không thay đổi (interest payment and maturity dates remain
constant) nhưng giá (price) của bond lại thay đổi theo cung-cầu của thị trường. Sự thay đổi giá của bond
yếu tố tạo nên lợi suất (yield).
Như vậy, lợi suất trái phiếu tương đương (Tiếng anh: Bond Equivalent Yield) - BEY cho phép chứng
khoán thu nhập cố định có khoản thanh toán không phải là hàng năm để so sánh với chứng khoán có lợi
tức hàng năm. BEY là một cách tính để khôi phục trái phiếu chiết khấu nửa năm, hàng quý hoặc hàng tháng
hoặc lãi suất ghi chú thành lợi tức hàng năm và là sản lượng được trích dẫn trên báo. Ngoài ra, nếu biết
được lợi suất nửa năm hoặc hàng quý đến ngày đáo hạn của trái phiếu, thì phép tính tỷ lệ phần trăm hàng
năm (APR) có thể được sử dụng.
1.3. Làm rõ hơn về lợi suất trái phiếu tương đương
Các công ty huy động vốn bằng hai cách chính: vốn cổ phần và nợ. Vốn cổ phần được phân bổ cho các
nhà đầu tư dưới dạng cổ phiếu phổ thông. Nó được ưu tiên thứ hai sau nợ trong trường hợp công ty bị vỡ
nợ hay phá sản; và nó cũng không đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư nếu công ty thất bại.
Ngược lại, nợ được xem là một cách an toàn và ít chi phí hơn để phát hành cho nhà đầu tư. Công ty phải
chi trả cho các khoản nợ bất kể tăng trưởng lợi nhuận là như thế nào. Hình thức này giúp mang đến cho
nhà đầu tư trái phiếu một dòng thu nhập đáng tin cậy hơn.
Không phải tất cả trái phiếu đều giống nhau. Đa số trái phiếu sẽ chi trả cho nhà đầu tư hàng năm hay nửa
năm. Một vài loại trái phiếu, như trái phiếu không lãi suất sẽ không trả lãi, nhưng thay vào đó nó được bán
với giá thấp hơn mệnh giá. Nhà đầu tư sẽ có được lợi nhuận vào ngày trái phiếu đáo hạn.
Để so sánh lãi suất giữa các dạng chứng khoán và các khoản đầu tư khác nhau, nhà phân tích sẽ sử
dụng lợi suất trái phiếu tương đương.
2. Ý nghĩa của lợi suất trái phiếu tương đương (BEY)
Sự tăng giảm lợi suất trái phiếu chứa đựng thông tin về độ tin cậy (creditworthiness) của nhà phát
hành (issuer): lợi suất thấp thì độ tin cậy cao hơn và ngược lại; khi nhà phát hành có nguy cơ phá sản thì lợi
suất trái phiếu tăng vọt và giá trái phiếu lao dốc. Năm 2010, thị trường lo ngại chính phủ Hy Lạp không trả
được nợ, các nhà đầu tư đang nắm giữ trái phiếu chính phủ Hy Lạp đã vội vã bán tháo với giá thấp để thu
hồi vốn, và lợi suất tăng cao gấp nhiều lần so với lợi suất trái phiếu các chính phủ châu Âu khác.
Trái phiếu nhìn chung ít rủi ro hơn cổ phiếu và sự thay đổi lợi suất lại báo hiệu những xu hướng đáng chú ý
khác: nếu lợi suất giảm đồng loạt cả ở những trái phiếu an toàn nhất thì có khả năng thị trường đang lo lắng
và bi quan, nền kinh tế sắp đi vào giai đoạn trì trệ thậm chí suy thoái; nhà đầu tư không muốn bỏ tiền vào
các lĩnh vực rủi ro như chứng khoán (stock), hàng hóa chiến lược (commodities) mà muốn tìm nơi trú ẩn an
toàn cho đồng vốn, trong đó trái phiếu chính phủ được coi là kênh đầu tư an toàn. Khi có nhiều nhà đầu tư
đổ tiền vào thị trường trái phiếu thì giá trái phiếu tăng lên, lợi suất giảm xuống tương ứng.
3. Công thức tính lợi suất trái phiếu tương đương
Để so sánh lợi nhuận của chứng khoán chiết khấu với các khoản đầu tư khác theo nghĩa tương đối, các
nhà phân tích sử dụng công thức lợi suất tương đương trái phiếu.
Công thức lợi suất tương đương trái phiếu được tính bằng cách chia chênh lệch giữa mệnh giá của trái
phiếu và giá mua trái phiếu với giá của trái phiếu. Lấy kết quả nhận được nhân với 365 chia cho d, trong đó
“d” bằng số ngày đến khi đáo hạn. Phần đầu tiên của phương trình là công thức hoàn vốn tiêu chuẩn và
hiển thị lợi tức đầu tư. Phần thứ hai của công thức hàng năm phần đầu tiên của công thức.
Ví dụ: Nếu một nhà đầu tư mua một trái phiếu phiếu mua hàng trị giá 1.000 đô la với giá 900 đô la và dự
kiến sẽ được trả bằng mệnh giá trong sáu tháng, anh ta kiếm được 100 đô la. Phần đầu tiên của phép tính
là mệnh giá hoặc mệnh giá trừ đi giá của trái phiếu. Câu trả lời là $ 1.000 trừ $ 900, hoặc $ 100. Tiếp theo,
chia 100 đô la cho 900 đô la để có được lợi tức đầu tư, là 11%. Phần thứ hai của công thức hàng năm 11%
bằng cách nhân nó với 365 chia cho số ngày cho đến khi trái phiếu đáo hạn, một nửa của 365. Do đó, lợi
suất tương đương của trái phiếu là 11% nhân với hai, hoặc 22%.
4. Những rủi ro cần lưu ý khi đầu tư trái phiếu?
Được coi là một xu hướng đầu tư mới với lãi suất cao hơn hẳn lãi suất tiền gửi ngân hàng, thời gian qua
thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, các
chuyên gia kinh tế và cơ quan chức năng cũng đã đưa ra không ít cảnh báo liên quan đến những yếu tố rủi
ro tiềm ẩn khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp mà không tìm hiểu kỹ về đơn vị phát hành
Thực tế cho thấy, nếu thị trường trái phiếu doanh nghiệp được quản lý tốt thì sẽ giúp doanh nghiệp có điều
kiện huy động vốn để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, trái phiếu doanh nghiệp cũng trở
thành một hướng đầu tư hiệu quả, an toàn, bên cạnh việc gửi tiền tiết kiệm.
4.2. Rủi ro lãi suất
Lãi suất và giá trái phiếu có mối quan hệ nghịch đảo. Khi lãi suất giảm, các nhà đầu tư cố gắng nắm bắt
hoặc khoá lợi suất cao nhất trong thời gian lâu nhất có thể. Họ sẽ thu lãi từ trái phiếu trả lãi suất cao hơn so
với giá thị trường bấy giờ. Sự gia tăng nhu cầu dẫn đến việc tăng giá trái phiếu. Ngược lại, khi mức lãi suất
hiện hành tăng lên, các nhà đầu tư đương nhiên sẽ từ bỏ những trái phiếu trả lãi suất thấp. Điều này sẽ làm
cho giá trái phiếu giảm xuống
4.3. Rủi ro khi tái đầu tư
Tái đầu tư là việc trái chủ đã nhận được tiền nhưng không có cơ hội tái đầu tư lại với mức lãi suất tương
đương. Đây là hình thức khá phổ biến ở các doanh nghiệp và nó ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà đầu tư.
Đặc tính để thu hồi của trái phiếu cho phép tổ chức phát hành mua lại trái phiếu trước ngày đáo hạn. Kết
quả là người sở hữu trái phiếu nhận được khoản thanh toán gốc có giá trị cao hơn so với mệnh giá.
Tuy nhiên, mặt trái của một trái phiếu có thể thu hồi đó là nhà đầu tư nhận được tiền nhưng không thể tái
đầu tư ở mức lãi suất tương đương. Về lâu dài, rủi ro tái đầu tư có tác động xấu đến lợi nhuận đầu tư. Do
đó khi quyết định mua trái phiếu, nhà đầu tư sẽ lựa chọn những trái phiếu không có đặc tính thu hồi để có
thể nhận được mức lãi suất cao hơn, đồng thời giảm rủi ro khi tái đầu tư trong những lần tiếp theo.
4.4. Rủi ro thanh khoản
Thanh khoản là khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản. Trong một vài trường hợp, nhà đầu tư có thể
không bán được trái phiếu doanh nghiệp của mình một cách nhanh chóng do thị trường của trái phiếu đó
quá nhỏ với chỉ vài người mua và bán dẫn đến giá cả bị biến động. Chúng tác động trực tiếp đến tỷ suất lợi
nhuận của trái chủ. Lãi suất thấp trong một đợt phát hành trái phiếu có thể dẫn đến biến động giá đáng kể
và có tác động xấu đến tổng lợi nhuận của trái chủ (khi bán). Cũng giống như cổ phiếu được giao dịch trong
một thị trường thưa thớt, bạn có thể buộc phải bán trái phiếu với một mức giá thấp hơn nhiều so với dự
kiến.
4.5. Rủi ro lạm phát
Trong thời gian gần đây, tình trạng lạm phát tại thị trường Việt nam diễn ra ngày càng phổ biến và nhanh
chóng. Lạm phát ảnh hưởng không nhỏ đến sự gia tăng tốc độ lãi suất, làm giảm sức mua trái phiếu và
khiến trái chủ thu về lợi suất âm. Khi chi phí sinh hoạt và lạm phát gia tăng với tốc độ nhanh hơn so với tốc
độ của lãi suất đầu tư trái phiếu, kihi đó, sức mua của các nhà đầu tư sẽ giảm và thậm chí có thể thu về
mức lợi suất âm. Cụ thể, giả sử một nhà đầu tư trái phiếu có khả năng thu được mức lãi suất 2%, nếu lạm
phát tăng lên 4% sau khi họ đầu tư, thì lợi suất của nhà đầu tư thực tế chỉ còn là -2%.
Tóm lại, theo dõi diễn biến của lợi suất trái phiếu tương đương là việc làm thường xuyên không chỉ của giới
đầu tư mà còn là cửa những người quan tâm đến kinh tế.
| 1/4

Preview text:

Lợi suất trái phiếu tương đương (BOND EQUIVALENT YIELD) là gì ?
Lợi suất trái phiếu tương đương là gì? Ý nghĩa? Công thức tính lợi suất ra sao? Bài viết này sẽ giúp chúng
ta hiểu rõ hơn về lợi suất trái phiếu tương đương
1. Lợi suất trái phiếu tương đương (Bond Equivalent Yield - Bey) là gì?
1.1. Lợi suất là gì?
Các thương nhân, các chính trị gia và các nhà báo thường chú ý rất nhiều đến sự tăng giảm của lợi suất,
coi đó như là thước đo tâm lý vui buồn của thị trường tài chính và uy tín của một quốc gia, doanh nghiệp. Vậy lợi suất là gì?
Lơi suất (YIELD) là lợi nhuận trên một khoản cho vay hoặc đẫu tư, được tính theo phần trăm của giá. Lợi
suất có thể được tính toán bằng cách chia lợi nhuận cho giá mua, giá thị trường hiện tại hoặc bất kỳ số đo
giá trị nào khác. Trong đầu tư để nhận tiền lãi, như những khoản cho vay hoặc tiền gửi của ngân hàng, thì
lợi suất là thu nhập tiền lãi chia cho số dư khoản vay hay tiền gửi trung bình. Trong chứng khoán có thu
nhập cố định như trái phiếu, lợi suất sẽ dao động khi giá trái phiếu tăng hoặc giảm, có nghĩa là lợi suất hiện
tại sẽ khác với lợi suất mua lại trên cùng một khoản đầu tư.
1.2. Lợi suất trái phiếu tương đương là gì?
Nếu gửi tiền tiết kiệm (savings) thì phần lợi nhuận thu được gọi là lãi (interest) theo một lãi suất (interest
rate)
nhất định thỏa thuận giữa người gửi và ngân hàng. Nếu bỏ tiền mua cổ phiếu (stock) trên thị trường
chứng khoán, phần lợi nhuận được chia định kỳ gọi là cổ tức (dividend). Khác với interest, dividend không
có một mức cố định mà biến động theo kết quả kinh doanh của công ty phát hành cổ phiếu đó.
Với trái phiếu (bond) thì khác. Ngoài yếu tố tiền lãi (coupon rate), người đầu tư vào bond còn được hưởng
một khoản nữa, gọi là yield, tạm dịch tiếng Việt là “lợi suất”. Cũng như sản phẩm tiền gửi tiết kiệm, kỳ
phiếu, bond có mức lãi suất (coupon rate) cố định, được ấn định thông qua kết quả đấu thầu (auction) trái
phiếu. Tuy nhiên, một khi đã phát hành và lưu thông trên thị trường, bond trở thành một sản phẩm tài chính
được các nhà đầu tư mua đi bán lại trên thị trường chứng khoán.
Khi ấy, lãi suất và kỳ hạn của bond không thay đổi (interest payment and maturity dates remain
constant)
nhưng giá (price) của bond lại thay đổi theo cung-cầu của thị trường. Sự thay đổi giá của bond
yếu tố tạo nên lợi suất (yield).
Như vậy, lợi suất trái phiếu tương đương (Tiếng anh: Bond Equivalent Yield) - BEY cho phép chứng
khoán thu nhập cố định có khoản thanh toán không phải là hàng năm để so sánh với chứng khoán có lợi
tức hàng năm. BEY là một cách tính để khôi phục trái phiếu chiết khấu nửa năm, hàng quý hoặc hàng tháng
hoặc lãi suất ghi chú thành lợi tức hàng năm và là sản lượng được trích dẫn trên báo. Ngoài ra, nếu biết
được lợi suất nửa năm hoặc hàng quý đến ngày đáo hạn của trái phiếu, thì phép tính tỷ lệ phần trăm hàng
năm (APR) có thể được sử dụng.
1.3. Làm rõ hơn về lợi suất trái phiếu tương đương
Các công ty huy động vốn bằng hai cách chính: vốn cổ phần và nợ. Vốn cổ phần được phân bổ cho các
nhà đầu tư dưới dạng cổ phiếu phổ thông. Nó được ưu tiên thứ hai sau nợ trong trường hợp công ty bị vỡ
nợ hay phá sản; và nó cũng không đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư nếu công ty thất bại.
Ngược lại, nợ được xem là một cách an toàn và ít chi phí hơn để phát hành cho nhà đầu tư. Công ty phải
chi trả cho các khoản nợ bất kể tăng trưởng lợi nhuận là như thế nào. Hình thức này giúp mang đến cho
nhà đầu tư trái phiếu một dòng thu nhập đáng tin cậy hơn.
Không phải tất cả trái phiếu đều giống nhau. Đa số trái phiếu sẽ chi trả cho nhà đầu tư hàng năm hay nửa
năm. Một vài loại trái phiếu, như trái phiếu không lãi suất sẽ không trả lãi, nhưng thay vào đó nó được bán
với giá thấp hơn mệnh giá. Nhà đầu tư sẽ có được lợi nhuận vào ngày trái phiếu đáo hạn.
Để so sánh lãi suất giữa các dạng chứng khoán và các khoản đầu tư khác nhau, nhà phân tích sẽ sử
dụng lợi suất trái phiếu tương đương.
2. Ý nghĩa của lợi suất trái phiếu tương đương (BEY)
Sự tăng giảm lợi suất trái phiếu chứa đựng thông tin về độ tin cậy (creditworthiness) của nhà phát
hành (issuer): lợi suất thấp thì độ tin cậy cao hơn và ngược lại; khi nhà phát hành có nguy cơ phá sản thì lợi
suất trái phiếu tăng vọt và giá trái phiếu lao dốc. Năm 2010, thị trường lo ngại chính phủ Hy Lạp không trả
được nợ, các nhà đầu tư đang nắm giữ trái phiếu chính phủ Hy Lạp đã vội vã bán tháo với giá thấp để thu
hồi vốn, và lợi suất tăng cao gấp nhiều lần so với lợi suất trái phiếu các chính phủ châu Âu khác.
Trái phiếu nhìn chung ít rủi ro hơn cổ phiếu và sự thay đổi lợi suất lại báo hiệu những xu hướng đáng chú ý
khác: nếu lợi suất giảm đồng loạt cả ở những trái phiếu an toàn nhất thì có khả năng thị trường đang lo lắng
và bi quan, nền kinh tế sắp đi vào giai đoạn trì trệ thậm chí suy thoái; nhà đầu tư không muốn bỏ tiền vào
các lĩnh vực rủi ro như chứng khoán (stock), hàng hóa chiến lược (commodities) mà muốn tìm nơi trú ẩn an
toàn cho đồng vốn, trong đó trái phiếu chính phủ được coi là kênh đầu tư an toàn. Khi có nhiều nhà đầu tư
đổ tiền vào thị trường trái phiếu thì giá trái phiếu tăng lên, lợi suất giảm xuống tương ứng.
3. Công thức tính lợi suất trái phiếu tương đương
Để so sánh lợi nhuận của chứng khoán chiết khấu với các khoản đầu tư khác theo nghĩa tương đối, các
nhà phân tích sử dụng công thức lợi suất tương đương trái phiếu.
Công thức lợi suất tương đương trái phiếu được tính bằng cách chia chênh lệch giữa mệnh giá của trái
phiếu và giá mua trái phiếu với giá của trái phiếu. Lấy kết quả nhận được nhân với 365 chia cho d, trong đó
“d” bằng số ngày đến khi đáo hạn. Phần đầu tiên của phương trình là công thức hoàn vốn tiêu chuẩn và
hiển thị lợi tức đầu tư. Phần thứ hai của công thức hàng năm phần đầu tiên của công thức.
Ví dụ: Nếu một nhà đầu tư mua một trái phiếu phiếu mua hàng trị giá 1.000 đô la với giá 900 đô la và dự
kiến sẽ được trả bằng mệnh giá trong sáu tháng, anh ta kiếm được 100 đô la. Phần đầu tiên của phép tính
là mệnh giá hoặc mệnh giá trừ đi giá của trái phiếu. Câu trả lời là $ 1.000 trừ $ 900, hoặc $ 100. Tiếp theo,
chia 100 đô la cho 900 đô la để có được lợi tức đầu tư, là 11%. Phần thứ hai của công thức hàng năm 11%
bằng cách nhân nó với 365 chia cho số ngày cho đến khi trái phiếu đáo hạn, một nửa của 365. Do đó, lợi
suất tương đương của trái phiếu là 11% nhân với hai, hoặc 22%.
4. Những rủi ro cần lưu ý khi đầu tư trái phiếu?
Được coi là một xu hướng đầu tư mới với lãi suất cao hơn hẳn lãi suất tiền gửi ngân hàng, thời gian qua
thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, các
chuyên gia kinh tế và cơ quan chức năng cũng đã đưa ra không ít cảnh báo liên quan đến những yếu tố rủi
ro tiềm ẩn khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp mà không tìm hiểu kỹ về đơn vị phát hành
Thực tế cho thấy, nếu thị trường trái phiếu doanh nghiệp được quản lý tốt thì sẽ giúp doanh nghiệp có điều
kiện huy động vốn để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, trái phiếu doanh nghiệp cũng trở
thành một hướng đầu tư hiệu quả, an toàn, bên cạnh việc gửi tiền tiết kiệm.
4.2. Rủi ro lãi suất
Lãi suất và giá trái phiếu có mối quan hệ nghịch đảo. Khi lãi suất giảm, các nhà đầu tư cố gắng nắm bắt
hoặc khoá lợi suất cao nhất trong thời gian lâu nhất có thể. Họ sẽ thu lãi từ trái phiếu trả lãi suất cao hơn so
với giá thị trường bấy giờ. Sự gia tăng nhu cầu dẫn đến việc tăng giá trái phiếu. Ngược lại, khi mức lãi suất
hiện hành tăng lên, các nhà đầu tư đương nhiên sẽ từ bỏ những trái phiếu trả lãi suất thấp. Điều này sẽ làm
cho giá trái phiếu giảm xuống
4.3. Rủi ro khi tái đầu tư
Tái đầu tư là việc trái chủ đã nhận được tiền nhưng không có cơ hội tái đầu tư lại với mức lãi suất tương
đương. Đây là hình thức khá phổ biến ở các doanh nghiệp và nó ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà đầu tư.
Đặc tính để thu hồi của trái phiếu cho phép tổ chức phát hành mua lại trái phiếu trước ngày đáo hạn. Kết
quả là người sở hữu trái phiếu nhận được khoản thanh toán gốc có giá trị cao hơn so với mệnh giá.
Tuy nhiên, mặt trái của một trái phiếu có thể thu hồi đó là nhà đầu tư nhận được tiền nhưng không thể tái
đầu tư ở mức lãi suất tương đương. Về lâu dài, rủi ro tái đầu tư có tác động xấu đến lợi nhuận đầu tư. Do
đó khi quyết định mua trái phiếu, nhà đầu tư sẽ lựa chọn những trái phiếu không có đặc tính thu hồi để có
thể nhận được mức lãi suất cao hơn, đồng thời giảm rủi ro khi tái đầu tư trong những lần tiếp theo.
4.4. Rủi ro thanh khoản
Thanh khoản là khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản. Trong một vài trường hợp, nhà đầu tư có thể
không bán được trái phiếu doanh nghiệp của mình một cách nhanh chóng do thị trường của trái phiếu đó
quá nhỏ với chỉ vài người mua và bán dẫn đến giá cả bị biến động. Chúng tác động trực tiếp đến tỷ suất lợi
nhuận của trái chủ. Lãi suất thấp trong một đợt phát hành trái phiếu có thể dẫn đến biến động giá đáng kể
và có tác động xấu đến tổng lợi nhuận của trái chủ (khi bán). Cũng giống như cổ phiếu được giao dịch trong
một thị trường thưa thớt, bạn có thể buộc phải bán trái phiếu với một mức giá thấp hơn nhiều so với dự kiến.
4.5. Rủi ro lạm phát
Trong thời gian gần đây, tình trạng lạm phát tại thị trường Việt nam diễn ra ngày càng phổ biến và nhanh
chóng. Lạm phát ảnh hưởng không nhỏ đến sự gia tăng tốc độ lãi suất, làm giảm sức mua trái phiếu và
khiến trái chủ thu về lợi suất âm. Khi chi phí sinh hoạt và lạm phát gia tăng với tốc độ nhanh hơn so với tốc
độ của lãi suất đầu tư trái phiếu, kihi đó, sức mua của các nhà đầu tư sẽ giảm và thậm chí có thể thu về
mức lợi suất âm. Cụ thể, giả sử một nhà đầu tư trái phiếu có khả năng thu được mức lãi suất 2%, nếu lạm
phát tăng lên 4% sau khi họ đầu tư, thì lợi suất của nhà đầu tư thực tế chỉ còn là -2%.
Tóm lại, theo dõi diễn biến của lợi suất trái phiếu tương đương là việc làm thường xuyên không chỉ của giới
đầu tư mà còn là cửa những người quan tâm đến kinh tế.