Luận văn thạc sĩ Dạy học đọc hiểu truyện ngắn theo định hướng phân hóa | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Luận văn thạc sĩ Dạy học đọc hiểu truyện ngắn theo định hướng phân hóa | Trường Đại học Sư phạm Hà Nộivới những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
LÊ THỊ HIỀN
DẠY HỌC ĐỌC HIỂU TRUYỆN NGẮN
Ở LỚP 9 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÂN HÓA
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
HÀ NỘI, NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
LÊ THỊ HIỀN
DẠY HỌC ĐỌC HIỂU TRUYỆN NGẮN
Ở LỚP 9 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÂN HÓA
Chuyên ngành: LL&PP dạy học Văn và tiếng Việt
Mã số: 8140111
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHAN THỊ HỒNG XUÂN
HÀ NỘI, NĂM 2022
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1Phân hóa trong giáo dục là một nguyên tắc đã được thực hiện từ lâu
những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới với những yêu cầu, mức độ và hình
thức khác nhau. Phân hóa một hoạt động đó cần phải phân loại
chia tách các đối tượng người học, từ đó tổ chức, vận dụng nội dung, phương
pháp hình thức sao cho phù hợp với đối tượng ấy nhằm đạt hiệu quả
caotrong dạy học. Đây định hướng giáo dục nhằm bảo đảm sự phù hợp
với các đối tượng học sinh khác nhau giúp phát triển tối đa điều kiệntiềm
năng của mỗi học sinh. Giáo dục học hiện đại quan tâm đến sự tham gia
phát triển của môi trường học, chú trọng phát triển năng lực người học nên
định hướng dạy học phân hóa.
Dạy học phân hóa thể hiện những ưu điểm đối với việc định hướng nội
dung phương pháp dạy học. Dạy học phân hóa trong môn Ngữ văn chính
một nhu cầu đòi hỏi tất yếu đối với người giáo viên. Dạy học phân hóa
trong môn Ngữ văn nói chung, trong dạy đọc hiểu truyện ngắn nói riêng
nhất đối với học sinh lớp 9, cho phép giáo viên lập kế hoạch dạy học
chủ đích hệ thống nhằm phát huy tối đa tiềm năng sẵn của mỗi học
sinhvề NLNT, kiểu trí tuệ, hứng thú học tập.
1.2 Một trong những quan điểm quan trọng để xây dựng chương trình giáo
dục phổ thông 2018 đó là:bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người
học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, năng bản, thiết
thực, hiện đại; hài hoà đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến
thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp
cao các lớp học dưới, phân hoá dần các lớp học trên; thông qua các
phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động tiềm
năng của mỗi học sinh, các phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo
dục phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó.”. Trong đó, dạy học
môn Ngữ văn cần “vận dụng các phương pháp giáo dục theo định hướng
chung dạy học tích hợp phân hóa; đa dạng hóa các hình thức tổ chức,
phương pháp và phương tiện dạy học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo trong học tập vận dụng kiến thức, năng của học sinh.” Theo đó,
chương trình môn Ngữ văn 2018 được thiết kế theo các mạch chính tương
ứng với các năng đọc - viết nói - nghe. Kiến thức tiếng Việt văn học
được tích hợp trong quá trình dạy học đọc - viết nói - nghe. Các ngữ liệu
được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở mỗi
cấp học mới được thiết kế theo hướng tích hợp cao các lớp học dưới
phân hóa dần ở các lớp học trên.
1.3 Đọc hiểu tác phẩm văn học là một mạch quan trọng trong chương trình
GDPT môn Ngữ văn bậc THCS, trong đó dạy đọc hiểu thể loại truyện ngắn là
một phần không thể thiếu. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của
việc dạy văn là dạy cho học sinh năng lực đọc, kĩ năng đọc để học sinh có thể
đọc– hiểu bất cứ văn bản nào cùng loại. “Từ đọc hiểu văn trực tiếp nhận
các giá trị văn học, trực tiếp thể nghiệm các tư tưởng và cảm xúc được truyền
đạt bằng nghệ thuật ngôn từ, hình thành cách đọc riêng có cá tính. Đó là con
đường duy nhất để bồi dưỡng cho học sinh năng lực của chủ thể tiếp nhận
thẩm mĩ” (Theo GS Trần Đình Sử). Tuy nhiên, cũng phải khẳng định một
thực trạng chung là phần lớn giáo viên khi áp dụng dạy học phân hóa còn khá
lúng túng trong việc tổ chức dạy học văn nói chung, dạy học đọc hiểu nói
riêng dẫn đến hiệu quả giảng dạy chưa cao. Đa phần người dạy học phân hóa
dựa trên kinh nghiệm của bản thân chứ chưa được trang bị các năng,
phương pháp dạy học nên thiết kế tổ chức bài dạy chưa thật bài bản. Mặc
đã những hiểu biết nhất định về tầm quan trọng của dạy học phân hóa,
dạy đọc hiểu văn bản nhưng nhiều giáo viên cũng chưa tiến hành thực hiện
một cách có đầu tư và thực sự nghiêm túc.
Thêm vào đó, các bài học dạy đọc hiểu tác phẩm văn học trong chương
trình THCS vẫn thường được tiến hành theo kiểu truyền thống, việc vận dụng
các kĩ thuật dạy học để phát huy năng lực của học sinh trong việc tạo lập văn
bản rất hạn chế nên tiết học đọc văn chưa thực sự tạo được hứng thú cho
người học. Giáo viên vẫn còn nặng về việc truyền đạt kiến thức mà chưa thực
sự chú trọng rèn năng lực đọc hiểu cho học sinh. Trong quá trình dạy đọc, chủ
yếu giáo viên vẫn hướng dẫn học sinh đọc và hiểu văn bản theo cách hiểu của
mình, cách hiểu chung bỏ qua những phát hiện, những ý hiểu theo hướng
khác của học sinh. Hơn nữa, việc truyền thụ kiến thức chủ yếu vẫn diễn ra
một chiều rất ít sự tương tác giữa giáo viên học sinh, dẫn đến giờ
học đọc văn thật sự nhàm chán, chỉ đọc và ghi, thiếu sự sáng tạo.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Dạy
học đọc hiểu truyện ngắn lớp 9 theo định hướng phân hóa” với mong
muốn góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học phát
triển năng lực của học sinh. Từ đó, giúp học sinh hào hứng, tự tin nhập cuộc
vào việc đọc hiểu tác phẩm văn học nói chung, thể loại truyện ngắn nói riêng,
tạo sự hứng thú đối với môn học, hướng tới đáp ứng đòi hỏi cấp bách của thời
đại.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Những nghiên cứu về dạy học phân hóa
Những sở khoa học của dạy học phân hóa phải kể đến thuyết về
“Vùng phát triển gần nhất” của L.X.Vygotsky (1869 - 1934 ), nhà tâm học
xuất sắc của Liên xô. Vygotsky đã chỉ ra quá trình phát triển của người học
diễn ra hai mức độ : . vùng phát triển gần nhất vùng phát triển hiện tại
Theo thuyết của Vygotsky, trình độ ban đầu của học sinh tương ứng với
“vùng phát triển hiện tại”. Trình độ này cho phép học sinh thể thu được
những kiến thức gần gũi nhất với kiến thức để đạt được trình độ mới cao
hơn, Vygotsky gọi đó là “vùng phát triển gần nhất”.
Năm 1983, Giáo Tiến Howard Gardner của Đại học Havard Mỹ
công bố công trình nghiên cứu rất nhiều năm của ông về trí thông minh mang
tên “Frame of Mind: Theo theory of multiple intelligences”, tạm dịch “cơ
cấu của trí tuệ”: cung cấp một cái nhìn mới mẻ về trí thông minh, đã được đón
nhận rộng rãi đưa vào trong chương trình giáo dục trên toàn nước Mỹ.
Thuyết “Đa trí tuệ” của Howard Gardner đã thách thức sự thống trị của định
nghĩa truyền thống về trí thông minh IQ chỉ hai khả năng duy ngôn ngữ
toán học. Theo thuyết đa trí tuệ, con người 8 loại hình trí tuệ, đại diện
chính xác hơn cho sự đa dạng của con người trong việc thu nhận và ứng dụng
trí tuệ đó: Trí tuệ logic toán học, ngôn ngữ, tương tác giao tiếp, nội tâm,
vận động, thiên nhiên, thị giác, âm nhạc; mỗi người đều một hoặc vài
kiểu trí tuệ vượt trội. Rất nhiều các tác giả như: Thomas Amstrong ,
Tomlinson ... đều đồng tình áp dụng thuyết đa trí tuệ vào việc giảng dạy
trên lớp học. Họ cho rằng cần phải quan tâm và khơi gợi những tiềm năng, tạo
điều kiện cho học sinh được phát huy trí tuệ vượt trội của mình. Chính thuyết
đa trí tuệ sở cho dạy học phân hóa được hình thành, từ đó phát hiện
tối ưu hóa những thế mạnh trí tuệ của học sinh. John Deway nhà giáo dục
học người Mỹ cho rằng: “Mục tiêu giáo dục phải được căn cứ trên hoạt động
nhu cầu bên trong của các nhân cụ thể đang chịu sự giáo dục”. Ông
khẳng định mục đích của giáo dục bao giờ cũng phải dựa trên sở những
nhu cầu của cá nhân và các hoạt động cụ thể thì mới tạo ra sự liên hệ giữa các
phương pháp dạy học.
Từ những năm 1970, các nhà giáo dục nước Mỹ đã đề cập đến khái niệm
“phong cách học tập”. Họ đặc biệt chú ý đến phong cách học tập phù hợp với
từng nhân sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Tác giả Carol Ann Tomlinson
trường Đại học Virginia – Mỹ đã đưa ra khái niệm “Lớp học phân hóa” (The
diffirentated classroom ). Đây là lớp học đó chú ý đến sự khác biệt của
mỗi cá nhân, từ đó sẽ đưa ra những phương pháp học tập hiệu quả. Tác giả đã
khẳng định rằng:Những học sinh phong cách học tập khác nhau sẽ
những cách tiếp cận và xử lí thông tin khác nhau.”
Tại Việt Nam, việc nghiên cứu Dạy học phân hóa cũng đã được quan tâm
từ lâu. Một số công trình nghiên cứu đã được đưa vào thực tế đạt được
những kết quả nhất định . Đề tài “Một số giải pháp thực hiện chương trình
giáo dục phổ thông theo định hướng phân hóa” của PGS.TS Tôn Thân (đề tài
cấp Bộ) đã đưa ra sở khoa học đề xuất 9 giải pháp thực hiện chương
trình GDPT theo định hướng phân hóa. Đề tài cấp Bộ Về phân hóa trong
GDPT Việt Nam giai đoạn sau năm 2015” của PGS.TS Nguyễn Thị Minh
Phươngđã tìm hiểu sự khác biệt về nhịp độ nhận thức, khả năng trí tuệ
khuynh hướng trong lĩnh vực hoạt động của học sinh lớp 9, lớp 10. Bên cạnh
đó, các nhà nghiên cứ cũng rất quan tâm đến việc chia dạy học phân hóa
thành các cấp độ: Nguyễn Thị Hồng Vân, Đào Thái Lan đề xuất chia thành 2
cấp độ (thông qua cách thức tổ chức trường, lớp) phân hóa phân
hóa vi (trong một lớp các phương diện giáo án, quy trình dạy học, hệ
thống bài tập, kiểm tra, đánh giá trên từng đối tượng Hoàng Hà, Đặng).
Thành Hưng nghiên cứu các phương án tổ chức dạy học phân hóa cấp độ
chương trình giáo dục phổ thông, thực hiện phân hóa bằng chương trình, các
cách quản lớp học phân hóa... Phan Trọng Ngọ trong “Các thuyết phát
triển tâm người” đã dựa vào đặc điểm để tiếp cận học sinh một cách hiệu
quả nhất.
Riêng đối với môn Ngữ văn, một số công trình khoa học, luận văn đã
nghiên cứu vận dụng quan điểm về dạy học phân hóa như: Luận văn khoa học
giáo dục “Dạy học phân hóa thơ trữ tình trung đại Việt Nam trong chương
trình Ngữ văn THPT” của tác giả Phạm Thị Ánh Ngọc, trường ĐHSP Thái
Nguyên năm 2012. Luận văn khoa học giáo dục “Tổ chức dạy học bài Từ ngữ
tiếng Việt cho học sinh trường dự bị đại học dân tộc theo hướng phân hóa”
của tác giả Nguyễn Phương Linh, trường ĐHQG Hà Nội năm 2017. Luận văn
khoa học giáo dục “Dạy học Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi trường
Phổ thông theo quan điểm dạy học phân hóa” của tác giả Hoàng Thị Thanh,
ĐHSP Hà Nội năm 2019. Luận văn “Dạy học làm văn nghị luận về thơ trữ
tình lớp 11 theo định hướng phân hóa” của tác giả Phùng Thị Việt Nga,
ĐHSP Nội năm 2021... Tất cả các luận văn này đều đề xuất những phương
pháp, biện pháp dạy học ở một số văn bản cụ thể trong chương trình Ngữ văn
THPT theo quan điểm dạy học phân hóa. Đồng thời, đánh dấu sự nghiên cứu
ứng dụng dạy học phân hóa vào môn Ngữ văn cụ thể về mục tiêu, nội
dung, phương pháp từng bài học. Các tác giả đều xuất phát từ luận
thực tiễn dạy học phân hóa để đưa ra quy trình thực hiện khá cụ thể, chi tiết,
nhằm tạo hứng thú cho học sinh và nâng cao hiệu quả giờ học.
2.2. ViệtNhững nghiên cứu về dạy học đọc hiểu truyện ngắn hiện đại
Nam
Nghiên cứu về việc dạy học đọc hiểu truyện ngắn hiện đại Việt Nam có thể
kể đến nhiều cuốn sách, luận văn, bài báo khoa học có nhiều đóng góp cụ thể,
thiết thực như:
Tác giả Trần Thanh Đạm trong cuốn Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học
theo loại thể” đã đưa ra khá cụ thể cách tiếp cận văn bản truyện ngắn theo đặc
trưng thể loại.
Tác giả Phan Thị Nở trong bài viết “Dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện
đại trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông hiện hành theo định
hướng phát triển năng lực” đã đem đến một góc nhìn khái quát từ việc phân
tích nội dung, dung lượng giảng dạy trong chương trình hiện hành, phương
pháp đang được áp dụng đề xuất một tiến trình dạy học cụ thể theo định
hướng lấy người học làm trung tâm.
Tác giả Nguyễn Văn Thái trong bài viết “Vận dụng tình huống vấn đề
vào dạy học văn xuôi Việt Nam sau 1975 trung học phổ thông theo hướng
phát triển năng lực tư duy phản biện” cũng đã góp một hướng khai thác mới,
kích thích tính hứng thú, tự học, tư duy sáng tạo của học sinh. Bài viết đưa ra
gợi ý về một số tình huống vấn đề được vận dụng vào dạy học đọc hiểu
văn bản văn xuôi sau 1975 ở trung học phổ thông.
“SGK và SGV Ngữ văn” vừa là công cụ dạy học, đồng thời cũng là những
tài liệu tham khảo khoa học rất hữu ích .Bộ SGK Ngữ văn chương trình
THCS chuẩn do tác giả Nguyễn Khắc Phi tổng chủ biên đã có những thay đổi
so với bộ SGK chỉnh lí hợp nhất năm 2000. Bộ SGK Ngữ văn đã định hướng
cho giáo viên và học sinh khám phá phân tích tác phẩm bằng hệ thống câu hỏi
hướng dẫn học bài, bằng yêu cầu cần đạt ghi nhớ đầu cuối mỗi bài
học. Phần yêu cầu cần đạt giúp giáo viên xác định được trọng tâm kiến thức
của bài học, giúp học sinh kiểm tra việc dạy của giáo viên việc tiếp thu
kiến thức của mình. Phần hệ thống câu hỏi được phân hóa hướng dẫn học bài
giúp học sinh từng bước khám phá, tiếp cận văn bản đồng thời cũng
hướng dẫn giáo viên tổ chức giờ học.
Như vậy có thể thấy, các công trình trên đều quan tâm đến việc hình thành
và rèn luyện năng đọc hiểu đọc hiểu thể loại truyện ngắn cho học sinh.
Song, các nhà nghiên cứu chưa đề cập nhiều đến việc phát triển năng lực hoặc
huy động năng lực để đọc hiểu truyện ngắn theo định hướng phân hóa.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề tài đưa ra cách tìm kiến giải
pháp dạy đọc hiểu truyện ngắn hiện đại Việt Nam lớp 9 theo định hướng
phân hóa nhằm tạo hứng thú học tập, phát huy thế mạnh của mỗi học sinh,
góp phần nâng cao chất lượng dạy đọc hiểu truyện ngắn lớp 9 trong nhà
trường THCS hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu quá trình tổ chức dạy học đọc hiểu
truyện ngắn hiện đại Việt Nam ở lớp 9 theo định hướng phân hóa.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghn cứu về truyện ngắn hiện đại Việt Nam ở
lớp 9 bao gồm các tác phẩm được ng tác trong hai cuộc kháng chiến chống
Pháp, và sau m 1975.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đề tài nhằm xác lập những tiền đề luận về dạy học phân hóa trong nhà
trường, đặc biệt dạy học đọc hiểu truyện ngắn khảo sát thực tiễn dạy
học đọc hiểu truyện ngắn hiện đại Việt Nam lớp 9 theo Chương trình hiện
hành. Từ đó tạo tiền đề cho việc nghiên cứu giải pháp dạy học phân hóa. Đề
xuất tiến trình dạy học đọc hiểu truyện ngắn hiện đại cho học sinh lớp 9 trên
cơ sở phân hóa học sinh để đạt hiệu quả cao nhất trong dạy – học Ngữ văn.
- Đề xuất cách thức tổ chức các hoạt động dạy học đọc hiểu thể loại truyện
ngắn hiện đại Việt Nam lớp 9 theo định hướng phân hóa, nhằm phát huy
năng lực và hình thành phẩm chất người học.
- Từ việc tìm hiểu thuyết thực trạng sẽ tiến hành thực nghiệm phạm
với một số cách thức trên để đánh giá tính khả thi hiệu quả của những đề
xuất của luận văn.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập các tài liệu về dạy học phân hóa
trong giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông; tổng hợp, phân
loại và chọn lọc, sắp xếp các thông tin đểcái nhìn bao quát về vấn đề dạy
học phân hóa trong môn Ngữ văn nói chung, trong dạy học đọc hiểu truyện
ngắn nói riêng.
- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia về tính phù hợp của việc
lựa chọn, xây dựng triển khai dạy học đọc hiểu truyện ngắn hiện đại Việt
Nam lớp 9 theo định hướng phân hóa. Đồng thời, trao đổi, thăm ý kiến
các giáo viên Ngữ văn về việc vận dụng quan điểm dạy học phân hóa vào dạy
học đọc hiểu truyện ngắn hiện đại Việt Nam ở lớp 9.
- Phương pháp điều tra - khảo sát: Điều tra bằng phiếu hỏi, phỏng vấn giáo
viên và học sinh, dự giờ các giáo viên trong trường... để có kết luận chính xác
về thực trạng dạy học đọc hiểu nói chung, dạy học đọc hiểu truyện ngắn hiện
đại Việt Nam nói riêng.
- Phương pháp so sánh-đối chiếu: So sánh, đối chiếu các quan điểm dạy học
hiện nay trên sở những ưu-nhược điểm; từ đó chỉ ra những điểm ưu việt
của dạy học phân hóa khi đưa vào áp dụng trong thực tiễn giảng dạy tại nhà
trường phổ thông.
- Phương pháp thể nghiệm phạm: Được sử dụng khi thực hiện tổ chức kế
hoạch bài dạy đã đề xuất nhằm xác địng tính khả thi, hợp hiệu quả
nó đem lại.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục,
nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: sở luận thực tiễn của việc dạy học đọc hiểu
truyện ngắn hiện đại Việt Nam ở lớp 9 theo định hướng dạy học phân hóa
Chương 2: Tổ chức dạy học đọc hiểu truyện ngắn hiện đại Việt Nam
ở lớp 9 theo định hướng phân hóa
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC
ĐỌC HIỂU TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI Ở LỚP 9
THEO ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC PHÂN HÓA
1.1 Dạy học phân hóa trong môn Ngữ văn
1.1.1 Định hướng dạy học phân hóa
Dạy học quá trình tiếp thu tri thức, rèn luyện năng, phát huy sự
sáng tạo của người học. Khi dạy học, giáo viên luôn phải chú trọng đến định
hướng DHPH bởi đó là cách thức tổ chức dạy học phù hợp với các đối tượng
người học khác nhau. DHPH giúp đảm bảo sự phù hợp về NLNT, phong cách
học tập hứng thú học tập với từng đối tượng người học. Từ đó, giúp hình
thành phát triển nhiều năng lực cho học sinh như: năng lực tự học, năng
lực giải quyết vấn đề,...
DHPH là một triết lí, một quan điểm dạy học, được coi như một
định hướng để phát triển năng lực cho người học trong quá trình đổi mới giáo
dục.Theo Tomlinson (2001), DHPH một chiến lược giảng dạy phù hợp
với các nhu cầu khác biệt của từng cá nhân người học. Chiến lược DHPH đòi
hỏi GV phải biết “sắp xếp những diễn ra trên lớp để HS nhiều hội
chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng và diễn đạt những gì các em học được”. Nói cách
khác, GV cần phải “làmmục đích học tập bắt nguồn từ các tiêu chuẩn về
nội dung, nhưng được thực hiện một cách linh hoạt để đảm bảo cho mọi HS
tham giahiểu bài.”. Tomlinson quan niệm: “DHPH là quá trình đảm bảo
rằng nội dung và phương pháp học tập cũng như kiểm tra, đánh giá phải phù
hợp với trình độ, sở thích phong cách học tập (PCHT) của từng người
học”.
Đồng quan điểm với Tomlinson, tác giả Jenifer Fox Whitney Hoffman
cũng khẳng định: “DHPH bao gồm lập kế hoạch, giảng dạy và phương pháp
đánh giá phù hợp với các cấp độ khác nhau về kiến thức, sở thích, nhu cầu
thể chất, xã hội của HS.” [7].
| 1/116

Preview text:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI LÊ THỊ HIỀN
DẠY HỌC ĐỌC HIỂU TRUYỆN NGẮN
Ở LỚP 9 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÂN HÓA
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC HÀ NỘI, NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI LÊ THỊ HIỀN
DẠY HỌC ĐỌC HIỂU TRUYỆN NGẮN
Ở LỚP 9 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÂN HÓA
Chuyên ngành: LL&PP dạy học Văn và tiếng Việt Mã số: 8140111
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHAN THỊ HỒNG XUÂN HÀ NỘI, NĂM 2022 MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1“Phân hóa trong giáo dục là một nguyên tắc đã được thực hiện từ lâu ở
những nền giáo dục”tiên tiến trên thế giới với những yêu cầu, mức độ và hình
thức khác nhau.“Phân hóa là một hoạt động mà ở đó cần phải phân loại và
chia tách các đối tượng người học, từ đó tổ chức, vận dụng nội dung, phương
pháp và hình thức sao cho phù hợp với đối tượng ấy nhằm đạt hiệu quả
cao”trong dạy học. Đây là định hướng giáo dục nhằm bảo đảm sự phù hợp
với các đối tượng học sinh khác nhau giúp phát triển tối đa điều kiện và tiềm
năng của mỗi học sinh. Giáo dục học hiện đại quan tâm đến sự tham gia và
phát triển của môi trường học, chú trọng phát triển năng lực người học nên
định hướng dạy học phân hóa.
Dạy học phân hóa thể hiện những ưu điểm đối với việc định hướng nội
dung và phương pháp dạy học. Dạy học phân hóa trong môn Ngữ văn chính
là một nhu cầu và đòi hỏi tất yếu đối với người giáo viên. Dạy học phân hóa
trong môn Ngữ văn nói chung, trong dạy đọc hiểu truyện ngắn nói riêng –
nhất là đối với học sinh lớp 9, cho phép giáo viên“lập kế hoạch dạy học có
chủ đích và hệ thống nhằm phát huy tối đa tiềm năng sẵn có của mỗi học
sinh”về NLNT, kiểu trí tuệ, hứng thú học tập.
1.2 Một trong những quan điểm quan trọng để xây dựng chương trình giáo
dục phổ thông 2018 đó là: “bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người
học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết
thực, hiện đại; hài hoà đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến
thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp
cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên; thông qua các
phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm
năng của mỗi học sinh, các phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo
dục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó.”. Trong đó, dạy học
môn Ngữ văn cần “vận dụng các phương pháp giáo dục theo định hướng
chung là dạy học tích hợp và phân hóa; đa dạng hóa các hình thức tổ chức,
phương pháp và phương tiện dạy học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo trong học tập và vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh.” Theo đó,
chương trình môn Ngữ văn 2018“được thiết kế theo các mạch chính tương
ứng với các kĩ năng đọc - viết – nói - nghe. Kiến thức tiếng Việt và văn học
được tích hợp trong quá trình dạy học đọc - viết – nói - nghe. Các ngữ liệu
được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở mỗi
cấp học”mới được thiết kế theo hướng tích hợp cao ở các lớp học dưới và
phân hóa dần ở các lớp học trên.
1.3 Đọc hiểu tác phẩm văn học là một mạch quan trọng trong chương trình
GDPT môn Ngữ văn bậc THCS, trong đó dạy đọc hiểu thể loại truyện ngắn là
một phần không thể thiếu. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của
việc dạy văn là dạy cho học sinh năng lực đọc, kĩ năng đọc để học sinh có thể
đọc– hiểu bất cứ văn bản nào cùng loại. “Từ đọc hiểu văn mà trực tiếp nhận
các giá trị văn học, trực tiếp thể nghiệm các tư tưởng và cảm xúc được truyền
đạt bằng nghệ thuật ngôn từ, hình thành cách đọc riêng có cá tính. Đó là con
đường duy nhất để bồi dưỡng cho học sinh năng lực của chủ thể tiếp nhận
thẩm mĩ” (Theo GS Trần Đình Sử). Tuy nhiên, cũng phải khẳng định có một
thực trạng chung là phần lớn giáo viên khi áp dụng dạy học phân hóa còn khá
lúng túng trong việc tổ chức dạy học văn nói chung, dạy học đọc hiểu nói
riêng dẫn đến hiệu quả giảng dạy chưa cao. Đa phần người dạy học phân hóa
dựa trên kinh nghiệm của bản thân chứ chưa được trang bị các kĩ năng,
phương pháp dạy học nên thiết kế và tổ chức bài dạy chưa thật bài bản. Mặc
dù đã có những hiểu biết nhất định về tầm quan trọng của dạy học phân hóa,
dạy đọc hiểu văn bản nhưng nhiều giáo viên cũng chưa tiến hành thực hiện
một cách có đầu tư và thực sự nghiêm túc.
Thêm vào đó, các bài học dạy đọc hiểu tác phẩm văn học trong chương
trình THCS vẫn thường được tiến hành theo kiểu truyền thống, việc vận dụng
các kĩ thuật dạy học để phát huy năng lực của học sinh trong việc tạo lập văn
bản là rất hạn chế nên tiết học đọc văn chưa thực sự tạo được hứng thú cho
người học. Giáo viên vẫn còn nặng về việc truyền đạt kiến thức mà chưa thực
sự chú trọng rèn năng lực đọc hiểu cho học sinh. Trong quá trình dạy đọc, chủ
yếu giáo viên vẫn hướng dẫn học sinh đọc và hiểu văn bản theo cách hiểu của
mình, cách hiểu chung mà bỏ qua những phát hiện, những ý hiểu theo hướng
khác của học sinh. Hơn nữa, việc truyền thụ kiến thức chủ yếu vẫn diễn ra
một chiều mà rất ít có sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, dẫn đến giờ
học đọc văn thật sự nhàm chán, chỉ đọc và ghi, thiếu sự sáng tạo.
“Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu”“Dạy
học đọc hiểu truyện ngắn ở lớp 9 theo định hướng phân hóa” với mong
muốn góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng dạy học và phát
triển năng lực của học sinh. Từ đó, giúp học sinh hào hứng, tự tin nhập cuộc
vào việc đọc hiểu tác phẩm văn học nói chung, thể loại truyện ngắn nói riêng,
tạo sự hứng thú đối với môn học, hướng tới đáp ứng đòi hỏi cấp bách của thời đại.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Những nghiên cứu về dạy học phân hóa
Những cơ sở khoa học của dạy học phân hóa phải kể đến lí thuyết về
“Vùng phát triển gần nhất” của L.X.Vygotsky (1869 - 1934 ), nhà tâm lí học
xuất sắc của Liên xô. Vygotsky đã chỉ ra“quá trình phát triển của người học
diễn ra ở hai mức độ”: vùng phát triển gần nhấtvùng phát triển hiện tại.
Theo lí thuyết của Vygotsky, trình độ ban đầu của học sinh tương ứng với
“vùng phát triển hiện tại”. Trình độ này cho phép học sinh có thể thu được
những kiến thức gần gũi nhất với kiến thức cũ để đạt được trình độ mới cao
hơn, Vygotsky gọi đó là “vùng phát triển gần nhất”.
Năm 1983, Giáo sư – Tiến sĩ Howard Gardner của Đại học Havard Mỹ
công bố công trình nghiên cứu rất nhiều năm của ông về trí thông minh mang
tên “Frame of Mind: Theo theory of multiple intelligences”, tạm dịch là “cơ
cấu của trí tuệ”: cung cấp một cái nhìn mới mẻ về trí thông minh, đã được đón
nhận rộng rãi và đưa vào trong chương trình giáo dục trên toàn nước Mỹ.
Thuyết “Đa trí tuệ” của Howard Gardner đã thách thức sự thống trị của định
nghĩa truyền thống về trí thông minh IQ – chỉ hai khả năng tư duy ngôn ngữ
và toán học. Theo thuyết đa trí tuệ, con người có 8 loại hình trí tuệ, đại diện
chính xác hơn cho sự đa dạng của con người trong việc thu nhận và ứng dụng
trí tuệ đó: Trí tuệ logic – toán học, ngôn ngữ, tương tác – giao tiếp, nội tâm,
vận động, thiên nhiên, thị giác, âm nhạc; và mỗi người đều có một hoặc vài
kiểu trí tuệ vượt trội. Rất nhiều các tác giả như: Thomas Amstrong ,
Tomlinson ... đều đồng tình và áp dụng thuyết đa trí tuệ vào việc giảng dạy
trên lớp học. Họ cho rằng cần phải quan tâm và khơi gợi những tiềm năng, tạo
điều kiện cho học sinh được phát huy trí tuệ vượt trội của mình. Chính thuyết
đa trí tuệ là cơ sở cho dạy học phân hóa được hình thành, từ đó phát hiện và
tối ưu hóa những thế mạnh trí tuệ của học sinh. John Deway – nhà giáo dục
học người Mỹ cho rằng: “Mục tiêu giáo dục phải được căn cứ trên hoạt động
và nhu cầu bên trong của các cá nhân cụ thể đang chịu sự giáo dục”. Ông
khẳng định mục đích của giáo dục bao giờ cũng phải dựa trên cơ sở những
nhu cầu của cá nhân và các hoạt động cụ thể thì mới tạo ra sự liên hệ giữa các phương pháp dạy học.
Từ những năm 1970, các nhà giáo dục nước Mỹ đã đề cập đến khái niệm
“phong cách học tập”. Họ đặc biệt chú ý đến phong cách học tập phù hợp với
từng cá nhân sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Tác giả Carol Ann Tomlinson ở
trường Đại học Virginia – Mỹ đã đưa ra khái niệm “Lớp học phân hóa” (The
diffirentated classroom ). Đây là lớp học mà ở đó chú ý đến sự khác biệt của
mỗi cá nhân, từ đó sẽ đưa ra những phương pháp học tập hiệu quả. Tác giả đã
khẳng định rằng: “Những học sinh có phong cách học tập khác nhau sẽ có
những cách tiếp cận và xử lí thông tin khác nhau.”
Tại Việt Nam, việc nghiên cứu Dạy học phân hóa cũng đã được quan tâm
từ lâu. Một số công trình nghiên cứu đã được đưa vào thực tế và đạt được
những kết quả nhất định . Đề tài “Một số giải pháp thực hiện chương trình
giáo dục phổ thông theo định hướng phân hóa” của PGS.TS Tôn Thân (đề tài
cấp Bộ) đã đưa ra cơ sở khoa học và đề xuất 9 giải pháp thực hiện chương
trình GDPT theo định hướng phân hóa. Đề tài cấp Bộ “Về phân hóa trong
GDPT Việt Nam giai đoạn sau năm 2015” của PGS.TS Nguyễn Thị Minh
Phương“đã tìm hiểu sự khác biệt về nhịp độ nhận thức, khả năng trí tuệ và
khuynh hướng trong lĩnh vực hoạt động của học sinh lớp 9, lớp 10.”Bên cạnh
đó, các nhà nghiên cứ cũng rất quan tâm đến việc chia dạy học phân hóa
thành các cấp độ: Nguyễn Thị Hồng Vân, Đào Thái Lan đề xuất chia thành 2
cấp độ là phân hóa vĩ mô (thông qua cách thức tổ chức trường, lớp) và phân
hóa vi mô (trong một lớp ở các phương diện giáo án, quy trình dạy học, hệ
thống bài tập, kiểm tra, đánh giá trên từng đối tượng). Lê Hoàng Hà, Đặng
Thành Hưng nghiên cứu các phương án tổ chức dạy học phân hóa ở cấp độ
chương trình giáo dục phổ thông, thực hiện phân hóa bằng chương trình, các
cách quản lý lớp học phân hóa... Phan Trọng Ngọ trong “Các lý thuyết phát
triển tâm lí người” đã dựa vào đặc điểm để tiếp cận học sinh một cách hiệu quả nhất.
Riêng đối với môn Ngữ văn, một số công trình khoa học, luận văn đã
nghiên cứu vận dụng quan điểm về dạy học phân hóa như: Luận văn khoa học
giáo dục “Dạy học phân hóa thơ trữ tình trung đại Việt Nam trong chương
trình Ngữ văn THPT” của tác giả Phạm Thị Ánh Ngọc, trường ĐHSP Thái
Nguyên năm 2012. Luận văn khoa học giáo dục “Tổ chức dạy học bài Từ ngữ
tiếng Việt cho học sinh trường dự bị đại học dân tộc theo hướng phân hóa”
của tác giả Nguyễn Phương Linh, trường ĐHQG Hà Nội năm 2017. Luận văn
khoa học giáo dục “Dạy học Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi ở trường
Phổ thông theo quan điểm dạy học phân hóa” của tác giả Hoàng Thị Thanh,
ĐHSP Hà Nội năm 2019. Luận văn “Dạy học làm văn nghị luận về thơ trữ
tình ở lớp 11 theo định hướng phân hóa” của tác giả Phùng Thị Việt Nga,
ĐHSP Hà Nội năm 2021... Tất cả các luận văn này đều đề xuất những phương
pháp, biện pháp dạy học ở một số văn bản cụ thể trong chương trình Ngữ văn
THPT theo quan điểm dạy học phân hóa. Đồng thời, đánh dấu sự nghiên cứu
và ứng dụng dạy học phân hóa vào môn Ngữ văn cụ thể về mục tiêu, nội
dung, phương pháp ở từng bài học. Các tác giả đều xuất phát từ lí luận và
thực tiễn dạy học phân hóa để đưa ra quy trình thực hiện khá cụ thể, chi tiết,
nhằm tạo hứng thú cho học sinh và nâng cao hiệu quả giờ học.
2.2.“Những nghiên cứu về dạy học đọc hiểu truyện ngắn hiện đại”Việt Nam
Nghiên cứu về việc dạy học đọc hiểu truyện ngắn hiện đại Việt Nam có thể
kể đến nhiều cuốn sách, luận văn, bài báo khoa học có nhiều đóng góp cụ thể, thiết thực như:
Tác giả Trần Thanh Đạm trong cuốn “Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học
theo loại thể” đã đưa ra khá cụ thể cách tiếp cận văn bản truyện ngắn theo đặc trưng thể loại.
Tác giả Phan Thị Nở trong bài viết “Dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện
đại trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông hiện hành theo định
hướng phát triển năng lực” đã đem đến một góc nhìn khái quát từ việc phân
tích nội dung, dung lượng giảng dạy trong chương trình hiện hành, phương
pháp đang được áp dụng và đề xuất một tiến trình dạy học cụ thể theo định
hướng lấy người học làm trung tâm.
Tác giả Nguyễn Văn Thái trong bài viết “Vận dụng tình huống có vấn đề
vào dạy học văn xuôi Việt Nam sau 1975 ở trung học phổ thông theo hướng
phát triển năng lực tư duy phản biện” cũng đã góp một hướng khai thác mới,
kích thích tính hứng thú, tự học, tư duy sáng tạo của học sinh. Bài viết đưa ra
gợi ý về một số tình huống có vấn đề được vận dụng vào dạy học đọc hiểu
văn bản văn xuôi sau 1975 ở trung học phổ thông.
“SGK và SGV Ngữ văn”“vừa là công cụ dạy học, đồng thời cũng là những
tài liệu tham khảo khoa học rất hữu ích”.Bộ SGK Ngữ văn chương trình
THCS chuẩn do tác giả Nguyễn Khắc Phi tổng chủ biên đã có những thay đổi
so với bộ SGK chỉnh lí hợp nhất năm 2000. Bộ SGK Ngữ văn đã định hướng
cho giáo viên và học sinh khám phá phân tích tác phẩm bằng hệ thống câu hỏi
hướng dẫn học bài, bằng yêu cầu cần đạt và ghi nhớ ở đầu và cuối mỗi bài
học. Phần yêu cầu cần đạt giúp giáo viên xác định được trọng tâm kiến thức
của bài học, giúp học sinh kiểm tra việc dạy của giáo viên và việc tiếp thu
kiến thức của mình. Phần hệ thống câu hỏi được phân hóa hướng dẫn học bài
giúp học sinh từng bước khám phá, tiếp cận văn bản và đồng thời nó cũng
hướng dẫn giáo viên tổ chức giờ học.
Như vậy có thể thấy, các công trình trên“đều quan tâm đến việc hình thành
và rèn luyện kĩ năng”đọc hiểu và đọc hiểu thể loại truyện ngắn cho học sinh.
Song, các nhà nghiên cứu chưa đề cập nhiều đến việc phát triển năng lực hoặc
huy động năng lực để đọc hiểu truyện ngắn theo định hướng phân hóa.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề tài đưa ra cách tìm kiến giải
pháp dạy đọc hiểu truyện ngắn hiện đại Việt Nam ở lớp 9 theo định hướng
phân hóa nhằm tạo hứng thú học tập, phát huy thế mạnh của mỗi học sinh,
góp phần nâng cao chất lượng dạy đọc hiểu truyện ngắn ở lớp 9 trong nhà trường THCS hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu quá trình tổ chức dạy học đọc hiểu
truyện ngắn hiện đại Việt Nam ở lớp 9 theo định hướng phân hóa.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về truyện ngắn hiện đại Việt Nam ở
lớp 9 bao gồm các tác phẩm được sáng tác trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ và sau năm 1975.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đề tài nhằm xác lập những tiền đề lí luận về dạy học phân hóa trong nhà
trường, đặc biệt là“dạy học đọc hiểu truyện ngắn”và khảo sát thực tiễn dạy
học đọc hiểu truyện ngắn hiện đại Việt Nam ở lớp 9 theo Chương trình hiện
hành. Từ đó tạo tiền đề cho việc nghiên cứu giải pháp dạy học phân hóa. Đề
xuất tiến trình dạy học đọc hiểu truyện ngắn hiện đại cho học sinh lớp 9 trên
cơ sở phân hóa học sinh để đạt hiệu quả cao nhất“trong dạy – học Ngữ văn.”
- Đề xuất cách thức tổ chức các hoạt động“dạy học đọc hiểu thể loại truyện
ngắn hiện đại Việt Nam ở lớp 9 theo định hướng”phân hóa, nhằm phát huy
năng lực và hình thành phẩm chất người học.
- Từ việc tìm hiểu lý thuyết và thực trạng sẽ tiến hành thực nghiệm sư phạm
với một số cách thức trên để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của những đề xuất của luận văn.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập các tài liệu về dạy học phân hóa
trong giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông; tổng hợp, phân
loại và chọn lọc, sắp xếp các thông tin để có cái nhìn bao quát về vấn đề dạy
học phân hóa trong môn Ngữ văn nói chung, trong dạy học đọc hiểu truyện ngắn nói riêng.
- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia về tính phù hợp của việc
lựa chọn, xây dựng và triển khai dạy học đọc hiểu truyện ngắn hiện đại Việt
Nam ở lớp 9 theo định hướng phân hóa. Đồng thời, trao đổi, thăm dò ý kiến
các giáo viên Ngữ văn về việc vận dụng quan điểm dạy học phân hóa vào dạy
học đọc hiểu truyện ngắn hiện đại Việt Nam ở lớp 9.
- Phương pháp điều tra - khảo sát: Điều tra bằng phiếu hỏi, phỏng vấn giáo
viên và học sinh, dự giờ các giáo viên trong trường... để có kết luận chính xác
về thực trạng dạy học đọc hiểu nói chung, dạy học đọc hiểu truyện ngắn hiện đại Việt Nam nói riêng.
- Phương pháp so sánh-đối chiếu: So sánh, đối chiếu các quan điểm dạy học
hiện nay trên cơ sở những ưu-nhược điểm; từ đó chỉ ra những điểm ưu việt
của dạy học phân hóa khi đưa vào áp dụng trong thực tiễn giảng dạy tại nhà trường phổ thông.
- Phương pháp thể nghiệm sư phạm: Được sử dụng khi thực hiện tổ chức kế
hoạch bài dạy đã đề xuất nhằm xác địng tính khả thi, hợp lý và hiệu quả mà nó đem lại.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục,
nội dung của luận văn gồm 3 chương:”
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học đọc hiểu
truyện ngắn hiện đại Việt Nam ở lớp 9 theo định hướng dạy học phân hóa
Chương 2: Tổ chức dạy học đọc hiểu truyện ngắn hiện đại Việt Nam
ở lớp 9 theo định hướng phân hóa
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC
ĐỌC HIỂU TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI Ở LỚP 9
THEO ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC PHÂN HÓA
1.1 Dạy học phân hóa trong môn Ngữ văn
1.1.1 Định hướng dạy học phân hóa
Dạy học là quá trình tiếp thu tri thức, rèn luyện kĩ năng, phát huy sự
sáng tạo của người học. Khi dạy học, giáo viên luôn phải chú trọng đến định
hướng DHPH bởi đó là cách thức tổ chức dạy học phù hợp với các đối tượng
người học khác nhau. DHPH giúp đảm bảo sự phù hợp về NLNT, phong cách
học tập và hứng thú học tập với từng đối tượng người học. Từ đó, giúp hình
thành và phát triển nhiều năng lực cho học sinh như: năng lực tự học, năng
lực giải quyết vấn đề,...
“DHPH là một triết lí, một quan điểm dạy học, được coi như một
định hướng để phát triển năng lực cho người học trong quá trình đổi mới giáo
dục.”Theo Tomlinson (2001),“DHPH là một chiến lược giảng dạy phù hợp
với các nhu cầu khác biệt của từng cá nhân người học.”Chiến lược DHPH đòi
hỏi GV phải biết “sắp xếp những gì diễn ra trên lớp để HS có nhiều cơ hội
chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng và diễn đạt những gì các em học được”. Nói cách
khác, GV cần phải “làm rõ mục đích học tập bắt nguồn từ các tiêu chuẩn về
nội dung, nhưng được thực hiện một cách linh hoạt để đảm bảo cho mọi HS
tham gia và hiểu bài.”. Tomlinson quan niệm: “DHPH là quá trình đảm bảo
rằng nội dung và phương pháp học tập cũng như kiểm tra, đánh giá phải phù
hợp với trình độ, sở thích và phong cách học tập (PCHT) của từng người học”.
Đồng quan điểm với Tomlinson, tác giả Jenifer Fox Whitney Hoffman
cũng khẳng định: “DHPH bao gồm lập kế hoạch, giảng dạy và phương pháp
đánh giá phù hợp với các cấp độ khác nhau về kiến thức, sở thích, nhu cầu
thể chất, xã hội của HS.” [7].