Luật an ninh mạng - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Khái niệm : An ninh mạng : là sự đảm bảo hoạt động trên không gian mạng khônggây thương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơquan tổ chức cá nhân. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
PHẦN TỰ LUẬN Hỏi:
Anh/chị hãy nêu và phân tích sự cần thiết của việc ban hành Luật An ninh mạng.
-Khái niệm : An ninh mạng : là sự đảm bảo hoạt động trên không gian mạng không
gây thương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan tổ chức cá nhân.
-Sự cần thiết ban hành luật an ninh mạng : Với sự phát triển như vũ bão của khoa học
công nghệ, không gian mạng trở thành một bộ phận cấu thành không thể thiếu và đóng vai trò
quan trọng trong xây dựng xã hội thông tin và phát triển kinh tế tri thức. Sự phát triển bùng
nổ của công nghệ mang tính đột phá như trí tuệ nhân tạo, Internet của vạn vật, máy tính
lượng tử, điện toán đám mây, hệ thống dữ liệu lớn, hệ thống dữ liệu nhanh… đã làm không
gian mạng thay đổi sâu sắc cả về chất và lượng, được dự báo sẽ mang lại những lợi ích chưa
từng có cho xã hội loài người nhưng cũng làm xuất hiện những nguy cơ tiềm ẩn vô cùng lớn.
Nhiều quốc gia đã nhận thức rõ về những mối đe dọa đối với an ninh mạng, coi đây là thách
thức mới, mối đe dọa mới có tầm quan trọng và nguy hiểm cao nên đã cụ thể hóa thành các
văn bản chính sách, văn bản pháp luật như luật hoặc văn bản dưới luật tại hơn 80 quốc gia, tổ
chức, liên minh quốc tế như Mỹ, Anh, Đức, Hà Lan, Pháp, Canada, Hàn Quốc, NATO…
nhằm tạo ra các thiết chế, cơ sở pháp lý chống lại các nguy cơ đe dọa đến an ninh quốc gia từ
không gian mạng; thành lập các lực lượng chuyên trách về an ninh mạng, tình báo mạng,
chiến tranh mạng, phòng chống khủng bố mạng và tội phạm mạng. Chỉ trong vòng 06 năm
trở lại đây, đã có 23 quốc gia trên thế giới ban hành trên 40 văn bản luật về an ninh mạng.
Ở nước ta, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin trong các lĩnh vực
của đời sống đã góp phần to lớn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao chất lượng y tế, giáo dục, phát huy sức sáng tạo
và quyền làm chủ của nhân dân, giữ vững an ninh, quốc phòng. Tuy nhiên, vẫn còn những
tồn tại, hạn chế về an ninh mạng cần khắc phục như: (1) Tiềm lực quốc gia về an ninh mạng
của nước ta chưa đủ mạnh, chưa huy động, khai thác được sức mạnh tổng hợp để đối phó với
các mối đe dọa trên không gian mạng. (2) Không gian mạng và một số loại hình dịch vụ, ứng
dụng công nghệ thông tin đang bị các thế lực thù địch, phản động sử dụng để thực hiện âm
mưu tiến hành “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố”, “diễn biến hòa bình” nhằm xóa
bỏ chế độ chính trị ở nước ta. Tình trạng đăng tải thông tin sai sự thật, làm nhục, vu khống tổ
chức, cá nhân tràn lan trên không gian mạng nhưng chưa có biện pháp quản lý hữu hiệu, dẫn
tới nhiều hậu quả đáng tiếc về nhân mạng, tinh thần, thậm chí ảnh hưởng tới chủ quyền, lợi
ích, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. (3) Ngày càng xuất hiện nhiều cuộc tấn công
mạng với quy mô lớn, cường độ cao, gia tăng về tính chất nghiêm trọng, mức độ nguy hiểm
đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Khủng bố mạng nổi lên như
một thách thức đe dọa nghiêm trọng tới an ninh quốc gia. Hoạt động phạm tội trên không
gian mạng ngày càng gia tăng về số vụ, thủ đoạn tinh vi gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế,
ảnh hưởng đến tư tưởng, văn hóa, xã hội. (4) Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc
gia chưa được xác định và bảo vệ bằng các biện pháp tương xứng. Do chưa xác định nội hàm
sự cố an ninh mạng nên khi xảy ra các sự cố nguy hại, ảnh hưởng tới chủ quyền, lợi ích, an
ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, việc triển khai hoạt động ứng phó, xử lý, khắc phục hậu
quả của cơ quan chức năng có liên quan rất lúng túng, chưa có quy trình thống nhất, cơ quan
có trách nhiệm bảo vệ an ninh mạng chưa thể chủ động triển khai các biện pháp, phương án
phù hợp. (5) Tình hình lộ, lọt bí mật nhà nước qua không gian mạng rất đáng lo ngại, nhiều
văn bản thuộc bí mật nhà nước bị đăng tải trên không gian mạng. Một trong những nguyên
nhân quan trọng dẫn tới tình trạng trên là do nhận thức của các cơ quan, doanh nghiệp và cá
nhân về bảo vệ bí mật nhà nước trên không gian mạng còn hạn chế, ý thức trách nhiệm của
nhiều cán bộ, nhân viên trong bảo mật thông tin trên không gian mạng còn chưa cao, chế tài
xử phạt chưa đủ răn đe. (6) Sự phụ thuộc vào thiết bị công nghệ thông tin có nguồn gốc từ
nước ngoài. Không gian mạng đang ứng dụng sâu rộng vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội,
tuy nhiên, sự phụ thuộc vào trang thiết bị công nghệ thông tin xuất xứ từ nước ngoài là mối
đe dọa tiềm tàng đối với an ninh mạng nếu xảy ra xung đột. Để tránh bị tin tặc tấn công, thu
thập thông tin, hoạt động tình báo, một số sản phẩm, dịch vụ mạng cần đáp ứng các tiêu
chuẩn, quy chuẩn nhất định, nhất là khi các sản phẩm, dịch vụ này được sử dụng trong hệ
thống thông tin quan trọng và an ninh quốc gia, địa điểm cơ yếu, bảo mật, chứa đựng bí mật
nhà nước. (7) Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an ninh mạng chưa được xây dựng,
các văn bản hiện hành chưa đáp ứng được yêu cầu phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các hành vi
sử dụng không gian mạng vi phạm pháp luật.
Ý nghĩa của Luật An ninh mạng đối với hoạt động trong lĩnh vực maketing và
truyền thông hiện nay.
Marketing và Truyền thông: tạo ra giá trị và phân phối những giá trị đó nhằm thỏa
mãn vấn đề của khách hàng mục tiêu để đem lại lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp.
Truyền thông (communication) là hoạt động liên quan đến các vấn đề về giao tiếp
(communicate) và chia sẻ thông tin.
● Thứ nhất, là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ an ninh quốc gia; xử lý đối
với các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực marketing và truyền thông: -
sử dụng không gian mạng tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt,
lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, ví dụ như thông tin kích động lôi kéo tụ tập đông người, gây rối an ninh trật tự,
chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, gây mất ổn
định về an ninh trật tự... -
Các hành vi phát tán thông tin gây hại cho tổ chức, cá nhân, gồm: thông tin sai sự thật
gây hoang mang trong nhân dân; đem đến những giá trị sai trái gây ảnh hưởng đến
nhu cầu của khách hàng và doanh nghiệp trong lĩnh vực marketing.
● Thứ hai, nhằm bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia. Hệ
thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được quy định trong Luật An
ninh mạng là hệ thống thông tin khi bị sự cố, xâm nhập, chiếm quyền điều
khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt, tấn công hoặc phá hoại sẽ
xâm phạm nghiêm trọng an ninh mạng
● Thứ ba, nhằm phòng, chống tấn công mạng. Luật An ninh mạng là văn bản
Luật đầu tiên quy định khái niệm của hoạt động “tấn công mạng”. Các hành vi
tấn công mạng, gián điệp mạng, khủng bố mạng và liên quan như sản xuất,
đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây
rối loạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tính, hệ
thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử... 2.Hỏi:
Anh/chị nêu những hành vi bị nghiêm cấm được qui định trong Luật Báo chí năm 2016.
- Những hành vi bị nghiêm cấm được quyi định trong Luật Báo chí năm 2016:
1. Đăng, phát thông tin chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nội dung:
a) Xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền nhân dân;
b) Bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân;
c) Gây chiến tranh tâm lý.
2. Đăng, phát thông tin có nội dung:
a) Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa Nhân dân với chính quyền nhân dân,
với lực lượng vũ trang nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
b) Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng
đồng các dân tộc Việt Nam;
c) Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các
tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị - xã hội; xúc phạm niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo;
d) Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế.
3. Đăng, phát thông tin có nội dung kích động chiến tranh nhằm chống lại độc lập,
chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc.
5. Tiết lộ thông tin thuộc danh Mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí
mật khác theo quy định của pháp luật.
6. Thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan; thông tin về những chuyện thần bí gây
hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe của cộng đồng.
7. Kích động bạo lực; tuyên truyền lối sống đồi trụy; miêu tả tỉ mỉ những hành động
dâm ô, hành vi tội ác; thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.
8. Thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức,
danh dự, nhân phẩm của cá nhân; quy kết tội danh khi chưa có bản án của Tòa án.
9. Thông tin ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ em.
10. In, phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí, tác phẩm báo chí, nội dung
thông tin trong tác phẩm báo chí đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, gỡ
bỏ, tiêu hủy hoặc nội dung thông tin mà cơ quan báo chí đã có cải chính.
11. Cản trở việc in, phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí, sản phẩm
thông tin có tính chất báo chí hợp pháp tới công chúng.
12. Đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng
viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật.
13. Đăng, phát trên sản phẩm thông tin có tính chất báo chí thông tin quy định tại các
Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 của Điều này.
Ý nghĩa của qui định này đối với hoạt động maketing và truyền thông. 3.Hỏi: Hỏi
Anh/chị hãy nêu quan điểm chỉ đạo trong việc xây dựng Luật Tiếp cận thông tin. -
Quan điểm chỉ đạo trong việc xây dựng Luật tiếp cận thông tin
1. Thể chế hoá chủ trương, chính sách của Đảng về "mở rộng dân chủ, bảo đảm quyền công
dân, quyền con người", "tạo cơ chế nhân dân thực hiện đầy đủ quyền làm chủ, nhất là dân
chủ trực tiếp", "bảo đảm quyền được thông tin" của công dân.
2. Cụ thể hóa đầy đủ tinh thần và nội dung của Hiến pháp năm 2013 về công nhận, tôn trọng,
bảo vệ và bảo đảm quyền tiếp câ •n thông tin của công dân và bảo đảm tính thống nhất, đồng
bộ với các luật khác có liên quan.
3. Bảo đảm tính khả thi của Luật trong điều kiê •n kinh tế - xã hô •i Viê •t Nam; tiến hành thận
trọng, mở dần từng bước và phải phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam, bảo đảm hoạt
đô •ng bình thường của các cơ quan nhà nước
Nêu ý nghĩa của Luật Tiếp cận thông tin đối với hoạt động maketing và truyền thông.
Luật Tiếp cận thông tin có ý nghĩa quan trọng trong việc phát huy dân chủ, tạo điều kiện thúc
đẩy và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần bảo đảm bình đẳng, công bằng
trong xã hội, cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về thông tin của các cá nhân, tổ chức,
doanh nghiệp trong sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, tăng cường tính minh bạch và trách
nhiê •m giải trình của các cơ quan nhà nước. Luật Tiếp cận thông tin còn góp phần hiệu quả
vào công tác phòng, chống tham nhũng; tăng tính minh bạch của thị trường, nâng cao tri thức
và sự tham gia của công dân vào hoạt động quản lý nhà nước
Hệ thống trắc nghiệm Nhận định đúng
Tất cả các văn bản quy phạm pháp luật đều phải do Quốc hội ban hành
Tất cả các văn bản quy phạm pháp luật đều do Chính phủ ban hành
Tất cả các đạo luật, bộ luật đều phải do Quốc hội ban hành.
Bất kỳ cơ quan, tổ chức nào cũng có thẩm quyền ban hành văn bản qui phạm pháp luật Nhận định sai
Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ
quốc Việt Nam được xác định là luật
Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội được xác định là luật
Pháp lệnh của Ủy ban Thường vị Quốc hội được xác định là luật
Nghị quyết của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được xác định là luật. Ý kiến sai
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam có các văn bản quy phạm pháp luật
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam có dạng văn bản vừa có các văn bản quy phạm pháp luật
vừa có dạng văn bản áp dụng pháp luật.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam có các văn bản áp dụng pháp luật
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam có các văn bản hành chính Ý kiến sai
Nguyên tắc xây dựng pháp luật phải đảm bảo tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất
của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật
Nguyên tắc xây dựng pháp luật phải đảm bảo tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự,
thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Nguyên tắc xây dựng pháp luật phải đảm bảo chỉ do Chính phủ trình dự án luật ra Quốc hội để thông qua.
Nguyên tắc xây dựng pháp luật phải bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật Nhận định đúng
Tất cả các văn bản qui phạm pháp luật đều phải do Quốc hội ban hành
Tất cả các văn bản qui phạm pháp luật đều do Chính phủ ban hành
Tất cả các đạo luật, bộ luật đều phải do Quốc hội ban hành.
Bất kỳ cơ quan, tổ chức nào cũng có thẩm quyền ban hành văn bản qui phạm pháp luật Ý kiến sai
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam có các văn bản quy phạm pháp luật
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam có dạng văn bản vừa có các văn bản quy phạm pháp luật
vừa có dạng văn bản áp dụng pháp luật.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam có các văn bản áp dụng pháp luật
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam có các văn bản hành chính Ý kiến sai
Nguyên tắc xây dựng pháp luật phải bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất
của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật
Nguyên tắc xây dựng pháp luật phải bảo đảm tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự,
thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Nguyên tắc xây dựng pháp luật phải đảm bảo chỉ do Chính phủ trình dự án luật ra Quốc hội để thông qua.
Nguyên tắc xây dựng pháp luật phải bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật Luật An ninh mạng
Ý kiến sai: những hành vi bị cấm khi sử dụng không gian mạng
Đưa lên mạng những thông tin chưa được kiểm chứng.
Hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp
luật về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội
Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người
chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc Nhận định đúng
Thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn
công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá
hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia
Xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý
và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử của người khác
Không được chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công,
vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng.
Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an
ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi Nhận định đúng
Luật An ninh mạng cấm các nhà cung cấp dịch vụ mạng hoạt động tại ViệtNam
Luật An ninh mạng ngăn cản quyền tự do ngôn luận, quyền bày tỏ quan điểm của công dân trên không gian mạng
Luật An ninh mạng ngăn cản công dân sử dụng các mạng xã hội; truy cập, sử dụng thông tin trên không gian mạng
Luật An ninh mạng không cấm công dân khởi nghiệp, sáng tạo hay trao đổi, triển khai ý
tưởng sáng tạo của mình trên không gian mạng.
Nhận định sai: thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối
an ninh, gây rối trật tự công cộng:
Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo, tụ tập đông người gây rối an ninh trật tự.
Kêu gọi, vận động lôi kéo người khác chống người thi hành công vụ
Đe dọa người khác giải quyết các mâu thuẫn cá nhân
Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo, tụ tập đông người cản trở hoạt động của cơ
quan, tổ chức gây mất ổn định về ANTT
Nhận định sai: thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống:
Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác
Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm của cơ quan, tổ chức, cá nhân
Thông tin bịa đặt, sai sự thật gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân
Thông tin bịa đặt, sai sự thật nhằm câu view, câu like.
Nhận định sai: Thông tin trên không gian mạng có nội dung xâm phạm trật tự quản lý kinh tế:
Thông tin bịa đặt, sai sự thật gây khó khăn cho hoạt động của các cơ quan nhà nước, người thi hành công vụ
Thông tin bịa đặt, sai sự thật về sản phẩm, hàng hóa, tiền, trái phiếu, tín phiếu, công trái, séc
và các loại giấy tờ có giá khác
Thông tin bịa đặt, sai sự thật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, chứng khoán
Thông tin bịa đặt, sai sự thật trong lĩnh vực thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh đa cấp. Nhận định đúng
Luật An ninh mạng qui định về việc đưa thông tin lên mạng internet
Luật An ninh mạng qui định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn
xã hội trên không gian mạng; về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Luật An ninh mạng qui định về công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trên không gian mạng
Luật An ninh mạng quy định về hoạt động của các cơ quan sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin
Nhận định sai về nguyên tắc bảo vệ của Luật An ninh mạng:
Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của cơ quan, tổ chức, cá nhân
Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng
về an ninh quốc gia với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền
công dân, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trên không gian mạng
Việc xử lý các vi phạm trong lĩnh vực an ninh mạng phải có sự phối hợp của các cơ quan nhà
nước và tổ chức chính trị xã hội.
Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, làm thất bại mọi hoạt động sử dụng
không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp
pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; sẵn sàng ngăn chặn các nguy cơ đe dọa an ninh mạng
Nhận định sai về Biện pháp bảo vệ an ninh mạng
Yêu cầu xóa bỏ, truy cập xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin quốc gia, trật tự, an
toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng
Ngăn chặn, yêu cầu tạm ngừng, ngừng cung cấp thông tin mạng; đình chỉ, tạm đình chỉ các
hoạt động thiết lập, cung cấp và sử dụng mạng viễn thông, mạng Internet, sản xuất và sử
dụng thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến theo quy định của pháp luật
Phong tỏa, hạn chế hoạt động của hệ thống thông tin; đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu
ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, thu hồi tin miền theo quy định của pháp luật
Tuyên truyền, vận động người dân, doanh nghiệp tích cực tham gia vào xây dựng, phát triển
mạng internet lành mạnh, an toàn.
Ý kiến sai: hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia trên không gian mạng?
Hệ thống thông tin quân sự, an ninh, ngoại giao, cơ yếu
Hệ thống thông tin lưu trữ, xử lý thông tin thuộc bí mật nhà nước
Hệ thống thông tin liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật.
Hệ thống điều khiển và giám sát tự động tại công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc
gia, mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia
Ý kiến sai: Cơ quan có thẩm quyền hoạt động thẩm định an ninh mạng.
Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an thẩm định an ninh mạng đối
với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia
Cục Công nghệ thông tin, Bộ Thông tin và Tryền thông có thẩm quyền hoạt động thẩm định
an ninh mạng đối với hệ thông thông tin về báo chí, truyền thông.
Ban Cơ yếu Chính phủ thẩm định an ninh mạng đối với hệ thống thông tin cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ
Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Quốc phòng thẩm định an ninh mạng
đối với hệ thống thông tin quân sự Luật Tiếp cận thông tin Nhận định sai
Tiếp cận thông tin là việc đọc, xem, nghe , ghi chép, sao chép, chụp thông tin
Thông tin do cơ quan nhà nước tạo ra là tin, dữ liệu được tạo ra trong quá trình cơ quan nhà
nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, được người có
thẩm quyền của cơ quan nhà nước đó ký, đóng dấu hoặc xác nhận bằng văn bản
Thông tin là theo qui định của Luật Tiếp cận thông tin là tất cả những thông tin được phản
ánh, lan truyền qua các phương tiện truyền thông.
Cúng cấp thông tin bao gồm việc cơ quan nhà nước công khai thông tin và cung cấp thông tin
theo yêu cầu của công dân Nhận định sai
Mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin
Mọi thông tin đều phải được cung cấp đầy đủ cho công dân và công dân có quyền tiếp cận
mọi thông tin của cơ quan nhà nước.
Việc cung cấp thông tin phải kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân; đúng trình tự, thủ
tục theo quy định của pháp luật
thông tin được cung cấp phải chính xác, đầy đủ Nhận định sai
Việc hạn chế quyền tiếp cận thông tin phải do luật định trong trường hợp cần thiết vì lí do
quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng
Việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia,
dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quản, tổ chức hoặc của người khác
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật, người sinh sống ở khu vực biên giới,
hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện quyền tiếp cận thông tin
Việc hạn chế tiếp cận thông tin phải do chính phủ cơ quan ban hành thông tin đó quy định. Nhận định sai
Cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin do mình tạo ra, trừ trường hợp quy định
không được cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin khi có đủ điều kiện theo quy định
Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm cung cấp thông tin do Quốc hội, cơ quan của Quốc hội,
cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử quốc gia tạo ra thông tin do mình tạo ra
Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cung cấp mọi thông tin do mình tạo ra và thông tin
do mình nhận được để trực tiếp thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp thông tin do Ủy ban nhân dân,
chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tính tạo ra và thông tin do mình tạo ra Nhận định sai
Nghiêm cấm cố ý cung cấp thông tin sai lệch, không đầy đủ, trì hoãn việc cung cấp thông tin,
hủy hoại, làm giả thông tin
Nghiêm cấm cung cấp hoặc sử dụng thông tin để chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, phá hoại chính sách đoàn kết, kích động bạo lực
Nghiêm cấm cung cấp hoặc sử dụng thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín,
kỳ thị về giới, gây thiệt hại về tài sản cá nhân, cơ quan, tổ chức
Công dân được cung cấp thông tin phải chi trả các khoản phí và lệ phí.
Ý kiến sai: đâu là những hành vi bị nghiêm cấm theo luật tiếp cận thông tin
Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo trong việc tiếp cận thông tin được thực hiện theo quy định của
pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về tố tụng hành chính và pháp luật hình sự
Người thực hiện quyền tiếp cận thông tin sử dụng thông tin được cung cấp gây ảnh hưởng
đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác thì phải chịu trách
nhiệm theo quy định của pháp luật
Người cung cấp thông tin có một trong các hành vi bị cấm theo quy định của Luật tiếp cận
thông tin mà gây thiệt hại thì cơ quan nhà nước cung cấp thông tin phải bồi thường thiệt hại,
cá nhân có hành vi vi phạm có trách nhiệm hoàn trả theo quy định của pháp luật về trách
nhiệm bồi thường của Nhà nước
Người có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin thì tùy theo tính chất,
mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ý kiến sai
Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin
thông qua chính quyền địa phương. (phải là qua người giám hộ)
Người mất năng lực hành vi dân sự thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin thông qua người đại diện theo pháp luật
Người dưới 18 tuổi yêu cầu cung cấp thông tin thông qua người đại diện theo pháp luật, trừ
trường hợp luật về trẻ em và luật khác có quy định khác
Công dân thực hiện quyền tiếp cận thông tin theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin
Ý kiến sai: thông tin công dân không được tiếp cận:
Thông tin thuộc bí mật nhà nước, bao gồm những thông tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh
vực chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ và các
lĩnh vực khác theo quy định của luật
Thông tin thuộc bí mật nhà nước được giải mật.
Thông tin mà nếu để tiếp cận sẽ gây nguy hại đến lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến
quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng
Thông tin gây nguy hại đến tính mạng, cuộc sống hoặc tài sản của người khác; thông tin
thuộc bí mật công tác; thông tin về cuộc họp nội bộ của cơ quan nhà nước; tài liệu do cơ quan
nhà nước soạn thảo cho công việc nội bộ
Ý kiến sai: thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện
Thông tin có liên quan đến bí mật kinh doanh.
Thông tin liên quan đến bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân được tiếp cận trong trường
hợp được người đó đồng ý
Thông tin liên quan đến bí mật gia đình được tiếp cận trong trường hợp được các thành viên gia đình đồng ý
Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, người đứng đầu cơ
quan nhà nước quyết định việc cung cấp thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, đời sống
riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong trường hợp cần thiết vì lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng Ý kiến sai
Công dân có quyền được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời
Công dân có quyền khiếu nại, khởi kiện hành vi vi phạm pháp luật về tiếp cận thông tin
Công dân có quyền yêu cầu các cơ quan chức năng cung cấp mọi thông tin cần thiết một cách
đầy đủ, chính xác, kịp thời.
Công dân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về tiếp cận thông tin Ý kiến sai
Công dân có nghĩa vụ tuân thủ qui định của pháp luật về tiếp cận thông tin
Công dân có nghĩa vụ cung cấp mọi thông tin cho các cơ quan có thẩm quyền
Công dân không được làm sai lệch nội dung thông tin đã được cung cấp.
Công dân không được xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của
người khác khi thực hiện quyền tiếp cận thông tin Ý kiến sai
Cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin do mình tạo ra, trừ trường hợp quy định
không được cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin khi có đủ điều kiện theo quy định
Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm cung cấp thông tin do Quốc hội, cơ quan của Quốc hội,
cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử quốc gia tạo ra và thông tin do mình tạo ra
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cung cấp mọi thông tin do mình tạo ra và thông tin
do mình nhận được để trực tiếp thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp thông tin do Ủy ban nhân dân,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tạo ra và thông tin do mình tạo ra Luật Báo chí
Đâu là tội nhận định sai:
Luật Báo chí do Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành.
Luật Báo chí đang thực hiện được ban hành năm 2016
Luật Báo chí điều chỉnh mối quan hệ giữa cá nhân, tổ chức và Nhà nước trong lĩnh vực báo chí
Luật Báo chí do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và được Chủ
tịch nước ký lệnh ban hành Nhận định sai:
Đối tượng điều chỉnh Luật Báo chí là cá nhân và pháp nhân.
Phạm vi điều chỉnh của Luật Báo chí gồm quyền tự do báo chí, quyền tự ngôn luận trên báo
chí của công dân; tổ chức và hoạt động báo chí
Phạm vi điều chỉnh của Luật Báo chí gồm quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân
tham gia và có liên quan đến hoạt động báo chí
Phạm vi điều chỉnh của Luật Báo Báo chí gồm công tác quản lý nhà nước về báo chí Nhận định sai
Báo chí có chức năng thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi
ích của đất nước và của Nhân dân
Báo chí có chức năng tuyên truyền, phổ biến, chính sách, pháp luật của Đảng, nhà nước
Báo chí có chức năng xử lý các hành vi chống lại các lợi ích của nhà nước, và nhân dân.
Báo chí có chức năng phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền
tự do ngôn luận của nhân dân Nhận định đúng
Ủy ban nhân dân các cấp có chức năng quản lý nhà nước về báo chí
Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí không có nhiệm vụ cấp, thu hồi các loại giấy phép
trong hoạt động báo chí và thẻ nhà báo
Hội nhà báo Việt Nam có nhiệm vụ cấp thẻ nhà báo cho các nhà báo
Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí; xây dựng chế độ,
chính sách về báo chí là một nội dung quản lý nhà nước về báo chí. Nhận định đúng
Hội nhà báo có nhiệm vụ chủ trì xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát
triển báo chí, văn bản qui phạm pháp luật về báo chí
Luật Báo chí nghiêm cấm hành vi đăng, phát thông tin chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nhà nước đặt hàng và hỗ trợ cước phí vận chuyển cho tất cả các loại hình báo chí
Các trang mạng xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật báo chí Ý kiến sai:
Luật Báo chí nghiêm cấm hành vi xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc
phạm dân tộc, anh hùng dân tộc
Luật Báo chí nghiêm cấm hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật
đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật
Luật Báo chí nghiêm cấm hành vi đưa thông tin về những vụ án xâm phạm đến trẻ em và làm nhục người khác.
Luật Báo chí nghiêm cấm hành vi kích động bạo lực; tuyên truyền lối sống đồi trụy, miêu tả tỉ
mỉ những hành động dâm ô, hành vi tội ác, thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam Nhận định sai
Luật Báo chí do Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành. (vì Luật chỉ
quốc hội được ban hành, chính phủ ban hành nghị định, Bộ ban hành thông tư)
Luật Báo chí đang thực hiện được ban hành năm 2016
Luật Báo chí điều chỉnh mối quan hệ giữa cá nhân, tổ chức và Nhà nước trong lĩnh vực báo chí
Luật Báo chí do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và được Chủ tịch nước ký ban hành Nhận định sai
Công dân có quyền liên kết với cơ quan báo chỉ để thực hiện các sản phẩm báo chí
Công dân có quyền yêu cầu cơ quan báo chí phải đăng, phát những thông tin do mình cung cấp.
Công dân có thể tham gia vào việc in và phát hành báo chí
Công dân có quyền tố cáo trên báo chí đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân Nhận định đúng
Công dân chỉ có quyền phát biểu về tình hình đất nước trên báo chí một khi được phép của cơ quan có thẩm quyền
Việc tham gia ý kiến xây dựng chủ trương, chính sách , pháp luật của Đảng, Nhà nước trên
báo chí chỉ đối với những người có thẩm quyền
Công dân có quyền sáng tạo tác phẩm báo chí.
Cơ quan báo chí không được từ chối đăng, phát mọi tác phẩm báo chí của công dân Nhận định sai
Công dân có quyền phản hồi thông tin trên báo chí
Công dân có quyền phê bình cơ quan, tổ chức, cá nhân trên các cơ quan báo chí.
Cơ quan báo chí có quyền yêu cầu tổ chức, người có thẩm quyền trả lời bằng văn bản hoặc
trả lời trên báo chí về các kiến nghị, khiếu nại các công dân
Cơ quan báo chí có quyền đăng, phát những thông tin tiết lộ bí mật đời tư cá nhân Ý kiến sai
Công dân có quyền liên kết với cơ quan báo chí để thực hiện các sản phẩm báo chí
Công dân có quyền yêu cầu cơ quan báo chí phải đăng, phát những thông tin do mình cung cấp.
Công dân có thể tham gia vào việc in và phát hành báo chí
Công dân có quyền tố cáo trên báo chí đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân Ý kiến sai
Đối tượng điều chỉnh Luật Báo chí là cá nhân và pháp nhân.
Phạm vi điều chỉnh của Luật Báo chí gồm quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên
báo chí của công dân; tổ chức và hoạt động báo chí
Phạm vi điều chỉnh của Luật Báo chí gồm quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân
tham gia và có liên quan đến hoạt động báo chí
Phạm vi điều chỉnh của Luật Báo chí gồm công tác quản lý nhà nước về báo chí Ý kiến sai
Cơ quan báo chí có quyền không đăng, phát những thông tin xuyên tạc lịch sử, xúc phạm anh hùng dân tộc
Cơ quan báo chí được quyền yêu cầu các tổ chức hoặc người có thẩm quyền chỉ được trả lời
trên báo chí về các khiếu nại, tố cáo của công dân
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí
Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát sóng Ý kiến sai
Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm
phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân
Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ
Việc cung cấp thông tin cho báo chí của công dân phải thông qua người đại diện hoặc người có thẩm quyền.
Trong trường hợp không đăng, phát ý kiến phản ánh, kiến nghị của công dân, cơ quan báo chí
phải trả lời và nêu rõ lý do khi có yêu cầu Ý kiến sai
Cơ sở tôn giáo từ cấp tỉnh trở lên hoạt động hợp pháp được phép thành lập cơ quan báo chí
Cơ quan chủ quản báo chí tự mình có thể quyết định bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí.
Cơ quan chủ quản báo chí là cơ quan đứng tên đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo chí,
thành lập và trực tiếp quản lý cơ quan báo chí
Người đứng đầu cơ quan chủ quản báo chí không được kiêm nhiệm chức vụ người đứng đầu cơ quan báo chí Ý kiến sai
Bệnh viện cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên được thành lập tạp chí khoa học
Cơ quan chủ quản báo chí có nhiệm vụ chỉ đạo cơ quan báo chí thực hiện đúng tôn chỉ, mục
đích, nhiệm vụ, phương hướng hoạt động; tổ chức nhân sự và chịu trách nhiệm về hoạt động của cơ quan báo chí.