Luật công pháp quốc tế - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng

Luật công pháp quốc tế - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

By https://www.hocthue.net/ dịch vụ giải bài tập, làm luận văn số 1 Việt Nam.
Đề kiểm tra điều kiện luật công pháp quốc tế.
Câu 1 Các khẳng định sau đúng hay sai tại sao? (6 điểm)
a. Xin gia nhập quốc tịch là căn cứ xác lập quốc tịch chủ yếu
Sai bởi vì đơn xin gia nhập quốc tịch chỉ là một trong những căn cứ phổ thông chứ
không phải “chủ yếu”.
Chẳng hạn theo Luật Quốc tịch 2008, sử đổi 2014 thì căn cứ để xác lập quốc tịch
tại Việt Nam đó là:
Hưởng quốc tịch Việt Nam theo sự sinh đẻ.
Hưởng quốc tịch Việt nam theo sự gia nhập.
Hưởng quốc tịch Việt Nam theo sự phục hồi quốc tịch.
Căn cứ xác lập quốc tịch Việt Nam dựa trên những căn cứ xác lập quốc tịch phổ
biến trên thế giới. Các quy định liên quan đến các căn cứ xác định quốc tịch là cơ sở
pháp lý để nhà nước xác định tư cách công dân, trên cơ sở đó xác lập các quy định
pháp lý liên quan đến quyền và nghĩa vụ công dân. Đồng thời, cá nhân muốn nhập
quốc tịch của một nước khác cần nắm rõ và đáp ứng được các điều kiện liên quan
đến căn cứ xác lập quốc tịch của nước đó.
b. Mọi tổ chức quốc tế đều là chủ thể của luật quốc tế
Sai bởi vì không phải mọi “tổ chức quốc tế” đều là chủ thể luật quốc tế.
Các loại chủ thể của pháp luật quốc tế gồm có:
Quốc gia có chủ quyền độc lập: Chủ thể chủ yếu cơ bản.
Các tổ chức quốc tế: Liên hiệp quốc và các cơ quan chuyên môn của Liên
hiệp quốc (là chủ thể hạn chế của pháp luật quốc tế hiện đại).
Các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập nhằm thực hiện quyền dân tộc tự
quyết, Tòa thánh Vaticăn
By https://www.hocthue.net/ dịch vụ giải bài tập, làm luận văn số 1 Việt Nam.
Bởi vậy không phải mọi tổ chức bất kỳ nào (chẳng hạn tổ chức FIFA…) được coi là
chủ thể của luật quốc tế
c. Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển có quy chế kép
Sai bởi vì vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngoài lãnh hải và tiếp liền lãnh
hải; tại đó, quốc gia ven biển thực hiện các thẩm quyền có tính riêng biệt và hạn chế
đối với các tầu thuyền nước ngoài. Phạm vi của vùng tiếp giáp lãnh hải không vượt
quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở (Điều 33).
Quốc gia ven biển có quyền tiến hành các hoạt động kiểm soát cần thiết tại vùng
tiếp giáp lãnh hải, nhằm:
- Ngăn ngừa những vi phạm đối với các luật và quy định hải quan, thuế khóa, y tế
hay nhập cư trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình;
- Trừng trị những vi phạm đối với các luật và quy định nói trên xảy ra trên lãnh thổ
hay trong lãnh hải của mình.
Bởi vậy chỉ có 1 quy chế duy nhất đến vùng tiếp giáp lãnh hải.
Câu 2 Anh/chị hãy trình bày và bình luận vai trò của luật quốc tế
trong tiến trình hội nhập của Việt Nam hiện nay. (4 điểm)
Có thể hiểu quá trình hội nhập quốc tế của một đất nước (quốc gia) là sự tham gia
vào hệ thống thế giới và trở thành một bộ phận cấu thành của chỉnh thể thế giới, trước
hết là bộ phận cấu thành của “nền kinh tế thế giới”, “nền chính trị thế giới” và “nền
văn minh nhân loại”. Trong một thế giới hiện đại, sự phát triển của kinh tế thị trường
đòi hỏi các quốc gia phải mở rộng thị trường, hình thành thị trường khu vực và quốc
tế. Đây chính là động lực chủ yếu thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế.
Vai trò của luật quốc tế thể hiện ở các vấn đề sau:
a) Đảm bảo lợi ích trong quan hệ hợp tác kinh tế- thương mại quốc tế:
Nhằm đảm bảo lợi ích của nhau, đảm bảo quá trình phát triển có hiệu quả của hợp
tác kinh tế quốc tế, quan hệ thương mại quốc tế giữa các quốc gia được điều chỉnh
thông qua các điều ước quốc tế song phương và đa phương. Chẳng hạn điều chỉnh liên
quan đến hoạt động thương mại hàng hóa nông nghiệp trong đó quy định khối lượng
hàng hóa cung cấp trên thị trường thì các bên có thể kí kết các hiệp định hàng hóa.
By https://www.hocthue.net/ dịch vụ giải bài tập, làm luận văn số 1 Việt Nam.
Mục đích chung của các hiệp định hàng hóa là ổn định giá cả của thị trường thế giới
bằng biện pháp cân bằng giữa cung và cầu, mở rộng hợp tác quốc tế trên thị trường
thế giới…
Chẳng hạn Hiệp định chung về thuế quan và thương mại - GATT ( 1994)mà Việt
Nam tham gia là một thành viên của WTO đã quy định ngoại lệ đối với quy tắc nói
trên tức có thể chấp nhận cho phép một nước có thể phá bỏ mức thuế trần. Nhưng để
làm được điều này, nước đó phải đàm phán với các nước liên quan và có thể bị buộc
phải bồi thường thiệt hại thương mại cho các đối tác liên quan.
b) Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa- xã hội, giáo dục, khoa học -
công nghệ và các lĩnh vực khác
Đây là lĩnh vực lớn bao quát nhiều mặt của đời sống xã hội, xét ở khía cạnh hội
nhập quốc tế của lĩnh vực này, nó bao gồm: hội nhập quốc tế về văn hóa-xã hội, hội
nhập quốc tế về giáo dục, hội nhập quốc tế về khoa học - công nghệ và hội nhập quốc
tế trong các lĩnh vực khác.
Hội nhập quốc tế về văn hoá, xã hội có nhiều vấn đề cần lưu tâm. Trước hết, trong
lĩnh vực văn hoá, Việt Nam mở cửa, trao đổi văn hóa, chia sẻ các giá trị văn hóa, tinh
thần với các quốc gia khác. Mục đích của hội nhập quốc tế về văn hoá là tiếp thu các
giá trị văn hóa tiến bộ của thế giới để bổ sung và làm giàu nền văn hóa của dân tộc,
quốc gia mình. Hội nhập quốc tế về văn hoá – xã hội có thể thông qua việc tham gia
các tổ chức hợp tác và phát triển văn hóa, ví dụ: tham gia, thực hiện Cộng đồng văn
hóa - xã hội ASEAN, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc
(UNESCO) hoặc ký kết, gia nhập điều ước quốc tế song phương, khu vực và đa
phương về hợp tác, phát triển lĩnh vực văn hóa. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có thể
chủ động tích cực tham gia các hoạt động, giao lưu văn hoá, nghệ thuật, thể thao với
hình thức song phương, khu vực và thế giới.
Qua quá trình hội nhập quốc tế sẽ làm sâu sắc nội dung hợp tác, thực sự gắn kết bền
vững giữa các quốc gia, thúc đẩy sự gần gũi hơn về văn hoá, trong khi vẫn giữ được
By https://www.hocthue.net/ dịch vụ giải bài tập, làm luận văn số 1 Việt Nam.
bản sắc riêng về văn hoá của từng quốc gia. Hội nhập quốc tế về văn hoá cũng đồng
thời tạo điều kiện để người dân mỗi nước được thụ hưởng tốt hơn các giá trị văn hóa
của nhân loại.
Bên cạnh đó, mặt thứ hai liên quan đến các vấn đề về xã hội như: Lao động, việc
làm, bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khoẻ cho người dân, cộng đồng, bảo trợ xã hội,
chăm sóc và bảo vệ trẻ em, phòng chống tệ nạn xã hội, bảo đảm bình đẳng giới và các
vấn đề khác thuộc lĩnh vực xã hội, Việt Nam hợp tác với quốc tế để phát triển, giải
quyết tốt. Hội nhập quốc tế giúp Việt Nam nâng cao chất lượng trong việc thực hiện
các vấn đề về xã hội.
c) Hội nhập trong lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh
Hội nhập quốc tế về chính trị mặc dù manh nha từ lâu, nhưng chỉ trong thời gian
gần đây mới trở thành một trong những xu thế chung của thế giới và nó sẽ tiếp tục
phát triển trong một thế giới hiện đại. Tuy nhiên, khác với các lĩnh vực hội nhập quốc
tế khác, trong giai đoạn hiện nay, hội nhập quốc tế trong lĩnh vực này chỉ ở mức độ và
phạm vi nhất định, chứ không sâu như hội nhập kinh tế. Đây có thể nói là một hình
thức liên kết quốc tế đặc biệt trong hội nhập.
Có thể nói việc tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Hiến chương
LHQ trong quan hệ quốc tế là yếu tố quyết định đảm bảo hòa bình, an ninh, đồng thời
là những điều kiện tiên quyết cho mọi hoạt động của cộng đồng quốc tế. LHQ cần tiếp
tục tích cực góp phần làm giảm căng thẳng và giải quyết hòa bình các bất đồng, xung
đột còn tồn tại, trong đó có những vấn đề liên quan đến CHDCND Triều Tiên và I-ran.
Tóm lại, hội nhập quốc tế tại Việt Nam chính là một hình thức phát triển cao của
hợp tác quốc tế. Hội nhập quốc tế cũng như các hình thức hợp tác quốc tế khác đều vì
lợi ích của Việt Nam. Việt Nam tham gia quá trình này cơ bản vì lợi ích cho đất nước,
vi sự phồn vinh của dân tộc mình. Mặc khác, Việt Nam thực hiện hội nhập quốc tế
cũng góp phần thúc đẩy thế giới tiến nhanh trên con đường văn minh, thịnh vượng.
| 1/4

Preview text:

By https://www.hocthue.net/ dịch vụ giải bài tập, làm luận văn số 1 Việt Nam.
Đề kiểm tra điều kiện luật công pháp quốc tế.
Câu 1 Các khẳng định sau đúng hay sai tại sao? (6 điểm)
a. Xin gia nhập quốc tịch là căn cứ xác lập quốc tịch chủ yếu
Sai bởi vì đơn xin gia nhập quốc tịch chỉ là một trong những căn cứ phổ thông chứ
không phải “chủ yếu”.
Chẳng hạn theo Luật Quốc tịch 2008, sử đổi 2014 thì căn cứ để xác lập quốc tịch tại Việt Nam đó là:
 Hưởng quốc tịch Việt Nam theo sự sinh đẻ.
 Hưởng quốc tịch Việt nam theo sự gia nhập.
 Hưởng quốc tịch Việt Nam theo sự phục hồi quốc tịch.
Căn cứ xác lập quốc tịch Việt Nam dựa trên những căn cứ xác lập quốc tịch phổ
biến trên thế giới. Các quy định liên quan đến các căn cứ xác định quốc tịch là cơ sở
pháp lý để nhà nước xác định tư cách công dân, trên cơ sở đó xác lập các quy định
pháp lý liên quan đến quyền và nghĩa vụ công dân. Đồng thời, cá nhân muốn nhập
quốc tịch của một nước khác cần nắm rõ và đáp ứng được các điều kiện liên quan
đến căn cứ xác lập quốc tịch của nước đó.
b. Mọi tổ chức quốc tế đều là chủ thể của luật quốc tế
Sai bởi vì không phải mọi “tổ chức quốc tế” đều là chủ thể luật quốc tế.
Các loại chủ thể của pháp luật quốc tế gồm có:
 Quốc gia có chủ quyền độc lập: Chủ thể chủ yếu cơ bản.
 Các tổ chức quốc tế: Liên hiệp quốc và các cơ quan chuyên môn của Liên
hiệp quốc (là chủ thể hạn chế của pháp luật quốc tế hiện đại).
 Các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập nhằm thực hiện quyền dân tộc tự quyết, Tòa thánh Vaticăn
By https://www.hocthue.net/ dịch vụ giải bài tập, làm luận văn số 1 Việt Nam.
Bởi vậy không phải mọi tổ chức bất kỳ nào (chẳng hạn tổ chức FIFA…) được coi là
chủ thể của luật quốc tế
c. Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển có quy chế kép
Sai bởi vì vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngoài lãnh hải và tiếp liền lãnh
hải; tại đó, quốc gia ven biển thực hiện các thẩm quyền có tính riêng biệt và hạn chế
đối với các tầu thuyền nước ngoài. Phạm vi của vùng tiếp giáp lãnh hải không vượt
quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở (Điều 33).
Quốc gia ven biển có quyền tiến hành các hoạt động kiểm soát cần thiết tại vùng
tiếp giáp lãnh hải, nhằm:
- Ngăn ngừa những vi phạm đối với các luật và quy định hải quan, thuế khóa, y tế
hay nhập cư trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình;
- Trừng trị những vi phạm đối với các luật và quy định nói trên xảy ra trên lãnh thổ
hay trong lãnh hải của mình.
Bởi vậy chỉ có 1 quy chế duy nhất đến vùng tiếp giáp lãnh hải.
Câu 2 Anh/chị hãy trình bày và bình luận vai trò của luật quốc tế
trong tiến trình hội nhập của Việt Nam hiện nay. (4 điểm)
Có thể hiểu quá trình hội nhập quốc tế của một đất nước (quốc gia) là sự tham gia
vào hệ thống thế giới và trở thành một bộ phận cấu thành của chỉnh thể thế giới, trước
hết là bộ phận cấu thành của “nền kinh tế thế giới”, “nền chính trị thế giới” và “nền
văn minh nhân loại”. Trong một thế giới hiện đại, sự phát triển của kinh tế thị trường
đòi hỏi các quốc gia phải mở rộng thị trường, hình thành thị trường khu vực và quốc
tế. Đây chính là động lực chủ yếu thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế.
Vai trò của luật quốc tế thể hiện ở các vấn đề sau:
a) Đảm bảo lợi ích trong quan hệ hợp tác kinh tế- thương mại quốc tế:
Nhằm đảm bảo lợi ích của nhau, đảm bảo quá trình phát triển có hiệu quả của hợp
tác kinh tế quốc tế, quan hệ thương mại quốc tế giữa các quốc gia được điều chỉnh
thông qua các điều ước quốc tế song phương và đa phương. Chẳng hạn điều chỉnh liên
quan đến hoạt động thương mại hàng hóa nông nghiệp trong đó quy định khối lượng
hàng hóa cung cấp trên thị trường thì các bên có thể kí kết các hiệp định hàng hóa.
By https://www.hocthue.net/ dịch vụ giải bài tập, làm luận văn số 1 Việt Nam.
Mục đích chung của các hiệp định hàng hóa là ổn định giá cả của thị trường thế giới
bằng biện pháp cân bằng giữa cung và cầu, mở rộng hợp tác quốc tế trên thị trường thế giới…
Chẳng hạn Hiệp định chung về thuế quan và thương mại - GATT ( 1994)mà Việt
Nam tham gia là một thành viên của WTO đã quy định ngoại lệ đối với quy tắc nói
trên tức có thể chấp nhận cho phép một nước có thể phá bỏ mức thuế trần. Nhưng để
làm được điều này, nước đó phải đàm phán với các nước liên quan và có thể bị buộc
phải bồi thường thiệt hại thương mại cho các đối tác liên quan.
b) Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa- xã hội, giáo dục, khoa học -
công nghệ và các lĩnh vực khác
Đây là lĩnh vực lớn bao quát nhiều mặt của đời sống xã hội, xét ở khía cạnh hội
nhập quốc tế của lĩnh vực này, nó bao gồm: hội nhập quốc tế về văn hóa-xã hội, hội
nhập quốc tế về giáo dục, hội nhập quốc tế về khoa học - công nghệ và hội nhập quốc
tế trong các lĩnh vực khác.
Hội nhập quốc tế về văn hoá, xã hội có nhiều vấn đề cần lưu tâm. Trước hết, trong
lĩnh vực văn hoá, Việt Nam mở cửa, trao đổi văn hóa, chia sẻ các giá trị văn hóa, tinh
thần với các quốc gia khác. Mục đích của hội nhập quốc tế về văn hoá là tiếp thu các
giá trị văn hóa tiến bộ của thế giới để bổ sung và làm giàu nền văn hóa của dân tộc,
quốc gia mình. Hội nhập quốc tế về văn hoá – xã hội có thể thông qua việc tham gia
các tổ chức hợp tác và phát triển văn hóa, ví dụ: tham gia, thực hiện Cộng đồng văn
hóa - xã hội ASEAN, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc
(UNESCO) hoặc ký kết, gia nhập điều ước quốc tế song phương, khu vực và đa
phương về hợp tác, phát triển lĩnh vực văn hóa. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có thể
chủ động tích cực tham gia các hoạt động, giao lưu văn hoá, nghệ thuật, thể thao với
hình thức song phương, khu vực và thế giới.
Qua quá trình hội nhập quốc tế sẽ làm sâu sắc nội dung hợp tác, thực sự gắn kết bền
vững giữa các quốc gia, thúc đẩy sự gần gũi hơn về văn hoá, trong khi vẫn giữ được
By https://www.hocthue.net/ dịch vụ giải bài tập, làm luận văn số 1 Việt Nam.
bản sắc riêng về văn hoá của từng quốc gia. Hội nhập quốc tế về văn hoá cũng đồng
thời tạo điều kiện để người dân mỗi nước được thụ hưởng tốt hơn các giá trị văn hóa của nhân loại.
Bên cạnh đó, mặt thứ hai liên quan đến các vấn đề về xã hội như: Lao động, việc
làm, bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khoẻ cho người dân, cộng đồng, bảo trợ xã hội,
chăm sóc và bảo vệ trẻ em, phòng chống tệ nạn xã hội, bảo đảm bình đẳng giới và các
vấn đề khác thuộc lĩnh vực xã hội, Việt Nam hợp tác với quốc tế để phát triển, giải
quyết tốt. Hội nhập quốc tế giúp Việt Nam nâng cao chất lượng trong việc thực hiện
các vấn đề về xã hội.
c) Hội nhập trong lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh
Hội nhập quốc tế về chính trị mặc dù manh nha từ lâu, nhưng chỉ trong thời gian
gần đây mới trở thành một trong những xu thế chung của thế giới và nó sẽ tiếp tục
phát triển trong một thế giới hiện đại. Tuy nhiên, khác với các lĩnh vực hội nhập quốc
tế khác, trong giai đoạn hiện nay, hội nhập quốc tế trong lĩnh vực này chỉ ở mức độ và
phạm vi nhất định, chứ không sâu như hội nhập kinh tế. Đây có thể nói là một hình
thức liên kết quốc tế đặc biệt trong hội nhập.
Có thể nói việc tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Hiến chương
LHQ trong quan hệ quốc tế là yếu tố quyết định đảm bảo hòa bình, an ninh, đồng thời
là những điều kiện tiên quyết cho mọi hoạt động của cộng đồng quốc tế. LHQ cần tiếp
tục tích cực góp phần làm giảm căng thẳng và giải quyết hòa bình các bất đồng, xung
đột còn tồn tại, trong đó có những vấn đề liên quan đến CHDCND Triều Tiên và I-ran.
Tóm lại, hội nhập quốc tế tại Việt Nam chính là một hình thức phát triển cao của
hợp tác quốc tế. Hội nhập quốc tế cũng như các hình thức hợp tác quốc tế khác đều vì
lợi ích của Việt Nam. Việt Nam tham gia quá trình này cơ bản vì lợi ích cho đất nước,
vi sự phồn vinh của dân tộc mình. Mặc khác, Việt Nam thực hiện hội nhập quốc tế
cũng góp phần thúc đẩy thế giới tiến nhanh trên con đường văn minh, thịnh vượng.