Luật dân sự 2 - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Khái niệm, đặc điểm nghĩa vụ: học viên đọc khái niệm tại Điều 274 BLDS và phân tích các đặc điểm. Khi phân tích nên lấy ví dụ để minh họa cụ thể. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
MỤC ĐÍCH
Tài liệu này nhằm hỗ trợ cho học viên nắm vững nội dung ôn
tập và làm bài kiểm tra kết thúc môn hiệu quả.
Tài liệu này cần được sử dụng cùng với tài liệu học tập của
môn học và bài giảng của giảng viên ôn tập tập trung theo chương trình đào tạo. NỘI DUNG HƯỚNG DẪN
Nội dung tài liệu này bao gồm các nội dung sau:
Phần 1: Các nội dung trọng tâm của môn học. Bao gồm
các nội dung trọng tâm của môn học được xác định
dựa trên mục tiêu học tập, nghĩa là các kiến thức hoặc
kỹ năng cốt lõi mà người học cần có được khi hoàn thành môn học.
Cách thức ôn tập. Mô tả cách thức để hệ thống hóa
kiến thức và luyện tập kỹ năng để đạt được những nội dung trọng tâm.
Phần 2: Hướng dẫn làm bài kiểm tra. Mô tả hình thức
kiểm tra và đề thi, hướng dẫn cách làm bài và trình bày
bài làm và lưu ý về những sai sót thường gặp, hoặc
những nỗ lực có thể được đánh giá cao trong bài làm.
Đề thi mẫu và đáp án. Cung cấp một đề thi mẫu và
đáp án, có tính chất minh hoạ nhằm giúp học viên hình
dung yêu cầu kiểm tra và cách thức làm bài thi. 3 PHẦN 1
CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM
VÀ CÁCH THỨC ÔN TẬP -
Chủ yếu là nghiên cứu, nắm rõ nội dung chính các điều luật có
liên quan trong Bộ luật dân sự 2015.
- Khi thi, học viên được sử dụng tài liệu giấy. Chương 1 NGHĨA VỤ .
Mục tiêu học tập chương:
- Trình bày được các kiến thức cơ bản về nghĩa vụ: khái niệm,
đặc điểm, căn cứ phát sinh và phân loại nghĩa vụ.
- Phân tích được quy định pháp luật về thực hiện và chấm
dứt nghĩa vụ, thay đổi chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ.
Chủ đề 1.1. Khái quát chung về nghĩa vụ
Mô tả vắn tắt nội dung
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm nghĩa vụ: học viên đọc khái niệm
tại Điều 274 BLDS và phân tích các đặc điểm. Khi phân
tích nên lấy ví dụ để minh họa cụ thể.
1.1.2. Đối tượng của quan hệ nghĩa vụ: đọc Điều 276 BLDS
2015 bao gồm tài sản và công việc.
1.1.3. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ: đọc Điều 275. Phân tích và
lấy ví dụ từng căn cứ
1.1.4. Phân loại nghĩa vụ: có nhiều cách phân loại gồm nghĩa
vụ trong hợp đồng, nghĩa vụ ngoài hợp đồng. Ngoài ra
nếu dựa vào tính chất của nghĩa vụ thì có thể phân 4
thành các loại như nghĩa vụ riêng rẽ, liên đới, hoàn lại, chính-phụ.
Chủ đề 1.2. Thực hiện nghĩa vụ
Mô tả vắn tắt nội dung
1.2.1. Khái niệm, địa điểm, thời hạn thực hiện nghĩa vụ: học
viên đọc tại các Điều 277 và 278 BLDS 2015.
1.2.2. Thực hiện nghĩa vụ trong các trường hợp cụ thể: học viên cần lưu ý, khi
thực hiện nghĩa vụ thì phải thực hiện đúng cam kết, trung thực, không trái
pháp luật. Luật quy định việc thực hiện nghĩa vụ cụ thể tại các Điều 279 đến 291.
Chủ đề 1.3. Thay đổi chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ
Mô tả vắn tắt nội dung
1.3.1. Thay đổi chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên: học
viên đọc từ Điều 365 đến Điều 371; so sánh được điểm giống và khác của
quy định chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao
nghĩa vụ. Lấy ví dụ cụ thể.
1.3.2. Thay đổi chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ theo quy định pháp luật: Phần này
chủ yếu là thay đổi khi có sự cải tổ pháp nhân như: hợp nhất, chia, tách,
chuyển đổi loại hình pháp nhân.
Chủ đề 1.4. Chấm dứt nghĩa vụ 5
Mô tả nội dung vắn tắt
1.4.1. Chấm dứt nghĩa vụ theo quy định của pháp luật
1.4.2. Chấm dứt nghĩa vụ theo thỏa thuận
Học viên đọc Điều 372 đến 384 và lấy ví dụ từng căn cứ chấm dứt.
Chương 2 BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ .
Mục tiêu học tập chương:
- Trình bày được các kiến thức chung về bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ như: khái niệm, đặc điểm, phạm vi bảo đảm, tài
sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
- Liệt kê và phân biệt được các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
- Vận dụng được các quy định pháp luật để giải quyết các tình
huống cụ thể về nghĩa vụ và hợp đồng.
- Đưa ra quan điểm cá nhân về những vướng mắc, tồn tại cần
khắc phục về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Chủ đề 2.1. Quy định chung về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Mô tả vắn tắt về nội dung:
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
2.1.2. Phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm: Đọc Điều 293
2.1.3. Tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ: Đọc 294.
2.1.4. Đăng ký biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ: Đọc Điều 298.
2.1.5. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm: Đọc Điều 299.
Chủ đề 2.2. Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Mô tả vắn tắt về nội dung: 6
2.2.1. Các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ đối nhân
2.2.2. Các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ đối vật
2.2.3. Các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ đặc thù
Đây là những biện pháp luật quy định các bên có thể
áp dụng trong quá trình thực hiện nghĩa vụ với nhau,
cụ thể đọc Điều 292:
Cầm cố tài sản: Học viên đọc từ Điều 309-316.
Thế chấp tài sản: Học viên đọc từ Điều 317-327.
Chú ý: Cần phân biệt được hai biện pháp bảo
đảm này qua hành vi giao hoặc không giao tài sản
cho bên nhận bảo đảm. Nếu giao tài sản là Cầm
cố, còn không giao tài sản là thế chấp. Đặt cọc: Điều 328. Ký cược: Điều 329.
Chú ý: Học viên cũng cần phân biệt giữa đặt cọc và ký cược. Ký quỹ: Điều 330.
Bảo lưu quyền sở hữu: Đọc từ Điều 331-334: Đây
là biện pháp bảo đảm mới được qui định trong
BLDS 2015. Vì vậy học viên cần nghiên cứu kỹ để nắm.
Bảo lãnh: Đọc từ Điều 335 đến 343.
Tín chấp: Đọc từ Điều 344 đến 345.
Cầm giữ tài sản: Đọc từ Điều 346 đến 350. Đây
cũng là biện pháp bảo đảm mới được qui định
trong BLDS 2015 cùng với quy định Bảo lưu
quyền sở hữu. Vì vậy các học viên cần chú ý nghiên cứu. 7 Chương 3 HỢP ĐỒNG .
Mục tiêu học tập chương:
Trình bày được các kiến thức chung về hợp đồng: khái -
niệm, đặc điểm, bản chất, các điều kiện có hiệu lực của hợp
đồng, hậu quả pháp lý khi hợp đồng vô hiệu.
Phân tích được ý nghĩa của phân loại hợp đồng. Dựa vào -
việc phân loại để nhận diện các loại hợp đồng cụ thể.
Xác định được quá trình giao kết hợp đồng. -
Nhận biết và phân biệt được giữa các trường hợp hợp đồng -
vô hiệu với đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng.
Phân tích được các bản án, tranh chấp thực tế và đưa ra -
được quan điểm cá nhân.
Vận dụng được các quy định của pháp luật đề giải quyết các -
tranh chấp thực tế cụ thể gắn với mỗi loại hợp đồng.
Chủ đề: 3.1. Những quy định chung về hợp đồng
Mô tả vắn tắt về nội dung:
3.1.1. Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng: Đọc Điều 385
3.1.2. Phân loại hợp đồng
3.1.3. Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng: Đọc Điều 117
3.1.4. Hợp đồng vô hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng vô
hiệu: Đọc điều 407, 122 và 131.
Chủ đề: 3.2. Giao kết hợp đồng
Mô tả vắn tắt về nội dung:
3.2.1. Trình tự giao kết hợp đồng
3.2.2. Thời điểm, địa điểm giao kết hợp đồng
3.2.3. Hiệu lực của hợp đồng 8
Cách thức giao kết hợp đồng: học viên cần tìm hiểu các vấn đề sau:
Giao kết hợp đồng được tiến hành bởi các bên thông
qua hai giai đoạn: Đề nghị giao kết hợp đồng (Đọc từ
Điều 386 đến 392) và Chấp nhận đề nghị giao kết
hợp đồng (Đọc từ Điều 393 đến 397).
Thời điểm giao kết hợp đồng: học viên cần nắm rõ
thời điểm nào thì một hợp đồng dân sự được xem là
đã giao kết (Điều 400).
Hình thức của Hợp đồng dân sự: giống hình thức
của giao dịch dân sự (Điều 119).
Hiệu lực của hợp đồng: Điều 401.
Các loại hợp đồng chủ yếu: Đọc Điều 402.
Hợp đồng vô hiệu: học viên đọc Điều 407. Cần chú ý
quy định về giao dịch dân sự vô hiệu cũng được áp
dụng đối với những hợp đồng dân sự vô hiệu.
Chủ đề: 3.3. Thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng
Mô tả vắn tắt về nội dung:
3.3.1. Thực hiện hợp đồng
3.3.2. Sửa đổi hợp đồng
3.3.3. Chấm dứt hợp đồng
3.3.4. Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng
Thực hiện hợp đồng: học viên nghiên cứu từ Điều
409 đến 420. Trong các Điều này cần phải chú ý đến
Điều 418 là thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng giữa
các bên và Điều 420 quy định về việc thực hiện hợp
đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản. 9
Chấm dứt hợp đồng: chú ý các trường hợp Luật quy
định chấm dứt hợp đồng tại Điều 422. Trong đó
nghiên cứu kỹ các Điều sau:
Hủy bỏ hợp đồng: khi nào thì một bên được
quyền hủy bỏ hợp đồng và hậu quả của việc hủy
bỏ hợp đồng này như thế nào. Đọc Điều 423 đến 427.
Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng: khi
nào thì các bên được quyền đơn phương chấm
dứt hợp đồng. Đọc Điều 428. Ngoài ra học viên
cũng cần chú ý phân biệt được hai trường trên:
hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt thực
hiện hợp đồng giống và khác nhau như thế nào?
Chủ đề: 3.4. Trách nhiệm dân sự
Mô tả vắn tắt về nội dung:
4.1.1. Khái niệm, đặc điểm và căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự
4.1.2. Các loại trách nhiệm dân sự phát sinh khi vi phạm nghĩa vụ
4.1.3. Các trường hợp không chịu trách nhiệm dân sự
Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự: Hoc
viên cần hiểu trách nhiệm dân sự là gì: Đọc Điều 351.
Khi chủ thể vi phạm nghĩa vụ dân sự (không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng) thì phải chịu những hậu
quả pháp lý bất lợi (gọi là trách nhiệm dân sự), trừ
trường hợp chủ thể đó không có lỗi. Cụ thể, học viên
phải tìm hiểu những vấn đề sau:
Lỗi trong trách nhiệm dân sự là gì ? (Điều 364) 10
Những hậu quả bất lợi nào mà chủ thể vi phạm
nghĩa vụ phải gánh chịu? (Điều 352 đến 363).
Chương 4 HỢP ĐỒNG THÔNG DỤNG .
Mục tiêu học tập chương:
Nhận dạng được các hợp đồng thông dụng theo quy định - trong BLDS 2015.
Trình bày được các nội dung chính trong mỗi loại hợp đồng. -
Vận dụng các quy định pháp luật để giải quyết tình huống - thực tế.
Chủ đề 4.1 Các loại hợp đồng có mục đích chuyển quyền sở hữu đối với tài sản
Mô tả vắn tắt về nội dung:
4.1.1. Hợp đồng mua bán tài sản: Điều 430-454.
4.1.2. Hợp đồng tặng cho tài sản: Điều 457-462.
4.1.3. Hợp đồng vay tài sản: Điều 463-471.
4.1.4. Hợp đồng trao đổi tài sản: Điều 455-456
Chủ đề 4.2 Các loại hợp đồng có mục đích chuyển quyền sử
dụng đối với tài sản
Mô tả vắn tắt về nội dung:
4.2.1. Hợp đồng thuê tài sản: Điều 472-493
4.2.2. Hợp đồng mượn tài sản: Điều 494-499.
Chủ đề 4.3 Các loại hợp đồng có đối tượng là công việc
Mô tả vắn tắt về nội dung:
4.3.1. Hợp đồng dịch vụ: Điều 513-521.
4.3.2. Hợp đồng gia công: Điều 542-553.
4.3.3. Hợp đồng vận chuyển: Điều 522-541 11
4.3.4. Hợp đồng ủy quyền: Điều 562-569.
4.3.5. Hợp đồng gửi giữ tài sản: Điều 554-561.
4.3.6. Hợp đồng hợp tác: Điều 504-512
Chương 5. TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
Mục tiêu học tập chương:
Trình bày được các quy định chung về trách nhiệm BTTH -
ngoài hợp đồng gồm: khái niệm, ý nghĩa, căn cứ phát sinh
trách nhiệm BTHH, năng lực chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại và các trường hợp BTTH cụ thể.
Phân biệt được trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng và trong - hợp đồng.
Vận dụng được các quy định pháp luật để xác định thiệt hại -
thực tế và áp dụng giải quyết các tình huống phát sinh thực tế.
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. -
Chủ đề 5.1. Các quy định chung về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng.
Mô tả vắn tắt về nội dung:
5.1.1. Khái niệm, ý nghĩa của trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng
5.1.2. Nguyên tắc BTTH: Đọc Điều 585.
5.1.3. Năng lực chịu trách nhiệm BTTH của cá nhân: Đọc Điều 586.
5.1.4. Hình thức và phương thức BTTH: Đọc Điều 585.
Chủ đề 5.2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng
Mô tả vắn tắt về nội dung:
5.2.1. Căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng 12
5.2.2. Các trường hợp không phải chịu trách nhiệm BTTH
5.2.3. Các loại trách nhiệm BTTH
Chủ đề 5.3. Xác định thiệt hại
Mô tả vắn tắt về nội dung:
5.3.1. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm: Đọc Điều 589.
5.3.2. Thiệt hai do sức khỏe bị xâm phạm: Đọc Điều 590.
5.3.3. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm: Đọc Điều 591.
5.3.4. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm: Đọc Điều 592.
5.3.5. Thời hạn hưởng BTTH do tính mạng, sức khỏe bị xâm
phạm: Đọc Điều 593 BLDS 2015.
Chủ đề 5.4. Bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể
Mô tả vắn tắt về nội dung:
5.4.1. Bồi thường thiệt hại do hành vi của con người gây ra
5.4.2. Bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra
5.4.3. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu BTTH
Bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể: Đọc từ Điều 594-608. 13 Phần 2.
CÁCH THỨC THI, ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN
a. Hình thức thi và kết cấu đề
Đề thi được phát hành dưới hình thức tự luận với thời lượng
làm bài thi là 90 phút không kể thời gian chép đề; kết cấu bởi ba phần:
- Phần 1: Yêu cầu học viên nhận định một “quan điểm” là
đúng hay sai? Giải thích. Nêu cơ sở pháp lý. Phần này sẽ có
4 câu hỏi dành cho học viên, mỗi câu hỏi 1 điểm (tổng điểm
của Phần 1 này là 4,0 điểm)
Bốn câu hỏi của Phần 1 sẽ được phân phối đều cho các
Chương trong kiến thức môn học Luật Dân sự 2.
- Phần 2: Phần này có 1 câu hỏi lý thuyết, yêu cầu học viên
nêu kiến thức pháp lý, bao hàm nội dung các quy phạm
pháp luật chủ yếu trong Bộ luật Dân sự trong phạm vi kiến
thức môn Luật dân sự 2, được vận dụng phổ biến trong
thực tiễn pháp lý (tổng điểm của Phần 2 này là 3,0 điểm).
- Phần 3: là phần tình huống được giả định (hoặc từ một một
sự kiện thực tế) liên quan trực tiếp đến nội dung ôn tập của
học viên. Câu hỏi dành cho học viên trong tình huống này là
1 câu (tổng điểm của Phần 3 này là 3,0 điểm).
b. Hướng dẫn làm bài thi
Học viên cần thiết xem hướng dẫn cách thức làm bài thi như dưới đây:
- Phần 1: Học viên nên đọc qua một lượt 4 câu hỏi, để có lựa
chọn câu nào là dễ nhất đối với mình cần phải tiến hành làm
trước. Trong quá trình trả lời 4 câu hỏi, học viên lưu ý: 14
+ Đọc kỹ các mệnh đề, từ ngữ để hiểu được nội dung của
“quan điểm” được nêu trong câu hỏi.
+ Cần liên tưởng ngay là kiến thức dùng để trả lời câu hỏi
đang nằm ở trong Chương kiến thức nào của môn học và
tra cứu ngay các quy phạm liên quan trong Bộ luật dân sự.
+ Học viên cần trả lời Đúng hoặc Sai; sau đó giải thích
ngằn gọn lý do tại sao và nêu các điều luật là cơ sở pháp
lý cho sự trả lời câu hỏi của mình.
+ Phần giải thích nên viết ngắn gọn theo ý mình, không
được chép y nguyên từ điều luật (vì chép y nguyên sẽ
không được hưởng điểm).
+ Học viên không chép bài của người khác, cũng như
không để người khác chép bài (nếu phát hiện có chép bài
sẽ không được tính điểm).
- Phần 2: Học viên trình bày phần lý thuyết, tức là trình bày
những nội dung kiến thức liên quan có trong các quy phạm
pháp luật trong Bộ luật dân sự phản ánh vấn đề pháp lý mà
câu hỏi đưa ra. Nếu có ví dụ minh họa cho kiến thức thì rất
tốt (nếu cho ví dụ phù hợp thì có thể được xem là hiểu lý thuyết).
- Phần 3: Đây là phần tình huống, yêu cầu học viên nhận
định sự kiện pháp lý, vận dụng kiến thức pháp lý đã học để
giải quyết các vấn đề theo yêu cầu của đề thi. Trong Phần 3
này, học viên cần phải đọc kỹ các tình tiết trong tình huống
để tránh nhầm lẫn trong việc áp dụng kiến thức pháp lý và
cần viện dẫn Điều luật đã vận dụng trong tình huống. 15
Đề thi mẫu và gợi ý trả lời
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HCM KHOA LUẬT -----------
ĐỀ THI MÔN LUẬT DÂN SỰ 2
Thời gian làm bài: 90 phút. Sinh viên được phép tham khảo tài liệu
giấy khi làm bài thi Nội dung đề thi
Câu 1 (4,0 điểm): Những quan điểm sau đây đúng hay sai? Hãy
giải thích ngắn gọn. Nêu cơ sở pháp lý.
a. Giao dịch giữa các bên trên cơ sở sự tự nguyện là một giao dịch hợp pháp.
b. Một cá nhân có hành vi đúng luật nhưng gây thiệt hại, thì
đó chính là một căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự.
c. Tài sản dùng để ký cược là tài sản được dùng để bảo đảm
cho bên mượn, bên thuê tài sản trả lại tài sản sau một thời gian nhất định.
d. Nếu có hành vi vô tình xâm phạm, làm tổn thương nhân
phẩm của người khác thì chỉ phải xin lỗi, nộp tiền phạt theo
quy định của pháp luật.
Câu 2 (3,0 điểm): Hãy trình bày về trách nhiệm pháp lý của
bên bán khi giao tài sản không đúng số lượng và chất lượng theo thỏa thuận. 16
Câu 3 (3,0 điểm):
Ông B thuê ông A vận chuyển tài sản, theo đó A sẽ vận chuyển
cho B một lượng hàng thực phẩm chứa trong 01 tàu chở hàng
từ cảng X đến cảng Y trước ngày 24/12/2013. Các bên thống
nhất thỏa thuận là: “A có nghĩa vụ bảo quản hàng trên đường
vận chuyển, nếu xảy ra hư hỏng thì A phải chịu trách nhiệm
bồi thường thiệt hại”. Tuy nhiên, trên đường A chở hàng thì
gặp cơn bão lớn. Dù gắng chống chọi bằng mọi cách với cơn
bão nhưng sau đó gần 70% số hàng trên tàu bị hư hỏng. Ông B
đã yêu cầu ông A bồi thường toàn bộ số hàng bị hư hỏng. Ông
A không đồng ý bồi thường vì cho rằng mình không có lỗi gây
ra số hàng hóa hư hỏng đó. Giữa A và B có tranh chấp.
HỎI: 1. Giả sử thỏa thuận thuê chở hàng giữa B và A đươc xác
lập bằng lời nói thì thỏa thuận này có được pháp luật công nhận không? Giải thích.
2. Với nhận thức pháp lý của mình, anh chị có hướng giải
quyết tranh chấp nói trên như thế nào?
-------------------------- Hết --------------------------- Gợi ý trả lời
Câu 1 (4,0 điểm): Những nhận định sau đây đúng hay sai? Hãy
giải thích ngắn gọn, Nêu cơ sở pháp lý:
a. Sai: Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 và giải thích điều luật (1 điểm)
b. Sai: Điều 275 Bộ luật Dân sự 2015 và giải thích điều luật (1 điểm) 17
c. Sai: Điều 329 Bộ luật Dân sự 2015 và giải thích điều luật (1 điểm)
d. Sai: Điều 363, 364 Bộ luật Dân sự 2015 và giải thích điều luật (1 điểm) Câu 2 (3,0 điểm):
Trình bày, thể hiện được nội dung của Điều 437, 438, 439, 445 Bộ luật Dân sự 2015.
Câu 3 (3,0 điểm)
1. Thỏa thuận giữa A sẽ được pháp luật công nhận trong trường
hợp nội dung thỏa thuận đó là hợp pháp (0,5 điểm); dựa trên
cơ sở Điều 117 (0,5 điểm) và Điều 531 Bộ luật Dân sự 2015 (0,5 điểm).
2. Trình bày được như thế nào là sự kiện bất khả kháng (1
điểm) theo Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015; nêu được việc A
không phải bồi thường nếu A đã áp dụng được tất cả các
biện pháp cần thiết nhưng vẫn không ngăn được thiệt hại xảy ra (0,5 điểm). 18