-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Luật dân sự - Luật hiến pháp Việt Nam | Trường Đại học Hoa Lư
Luật dân sự - Luật hiến pháp Việt Nam | Trường Đại học Hoa Lư được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Luật hiến pháp Việt Nam (LHPVN) 27 tài liệu
Đại học Hoa Lư 60 tài liệu
Luật dân sự - Luật hiến pháp Việt Nam | Trường Đại học Hoa Lư
Luật dân sự - Luật hiến pháp Việt Nam | Trường Đại học Hoa Lư được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật hiến pháp Việt Nam (LHPVN) 27 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Lư 60 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Hoa Lư
Preview text:
Câu 1: Phân tích các nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa tư bản độc quyền.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX có nguồn
gốc từ nhiều nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Đầu tiên, sự phát triển của lực lượng sản xuất được thúc đẩy bởi tiến bộ khoa học kỹ thuật
đã tạo ra những ngành sản xuất mới với quy mô lớn. Điều này đã đòi hỏi những hình thức
kinh tế tổ chức mới như các xí nghiệp lớn và sản xuất lớn có ưu thế rõ rệt so với sản xuất
nhỏ. Mặt khác, sự phát triển này cũng dẫn đến tăng năng suất lao động và sản xuất giá trị
thặng dư tương đối, mở rộng khả năng tích lũy tư bản, thúc đẩy sự phát triển sản xuất lớn
và tăng tích tụ tư bản.
Thành tựu khoa học kỹ thuật mới trong 30 năm cuối của thế kỷ XIX, bao gồm sản lượng
lớn gang thép với chất lượng cao từ lò luyện kim mới Betsơme, Máctanh, Tômát, v.v.; phát
hiện ra hoá chất mới như axít sunphuaric (H2S04), thuốc nhuộm, v.v.; cùng với đó là sự ra
đời của các máy móc mới như động cơ điêzen, máy phát điện, máy tiện, máy phay, v.v. và
phát triển những phương tiện vận tải mới như xe hơi, tàu thuỷ, xe điện, máy bay, v.v. và
đặc biệt là đường sắt. Thành tựu khoa học kỹ thuật này cũng đã tạo ra những ngành sản
xuất mới đòi hỏi quy mô lớn và dẫn đến tăng năng suất lao động, khả năng tích lũy tư bản,
thúc đẩy phát triển sản xuất lớn.
Trong bối cảnh khoa học kỹ thuật phát triển, quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản, như
quy luật giá trị thặng dư và quy luật tích luỹ, đang ngày càng ảnh hưởng mạnh mẽ đến cơ
cấu kinh tế xã hội tư bản, dẫn đến sự tập trung sản xuất quy mô lớn. Sự cạnh tranh khốc
liệt buộc các nhà tư bản phải cải tiến kỹ thuật và tăng quy mô tích luỹ để cạnh tranh thành
công. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp nhỏ và vừa phá sản,
trong khi các doanh nghiệp lớn tăng trưởng nhanh chóng với số tư bản tập trung và quy mô
sản xuất ngày càng to lớn. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 1873 đã khiến hàng
loạt doanh nghiệp nhỏ và vừa phá sản, thúc đẩy nhanh chóng quá trình tích tụ và tập trung
tư bản. Hệ thống tín dụng tư bản chủ nghĩa đã trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy sự tập
trung sản xuất, đặc biệt là sự hình thành của các công ty cổ phần, tạo tiền để cho sự ra đời
của các tổ chức độc quyền.
Câu 2: Phân tích những đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền
Có thể khái quát một số đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền như sau: * Tậ p trung sả
n xuất và sự thống tr
ị của các tổ chức độc quyền
Sự tích tụ và tập trung sản xuất đã dẫn đến sự xuất hiện của các tổ chức độc quyền. Những
tổ chức độc quyền này được hình thành bởi những nhà tư bản lớn liên minh lại với nhau
để kiểm soát một phần lớn hoặc toàn bộ sản phẩm của một ngành sản xuất cụ thể. Việc này
cho phép liên minh này có ảnh hưởng quyết định đến quá trình sản xuất và lưu thông của ngành đó. * T
ư bản tài chính
Việc tích tụ và tập trung tư bản trong ngân hàng đã dẫn đến sự hình thành các tổ chức độc
quyền trong lĩnh vực này. Ngân hàng ban đầu chỉ đóng vai trò là trung gian trong việc
thanh toán và tín dụng, nhưng sau đó, do nắm giữ phần lớn tư bản tiền tệ trong xã hội, ngân
hàng đã trở thành một nhà cầm quyền có thể chi phối các hoạt động kinh tế-xã hội.
Các tổ chức độc quyền ngân hàng đã cho phép các tổ chức độc quyền trong ngành công
nghiệp vay tiền và gửi tiền lớn trong một khoảng thời gian dài, từ đó tạo ra một mối liên
hệ xoắn xuýt giữa các tổ chức độc quyền này. Cả hai bên đều quan tâm đến hoạt động của
nhau và cố gắng thâm nhập vào nhau. Điều này đã dẫn đến sự xuất hiện của một loại tư
bản mới được gọi là tư bản tài chính, là sự kết hợp giữa tư bản độc quyền trong ngân hàng
và tư bản độc quyền trong ngành công nghiệp.
* Xuất khẩu tư bản
Việc xuất khẩu hàng hóa có nghĩa là đưa hàng hóa ra nước ngoài để thực hiện giá trị và giá
trị thặng dư. Tuy nhiên, khi nói về xuất khẩu tư bản, thì có nghĩa là đầu tư tư bản ra nước
ngoài nhằm mục đích chiếm đoạt giá trị thặng dư ở các nước nhập khẩu tư bản đó.
Xuất khẩu tư bản có thể được chia thành hai hình thức chính là xuất khẩu tư bản trực tiếp
và xuất khẩu tư bản gián tiếp. Xuất khẩu tư bản trực tiếp là khi tư bản được đưa ra nước
ngoài để trực tiếp kinh doanh và thu lợi nhuận cao. Còn xuất khẩu tư bản gián tiếp là khi
tư bản được cho vay để thu lợi tức.
* Sự phân chia thế giới về mặt kinh t
ế giữa các liên minh độc quyền quốc tế
Việc gia tăng quy mô và phạm vi xuất khẩu tư bản đã dẫn đến sự phân chia thế giới về mặt
kinh tế, bao gồm việc phân chia các lĩnh vực đầu tư tư bản và thị trường thế giới giữa các
tổ chức độc quyền. Các cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các tổ chức độc quyền kinh tế mạnh
đã dẫn đến các đụng độ trên trường quốc tế, và điều này đã thúc đẩy xu hướng hiệp định
và thoả hiệp để tăng cường vị thế độc quyền của họ trong các lĩnh vực và thị trường quan
trọng. Kết quả của sự cạnh tranh này là sự hình thành các liên minh độc quyền quốc tế và
tập đoàn xuyên quốc gia.
* Sự phân chia thế giới về mặt lãnh th
ổ giữa các cường quốc đế quốc
Chủ nghĩa đế quốc là một đặc trưng của chủ nghĩa tư bản độc quyền, được thể hiện qua
chính sách xâm lược và áp bức các quốc gia khác để biến chúng thành thuộc địa của các
cường quốc nhằm đáp ứng yêu cầu thu được siêu lợi nhuận độc quyền của tư bản độc quyền.
Khi đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, tư bản độc quyền
thu được siêu lợi nhuận do có các điều kiện thuận lợi như nguồn nguyên liệu dồi dào giá
rẻ hoặc thậm chí miễn phí, chi phí nhân công rẻ mạt… Điều này dẫn đến sự cạnh tranh
khốc liệt giữa các tổ chức độc quyền của các quốc gia khác nhau, và để giành giật thị trường
và môi trường đầu tư, nhà nước can thiệp để giúp cho các tổ chức độc quyền của nước
mình thu được siêu lợi nhuận độc quyền ở ngoại quốc.
Câu 3: Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
• Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là do:
- Một là, tích tụ và tập trung tư bản càng lớn thì tích tụ và tập trung sản xuất càng cao.
Do đó đẻ ra những cơ cấu kinh tế to lớn đòi hỏi một sự điều tiết xã hội đối với sản
xuất và phân phối, yêu cầu kế hoạch hoá tập trung từ một trung tâm. Nói cách khác,
sự phát triển hơn nữa của trình độ xã hội hoá lực lượng sản xuất đã dẫn đến yêu cầu
khách quan là nhà nước phải đại biểu cho toàn bộ xã hội quản lý nền sản xuất. Lực
lượng sản xuất xã hội hoá ngây càng cao mâu thuẫn gay gắt với hình thức chiếm
hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, do đó tất yếu đòi hỏi phải có một hình thức mới của
quan hệ sản xuất để lực lượng sản xuất có thể tiếp tục phát triển trong điều kiện còn
sự thống trị của chủ nghĩa tư bản. Hình thức mới đó là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
- Hai là, sự phát triển của phân công lao dộng xã hội đã làm xuất hiện một số ngành
mà các tổ chức độc quyền tư bản tư nhân không thể hoặc không muốn kinh doanh
vì đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm và ít lợi nhuận, nhất là các ngành thuộc kết cấu hạ
tầng như năng lượng, giao thông vận tải, nghiên cứu khoa học cơ bản... đòi hỏi nhà
nước tư sản phải đứng ra đảm nhiệm kinh doanh các ngành đó, tạo điều kiện cho
các tổ chức độc quyền tư nhân kinh doanh các ngành khác có lợi hơn.
- Ba là, sự thống trị của độc quyền đã làm sâu sắc thêm sự đối kháng giữa giai cấp tư
sản với giai cấp vô sản và nhân dân lao động. Nhà nước phải có những chính sách
để xoa dịu những mâu thuẫn đó như trợ cấp thất nghiệp, điều tiết thu nhập quốc dân,
phát triển phúc lợi xã hội...
- Bốn là, cùng với xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế, sự bành trướng của các liên
minh độc quyền quốc tế vấp phải những hàng rào quốc gia dân tộc và xung đột lợi
ích với các đối thủ trên thị trường thế giới. Tình hình đó đòi hỏi phải có sự phối hợp
giữa các nhà nước của các quốc gia tư sản dể điều tiết các quan hệ chính trị và kinh tế quốc tế.
Câu 4: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế là một quá trình phức
tạp thể hiện ở nhiều chiều cạnh khác nhau. FDI ảnh hưởng lớn đến phát triển các ngành
nghề, phát triển các doanh nghiệp và từ đó dẫn tới tăng việc làm và tăng thu nhập cùng với
tăng sức mua rồi dẫn đến thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế của quốc gia.
Để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI, Nhà nước cần thi hành một số giải pháp
vừa có tính chiến lược và vừa có tính chiến thuật như sau:
Thứ nhất, Nhà nước sớm xây dựng và ban hành chiến lược thu hút vốn FDI cho thời kỳ 15
- 20 năm. Việc thu hút vốn FDI phải theo phương châm tăng suất đầu tư trên mỗi ha đất
mà nhà đầu tư xin cấp. Nếu như hiện nay ở nước ta suất đầu tư trung bình chỉ khoảng 3 -
3,5 triệu USD/ha và ở các thành phố lớn cũng chỉ khoảng 4,5 -
5,5 triệu USD/ha đã không
đem lại hiệu quả như mong muốn, Việt Nam nên có chính sách mới để thu hút được những
dự án FDI có suất đầu tư cao hơn (đồng nghĩa với những dự án có công nghệ cao) và cụ
thể là đối với các thành phố lớn phải ở mức khoảng từ 10 triệu USD/ha trở lên.
Nói như thế cũng đồng nghĩa với việc thu hút các dự án FDI có công nghệ cao và công
nghệ xanh, thân thiện với môi trường cũng như khuyến khích những dự án có khả năng tạo
điều kiện để doanh nghiệp có năng lực tham gia các chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu. Có như
vậy mới thực hiện được chủ trương hiện đại hóa nền kinh tế như mục tiêu đã đề ra.
Muốn vậy, một mặt Nhà nước phải có quy hoạch thu hút vốn FDI cho cả trước mắt và lâu
dài; mặt khác Nhà nước phải có chính sách ưu tiên các dự án công nghệ cao thuộc các lĩnh
vực điện tử, cơ khí chế tạo, cơ điện tử như sản xuất máy tính, máy móc thiết bị tin học,
viễn thông, quang học; sản xuất thiết bị toàn bộ phục vụ sản xuất điện, lọc hóa dầu, hóa
lỏng khí thiên nhiên, sản xuất vật liệu, phân bón, hàng tiêu dùng, thuốc chữa bệnh… Đồng
thời, có kế hoạch và biện pháp hữu hiệu thu hút các nhà công nghiệp phụ trợ đến từ các
nước phát triển trong khu vực châu Á và EU.
Chính quyền các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương cần phối hợp với các Bộ ngành
chức năng lập quy hoạch thu hút vốn FDI cho thời gian dài, Trên cơ sở đó tiến hành lập
các dự án kêu gọi FDI rồi quảng bá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng; đồng
thời phối hợp với các Bộ ngành hữu trách ở trung ương để triển khai xúc tiến đầu tư một cách có hiệu quả.
Thứ hai, Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện luật pháp về FDI một cách kịp thời, có
hiệu lực, hiệu quả. Các cơ chế chính sách này cần phải có những quy định cụ thể, chi tiết,
đủ sức khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư FDI. Đồng thời, một mặt có kế hoạch
đáp ứng yêu cầu về kết cấu hạ tầng kỹ thuật và nguồn nhân lực có chất lượng cao; mặt khác
có kế hoạch và biện pháp thỏa đáng để mở rộng mối quan hệ hợp tác chiến lược với những
quốc gia nắm công nghệ nguồn và có tiềm lực tài chính lớn cũng như với các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia.
Trước hết, cần chú trọng tới Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, các nước EU, Nga và Ấn Độ.
Các quốc gia có tiềm năng về công nghệ chế biến nông, lâm, thủy sản và sản xuất thuốc
chữa bệnh cũng cần được quan tâm đúng mức. Sau nữa là chú ý tới các quốc gia có tiềm
lực kinh tế mạnh ở Đông Á, châu Mỹ và ở Trung Đông.
Nhà nước nhanh chóng hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý về FDI, thực hiện kiểm tra
giám sát và cấp phép một cách có hiệu quả; xây dựng lực lượng cán bộ chuyên trách FDI
có năng lực và có đạo đức công vụ. Hình thành Trung tâm thông tin về FDI trên phạm vi
cả nước và ở mỗi địa phương cần có đơn vị xử lý thống tin FDI. Nhà nước nên có kế hoạch
đổi mới thống kê về FDI với phương châm coi trọng những chỉ tiêu chất lượng.
Thứ ba, Nhà nước nên có kế hoạch xây dựng lực lượng tình báo kinh tế ở nước ngoài để
nắm chắc các thông tin về mạng lưới doanh nghiệp của các tập đoàn kinh tế xuyên quốc
gia; về các vấn đề kinh tế, giá cả, đầu tư để phục vụ việc đấu tranh chống chuyển giá và
nhập khẩu thiết bị, nguyên liệu, hàng hóa với giá không hợp lý mà, từ đó gây thiệt hại cho
nền kinh tế. Nhà nước cần sử dụng có hiệu quả lực lượng cán bộ của các Đại sứ quán của
Việt Nam tại các quốc gia trên thế giới. Đồng thời, Nhà nước cần có kế hoạch phát triển
quan hệ hợp tác quốc tế có lợi cho việc thu hút vốn FDI trong những năm tới.
Thứ tư, đánh giá lại đội ngũ cán bộ chuyên về FDI trên phạm vi cả nước cũng như ở các
địa phương. Nhanh chóng có kế hoạch xây dựng đội ngũ chuyên gia FDI. Hình thành các
cơ sở đào tạo bậc đại học chuyên đào tạo chuyên gia về FDI đáp ứng yêu cầu thu hút FDI
và quản lý FDI ở Việt Nam.