Luật hành chính và tố tụng hành chính - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Luật hành chính là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp hành vàđiều hành của Nhà nước trên các lĩnh vực hành chính, chính trị kinh tế và văn hóa xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
LUẬT HÀNH CHÍNH VÀ TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH A. LUẬT HÀNH CHÍNH
1. Khái niệm và mục đích của Luật Hành chính :
- Luật hành chính là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ
xã hội hình thành trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp hành và
điều hành của Nhà nước trên các lĩnh vực hành chính, chính trị kinh tế và văn hóa xã hội.
- Mục đích của Luật Hành chính là tạo ra một khung pháp lý rõ ràng và minh
bạch để đảm bảo sự công bằng, hiệu quả và tuân thủ quyền pháp của các cơ
quan nhà nước trong việc quản lý và giải quyết các vấn đề hành chính.
- Một số ví dụ về áp dụng Luật hành chính:
+ Một cơ quan nhà nước ban hành quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh
của một công ty vì vi phạm quy định pháp luật.
+ Một cán bộ chính quyền yêu cầu người dân tuân thủ quy định về xây dựng
và sửa chữa nhà cửa để đảm bảo an toàn cho cộng đồng.
2. Đối tượng và phương pháp điều chỉnh : 2.1.
Đối tượng điều chỉnh
Luật hành chính quy định các quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trong quá
trình thực hiện hành chính công. Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính bao
gồm những nhóm quan hệ sau:
Nhóm lớn nhất, cơ bản nhất và quan trọng nhất là nhóm những quan hệ phát
sinh trong tổ chức và hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước
- Các cơ quan hành chính: Luật hành chính áp dụng cho các cơ quan,
tổ chức và đơn vị thuộc ngành hành chính công, bao gồm cả cấp trung ương và địa phương.
- Công dân và tổ chức: Luật hành chính bảo vệ các quyền lợi của
công dân và tổ chức khi tương tác với các cơ quan hành chính. Nó đảm bảo
rằng người dân có được sự công bằng, minh bạch và tiếp xúc hiệu quả
trong việc làm thủ tục, nhận thông tin hoặc khiếu nại.
- Doanh nghiệp: Luật hành chính áp dụng cho doanh nghiệp khi làm
việc với các cơ quan nhà nước để thực hiện hoạt động kinh doanh hoặc
tuân thủ các qui định liên quan.
- Tổ chức phi lợi nhuận: Những tổ chức phi lợi nhuận có thể được
điều chỉnh bởi Luật hành chính trong quá trình thực hiện các hoạt động của
mình, như đăng ký, xin cấp phép hoặc thực hiện các dự án công ích.
- Các bên liên quan khác: Luật hành chính có thể áp dụng cho các bên
liên quan khác như tổ chức xã hội, người lao động, người tiêu dùng và các
cá nhân hoặc tổ chức có liên quan đến việc thực hiện hành chính công
Nhóm thứ hai bao gồm những quan hệ xã hội mang tính chấp hành và điều
hành trong tổ chức và hoạt động nội bộ của các cơ quan quyền lực nhà nước, cơ
quan hành chính nhà nước, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà nước.
Nhóm thứ ba bao gồm những quan hệ xã hội mang tính chấp hành và điều
hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan nhà nước khác và các tổ chức xã
hội được nhà nước trao quyền hành pháp. 2.2.
Phương pháp điều chỉnh
Là cách thức quy phạm pháp luật hành chính tác động lên các quan hệ xã
hội trong quản lý nhà nước làm cho chúng phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt.
Có hai phương pháp điều chỉnh:
Phương pháp mệnh lệnh – phục tùng
- Giữa một bên là nhà nước có quyền ra mệnh lệnh hoặc bắt buộc phía
bên kia có nghĩa vụ phục tùng
Ví dụ : CSGT ban hành quyết định sử phạt người tham gia giao thông vi phạm
pháp luật về giao thông không cần phải thỏa thuận hay trao đổi trước với người bị
phạt; Muốn xây dựng nhà ở thì phải đăng ký để được cấp giấy phép xây dựng;
Hôn nhân hợp pháp thì phải đăng ký kết hôn;...
Phương pháp thỏa thuận ( bình đẳng )
- Phát sinh khi cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân ký kết hợp
đồng hành chính ( Việt Nam chưa có khái niệm này nhưng thực tế có hợp
đồng làm việc giữa đơn vị sự nghiệp công lập với viên chức là một loại Hợp đồng hành chính ).
3. Quan hệ pháp luật hành chính 3.1. Khái niệm
: Quan hệ pháp luật hành chính là những quan hệ xã hội phát
sinh trong lĩnh vực chấp hành và điều hành của nhà nước được điều chỉnh
bởi quy phạm pháp luật hành chính giữa những chủ thể mang quyền và
nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính.
( Giải thích thuyết trình : Quan hệ pháp luật hành chính là những quan hệ xã hội
phát sinh trong lĩnh vực chấpn hành – điều hành, giữa một bên mang quyền lực
nhà nước và một bên là đối tượng quản lý ) 3.2. Đặc điểm :
( Thuyết trình : Quan hệ pháp luật hành chính là một dạng của quan hệ pháp luật,
do vậy ngoài mang những đặc điểm của một quan hệ pháp luật nói chung, quan
hệ pháp luật hành chính còn có những đặc điểm riêng sau => dẫn dắt, có thể bỏ qua )
- Một bên chủ thể trong quan hệ pháp luật tài chính luôn là chủ thể được sử
dụng quyền lực nhà nước.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan đến hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
- Quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh do yêu cầu hoặc đề nghị từ cả hai phía.
- Các tranh chấp trong quan hệ pháp luật hành chính phần lớn được giải quyết
theo trình tự và thủ tục hành chính.
- Các chủ thể vi phạm trong quan hệ pháp luật hành chính phải chịu trách
nhiệm trước nhà nước về hành vi vi phạm do mình gây ra.
Cấu trúc của quan hệ pháp luật hành chính bao gồm ba yếu tố như sau : chủ thể,
khách thể và nội dung +
quan hệ pháp luật hành chính l Chủ thể
à các bên tham gia quan hệ pháp luật hành
chính, có năng lực chủ thể, có quyền và nghĩa vụ tương ứng theo quy định của pháp luật hành chính.
Ví dụ : Quyền đăng ký khai sinh của công dân, quyền đăng ký kinh doanh của cá nhân, tổ chức, ...
Năng lực chủ thể trong quan hệ này là khả năng pháp lí của cơ quan tổ chức cá nhân
tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật đó gồm:
- Năng lực pháp luật hành chính : là khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ của
chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính.
Ví dụ : Công dân (nữ) có quyền đăng ký kết hôn hi đủ 18 tuổi
- Năng lực hành vi hành chính : Là khả năng mà nhà nước thừa nhận cho tổ
chức, cá nhân bằng hành vi của mình có thể thiết lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí.
( Kết luận : năng lực pháp luật và năng lực hành chính là 2 thuộc tính pháp lí do nhà
nước thừa nhận xuất hiện từ khi cá nhân, tổ chức được sinh ra, thành lập và mất đi khi
chết, giải thể. => không cần thiết )
+ Khách thể của quan hệ pháp luật hành chính là lợi ích và mong muốn của các bên
khi tham gia pháp luật hành chính.
Ví dụ : Về hành vi kết hôn, công dân muốn được nhà nước công nhận hôn nhân
hợp pháp, nhà nước muốn bảo vệ các quy định về đăng ký kết hôn được tôn trọng và nghiêm chỉnh thi hành.
+ Nội dung của quan hệ pháp luật hành chính là quyền và nghĩ vụ của các bên khi
tham gia vào một quan hệ pháp luật hành chính cụ thể.
Ví dụ : Hành vi đăng ký kết hôn của công dân thì nội dung gồm công dân có
quyền đăng ký kết hôn và cơ quan nhà nước có nghĩa vụ giải quyết việc đăng ký kết hôn.
4. Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước – chủ thể quan trọng của luật hành chính 4.1.
Khái niệm và đặc điểm
của cơ quan hành chính nhà nước - Khái niệm
: Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận của bộ máy nhà
nước, là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực cùng cấp, thực hiện chức
năng quản lý hành chính nhà nước trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội.
( Giải thích thuyết trình : Cơ quan hành chính nhà nước là một loại cơ quan trong
bộ máy nhà nước, do nhà nước lập ra để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước )
- Một số đặc điểm đặc trưng :
+ Cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lý hành chính trên mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội
+ Mỗi cơ quan hành chính nhà nước có một thẩm quyền nhất định và có
giới hạn trong phạm vi chấp hành – điều hành
+ Chỉ các cơ quan hành chính nhà nước mới có hệ thống các đơn vị cơ sở trực thuộc 4.2.
Cơ quan hành chính nhà nước ở tr ung ương
( Thuyết trình : Cơ quan quản lý hành chính nhà nước được tổ chức thành hệ
thống thống nhất từ trung ương đến địa phương, đứng đầu là Chính phủ => dẫn dắt, có thể bỏ qua )
Chính phủ : là cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung, tức là thực hiện việc quản
lý hành chính đối với mọi vấn đề trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã
hội trên phạm vi cả nước.
Bộ, cơ quan ngang bộ : là cơ quan có thẩm quyền quản lý ngành ( kinh tế, văn
hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ... ) trên phạm vi cả nước 4.3.
Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
( Thuyêt trình : Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương là những cơ quan
hành chính nhà nước thay mặt chính quyền ở địa phương => dẫn dắt, có thể bỏ qua )
Ủy ban nhân dân : là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung ở địa phương.
Cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân ( Sở, phòng, ban thuộc Ủy ban nhân
dân ): là các sở, phòng, ban, ... được tổ chức theo nguyên tắc “song trùng trực
thuộc”, tức là phụ thuộc hai chiều ( vừa chịu trách nhiệm trước cơ quan có thẩm
quyền chung là Ủy ban nhân dân, vừa chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ
của cơ quan quản lý chuyên ngành cấp trên ).
5. Vi phạm hành chính, trách nhiệm hành chính 5.1.
Khái niệm và đặc điểm
của vi phạm pháp luật hành chính
Khái niệm : Vi phạm hành chính được coi là hành vi có lỗi, do cá nhân, tổ chức
thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là
tội phạm theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
( Giải thích thuyết trình : Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực
hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các qui tắc quản lý nhà nước mà không
phải là tội phạm và theo qui định của pháp luật phải bị xử lý hành chính ) Đặc điểm :
- Hành vi trái pháp luật, tức là chủ thể pháp luật hành chính không tuân thủ các
quy tắc ứng xử trong lĩnh vực luật hành chính
( Giải thích thuyết trình : Hành vi trái pháp luật là xâm phạm các qui tắc quản lý
nhà nước - vd : chạy xe vượt quá tốc độ cho phép, xây dựng nhà ở không đăng ký cấp phép,... )
- Hành vi có lỗi, tức là thái độ tâm lý hay nhận thức của chủ thể vi phạm pháp
luật hành chính đối với hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà họ gây ra
( Giải thích thuyết trình : Hành vi có lỗi của chủ thể thực hiện - ví dụ : chủ thể
biết khi xây dựng nhà ở phải xin cấp phép nhưng không thực hiện, kinh doanh
phải nộp thuế nhưng không tuân thủ )
- Hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật hành chính bảo vệ
( Giải thích thuyết trình : Chưa phải là tội phạm - ví dụ : kết hôn mà không đăng
ký xâm hại tới trật tự quản lý nhà nước về hôn nhân gia đình; sản xuất, kinh
doanh gây ô nhiễm môi trường xâm hại tới trật tự quản lý nhà nước về môi trường )
- Hành vi phải bị xử phạt vi phạm hành chính , thể hiện hậu qủa bất lợi đối với
chủ thể thực hiện hành vi vi phạm
( Giải thích thuyết trình : Theo qui định của pháp luật phải bị xử lý hành chính ) 5.2.
Cấu thành vi phạm pháp luật hành chí nh
( Thuyết trình : Vi phạm pháp luật hành chính gồm có 4 yếu tô cấu thành, gồm :
chủ thể, khácg thể, mặt chủ quan, mặt khách quan=> dẫn dắt, có thể bỏ qua )
- Chủ thể vi phạm hành chính là các tổ chức, cá nhân có năng lực trách nhiệm
hành chính đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hành chính. + Chủ thể là cá nhân
_Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi: xử phạt về vi phạm hành chính do cố ý
_Người từ đủ 16 tuổi: xử phạt về mọi vi phạm hành chính
+ Chủ thể là tổ chức
- Khách thể của vi phạm hành chính là những quan hệ xã hội được pháp luật
hành chính bảo vệ. Nói cách khác vi phạm pháp luật hành chính là vi phạm
đến trật tự quản lý hành chính nhà nước được pháp luật hành chính quy định và bảo vệ. - Mặt khách quan + Lỗi + Động cơ, mục đích
( Giải thích thuyết trình : Mặt khách quan của hành vi vi phạm pháp luật hành
chính là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể khi thực hiện hành vi vi phạm
pháp luật hành chính, gồm các yếu tố lỗi, động cơ, mục đích thực hiện – ví dụ :
hành vi gây rối trật tự phiên tòa, hành vi trốn thành - trong sách trang 134 ) - Mặt chủ quan
+ Hành vi vi phạm hành chính
+ Thời gian, địa điểm
+ Công cụ, phương tiện + Hậu quả
( Mặt chủ quan là những biểu hiện ra bên ngoài của hành vi vi phạm pháp luật
hành chính, gồm hành vi trái pháp luật, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan
hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả - trong sách trang 134 ) 5.3. T
rách nhiệm hành chính ( trong sách trang 135 – 136 )
Khái niệm : Trách nhiệm hành chính là một dạng của trách nhiệm pháp lý, do cá
nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt hoặc các biện
pháp khắc phục hậu quả đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật hành chính
Các hình thức sử phạt hành chính gồm 2 loại :
- Các hình thức xử phạt luôn được áp dụng là hình phạt chính, gồm phạt cảnh
cáo và phạt tiền.
- Các hình thức sử phạt có thể vừa được áp dụng là hình phạt chính hoặc là hình
thức xử phạt bổ sung. Bao gồm tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang
vật, phương tiện vi phạm hành chính; trục xuất. 5.4.
Các biện pháp xử lý khác ‘
- Giáo dục tại xã, phường, thị trấn
- Đưa vào trường giáo dưỡng
- Đưa vào cơ sở giáo dục
- Đưa vào cơ sở chữa bệnh
- Quản chế hành chính 5.5.
Các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính
- Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời
- Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai,
khách quan, đúng thẩm quyền, đảm bảo công bằng, đúng qui định của pháp luật.
( Giải thích thuyết trình : Việc xử lý vi phạm hành chính phải do người có thẩm
quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật )
- Một vi phạm hành chính chỉ bị xử lý một lần.
- Không xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp
thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng, không có
năng lực trách nhiệm hành chính, chưa đủ 14 tuổi. 5.6.
Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính
Ủy ban nhân dân các cấp Công an Bộ đội biên phòng Cảnh sát biển Hải quan Kiểm lâm Thuế Quản lý thị trường Thanh tra
Cảng vụ : hàng hải, đường thủy nội địa, hàng không Tòa án nhân dân Thi hành án nhân sự
Cục quản lý lao động nước ngoài Cơ quân ngoại giao
B. TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
1. Quá trình giải quyết vụ án
- Khởi kiện, thu lý vụ dự án
+ Chủ thể thực hiện hành vi hành chính là cơ quan hành chính nhà nước, cơ
quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó
+ Phạm vi hành chính là “thực hiện công vụ”. 2.3.
Quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chứ c
- Thể hiện dưới hình thức văn bản áp dụng pháp luật với tên gọi là Quyết định
- Chủ thể ban hành quyết định buộc thôi việc là người đứng đầu cơ quan, tổ chức
- Đối tượng là công chức bị áp dụng kỷ luật buộc thôi việc 2.4.
Một số đối tượng tác thuộc thẩm quyền xét xử của tòa hành chính
- Khiếu kiện danh sách cử tri
- Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
3. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tùn, người tham gia tố tụng 3.1.
Cơ quan tiến hành tố tụng hành chí nh
- Tòa án nhân dân tối cao
- Viện kiểm sát nhân dân các cấp
- Cơ quan thi hành án 3.2.
Người tiến hành tố tụng - Viện kiểm soát + Viện trưởng
+ Kiểm sát viên, Kiểm tra viên - Tòa án + Chánh án
+ Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên, Thư ký tòa 3.3.
Người tham gia tố tụng - Đương sự
+ Nguyên đơn : là người khởi kiện
+ Bị đơn : người bị khởi kiện
+ Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
- Người tham gia tố tụng khác
+ Người bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của đương sự
+ Người làm chứng, người đại diện ( người khởi kiện, ngươig bị kiện, người
có quyền lợi và nghĩa vị liên quan ), người phiên dịch,...
4. Giai đoạn tố tụng hành chính 4.1.
Giai đoạn khởi kiện, thu lý vụ án hành chí nh
- Khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính , hành vi hành chính.
- Cá nhân , tổ chức không đồng ý với quyết định hành chính , hành vi hành chính
nhưng hết thời gian giải quyết khiếu nại .
- Cá nhân , tổ chức không đồng ý với quyết định hành chính , hành vi hành chính
nhưng không đồng ý với kết quả giải quyết.
- Cá nhân , tổ chức không đồng ý có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với
quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh trong
trường hợp không đồng ý với quyết định đó.
- Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hành chính về danh sách cử tri bầu cử đại
biểu Quốc Hội , trong trường hợp đã khiếu nại với cơ quan .
- Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hành chính về danh sách cử tri bầu cử đại
biểu Quốc Hội, khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại , khiếu
nại đó đã được giải quyết , nhưng không đồng ý với cách giải quyết khiếu nại.
=> Trong sáu trường hợp trên , tòa án chỉ thụ lí đơn khởi điện khi người khởi kiện vẫn còn 4.2.
Giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án hành chính
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán phụ trách phải ra các quyết định sau:
- Đưa vụ án ra xét xử
- Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án
- Đình chỉ việc giải quyết vụ án
Nếu vụ án được đưa ra xét xử, quá trình giải quyết vụ án chuyển sang giai đoạn xét xử sơ thẩm 4.3.
Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính ( trong sách trang 150 )
Được tiến hành trong hai trường hợp :
- Xét xử vụ án hành chính sau khi khởi kiện, thu lý vụ án hành chính
- Sau khi bản án hành chính, quyết định sơ thẩm bị Tòa án cấp phúc thẩm hoặc
giám đốc phúc thẩm, tái thẩm hủy và giao cho Tòa án cấp sơ thẩm xét lại
Về thủ tục : Phiên tòa hành chính sơ thẩm được tiến hành theo trình tự
- Hội đồng xét xử lần lượt hỏi người khởi kiện – người bị kiện – người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng, hỏi người giám định
- Hội đồng xét xử chuyển sang phần tranh luận và nghi án tại phiên tòa theo trình tự
- Ra quyết định bản án 4.4.
Xét xử phúc thẩm vụ án hành chí nh ( trong sách tranh 151 )
Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hành chính mà bản
án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghi
Điều kiện ở phiên tòa phúc thẩm :
- Kháng cáo của đương sự đối với bản án , quyết định tạm đình chỉ , đình chỉ việc
giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp
giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm
- Kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp.
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thụ lý :
- Quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án
- Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án.
- Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.
Trong phiên tòa phúc thẩm có những đặc điểm sau :
- Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm 3 thẩm phán
- Người tiến hành tố tụng
- Người tham gia tố tụng
- Hội đồng xét xử phúc thẩm
=> Quyết định , bản án của phiên tòa phúc thẩm có hiệu lực thi hành ngay. 4.5.
Thủ tục giám đốc thẩm, tái t
hẩm vụ án hành chính ( trong sách trang 152– 154 )
Thủ tục giám đốc thẩm
Giám đốc thẩm là xét lại bản án , quyết định của Tòa án đã có hiệu luật pháp luật nhưng
bị kháng nghị giám đốc thẩm.
- Kết luận trong bản án , quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan
của vụ án gây thiệt hại đến quyền , lợi ích hợp pháp của đương sự
- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được
quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình
- Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án , quyết định không đúng.
Thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm được thực hiện theo qui định cụ thể gồm : - Khai mạc phiên tòa
- Tóm tắt nội dung vụ án
- Đương sự trình bày ý kiến
- Đại diện Viện kiểm sát trình bày ý kiến
- Thành viên Hội đồng xét xử thảo luận và ra quyết định
Kết thúc quá trình xét lại bản án , Hội đồng giám đốc thẩm phải ban hành một trong những phán quyết sau :
- Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án , quyết định đã có hiệu lực pháp luật
- Hủy bản án , quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị và giữ nguyên bản án
- Hủy bản án , quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm
- Hủy bản án , quyết định của Tòa án đã giải quyết vụ án và đình chỉ việc giải quyết vụ án
- Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án , quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật
Thủ tục tái thẩm
Tái thẩm là xét lại bản án , quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì
có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án ,
quyết định mà Tòa án , đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án hoặc quyết định.
Sau khi xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật , Hội đồng tái thẩm phải
đưa ra các quyết định sau đây :
- Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án , quyết định đã có hiệu lực pháp luật
- Hủy bản án , quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại theo thủ
tục do Luật này quy định
- Hủy bản án , quyết định của Tòa án đã xét xử vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án 4.6. Thi hành án chính ( trong sách trang 155 )
Thi hành án hành chính là việc thực hiện trên thực tế các bản án hoặc quyết định của
tòa án . Đây là bước cuối cùng của giai đoạn tố tụng hành chính, đảm bảo các phán
quyết của cơ quan xét xử được tôn trọng và thực thi.
Các quyết định và bản án được thực thi gồm :
- Bản án , quyết định xét xử sơ thẩm không bị kháng cáo , kháng nghị
- Bản án , quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm
- Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Tòa án
- Quyết định theo thủ tục đặc biệt của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
- Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án mặc dù có khiếu nại , kiến nghị