Luật kinh doanh - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặctuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thờigiờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờtrong 01 tuần. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
THỜI GIỜ LÀM VIỆC NGHỈ NGƠI
Thời giờ làm việc là khoảng thời gian mà người lao động phải có mặt tại nơi
làm việc để thực hiện công việc theo hợp đồng hoặc được tự do sử dụng theo ý muốn của mình. Điều 105 Bô 0 Luâ 0 t Lao đô 0
ng 2019 có một số quy định về thời giờ làm việc:
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc
tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời
giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
Về thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại
Theo đó, theo quy định tại Khoản 3 Điều 105 BLLĐ 2019 thì NSDLĐ có trách
nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố
có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.
(Trước đó BLLĐ 2021 quy định cố định thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong
01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm) Làm thêm giờ:
“…là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy
định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.” Điều kiện:
+ Phải được sự đồng ý của người lao động;
+ Không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày;
+ Tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01
ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
+ Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm,
trừ trường hợp đặc biệt không làm thêm quá 300 giờ trong 01 năm;
* Các trường hợp người sử dụng lao động được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ
đến 300 giờ trong 01 năm bao gồm:
- Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ
thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời (quy định mới);
- Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng điện, điện tử, chế biến diêm nghiệp (quy định mới);
- Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản;
- Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
- Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn…;
- Trường hợp khác do Chính phủ quy định.
Thời giờ nghỉ ngơi: * Nghỉ giữa giờ làm:
– Thời gian nghỉ giữa giờ làm việc được coi là thời giờ làm việc áp dụng trong ca
liên tục 08 giờ trong điều kiện bình thường hoặc 06 giờ trong trường hợp được rút ngắn.
Thời điểm nghỉ cụ thể do người sử dụng lao động quyết định.
– Người lao động làm việc trong ngày từ 10 giờ trở lên kể cả số giờ làm thêm thì
được nghỉ thêm ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc.
– Người làm ca đêm (từ 22 giờ đến 6 giờ hoặc từ 21 giờ đến 5 giờ) được nghỉ giữa
ca ít nhất 45 phút, tính vào giờ làm việc. * Nghỉ hằng tuần:
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp
đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần, thì người sử dụng lao động
có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào
ngày chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật lao động năm 2012, bạn sẽ được nghỉ làm việc
mà được hưởng nguyên lương trong các ngày sau:
a) Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch); b) Tết Âm lịch 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch). *Nghỉ hằng năm:
Người lao động được nghỉ hàng năm khi họ làm việc được ít nhất 12 tháng liên tục
tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động.
Những người lao động nghỉ việc không được sự đồng ý của người sử dụng lao
động thì không được hưởng chế độ nghỉ phép hàng năm trong năm đó.
Theo quy định tại Điều 74 Bộ luật lao động nước ta thì thời gian nghỉ hàng năm
được chia ra làm 3 mức là : 12, 14 và 16 ngày, cụ thể như sau:
- 12 ngày làm việc, đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
- 14 ngày làm việc, đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
hoặc làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt và đối với người dưới 18 tuổi;
- 16 ngày làm việc, đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm; người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở những nơi có điều
kiện sinh sống khắc nghiệt. *Nghỉ viê 0 c riêng:
Nghỉ về việc riêng là quy định của pháp luật lao động nhằm giải quyết cho người
lao động được nghỉ việc để giải quyết tình cảm cá nhân hoặc gia đình họ. Thời gian
nghỉ về việc riêng không quá 3 ngày lao động.
Người lao động được nghỉ về việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong các trường hợp sau đây: - Kết hôn, nghỉ 3 ngày;
- Con kết hôn, nghỉ 1 ngày;
- Bố mẹ ruột (cả bố mẹ bên chồng và bên vợ) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết, nghỉ 3 ngày. * Nghỉ không lương:
Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với
người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột
chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
Những trường hợp cần thiết nghỉ không hưởng lương được pháp luật bảo vệ. Thời
gian nghỉ về việc riêng phải tuân thủ kỷ luật lao động. LƯƠNG
Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo
hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật. Tiền lương do hai bên thỏa thuận
nhưng về nguyên tắc không thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định,
bao gồm mức lương theo công việc hoặc theo chức danh và các khoản bổ sung khác.
Mức lương tối thiểu:
Điều 91. Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm
công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức
sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao
động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị
trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao
động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối
thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Mức lương tối thiểu gồm có:
+ Mức lương tối thiểu chung.
+ Mức lương tối thiểu vùng.
+ Mức lương tối thiểu áp dụng cho từng ngành kinh tế.
Lương tối thiểu chung là mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định áp dụng
chung cho người lao động làm việc trong mọi ngành nghề, mọi khu vực trong cả
nước. Tiền lương tối thiểu chung là loại tiền lương phổ cập được áp dụng thống
nhất trên toàn lãnh thổ quốc gia, không phân biệt vùng, ngành kinh tế cũng như quan hệ lao động.
Mức lương tối thiếu chung (hay còn gọi là lương cơ sở) đang là 1.490.000 đồng/tháng.
Lương tối thiểu vùng là mức lương tối thiểu được áp dụng cho từng vùng lãnh
thổ nhất định, căn cứ trên mức lương tối thiểu chung và có tính đến những yếu tố
đặc thù vùng lãnh thổ đó.
Mức lương tối thiếu vùng năm 2020:
- Vùng 1: 4.420.000 đồng/tháng
- Vùng 2: 3.920.000 đồng/tháng
- Vùng 3: 3.430.000 đồng/tháng
- Vùng 4: 3.070.000 đồng/tháng
Năm 2021, mức lương tối thiểu vùng không tăng lên so với năm 2020 do ảnh
hưởng của đại dịch covid.
Lương tối thiểu theo ngành là loại tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định để
áp dụng cho người lao động trong một ngành hoặc một nhóm ngành có tính chất kỹ
thuật tương đồng trên cơ sở tiền lương tối thiểu chung và có tính đến các yếu tố lao
động đặc thù của từng ngành nghề đó.
Điều 91 BLLĐ 2012, mức lương tối thiểu được xác định theo và
được xác lập theo vùng, ngành.
Tại BLLĐ 2019, mức lương tối thiểu chỉ còn được xác lập theo vùng, ấn định theo .
=> Mức lương tối thiểu ngành sẽ không còn được áp dụng từ 1/1/2021.
Hình thức trả lương:
Người sử dụng lao động có quyền lựa chọn hình thức trả lương sau: + Trả theo thời gian + Trả theo sản phẩm + Trả lương khoán
Trường hợp thay đổi hình thức trả lương, thì người sử dụng lao động phải thông
báo cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày. Lương được trả bằng tiền mặt
hoặc trả qua tài khoản cá nhân.
– Tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động căn cứ vào thời gian làm
việc thực tế theo tháng, tuần, ngày, giờ, cụ thể:
+ Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc xác định trên cơ sở hợp đồng lao động;
+ Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc xác định trên cơ sở tiền lương
tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần;
+ Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương
tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp
luật mà doanh nghiệp lựa chọn;
+ Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc xác định trên cơ sở tiền lương
ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tại Điều 104
của Bộ luật Lao động 2012.
– Tiền lương theo sản phẩm được trả căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất
lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao.
– Tiền lương khoán được trả căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành. Thang lương, bảng lương: