-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Luật Thi hành tạm giữ - Luật Hình Sự | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Luật Thi hành tạm giữ - Luật Hình Sự | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Luật hình sự I 38 tài liệu
Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu
Luật Thi hành tạm giữ - Luật Hình Sự | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Luật Thi hành tạm giữ - Luật Hình Sự | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật hình sự I 38 tài liệu
Trường: Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại Học Kiểm sát Hà Nội
Preview text:
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
BÀI TẬP TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: LUẬT THI HÀNH TẠM GIỮ, TẠM GIAM VÀ LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ
Đề tài: Anh/chị hãy phân tích quy định về thủ tục thi hành án treo MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
................................................................. ....... ... ... .. 3 A. MỞ BÀI
...................................................................................................... .... .. 4 B. Nội Dung
............................................................................ ....... ... ... ... ... ... ....... . 4 1. khái quát chung thi hành án treo
...................................... .... ... ... ... ... ... ... .... ... 4 1.1. Khái niệm thi hành án treo
.................................................. .... ... ... ... ... ... 4 1.2 Cơ quan có thẩm quyền thi hành án treo
................................................ . 5 2. Nội dung thi hành án treo theo quy định Pháp luật hình sự V iệt Nam .......... 5 2.1 Ra quyết định thi hành án treo
................................ .... ... ... ... ... ... ... .... ... ... 5 2.2 T rình tự, thủ tục thi hành quyết định thi hành án treo .................... .... ... .. 6 2.3 Thời gian thi hành án treo
........................................... .... ... ... ... ... ... ... .... .. 8 2.4 Thủ tục rút ngắn thời gian thử thách của án
t reo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .1 0
2.5 Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức cá nhân trong việc giám sát giáo dục người được hưởng án treo
................................. ... ... .... ... ... ... ... ... ... ... 12
2.6 Nghĩa vụ của người được hưởng án treo và trách nhiệm giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức và gia đình đối với người được hưởng án treo .. . . . . .13 3. Thực tiễn thi hành án treo và kiến nghị hoàn thiện. ............................ .... ... . 14 3.1 thực tiễn thi hành án treo
...................................................................... . 14 3.2. Kiến nghị nâng cao hiệu quả thi hành án treo ......................... .... ... ... ... 17 C. K ẾT LUẬN.
....................................................................... .... ... ... ... ... ... ... .... .. 18 Tài liệu tham khảo
...................................................................................... .... ... .. 19 Phụ lục 1: Quy định về giải quyết việc vắng mặt tại nơi cư trú, thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc.
............................................................................ .... ... ... ... ... .. 21
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Luật Thi hành án hình sự năm 2019 Luật THAHS năm 2019
Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ BLHS năm 2015 sung năm 2017
Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015 BLTTHS 2015 Ủy ban nhân dân UBND
Cơ quan thi hành án hình sự CQTHAHS A. MỞ BÀI:
Án treo là chế định hình sự ra đời từ rất sớm, trải qua một quá trình lịch sử
phát triển lâu dài của khoa học hình sự Việt Nam, từ sắc lệnh số 21/SL ngày
14/02/1946 [7]. Trải qua quá trình dài xây dựng pháp luật, nhà nước đã ban hành,
sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản pháp luật, nổi bật với BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung
năm 2017) và Luật thi hành án hình sự 201, góp phần hoàn thiện quy định của
pháp luật hiện hành về thủ tục thi hành án treo. Tuy nhiên, bên cạnh những thành
tựu đạt được, vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong công tác áp dụng pháp luật
trong thực tiễn, làm giảm hiệu quả thi hành án treo của các cơ quan có thẩm quyền.
Xuất phát từ những vấn đề trên, nên em đã chọn đề tài số 10: "Anh/chị hãy
phân tích quy định về thủ tục thi hành án treo", làm đề tài tiểu luận kết thúc học
phần môn Luật thi hành tạm giữ, tạm giam và luật thi hành án hình sự. Kính mong
nhận được sự góp ý của Quý thầy cô. B. Nội Dung
1. khái quát chung thi hành án treo:
1.1. Khái niệm thi hành án treo:
Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án
áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân
của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù [4].
Theo quy định tại khoản 6 Điều 3, khái niệm thi hành án treo là: "Thi hành
án treo là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này giám sát,
giáo dục người bị kết án phạt tù được hưởng án treo trong thời gian thử thách."
Tóm lại, thi hành án treo là việc cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm
quyền theo quy định của Luật thi hành án hình sự áp dụng các biện pháp giám sát,
giáo dục mang tính cưỡng chế nhà nước tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc đối với
người bị kết án đã được Tòa án tuyên phạt tù nhưng cho hưởng án treo trong
khoảng thời gian thử thách mà bản án ấn định. [10, tr.252] 4
1.2 Cơ quan có thẩm quyền thi hành án treo.
Cơ quan có thẩm quyền thi hành án treo bao gồm: CQTHAHS công an cấp
huyện, CQTHAHS cấp quân khu; UBND cấp xã nơi người được hưởng án treo cư
trú, sinh sống; Đơn vị quân đội nếu người được hưởng án treo là quân nhân, công
nhân quốc phòng. [10, tr.253]
2. Nội dung thi hành án treo theo quy định Pháp luật hình sự Việt Nam.
2.1 Ra quyết định thi hành án treo:
Theo quy định tại khoản 2 điều 364 BLTTHS 2015, việc ban hành quyết
định thi hành án được thực hiện như sau: -
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu
lực pháp luật hoặc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định
giám đốc thẩm, quyết định tái thẩm Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm phải ra quyết định thi hành án. -
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định ủy thác thi
hành của Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm thì Chánh án Tòa án được ủy thác
phải ra quyết định thi hành án. -
Việc ủy thác cho Tòa án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án chỉ
được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Sau khi Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án ra quyết định thi hành
án và đã gửi cho cơ quan Công an cùng cấp để thi hành nhưng cơ quan
Công an cùng cấp thông báo bằng văn bản cho Tòa án biết là người bị kết
án đã chuyển đi nơi khác và có địa chỉ cụ thể; [7, tr.650]
Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án có căn cứ về việc người bị kết
án đang cư trú trên địa bàn hành chính khác. [7, tr.650]
Về hình thức của quyết định thi hành án treo, theo quy định khoản 1 Điều 81 Luật THAHS năm 2019:
"Quyết định thi hành án treo phải ghi rõ họ, tên, chức vụ người ra quyết
định; bản án, quyết định được thi hành; tên cơ quan có nhiệm vụ thi hành; họ, tên,
ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người được hưởng án treo; mức hình phạt tù và thời
gian thử thách của người được hưởng án treo; hình phạt bổ sung, trừ hình
phạt bổ sung là hình phạt tiền; hậu quả của việc vi phạm nghĩa vụ trong thời gian
thử thách theo quy định tại khoản 5 Điều 65 của Bộ luật Hình sự; UBND cấp xã,
đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo."
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thi hành án treo,
Tòa án phải gửi quyết định đó cho cá nhân, cơ quan sau đây:
- Người được hưởng án treo và người đại diện trong trường hợp người
được hưởng án treo là người dưới 18 tuổi;
- Viện kiểm sát cùng cấp;
- CQTHAHS Công an cấp huyện nơi UBND cấp xã được giao giám sát,
giáo dục người được hưởng án treo, CQTHAHS cấp quân khu nơi người được hưởng án treo làm việc;
- UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo;
- Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.
2.2 Trình tự, thủ tục thi hành quyết định thi hành án treo
Theo quy định của Luật thi hành án hình sự thủ tục thi hành án treo được thực
hiện thông qua các hoạt động sau:
2.2.1 Triệu tập người được hưởng án treo, người đại diện của người được hưởng án treo
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thi hành
án treo, CQTHAHS Công an cấp huyện, CQTHAHS cấp quân khu phải triệu tập
người được hưởng án treo, người đại diện trong trường hợp người được hưởng án
treo là người dưới 18 tuổi đến trụ sở UBND cấp xã nơi người đó cư trú, đơn vị
quân đội nơi người đó làm việc để cam kết việc chấp hành án. Người được hưởng
án treo, người đại diện của người được hưởng án treo phải có mặt theo giấy triệu
tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan. Trường hợp
người được hưởng án treo không có mặt theo giấy triệu tập hoặc không cam kết thì
CQTHAHS Công an cấp huyện, CQTHAHS cấp quân khu lập biên bản vi phạm nghĩa vụ.
2.2.2 Lập hồ sơ thi hành án và hồ sơ giám sát, giáo dục người được hưởng án treo
Sau khi nhận được quyết định thi hành án, CQTHAHS Công an cấp huyện,
CQTHAHS cấp quân khu lập hồ sơ thi hành án và sao gửi cho UBND cấp xã, đơn
vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo. -
Hồ sơ thi hành án bao gồm những tài liệu sau đây:
Bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực
pháp luật; Quyết định thi hành án treo;
Cam kết của người được hưởng án treo. Đối với người được
hưởng án treo là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bản cam kết của
người đó phải có xác nhận của người đại diện;
Tài liệu khác có liên quan.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày triệu tập người được hưởng án treo,
UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án
treo phải lập hồ sơ giám sát, giáo dục người được hưởng án treo.
- Hồ sơ giám sát bao gồm những tài liệu sau:
Bản sao các tài liệu thuộc hồ sơ nhận được từ CQTHAHS Công
an cấp huyện, CQTHAHS cấp quân khu;
Bản nhận xét của UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám
sát, giáo dục về việc chấp hành nghĩa vụ của người được hưởng án treo;
Bản tự nhận xét của người được hưởng án treo về việc thực hiện
nghĩa vụ chấp hành pháp luật; trường hợp người được hưởng án treo bị
kiểm điểm theo quy định tại luật THAHS năm 2019, phải có bản kiểm điểm
và biên bản cuộc họp kiểm điểm.
Trường hợp người được hưởng án treo được rút ngắn thời gian
thử thách thì phải có quyết định của Tòa án;
Tài liệu khác có liên quan.
2.2.3 Bàn giao hồ sơ và cấp giấy chứng nhận chấp hành xong thời gian thử thách.
Trước khi hết thời gian thử thách 03 ngày, UBND cấp xã, đơn vị quân đội
được giao giám sát, giáo dục bàn giao hồ sơ giám sát, giáo dục cho CQTHAHS
Công an cấp huyện, CQTHAHS cấp quân khu.
Vào ngày cuối cùng của thời gian thử thách, CQTHAHS Công an cấp huyện,
CQTHAHS cấp quân khu phải cấp giấy chứng nhận chấp hành xong thời gian thử
thách. Giấy chứng nhận phải gửi cho người được hưởng án treo, UBND cấp xã, đơn
vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Viện
kiểm sát cùng cấp, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.
2.2.4 Trường hợp người được hưởng án treo chết.
Trường hợp người được hưởng án treo chết, UBND cấp xã, đơn vị quân đội
được giao giám sát, giáo dục thông báo cho CQTHAHS Công an cấp huyện,
CQTHAHS cấp quân khu để thông báo cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, Tòa án đã ra
quyết định thi hành án phải ra quyết định đình chỉ thi hành án và gửi cho Viện
kiểm sát cùng cấp; CQTHAHS Công an cấp huyện nơi UBND cấp xã được giao
giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, CQTHAHS cấp quân khu nơi người
được hưởng án treo làm việc; UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát,
giáo dục người được hưởng án treo; Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.
2.3 Thời gian thi hành án treo.
Thời gian thi hành án treo, đồng thời phát sinh các quyền nghĩa vụ của các
cơ quan thi hành án và các cơ quan, cá nhân có liên quan theo quy định của Luật
THAHS, mặc dù thời gian chấp hành án treo được tính ngay từ thời điểm Tòa
tuyên án. Thời gian thi hành án treo là thời gian thử thách của án treo, bao gồm một
khoảng thời gian do Tòa án ấn định bằng hai lần mức hình phạt tù, theo quy định
của BLHS hiện hành, thời gian thử thách không được dưới 1 năm và không được quá 5 năm
Căn cứ quy định tại Điều 5 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP, thời điểm bắt
đầu tính thời gian thử thách được xác định như sau: -
Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, bản án không bị
kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì thời điểm bắt đầu tính thời gian
thử thách là ngày tuyên án sơ thẩm. -
Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc
thẩm cũng cho hưởng án treo thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án sơ thẩm. -
Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo, Tòa án cấp
phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án phúc thẩm. -
Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc
thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án phúc
thẩm để xét xử phúc thẩm lại và Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời
gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm. -
Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án
treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm để
điều tra hoặc xét xử lại và sau khi xét xử sơ thẩm lại, xét xử phúc thẩm lại, Tòa án
cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm vẫn cho hưởng án treo thì thời gian thử thách
tính từ ngày tuyên án sơ thẩm hoặc tuyên án phúc thẩm lần đầu. -
Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo, bản án
không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, nhưng Hội đồng giám đốc
thẩm sửa bản án sơ thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày
quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực. -
Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm không cho
hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án phúc thẩm cho hưởng
án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực. -
Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc
thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án phúc
phẩm, giữ nguyên bản án sơ thẩm hoặc Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án phúc
thẩm cho hưởng án treo, thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.
2.4 Thủ tục rút ngắn thời gian thử thách của án treo.
2.4.1 Điều kiện được đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo
Người được hưởng án treo được đề nghị rút ngắn thời gian thử thách khi đáp
ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách;
- Trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo đã chấp hành nghiêm
chỉnh pháp luật, các nghĩa vụ theo quy định của Luật THAHS; tích cực học tập, lao
động, sửa chữa lỗi lầm hoặc lập thành tích trong lao động, bảo vệ an ninh, trật tự
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng.
Trong một số trường hợp như: người được hưởng án treo lập công hoặc bị bệnh
hiểm nghèo và có đủ các điều kiện để được đề nghị rút ngắn thời gian thử thách thì
Tòa án có thể rút ngắn hết thời gian thử thách còn lại.
2.4.2 Thủ tục rút ngắn thời gian thử thách.
UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng
án treo có trách nhiệm rà soát người đủ điều kiện theo quy định của Luật THAHS
2019, báo cáo CQTHAHS Công an cấp huyện, CQTHAHS cấp quân khu kèm theo
tài liệu có liên quan để đề nghị xét rút ngắn thời gian thử thách.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo, CQTHAHS Công an cấp
huyện lập hồ sơ và có văn bản đề nghị rút ngắn thời gian thử thách đối với người
có đủ điều kiện gửi đến Tòa án và Viện kiểm sát cùng cấp. Trường hợp xét thấy
không đủ điều kiện lập hồ sơ rút ngắn thời gian thử thách, CQTHAHS Công an cấp
huyện có văn bản thông báo cho UBND cấp xã được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo.
- Hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách bao gồm:
Đơn đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của người được hưởng án treo;
Bản sao bản án. Đối với trường hợp xét rút ngắn thời gian thử thách từ lần
thứ hai thì bản sao bản án được thay bằng bản sao quyết định thi hành án treo;
Văn bản đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của UBND cấp xã, đơn vị
quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo;
Trường hợp người được hưởng án treo được khen thưởng hoặc lập công
thì hồ sơ phải có quyết định khen thưởng hoặc giấy xác nhận của cơ quan
có thẩm quyền về việc người được hưởng án treo lập công; trường hợp bị
bệnh hiểm nghèo thì phải có kết luận của bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện
cấp quân khu trở lên về tình trạng bệnh của họ;
Trường hợp người được hưởng án treo đã được rút ngắn thời gian thử
thách thì phải có bản sao quyết định rút ngắn thời gian thử thách.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian
thử thách, Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án quân sự khu vực
nơi người được hưởng án treo cư trú hoặc làm việc thành lập Hội đồng và tổ chức
phiên họp để xét, quyết định rút ngắn thời gian thử thách. Thành phần Hội đồng
gồm 03 Thẩm phán; phiên họp có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát
cùng cấp. Trường hợp hồ sơ phải bổ sung theo yêu cầu của Tòa án thì thời hạn mở
phiên họp được tính từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định về việc chấp nhận toàn
bộ, chấp nhận một phần hoặc không chấp nhận rút ngắn thời gian thử thách của án
treo, Tòa án phải gửi quyết định đó cho người chấp hành án, Viện kiểm sát cùng
cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, cơ quan đề nghị rút ngắn thời gian thử thách,
Tòa án đã ra quyết định cho hưởng án treo, Sở Tư pháp nơi Tòa án ra quyết định
cho hưởng án treo có trụ sở.
Có thể thấy, các quy định về rút ngắn thời gian thử thách trong Luật THAHS
năm 2019 đã "pháp điển hóa các quy định của Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP
ngày 15/5/2018 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn Điều
65 của Bộ luật hình sự về án treo, Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BCA-BQP-
TANDTC-VKSNDTC ngày 14/08/2012 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án
nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn rút ngắn thời gian thử thách của án treo." [11]
2.5 Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức cá nhân trong việc giám sát
giáo dục người được hưởng án treo.
2.5.1 Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã được giao giám sát, giáo dục
người được hưởng án treo.
UBND cấp xã được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo có các
nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Lập hồ sơ, tổ chức giám sát, giáo dục người được hưởng án treo; bàn giao hồ
sơ cho CQTHAHS có thẩm quyền theo quy định của Luật này;
- Yêu cầu người được hưởng án treo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình; có
biện pháp giáo dục, phòng ngừa khi người đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
- Biểu dương người được hưởng án treo có nhiều tiến bộ hoặc lập công;
- Giải quyết cho người được hưởng án treo được vắng mặt ở nơi cư trú theo quy
định của Luật này và pháp luật về cư trú;
- Phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, gia đình và cơ quan, tổ chức nơi
người được hưởng án treo làm việc, học tập trong việc giám sát, giáo dục người đó;
- Báo cáo CQTHAHS Công an cấp huyện để đề nghị Tòa án cùng cấp xem xét,
quyết định việc rút ngắn thời gian thử thách;
- Báo cáo CQTHAHS có thẩm quyền về kết quả thi hành án.
Ngoài ra, Luật THAHS năm 2019, đã bổ sung thêm cho UBND cấp xã các nhiệm vụ sau:
- Báo cáo CQTHAHS Công an cấp huyện tiến hành trình tự, thủ tục đề nghị Tòa
án có thẩm quyền quyết định buộc người được hưởng án treo vi phạm nghĩa vụ
phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo theo quy định của Luật này;
- Báo cáo CQTHAHS Công an cấp huyện khi người được hưởng án treo bỏ trốn
- Hằng tháng nhận xét bằng văn bản về quá trình chấp hành án của người được
hưởng án treo và lưu hồ sơ giám sát, giáo dục;
Công an cấp xã có nhiệm vụ tham mưu, trực tiếp giúp UBND cấp xã thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định tại Thông tư số 65/2019/TT- BCA và
các văn bản pháp luật liên quan.
2.5.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quân đội được giao giám sát, giáo dục
người được hưởng án treo.
Luật THAHS năm 2019 đã bổ sung thêm quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của
cơ quan quân đội. Đây là một trong những điểm mới đáng chú ý, vì cơ quan quân
đội đóng vai trò quan trọng ngang bằng với UBND cấp xã trong việc giám sát, giáo
dục đối với người được thi hành án treo thuộc sự quản lý của quân đội, nhiệm vụ,
cụ trên được quy định cụ thể như sau:
- Lập hồ sơ, tổ chức giám sát, giáo dục người được hưởng án treo; bàn giao hồ
sơ cho CQTHAHS có thẩm quyền theo quy định của Luật này;
- Yêu cầu người được hưởng án treo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình; có
biện pháp giáo dục, phòng ngừa khi người đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
- Biểu dương người được hưởng án treo có nhiều tiến bộ hoặc lập công;
- Hằng tháng nhận xét bằng văn bản về quá trình chấp hành án của người được
hưởng án treo và lưu hồ sơ giám sát, giáo dục;
- Báo cáo CQTHAHS có thẩm quyền về kết quả thi hành án.
- Phối hợp với gia đình và UBND cấp xã nơi người được hưởng án treo cư trú
trong việc giám sát, giáo dục người đó;
- Phối hợp với UBND cấp xã giải quyết cho người được hưởng án treo được
vắng mặt ở nơi cư trú theo quy định của Luật này và pháp luật về cư trú
- Báo cáo CQTHAHS cấp quân khu để đề nghị Tòa án quân sự khu vực xem xét,
quyết định việc rút ngắn thời gian thử thách;
- Báo cáo CQTHAHS có thẩm quyền tiến hành trình tự, thủ tục đề nghị Tòa án
có thẩm quyền quyết định buộc người được hưởng án treo vi phạm nghĩa vụ phải
chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo theo quy định của Luật này;
2.6 Nghĩa vụ của người được hưởng án treo và trách nhiệm giám sát, giáo dục
của cơ quan, tổ chức và gia đình đối với người được hưởng án treo.
Theo quy định của Luật THAHS người được hưởng án treo có các nghĩa vụ sau đây:
- Có mặt theo giấy triệu tập và cam kết việc chấp hành án
- Thực hiện nghiêm chỉnh cam kết trong việc tuân thủ pháp luật, nghĩa vụ công
dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, nơi làm việc, học tập; chấp hành đầy đủ hình
phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp vì lý do khách quan
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
- Chịu sự giám sát, giáo dục của UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám
sát, giáo dục, CQTHAHS Công an cấp huyện, CQTHAHS cấp quân khu nơi cư trú, nơi làm việc.
- Phải có mặt theo yêu cầu của UBND cấp xã hoặc đơn vị quân đội được giao
giám sát, giáo dục, CQTHAHS Công an cấp huyện, CQTHAHS cấp quân khu.
- Hằng tháng phải báo cáo bằng văn bản với UBND cấp xã, đơn vị quân đội
được giao giám sát, giáo dục về tình hình chấp hành nghĩa vụ của mình. Trường
hợp vắng mặt theo quy định tại khoản 1 Điều 92 của Luật này thì khi hết thời hạn
vắng mặt, người được hưởng án treo phải báo cáo về tình hình chấp hành nghĩa vụ của mình
- Chấp hành quy định về việc giải quyết việc vắng mặt tại nơi cư trú, thay đổi
nơi cư trú hoặc nơi làm việc.1
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và gia đình đối với người được hưởng án treo
- Cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã, đơn
vị quân đội trong việc giám sát giáo dục, người được hưởng án treo.
- Gia đình người được hưởng án treo có trách nhiệm phối hợp trong việc giám
sát, giáo dục và thông báo kết quả chấp hành án của người được hưởng án treo cho
UBND cấp xã được giáo giám sát, giáo dục khi có yêu cầu: phải có mặt tại cuộc
họp kiểm điểm người được hưởng án treo theo yêu cầu của UBND cấp xã, đơn vị
quân đội được giao giám sát, giáo dục.
3. Thực tiễn thi hành án treo và kiến nghị hoàn thiện.
3.1 thực tiễn thi hành án treo.
Trong giai đoạn 2016 – 2020, tòa án nhân dân cấp sơ thẩm xử phạt tù có thời
hạn 84.830 bị cáo 84.830 bị cáo (trong đó, xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo
20.779 bị cáo, chiếm 17,2%) [6]. Về công tác thi hành án treo, xét rút ngắn thời gian 1 Xem phụ lục 1
thử thách án treo được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật [6]. Nhìn chung,
các cơ quan có thẩm quyền trong thi hành án treo thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền
hạn được quy định Luật THAHS và các văn bản liên quan. Công tác kiểm sát thi
hành án hình sự đặc biệt là kiểm sát thi hành án treo đã được ngành Kiểm sát nhân
dân chú trọng, đảm bảo hoạt động thi hành án được diễn ra theo đúng theo đúng
pháp luật. Bên cạnh những thành tựu kể trên, Công tác thi hành án treo còn tồn tại
một số điểm bất cập hạn chế trong quy định pháp luật và thi hành án treo trên thực tiễn, điển hình như:
Một là, Tồn tại nhiều điểm chưa thống nhất giữa BLHS 2015 và Luật THAHS 2019, cụ thể:
Tại khoản 2 Điều 65 Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định:
"2. Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho
cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó
cư trú để giám sát, giáo dục. …".
Như vậy, đối với người được hưởng án treo thuộc đối tượng công chức, viên
chức vẫn còn được làm việc thì khi tuyên trong bản án Tòa án đều giao người đó
cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc để quản lý giám sát. Nhưng tại Chương
V, Mục 1, từ Điều 84 đến Điều 93 Luật THAHS 2019 không có quy định nhiệm
vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức được giao giám sát giáo dục người được hưởng
án treo, mà chỉ quy định nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã, đơn vị quân đội
được giao giám sát giáo dục người được hưởng án treo. Từ đó trong thực tiễn nhiều
trường hợp người được hưởng án treo đã giao cho cơ quan tổ chức nơi người đó
làm việc quản lý giám sát, Ủy ban xã không biết bởi không có quy định cụ thể nào
về trách nhiệm của mình đối với trường hợp trên; Còn cơ quan tổ chức nơi người
đó làm việc được giao quản lý giám sát thì không biết giám sát thế nào trách nhiệm
quyền hạn ra sao? ai nhận xét, báo cáo cho ai không được luật quy định. Còn người
được hưởng án treo thực hiện nghĩa vụ thế nào, vi phạm thì ai xử lý, nếu được xét
rút ngắn thời gian thử thách thì ai làm Luật đều bỏ trống, không quy định. [12]
Hai là, Quy định định về thi hành án treo còn nhiều thiếu sót, đặc biệt là quy định
thi hành án treo đối với quân nhân xuất ngũ khi bản án chưa có hiệu lực. Trên thực
tiễn đã xảy ra trường hợp, Nguyễn Văn C là Trung sỹ, Tiểu đội trưởng, Đại đội 2,
Ban chỉ huy quân sự huyện E, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh G, ngày 27/2/2019 bị Tòa
án quân sự QK A xử phạt 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách
là 18 tháng, tính từ ngày tuyên án sơ thẩm, giao C cho Cơ quan quân sự huyện E,
Bộ chỉ huy quân sự tỉnh G giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách (vì trong
thời gian này, C đang thuộc sự quản lý của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh G). Sau khi C
bị Tòa án quân sự QK A kết án, ở thời điểm Bản án của Tòa án chưa có hiệu lực
pháp luật, ngày 4/3/2020 Bộ chỉ huy quân sự tỉnh G quyết định cho quân nhân C
xuất ngũ và bàn giao C cho chính quyền địa phương nơi C cư trú quản lý. [13]
Điều này đã gây khó khăn trong công tác xác định CQTHAHS có thẩm quyền giải
quyết vụ việc khi Quyết định, bản án sơ thẩm của Tòa án quân sự QK A đã tuyên
giao bị cáo C cho Cơ quan quân sự huyện E, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh G giám sát,
giáo dục trong thời gian thử thách; việc tổ chức thi hành án treo, quản lý, theo dõi,
giám sát, giáo dục C không thuộc thẩm quyền của CQTHAHS Công an huyện E.
Tuy nhiên, C lại không còn thuộc sự quản lý của quân đội. Dẫn đến, việc quyết
định thi hành án treo đối với C không được thi hành.
Ba là, Còn tồn tại những vi phạm trong thi hành án treo của các cơ quan được
giáo giám sát, giáo dục, các vi phạm thường gặp có thể kể đến như: Bản nhận xét
hàng tháng về quá trình chấp hành án treo ghi thời gian nhận xét không đúng theo
quy định hoặc một số UBND xã không tiến hành xếp loại hàng tháng cho các bị án
đang chấp hành án tại địa phương, Quyết định phân công cán bộ quản lý, giám sát,
giáo dục người chấp hành án tại cộng đồng là một người nhưng người nhận xét,
đánh giá vào tất cả bản nhận xét lại là người khác; … [9]. Dẫn đến tình trạng trên
có nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên, chủ yếu vẫn là đến từ hạn chế về năng
lực cán bộ, cũng như nhận thức chưa đúng đắn về vai trò của UBND cấp xã trong thi hành án treo.
Ba là, Công tác phối hợp giữa gia đình và các cơ quan được giao giám sát, giáo
dục chưa được chặt chẽ, chưa thiết lập được cơ chế phối hợp, vẫn còn tình trạng tái
phạm, vi phạm trong thời gian thử thách của người chấp hành án.
3.2. Kiến nghị nâng cao hiệu quả thi hành án treo:
Dựa trên những ưu điểm và một số điểm còn hạn chế trên thực tiễn, em xin được
đề ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi hành án như sau:
Một là, hoàn thiện quy định pháp luật về THAHS theo 2 hướng: thống nhất quy
định về thi hành án treo giữa luật THAHS và BLHS và ban hành hướng dẫn, bổ
sung, hoàn thiện quy định còn thiếu sót, đối với sự thiếu sót về quy định thi hành
án đối với trường hợp quân nhân xuất ngũ khi bản án chưa có hiệu lực, em xin
được kiến nghị hoàn thiện và bổ sung theo hướng: "Tòa án không căn cứ vào quyết
định của bản án có hiệu lực pháp luật để ra quyết định thi hành án, mà phải căn cứ
vào nơi người được hưởng án treo đang cư trú, làm việc trên thực tế tại thời điểm
bản án có hiệu lực pháp luật để xác định cơ quan có thẩm quyền thi hành quyết
định của Tòa án và cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương có trách nhiệm quản
lý, giám sát, giáo dục người được hưởng án treo trong thời gian thử thách" [13].
Hai là, đẩy mạnh tập huấn cán bộ UBND cấp xã về nghiệp vụ giám sát, giáo dục
người phạm tội, nâng cao nhận thức cán bộ cấp xã về vai của cơ quan mình trong công tác thi hành án treo.
Ba là, Ban hành hướng dẫn thiết lập chế phối hợp giáo dục, giám sát đối với
người được hưởng án treo, nhằm hạn chế vi phạm và tái phạm. Đảm bảo mục tiêu
giáo dục, tái hòa nhập cộng đồng cho người được hưởng án treo.
Bốn là, Nâng cao hơn nữa vai trò Kiểm sát thi hành án treo, nhằm kịp thời phát
hiện những vi phạm trong quá trình thi hành, qua đó kịp thời ban hành những kiến
nghị, yêu cầu, ... Đảm bảo công tác thi hành án diễn ra theo đúng trình tự, thủ tục,
đúng theo pháp luật và hạn chế vi phạm.