Luật tố tụng dân sự - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Căn cứ theo điều 5 BLTTDS 2015, nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự lànguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự, theo đó, các đương sự được quyền tự do thể hiện ý chí của mìnhtrong việc lựa chọn thực hiện các hành vi tố tụng hoặc lựa chọn pháp lý nhằm bảo vệ quyền, lợi íchhợp pháp của mình. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ A. LÝ THUYẾT
1. Phân tích nguyên tắc đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự?
Căn cứ theo điều 5 BLTTDS 2015, nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự là
nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự, theo đó, các đương sự được quyền tự do thể hiện ý chí của mình
trong việc lựa chọn thực hiện các hành vi tố tụng hoặc lựa chọn pháp lý nhằm bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của mình, quyết định quyền, lợi ích của mình trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự và
trách nhiệm của Tòa án trong việc đảm bảo cho đương sự thực hiện được quyền tự định đoạt của họ.
Quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS được thể hiện:
- Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình:
+ Quyền tự định đoạt trong việc khởi kiện vụ án dân sự được ghi nhận tại điều 186 và điều 187
BLTTDS 2015, đối với việc dân sự, tuy không có tranh chấp trực tiếp giữa các bên, nhưng người yêu
cầu việc dân sự cũng phải chủ động như nguyên đơn trong vụ án dân sự. Họ được quyền đưa ra yêu cầu
cho Tòa án giải quyết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên yêu cầu của họ chỉ giới
hạn trong phạm vi yêu cầu Tòa án công nhận hay không công nhận một sự kiện pháp lý làm phát sinh,
thay đổi hay chấm dứt hoặc công nhận các quyền, nghĩa vụ của họ.
+ Theo điều 71, khoản 4 Điều 72 và điều 200 BLTTDS 2015, quyền quyết định và tự định đoạt phản tố
của bị đơn chỉ được thực hiện khi có những mối ràng buộc nhất định với yêu cầu khởi kiện của nguyên
đơn. Mặt khác, quyền quyết định và tự định đoạt phản tố của bị đơn chỉ được thực hiện tại những thời
điểm trong những giai đoạn tố tụng nhất định.
+ Trong tố tụng dân sự, khái niệm người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được quy định tại Khoản 4
Điều 68 BLTTDS 2015, họ là người tuy không khởi kiện, không bị kiện nhưng việc giải quyết vụ việc
dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự
khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng và họ cũng có quyền thể hiện sự
tự định đoạt của mình thông qua việc đưa ra yêu cầu độc lập được quy định tại điều 201 bộ luật này.
Pháp luật cũng quy định thời điểm cụ thể mà người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan được phép đưa ra
yêu cầu độc lập của mình đó là “trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công
khai chứng cứ và hòa giải”.
- Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu và thỏa thuận với nhau về
việc giải quyết vụ việc dân sự:
+ Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc thay đổi, bổ sung và rút yêu cầu theo quy định tại Điều
244 BLTTDS 2015, không chỉ có nguyên đơn có quyền thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu khởi kiện mà bị
đơn cũng có quyền thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu phản tố, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan cũng
có quyền thay đổi, bổ sung và rút yêu cầu độc lập. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng giai đoạn của TTDS
mà việc thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện có thể được Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận.
+ Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc thỏa thuận giải quyết vụ việc dân sự , việc hòa giải phải
đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự, xuất phát từ ý chí chủ quan, tự nguyện của chính đương sự,
không ai có thể cưỡng ép, bắt buộc đương sự thỏa thuận trái với ý muốn của họ. Tòa án chỉ công nhận
thỏa thuận của các đương sự nếu thỏa thuận đó là phù hợp với các quy định của pháp luật, không xâm
phạm tới quyền và lợi ích của các chủ thể khác (quy định tại khoản 2 Điều 205 BLTTDS 2015).
- Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc lựa chọn người đại diện, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của mình và kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án:
+ Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong việc lựa chọn người đại diện, ngươi bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình, theo quy định tại Điều 75 BLTTDS 2015, để bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của mình đương sự có quyền nhờ luật sư hoặc người khác mà tòa án chấp nhận tham gia
tố tụng. Người tham gia tố tụng này được gọi là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Đây cũng là biểu hiện của nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự được pháp luật tố tụng tôn trọng.
+ Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án theo quy định
tại Điều 271 BLTTDS 2015, thông qua việc kháng cáo là mô lt trong những quyền tố tụng quan trọng,
bảo đảm cho đương sự có điều kiê ln bảo vê l quyền và lợi ích hợp pháp của mình, cũng như phát hiê ln,
khắc phục, sma chữa những sai sót của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong quá
trình giải quyết vụ viê lc.
2. Phân tích nguyên tắc hòa giải trong tố tụng dân sự?
Hòa giải dân sự là hoạt động tố tụng do tòa án tiến hành nhằm giúp đỡ các đương sự thảo thuận với
nhau về giải quyết vụ án dân sự.
Căn cứ theo điều 205 BLTTDS 2015, việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:
- Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ
lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;
- Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
+ Thứ nhất, hòa giải phải tôn trọng sự tự nguyện của các bên, không bắt buộc, áp đặt các bên tranh
chấp phải tiến hành hòa giải. Theo quy định tại Điều 205 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định. Như
vậy, khi các đương sự đã tự nguyện thỏa thuận tức là các đương sự tự lựa chọn quyết định các vấn đề
tranh chấp bằng hòa giải và thương lượng, thỏa thuận với nhau giải quyết các vấn đề của vụ án.
+ Thứ hai, hòa giải phải được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật, nội dung thỏa thuận không
trái với pháp luật, đạo đức xã hội. Khi tòa án tiến hành hòa giải để giải quyết vụ án dân sự ngoài yếu tố
tự nguyện thỏa thuận của các đương sự thì việc tòa án hòa giải còn phải thỏa mãn các điều kiện: tuân
thủ đúng trình tự, thủ tục hòa giải; phạm vi hòa giải theo pháp luật quy định; nội dung thỏa thuận giữa
các đương sự không được trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội.
+ Thứ ba, hòa giải phải tích cực, kiên trì nhằm đạt được kết quả hòa giải. Tích cực để có thể giải quyết
được nhanh chóng vụ án, không để việc hòa giải kéo dài vô ích khi không có khả năng hòa giải nhưng
lại phải kiên trì giải thích cho đương sự hiểu rõ pháp luật áp dụng giải quyết vụ án và đi sâu giải quyết
các mắc mớ trong tâm tư tình cảm của họ. 1 Ưu điểm
Tiết kiệm rất nhiều thời gian so với việc xét xm bởi quá trình kể từ khi bắt đầu hòa giải đến khi có
Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có thể chỉ kéo dài trong 01 tháng.
Trước khi mở phiên tòa, Tòa án tiến hành hòa giải; nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc
giải quyết vụ án thì họ chỉ phải chịu 50% mức án phí sơ thẩm. Trong trường hợp này, nguyên đơn có
thể thỏa thuận với bị đơn để bị đơn chịu toàn bộ án phí sơ thẩm. Do đó, nguyên đơn có quyền đề nghị
Cơ quan thi hành án dân sự hoàn trả lại tiền tạm ứng án phí ngay sau khi Quyết định công nhận sự thỏa
thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật.
Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự sẽ có hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm được
ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, đồng thời được thi hành án theo
quy định. Điều này giúp tiết kiệm thời gian do vụ việc không bị kéo dài, hơn nữa doanh nghiệp có
quyền đề nghị Cơ quan thi hành án buộc bên có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. 2. Nhược điểm
Chỉ có thể hòa giải nếu cả hai bên cùng thống nhất để đưa ra phương án hòa giải và có thiện chí hòa giải.
Không thể hòa giải nếu một trong hai bên đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai nhưng vẫn vắng mặt.
Do phải thống nhất để đưa ra phương án hòa giải nên nguyên đơn có thể phải chia sẻ một phần lợi ích với bị đơn.
Nếu đã thống nhất về việc hòa giải và Tòa án đã ban hành Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các
đương sự, các bên sẽ không thể tiến hành khởi kiện đối với các yêu cầu đã được tòa án giải quyết.
3. Khái niệm và ý nghĩa của các biện pháp khẩn cấp tạm thời? (TRANG 65 GIÁO TRÌNH) B. NHẬN ĐỊNH
1. Chủ thể tiến hành tổ tụng tại phiên tòa phúc thẩm giống Chủ thể tiến hành tổ tụng tại
phiên tòa sơ thẩm.
Sai. Điều 63, 64 BLTTDS 2015
2. Việc hòa giải trước khi mở phiên tòa sơ thẩm là nghĩa vụ của tòa án. Đúng. Điều 10 BLTTDS 2015
3. Tòa án có quyền tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Sai. Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 điều 114 và điều 135 BLTTDS 2015
4. Đương sự vắng mặt lần thứ nhất thì HĐXX sơ thẩm ra quyết định hoãn phiên tòa.
Sai. Khoản 1 điều 227 BLTTDS 2015
5. Các tài liệu của vụ án phải được công khai tại phiên tòa. Sai. Khoản 2 điều 109
6. Hòa giải chỉ được tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm. Đúng.
7. Hội đồng xét xử sơ thẩm có quyền hoãn phiên tòa đề nghị ăn trong thời hạn 5 ngày làm việc.
SAI. Khoản 4 điều 264 NGHỊ ÁN KHÁC VỚI HOÃN
8. Thành phần tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự bao gồm một thẩm phán và hai hội thẩm.
Sai. Tùy sơ thẩm hoặc phúc
9. Chánh án tòa án có quyền quyết định việc thay đổi người tiến hành tố tụng. Sai. D 53 54 55
10. Trong tố tụng dân sự người làm chứng không phải là chủ thể có nghĩa vụ chúng minh.
Đúng. Điều 78 và điều 91 tại Điều 91 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ chứng
minh của các đương sự, cơ quan, tổ chmc, cá nhân khởi kiện để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của
Nhà nước hoặc yêu cầu toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. các chủ thể có nghĩa
vụ chứng minh: Chỉ có các chủ thể quy định tại Điều luật này mới có nghĩa vụ chứng minh còn các chủ
thể khác không có nghĩa vụ chứng minh.
11. Chủ thể tiến hành tố tụng dân sự là những người có quyền tham gia, giải quyết vụ việc dân sự.
Sai. Người tiến hành tố tụng dân sự phải tôn trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân... chịu
trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình... Người tiến hành tố tụng
trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho cơ quan,
tổ chức, cá nhân thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ cỏ hành vi trái pháp luật đó phải
bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước”. (Điều 13 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015).
12. Mọi tranh chấp về kinh doanh thương mại đều thuộc thẩm quyền xét xử của toà án dân sự.
Sai. Về thẩm quyền, căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 40 Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2015 quy định về
thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu
13. Trong một số trưởng hợp nếu dương sự được Toà án cấp sơ thẩm triệu tập hợp lễ đến lần
thứ hai mà vẫn không đến thì phải hoãn phiên toà. sai. K2 – d227 và d228
14. Thẩm phán có quyển ra quyết định áp dụng thủ tục giám định.
Đúng. Khoản 2 điều 102 quy định tại khoản 3 Điều 97, Điều 102 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì
Thẩm phán là người có thẩm quyền quyết định việc trưng cầu giám định.
15. Trong mọi trường hợp khi phát hiện thời hiệu khởi kiện đã hết Toà án sẽ không thụ lý vụ
án và trả lại đơn khởi kiện cho dương sự.
Đúng. Tòa án sẽ không thụ lý mà trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 192 nêu trên do chưa đủ
điều kiện khởi kiện - hết thời hiệu khởi kiện.
16. Tất cả các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đều được đưa ra thi hành án
Sai. Điểm a khoản 1 điều 482 nếu bị kháng nghị
17. Chu thể kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm có nghĩa vụ chứng minh. Đúng. Khoản 3 điều 279
18. Nếu đương sự được triệu tập tham gia phiên tòa giám đốc thẩm thì họ có quyền tham gia tranh luận.
Sai. điều 383 và Điều 282, hông k
tiến hành thủ tục xét hỏi và tranh luận mà được tiến hành với hình
thức như một phiên họp, trên cơ sở xem xét các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và các tài liệu liên quan đến kháng nghị
19. Khi đương sự yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì họ phải thực hiện biện pháp bảo đảm.
Sai. Khoản 1 điều 136 và 17 biện pháp khẩn cấp tạm thời được nêu tại Điều 114
20. Nếu kháng cáo, kháng nghị không có căn cứ thì HĐXX sơ thẩm ra quyết định hoãn phiên tòa.
Sai . tại Điều 296 BLTTDS năm 2015 quy định Hội đồng xét xm quyết định hoãn phiên tòa trong các trường hợp sau:
– Kiểm sát viên được phân công tham gia phiên tòa phúc thẩm vắng mặt thì Hội đồng xét xm vẫn tiến
hành xét xm, không hoãn phiên tòa, trừ trường hợp Viện kiểm sát có kháng nghị phúc thẩm.
– Người kháng cáo, người không kháng cáo nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng
cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ
nhất mà vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa. Trường hợp họ có đơn đề nghị xét xm vắng mặt thì Tòa án
tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xm vắng mặt họ.
– Trường hợp người kháng cáo vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa.
21. Tòa án chỉ thụ lý đơn khởi kiện nếu vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình.
Đúng. Tòa án chỉ thụ lý vụ án dân sự đối với những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của mình.
Để vụ án đươc thụ lý, đơn khởi kiện phải gmi đến đúng Tòa án có thẩm quyền giải quyết, xét xm. Trước
hết, phải xác định tranh chấp đó có thuộc thẩm quyền chung về dân sự của Tòa án theo quy định tại các
điều 25, 27, 29 BLTTDS hay không? Ngoài ra, đơn khởi kiện còn phải được gmi đến đúng Tòa án có
thẩm quyền theo cấp xét xm theo Điều 33, 34 BLTTDS và phải đúng thẩm quyền theo lãnh thổ theo
Điều 35, 36 BLTTDS. Trong trường hợp người khởi kiện có quyền lựa chọn Tòa án theo Điều 36
BLTTDS thì đương sự phải cam kết không khởi kiện tại các Tòa khác, nếu do các bên thỏa thuận lựa
chọn Tòa án giải quyết thì phải kiểm tra tính hợp pháp của thỏa thuận.
22. Chỉ có hội đồng xét xử giám đốc thẩm mới có quyền giữ nguyên bản án quyết định đã bị
hủy hoặc bị sửa. Đúng. Điều 344
23. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể cùng đại diện cho nhiều
người trong cùng một vụ án dân sự.
Sai. Khoản 3 điều 75. Chỉ khi quyền lợi của các đương sự không đối lập nhau.
24. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan cũng phải nộp án phí khi yêu cầu của họ không
được tòa án chấp nhận.
Đúng Căn cứ theo Điều 26 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về nghĩa vụ chịu án phí dân sự
sơ thẩm cụ thể như sau, Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải chịu án phí dân
sự sơ thẩm theo phần yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận. Người có nghĩa vụ đối với yêu
cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu
cầu độc lập được Tòa án chấp nhận.
25. Đương sự có thể lựa chọn tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp dân sự,
Sai. Điều 40 *nguyên đơn có quyền
26. Bị đơn có quyền thay đổi và bổ sung yêu cầu trong vụ án.
Đúng. Khoản 1 điều 72 dẫn chiếu khoản 4 điều 70
27. Khi người kháng cáo chết thì tòa án sẽ ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
Sai. Căn cứ Khoản 1 Điều 289 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình
chỉ xét xm phúc thẩm vụ án hoặc một phần vụ án trong các trường hợp sau đây:
- Các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này;
- Người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị;
- Người kháng cáo rút một phần kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Theo Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này, sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của
mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây:
- Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế;
- Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền,
nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;
Vì vậy nếu ng kháng cáo chết thì có người sẽ thừa kế quyền và nghĩa vụ của họ
28. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu khi tham gia tố tung.
Sai. Quyền và nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ việc dân sự theo Điều 73
Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
- Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
29. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án. Sai. Khoản 1 điều 273
30. Người khởi kiện vụ án dân sự phải trực tiếp nộp đơn khơi kiện tại tòa án. Sai. Khoản 1 điều 190
31. Thành phần tham gia Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự luôn bao gồm một thẩm
phán và hai hội thẩm.
Sai. Theo điều 65 thủ tục rút gọn
32. Chủ thể tiến hành tố tụng tại phiên họp giám đốc thẩm giống Chủ thể tiến hành tụng tại
phiên họp tái thẩm.
Đúng . quy định về người tham gia phiên tòa xét xm, thời hạn mở phiên tòa, nội dung của quyết định
giám đốc thẩm và tái thẩm giống nhau.
33. Các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa các cá nhân, tổ chức
với nhau đều thuộc quyền của tòa án cấp tỉnh.
Sai. Theo điều 35 thẩm quyền cấp huyện
Lý do: Căn cứ khoản 4 điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định tranh chấp dân sự thuộc thẩm
quyền Toà án là tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao công nghệ; trừ trường hợp quy định tại
khoản 2 Điều 30 Luật này. Theo đó, khoản 2 Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định Tranh chấp
về quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao công nghệ giữa cá nhân; tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi
nhuận là quan hệ tranh chấp về kinh doanh, thương mại.
Như vậy, không phải tất cả tranh chấp SHTT đều là tranh chấp dân sự; nếu các bên xác lập quan hệ dựa
trên mục đích lợi nhuận thì là tranh chấp về kinh doanh thương mại. C. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
19. Bà Lan cho ông Tú vay 300tr, không lãi suất, để mở ra hàng bán thức ăn gia súc, thời hạn
2 năm, có hợp đồng tay ngày 10/10/2012. Do ông Tú không trả nợ vay, ngày 20/9/2013,
bà Lan khởi kiện ông Tú đến Tòa án có thẩm quyền yêu cầu xét xử buộc ông Tú trả nợ
vay 300tr, không yêu cầu trả lãi. Sau khi Tòa án thụ lý vụ án, ông Tú có đơn yêu cầu bà
Lan trả 40tr tiền thức ăn gia súc bà Lan mua từ tháng 1 2012 đến tháng 7 2013 chưa
được Tòa án chấp nhận giải quyết trong cùng vụ án do bà Lan khởi kiện. Anh (chị) hãy
a. Xác định tư cách của dương sự. Nếu cơ sở pháp lý
b. Việc Tòa án giải quyết yêu cầu của ông Tú trong cùng vụ án do ba Lan khởi kiện là đúng
pháp luật không? Vì sao.
c. Gia sư thầm phan được phân công giải quyết vụ án là cháu rể của ông Tú Theo quy định
của pháp luật, bà Lan cần làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình? Cơ sở pháp lý .
d. Ông Tủ có quyền uy quyền cho Luật sư tham gia tố tụng không? Vì sao?
a. Khoản 1 điều 68 BLTTDS 2015
b. Khoản 1 điều 42, Tòa án nhập vụ án của ông Tú cùng với vụ án của bà Lan để giải quyết là đúng quy định.
c. Khoản 1 điều 52, điều 53 và khoản 14 điều 70 BLTTDS 2015, do thẩm phán được phân công
giải quyết vụ án là cháu rể của ông Tú nên bà Lan có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành
tố tụng theo quy định của bộ luật này.
d. Theo điều 70 thì ông Tú có quyền ủy quyền cho Luật sư tham gia tố tụng.
23. Chị N (cư trú quận 1, nộp đơn xin ly hôn anh M (cư trú quận 2). Anh chỉ có 02 con chung
là k 4 tuổi và II 10 tuổi, có tài sản chung gồm: 1 căn nhà tại quận 3, hiện anh chị đang
cho bà Oanh thuê (thời hạn thuê còn 2 năm). I căn nhà tại quân 4 hiện chị N đang kinh
doanh thuốc tây, 1 căn nhà tại quận 5 anh M làm cửa hàng mỹ nghệ, và diện tích đất
1000m2 trồng cao su tại huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương Chị N yêu cầu được nuôi 02
con không yêu cầu anh M cấp dưỡng, được chia 1 căn nhà tại quân 4 để ở và kinh doanh
thuốc tây, các tài sản khác chị cho anh Vì trong quyền sở hữu. Anh M đồng ý ly hôn
nhưng có yêu cầu chia đôi toàn bộ tái sai, được nuôi con lớn là cháu H, không yêu cầu
chi N cấp dưỡng. Anh (chị) hãy
a. Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp.
b. Xác định tư cách dương sự? Nêu cơ sở pháp lý.
c. Xác định Tòa án có thẩm quyền thụ lý vụ án trên.
d. Tranh chấp trên trở thành vụ án khi nào? Giải thích
a. Quan hệ tranh chấp: Quan hệ về tài sản, quan hệ về nhân thân (ly hôn, quyền nuôi con).
b. Chị N: Nguyên đơn, khoản 2 điều 68 BLTTDS 2015
Anh M: Bị đơn, khoản 3 điều 68 BLTTDS 2015
c. Tòa án có thẩm quyền thụ lý vụ án: Có 3 trường hợp:
- Nếu vợ chồng có thỏa thuận bằng văn bản thì Tòa án Quận 1 có thẩm quyền theo khoản 2 điều 39 BLTTDS 2015
- Tòa án Quận 2 có thẩm quyền theo điểm a khoản 1 điều 39 BLTTDS 2015 - Tòa án Tp HCM
d. Tranh chấp trên trở thành vụ án khi Tòa án có quyết định thụ lý vụ án. Và cá nhân, cơ quan, tổ
chức tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại tòa án có thẩm
quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vì thụ lí vụ án là công việc đầu
tiên của toà án trong quá trình tố tụng. Nếu không có việc thụ lí vụ án của toà án sẽ không có
các bước tiếp theo của quá trình tố tụng. Theo quy định tại Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự
2015, Tòa án phải nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gmi qua bưu
điện và phải ghi vào sổ nhận đơn.
Bài 32. A cho B thuê căn nhà hai tầng trên diện tích 100m2 ở quận X thành phố HN với số tiền 1
triệu 1 tháng trong thời hạn 1 năm. Hết thời hạn thuê theo hợp đồng, B không trả nhà choA. Nay
A muốn khởi kiện ra tòa án yêu cần B trả lại nhà cho mình. A và B có thỏa thuận bằng văn bản
là A có quyền khởi kiện ra tòa án quận M thành phố HN là nơi A cư trú yêu cầu B trả lại nhà cho mình.
a. Hỏi tòa án quận M có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ án này không? Tại sao. Tòa án quận M
có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ án này
-Căn cứ theo khoản 3 Điều 26 BLTTDS 2015 sdbs 2020 thì đây là tranh chấp về hợp đồng dân sự, cụ
thể là hợp đồng thuê nhà
-Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015 sdbs 2020 thì các đương sự có quyền tự thỏa
thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú của nguyên đơn giải quyết tranh chấp về dân sự
quy định tại Điều 26 Bộ luật TTDS hiện hành ->Trong trường hợp trên, A là nguyên đơn, A cư trú tại
quận M. Do đó, Tòa án quận M có thẩm quyền giải quyết vụ án này.
b. Sau khi tòa án thụ lý vụ án, tòa án đã tiến hành hòa giải A và B đã thỏa thuận được với nhau
là B sẽ trả lại nhà cho A và A hỗ trợ cho B 10 triệu đồng để tạo lập chỗ ở mới. Tuy nhiên họ lại
không thỏa thuận được với nhau về mức nộp án phí mà mỗi bên phải chịu. Hỏi trong trường hợp
này tòa án phải giải quyết như thế nào? Giải thích.
-Khi tiến hành hòa giải A và B có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án. Căn cứ khoản 3
Điều 147 BLTTDS 2015 sdbs 2020 thì đương sự phải chịu 50% mức án phí sơ thẩm quy định. Do đó,
trong trường hợp trên, cả A và B đều phải chịu mức án phí dân sự như nhau, tổng bằng 50% mức án phí
dân sự sơ thẩm đối với tranh chấp về dân sự
-Căn cứ theo danh mục án phí, lệ phí theo nghị quyết 326/2016/UBTVQH14,đối với tranh chấp dân sự
thì không có giá ngạch nên A,B phải chịu 150.000 đồng án phí
33. Ngày 18/11/2015, anh A cho chị B vay 50 triệu để chị B mở rộng quân cà phê, thời hạn
vay là 2 năm. Tuy nhiên đến hạn trả, chị B đã không có tiền để trả cho anh A. nên anh A
đã khơi kiến ra tòa án. Sau khi tòa án đã thụ lý đơn của anh A. chị B cũng có đơn gán
tòa án yêu cầu anh A phải trả cho chị B 20 triệu mà trước đó anh Á đã mượn xe của chị
B (anh A đã làm mất chiếc xe trên). Anh (chị) hãy cho biết
a. Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của chị B trong cùng một vụ án trên không? Vì sao?
b. Nếu tòa án có thẩm quyền giải quyết thì hãy xác định từ cách tổ tụng của đường sự trong
vụ án này? Nếu cơ sở pháp lý.
c. Trường hợp trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, anh A rút đơn khởi kiện nhưng chị B
không rút yêu cầu, theo anh (chị) tòa án có đình chỉ giải quyết vụ án trên không? Vì sao?
a. Theo khoản 1 điều 42 BLTTDS 2015, Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của chị B trong cùng 1 vụ án.
b. Khoản 1 điều 68 BLTTDS 2015. Toà án nhập hai hoặc nhiều vụ án nếu việc nhập và việc giải
quyết trong cùng một vụ án bảo đảm đúng pháp luật. Toà án nên nhập các yêu cầu của nguyên
đơn và bị đơn để giải quyết trong cùng vụ án đối với tranh chấp về hợp đồng mà bị đơn có yêu
cầu phản tố về cùng loại quan hệ và việc nhập các yêu cầu này không gây khó khăn cho việc giải quyết.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 200 BLTTDS 2015, yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập được chấp nhận khi thuộc một trong các
trường hợp: yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Trường hợp này xảy ra khi bị đơn có nghĩa vụ đối với nguyên đơn,
người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và ngược lại nguyên đơn, người có quyền
lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập cũng có nghĩa vụ với bị đơn.
c. Những trường hợp Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự được quy định tại
khoản 2 Điều 217 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu
khởi kiện hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính
đáng, không đề nghị xét xm vắng mặt và trong vụ án đó có bị đơn yêu cầu phản tố, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì giải quyết như sau:
a) Bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút toàn bộ yêu cầu độc
lập thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án;
b) Bị đơn không rút hoặc chỉ rút một phần yêu cầu phản tố thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết
đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; bị đơn trở thành nguyên đơn, nguyên đơn trở thành bị đơn;
c) Bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không rút hoặc chỉ rút
một phần yêu cầu độc lập thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu khởi kiện của
nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành nguyên đơn,
người nào bị khởi kiện theo yêu cầu độc lập trở thành bị đơn.