Luật tố tụng hình sự - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng

Tố tụng hình sự là toàn bộ những hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân có liên quan nhằm tham gia vào việc giải quyết đúng đắn, khách quan, kịp thời vụ án hình sự, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
1. Một số khái niệm cơ bản trong tố tụng hình sự
1.1 Tố tụng hình sự
Tố tụng hình sự là toàn bộ những hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố
tụng, người tham gia tố tụng, của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân có liên quan
nhằm tham gia vào việc giải quyết đúng đắn, khách quan, kịp thời vụ án hình sự, không làm oan
người vô tội, không bỏ lọt tội phạm.
1.2 Thủ tục tố tụng hình sự
Thủ tục tố tụng hình sự là những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về cách thức nhất
định khi tiến hành việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự mà mọi tổ chức và
công dân phải tuân theo khi tham gia vào việc giải quyết vụ án hình sự.
1.3 Giai đoạn tố tụng
Giai đoạn tố tụng là khoảng thời gian từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một nhiệm vụ tố tụng.
Để giải quyết một vụ án hình sự một cách chính xác, khách quan yêu cầu vụ án hình sự phải
trải qua nhiều giai đoạn tố tụng. Các giai đoạn tố tụng đều có mối liên hệ mật thiết với nhau, mỗi
giai đoạn đều có nhiệm vụ riêng và mang những nét đặc thù.
Các giai đoạn tố tụng diễn ra liên tục kế tiếp nhau, có mối liên hệ nội tại khăng khít với nhau
tạo thành một thể thống nhất gọi là quá trình tố tụng.
Quá trình tố tụng hình sự bao gồm các giai đoạn sau:
1. Khởi tố
2. Điều tra
3. Truy tố
4. Xét xử
5. Thi hành bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật
Và giai đoạn thủ tục đặc biệt là thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm
Sơ đồ của Quá trình tố tụng
1.4 Luật tố tụng hình sự
Luật tố tụng hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm
tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong các hoạt động
khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự nhằm đảm bảo giải quyết đúng đắn, khách
quan vụ án hình sự, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, của xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của
tổ chức và công dân.
2. Đối tượng và phương pháp điều chỉnh luật tố tụng hình sự
-Đối tượng điều chỉnh: Là những quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể khác nhau trong
quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét cử và thi hành án hình sự.
-Phương pháp điều chỉnh: 2 phương pháp đặc trưng
+Phương pháp quyền uy: điều chỉnh mối quan hệ giữa cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố
tụng với người tham gia tố tụng
VD: Triệu tập bị can đến phiên toà, nếu bị can không đến thì sẽ bị áp giải, nếu bỏ trốn thì
sẽ bị truy nã.
+Phương pháp phối hợp và chế ước: phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với nhau,
tức là phối hợp giữa CQĐT, VKS, Toà án để giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, và nếu 1 cơ
quan làm sai thì cơ quan khác có quyền phát hiện, đề nghị sửa chữa hoặc tự mình sửa chữa.
VD: CQĐT ra quyết định khởi tố vụ án mà VKS thấy sai thì VKS có thể ra Quyết định huỷ
bỏ Quyết định khởi tố vụ án của CQĐT; hoặc CQĐT ra quyết định khởi tố bị can không đúng
thì VKS có quyền không phê chuẩn.
Câu hỏi: tại sao khi CQĐT ra quyết định sai thì VKS có thể huỷ quyết định đó, còn khi toà
án ra bản án sai thì VKS chỉ được quyền kháng nghị mà không có quyền huỷ bản án?
Trả lời: vì nguyên tắc của Toà án là xét xử độc lập, chỉ tuân theo PL, bản án của toà án là
nhân danh nước CHXHCN Việt Nam, do đố VKS chỉ có quyền kháng nghị đối với bản án mà
không có quyền huỷ bản án.
3. Quan hệ PL tố tụng hình sự
-Là quan hệ do các quy phạm PL tố tụng hình sự điều chỉnh, phát sinh trong quá trình tố tụng,
trong đó quyền và nghĩa vụ của các chủ thể được PL quy định và được PL bảo đảm thực hiện
VD: bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình.
-Đặc điểm của quan hệ PL tố tụng hình sự
+Mang tính quyền lực Nhà nước: vì 1 trong các bên của quan hệ luôn là cơ quan quyền lực
Nhà nước.
+Có quan hệ mật thiết với quan hệ PL hình sự: chỉ khi có quan hệ PL hình sự thì mới phát
sinh quan hệ PL tố tụng hình sự. : có vi phạm PL hình sự (tức là có phạm tội hình sự) thì VD
mới bắt đầu quá trình tố tụng hình sự.
+Có liên quan mật thiết với các hoạt động tố tụng mà trong đó chúng phát sinh, thay đổi,
hoặc chấm dứt: : khi ra quyết định khởi tố bị can thì sẽ quan hệ PL tố tụng hình VD phát sinh
sự giữa cơ quan điều tra với bị can. : đã khởi tố bị can về tội trộm cắp nhưng điều tra tài sảnVD
trộm cắp dưới 2 triệu thì chuyển sang xử lý hành chính => quan hệ PL tố tụng hình sự.thay đổi
VD: khi ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án do không đủ cấu thành tội phạm thì chấm dứt
quan hệ PL tố tụng hình sự.
+Có 1 số chủ thể đặc biệt mà quyền hạn và trách nhiệm có liên quan chặt chẽ với nhau,
gồm: CQĐT, VKS, Toà án. VD: nếu CĐQT không đề nghị truy tố thì VKS chưa thể lập cáo
trạng; VKS không truy tố thì Toà án không được xét xử; Toà án không được xét xử nhữnh hành
vi không được VKS truy tố.
4. Các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự
4.1 Khái niệm
-Nguyên tắc cơ bản của luật TTHS là những phương châm, định hướng chi phối tất cả hoặc 1
số hoạt động của TTHS được PL ghi nhận.
-VD:
+Nguyên tắc pháp chế: chi phối mọi giai đoạn của TTHS.
+Nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa số: chỉ áp dụng trong giải đoạn xét xử.
+Nguyên tắc suy đoán vô tội: không có trong giai đoạn thi hành án.
Phân loại:
+Các nguyên tắc đặc thù: chỉ có trong PL TTHS.
+Các nguyên tắc khác: có trong PL TTHS và các văn bản PL khác.
4.2 Các nguyên tắc đặc thù
a. Nguyên tắc suy đoán vô tội (Điều 9 Luật TTHS 2003, Điều 31 Hiến pháp 2013)
-Suy đoán: là đoán điều chưa biết căn cứ vào những điều đã biết và giả định.
-Suy đoán vô tội: là phán đoán, kết luận sự vô tội của 1 người trên cơ sở phân tích những
thông tin và những giả định.
-Nguyên tắc suy đoán vô tội: là định hướng cơ bản mang tính xuất phát điểm đảm bảo cho
người bị buộc tội được coi là không có tội khi lỗi của họ chưa được chứng minh theo trình tự,
thủ tục luật định và chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực PL.
-Nội dung nguyên tắc:
+Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi tội của họ được chứng minh theo
trình tự luật định và có bản án kết tội của toà án đã có hiệu lực PL
+Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng,
người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh mình có tội
+Mọi hoài nghi về tội của người bị buộc tội nếu chưa được làm sáng rõ theo trình tự thủ
tục quy định của PL thì phải xử lý theo hướng có lợi cho họ
-Ý nghĩa của nguyên tắc:
+Ý nghĩa pháp lý: góp phần hạn chế oan sai, là cơ sở để tuyên bố vô tội, trong quá trình
điều tra thì bị can được đối xử người bình thường chứ không bị đối xử như tội phạm
+Ý nghĩa xã hội
+Ý nghĩa nhân đạo và dân chủ
b. Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án (Điều 10)
-Là định hướng cơ bản thể hiện quan điểm của Nhà nước, theo đó cơ quan có thẩm quyền
phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định những tình tiết có thật của vụ án thông qua
việc thu thập, kiểm tra, đánh giá và sử dụng chứng cứ để giải quyết vụ án hình sự một cách
khách quan, toàn diện, đầy đủ.
-Nội dung:
+CQĐT, VKS và Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ
án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng
cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
của bị can, bị cáo
+Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng
+Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội
c. Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo (Điều 11)
-Người bị tạm giữ, bị can bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa
-CQĐT, VKS, Toà án có trách nhiệm đảm bảo quyền được bào chữa với người bị tạm giữ, bị
can, bị cáo
d. Nguyên tắc thực hành quyền công tố và kiểm soát việc tuân theo PL trong TTHS (Điều
23)
-Đây là 2 chức năng đặc trưng của VKS
-Nội dung:
+VKS quyết định việc truy tố người phạm tội ra trước Toà án
+VKS kiểm sát việc tuân theo PL trong TTHS, có trách nhiệm phát hiện kịp thời vi phạm
PL của các CQTHTT, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, áp dụng những biện
pháp do Bộ luật này quy định để loại trừ việc VPPL của những cơ quan hoặc cá nhân này
-Ý nghĩa:
+Nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều được xử lý kịp thời;
+Việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng PL, không
để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội.
e. Nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự (Điều 13)
-Là nguyên tắc của luật TTHS, theo đó cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm khởi tố vụ án
hình sự khi phát hiện có dấu hiệu của tội phạm và áp dụng các biện pháp theo quy định giải
quyết đúng đắn vụ án hình sự
4.3 Các nguyên tắc khác
a. Các nguyên tắc bảo đảm pháp chế XHCN (Điều 3)
-Yêu cầu các chủ thể tham gia TTHS phải chấp hành nghiêm chỉnh PL:
+Cơ quan, người tiến hành tố tụng
+Người tham gia tố tụng
+Cơ quan, tổ chức và công dân tham gia TTHS
-Yêu cầu đặt ra để thực hiện nguyên tắc:
+PL phải phù hợp với thực tiễn, yêu cầu của xã hội đòi hỏi
+Phải tuyên truyền, phổ biến PL đến từng nguời tham gia tố tụng, đến đông đảo người dân
+Các cơ quan tiến hành tố tụng phải gương mẫu chấp hành PL
b. Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước PL (Điều 5)
c. Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo PL (Điều 16)
d. Nguyên tắc xét xử công khai (Điều 18)
e. Thực hiện chế độ 2 cấp xét xử (Điều 20)
f. Đảm bảo quyền bình đẳng trước toà án
-Chủ thể bình đẳng
+Kiểm sát viên
+Bị cáo, người đại diện hợp pháp
+Người bào chữa
+Người bị hại
+Nguyên đơn dân sự (với luật TTHS 2015 thì chuyển thành Người bị hại)
+Bị đơn dân sự
+Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
+Người bảo vệ quyền lợi của đương sự
| 1/4

Preview text:

LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
1. Một số khái niệm cơ bản trong tố tụng hình sự
1.1 Tố tụng hình sự
Tố tụng hình sự
là toàn bộ những hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố
tụng, người tham gia tố tụng, của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân có liên quan
nhằm tham gia vào việc giải quyết đúng đắn, khách quan, kịp thời vụ án hình sự, không làm oan
người vô tội, không bỏ lọt tội phạm.
1.2 Thủ tục tố tụng hình sự
Thủ tục tố tụng hình sự
là những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về cách thức nhất
định khi tiến hành việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự mà mọi tổ chức và
công dân phải tuân theo khi tham gia vào việc giải quyết vụ án hình sự.
1.3 Giai đoạn tố tụng
Giai đoạn tố tụng
là khoảng thời gian từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một nhiệm vụ tố tụng.
Để giải quyết một vụ án hình sự một cách chính xác, khách quan yêu cầu vụ án hình sự phải
trải qua nhiều giai đoạn tố tụng. Các giai đoạn tố tụng đều có mối liên hệ mật thiết với nhau, mỗi
giai đoạn đều có nhiệm vụ riêng và mang những nét đặc thù.
Các giai đoạn tố tụng diễn ra liên tục kế tiếp nhau, có mối liên hệ nội tại khăng khít với nhau
tạo thành một thể thống nhất gọi là quá trình tố tụng.
Quá trình tố tụng hình sự bao gồm các giai đoạn sau: 1. Khởi tố 2. Điều tra 3. Truy tố 4. Xét xử
5. Thi hành bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật
Và giai đoạn thủ tục đặc biệt là thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm
Sơ đồ của Quá trình tố tụng
1.4 Luật tố tụng hình sự
Luật tố tụng hình sự
là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm
tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong các hoạt động
khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự nhằm đảm bảo giải quyết đúng đắn, khách
quan vụ án hình sự, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, của xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân.
2. Đối tượng và phương pháp điều chỉnh luật tố tụng hình sự
-Đối tượng điều chỉnh: Là những quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể khác nhau trong
quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét cử và thi hành án hình sự.
-Phương pháp điều chỉnh: 2 phương pháp đặc trưng
+Phương pháp quyền uy: điều chỉnh mối quan hệ giữa cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố
tụng với người tham gia tố tụng
VD: Triệu tập bị can đến phiên toà, nếu bị can không đến thì sẽ bị áp giải, nếu bỏ trốn thì sẽ bị truy nã.
+Phương pháp phối hợp và chế ước: phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với nhau,
tức là phối hợp giữa CQĐT, VKS, Toà án để giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, và nếu 1 cơ
quan làm sai thì cơ quan khác có quyền phát hiện, đề nghị sửa chữa hoặc tự mình sửa chữa.
VD: CQĐT ra quyết định khởi tố vụ án mà VKS thấy sai thì VKS có thể ra Quyết định huỷ
bỏ Quyết định khởi tố vụ án của CQĐT; hoặc CQĐT ra quyết định khởi tố bị can không đúng
thì VKS có quyền không phê chuẩn.
Câu hỏi: tại sao khi CQĐT ra quyết định sai thì VKS có thể huỷ quyết định đó, còn khi toà
án ra bản án sai thì VKS chỉ được quyền kháng nghị mà không có quyền huỷ bản án?
Trả lời: vì nguyên tắc của Toà án là xét xử độc lập, chỉ tuân theo PL, bản án của toà án là
nhân danh nước CHXHCN Việt Nam, do đố VKS chỉ có quyền kháng nghị đối với bản án mà
không có quyền huỷ bản án.
3. Quan hệ PL tố tụng hình sự
-Là quan hệ do các quy phạm PL tố tụng hình sự điều chỉnh, phát sinh trong quá trình tố tụng,
trong đó quyền và nghĩa vụ của các chủ thể được PL quy định và được PL bảo đảm thực hiện
VD: bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình.
-Đặc điểm của quan hệ PL tố tụng hình sự
+Mang tính quyền lực Nhà nước: vì 1 trong các bên của quan hệ luôn là cơ quan quyền lực Nhà nước.
+Có quan hệ mật thiết với quan hệ PL hình sự: chỉ khi có quan hệ PL hình sự thì mới phát
sinh quan hệ PL tố tụng hình sự. VD: có vi phạm PL hình sự (tức là có phạm tội hình sự) thì
mới bắt đầu quá trình tố tụng hình sự.
+Có liên quan mật thiết với các hoạt động tố tụng mà trong đó chúng phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt:
: khi ra quyết định khởi tố bị can thì sẽ VD
phát sinh quan hệ PL tố tụng hình
sự giữa cơ quan điều tra với bị can.
: đã khởi tố bị can về VD
tội trộm cắp nhưng điều tra tài sản
trộm cắp dưới 2 triệu thì chuyển sang xử lý hành chính => thay đổi quan hệ PL tố tụng hình sự.
VD: khi ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án do không đủ cấu thành tội phạm thì chấm dứt
quan hệ PL tố tụng hình sự.
+Có 1 số chủ thể đặc biệt mà quyền hạn và trách nhiệm có liên quan chặt chẽ với nhau,
gồm: CQĐT, VKS, Toà án. VD: nếu CĐQT không đề nghị truy tố thì VKS chưa thể lập cáo
trạng; VKS không truy tố thì Toà án không được xét xử; Toà án không được xét xử nhữnh hành
vi không được VKS truy tố.
4. Các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự 4.1 Khái niệm
-Nguyên tắc cơ bản của luật TTHS là những phương châm, định hướng chi phối tất cả hoặc 1
số hoạt động của TTHS được PL ghi nhận. -VD:
+Nguyên tắc pháp chế: chi phối mọi giai đoạn của TTHS.
+Nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa số: chỉ áp dụng trong giải đoạn xét xử.
+Nguyên tắc suy đoán vô tội: không có trong giai đoạn thi hành án. Phân loại:
+Các nguyên tắc đặc thù: chỉ có trong PL TTHS.
+Các nguyên tắc khác: có trong PL TTHS và các văn bản PL khác.
4.2 Các nguyên tắc đặc thù
a. Nguyên tắc suy đoán vô tội
(Điều 9 Luật TTHS 2003, Điều 31 Hiến pháp 2013)

-Suy đoán: là đoán điều chưa biết căn cứ vào những điều đã biết và giả định.
-Suy đoán vô tội: là phán đoán, kết luận sự vô tội của 1 người trên cơ sở phân tích những
thông tin và những giả định.
-Nguyên tắc suy đoán vô tội: là định hướng cơ bản mang tính xuất phát điểm đảm bảo cho
người bị buộc tội được coi là không có tội khi lỗi của họ chưa được chứng minh theo trình tự,
thủ tục luật định và chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực PL. -Nội dung nguyên tắc:
+Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi tội của họ được chứng minh theo
trình tự luật định và có bản án kết tội của toà án đã có hiệu lực PL
+Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng,
người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh mình có tội
+Mọi hoài nghi về tội của người bị buộc tội nếu chưa được làm sáng rõ theo trình tự thủ
tục quy định của PL thì phải xử lý theo hướng có lợi cho họ
-Ý nghĩa của nguyên tắc:
+Ý nghĩa pháp lý: góp phần hạn chế oan sai, là cơ sở để tuyên bố vô tội, trong quá trình
điều tra thì bị can được đối xử người bình thường chứ không bị đối xử như tội phạm +Ý nghĩa xã hội
+Ý nghĩa nhân đạo và dân chủ
b. Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án (Điều 10)
-Là định hướng cơ bản thể hiện quan điểm của Nhà nước, theo đó cơ quan có thẩm quyền
phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định những tình tiết có thật của vụ án thông qua
việc thu thập, kiểm tra, đánh giá và sử dụng chứng cứ để giải quyết vụ án hình sự một cách
khách quan, toàn diện, đầy đủ. -Nội dung:
+CQĐT, VKS và Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ
án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng
cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo
+Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng
+Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội
c. Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo (Điều 11)
-Người bị tạm giữ, bị can bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa
-CQĐT, VKS, Toà án có trách nhiệm đảm bảo quyền được bào chữa với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo
d. Nguyên tắc thực hành quyền công tố và kiểm soát việc tuân theo PL trong TTHS (Điều 23)
-Đây là 2 chức năng đặc trưng của VKS -Nội dung:
+VKS quyết định việc truy tố người phạm tội ra trước Toà án
+VKS kiểm sát việc tuân theo PL trong TTHS, có trách nhiệm phát hiện kịp thời vi phạm
PL của các CQTHTT, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, áp dụng những biện
pháp do Bộ luật này quy định để loại trừ việc VPPL của những cơ quan hoặc cá nhân này -Ý nghĩa:
+Nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều được xử lý kịp thời;
+Việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng PL, không
để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội.
e. Nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự (Điều 13)
-Là nguyên tắc của luật TTHS, theo đó cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm khởi tố vụ án
hình sự khi phát hiện có dấu hiệu của tội phạm và áp dụng các biện pháp theo quy định giải
quyết đúng đắn vụ án hình sự
4.3 Các nguyên tắc khác
a. Các nguyên tắc bảo đảm pháp chế XHCN
(Điều 3)
-Yêu cầu các chủ thể tham gia TTHS phải chấp hành nghiêm chỉnh PL:
+Cơ quan, người tiến hành tố tụng +Người tham gia tố tụng
+Cơ quan, tổ chức và công dân tham gia TTHS
-Yêu cầu đặt ra để thực hiện nguyên tắc:
+PL phải phù hợp với thực tiễn, yêu cầu của xã hội đòi hỏi
+Phải tuyên truyền, phổ biến PL đến từng nguời tham gia tố tụng, đến đông đảo người dân
+Các cơ quan tiến hành tố tụng phải gương mẫu chấp hành PL
b. Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước PL (Điều 5)
c. Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo PL (Điều 16)
d. Nguyên tắc xét xử công khai (Điều 18)
e. Thực hiện chế độ 2 cấp xét xử (Điều 20)

f. Đảm bảo quyền bình đẳng trước toà án
-Chủ thể bình đẳng +Kiểm sát viên
+Bị cáo, người đại diện hợp pháp +Người bào chữa +Người bị hại
+Nguyên đơn dân sự (với luật TTHS 2015 thì chuyển thành Người bị hại) +Bị đơn dân sự
+Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
+Người bảo vệ quyền lợi của đương sự