Luật và đạo đức trong kinh doanh - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

Luật và đạo đức trong kinh doanh - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả

LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐẠO ĐỨC
KINH DOANH
1. Khái niệm về đạo đức kinh doanh.
1.1. Khái niệm đạo đức
1.2. Khái niệm đạo đức kinh doanh.
1.2.1. Lịch sử đạo đức kinh doanh
1.2.1.1. Ở phương Tây, đạo đức kinh doanh
xuất phát từ những tín điều của Tôn giáo:
1.2.1.2. Đạo đức kinh doanh thời cận đại.
1.2.2. Khái niệm đạo đức kinh doanh
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG
2.1. Thực trạng của Việt Nam về vấn đề Đạo
đức kinh doanh và vấn đề quan hệ lao động tại
doanh nghiệp.
2.2. Ví dụ và phân tích vấn đề quan hệ lao động
tại doanh nghiệp đã vi phạm đạo đức kinh
doanh.
2.3.Ví dụ và phân tích vấn đề quan hệ lao động
tại doanh nghiệp thực hiện đúng đạo đức kinh
doanh.
2.4. Nếu là Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực Nhân viên y tế.
LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu hóa, xã hội
hóa, ta biết rằng trong bất kỳ lĩnh vực nào của đời
sống xã hội cũng có rất nhiều các thành phần tham
gia. Trong lĩnh vực kinh doanh cũng không ngoại
lệ, ngày càng có nhiều doanh nghiệp cùng tham gia
hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó có nhiều
doanh nghiệp có kinh nghiệm, sự nổi tiếng từ lâu
trên thế giới, được nhiều quốc gia tin dùng sản
phẩm đó, còn các doanh nghiệp Việt Nam thì mới
tham gia vào thị trường chưa lâu, vẫn còn nhiều yếu
điểm so với các doanh nghiệp nước ngoài đã đi
trước. Vì vậy, để có thể cạnh tranh được với các đối
thủ trên thế giới, doanh nghiệp Việt Nam phải có
một đặc điểm nổi bật là khiến người tiêu dùng luôn
nhớ đến doanh nghiệp dù họ chưa có nhu cầu về sản
phẩm, dịch vụ của bạn. Khi có nhu cầu, họ nghĩ
ngay đến doanh nghiệp, khi đó đặc trưng đó chính
là văn hóa doanh nghiệp. Một trong những yếu tố
cấu thành văn hóa doanh nghiệp là đạo đức kinh
doanh. Để trở thành một doanh nghiệp luôn được
mọi người nhớ đến thì đây là một phần không thể
thiếu mà doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình.
Khi nhắc đến khái niệm “đạo đức kinh doanh”,
người ta thường cho rằng đó là một yếu tố quan
trọng. Yếu tố rất trừu tượng hoặc phi thực tế. Bản
thân những người làm kinh doanh chưa hiểu rõ khái
LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
niệm này và chưa hiểu hết vai trò của đạo đức trong
kinh doanh. Chính vì những điều quan trọng đó mà
LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
em đã chọn đề tài: “Đạo đức kinh doanh và vấn đề
quan hệ lao động tại doanh nghiệp” làm vấn đề
nghiên cứu cho tiểu luận bộ môn Luật và Đạo đức
kinh doanh của mình với mục đích vận dụng những
kiến thức đã học, tham khảo từ tài liệu và những
trường hợp thực tế để phần nào góp phần trong vấn
đề xây dựng Đạo đức doanh nghiệp ở Việt Nam.
LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐẠO ĐỨC KINH
DOANH
1. Khái niệm về đạo đức kinh doanh.
1.1. Khái niệm đạo đức.
Từ "đạo đức" có gốc từ latinh Moralital (luân lý) –
bản thân mình cư xử và gốc từ Hy lạp Ethigos (đạo
lý) – người khác muốn ta hành xử và ngược lại ta
muốn họ. Ở Trung Quốc, "đạo" có nghĩa là đường
đi, đường sống của con người, "đức" có nghĩa là
đức tính, nhân đức, các nguyên tắc luân lý. Đạo đức
là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã
hội nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi của con
người đối với bản thân và trong quan hệ với người
khác, với xã hội. Từ giác độ khoa học, “đạo đức là
một bộ môn khoa học nghiên cứu về bản chất tự
nhiên của cái đúng – cái sai và phân biệt khi lựa
chọn giữa cái đúng – cái sai, triết lý về cái đúng –
cái sai, quy tắc hay chuẩn mực chi phối hành vi của
các thành viên cùng một nghề nghiệp. (Từ điển
Điện tử American Heritage Dictionary).
Đạo đức được hiểu là tổng thể những quan niệm,
quan điểm về chân, thiện, mỹ, nghĩa vụ, danh dự…
(trong đó cốt lõi là điều thiện) cùng những quy tắc
xử sự được hình thành trên cơ sở những quan niệm,
quan điểm đó nhằm điều chỉnh hành vi, ứng xử của
con người, chúng được bảo đảm thực hiện bởi
lương tâm, tình cảm cá nhân và sức mạnh của dư
luận xã hội.
LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
Điểm giống nhau của pháp luật và đạo đức: Pháp
luật và đạo đức đều có những quy tắc xử sự chung
hay quy phạm xã hội để hướng dẫn cách xử sự cho
mọi người trong xã hội. Cả pháp luật và đạo đức
đều được tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội
nhằm thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội. Cả pháp luật
và đạo đức đều có tính giai cấp, tính xã hội và tính
dân tộc.
Đạo đức khác với pháp luật ở chỗ: Sự điều chỉnh
hành vi của đạo đức không có tính cưỡng bức,
cưỡng chế mà chủ yếu có tính chất khuyên răn đối
với mọi người, chỉ cho mọi người biết nên làm gì,
không nên làm gì, phải làm gì. Các chuẩn mực đạo
đức không có tính xác định về hình thức, nó tồn tại
dưới dạng bất thành văn. Còn pháp luật phải được
xác định về mặt hình thức, có thể là tập quán pháp,
tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật. Có
những quan hệ xã hội đạo đức điều chỉnh nhưng
pháp luật không điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh của
đạo đức rộng hơn pháp luật.
1.2. Khái niệm đạo đức kinh doanh.
1.2.1. Lịch sử đạo đức kinh doanh.
Đạo đức kinh doanh đã xuất hiện từ rất lâu trước
đây, tồn tại song song cùng với quá trình phát triển
của kinh doanh:
Xã hội đã trải qua ba lần phân công lao động xã hội
lớn. Lần thứ nhất: Chăn nuôi trở thành một ngành
sản xuất; lần thứ hai: Thủ công nghiệp tách khỏi
nông nghiệp và lần thứ ba: Thương nhân xuất hiện,
bắt đầu có hoạt động buôn bán thương mại. Sản
LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
phẩm sản xuất ra trở thành hàng hóa, kinh doanh
xuất hiện và đạo đức kinh doanh cũng ra đời. Kể từ
đó bắt đầu xuất hiện mâu thuẫn đối kháng giai cấp,
sự phân hóa giữa kẻ giàu người nghèo ngày càng
gay gắt. Từ đó nhà nước cũng xuất hiện để điều
hành, quản lý xã hội. Kinh doanh thương mại cũng
tạo thêm nhiều yêu cầu đạo đức; không được trộm
cắp, phải sòng phẳng trong giao thiệp "tiền trao
cháo múc", phải có chữ tín, biết tôn trọng các cam
kết, thoả thuận…
1.2.1.1. Ở phương Tây, đạo đức kinh doanh xuất
phát từ những tín điều của Tôn giáo:
Luật Tiên tri (Law of Moses)
Tới mùa thu hoạch ngoài đồng ruộng, không nên
gặt hái hết mà cần chừa một ít hoa màu ở bên
đường cho người nghèo khó.
Ngày nghỉ lễ Sabbath hàng tuần thì cả chủ và thợ
cũng được nghỉ (truyền thống này trở thành ngày
chủ nhật hiện nay). Sau 50 năm, mọi món nợ sẽ
được huỷ bỏ. Năm xoá nợ (Year of the Jubiliees)
sau này được pháp chế hoá thành thời hiệu 30 năm
của các món nợ trong Dân luật.
Giáo hội La Mã đã có Luật (canon law) đề ra
tiêu chuẩn:
Nguyên tắc "tiền nào của ấy" (just wages and just
prices),
Không nên trả lương cho thợ thấp dưới mức có thể
sống được.
LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
Luật Hồi giáo cũng ngăn cản việc cho vay lãi,
trừ trường hợp bỏ vốn đầu tư phải chịu rủi ro kinh
doanh nên được hưởng lời.
1.2.1.2. Đạo đức kinh doanh thời cận đại.
a, Nhiều tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh đã được
luật hóa:
Chống độc quyền kinh doanh (Sherman Act of
America 1896),
Luật về tiêu chuẩn chất lượng, bảo vệ người tiêu
dùng,
Luật bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên như hiện nay.
b, Hoa kỳ thế kỷ XX:
Trước thập kỷ 60 Giáo hội đề nghị mức lương công
bằng, lao động, đạo đức chủ nghĩa tư bản. Đạo
Thiên chúa giáo quan tâm đến quyền của người
công nhân, đến mức sinh sống của họ và các giá trị
khác của con người.
Năm 1963, Tổng thống Mỹ J. Kennedy đã đưa ra
thông báo đặc biệt bảo vệ người tiêu dùng.
Năm 1965, yêu cầu ngành ô tô coi trọng sự an toàn
và sự sống của con người, yêu cầu hãng phải lắp
dây an toàn, các chốt khóa cẩn thận, chắc chắn.
Năm 1968 – đầu 1970 thông qua một số luật như
Luật về Kiểm tra phóng xạ vì sức khoẻ và sự an
toàn; luật về nước sạch; luật về chất độc hại.
c. Hoa Kỳ những năm 70:
LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
Đạo đức kinh doanh trở thành một lĩnh vực nghiên
cứu. Các giáo sư bắt đầu giảng dạy và viết về trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đã đưa ra những
nguyên tắc cần được áp dụng vào hoạt động kinh
doanh, đã có nhiều cuộc hội thảo về trách nhiệm xã
hội và người ta đã thành lập trung tâm nghiên cứu
những vấn đề đạo đức kinh doanh. Cuối những năm
70, đã xuất hiện một số vấn đề như hối lộ, quảng
cáo lừa gạt, an toàn sản phẩm, thông đồng câu kết
với nhau để đặt giá cả. Cho nên khái niệm đạo đức
kinh doanh đã trở thành quen thuộc với các hãng
kinh doanh và người tiêu dùng.
d, Hoa Kỳ những năm 80:
Đạo đức kinh doanh đã được các nhà nghiên cứu và
các nhà kinh doanh thừa nhận là một lĩnh vực
nghiên cứu cụ thể. Xuất hiện các Trung tâm nghiên
cứu đạo đức kinh doanh. Trung tâm nghiên cứu đạo
đức kinh doanh ở trường cao đẳng Bentley thuộc
bang Massachusetts khởi đầu hoạt động năm 1976.
Sau đó hơn 30 trung tâm và học viện đã được thành
lập hay chuyển đối tượng nghiên cứu sang lĩnh vực
đạo đức kinh doanh. Các khóa học về đạo đức kinh
doanh đã được tổ chức ở các trường đại học của Mỹ
với hơn 500 khóa học và 70.000 sinh viên. Các
trung tâm nghiên cứu đạo đức kinh doanh công bố
những tư liệu, ấn phẩm của mình. Các hãng lớn như
Johnson & Johnson, Caterpaller đã quan tâm đến
khía cạnh đạo đức trong kinh doanh nhiều hơn. Họ
thành lập Uỷ ban đạo đức và Chính sách xã hội để
giải quyết những vấn đề đạo đức trong công ty.
LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
e, Hoa Kỳ những năm 90:
Thể chế hoá đạo đức kinh doanh. Chính quyền
Clinton đã ủng hộ thương mại tự do, ủng hộ quan
điểm cho rằng doanh nghiệp phải có trách nhiệm
với việc làm vô đạo đức và thiệt hại do mình gây ra.
Tháng 11/1991, quốc hội Mỹ đã thông qua chỉ dẫn
xử án đối với các tổ chức ghi thành luật, những
khuyến khích đối với các doanh nghiệp mà có
những biện pháp nhằm tránh những hành vi vô đạo
đức.
f, Thế giới từ năm 2000 đến nay:
Đạo đức kinh doanh trở thành lĩnh vực nghiên cứu
đang được phát triển. Các vấn đề của đạo đức kinh
doanh đang được tiếp cận, được xem xét từ nhiều
góc độ khác nhau: Từ luật pháp, triết học và các
khoa học xã hội khác. Đạo đức kinh doanh đã gắn
chặt với khái niệm trách nhiệm đạo đức và với việc
ra quyết định trong phạm vi công ty. Các hội nghị
về đạo đức kinh doanh thường xuyên được tổ chức.
1.2.2. Khái niệm đạo đức kinh doanh
Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc,
chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng
dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh
doanh. Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được
vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh. Đạo đức
kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp: Đạo
đức kinh doanh có tính đặc thù của hoạt động kinh
doanh – do kinh doanh là hoạt động gắn liền với các
lợi ích kinh tế, do vậy khía cạnh thể hiện trong ứng
| 1/26

Preview text:

LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
1. Khái niệm về đạo đức kinh doanh.
1.1. Khái niệm đạo đức
1.2. Khái niệm đạo đức kinh doanh.
1.2.1. Lịch sử đạo đức kinh doanh
1.2.1.1. Ở phương Tây, đạo đức kinh doanh
xuất phát từ những tín điều của Tôn giáo:
1.2.1.2. Đạo đức kinh doanh thời cận đại.
1.2.2. Khái niệm đạo đức kinh doanh CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG
2.1. Thực trạng của Việt Nam về vấn đề Đạo
đức kinh doanh và vấn đề quan hệ lao động tại doanh nghiệp.
2.2. Ví dụ và phân tích vấn đề quan hệ lao động
tại doanh nghiệp đã vi phạm đạo đức kinh doanh.
2.3.Ví dụ và phân tích vấn đề quan hệ lao động
tại doanh nghiệp thực hiện đúng đạo đức kinh doanh.
2.4. Nếu là Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Nhân viên y tế.
LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CHƯƠNG III: KẾT LUẬN LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu hóa, xã hội
hóa, ta biết rằng trong bất kỳ lĩnh vực nào của đời
sống xã hội cũng có rất nhiều các thành phần tham
gia. Trong lĩnh vực kinh doanh cũng không ngoại
lệ, ngày càng có nhiều doanh nghiệp cùng tham gia
hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó có nhiều
doanh nghiệp có kinh nghiệm, sự nổi tiếng từ lâu
trên thế giới, được nhiều quốc gia tin dùng sản
phẩm đó, còn các doanh nghiệp Việt Nam thì mới
tham gia vào thị trường chưa lâu, vẫn còn nhiều yếu
điểm so với các doanh nghiệp nước ngoài đã đi
trước. Vì vậy, để có thể cạnh tranh được với các đối
thủ trên thế giới, doanh nghiệp Việt Nam phải có
một đặc điểm nổi bật là khiến người tiêu dùng luôn
nhớ đến doanh nghiệp dù họ chưa có nhu cầu về sản
phẩm, dịch vụ của bạn. Khi có nhu cầu, họ nghĩ
ngay đến doanh nghiệp, khi đó đặc trưng đó chính
là văn hóa doanh nghiệp. Một trong những yếu tố
cấu thành văn hóa doanh nghiệp là đạo đức kinh
doanh. Để trở thành một doanh nghiệp luôn được
mọi người nhớ đến thì đây là một phần không thể
thiếu mà doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình.
Khi nhắc đến khái niệm “đạo đức kinh doanh”,
người ta thường cho rằng đó là một yếu tố quan
trọng. Yếu tố rất trừu tượng hoặc phi thực tế. Bản
thân những người làm kinh doanh chưa hiểu rõ khái
LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
niệm này và chưa hiểu hết vai trò của đạo đức trong
kinh doanh. Chính vì những điều quan trọng đó mà
LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
em đã chọn đề tài: “Đạo đức kinh doanh và vấn đề
quan hệ lao động tại doanh nghiệp” làm vấn đề
nghiên cứu cho tiểu luận bộ môn Luật và Đạo đức
kinh doanh của mình với mục đích vận dụng những
kiến thức đã học, tham khảo từ tài liệu và những
trường hợp thực tế để phần nào góp phần trong vấn
đề xây dựng Đạo đức doanh nghiệp ở Việt Nam.
LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
1. Khái niệm về đạo đức kinh doanh.
1.1. Khái niệm đạo đức.
Từ "đạo đức" có gốc từ latinh Moralital (luân lý) –
bản thân mình cư xử và gốc từ Hy lạp Ethigos (đạo
lý) – người khác muốn ta hành xử và ngược lại ta
muốn họ. Ở Trung Quốc, "đạo" có nghĩa là đường
đi, đường sống của con người, "đức" có nghĩa là
đức tính, nhân đức, các nguyên tắc luân lý. Đạo đức
là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã
hội nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi của con
người đối với bản thân và trong quan hệ với người
khác, với xã hội. Từ giác độ khoa học, “đạo đức là
một bộ môn khoa học nghiên cứu về bản chất tự
nhiên của cái đúng – cái sai và phân biệt khi lựa
chọn giữa cái đúng – cái sai, triết lý về cái đúng –
cái sai, quy tắc hay chuẩn mực chi phối hành vi của
các thành viên cùng một nghề nghiệp. (Từ điển
Điện tử American Heritage Dictionary).
Đạo đức được hiểu là tổng thể những quan niệm,
quan điểm về chân, thiện, mỹ, nghĩa vụ, danh dự…
(trong đó cốt lõi là điều thiện) cùng những quy tắc
xử sự được hình thành trên cơ sở những quan niệm,
quan điểm đó nhằm điều chỉnh hành vi, ứng xử của
con người, chúng được bảo đảm thực hiện bởi
lương tâm, tình cảm cá nhân và sức mạnh của dư luận xã hội.
LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
Điểm giống nhau của pháp luật và đạo đức: Pháp
luật và đạo đức đều có những quy tắc xử sự chung
hay quy phạm xã hội để hướng dẫn cách xử sự cho
mọi người trong xã hội. Cả pháp luật và đạo đức
đều được tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội
nhằm thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội. Cả pháp luật
và đạo đức đều có tính giai cấp, tính xã hội và tính dân tộc.
Đạo đức khác với pháp luật ở chỗ: Sự điều chỉnh
hành vi của đạo đức không có tính cưỡng bức,
cưỡng chế mà chủ yếu có tính chất khuyên răn đối
với mọi người, chỉ cho mọi người biết nên làm gì,
không nên làm gì, phải làm gì. Các chuẩn mực đạo
đức không có tính xác định về hình thức, nó tồn tại
dưới dạng bất thành văn. Còn pháp luật phải được
xác định về mặt hình thức, có thể là tập quán pháp,
tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật. Có
những quan hệ xã hội đạo đức điều chỉnh nhưng
pháp luật không điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh của
đạo đức rộng hơn pháp luật.
1.2. Khái niệm đạo đức kinh doanh.
1.2.1. Lịch sử đạo đức kinh doanh.
Đạo đức kinh doanh đã xuất hiện từ rất lâu trước
đây, tồn tại song song cùng với quá trình phát triển của kinh doanh:
Xã hội đã trải qua ba lần phân công lao động xã hội
lớn. Lần thứ nhất: Chăn nuôi trở thành một ngành
sản xuất; lần thứ hai: Thủ công nghiệp tách khỏi
nông nghiệp và lần thứ ba: Thương nhân xuất hiện,
bắt đầu có hoạt động buôn bán thương mại. Sản
LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
phẩm sản xuất ra trở thành hàng hóa, kinh doanh
xuất hiện và đạo đức kinh doanh cũng ra đời. Kể từ
đó bắt đầu xuất hiện mâu thuẫn đối kháng giai cấp,
sự phân hóa giữa kẻ giàu người nghèo ngày càng
gay gắt. Từ đó nhà nước cũng xuất hiện để điều
hành, quản lý xã hội. Kinh doanh thương mại cũng
tạo thêm nhiều yêu cầu đạo đức; không được trộm
cắp, phải sòng phẳng trong giao thiệp "tiền trao
cháo múc", phải có chữ tín, biết tôn trọng các cam kết, thoả thuận…
1.2.1.1. Ở phương Tây, đạo đức kinh doanh xuất
phát từ những tín điều của Tôn giáo:
Luật Tiên tri (Law of Moses)
Tới mùa thu hoạch ngoài đồng ruộng, không nên
gặt hái hết mà cần chừa một ít hoa màu ở bên
đường cho người nghèo khó.
Ngày nghỉ lễ Sabbath hàng tuần thì cả chủ và thợ
cũng được nghỉ (truyền thống này trở thành ngày
chủ nhật hiện nay). Sau 50 năm, mọi món nợ sẽ
được huỷ bỏ. Năm xoá nợ (Year of the Jubiliees)
sau này được pháp chế hoá thành thời hiệu 30 năm
của các món nợ trong Dân luật.
Giáo hội La Mã đã có Luật (canon law) đề ra tiêu chuẩn:
Nguyên tắc "tiền nào của ấy" (just wages and just prices),
Không nên trả lương cho thợ thấp dưới mức có thể sống được.
LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
Luật Hồi giáo cũng ngăn cản việc cho vay lãi,
trừ trường hợp bỏ vốn đầu tư phải chịu rủi ro kinh
doanh nên được hưởng lời.
1.2.1.2. Đạo đức kinh doanh thời cận đại.
a, Nhiều tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh đã được luật hóa:
Chống độc quyền kinh doanh (Sherman Act of America 1896),
Luật về tiêu chuẩn chất lượng, bảo vệ người tiêu dùng,
Luật bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên như hiện nay. b, Hoa kỳ thế kỷ XX:
Trước thập kỷ 60 Giáo hội đề nghị mức lương công
bằng, lao động, đạo đức chủ nghĩa tư bản. Đạo
Thiên chúa giáo quan tâm đến quyền của người
công nhân, đến mức sinh sống của họ và các giá trị khác của con người.
Năm 1963, Tổng thống Mỹ J. Kennedy đã đưa ra
thông báo đặc biệt bảo vệ người tiêu dùng.
Năm 1965, yêu cầu ngành ô tô coi trọng sự an toàn
và sự sống của con người, yêu cầu hãng phải lắp
dây an toàn, các chốt khóa cẩn thận, chắc chắn.
Năm 1968 – đầu 1970 thông qua một số luật như
Luật về Kiểm tra phóng xạ vì sức khoẻ và sự an
toàn; luật về nước sạch; luật về chất độc hại. c. Hoa Kỳ những năm 70:
LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
Đạo đức kinh doanh trở thành một lĩnh vực nghiên
cứu. Các giáo sư bắt đầu giảng dạy và viết về trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đã đưa ra những
nguyên tắc cần được áp dụng vào hoạt động kinh
doanh, đã có nhiều cuộc hội thảo về trách nhiệm xã
hội và người ta đã thành lập trung tâm nghiên cứu
những vấn đề đạo đức kinh doanh. Cuối những năm
70, đã xuất hiện một số vấn đề như hối lộ, quảng
cáo lừa gạt, an toàn sản phẩm, thông đồng câu kết
với nhau để đặt giá cả. Cho nên khái niệm đạo đức
kinh doanh đã trở thành quen thuộc với các hãng
kinh doanh và người tiêu dùng. d, Hoa Kỳ những năm 80:
Đạo đức kinh doanh đã được các nhà nghiên cứu và
các nhà kinh doanh thừa nhận là một lĩnh vực
nghiên cứu cụ thể. Xuất hiện các Trung tâm nghiên
cứu đạo đức kinh doanh. Trung tâm nghiên cứu đạo
đức kinh doanh ở trường cao đẳng Bentley thuộc
bang Massachusetts khởi đầu hoạt động năm 1976.
Sau đó hơn 30 trung tâm và học viện đã được thành
lập hay chuyển đối tượng nghiên cứu sang lĩnh vực
đạo đức kinh doanh. Các khóa học về đạo đức kinh
doanh đã được tổ chức ở các trường đại học của Mỹ
với hơn 500 khóa học và 70.000 sinh viên. Các
trung tâm nghiên cứu đạo đức kinh doanh công bố
những tư liệu, ấn phẩm của mình. Các hãng lớn như
Johnson & Johnson, Caterpaller đã quan tâm đến
khía cạnh đạo đức trong kinh doanh nhiều hơn. Họ
thành lập Uỷ ban đạo đức và Chính sách xã hội để
giải quyết những vấn đề đạo đức trong công ty.
LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH e, Hoa Kỳ những năm 90:
Thể chế hoá đạo đức kinh doanh. Chính quyền
Clinton đã ủng hộ thương mại tự do, ủng hộ quan
điểm cho rằng doanh nghiệp phải có trách nhiệm
với việc làm vô đạo đức và thiệt hại do mình gây ra.
Tháng 11/1991, quốc hội Mỹ đã thông qua chỉ dẫn
xử án đối với các tổ chức ghi thành luật, những
khuyến khích đối với các doanh nghiệp mà có
những biện pháp nhằm tránh những hành vi vô đạo đức.
f, Thế giới từ năm 2000 đến nay:
Đạo đức kinh doanh trở thành lĩnh vực nghiên cứu
đang được phát triển. Các vấn đề của đạo đức kinh
doanh đang được tiếp cận, được xem xét từ nhiều
góc độ khác nhau: Từ luật pháp, triết học và các
khoa học xã hội khác. Đạo đức kinh doanh đã gắn
chặt với khái niệm trách nhiệm đạo đức và với việc
ra quyết định trong phạm vi công ty. Các hội nghị
về đạo đức kinh doanh thường xuyên được tổ chức.
1.2.2. Khái niệm đạo đức kinh doanh
Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc,
chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng
dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh
doanh. Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được
vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh. Đạo đức
kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp: Đạo
đức kinh doanh có tính đặc thù của hoạt động kinh
doanh – do kinh doanh là hoạt động gắn liền với các
lợi ích kinh tế, do vậy khía cạnh thể hiện trong ứng