Luyện viết đoạn văn theo chủ đề | Bài giảng PowerPoint Dạy thêm Văn 6 | Kết nối tri thức
Bài giảng điện tử dạy thêm môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trọn bộ cả năm, bao gồm đầy đủ các bài giảng trong cả năm học 2023 - 2024, được thiết kế dưới dạng file trình chiếu PowerPoint với nhiều hiệu ứng đẹp mắt.
Chủ đề: Giáo án Ngữ Văn 6
Môn: Ngữ Văn 6
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
A.LUYỆN VIẾT ĐOẠN VĂN
I. Dàn ý viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ 1. Mở đoạn
• Giới thiệu tác giả và bài thơ
• Nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ 2. Thân đoạn
• Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về câu chuyện được kể hoặc
các chi tiết miêu tả có trong bài thơ
• Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả
• Đánh giá tác dụng của việc kể lại câu chuyện kết hợp với
các chi tiết miêu tả trong bài thơ 3. Kết đoạn
• Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ (trong đócó nói
tới đặc điểm nghệ thuật riêng của bài thơ đã được phân tích ở thân đoạn)
II. Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ - Mây và sóng Đoạn văn tham khảo
“Mây và sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Bài
thơ đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé
trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với
sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó
được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến
mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “ Làm sao có
thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm
hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp
dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người
“trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch
nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che
chở con. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm
xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại,
chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính
biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
III.Đoạn văn ghi lại cảm xúc về 1 bài thơ - Chuyện cổ tích về loài người Đoạn văn tham khảo
Nhan đề “Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh đã gợi nhắc
cho người đọc nhớ về những câu chuyện cổ tích mà bà thường kể về một
thời đại xa xưa ngày trước. Khi đọc tác phẩm, người đọc cảm thấy cách
lý giải nguồn gốc loài người của tác giả thật thú vị. Dưới hình thức một
bài thơ, nhưng tác phẩm lại giàu tính tự sự, giống như một câu chuyện
được kể lại theo trình tự thời gian. Trước hết tác giả khẳng định trời sinh
ra trước tiên là trẻ em. Sau đó, để trẻ em có được một môi trường sống
thật tốt, mới có sự ra đời của những sự vật khác trên trái đất. Ở đây, nhà
thơ đã sử dụng những hình ảnh miêu tả sinh động để giúp người đọc hiểu
hơn về sự ra đời của thiên nhiên. Kế tiếp là sự ra đời của mẹ giúp trẻ em
cần có tình yêu thương, sự chăm sóc. Bà được sinh ra để giáo dục trẻ em
về những giá trị truyền thống, đạo đức tốt đẹp. Còn bố được sinh ra để
dạy trẻ em thêm hiểu biết, trưởng thành. Cuối cùng trường lớp là nơi trẻ
em đến để học tập, vui chơi còn thấy giáo là người dạy dỗ trẻ em ở đó.
Có thể khẳng định, với bài thơ này, Xuân Quỳnh muốn gửi gắm tình yêu
thương của mình dành cho trẻ em.
IV. Dàn ý viết đoạn văn về chủ đề: -Tình bạn -Gia đình -Yêu thương và chia sẻ -Quê hương -Danh lam thắng cảnh
V. Dàn ý đoạn văn về tình bạn
1. Mở đoạn: : Dẫn dắt vào vấn đề về tình bạn 2. Thân đoạn: :
* Nguồn gốc, cơ sở của tình bạn: Tình bạn bắt nguồn từ sự chân thành, thấu hiểu và bao dung cho nhau
* Những biểu hiện của một tình bạn đẹp:
- Biết cảm thông, chia sẻ cùng nhau, quan tâm, giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn,
biết an ủi, vỗ về khi mệt mỏi, động viên nhau cùng nhau phấn đấu thành công
* Ví dụ về tình bạn đẹp trong văn học và đời sống: tình bạn của cậu bé cõng bạn đến trường
* Những biểu hiện trong tình bạn không đáng có:
- Lợi dụng lòng tốt của bạn để vụ lợi cho mình, nói xấu bạn sau lưng, thấy bạn
thành công thì ghen tị, ích kỷ; khi bạn giàu có thì hồ hởi, vui cười, nhờ giúp
đỡ, lúc hoạn nạn thì xa lánh, bỏ rơi bạn
* Ý nghĩa của tình bạn
-Tình bạn giúp con người ta hoàn thiện được nhân cách, giúp ta cảm thấy
trưởng thành hơn, giàu nghị lực hơn trong cuộc sống, giúp cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn rất nhiều.
3. Kết đoạn: Trình bày cảm nghĩ: Hy vọng rằng ai trong chúng ta cũng sẽ có
một người bạn thật tri kỷ bên đời
Tình bạn là một thứ tình cảm đáng quý và cần có
trong cuộc sống của mỗi người. Tình bạn như một
món quà mà cuộc sống đã ban tặng cho chúng ta, ở
đó ta có thể gửi gắm tình cảm, nỗi buồn, niềm vui
cũng như là những lúc hạnh phúc nhất. Tình bạn
mang đến cho chúng ta rất nhiều điều đáng quý.
Nhưng để có một tình bạn đẹp và lâu bền thì chúng ta
phải làm gì? Trong tình bạn, chúng ta phải chân thành,
vô tư tin tưởng nhau, phải biết quan tâm giúp đỡ nhau
cũng như là gắn bó đoàn kết, cùng nhau vượt qua
những khó khăn, thử thách thì tình bạn sẽ ngày càng
thân thiết, gần gũi. Trong thơ văn, các nhà thơ đã vẽ
nên một bức tranh sinh động về tình bạn cao đẹp.
Trong đó tiêu biểu như các tình bạn của nhà thơ Nguyễn Khuyến.
Phải nói tình bạn cũng là một trong những thứ tình
cảm rất quan trọng và rất cần thiết, đóng một vai trò
quan trọng trong cuộc sống của con người.
VI. Dàn ý đoạn văn về gia đình
1. Mở đoạn: Giới thiệu khái quát về vấn đề: Gia đình là nhân tố quan
trọng trong cộng đồng, xã hội và có ý nghĩa đặc biệt đối với cuộc sống mỗi người 2. Thân đoạn:
- Giải thích: Gia đình là gì? Tình cảm gia đình là gì?
- Biểu hiện: Tình cảm của các thành viên trong gia đình được biểu hiện như thế nào?
- Vai trò: tạo nên một tổ ấm hạnh phúc, là nơi tựa vững chắc cho mỗi cá
nhân, là gốc rễ hình thành nên tính cách con người
- Phản biện: Có những gia đình không có tình cảm sống bạc tình bạc
nghĩa, làm ảnh hưởng tiêu cực đến con người như bạo hành gia đình, con bất hiếu...
- Bài học: Trách nhiệm của mỗi cá nhân trong gia đình, có nhận thức
đúng đắn, xây dựng giữ gìn gia đình hạnh phúc đầm ấm có ích cho xã hội
3. Kết đoạn: Khái quát lại vai trò của tình cảm gia đình. Mở rộng vấn đề.
Gia đình là nhân tố quan trọng trong cộng đồng, xã hội và có ý
nghĩa đặc biệt đối với cuộc sống mỗi người. Gia đình là một tế bào
của xã hội, là một tổ chức cộng đồng nhỏ và được hình thành trên
quan hệ huyết thống giữa các thành viên. Tình cảm gia đình là tình
yêu thương, gắn bó, quan tâm sâu sắc giữa các thành viên trong gia
đình với nhau. Trong mỗi gia đình, người cha, người mẹ luôn quan
tâm chăm sóc cho con cái, ông bà yêu thương, dành những tình cảm
tốt nhất, những bài học hay cho con cháu. Con cháu thì "kính trên
nhường dưới", chăm sóc phụng dưỡng ông bà, cha mẹ. Anh chị em
chia sẻ niềm vui, giúp đỡ nhau khi khó khăn. Gia đình đem lại một
tình yêu thương bao la, là thứ tình cảm cho đi mà không mong nhận
lại, một thứ tình cảm trong sáng và quý giá biết bao. Gia đình chính là
gốc rễ hình thành nên tính cách con người. Nhưng, thật đáng buồn
thay, có những gia đình lại là nơi gây ra những vết thương lòng lớn
đối với con người. Trách nhiệm của mỗi cá nhân trong gia đình, có
nhận thức đúng đắn, xây dựng giữ gìn gia đình hạnh phúc đầm ấm có
ích cho xã hội.Tình cảm gia đình một thứ mộc mạc đơn sơ, nhưng nó
lại rất quý giá, mang một sức mạnh to lớn cho mỗi người.
VII. Dàn ý đoạn văn về tình yêu thương và sự chia sẻ
1. Mở đoạn: Ý nghĩa của tình yêu thương 2. Thân đoạn:
- Giải thích: Tình yêu thương là một khái niệm chỉ một
phẩm chất tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của con người, là sự
quan tâm, giúp đỡ của chúng ta đối với những người xung
quanh, là làm những điều tốt đẹp cho người khác và nhất là
những người gặp khó khăn hoạn nạn. -Bàn luận
a) Biểu hiện của tình yêu thương:
- Trong gia đình: Ông bà thương con cháu, cha mẹ thương
con, con thương ba mẹ, Cha mẹ chấp nhận hi sinh, cực nhọc
để làm việc vất vả và nuôi dạy con cái nên người, Con cái
biết nghe lời, yêu thương cha mẹ là thể hiện tình yêu thương
của mình đối với ba mẹ. Tình yêu thương còn thể hiện ở sự
hòa thuận quý mến lẫn nhau giữa anh em với nhau.
- Trong xã hội: thể hiện ở tình yêu đôi lứa, tình yêu thương
con người là truyền thống đạo lí, tình thương dành cho
những con người có số phận đau khổ, bất hạnh.Quan tâm,
chia sẻ vật chất cho những người sống khó khăn, thiếu
thốn, cần sự giúp đỡ ở quanh mình. Lên án, đấu tranh
chống lại những thế lực đày đọa, bóc lột, ngược đãi con người.
b,Ý nghĩa của tình yêu thương:
- Sưởi ấm tâm hồn những con người cô đơn, đau khổ, bất
hạnh, truyền cho họ sức mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh.
- Tạo sức mạnh cảm hoá kì diệu đối với những người “lầm
đường lạc lối”; mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin và cơ
hội để có cuộc sống tốt đẹp hơn;
- Là cơ sở xây dựng một xã hội tốt đẹp, có văn hóa.
* Phản đề: Phê phán những người trong xã hội sống
thiếu tình thương, vô cảm, dửng dưng trước nỗi đau
chung của đồng loại; những kẻ ích kỉ, chỉ biết lo cho
cuộc sống của bản thân mình mà không quan tâm đến bất cứ ai.
-Bài học nhận thức và hành động:
- Tình yêu thương có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống
- Chúng ta hãy nâng niu hạnh phúc gia đình; hãy sống
yêu thương, biết sẻ chia, đồng cảm với những cảnh ngộ trong cuộc đời.
3. Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề: Tình yêu thương
có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người, là lẽ sống của mỗi người.
Tình yêu thương giữa con người với con người là
vô cùng thiêng liêng, nó thể hiện sự gắn bó, sự sẻ
chia và đồng cảm trước những mảnh đời bất hạnh.
Khi xã hội ngày càng phát triển con người đang dần
phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn từ cuộc
sống, nhưng họ không bao giờ quên đi được lối sống
và chuẩn mực của mình khi sống trong xã hội loài
ngoài, “sống trong đời sống cần có một tấm lòng”,
tấm lòng đó là tấm lòng biết yêu thương, sẻ chia và
đồng cảm. Lối sống đó hiện nay đang được coi trọng
và là chuẩn mực sống đúng đắn nhất. Đồng cảm đó
là sự chia sẻ, thấu hiểu và quan tâm sâu sắc đối với mọi người xung quanh,
luôn luôn có một thái độ biết yêu thương và cảm thông
sâu sắc trước mọi hoàn cảnh sống. Đồng cảm đó là một
thái độ biết nhập tâm và hiểu được đối phương một cách
chân thành nhất. Đồng cảm giúp kết nối con người với
con người để từ đó họ có những cách đánh giá và nhìn
nhận cuộc sống này một cách chân thành và da diết nhất.
Sẻ chia đó là sự chia sẻ những nỗi đau, niềm vui, nỗi buồn
cùng với mọi người xung quanh. Sống là cho đâu chỉ nhận
riêng mình, sống luôn luôn phải biết cho đi và bản thân sẽ
nhận được những điều tốt lành nhất. Đó là một tình cảm,
tinh thần phong phú và cả những niềm hạnh phúc lớn lao
khi làm được những điều có ý nghĩa.
IX. Dàn ý đoạn văn về tình yêu quê hương
1. Mở đoạn: Giới thiệu khái quát về tình yêu quê hương đất nước 2. Thân đoạn:
- Giải thích: Quê hương là gì? Là nơi ta sinh ra lớn lên ….
- Biểu hiện của tình yêu quê hương: Tình cảm đối với gia đình,
với mọi người xung quanh, với hàng xóm láng giềng. Dù đi đâu
xa vẫn luôn nhớ về quê hương, luôn có tinh thần phấn đấu phát
triển quê hương mình.=> đưa ra dẫn chứng: những người con xa
quê trở về đều đóng góp công sức phát triển quê hương
- Lý do yêu quê hương: Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là cả
tuổi thơ của mỗi con người, là nơi con người ta trưởng thành
- Phản đề: Phê phán những người không có tình yêu với quê hương đất nước
3. Kết đoạn: Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân, kết luận.
"Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay."
Quê hương - hai từ ngữ thật bình dị mà thiết tha, là nơi mà ai đi xa cũng
muốn về. Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn của con người, là một mảnh đất
ở đó ta sinh ra và lớn lên. Đó là một thứ tình cảm thiêng liêng, sâu sắc, gắn
bó, luôn nỗ lực góp sức cho sự phát triển của quê hương. Tình yêu quê
hương là một thứ tình cảm vô cùng bình dị xuất phát từ sâu trong tình cảm
mỗi người. Đó là tình cảm đối với ông bà, cha mẹ, đối với gia đình. Bên
cạnh đó, nó còn là sự quan tâm đến hàng xóm láng giềng, luôn giúp đỡ lẫn
nhau trong lúc khó khăn. Tình yêu quê hương có thể biểu hiện rõ nhất là khi
con người ta xa quê, họ đi xa với một sự mong ngóng trở về, với một nỗi
nhớ quê da diết. Dù ở xa, nhưng họ luôn nỗ lực phấn đấu học tập và làm
việc với hy vọng sau này có thể giúp ích cho quê hương. Chắc hẳn ta biết rất
nhiều tấm gương sau khi đi học, làm việc xa quê, họ đã quay trở lại mảnh
đất của mình, bỏ xa sự phồn hoa ở bên ngoài. Dù đi đâu xa, có những lúc
mệt mỏi, bộn bề công việc trong cuộc sống, chúng ta hãy luôn nhớ rằng, quê
hương sẽ luôn chào đón, dang tay chúng ta trở về!
IX. Dàn ý đoạn văn về cảnh đẹp nơi em đang sống
1.Mở đoạn: Khái quát chung 2.Thân đoạn:
-Nơi em sinh sống ở đâu? đồng bằng, trung du, miền
núi, ,miền sông nước, thành phố
-Em yêu nhất cảnh vật gì ở nơi em sinh sống? con đường, cánh đồng, mái đình…
-Cảnh vật đó có gì đáng nhớ?
-Tình cảm của em với nơi em sinh sống như thế nào?
-Những kỉ niệm với nơi em sinh sống: Thả diều trên đồng, vui
múa đêm trăng, bến nước chiều về, phiên chợ vùng cao, kéo lưới trên biển) 3.Kết đoạn:
-Tình cảm của em với nơi em sinh sống: yêu quý, tự hào…
“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”
Câu ca dao đó nói đến cảnh đẹp của xứ Nghệ và đó cũng chính
là quê hương em. Quê em có dòng sông Lam hiền hòa, nước trôi
lững lờ. Hai bên bờ sông là những xóm làng trù phú với những
bãi ngô xanh mướt. Xa xa là núi Hồng Lĩnh như bức tường
thành bảo vệ dân làng. Quê em không có những ngôi nhà khang
trang mà chỉ có những ngôi nhà ngói đỏ nằm xem giữa những
vườn cây tươi tốt. Tuy cuộc sống còn lam lũ và khó khăn nhưng
người dân ở đây đều hiền lành, dễ mến. Nơi đây có không khí
trong lành. Những cánh đồng thẳng cánh có bay. Con đê đầu
làng luôn xanh mướt cỏ non. Cứ chiều về, chúng em lại rủ nhau
ra đê chơi thả diều, bắn bi. Ngày nay, quê hương càng phát triển
hơn. Những con đường đất đã được đổ bê tông phẳng lì. Nhiều
ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát. Nhưng những cánh đồng vẫn
còn đó . Em yêu quê em và luôn tự hào về nơi mình đã sinh ra và lơn lên.
Document Outline
- A.LUYỆN VIẾT ĐOẠN VĂN
- Slide 2
- Slide 3
- Slide 4
- Slide 5
- Slide 6
- Slide 7
- Slide 8
- Slide 9
- Slide 10
- Slide 11
- Slide 12
- Slide 13
- Slide 14
- Slide 15
- Slide 16
- Slide 17
- Slide 18