Luyện viết kể lại truyền thuyết | Bài giảng PowerPoint Dạy thêm Văn 6 | Kết nối tri thức
Bài giảng điện tử dạy thêm môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trọn bộ cả năm, bao gồm đầy đủ các bài giảng trong cả năm học 2023 - 2024, được thiết kế dưới dạng file trình chiếu PowerPoint với nhiều hiệu ứng đẹp mắt.
Chủ đề: Giáo án Ngữ Văn 6
Môn: Ngữ Văn 6
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
H-VI T BÀI Ế VĂN KỂ LẠI M T Ộ TRUY N T Ề HUY T Ế
1.Tóm tắt truyện Thánh Gióng
Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng
ông lão có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà
vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai
tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Cậu bé lên ba tuổi mà
không biết đi mà cũng chẳng biết nói cười. Giặc Ân xuất hiện ngoài
bờ cõi, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu bé yêu
cầu sứ giả về tâu vua sắm cho cậu ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt. Từ
đó cậu lớn nhanh như thổi. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa
may xong đã chật, bà con hàng xóm góp cơm gạo nuôi cậu. Giặc đến,
cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt,
cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những
bụi tre bên đường đánh tan quân thù. Giặc tan, Gióng một mình một
ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Vua nhớ công ơn bèn
phong là Phù Đổng Thiên Vương. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm
mở hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng
óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.
2. Dàn ý kể lại truyện Thánh Gióng I. Mở bài:
Giới thiệu về truyền thuyết Thánh Gióng
II. Thân bài: Kể 4 sự việc
1. Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng
2. Sự lớn lên phi thường của Gióng
3. Gióng đánh giặc và bay về trời
4. Sự tưởng nhớ công ơn Thánh Gióng, tương truyền về làng Gióng III. Kết bài:
Khẳng định ý nghĩa của truyền thuyết Thánh Gióng 3. Bài văn tham khảo:
Từ thuở còn thơ bé, ta đã được nghe
bao câu chuyện kể của bà, của mẹ về
lịch sử hào hùng, về những truyền
thuyết ly kỳ. Và có lẽ ai khi ấy cũng
mang trong mình niềm tự hào và
ngưỡng mộ những vị anh hùng trong
truyền thuyết của dân tộc. Thánh Gióng
là một vị anh hùng oai phong như thế.
Dưới thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng
ông lão hiền lành mà chưa có con. Một hôm, bà lão ra đồng ướm
thử bàn chân mình lên những vết chân lạ, về nhà mang thai đến
mười hai tháng mới sinh hạ một đứa con trai khôi ngô. Nuôi đến
ba tuổi, đứa bé vẫn nằm một chỗ, chưa biết đi đứng, cười nói. Gặp
lúc giặc Ân quấy nhiễu, vua sai sứ giả đi rao khắp nơi tìm bậc hiền
tài ra đánh giặc cứu dân. Nghe tin, cậu bé làng Gióng bỗng bật lên
tiếng nói nhờ mẹ mời sứ giả vào. Cậu yêu cầu sứ giả xin vua đúc
cho ngựa sắt, roi sắt áo giáp sắt để mình dẹp tan giặc dữ. Từ đó,
cậu lớn nhanh, ăn mạnh đến nỗi dân làng phải rủ nhau góp cơm
gạo đến giúp. Nhận được đủ lễ vua ban, cậu bé vươn vai trở thành
một tráng sĩ oai nghi lẫm liệt. Nai nịt xong, chàng lên ngựa, vung
roi vun vút. Ngựa phun lửa xông thẳng vào đội hình giặc khiến
chúng ngã chết như rạ. Roi gãy, tráng sĩ nhổ những bụi tre bên
đường. Quân giặc thua to, tan vỡ cả, đám sống sót tìm đường lẩn
trốn. Tráng sĩ đuổi theo đến chân núi Sóc, cởi áo giáp bỏ lại, cả
người lẫn ngựa bay vút lên trời.
Vua Hùng nhớ ơn phong làm
Phù Đổng Thiên Vương và cho
lập đền thờ tại quê nhà. Từ đó
hàng năm vào tháng tư, ở đây
hội Gióng được mở ra tưng
bừng, nô nức, thu hút người
khắp nơi về tham dự để tưởng
nhớ công ơn người anh hùng.
4.Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh
Hùng Vương thứ 18 có một cô con gái tên là Mị Nương
xinh đẹp, nết na; vua muốn kén cho con một người chồng
xứng đáng. Sơn Tinh và Thủy Tinh đến cầu hôn. Hai
chàng đều tài năng, Sơn Tinh là chúa vùng non cao, chàng
có thể dời núi, lấp biển còn Thủy Tinh lại là chúa vùng
nước thẳm, chàng có thể hô mưa, gọi gió. Cả hai ngang
sức ngang tài, vua đành ra đưa ra sính lễ thách cưới, ai
mang lễ vật đến trước sẽ rước Mị Nương về làm vợ. Sơn
Tinh mang lễ vật đến trước, chàng rước Mị Nương về núi.
Thủy Tinh đến sau tức giận, hô mưa, gọi gió khiến lũ lụt
khắp, đánh Sơn Tinh. Hai bên giao chiến hàng tháng trời,
cuối cùng Thuỷ Tinh thua. Nhớ mối thù, hàng năm Thủy
Tinh dâng nước tấn công nhưng đều thảm bại.
5.Dàn ý kể lại truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh I. Mở bài:
Giới thiệu khái quát về truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh II. Thân bài:
1. Hùng Vương thứ mười tám kén rể cho con gái
2. Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn và cuộc giao đấu của hai vị thần
3. Sự trả thù hàng năm của Thủy Tinh và sự chiến thắng của Sơn Tinh III. Kết bài:
Đánh giá về truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh
6.Bài văn tham khảo:
Câu chuyện xảy ra từ rất lâu rồi, từ
thời Hùng Vương thứ mười tám có
một người con gái tên gọi là Mỵ
Nương, người đẹp như hoa, tính nết
hiền dịu. Vua cha rất yêu thương
con, mong kén cho con một tấm chồng ưng ý.
Một ngày kia có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản
Viên, tên gọi Sơn Tinh. Chàng có tài vẫy tay về phía đông, phía đông nổi
cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên những dãy núi đồi. Chàng trai
còn lại tên gọi là Thủy Tinh đến từ miền biển. Chàng cũng có tài năng
không kém: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Hai chàng đều tài giỏi, đều
xứng làm rể của vua Hùng, làm chồng của Mỵ Nương. Sơn Tinh và Thủy
Tinh đều xuất chúng nên vua Hùng không biết lựa chọn ai. Vua ra lệnh nếu
ai mang sính lễ đến trước sẽ lấy được Mị Nương làm vợ. Sính lễ phải có
một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà gà chín
cựa ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. Sáng sớm hôm sau, Sơn Tinh
mang lễ vật đến trước rước Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau không lấy
được Mị Nương nên nổi giận dâng nước đánh Sơn Tinh để cướp Mị Nương
về. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời.
Nước ngập khắp các đồng ruộng nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi sườn núi,
thành Phong Châu nổi lềnh bềnh trên một biển nước. Thấy vậy, Sơn Tinh
bốc từng quả đồi dời từng dãy núi, ngăn chặn dòng nước lũ. Hai bên đánh
nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức
Thủy Tinh đã cạn kiệt, thần nước đành rút quân. Hằng năm, Thủy Tinh đều
dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại.
Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh đã giải
thích nguyên nhân của hiện tượng lũ lụt
hàng năm xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ.
Đồng thời truyện đã suy tôn ca ngợi
công lao dựng nước của các vua Hùng.
Qua đó thể hiện sức mạnh đoàn kết và
tinh thần quyết tâm chinh phục thiên nhiên của nhân dân ta
Document Outline
- H-VIẾT BÀI VĂN KỂ LẠI MỘT TRUYỀN THUYẾT
- Slide 2
- Slide 3
- Slide 4
- Slide 5
- Slide 6
- Slide 7
- Slide 8
- Slide 9
- Slide 10
- Slide 11