Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về thời kì quá độ và sự vận dụng của Việt Nam | Tiểu luận chủ nghĩa xã hội khoa học
Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về thời kỳ quá độ. Quan điểm của V.I.Lênin về thời kỳ quá độ. Sự vận dụng lý luận Mác – Lênin về thời kỳ quá độ của Hồ Chí Minh. Sự vận dụng lý luận Mác – Lênin về thời kỳ quá độ của Việt Nam hiện nay. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (CN211)
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
----------------------------------- TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về thời kì
quá độ và sự vận dụng của Việt Nam
Sinh viên: NGUYỄN TƯỜNG VY
Mã số sinh viên: 2151070051
Lớp CN01002_10: Truyền thông quốc tế K41
Đà Lạt, tháng 12 năm 2021 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................1
1. Lý do nghiên cứu đề tài....................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................2
4. Ý nghĩa với việc nghiên cứu đề tài.................2
NỘI DUNG..................................................................3
Chương 1: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin
về thời kỳ quá độ...................................................3
1. Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về thời kỳ
quá độ….................................................................3
2. Quan điểm của V.I.Lênin về thời kỳ quá độ........6
Chương 2: Sự vận dụng của Hồ Chí Minh và Đảng
cộng sản Việt Nam hiện nay..............................11
1. Sự vận dụng lý luận Mác – Lênin về thời kỳ quá độ
của Hồ Chí Minh....................................................11
2. Sự vận dụng lý luận Mác – Lênin về thời kỳ quá độ
của Việt Nam hiện nay..........................................12
KẾT LUẬN................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................23 1
LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu đề tài
Sự ra đời của học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác
và Ph.Ăngghen đã dánh dấu một bước nhận thức mới, thực sự
khoa học về lịch sử nhân loại. Sự hình thành, phát triển, thay
đổi đi lên là một quá trình tự nhiên, tất yếu sẽ xảy ra. Những
hình thái kinh tế - xã hội sẽ tuần tự được thay thế và đến cuối
cùng hình thái kinh tế - xã hội cao nhất chính là hình thái kinh
tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Sự chuyển tiếp giữa các hình
thái kinh tế - xã hội được gọi là thời kỳ quá độ. Với quá trình
hoạt động lý luận và thực tiễn phong phú, những nhà khoa học
đã quan sát và đưa ra những quan điểm lý luận về thời kỳ quá
độ. Những lý luận quan điểm đó đã trở thành “kim chỉ nam” cho
những quốc gia xã hội chủ nghĩa để có những nhận thức đúng
đắn và xác định được phương hướng trong xây dựng đất nước.
Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lenin có ý nghĩa thực tiễn và đóng
góp vai trò quan trọng trong xây dựng đất nước Việt Nam. Tư
tưởng Hồ Chí Minh là kết quả cho thấy rõ nét sự vận dụng của
những lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin. Thế nhưng hiện nay,
bên cạnh những nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của lý luận chủ
nghĩa Mác-Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã xuất
hiện những quan điểm nhận thức lệch lạc, chưa thực sự hiểu
được tầm quan trọng của những lý luận của chủ nghĩa Mác-
Lenin. Từ đó có thể trở thành một người “ngây thơ” về chính trị,
tạo nên những kẻ hở cho thế lực phản động và thù địch lợi dụng. 2
Chính vì vậy, việc nhận thức được đúng đắn vai trò của lý luận
chủ nghĩa Mác-Lenin về thời kỳ quá độ là một trong những điều
cấp thiết hiện nay. Việc nhận thức được đúng đắn vai trò của lý
luận của chủ nghĩa Mác-Lenin về thời kỳ quá độ góp phần củng
cố niềm tin vào con đường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Nhận thức được việc nghiên cứu vấn đề này là một nội dung
quan trọng, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn vì vậy tôi chọn
đề tài “Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lenin về thời kỳ quá độ và sự
vận dụng của Việt Nam hiện nay.”
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài: Làm rõ mốt số vấn đề lý luận
và thực tiễn của chủ nghĩa Mác-Lenin về thời kỳ quá độ. Từ đó
trình bày được sự vân dụng của chủ nghĩa Mac-Lenin vào thực tiễn tại Việt Nam.
Nhiệm vụ của đề tài: Làm rõ được một số vấn đề lý luận của chủ
nghĩa Mác-Lenin về thời kỳ quá độ. Nghiên cứu về thực trạng
việc áp dụng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về thời kỳ quá độ
ở các quốc gia xã hội chủ nghĩa cụ thể là Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về thời kỳ quá độ và sự vận
dụng của Việt Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong bài tiểu luận này, tôi tập trung nghiên cứu sự vận dụng ở
nước Việt Nam giai đoạn hiện nay
4. Ý nghĩa với việc nghiên cứu đề tài 3
Việc nghiên cứu đề tài “Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lenin về thời
kỳ quá độ” mang đến ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trước tiên,
qua việc nghiên cứu đã góp phần tăng cao nhận thức của bản
thân về lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về thời kỳ quá độ.
Đồng thời bên cạnh việc nhận thức hiểu biết đúng đắn về vấn
đề, ngoài ra việc nghiên cứu còn xây dựng và củng cố niềm tin
vào con đường đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa của nước ta.
Kết quả việc nghiên cứu tiểu luận có thể trở thành tài liệu tham
khảo cho các bạn sinh viên có quan tâm đến lý luận chủ nghĩa
Mác-Lênin, thời kỳ quá độ. NỘI DUNG
Chương 1: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về thời kỳ quá độ.
1. Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về thời kỳ quá độ
Bằng quá trình hoạt động lý luận và thực tiễn phong phú, sôi
động từng giai đoạn lịch sử C.Mác và Ph.Ăngghen đã hình thành
những nét cơ bản về lý luận về thời kỳ quá độ. Những tư tưởng
lý luận về thời kỳ quá độ được C.Mác và Ph.Ăngghen thể hiện
trong các tác phẩm của mình và gắn liền với tư tưởng về cách
mạng xã hội chủ nghĩa và về chuyên chính vô sản.
1.1. Khái niệm, tính tất yếu về thời kỳ quá độ
Định nghĩa kinh điển về thời kỳ quá độ được C.Mác nêu lên
trong tác phẩm “Phê phán Cương lĩnh Gôtha” như sau: “Giữa xã
hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa, là một thời
kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng
với thời kỳ ấy, là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của 4
thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính
cách mạng của giai cấp vô sản”. Kết luận này của Mác dựa vào
sự phân tích vai trò của giai cấp vô sản trong xã hội tư bản chủ
nghĩa, vào những căn cứ về sự phát triển của xã hội ấy vào tính
chất không thể điều hòa được những quyền lợi đối lập của giai
cấp vô sản và giai cấp tư sản.
1.2. Các giai đoạn của quá trình hình thành chủ nghĩa cộng sản
Luận điểm quan trọng của C.Mác trong quan điểm về thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội đó chính là luận điểm về hai giai
đoạn của chủ nghĩa cộng sản. C.Mác đã trình bày quan điểm
của mình về hai giai đoạn của chủ nghĩa cộng sản về nguyên
tắc phân phối trong mỗi giai đoạn: giai đoạn thấp tương ứng với
chủ nghĩa xã hội, giai đoạn cao là chủ nghĩa cộng sản hay xã
hội cộng sản chủ nghĩa, C.Mác đã chỉ ra rằng, cần phân biệt rõ
“xã hội cộng sản chủ nghĩa đã phát triển trên cơ sở của chính
nó” hay là “giai đoạn cao hơn”, với “một xã hội cộng sản chủ
nghĩa vừa thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa”, hay là “giai
đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa, lúc nó vừa mới lọt lòng
từ xã hội tư bản chủ nghĩa ra sau những cơn đau đẻ dài”.
Nói về giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ
nghĩa (cũng chính là thời kỳ quá đọ), C.Mác đã cho rằng đây là
xã hội vừa “ thoát thai” từ xã hội tư bản chủ nghĩa. Vì vậy
những điều thiếu sót là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, trong
tác phẩm “Phê phân cương lĩnh Gôtha” khi nói về những thiếu
sót trong lĩnh vực phân phối, C.Mác viết: “Đó là những thiếu sót
không thể nào tránh khỏi trong giai đoạn đầu của xã hội cộng
sản chủ nghĩa, lúc nó vừa mới lọt lòng từ xã hội tư bản chủ 5
nghĩa ra, sau những cơn đau đẻ dài”. Trong giai đoạn này việc
phân phối được thực hiện theo nguyên tắc phân phối “làm theo
năng lực, hưởng theo lao động”. Sự tiến bộ của nguyên tắc này
là ở chỗ nó không thừa nhận một sự phân biệt giai cấp nào cả,
bất cứ người lao động nào cũng như nhau. Sự thiếu sót không
thể tránh khỏi của nguyên tắc này là ở chỗ nó không thừa nhận
sự không ngang nhau về thể chất , về tinh thần, năng khiếu. Do
đó, “quyền ngang nhau ấy là một quyền không ngang nhau đối
với lao động không ngang nhau”, vừa bình đẳng lại không bình đẳng.
Chỉ đến một giai đoạn cao hơn, tức là dưới chủ nghĩa cộng sản
thực sự, khi đã tạo ra những tiền đề vật chất và tinh thần, khi
kết thúc thời kỳ quá độ thì mới có sự phân phối hoàn toàn theo
lao động “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. Vì lúc đó
mọi người đều bình đẳng với nhau trong việc sở hữu tư liệu sản
xuất. Ở giai đoạn này, con người không còn phụ thuộc một cách
phiến diện và cứng nhắc vào phân công lao động xã hội. Đồng
thời “khi mà lao động trở thành không những là phương tiện để
sinh sống mà bản thân nó còn là nhu cầu bậc nhất của sự sống”.
1.3. Đặc điểm của thời kỳ quá độ
Nói về thời kỳ quá độ, C.Mác chỉ ra rằng đó là một xã hội vừa
thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa, xã hội chưa phát triển
trên cơ sở của chính nó còn mang nhiều dấu vết của xã hội cũ
để lại: “Cái xã hội mà chúng nói ở đây không phải là một xã hội
cộng sản chủ nghĩa đã phát triển trên những cơ sở của chính
nó..”. Đó là một xã hội chưa phát triển trên cơ sở của chính nó,
là một thời kỳ đan xen giữa cái mới và cái cũ, mà những tàn dư 6
của xã hội cũ không thể xóa bỏ ngay được. Bởi lẽ đây là xã hội
vừa thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa, nên mọi mặt của nó
vẫn còn mang những dấu vết của xã hội cũ – xã hội tư bản chủ nghĩa.
Vì là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc và triệt để từ xã hội tư
bản chủ nghĩa sang xã hội chủ nghĩa xã hội nên công cụ để thực
hiện sự cải biến đó là nhà nước. Nhà nước của thời kỳ quá độ
theo C.Mác và Ph.Ăngghen đó là nhà nước chuyên chính cách
mạng của giai cấp vô sản.
Thời kỳ quá độ với tính khó khăn, phức tạp, do đó là thời kỳ sinh
đẻ lâu dài và đau đớn để loại bỏ dần những cái cũ, xây dựng
củng cố cái mới; thời kỳ tạo ra những tiền đề vật chất, tinh thần
để hình thành một xã hội mới, cao hơn chủ nghĩa tư bản.
1.4. Hình thức quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Về các nước đầu tiên bước vào thời kỳ quá độ, C.Mác cho rằng
các nước đầu tiên sẽ bước vào thời kỳ quá độ là nước tư bản chủ
nghĩa ở trình độ cao nhất, chứ không phải là nước tư bản chủ
nghĩa ở trình độ thấp, càng không phải là nước tiền tư bản chủ
nghĩa; những nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ sẽ là những nước đầu
tiên bước vào thời kỳ quá độ (cũng tức sẽ là những nước đầu
tiên diễn ra cách mạng vô sản). Như vậy, C.Mác và Ph.Ăngghen
đã bàn đến loại hình quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội, từ
các nước tư bản phát triển cao, cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ
nghĩa xã hội đã được chủ nghĩa tư bản chuẩn bị tương đối đầy đủ.
Bên cạnh sự khẳng định tính tất yếu từ các nước tư bản phát
triển lên chủ nghĩa cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen cũng đã dự 7
báo về khả năng quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước chậm
phát triển. Về hình thức quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội,
Mác và Ăngghen cho rằng con đường phát triển rút ngắn ở
những nước kém phát triển, tiền tư bản, chỉ có thể thực hiện
được khi con đường lịch sử - tự nhiên đã được thực hiện ở các
nước tư bản tiên tiến nhất. Ph.Ăngghen cũng đã nêu lên con
đường rút ngắn lên chủ nghĩa cộng sản ở những nước này phải
với điều kiện chủ nghĩa tư bản đã bị đánh bại ở phương Tây; khi
ấy các nước chậm phát triển có thể đi theo tấm gương ấy “xem
việc ấy như thế nào”.
Như vây, theo C.Mác và Ph.Ăngghen, không riêng gì những nước
tư bản phát triển cao hay nước Nga, mà tất cả các nước lạc hậu,
các nước tiền tư bản chủ nghĩa đều có thể đi lên con đường phát
triển bỏ qua sự phát triển tư bản chủ nghĩa với những điều kiện
tiên quyết nhất định, một trong số đó là các nước tiền tư bản
chủ nghĩa phải được sự giúp đỡ của giai cấp vô sản ở các nước tiên tiến.
2. Quan điểm của V.I.Lênin về thời kỳ quá độ
Vận dụng lý luận của C.Mác và Ph.Ăngghen vào công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga sau Cách mạng Tháng Mười
(1917), V.I.Lênin đã kế thừa và phát triển lý luận về thời kỳ quá
độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. 2.1. Khái niệm
Những tư tưởng của C.Mác đã được V.I.Lênin cụ thể hóa và làm
phong phú nhiều thêm. Ông đã đưa ra một định nghĩa về thời kỳ
quá độ như sau: “…Danh từ quá độ có nghĩa là gì? Vận dụng
vào kinh tế, có phải nó có nghĩa là trong chế độ hiện nay có 8
những thành phần, những bộ phận, những mảng của cả chủ
nghĩa tư bản lẫn chủ nghĩa xã hội không? Bất cứ ai cũng thừa
nhận là có”. Tiếp sau đó, V.I.Lênin lại nói rõ thêm: “Về lý luận,
không thể nghi ngờ gì được rằng chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa
cộng sản, có một thời kỳ quá độ nhất định. Thời kỳ đó không thể
không bao gồm những đặc điểm hoặc đặc trưng của cả hai kết
cấu kinh tế xã hội ấy. Thời kỳ quá độ không thê nào lại không
phải là một thời kỳ đấu tranh giữa chủ nghĩa tư bản đang giẫy
chết và chủ nghĩa cộng sản đang phát sinh, hay nói một cách
khác, giữ chủ nghĩa tư bản đã bị đánh bại nhưng chưa bị tiêu
diệt hẳn, và chủ nghĩa cộng sản đã phát sinh nhưng vẫn còn rất non yếu”.
2.2. Các giai đoạn của quá trình hình thành chủ nghĩa xã hội
Nếu như C.Mác và Ph.Ăngghen chia hình thái kinh tế - xã hội
cộng sản chủ nghĩa thành hai giai đoạn: giai đoạn thấp và giai
đoạn cao, thì sau này trên cơ sở đó, V.I.Lênin đã phân tích quá
trình hình thành và phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng
sản chủ nghĩa qua ba giai đoạn:
(1) những cơn đau đẻ kéo dài (thời kỳ quá độ)
(2) Giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa
(3) Giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Lênin chỉ rõ “những cơn đau đẻ kéo dài” chính là thời kỳ quá độ
từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Và V.I.Lênin cũng chỉ
ra: “Nếu phân tích tình hình hiện nay, chúng ta có thể nói rằng
chúng ta đang ở một thời kỳ quá độ trong thời kỳ quá độ”. Như
vậy, thời kỳ quá độ là một giai đoạn độc lập, có vị trí riêng biệt
nằm giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, nó chưa phải là 9
chủ nghĩa xã hội và cũng không nằm trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội
2.3. Đặc điểm của thời kỳ quá độ
Theo cơ sở quan điểm của C.Mác, V.I.Lênin đã chỉ ra bốn đặc
điểm cơ bản của thời kỳ quá độ:
Thứ nhất, đó là thời kỳ, xét về mọi mặt của đời sống xã hội,
đều do nhiều thành phần không thuần nhất tạo nên. Đó là thời
kỳ có sự đan xen, thâm nhập lẫn nhau giữa chủ nghĩa tư bản và
chủ nghĩa xã hội. Theo V.I.Lênin, trong thời kỳ này…một mẩu
nhỏ của chủ nghĩa tư bản và một mẩu nhỏ của chủ nghĩa xã hội
tồn tại cạnh nhau. Hiển nhiên có sự nhập nhằng giữ hai hình
thái kinh tế - xã hội bởi lẽ thời kỳ quá độ là khoảng nằm giữa hai
hình thái, khi mà cái cũ chưa hoàn toàn mất đi và cái mới chỉ
vừa bắt đầu. Vì vậy, sự đan xen là một điều tất yếu.
Thứ hai, ông cho rằng sự phát triển của cái cũ, của những trật
tự cũ đôi khi lấn át những mầm mống của cái mới, những trật tự
mới. Lênin cho rằng, những mảnh vụn của trật tự cũ đôi khi chất
đống lại một cách nhanh chóng, trong khi những mầm mống
của cái mới có khi lại phát triển chậm chạp và không phải bao
giờ cũng thấy rõ ngay được.
Thứ ba, xét về mọi phương diện, đều có sự phát triển của trình
tự phát tiểu tư sản, là thời kỳ chứ đựng mâu thuẫn không thể
dung hòa giữa tính kỷ luật nghiêm ngặt của giai cấp vô sản và
tính tự phát, vô chính phủ, vô kỷ luật của cấc tầng lớp tiểu tư
sản. Đây là đặc điểm nổi bật của thời kỳ quá độ.
Thứ tư, đây là thời kỳ lâu dài, có nhiều khó khan, phức tạp,
phải trải qua nhiều lần thử nghiệm để rút ra những kinh nghiệm, 10
hướng đi đúng đắn, tuy nhiên, trong quá trình thử nghiệm có
thể phải trả giá cho những sai lầm nghiêm trọng.
Điều đáng chú ý là V.I.Lênin có sự thay đổi trong việc nhìn nhận
những đặc điểm kinh tế của thời kỳ quá độ. Thời kỳ quá độ từ
chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, về phương diện kinh tế,
tất yếu tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó có thành
phần đối lập. Tương ứng với nước Nga, V.I.Lênin cho rằng thời
kỳ quá độ tồn tại 5 thành phần kinh tế: Kinh tế gia trưởng, kinh
tế hàng hóa nhỏ, kinh tế tư bản, kinh tế tư bản nhà nước, kinh
tế xã hội chủ nghĩa. Tính đa thành phần của nền kinh tế vừa là
biểu hiện, vừa là hệ quả của nền sản xuất xã hội hóa ở trình độ
thấp. Những năm đầu sau khi mới giành được chính quyền, ông
cho rằng sự tồn tại của những thành phần kinh tế phi xã hội chủ
nghĩa là bắt đắc dĩ, là cái chống lại chủ nghĩa xã hội và nhiệm
vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa là phải đấu tranh xóa bỏ chúng.
Nhưng đầu năm 1921, sau khi đưa ra chính sách kinh tế mới,
V.I.Lênin lại cho rằng sự tồn tại 5 thành phần kinh tế trong thời
kỳ quá độ là tất yếu, hợp quy luật, chúng được phép tồn tại
trong một thời gian cần thiết, nhất là việc khuyến khích phát
triển chủ nghĩa tư bản nhà nước.
Khi nói về đặc điểm chính trị xã hội của thời kỳ quá độ, V.I.Lênin
đặc biệt nhấn mạnh đến sự tồn tại của các giai cấp và đấu tranh
giai cấp. Do kết cấu của nền kinh tế nhiều thành phần quy định
nên trong thời kỳ quá độ còn tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp với
sự khác biệt giữa các giai cấp tầng lớp xã hội, các giai cấp vừa
hợp tác vừa đấu tranh với nhau. Ông cho rằng tuy bộ mặt của
mỗi giai cấp đều có thay đổi, nhưng đấu tranh giai cấp vẫn chưa
chấm dứt, nó chỉ diễn biến ra dưới những hình thức khác mà 11
thôi. V.I.Lênin khẳng định chuyên chính vô sản là sự tiếp tục
đấu tranh giai cấp trong tình hình mới, nhiệm vụ mới. Vì giai cấp
tư sản mới bị đánh bại chứ chưa tiêu diệt. Nó không chịu ngồi
yên để mất “thiên đường”, mà lao vào cuộc đấu tranh với giai
cấp vô sản cách mạng quyết liệt, với mọi hình thức, mọi sưc
mạnh. Nên buộc giai cấp vô sản phải dùng bạo lực để trấn áp sự
phản kháng đó của giai cấp tư sản.
Cùng với những khó khăn, phức tạp về chính trị và kinh tế,
V.I.Lênin còn chỉ ra những lối sống thiếu văn hóa, ự không tôn
trọng pháp luật và đi kèm theo nó là vô số những hành vi phi
pháp; đó là nạn quan liêu, nạn giấy tờ và nạn hối lộ: đó là nạn
mù chữ và tính kiêu ngạo cộng sản. Vào lúc cuối đời, V.I.Lênin
cho rằng xã hội Xô Viết lúc đó có ba kẻ thù: một là tính kiêu
ngạo cộng sản chủ nghĩa; hai là nạn mù chữ; và ba là nạn hối lộ.
2.4. Hình thức quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Như đã nêu ở mục trước, C.Mác và Ph.Ăngghen đã dự báo khả
năng tiến lên hình thái cộng sản chủ nghĩa từ một nươc tiền tư
bản và khả năng phát triển rút ngắn của các nước này bỏ qua
chế độ tư bản chủ nghĩa. Nhưng các ông chưa đề cập đến nội
dụng của thời kỳ quá độ bỏ qua chủ nghĩa tư bản sẽ như thế
nào. Và đây cũng chính là điểm phát triển của lý luận V.I.Lênin
về thời kỳ quá độ khi ông đã nêu ra được nội dung của thời kỳ
quá độ ở những nước bỏ qau chủ nghĩa tư bản.
Theo Lênin, chỉ những nước có chủ nghĩa tư bản phát triển cao,
giai cấp công nhân đã trưởng thành mọi mặt mới có đủ những
tiền đề kinh tế, xã hội và chính trị cho sự chuyển trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội. 12
Trái lại, những nước lạc hậu chỉ có thể đi lên chủ nghĩa xã hội
bằng con đường quá độ gián tiếp. Đới với những nước thực hiện
quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo con đường bỏ qua chế độ tư
bản chủ nghĩa, Lênin đặc biệt nhấn mạnh cần thiết phải qua
nhiều bước trung gian quá độ mới có thể xây dựng thành công
chủ nghĩa xã hội. Thời kỳ quá độ ở những nước này sẽ diễn ra
phức tạp và lâu dài, vì vậy cần phải trải qua cả một loạt giai
đoạn sơ bộ và tuần tự. V.I.Lênin chỉ ra rằng, đối với một nước
mà chủ nghĩa tư bản chưa phát triển cao như nước Nga, không
thể thực hiện quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội được mà
phải trải qua “ một loạt những bước quá độ ”. Phát triển quan
điểm về sự “rút ngắn” trong phát triển kinh tế xã hội của C.Mác-
Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã nêu ra: “Với sự giúp đỡ của giai cấp vô
sản các nước tiên tiến, các nước lạc hậu có thể tiến tới chế độ
Xô Viết, và qua những giai đoạn phát triển nhất định, tiến tới
chủ nghĩa cộng sản, không phải trải qua giai đoạn phát triển
của chủ nghĩa tư bản”. Từ đó V.I.Lênin nêu luận điểm: ở một
nước kém phát triển có thể và cần phải tạo ra những điều kiện
tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội, bắt đầu bằng một
cuộc cách mạng thiết lập chính quyền công nông, thông qua
chính quyền ấy mà tiến lên và đuổi kịp dân tộc khác. Tiểu kết
Qua những phân tích nêu trên, ta có thể thấy cả C.Mác,
Ph.Ăngghen, Lênin đều khẳng định giữa xã hội tư bản chủ nghĩa
và xã hội cộng sản chủ nghĩa có một thời kỳ quá độ cải biến từ
xã hội này sang xã hội kia, khi mà cái mới và cái cũ đan xen tồn
tại lẫn nhau, có những mâu thuẫn gay go và là một giai đoạn
đầy khó khăn và lâu dài. Các ông cũng đã khẳng định được đặc 13
điểm, điều kiện và khả năng để một nước có thể bỏ qua một
hình thái kinh tế xã hội này sang một hình thái khác cao hơn.
Những tư tưởng của các ông tuy có sự khác nhau trong phân kỳ
của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa thế nhưng thực
chất tư tưởng của các ông không đối lập nhau mà là một chuỗi
liên tiếp, kế thừa nhau. C.Mác và Ph.Ăngghen đã tạo ra những
tiền đề lý luận, “đặt nền móng” cho lý luận vè thời kỳ quá độ,
trở thành cơ sở để V.I.Lênin hình thành lý luận của mình về thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội một cách hệ thống và đầy đủ
hơn. Hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin đã trở thành
“kim chỉ nam” trong việc xây dựng và định hướng đất nước theo
con đường xã hội chủ nghĩa.
Chương 2: Sự vận dụng của Hồ Chí Minh và Đảng cộng
sản Việt Nam hiện nay
1. Sự vận dụng lý luận Mác – Lênin về thời kỳ quá độ của Hồ Chí Minh
Trung thành với chủ nghĩa Mác – Lênin và xuất phát từ bối cảnh
của quốc tế và trong nước; Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa,
phát triển và vận dụng sáng tạo tư tưởng của chủ nghĩa Mác –
Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội vào điều kiện cụ
thể của cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh với quan niệm rằng
thời kỳ quá độ ở nước ta là hình thức quá độ gián tiếp từ một
nước thuộc địa nửa phong kiến lạc hậu và bỏ qua giai đoạn phát
triển tư bản chủ nghĩa. Vì thế, Người đã khẳng định nước ta
bước vào thời kì quá độ với một đặc điểm lớn nhất đó là:quá độ
lên chủ nghĩa xã hội từ một nước thuộc địa nửa phong kiến với
một nước nông nghiệp lạc hậu và đầy rẫy những tàn tích của xã
hội cũ, nền kinh tế chậm phát triển cùng với đó là sự chống phá 14
quyết liệt của kẻ thù…Từ đó thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
ở nước ta được cho rằng cần phải được tiến hành tuần tự dần
dần, không thể chủ quan nóng vội.
Về nội dung xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh quan niệm rằng nó diễn ra một
cách toàn diện trên mọi lĩnh vực từ kinh tế chính trị đến văn hóa
xã hội. Để thực hiện được nội dung đó trong thời kỳ quá độ theo
Người trước hết cần phải củng cố được mặt trận thống nhất,
xây dựng được khối công nông vững chắc, phát triển lực lượng
sản xuất gắn với xây dựng được quan hệ sản xuất phù hơp, có
một cơ cấu kinh tế hợp lý, thực hiện phát triển nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần, quan tâm đúng mức đến việc xây dựng
con người mới xã hội chủ nghĩa. Vì theo Người muốn có chủ
nghĩa xã hội phải có con người mới xã hội chủ nghĩa và coi
trọng nâng cao dân trí đào tạo nhân tài.
Về con đường, biện pháp, bước đi xây dựng chủ nghĩa xã hội
trong thời kỳ quá độ, Người đã căn cứ vào quan điểm chủ nghĩa
Mác -Lênin, thông qua học tập kinh nghiệm của các nước anh
em, đồng thời xuất phát từ tình hình thực tế để xác định, biện
pháp, bước đi cho phù hợp với từng giai đoạn. Trong các bước đi
để xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ Hồ Chí Minh
chú ý đến vai trò của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa; Người
coi đây là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội. Trong các biện pháp Người chú ý đến biện pháp như: kết
hợp giữa cải tạo và xây dựng lấy xây dựng là chính, kết hợp
giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng
chủ nghĩa xã hội phải có biện pháp, có kế hoạch, có quyết tâm,
phải huy động được mọi nguồn lực trong nhân dân vào quá trình 15
xây dựng chủ nghĩa xã hội và phải đặt dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam.
Với tư tưởng đó, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo vào trong
thực tiễn cách mạng Việt Nam. Với ngọn cờ độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội Hồ Chí Minh cùng với Đảng Cộng sản Việt Nam
đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc
cách mạng tháng Tám năm 1945, và tiếp tục sau đó là chiến
thắng Điện Biên Phủ năm 1954, đưa miền Bắc nước ta tiến lên
chủ nghĩa xã hội và tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân ở miền Nam. Nhờ những thành tựu xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc đã tạo ra những cơ sở, điều kiện quyết
định để giải phóng miền Nam sau này.
2. Sự vận dụng lý luận Mác – Lênin về thời kỳ quá độ của Việt Nam hiện nay
Kế thừa và vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác –
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội, ngay khi giải phóng miền Nam năm 1975 Đảng ta chủ
trương đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong các văn
kiện của Đảng ta, Đảng ta đều khẳng định tính tất yếu quá độ
lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ
nghĩa ở nước và khẳng định chúng ta hoàn toàn có khả năng,
điều kiện để quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
2.1. Điều kiện xuất phát
Phân tích tình hình đất nước và thời đại cho thấy mặc dù kinh tế
còn lạc hậu, nước ta vẫn có khả năng và tiền đề để quá độ lên
chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. 16
Về điều kiện khách quan. Cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ hiện đại đang diễn ra mạnh mẽ, toàn cầu hóa kinh tế phát
triển theo chiều sâu, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế là tất yếu
đã mở ra những khả năng thuận lợi để khắc phục những hạn
chế của các nước chậm phát triển như thiếu kinh phí, công nghệ
lạc hậu, trình độ quản lý yếu kém và kinh nghiệm còn yếu, để
chúng ta có thể thực hiện "con đường rút ngắn". Trong thời đại
hiện nay, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một xu thế khách quan
của xã hội loài người. Trong quá trình lịch sử lâu dài, chúng ta,
hiện tại và tương lai sẽ nhận được sự đồng thuận và ủng hộ
ngày càng mạnh mẽ hơn của nhân loại và các quốc gia độc lập
trong việc lựa chọn con đường phát triển từng bước.
Về điều kiện chủ quan. Nước ta có nguồn lao động dồi dào với
truyền thống lao động cần cù và thông minh, trong đó đội ngũ
làm khoa học, công nghệ, công nhân lành nghề có hàng chục
ngàn người… là tiền đề rất quan trọng để tiếp thu, sử dụng các
thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giối. Nước ta
có nguồn tài nguyên đa dạng, vị trí địa lý thuận lợi và những cơ
sở vật chất – kĩ thuật đã được xây dung là những yếu tố hết sức
quan trọng để tăng trưởng kinh tế. Những tiền đề vật chất trên
tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, thu
hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ, tiếp thu kinh nghiệm
quản lí tiên tiến của các nước phát triển.
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn hợp với nguyện vọng của đại
đa số nhân dân Việt Nam đã chiến đấu, hi sinh không chỉ vì độc
lập dân tộc mà còn vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc, xây dựng xã
hội công bằng, bình đẳng, dân chủ, văn minh. Quyết tâm của 17
nhân dân sẽ trở thành lực lượng vật chất để vượt qua khó khắ,
xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới dự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam, một Đảng giàu tinh thần cách mạng và sáng tạo, có
đường lối đúng đắn và gắn bó với nhân dân, có Nhà nước xã hội
Chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ngày càng được củng cố
vững mạnh và khối đại đoàn kết toàn dân, đó là những nhân tố
chủ quan vô cùng quan trọng bảo đẩm thắng lợi công cuộc xây
dựng vfa bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2.2. Sự vận dụng lý luận về thời kỳ quá độ của Đảng ta hiện nay
Một là, về tính chất lâu dài, khó khăn, phức tạp của TKQĐ
Tại Đại hội VI (1986), Đảng ta xác định rằng, từ CNTB lên
CNXH„tất yếu„phải trải qua một thời kỳ quá độ và độ dài của
thời kỳ đó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cụ
thể của mỗi nước. Đối với nước ta, do xuất phát điểm về các lĩnh
vực của đời sống xã hội đều rất thấp kém, nên thời kỳ quá độ rất„lâu „và„ dài
khó khăn, bao hàm nhiều chặng đường, nhiều
bước quá độ nhỏ với những nhiệm vụ tương ứng. “Thời kỳ quá
độ ở nước ta, do tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội từ một nền sản
xuất nhỏ, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, đương
nhiên phải lâu dài và rất khó khăn. Ðó là một thời kỳ cải biến
cách mạng sâu sắc, toàn diện, triệt để nhằm xây dựng từ đầu
một chế độ xã hội mới cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản
xuất và kiến trúc thượng tầng”(7). Nhận thức này khắc phục
được tư tưởng chủ quan, nóng vội, giản đơn về thời kỳ quá độ.
Cương lĩnh=xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội=(Cương lĩnh 1991) đã xác định: “Nước ta quá độ lên 18
chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản, từ một xã hội vốn là
thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng sản xuất rất thấp”.
Tổng kết 15 năm đổi mới, Đại hội XI, Đảng ta đã khái quát về
TKQĐ lên CNXH “là một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để,
đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới nhằm tạo ra sự biến
đổi về chất trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất
thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước
phát triển, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen”.
TKQĐ là một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh
phức tạp giữa cái„cũ=và cái„mới. Đồng thời, với sự lâu dài đó,
TKQĐ phải trải qua nhiều bước phát triển với nhiều hình thức tổ
chức kinh tế, xã hội đan xen cùng phát triển. Tư tưởng này đã
định hướng các nhiệm vụ, nội dung của TKQĐ ở nước ta.
Hai là, về mục tiêu và các giai đoạn phát triển của TKQĐ
Trên cơ sở tính chất và đặc điểm của TKQĐ, Cương lĩnh 1991
xác định “Mục tiêu tổng quát„phải đạt tới khi kết thúc thời kỳ
quá độ là xây dựng xong về cơ bản những cơ sở kinh tế của chủ
nghĩa xã hội, với kiến trúc thượng tầng về chính trị và tư tưởng,
văn hóa phù hợp, làm cho nước ta trở thành một nước xã hội
chủ nghĩa phồn vinh”. Đồng thời, xác định rõ hơn mục tiêu của
các giai đoạn phát triển trong TKQĐ. Trên cơ sở đó và căn cứ
vào tình hình thực tiễn đất nước, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ XIII đã đề ra mục tiêu cụ thể:
- Đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền
Nam, thống nhất đất nước: Là nước đang phát triển, có công
nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.