-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Lý luận của Lênin về độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản và nhữngbiểu hiện của độc quyền nhà nước trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay | Đại học Ngoại thương
Lý luận của Lênin về độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản và nhữngbiểu hiện của độc quyền nhà nước trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay của Trường Đại học Ngoại thương. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Kinh tế chính trị Mác - Lênin (TRI115) 28 tài liệu
Đại học Ngoại Thương 314 tài liệu
Lý luận của Lênin về độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản và nhữngbiểu hiện của độc quyền nhà nước trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay | Đại học Ngoại thương
Lý luận của Lênin về độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản và nhữngbiểu hiện của độc quyền nhà nước trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay của Trường Đại học Ngoại thương. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Môn: Kinh tế chính trị Mác - Lênin (TRI115) 28 tài liệu
Trường: Đại học Ngoại Thương 314 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Ngoại Thương
Preview text:
lOMoARcPSD|40651217
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
MÔN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
TIỂU LUẬN
LÝ LUẬN CỦA LÊNIN VỀ ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC
TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA
ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG
CÔNG NGHIỆP 4.0 HIỆN NAY
GVHD: Th.S Hồ Ngọc Khương
SVTH:
1.
Trần Nguyễn Xuân Bảo
2.
Nguyễn Lê Nhựt Dương
3.
Lê Thanh Bình
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
Môn Kinh tế Chính trị Mác – Lênin
Tên đề tài: Lý luận của Lênin về độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản và những biểu hiện của độc quyền nhà nước trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay
MSSV
STT
HỌ VÀ TÊN
VIẾT TIỂU LUẬN
Mục
Tiến độ hoàn
thành (%)
1
Trần Nguyễn Xuân Bảo
21131209
Phần mở đầu,
Phàn kết luận
100
2
Nguyễn Lê Nhựt Dương
21131099
Chương 1
100
3
Lê Thanh Bình
21156083
Chương 2
100
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
......................................................................................................................................... .........................................................................................................................................
Điểm:………………..
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CỦA LÊ NIN VỀ ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC TRONG CHỦ NGHĨA TƯBẢN 7
1.1. Lí thuyết độc quyền nhà nước 7
1.2. Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước 8
1.3. Lí luận của LêNin về đặc điểm kinh tế của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản 8
CHƯƠNG 2: NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC TRONG BỐI CẢNH
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 HIỆN NAY 10
2.1. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp4.0) 10
2.1.1. Lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp 10
2.1.1.1. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất 10
2.1.1.2. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai 10
2.1.1.3. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba 10
2.1.1.4. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0) 10
2.1.2. Bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 11
2.2. Những biểu hiện trong sự kết hợp về con người giữa các tổ chức độc quyền và nhà nước tư sản 11
2.3. Những biểu hiện về sự hình thành và phát triển của sở hữu tư bản độc quyền nhà nước 12
2.4. Những biểu hiện trong cơ cấu điều tiết kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước12
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Giữa thế kỷ XVI, hình thái tư bản chủ nghĩa hình thành và phát triển mạnh mẽ cùng với các thành tựu từ cuộc cách mạng công nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống con người lên một tầm cao mới. Ngoài ra, sự ra đời của chủ nghĩa tư bản mang lại nhiều lợi ích kinh tế, thể hiện sự phát triển vượt bậc so với các hình thái kinh tế xã hội đã xuất hiện trước đó. Sự vượt trội của chủ nghĩa tư bản kết hợp với việc vận dụng các thành tựu từ cuộc cách mạng công nghiệp đã mang lại cho con người những lợi ích kinh tế to lớn, chất lượng cuộc sống được cải thiện hoàn toàn. Trong quá trình hình thành và vận động, chủ nghĩa tư bản phát triển qua hai giai đoạn là chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh và chủ nghĩa tư bản độc quyền.
Trong quá trình vận động và phát triển, chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh thể hiện nhiều hạn chế trong công tác quản lý – tổ chức cũng như trong quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm. Những hạn chế này xuất phát từ mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và tính sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh không ngừng phát triển đến độ nhất định sẽ xuất hiện các tổ chức độc quyền, khi các tổ chức độc quyền lớn mạnh, đủ sức chi phối toàn nền kinh tế dẫn đến sự hình thành giai đoạn phát triển mới – chủ nghĩa tư bản độc quyền và theo sau đó là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Thực tế, giai đoạn độc quyền là một bước đổi mới trong quá trình phát triển cơ bản các quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất để có thể đáp ứng nhu cầu của thế giới, các biến động về kinh tế chính trị từ cuối thế kỉ XIX đến nay.
Sau khi diễn ra Đại hội VI năm 1986 của Đảng, chính sách mở cửa được thực hiện nhằm xóa bỏ nền kinh tế bao cấp, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra quyết liệt, khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, nền kinh tế tri thức ngày càng được coi trọng; dưới sự lãnh đạo của Đảng, ta đã vận dụng thành công các lý luận về chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Từ những thực tế nêu trên, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “Lý luận của Lênin về độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản và những biểu hiện của độc quyền nhà nước trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay” để có thể tìm hiểu rõ hơn về vai trò, bản chất cũng như biểu hiện, nguồn gốc của độc quyền nhà nước từ đó có những giải pháp nhằm khắc phục những mâu thuẫn trong nền kinh tế hiện đại.
2. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống quan điểm của Lênin về độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản
Những biểu hiện của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ sự ra đời và phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, phân tích các tác động đến các ngành nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
Tiểu luận làm rõ 1 số vấn đề lý luận và thực tiễn về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh ngành nông nghiệp đất nước trong điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Vận dụng, kết hợp chặt chẽ các phương pháp như: so sánh, phân tích, phương pháp logic, phương pháp lịch sử; phương pháp tổng hợp, thống kê, ….
5. Ý nghĩa đề tài
Cách mạng công nghiệp 4.0 là quá trình chuyển đổi từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Nhằm tạo ra sản phẩm thực phẩm có chất lượng cao và tuyệt đối an toàn, đồng thời đảm bảo an ninh lương thực để ứng phó với biến đổi khí hậu diễn ra trên toàn cầu.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CỦA LÊ NIN VỀ ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
1.1. Lí thuyết độc quyền nhà nước
Độc quyền nhà nước là kiểu độc quyền trong đó nhà nước thực hiện nắm giữ vị thế độc quyền trên cơ sở duy trì sức mạnh của các tổ chức độc quyền ở những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế nhằm tạo ra sức mạnh vật chất cho sự ổn định chính trị xã hội ứng với điều kiện phát triển nhất định trong các thời kỳ lịch sử. Nói một cách dễ hiểu, độc quyền nhà nước do cơ quan nhà nước có quyền thực hiện hoặc các tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao thực hiện kiểm soát và điều phối hoạt động. Hình thức quản lý cực đoan của chủ nghĩa tư bản nhà nước.
Hình thành độc quyền nhà nước thường do những nguyên nhân sau đây:
Một là, tích tụ và tập trung vốn càng lớn thì tích tụ và tập trung sản xuất càng cao, sinh ra những cơ cấu kinh tế to lớn, và các mâu thuẫn gay gắt về lợi ích,… dẫn tới cần có một trung tâm điều tiết các hoạt động.
Hai là, sự phát triển của phân công lao động xã hội làm xuất hiện một số ngành mới có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, các dự án kế hoạch đầu tư lớn, nhưng rủi ro nhiều hơn lợi như thu hồi vốn chậm và ít lợi nhuận so với các ngành khác. Và các tổ chức tư nhân luôn đề cao lợi nhuận lên hàng đầu dẫn tới các tổ chức độc quyền tư nhân không muốn tham gia đầu tư. Đây cũng là nguyên nhân nhà nước phải đứng ra đảm nhận kinh doanh phát triển xã hội và các ngành mới ấy, thay vào đó cũng tạo điều kiện cho các tổ chức độc quyền tư nhân phát triển bằng các ngành khác với mục đích có lợi hơn.
Ba là, sự thống trị của độc quyền tư nhân đã làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo, làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giai cấp trong xã hội, đòi hỏi nhà nước phải có chính sách xoa dịu những mâu thuẫn đó.
Bốn là, cùng với xu hướng quốc tế hóa kinh tế, sự bành trướng của các liên minh độc quyền quốc tế vấp phải những hàng rào quốc gia dân tộc và xung đột lợi ích với các đối thủ trên thị trường thế giới, đòi hỏi nhà nước phải có sự điều tiết các quan hệ chính trị và kinh tế quốc tế.
1.2. Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
Độc quyền nhà nước hình thành là nhằm phục vụ lợi ích của tổ chức độc quyền tư nhân và tiếp tục duy trì, phát triển chủ nghĩa tư bản.
Về bản chất, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là: sự thống nhất của những quan hệ kinh tế chính trị gắn bó chặt chẽ với nhau: tăng sức mạnh của tổ chức độc quyền, tăng vai trò của nhà nước vào kinh tế, kết hợp sức mạnh của độc quyền tư nhân và sức mạnh của nhà nước trong một thể chế thống nhất và làm cho bộ máy nhà nước ngày càng chịu sự ảnh hưởng phụ thuộc vào tổ chức độc quyền để tiếp tục phải bảo vệ quyền lợi cho tổ chức độc quyền và bảo tồn cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản tồn tại.
Trong cơ cấu của độc quyền nhà nước, nhà nước trở thành một tập thể tư bản khổng lồ, nhà nước là chủ sở hữu của những doanh nghiệp và nhà nước ấy càng chuyển nhiều lực lượng sản xuất thành tài sản của nó bao nhiêu thì càng biến thành nhà tư bản tập thể bấy nhiêu. Nếu mang ra so sánh thì tương tự nó cũng là chủ sở hữu những xí nghiệp, cũng tiến hành kinh doanh, bóc lột lao động làm thuê như một nhà tư bản thông thường. Chỉ có điểm khác biệt là: ngoài chức năng như một nhà tư bản thông thường, nhà nước còn có chức năng chính trị và các công cụ trấn áp xã hội khác,…
Vai trò của nhà nước được tăng cường, không chỉ can thiệp vào nền sản xuất xã hội bằng thuế, luật pháp, mà còn tổ chức quản lý các tổ chức khu vực nhà nước, điều tiết tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất: sản xuất. phân phối, trao đổi, tiêu dùng.
Độc quyền cũng có thể dẫn đến chi phí cao cho người tiêu dùng, sản phẩm và dịch vụ kém chất lượng, và các phương thức kinh doanh tham nhũng.
Độc quyền nhà nước là hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, phù hợp với trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất, làm cho chủ nghĩa tư bản vẫn thích nghi và tiếp tục phát triển trong điều kiện mới.
1.3. Lí luận của LêNin về đặc điểm kinh tế của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản
Luận điểm chủ nghĩa Lênin chính là các doanh nghiệp lớn, đã đạt được một vị trí độc quyền ở hầu hết các thị trường quan trọng, liên kết với bộ máy chính phủ. Bản chất của những doanh nghiệp tư nhân họ sẽ không liên kết với những điều không có ích với những gì họ bỏ ra. Nhà nước sẽ bảo vệ lợi ích của các tập đoàn độc quyền, theo đó các quan chức chính phủ cung cấp khuôn khổ xã hội và pháp lý cùng sự hỗ trợ tài chính để các tập đoàn khổng lồ có thể tối đa hóa lợi nhuận. Ngược lại các công ty độc quyền sẽ ủng hộ nhà nước. Đây là mối quan hệ cộng sinh, tương hỗ, đối tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp độc quyền và nhà nước.
Nhà nước tư sản sử dụng độc quyền nhà nước là một trong những công cụ điều tiết nền kinh tế. Hệ thống điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản hình thành một tổng thể những thiết chế và thể chế kinh tế của nhà nước: bộ máy nhà nước gắn với hệ thống chính sách, công cụ.
Hình thức điều tiết: hướng dẫn,thực chất kiểm soát, uốn nắn bằng công cụ kinh tế, hành chính pháp lý, ưu đãi và trừng phạt; bằng giải pháp chiến lược, chương trình, kế hoạch… Từ sự thiết lập nền dân chủ tư sản, bộ máy nhà nước được thực hiện bằng 3 bộ phận để thực hiện quyền lực nhà nước (cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp), sự tham gia của đại biểu các tập đoàn tư bản lớn; bên cạnh còn có cả các tiểu ban dưới các hình thức khác nhau thực hiện “tư vấn’ nhằm “lái”. Và nhằm mục đích “lái” hoạt động nhà nước theo ý đồ chiến lược đường lối kinh tế theo mục tiêu của các tổ chức độc quyền, chúng đã lập ra các ban, ủy ban tư vấn,… đủ loại bên cạnh.
Sự kết hợp về nhân sự được thực hiện thông qua các đảng phái; các đảng phái này tạo cho tư bản chủ quyền một cơ sở xã hội để thực hiện sự thống trị và trực tiếp xây dựng đội ngũ công chức cho bộ máy nhà nước. Cùng với các đảng phái tư sản, sự kết hợp về nhân sự còn được thực hiện thông qua các hội chủ xí nghiệp là lực lượng cực kì lớn mạnh với những tên gọi khác nhau, như: Tổng Liên đoàn công nghiệp Italia, Liên đoàn công thương Anh, Liên minh Liên bang công nghiệp Đức…
Những Hội chủ đó làm việc nhờ vào các đảng, phe phái của giai cấp tư sản, quyết định tổ chức và đường lối kinh tế chính trị trong các đảng, cung cấp kinh phí cho các đảng, gia nhập tạo lập những hệ thống cơ quan nhà nước ở mọi cấp để nắm những chức vụ quan trọng. Và phải nói đến giai đoạn độc quyền các hội này mới có cơ hội bắt đầu phát triển mạnh, chúng phát triển thành hội toàn quốc và trở thành lực lượng chính trị, kinh tế to lớn, là chỗ dựa cho Chủ Nghĩa Tư Bản Độc Quyền Nhà Nước. Và nhằm mục đích “lái” hoạt động nhà nước theo ý đồ chiến lược có ích của mình, chúng đã lập ra các ban, ủy ban tư vấn,… đủ loại bên cạnh. Vai trò những hiệp hội lớn đến nỗi dư luận toàn cầu đã mô tả họ là “chính phủ đứng sau chính phủ”, ”thực lực đứng sau quyền lực”.
Để sử dụng sức mạnh của Nhà nước bảo vệ lợi ích của mình, các tổ chức độc quyền tiến hành kiểm soát, chi phối nhà nước bằng việc cử người tham gia bộ máy nhà nước, gia nhập tạo lập những hệ thống cơ quan nhà nước ở mọi cấp nắm những chức vụ quan trọng. Đây như hành động quan sát để chắc chắn rằng các chính sách đối nội, đối ngoại của nhà nước sẽ được hoạch định vì lợi ích của các tổ chức độc quyền.
Đồng thời tương tự như hành động của các tổ chức độc quyền, các quan chức và nhân viên chính phủ được cài vào các ban quản trị của các tổ chức độc quyền, giữ những chức vụ trọng yếu chính thức hoặc danh dự, hoặc trở thành những người đỡ đầu quan trọng. Tổ chức các hoạt động thông qua các cuộc bầu cử, các đảng phái cử người của mình nắm giữ những chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước: Tổng thống, thủ tướng, nghị viện… Chính sự thâm nhập lẫn nhau này đã tạo ra những biểu hiện mới trong mối quan hệ giữa các tổ chức độc quyền và cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương. Và đây cũng như trong những biểu hiện của mối quan hệ cộng sinh rõ rệt nhất.
CHƯƠNG 2: NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC TRONG BỐI
CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 HIỆN NAY
2.1. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp4.0)
2.1.1. Lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp
2.1.1.1. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên bắt đầu ở nước Anh từ cuối thế kỉ 18, khởi đầu với việc cơ giới hóa ngành dệt bằng cách lợi dụng sức nước của các con sông nhưng vẫn còn gặp nhiều bất tiện. Năm 1784, James Watt phát minh ra máy hơi nước, điều này tạo ra một động lực to lớn đối với ngành dệt, giúp công suất các nhà máy dệt tăng rõ rệt và hơn hết là không phải phụ thuộc vào các con sông. Cũng trong năm đó, Henry Cort đã khám phá ra cách luyện sắt “puddling” đã có thể luyện được sắt song chất lượng vẫn chưa đủ để đáp ứng được yêu cầu về độ bền cho máy móc. Năm 1804, ngành giao thông vận tải đã có bước tiến mới với sự ra đời của xe lửa chạy bằng động cơ hơi nước, khởi đầu cho ngành công nghiệp đường sắt ở Mỹ và Châu Âu. Năm 1807, tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước ra đời thay cho sức chèo của người hay sức gió. Sau màn xuất hiện đầy ngoạn mục ở Anh, cách mạng công nghiệp lần thứ nhất nhanh chóng lan rộng ra khắp thế giới và trở thành một hiện tượng phổ biến.
2.1.1.2. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai
Thuật ngữ này xuất hiện từ cuối thế kỉ 19, sự nổi bật của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai là dây chuyền sản xuất hàng loạt lần đầu tiên xuất hiện, đánh dấu sự phát triển vượt bậc về khoa học kỹ thuật. Đây là kỷ nguyên của máy tính, người máy, hệ thống máy tự động, hệ điều khiển tự động. Bên cạnh đó, những nguồn năng lượng tự nhiên và vô tận cũng được tìm thấy như năng lượng mặt trời, thủy triều, gió, năng lượng nguyên tử,… từng bước thay thế nguồn năng lượng cũ. Đây cũng là thời điểm mở ra kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của con người khi đạt được nhiều thành tựu: thành công phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của trái đất, du hành vũ trụ và đặt chân lên mặt trăng,…
2.1.1.3. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba
Diễn ra vào những năm 1970 với đặc trưng là sản xuất tự động dựa vào máy tính, thiết bị điện tử và Internet góp phần thay đổi hạ tầng điện tử, số hóa và máy tính tạo thành những thành tựu khoa học công nghệ được ứng dụng rộng rãi hiện nay như vệ tinh, điện thoại, máy bay, internet,…
2.1.1.4. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0)
Năm 2013, từ khóa “Industrie 4.0” lần đầu xuất hiện từ một báo cáo của chính phủ Đức nhằm quảng bá một chiến lược công nghệ cao và điện toán hóa ngành sản xuất không cần sự góp mặt của con người. Có thể xem cách mạng công nghiệp 4.0 là một cuộc cách mạng số với sự ra mắt nhiều phát minh được ứng dụng từ thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra trước đó chẳng hạn như Internet kết nối vạn vật (IoT), thực tế ảo (VR), trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn (SMAC),… nhằm chuyển hóa tất cả mọi thứ trong thế giới thực thành số.
2.1.2. Bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Dựa vào những thành tựu về công nghệ số và các phát minh ở các cuộc cách mạng công nghiệp trước đó để chuyển hóa mọi thứ ở thế giới thực vào thế giới số nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất là bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Sự xuất hiện của cuộc cách mạng công nghiệp này đã định hướng một tương lai số hóa với sự góp mặt của nhiều thiết bị công nghệ thông minh có tác động mạnh mẽ đến tương lai như công nghệ sinh học, người máy thông minh, vật liệu mới, công nghệ in 3D,… Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cơ sở để hình thành các “nhà máy thông minh” hay “nhà máy kỹ thuật số”.
2.2. Những biểu hiện trong sự kết hợp về con người giữa các tổ chức độc quyền và nhà nước tư sản
Lãnh tựu Lênin đã từng nhấn mạnh về sự liên minh lợi ích giữa ngân hàng và các chủ doanh nghiệp tư nhân với chính phủ “Hôm nay là bộ trưởng, ngày mai là chủ ngân hàng; hôm nay là chủ ngân hàng, ngày mai là bộ trưởng”
Với mục đích sử dụng tối đa sức mạnh của Nhà nước vào việc bảo vệ các lợi ích của mình, các tổ chức độc quyền đã tiến hành kiểm soát, chi phối hoàn toàn bộ máy nhà nước bằng việc chi phối, kiểm soát những người tham gia vào các vị trí trong bộ máy nhà nước. Từ đó, mọi chính sách đối nội, đối ngoại về mọi lĩnh vực của nhà nước đều được hoạch định vì lợi ích của các tổ chức độc quyền. Đồng thời, nhà nước tư sản cũng chi phối về nhân sự trong ban quản trị của các tổ chức độc quyền, nhằm tạo cơ sở kinh tế và chính trị. Thông qua các cuộc bầu cử, các đảng phái sẽ cử người của mình nắm giữ những chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước: nghị viên, tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng, thống đốc,… Tương quan về lực lượng, sức ảnh hưởng, quyền lợi giữa các đảng phái sẽ được quyết định bởi số ghế của mỗi Đảng trong bộ máy nhà nước. Sự kết hợp này đã tạo nên những biểu hiện mới trong mối quan hệ giữa các tổ chức, đoàn hội doanh nghiệp và bộ máy, cơ quan chính phủ từ cấp trung ương cho tới các cấp địa phương. Ngoài sự hình thành các đảng phái tư sản ra, sự xuất hiện các hội chủ xí nghiệp mang những tên khác nhau như: Tổng liên đoàn công nghiệp Italia, Liên đoàn các nhà kinh tế Nhật Bản, Hội đồng toàn quốc Mỹ, Liên minh liên bang công nghiệp Đức, Tổng liên đoàn công thương Anh, Hội đồng quốc gia giới chủ pháp,… Mặc dù, hình thành đã lâu từ thế kỷ XVIII tại một số đất nước, nhưng đến giai đoạn độc quyền các hội này mới trở nên phát triển mạnh, chúng phát triển trở thành các hội toàn quốc và là lực lượng chính trị, kinh tế to lớn, là chỗ dựa vững chắc cho chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Các hội chủ này thông qua các đảng phái chính trị của giai cấp tư bản cung cấp, hỗ trợ lượng lớn tiền của để chi phối về nhân sự và những đường lối chính sách chính trị, kinh tế,... Mặt khác, những hội chủ xí nghiệp còn lập ra các ủy ban, các tổ chức tư vấn đủ loại bên cạnh các bộ ban ngành, với mục đích “lái” các hoạt động về mọi mặt của nhà nước theo những hoạch định của mình. Vai trò của các “hội” lớn đến mức mà dư luận trên toàn thế giới đã gọi chúng là những chính phủ đằng sau chính phủ.
2.3. Những biểu hiện về sự hình thành và phát triển của sở hữu tư bản độc quyền nhà nước
Sở hữu tập thể của giai cấp tư sản độc quyền như là sở hữu độc quyền nhà nước, và hình thức này có nhiệm vụ, trách nhiệm ủng hộ, đáp ứng và hỗ trợ quyền lợi của giai cấp tư bản độc quyền nhằm củng cố sự hiện diện của mình trong chủ nghĩa tư bản. Nó được thể hiện bằng sự gia tăng của sở hữu nhà nước và cả sự nâng cao giữa hai mối quan hệ là sở hữu độc quyền tư nhân và sở hữu nhà nước, hai loại hình ấy liên kết với nhau cùng nhau chuyển vào chu trình chu trình tổng tư bản và sau đó là vào vốn xã hội. Sở hữu nhà nước thường được định hình, thiết lập dưới nhiều hình thức phong phú khác nhau như: thành lập công ty nhà nước từ nguồn vốn trong ngân sách nhà nước, quốc hữu hóa các xí nghiệp, công ty tư nhân thông qua việc mua bán, mở rộng công ty nhà nước bằng nguồn vốn dự trữ của công ty tư nhân, sở hữu mua lại cổ phần từ công ty tư nhân…. Các chức năng quan trọng được thực hiện bởi sở hữu nhà nước như sau:
Thứ nhất là sản xuất tư bản chủ nghĩa được mở rộng nhằm đảm bảo chủ nghĩa tư bản tiến bộ và phát triển toàn diện trên phạm vi lớn.
Thứ hai là thúc đẩy, kích thích các tổ chức, công ty độc quyền giải phóng nguồn vốn ra khỏi các ngành ít sinh lợi thay vào đó là đầu tư vào những ngành đem lại nhiều giá trị về lợi nhuận hơn.
Thứ ba là sở hữu nhà nước làm nguồn lực kinh tế, cho phép nhà nước phân phối, điều tiết lại các quá trình kinh tế trên tinh thần đảm bảo lợi ích của những giai cấp tư bản độc quyền.
2.4. Những biểu hiện trong cơ cấu điều tiết kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước được Lênin đề cập như một phạm trù gắn liền với chủ nghĩa tư bản độc quyển. Tuy nhiên, Trong thời Lênin, hiện tượng đó cũng mới chỉ ở giai đoạn hình thành.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước cũng có những biểu hiện mới sau đây:
-Tỷ trọng của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế quốc dân đã được nâng lên rõ rệt, nó bao gồm các xí nghiệp nhà nước trong các ngành sản xuất vật chất, gồm các tổ chức tài chính thuộc ngân hàng, ngành dịch vụ, cùng với những công trình cơ sở hạ tầng xã hội mới được xây dựng được đầu tư bởi nhà nước tư bản chủ nghĩa.
- Kinh tế thuộc nhà nước và tư nhân kết hợp với nhau tăng lên mạnh mẽ. Năm 1979, trong số 40 công ty công nghiệp lớn nhất của Tây Âu thì có 7 công ty hỗn hợp vốn giữa nhà nước và tư bản. Trong đó chiếm khoảng một nửa là vốn nhà nước. Bên cạnh đó trong các công ty dầu lửa của nước Mỹ, chiếm 46% cổ phần do chính phủ. Ở Cộng hòa Liên bang Đức có 1.000 xí nghiệp thuộc nhà nước và tư nhân kết hợp.
-Chi tiêu tài chính nhà nước tư bản phát triển dùng để điều tiết quá trình tái sản xuất xã hội tăng lên nhiều. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, khoản chi này đã chiếm khoảng 10% tỷ trọng tổng giá trị sản phẩm quốc dân. Những năm 80 của thế kỷ XX, khoản chi này đã chiếm hơn 30%,còn có nước vượt quá 50%.
-Phương thức điều tiết của nhà nước rất linh hoạt và mềm dẻo hơn với phạm vi rộng hơn.
Phương thức điều tiết của nhà nước cũng được thay đổi một cách linh họạt và mềm dẻo hơn, điều tiết tình thế với điều tiết dài hạn kết hợp với nhau. Công cụ và phạm vi điều tiết của nhà nước cũng phong phú và đa dạng hơn:
-Điều tiết chương trình và kế hoạch. Ví dụ: việc chi ngân sách được thực hiện theo các chương trình kinh tế - xã hội trung hạn và dài hạn, thứ nhất là chương trình phục hồi kinh tế, thứ 2 là chương trình phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học thứ 3 là công nghệ và chương trình phát triển kết cấu hạ tầng, và cuối cùng là chương trình cải biến cơ cấu kinh tế.
-Điều tiết cơ cấu kinh tế bằng quan hệ thị trường thông qua hợp đồng, việc này đồng thời hỗ trợ những ngành truyền thống và cần được tiếp tục để duy trì những ngành mũi nhọn với công nghệ cao. Như vậy, nhu cầu của nhà nước trở thành một công cụ tác động vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo một cách chủ động.
-Điều tiết tiến bộ khoa học và công nghệ bằng việc tăng chi ngân sách cho việc nghiên cứu và phát triển (R & D), hỗ trợ tăng tài trợ nghiên cứu ứng dụng của các công ty tư nhân, còn đề xuất những hướng ưu tiên nghiên cứu khoa học hoặc mua công nghệ nhập từ nước ngoài.
-Điều tiết thị trường lao động: Việc ứng dụng các thành tựu cách mạng khoa học và công nghệ vào sản xuất và thay đổi cơ cấu kinh tế để thích ứng với công nghệ mới trong chế độ tư bản chủ nghĩa tất yếu sẽ dẫn đến tăng số người thất nghiệp. Chính vì vậy, nhà nước tư bản phải biết điều tiết thị trường lao động để xoa dịu mâu thuẫn giữa tư bản và lao động.
-Điều tiết thị trường tài chính, chống lạm phát, tiền tệ, biết điều tiết giá cả.
-Điều tiết các mối quan hệ kinh tế đối ngoại và hệ thống tài chính - tiền tệ quốc tế…
PHẦN KẾT LUẬN
Nói tóm lại, để tạo ra thế cân bằng về quyền lực và duy trì nó, các quốc gia phải luôn duy trì một mức độ độc quyền nhất định phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và trình độ phát triển của từng quốc gia. Trong điều kiện kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, để hình thành độc quyền nhà nước, điều tất yếu phải dựa vào sự hợp tác của độc quyền nhóm, độc quyền tư nhân với quyền lực kinh tế nhà nước.
Trong hành trình 30 năm đổi mới, nổ lực thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành công, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức khá, cải thiện tình hình nghèo nàn, lạc hậu, đẩy nhanh tiến độ xóa đói, giảm nghèo. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì vẫn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục như tốc độ tăng trưởng kinh tế còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng; khả năng cạnh tranh còn thấp; những thay đổi về chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa thể hiện rõ; chất lượng nguồn nhân lực chỉ ở mức tương đối; cơ sở hạ tầng kém phát triển.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang nhanh chóng lan rộng ra khắp thế giới và được hưởng ứng đông đảo; trong bối cảnh đó, việc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là vấn đề cấp thiết cần phải thực hiện, đồng thời phải thực hiện các giải pháp chuyển đổi mô hình kinh tế, nâng cao chất lượng lao động, thúc đẩy năng lực cạnh tranh ở các cấp địa phương, ngành và cấp sản phẩm. Bên cạnh đó, cần nâng cao vai trò chủ đạo của nhà nước khi thu hút vốn đầu tư từ khu vực tư nhân, đồng thời có những chính sách nhằm khuyến khích đầu tư, kêu gọi vốn với chế tài phù hợp. Các giải pháp nêu trên cần được áp dụng một cách hợp lý, hiệu quả và đồng bộ thì mới có thể đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng được yêu cầu cần thiết để góp mặt vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để từ đó có những bước tiến lớn trên hành trình xây dựng một đất nước Việt Nam thịnh vượng, dân chủ, công bằng, văn minh.
Là nhóm sinh viên thực hiện đề tài này, nhóm hy vọng bài luận này sẽ có ích cho những người đón nhận cũng như tham khảo. Và nhóm sinh viên thực hiện cũng cảm ơn giảng viên đã hướng dẫn nhóm sinh viên trong suốt thực hiên bài luận tốt nhất. Có thể bài luận sẽ còn nhiều sai sót do thiếu kinh nghiệm, cũng như kiến thức còn non trẻ. Vì vậy chúng em mong sẽ nhận được góp ý để bài luận có thể trọn vẹn và có ích cho sau này.
HẾT