Lý luận của phép biện chứng duy vật - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng

1.2. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Phép biện chứng duy vật bao gồm ba quy luật cơ bản. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập chỉ ra nguồn gốc của sự vận động, phát triển của sự vật; Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Phân tích lý luận của phép biện chứng duy vật về cách
thức vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế
giới. Anh (Chị) hãy vận dụng lý luận này vào hoạt động nhận
thức và thực tiễn của bản thân.
Mục lục
Chương 1: Kiến thức
bản .......................................................................................................................................1
1. Khái quát về phép biện chứng duy vật và các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. ..........1
1.1. Phép biện chứng duy vật.......................................................................................................................1
1.2. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. ..........................................................................1
2. Lý luận của phép biện chứng duy vật về cách thức vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng
trong thế
giới..............................................................................................................................................................1
2.1. Chất
gì?................................................................................................................................................1
2.2. Lượng
gì? ...............................................................................................................................................2
2.3. Quan hệ biện chứng giữa lượng và chất. ................................................................................................3
2.4. Ý nghĩa của phương pháp
luận.................................................................................................................4
Chương 2: Kiến thức vận
dụng........................................................................................................................................4
Vận dụng quy luật lượng-chất trong quá trình học Đại
học......................................................................................4
Tài liệu tham khảo: sách triết học Mác - Lênin
1
Chương 1: Kiến thức cơ bản
1. Khái quát về phép biện chứng duy vật và các quy luật cơ bản của
phép biện chứng duy vật.
1.1. Phép biện chứng duy vật.
Phép biện chứng duy vật được coi là hình thức phát triển cao nhất trong ba hình
thức cơ bản của phép biện chứng, bởi vì đối với các đối tượng nghiên cứu của mình thì
phép biện chứng duy vật luôn thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất, từ
đó giúp định hướng việc đề ra các nguyên tắc cơ bản cho các hoạt động nhận thức và
thực tiễn.
1.2. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật.
Phép biện chứng duy vật bao gồm ba quy luật cơ bản. Quy luật thống nhất và
đấu tranh của các mặt đối lập chỉ ra nguồn gốc của sự vận động, phát triển của sự vật;
quy luật phủ định của phủ định chỉ ra khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật,
hiện tượng; quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và
ngược lại chỉ ra cách thức vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Các quy luật
này được áp dụng để giải thích về sự phát triển của sư vật, hiện tượng. Ba quy luật cơ
bản này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phép duy vật biện chứng nói riêng và
trong toàn bộ triết học Mác-Lênin nói chung.
2. Lý luận của phép biện chứng duy vật về cách thức vận động, phát
triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới.
Để hiểu rõ cách thức vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng thì chúng
ta cần phải hiểu rõ thế nào là chất, thế nào là lượng và mối quan hệ giữa chúng.
2.1. Chất là gì?
Chất là một phạm trù của triết học, dùng để xác định tính quy luật khách quan
vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính, những
yếu tố cấu thành lên sự vật, hiện tượng. Chúng ta có thể hiểu rằng trên thế giới này có
vô vàn sự vật, hiện tượng; mỗi sự vật, hiện tượng đều có những chất vốn có của chính
nó. Nhờ đó mà có thể phân biết được nó với những sự vật, hiện tượng khác. Ví dụ như
2
ta có thể dễ dàng phân biệt được muối và đường thông qua tính chất của chúng, tính
chất của muối là mặn, còn tính chất của đường là ngọt. Hiểu theo nghĩa đơn giản là
vậy, nhưng trên thực tế thì tồn tại những sự vật, hiện tượng không chỉ có một chất, mà
có nhiều chất. Chất là các thuộc tính khách quan vốn có của sự vật nhưng chỉ những
thuộc tính cơ bản mới hợp thành chất của sự vật, hiện tượng. Khi các thuộc tính cơ bản
thay đổi thì chất của sự vật thay đổi. Chất của sự vật, hiện tượng không những được
xác định bởi chất của các yếu tố cấu thành mà còn bởi cấu trúc và phương thức liên kết
giữa chúng, thông qua các mối liên hệ cụ thể do đó việc phân biệt thuộc tính cơ bản và
không cơ bản, chất chỉ có ý nghĩa tương đối.
2.2. Lượng là gì?
Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt
số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các
thuộc tính của sự vật.
Lượng mang tính khách quan vì lượng là một dạng biểu hiện của vật chất,
chiếm một vị trí nhất định trong không gian và tồn tại trong thời gian nhất định. Trong
sự vật hiện tượng có nhiều loại lượng khác nhau như: có lượng là yếu tố quyết định
bên trong. Ví dụ: trong phân tử nước gồm hai nguyên tử hidro liên kết với một nguyên
tử oxi; nguyên tử hidro và oxi được coi là hai loại lượng trong nguyên tử nước. Có
lượng chỉ thể hiện yếu tố bên ngoài của sự vật, hiện tượng như là chiều cao của mỗi cá
nhân hay là chiều dài của một vật cụ thể nào đó. Lượng có thể được xác định bởi
những đơn vị đo lường cụ thể với con số chính xác. Ví dụ như ta có thể ta có thể xác
định được số lượng sinh viên trong lớp 11A là 30 bạn. Bên cạnh đó, cũng tồn tại
những lượng biểu thị dưới dạng khái quát và cần thiết nhận thức bằng con đường trừu
tượng và khái quát hóa ví dụ như là lượng trình độ phẩm chất đạo đứa của một con
người, ý thức trách nhiệm cao hay thấp của một công dân. Sự vật hin tượng càng
phức tạp thì lượng của chúng cũng phức tạp theo. Lượng là thường xuyên biến đổi.
Bản thân lượng không nói lên sự vật đó là gì, các thông số v lượng không ổn định mà
thường xuyên biến đổi cùng với sự vận động biến đổi của sự vật, đó là mặt không ổn
định của sự vật.
3
Thông qua việc định nghĩa khái niệm lượng và chất, ta đúc kết được rằng chất
và lượng là hai phương diện khác nhau của cùng một sự vật, hiện tượng. Hai phương
diện đó đều tồn tại khách quan. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa chất và lượng của sự vật,
hiện tượng chỉ mang tính tương đối. Có những tính quy định trong mối quan hệ này là
chất nhưng trong mối quan hệ khác lại là lượng.
2.3. Quan hệ biện chứng giữa lượng và chất.
Lượng và chất là hai mặt cơ bản của mọi sự vật hiện tượng. Trong bản thân sự
vật thì “Chất” và “lượng” luôn thống nhất hữu cơ với nhau, không tách rời nhau, tác
động lẫn nhau một cách biện chứng, làm cho sự vận động, biến đổi theo cách thức từ
những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất của sự vật và ngược lại.
Không phải sự thay đổi về lượng bất kỳ nào cũng dẫn đển sự thay đổi về chất.
Ở một giới hạn nhất định, sự thay đổi về lượng chưa dẫn tới sự thay đổi về chất. Giới
hạn mà sự thay đổi về lượng chưa làm chất thay đổi được gọi là độ, trong giới hạn đó
thì sự vật hiện tượng vẫn là chính nó và chưa bị biến đổi thành sự vật hiện tượng khác.
Ví dụ như độ tồn tại của nước nguyên chất ở trạng thái lỏng từ 0 độ C đến 100 độ C.
Trong giới hạn của một độ nhất định, lượng thường xuyên biến đổi còn chất tương đối
ổn định. Sự thay đổi về lượng của sự vật có thể làm chất thay đổi ngay lập tức nhưng
cũng có thể làm thay đổi dần dần chất cũ. Thời điểm mà ở đó sự thay đổi về lượng đã
đủ để làm thay đổi về chất của sự vật gọi là điểm nút. Tại điểm nút, lượng đã đạt đủ
kết hợp với những điều kiện tất yếu thì chất mới sẽ được ra đời, đây được gọi là bước
nhảy. Một số ví dụ về bước nhảy phải kể đến như là một cuộc cách mạng, một kỳ thi,
một đám cưới... Tùy vào tính chất và điều kiện phát triển của mỗi sự vật khác nhau thì
bước nhảy cũng diễn ra theo một hình thức khác nhau. Bước nhảy kết thúc một giai
đoạn biến đổi về lượng và mở đầu cho một giai đoạn phát triển mới. Đó là giai đoạn
trong quá trình vận động liên tục của sự vật, đồng thời còn là một tiền đề cho một quá
trình tích lũy liên tục về lượng tiếp theo.
Như vậy, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng là sự thống nhất biện chứng giữa
hai mặt chất và lượng. Sự thay đổi về lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất
thông qua bước nhảy. Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới. Quá
4
trình đó liên tục diễn ra, tạo thành phương thức phổ biến của các quá trình vận động,
phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
2.4. Ý nghĩa của phương pháp luận
Muốn có sự thay đổi về chất thì phải tích lũy đủ về lượng và khi lượng đã đạt đến
điểm nút thì phải chủ động thực hiện bước nhảy. Trong toàn bộ quá trình, cần khắc phục
tư tưởng nôn nóng tả khuynh (không chịu tích lũy về mặt lượng mà lại muốn biến đổi
về chất) và tư tưởng bảo thủ hữu khuynh (lượng đã tích lũy đến điểm nút nhưng không
thực hiện bước nhảy).
Chương 2: Kiến thức vận dụng
Vận dụng quy luật lượng-chất trong quá trình học Đại học
Việc chuyển từ học phổ thông sang học đại học được coi là một bước chuyển về
chất. Khi chúng ta học phổ thông, chúng ta tích lũy kiến thức dần dần, ngày này qua
ngày khác, sau một thời gian dài chúng ta sẽ học hết toàn bộ chương trình, nắm vững
các kiến thức đó và chúng ta sẽ tiến hành cuộc thi đại học. Đối với những người đã tích
lũy đủ những kiến thức cần thiết họ sẽ vượt qua kỳ thi và trở thành sinh viên đại học.
Đối với những người khác do việc tích lũy kiến thức chưa đủ lượng, chưa đủ nhiều, chưa
sâu sắc thì họ sẽ chưa vượt qua được kỳ thi, họ có thể sẽ mất thêm thời gian để tích lũy
thêm bằng cách thi vào năm sau hoặc có thể họ sẽ không thi nữa.
Khi đến với môi trường Đại học, việc tích lũy lượng (kiến thức) là hoàn toàn
không giống với cách làm của cấp ba, việc này đòi hỏi sinh viên phải phải có một tư
tưởng không nôn nóng, không bảo thủ với cách học cũ của cấp ba. Ở Đại học để có thể
đạt được tấm bằng cử nhân, thì sinh viên được yêu cầu phải tích lũy đủ về số lưỡng các
tín chỉ. Có thể coi quá trình lên lớp, học tập kết hợp với vic tự học là quá trình tích lũy
về lượng, kỳ thi chính là điểm nút và thực hiện kì thi đó chính là bước nhảy của sinh
viên. Để có thể đạt đến một chất mới thì sinh viên phải tự ý thức được việc tầm quan
trọng của việc tích lũy đủ về lượng (kiến thức) cho bản thân mình và loại bỏ tư tưởng
hữu khuynh để có thể thực hiện bước nhảy (thi chử) sau 4 năm tích lũy lượng cho bản
thân mình. Bên cạch việc tích lũy lượng (kiến thức) để có thể đạt được chất mới (tốt
nghiệp) sinh viên cần song song tích lũy thêm nhiều kĩ năng mềm khác để có thể bước
ra ngoài xã hội khắc nghiệt, sinh viên cần trang bị cho bản thân những kĩ năng cơ bản
nhất như kĩ năng giao tiếp, ngôn ngữ, kĩ năng tin học,…
5
Trong quãng thời gian Đại học của sinh viên, quy luật lượng và chất liên tục diễn
ra, sự phấn đấu liên tục không ngừng nghỉ ở mỗi sinh viên để có thể tích lũy đủ về lượng,
từ đó trau dồi cho họ thêm nhiều kiến thức và sự tự tin để vững bước trong hành trang
cuộc đời mình. Khi ấy, nhiệm vụ của sinh viên là khai phá hết tiềm năng tri thức, kho
dữ liệu và ứng dụng vào thực tiễn và tiếp tục mở rộng con đường khoa học – nghệ thuật,
tránh bị tư tưởng bảo thủ và chủ quan nghĩ rằng mình đã làm hết sức có thể.
Để mà quy luật lượng chất được diễn ra một cách suôn sẻ và hiệu quả nhất thì
trong sự vận động và phát triển phải biết tích lũy đủ về lượng để có thể dẫn đến sự thay
đổi về chất; không được nôn nóng mà học nhảy cấp quá nhiều, khiến cho lượng tích lũy
không được hiệu quả. Bên cạnh đó cũng không được bảo thủ, lo sợ không dám thực hiện
bước nhảy để đến với những chất cao hơn. Ví dụ như một sinh viên đã tích lũy đủ lượng
để có thể tham gia một cuộc thi phản biện do đoàn khoa tổ chức nhưng lại lo sợ, ngần
ngại không dám tham gia vào cuộc thi (thực hiện bước nhảy) Trong quá trình học tập
thì lượng tốt nhất nên được tích lũy từ từ, theo một lộ trình cụ thể, kiến thức phải được
tích lũy một cách đầy đủ và sâu sắc. bên cạnh kiến thức thì kỹ năng cũng nên cần được
trau dồi. Việc bỏ bước trong tích lũy sẽ đẫn đến sự không hoàn thiện về độ, việc thực
hiện bước nhảy sẽ không thành công và không thể hình thành chất mới.
Nói tóm lại, việc học tập là việc cả đời. Mỗi khi tích lũy đủ về lượng (kiến thức)
thì ta có thể thực hiện bước nhảy để đạt đến một chất mới. Tất cả mọi người, đặc biệt là
sinh viên cần nhận thức đúng đắn, hiểu rõ và áp dụng một cách hiệu quả nhất quy luật
lượng chất này vào quá trình học tập và quá trình làm việc sau này.
| 1/5

Preview text:

Phân tích lý luận của phép biện chứng duy vật về cách
thức vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế
giới. Anh (Chị) hãy vận dụng lý luận này vào hoạt động nhận
thức và thực tiễn của bản thân. Mục lục Chương 1: Kiến thức cơ
bản .......................................................................................................................................1
1. Khái quát về phép biện chứng duy vật và các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. ..........1
1.1. Phép biện chứng duy vật.......................................................................................................................1
1.2. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. ..........................................................................1
2. Lý luận của phép biện chứng duy vật về cách thức vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế
giới..............................................................................................................................................................1 2.1. Chất là
gì?................................................................................................................................................1 2.2. Lượng là
gì? ...............................................................................................................................................2
2.3. Quan hệ biện chứng giữa lượng và chất. ................................................................................................3 2.4. Ý nghĩa của phương pháp
luận.................................................................................................................4 Chương 2: Kiến thức vận
dụng........................................................................................................................................4 Vận dụng quy luật lượng-chất trong quá trình học Đại
học......................................................................................4
Tài liệu tham khảo: sách triết học Mác - Lênin 1
Chương 1: Kiến thức cơ bản
1. Khái quát về phép biện chứng duy vật và các quy luật cơ bản của
phép biện chứng duy vật.
1.1. Phép biện chứng duy vật.
Phép biện chứng duy vật được coi là hình thức phát triển cao nhất trong ba hình
thức cơ bản của phép biện chứng, bởi vì đối với các đối tượng nghiên cứu của mình thì
phép biện chứng duy vật luôn thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất, từ
đó giúp định hướng việc đề ra các nguyên tắc cơ bản cho các hoạt động nhận thức và thực tiễn.
1.2. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật.
Phép biện chứng duy vật bao gồm ba quy luật cơ bản. Quy luật thống nhất và
đấu tranh của các mặt đối lập chỉ ra nguồn gốc của sự vận động, phát triển của sự vật;
quy luật phủ định của phủ định chỉ ra khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật,
hiện tượng; quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và
ngược lại chỉ ra cách thức vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Các quy luật
này được áp dụng để giải thích về sự phát triển của sư vật, hiện tượng. Ba quy luật cơ
bản này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phép duy vật biện chứng nói riêng và
trong toàn bộ triết học Mác-Lênin nói chung.
2. Lý luận của phép biện chứng duy vật về cách thức vận động, phát
triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới.
Để hiểu rõ cách thức vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng thì chúng
ta cần phải hiểu rõ thế nào là chất, thế nào là lượng và mối quan hệ giữa chúng. 2.1. Chất là gì?
Chất là một phạm trù của triết học, dùng để xác định tính quy luật khách quan
vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính, những
yếu tố cấu thành lên sự vật, hiện tượng. Chúng ta có thể hiểu rằng trên thế giới này có
vô vàn sự vật, hiện tượng; mỗi sự vật, hiện tượng đều có những chất vốn có của chính
nó. Nhờ đó mà có thể phân biết được nó với những sự vật, hiện tượng khác. Ví dụ như 2
ta có thể dễ dàng phân biệt được muối và đường thông qua tính chất của chúng, tính
chất của muối là mặn, còn tính chất của đường là ngọt. Hiểu theo nghĩa đơn giản là
vậy, nhưng trên thực tế thì tồn tại những sự vật, hiện tượng không chỉ có một chất, mà
có nhiều chất. Chất là các thuộc tính khách quan vốn có của sự vật nhưng chỉ những
thuộc tính cơ bản mới hợp thành chất của sự vật, hiện tượng. Khi các thuộc tính cơ bản
thay đổi thì chất của sự vật thay đổi. Chất của sự vật, hiện tượng không những được
xác định bởi chất của các yếu tố cấu thành mà còn bởi cấu trúc và phương thức liên kết
giữa chúng, thông qua các mối liên hệ cụ thể do đó việc phân biệt thuộc tính cơ bản và
không cơ bản, chất chỉ có ý nghĩa tương đối. 2.2. Lượng là gì?
Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt
số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các
thuộc tính của sự vật.
Lượng mang tính khách quan vì lượng là một dạng biểu hiện của vật chất,
chiếm một vị trí nhất định trong không gian và tồn tại trong thời gian nhất định. Trong
sự vật hiện tượng có nhiều loại lượng khác nhau như: có lượng là yếu tố quyết định
bên trong. Ví dụ: trong phân tử nước gồm hai nguyên tử hidro liên kết với một nguyên
tử oxi; nguyên tử hidro và oxi được coi là hai loại lượng trong nguyên tử nước. Có
lượng chỉ thể hiện yếu tố bên ngoài của sự vật, hiện tượng như là chiều cao của mỗi cá
nhân hay là chiều dài của một vật cụ thể nào đó. Lượng có thể được xác định bởi
những đơn vị đo lường cụ thể với con số chính xác. Ví dụ như ta có thể ta có thể xác
định được số lượng sinh viên trong lớp 11A là 30 bạn. Bên cạnh đó, cũng tồn tại
những lượng biểu thị dưới dạng khái quát và cần thiết nhận thức bằng con đường trừu
tượng và khái quát hóa ví dụ như là lượng trình độ phẩm chất đạo đứa của một con
người, ý thức trách nhiệm cao hay thấp của một công dân. Sự vật hiện tượng càng
phức tạp thì lượng của chúng cũng phức tạp theo. Lượng là thường xuyên biến đổi.
Bản thân lượng không nói lên sự vật đó là gì, các thông số về lượng không ổn định mà
thường xuyên biến đổi cùng với sự vận động biến đổi của sự vật, đó là mặt không ổn định của sự vật. 3
Thông qua việc định nghĩa khái niệm lượng và chất, ta đúc kết được rằng chất
và lượng là hai phương diện khác nhau của cùng một sự vật, hiện tượng. Hai phương
diện đó đều tồn tại khách quan. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa chất và lượng của sự vật,
hiện tượng chỉ mang tính tương đối. Có những tính quy định trong mối quan hệ này là
chất nhưng trong mối quan hệ khác lại là lượng.
2.3. Quan hệ biện chứng giữa lượng và chất.
Lượng và chất là hai mặt cơ bản của mọi sự vật hiện tượng. Trong bản thân sự
vật thì “Chất” và “lượng” luôn thống nhất hữu cơ với nhau, không tách rời nhau, tác
động lẫn nhau một cách biện chứng, làm cho sự vận động, biến đổi theo cách thức từ
những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất của sự vật và ngược lại.
Không phải sự thay đổi về lượng bất kỳ nào cũng dẫn đển sự thay đổi về chất.
Ở một giới hạn nhất định, sự thay đổi về lượng chưa dẫn tới sự thay đổi về chất. Giới
hạn mà sự thay đổi về lượng chưa làm chất thay đổi được gọi là độ, trong giới hạn đó
thì sự vật hiện tượng vẫn là chính nó và chưa bị biến đổi thành sự vật hiện tượng khác.
Ví dụ như độ tồn tại của nước nguyên chất ở trạng thái lỏng từ 0 độ C đến 100 độ C.
Trong giới hạn của một độ nhất định, lượng thường xuyên biến đổi còn chất tương đối
ổn định. Sự thay đổi về lượng của sự vật có thể làm chất thay đổi ngay lập tức nhưng
cũng có thể làm thay đổi dần dần chất cũ. Thời điểm mà ở đó sự thay đổi về lượng đã
đủ để làm thay đổi về chất của sự vật gọi là điểm nút. Tại điểm nút, lượng đã đạt đủ
kết hợp với những điều kiện tất yếu thì chất mới sẽ được ra đời, đây được gọi là bước
nhảy. Một số ví dụ về bước nhảy phải kể đến như là một cuộc cách mạng, một kỳ thi,
một đám cưới... Tùy vào tính chất và điều kiện phát triển của mỗi sự vật khác nhau thì
bước nhảy cũng diễn ra theo một hình thức khác nhau. Bước nhảy kết thúc một giai
đoạn biến đổi về lượng và mở đầu cho một giai đoạn phát triển mới. Đó là giai đoạn
trong quá trình vận động liên tục của sự vật, đồng thời còn là một tiền đề cho một quá
trình tích lũy liên tục về lượng tiếp theo.
Như vậy, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng là sự thống nhất biện chứng giữa
hai mặt chất và lượng. Sự thay đổi về lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất
thông qua bước nhảy. Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới. Quá 4
trình đó liên tục diễn ra, tạo thành phương thức phổ biến của các quá trình vận động,
phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
2.4. Ý nghĩa của phương pháp luận
Muốn có sự thay đổi về chất thì phải tích lũy đủ về lượng và khi lượng đã đạt đến
điểm nút thì phải chủ động thực hiện bước nhảy. Trong toàn bộ quá trình, cần khắc phục
tư tưởng nôn nóng tả khuynh (không chịu tích lũy về mặt lượng mà lại muốn biến đổi
về chất) và tư tưởng bảo thủ hữu khuynh (lượng đã tích lũy đến điểm nút nhưng không
thực hiện bước nhảy).
Chương 2: Kiến thức vận dụng
Vận dụng quy luật lượng-chất trong quá trình học Đại học
Việc chuyển từ học phổ thông sang học đại học được coi là một bước chuyển về
chất. Khi chúng ta học phổ thông, chúng ta tích lũy kiến thức dần dần, ngày này qua
ngày khác, sau một thời gian dài chúng ta sẽ học hết toàn bộ chương trình, nắm vững
các kiến thức đó và chúng ta sẽ tiến hành cuộc thi đại học. Đối với những người đã tích
lũy đủ những kiến thức cần thiết họ sẽ vượt qua kỳ thi và trở thành sinh viên đại học.
Đối với những người khác do việc tích lũy kiến thức chưa đủ lượng, chưa đủ nhiều, chưa
sâu sắc thì họ sẽ chưa vượt qua được kỳ thi, họ có thể sẽ mất thêm thời gian để tích lũy
thêm bằng cách thi vào năm sau hoặc có thể họ sẽ không thi nữa.
Khi đến với môi trường Đại học, việc tích lũy lượng (kiến thức) là hoàn toàn
không giống với cách làm của cấp ba, việc này đòi hỏi sinh viên phải phải có một tư
tưởng không nôn nóng, không bảo thủ với cách học cũ của cấp ba. Ở Đại học để có thể
đạt được tấm bằng cử nhân, thì sinh viên được yêu cầu phải tích lũy đủ về số lưỡng các
tín chỉ. Có thể coi quá trình lên lớp, học tập kết hợp với việc tự học là quá trình tích lũy
về lượng, kỳ thi chính là điểm nút và thực hiện kì thi đó chính là bước nhảy của sinh
viên. Để có thể đạt đến một chất mới thì sinh viên phải tự ý thức được việc tầm quan
trọng của việc tích lũy đủ về lượng (kiến thức) cho bản thân mình và loại bỏ tư tưởng
hữu khuynh để có thể thực hiện bước nhảy (thi chử) sau 4 năm tích lũy lượng cho bản
thân mình. Bên cạch việc tích lũy lượng (kiến thức) để có thể đạt được chất mới (tốt
nghiệp) sinh viên cần song song tích lũy thêm nhiều kĩ năng mềm khác để có thể bước
ra ngoài xã hội khắc nghiệt, sinh viên cần trang bị cho bản thân những kĩ năng cơ bản
nhất như kĩ năng giao tiếp, ngôn ngữ, kĩ năng tin học,… 5
Trong quãng thời gian Đại học của sinh viên, quy luật lượng và chất liên tục diễn
ra, sự phấn đấu liên tục không ngừng nghỉ ở mỗi sinh viên để có thể tích lũy đủ về lượng,
từ đó trau dồi cho họ thêm nhiều kiến thức và sự tự tin để vững bước trong hành trang
cuộc đời mình. Khi ấy, nhiệm vụ của sinh viên là khai phá hết tiềm năng tri thức, kho
dữ liệu và ứng dụng vào thực tiễn và tiếp tục mở rộng con đường khoa học – nghệ thuật,
tránh bị tư tưởng bảo thủ và chủ quan nghĩ rằng mình đã làm hết sức có thể.
Để mà quy luật lượng chất được diễn ra một cách suôn sẻ và hiệu quả nhất thì
trong sự vận động và phát triển phải biết tích lũy đủ về lượng để có thể dẫn đến sự thay
đổi về chất; không được nôn nóng mà học nhảy cấp quá nhiều, khiến cho lượng tích lũy
không được hiệu quả. Bên cạnh đó cũng không được bảo thủ, lo sợ không dám thực hiện
bước nhảy để đến với những chất cao hơn. Ví dụ như một sinh viên đã tích lũy đủ lượng
để có thể tham gia một cuộc thi phản biện do đoàn khoa tổ chức nhưng lại lo sợ, ngần
ngại không dám tham gia vào cuộc thi (thực hiện bước nhảy) Trong quá trình học tập
thì lượng tốt nhất nên được tích lũy từ từ, theo một lộ trình cụ thể, kiến thức phải được
tích lũy một cách đầy đủ và sâu sắc. bên cạnh kiến thức thì kỹ năng cũng nên cần được
trau dồi. Việc bỏ bước trong tích lũy sẽ đẫn đến sự không hoàn thiện về độ, việc thực
hiện bước nhảy sẽ không thành công và không thể hình thành chất mới.
Nói tóm lại, việc học tập là việc cả đời. Mỗi khi tích lũy đủ về lượng (kiến thức)
thì ta có thể thực hiện bước nhảy để đạt đến một chất mới. Tất cả mọi người, đặc biệt là
sinh viên cần nhận thức đúng đắn, hiểu rõ và áp dụng một cách hiệu quả nhất quy luật
lượng chất này vào quá trình học tập và quá trình làm việc sau này.