-
Thông tin
-
Quiz
Lý luận nhà nước và pháp luật Lý thuyết ôn tập - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Nhà nước do thượng đế tạo ra => phục tùng nhà nước là điều tất yếu - ba trường phái: quân quyền giáo quyền dân quyền. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt và đạt kết quả cao trong môn học. Mời bạn đọc đón xem!
Pháp luật đại cương (PL101) 799 tài liệu
Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Lý luận nhà nước và pháp luật Lý thuyết ôn tập - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Nhà nước do thượng đế tạo ra => phục tùng nhà nước là điều tất yếu - ba trường phái: quân quyền giáo quyền dân quyền. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt và đạt kết quả cao trong môn học. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101) 799 tài liệu
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:



















Tài liệu khác của Đại học Tôn Đức Thắng
Preview text:
Chương 1: NGUỒN GỐC CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT I/ Quan Điểm Phi Macxit
Thuyết thần học:
- nhà nước do thượng đế tạo ra => phục tùng nhà nước là
điều tất yếu - ba trường phái: quân quyền giáo quyền dân quyền
Thuyết gia trưởng: nhà nước => sự phát triển của gia đình
và quyền gia trưởng (nước mang bản chất cũng như
quyền gia trưởng của người đứng đầu trong gia đình)
Thuyết kế ước xã hội:
nhà nước => kế ước được kí kết giữ con người trong
trạng thái không có nhà nước
lý giải cho sự ra đời của một vài nhà nước ( vd: singapo) II/ Học Thuyết Mac-Lenin
Nguồn gốc của nhà nước:
- xã hội khi có: chế độ tư hữu và giai cấp
- khách quan => vận động và phát triển, tiêu vong
Nhà nước tiêu vong khi không còn chế độ tư hữu và giai cấp
3 lần vận động xã hội:
- chăn nuôi tách khỏi trồng trọt => tư hữu ( mầm
móng) / cn >< nl ( ít)
- thủ công nghiệp ra đời => tư hữu / cn >< nl ( tăng)
- thương nghiệp ra đời => giàu >< nghèo / cn >< nl ( gay gắt)
Việt Nam không có hình thái chiếm hữu nô lệ và bỏ qua hình
thái tư bản chủ nghĩa.
III/ Mối Quan Hệ Giữa Nhà Nước và Các Thiết Chế Chính Trị
Hệ thống chính trị là liên minh các thiết chế chính trị có mối
liên hệ chặt chẽ, tạo thành một thể thống nhất cùng tham gia
vào việc thực hiện quyền lực chính trị.
Thiết chế chính trị:
- Đảng phái chính trị ( cầm quyền, lãnh đạo) - Nhà nước ( trung tâm)
- Các tổ chức đoàn thể chính trị và xã hội ( hỗ trợ)
IV/ Nguồn gốc của pháp luật
Nguồn gốc: pháp luật ra đời cùng với nhà nước
Pháp Luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban
hành hoặc thừa nhận và được đảm bảo thực hiện, thể hiện ý
chí của giai cấp thống trị, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội
Con đường hình thành: - nhà nước thừa nhận - nhà nước ban hành
V/ Mối quan hệ giữa pháp luật với các hiện tượng khác
a/ pháp luật và nhà nước
Mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa hai yếu tố
thuộc thượng tàng kiến trúc
pháp luật với nhà nước: pl là phương tiện, công cụ để
triển khai quyền lực của nhà nước, nn phải tôn trọng
pháp luật, phải triển khai thi hành và hoạt động trong
khuôn khổ của pháp luật.
nhà nước với pháp luật: nhà nước ban hành và đảm
bảo cho pháp luật được thức hiện trong cuộc sống.
b/ pháp luật với chính trị
Mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa hai yếu tố
thuộc thượng tàng kiến trúc.
Chính trị pháp luật: nền chính trị của giai cấp càm
quyền quy định nội dung và bản chất của pháp luật.
Pháp luật chính trị: pháp luật là hình thức thể hiện ý
chí của gia cấp thống trị.
Pháp luật là công cụ để chuyển hóa ý chí của gia cấp
thống trị thành quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc đối với mọi người.
c/ Pháp luật với kinh tế
Pháp luật là yếu tố thượng tầng xã hội, kinh tế là yếu tố của cơ sở hạ tầng.
Pháp luật có tính độc lập tương đối trong mối quan hệ này.
Pháp luật phụ thuộc vào kinh tế: các điều kiện kinh tế, quan hệ
kinh tế=> trực tiếp quyết định sự ra đời của pháp luật, nội
dung, hình thức, cơ cấu, sự pháp triển của pháp luật
Pháp luật kinh tế theo hai hướng: - Tích cực - Tiêu cực
d/ pháp luật với các quy phạm xã hội khác
Pháp luật thể chế hóa nhiều quy phạm xã hội thành quy phạm pháp luật.
Có thể trùng nhau về phạm vi và mục đích điều chỉnh.
Đóng vai trò cản trở hoặc hỗ trợ pháp luật.
Chương 2: BẢN CHẤT, ĐẶC ĐIỂM
CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT A/ NHÀ NƯỚC
Nhà nước là 1 tổ chức quyền lực chính trị đặc biệt của xã hội
Gồm 1 lớp người tách ra khỏi xã hội chuyên thực thi quyền lực
tổ chức và quản lý xã hội
Phục vụ lợi ích chung của xã hội cũng như lợi ích của giai cấp cầm quyền.
I/ Bản chất của nhà nước
1/ Tính giai cấp của nhà nước
• Sự ra đời và lý do tồn tại là phục vụ cho giai cấp thống trị;
• NN là bộ máy cưỡng chế của giai cấp thống trị;
• Là công cụ để giai cấp thống trị bảo vệ địa vị
• Nhà nước thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.
• Sự thống trị thể hiện dưới 3 mặt:
Quyền lực về kinh tế: có vai trò quyết định, tạo ra sự lệ
thuộc về mặt kinh tế của người bị bốc lột đối với giai cấp thống trị.
Quyền lực về chính trị: có vai trò duy trì quan hệ bóc
lột, là bạo lực có tổ chức của giai cấp nhằm đàn áp sự
phản kháng của giai cấp bị trị trong xã hội.
Quyền lực về tư tưởng: là thống tị về mặt tinh thần, hệ
tư tưởng của giai cấp thống trị được xây dựng và thông
qua con đường nhà nước trở thành hệ tư tưởng thống trị toàn xã hội.
2/ Vai trò xã hội của nhà nước
Nhà nước phải phục vụ những lợi ích chung của các giai cấp,
tầng lớp khác, những lợi ích mang tính cộng đồng.
Nhà nước là công cụ để đảm bảo những điều kiện cho quá trình sản xuất của xã hội.
Nhà nước là công cụ đảm bảo an ninh trật tự toàn xã hội.
Nhà nước là công cụ chủ yếu giải quyết các vấn đề nảy sinh từ xã hội.
Nhà nước đóng vai trò điều tiết, người cầm lái của nền kinh tế
trên bình diện toàn xã hội.
Nhà nước có vai trò điều tiết thu nhập trong toàn xã hội, xây
dựng và phát triển hệ thống an ninh xã hội.
Nhà nước bảo vệ sự tự do, công bằng và bình đẳng trong toàn xã hội.
Mối quan hệ: thể hiện sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
Phụ thuộc vào lịch sử truyền thống dân tộc, quan điểm chính
trị nhà cầm quyền, mối tương quan giai cấp, bối cảnh quốc tế...
II/ ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC
1/ Thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt
Nhà nước là tổ chức quyền lực c hính trị mang tính công
cộng, không còn hoà nhập với -
Nhà nước vớ i bộ máy thực hiện cưỡng chế và q uả n lý
đời sống toàn xã hội; -
Bộ máy cưỡng chế với quân đội, cảnh sát, nhà tù, toà án
Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị mang tính công
cộng không còn hòa nhập với dân cư nữa
không hòa chung, quyền lực của nhà nước đứng lên trên xã hội.
Nhà nước với bộ máy thực hiện cưỡng chế và quản lý đời sống toàn xã hội.
Bộ máy cưỡng chế với quân đội, cảnh sát, nhà tù, tòa án,... 2/ Chủ quyền quốc gia
Chủ quyền quốc gia là quyền tối cao của nhà nước về đối
nội và độc lập về đối ngoại.
Nhà nước là người đại diện chính thức, đại diện về mặt pháp lý của toàn xã hội.
3/ Quy định về thu các loại thuế
Nhà nước ban hành và tổ chức thu thuế mang tính bắt buộc.
Thuế được sử dụng nhằm duy trì sự tồn tại của bộ máy nhà nước.
Thuế là nguồn thu giúp nhà nước thực hiện các hoạt động
chung phục vụ toàn xã hội, là công cụ nhằm điều tiết thu nhập trong xã hội.
4/ Ban hành quản lý xã hội bằng pháp luật
Nhà nước giữ quyền ban hành pháp luật, quản lý dân cư và các hoạt
động xã hội bằng pháp luật.
5/ Phân chia và quản lý dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ
Lãnh thổ, dân cư (cùng với quyền lực tối cao) là những yếu tố
cầu thành nên một quốc gia.
Nhà nước thực hiện qunr lý dân cư theo lãnh thổ, theo các đơn vị hành chính.
Chế độ quốc tịch xác lập mối quan hệ giữa công dân và nhà nước.
III/ CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC 1/ Đối nội
Gồm các hoạt động căn bản, chủ yếu của nhà nước, thực hiện bên
trong đất nước về mặt kinh tế, văn hóa, giáo dục.
Vd: bảo vệ chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chống phản động, khủng bố 2/ Đối ngoại
Gồm các hoạt động thể hiện vai trò của nhà nước trong quan
hệ với các nước và dân tộc khác.
Nhà nước đại diện quốc gia thực hiện thương quyết, đàm phán trên trường quốc tế.
Vd: chống xâm lược, phòng thủ quốc gia, ngoại giao... Chức năng chính trị. B/ PHÁP LUẬT
I/ BẢN CHẤT CỦA PHÁP LUẬT 1/ Tính gia cấp
Thể hiện ý chí của giai cấp thống trị.
Định hướng các quan hệ xã hội phát triển theo mục tiêu trật tự
phù hợp với gai cấp thống trị
Bảo vệ, củng cố địa vị thống trị của gia cấp thống trị. 2/ Tính xã hội
Đảm bảo lợi ích của các giai cấp khác trong xã hội
Chứa đựng các giá trị xã hội: -Nhân đạo -Công lý, công bằng -Thông tin
II/ ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÁP LUẬT
1/ Tính quy phạm phổ biến
Giới hạn để sử xự trong khuôn khổ cho phép
Tính phổ quát cao, phạm vi điều chỉnh rộng được áp dụng
nhiều lần và giá trị hiệu lực của quy phạm pháp luật lúc nào
cũng mang tính bắt buộc so với các loại quy phạm khác.
2/ Tính hình thức chặc chẽ
Pháp luật luôn tồn tại dưới dạng văn viết, được ban hành bằng
các hình thức văn bản nhất định.
Phải chặt chẽ trong kỹ thuật lập pháp, trong từng câu chữ điều khoản. 3/ Tính quyền lực
Pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng
sức mạnh của quyền lực nhà nước và có tác động đến tất cả mọi người.
Pháp luật có tính bắt buộc, không có tính tự giác.
+ khả năng tổ chức thực hiện bằng phương pháp thuyết phục và cưỡng chế
+ nhà nước là người đảm bảo cho tính hợp lý và uy tính của nội dung
quy phạm pháp luật nhờ đó nó có khả năng được thực hiện trong
cuộc sống một cách thuận lợi.
4/ Tính ổn định tương đối
Pháp luật giúp ổn định xã hội, đảm bảo niềm tin cho xã hội. 5/ Tính mở
Pháp luật tiếp thu, kế thừa và phát huy pháp luật của các nước trên thế giới. 6/ Tính dân tộc
Pháp luật không sao chép, có nét riêng, đặc thù ruêng của dân tộc.
Chương 3: KIỂU NHÀ NƯỚC VÀ KIỂU PHÁP LUẬT A/ KIỂU NHÀ NƯỚC I/ KHÁI NIỆM
Kiểu nhà nước là tổng thể những đặc điểm cơ bản của nhà
nước, thể hiện bản chất giai cấp, vai trò xã hội, những điều
kiện phát sinh, tồn tại và phát triển của nhà nước trong một
hình thái kinh tế- xã hội có giai cấp nhất định.
Các hình thái kinh tế xã hội:
- Công xã nguyên thủy ( không có nhà nước) - Chiếm hữu nô lệ - Phong kiến - Tư bản chủ nghĩa - Cộng sản chủ nghĩa
II/ SỰ THAY THẾ KIỂU NHÀ NƯỚC
Bắt nguồn từ sự thay đổi của điều kiện kinh tế chính trị.
Được thực hiện bằng các cuộc cách mạng theo những quy luật nhất định.
Quy luật tất yếu: sự tiến bộ hơn. Không tuần tự
Việt Nam không có hình thái chiếm hữu nô lệ và bỏ qua hình
thái tư bản chủ nghĩa. III/ CÁC KIỂU NHÀ NƯỚC
1/ NHÀ NƯỚC CHIẾM HỮU NÔ LỆ
Ra đời do yêu cầu của cuộc đấu tranh giai cấp trong cấp trong
xã hội cộng sản nguyên thủy giai đoạn cuối đến nỗi không điều hòa được. Nhà nước chủ nô:
- Cơ sở kinh tế: quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ
- Cơ sở xã hội: tồn tại nhiều giai cấp chủ nô, nô lệ, nông dân, thợ thủ công
- Cơ sở tư tưởng: dùng tôn giáo làm sức mạnh 2/ NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN
Gắn liền với phương thức sản xuất phong kiến, quan hệ sản
xuất pk phản ảnh chế dộ sỡ hữu về đất dai của tầng lớp địa chủ, quý tộc.
Cơ sở kinh tế: chế dộ chiếm hữu của địa chủ với đất đai, tư liệu
sản xuất, sưac lao động.
Cơ sở xã hội: quan hệ giai cấp được mở rộng địa chủ, nông
dân, thị dân, thương gia, bóc lột thông qua địa tô.
Cơ sở tư tưởng: quốc đạo Bộ máy nhà nướ c Phân quyềền Quân chủ tư cát cứ t p quyềền ậ Lãnh chúa Vua Quan chức Quan Nhân ch c ứ Lực viền lượng giúp vũ trang vi c ệ 3/ NHÀ NƯỚC TƯ SẢN
Cơ sở kinh tế: quan hệ sản xuất dựa trên chế độ tư hữu về tư
liệu sản xuất và bốc lột giá trị thặng dư.
Cơ sở xã hội: hai cấp chính là tư sản và vô sản. Tri thức, tiểu
thương và thợ thủ công.
Cơ sở tư tưởng: tôn giáo và thuyết đa nguyên.
Bộ máy nhà nước: nghị viện, nguyên thủ quốc gia, chính phủ, tòa án.
4/ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Cơ sở kinh tế: quan hệ sản xuất dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
Cơ sở xã hội: Giai cấp công nhân do đảng cộng sản lãnh đạo,
tiến tới xóa bỏ giai cấp.
Cơ sở tư tưởng: Chủ nghĩ mác lenin
Bộ máy nhà nước: cơ quan đại điện, nguyên thủ quốc gia, cơ
quan hành pháp, cơ quan xét xử, cơ quan kiểm sát. IV/ KIỂU PHÁP LUẬT 1/ KHÁI NIỆM
Là tổng thể các dấu hiệu và đặc trưng cơ bản của pháp luật, thể hiện
bản chất và những điều kiện tồn tại, phát triển của pháp luật trong
một hình thái kinh tế xã hội nhất định.
2/ ĐẶC ĐỂM SỰ THAY THẾ CÁC KIỂU PHÁP LUẬT Tất yếu khách quan
Kiểu pl sau thừa kế và phát triển hơn
Không diễn ra tuần tự và đầy đủ 4 kiểu pl. V/ CÁC KIỂU PHÁP LUẬT 1/PHÁP LUẬT CHỦ NÔ
Chiếm hữu tư nhân tuyệt đối
Hợp pháp hóa sự bóc lột không giới hạn của chủ nô với nô lệ
Ghi nhận và củng cố tình trạng không bình đẳng trong xã hội
Quy định hình phạt tàn bạo dã man
Ghi nhận sự thống trị tuyệt đối của gia trưởng.
Hình thức pháp luật chủ yếu: tập quán pháp và tiền lệ pháp. 2/ PHÁP LUẬT PHONG KIẾN Chiếm hữu tư nhân
Phân chia xã hội thành nhiều đẳng cấp khác nhau, hợp pháp
háo bạo lực, chuyên quyền của giai cấp địa chủ.
Hình phạt tàn bạo đối với những hành vi xâm phạm trật tự phong kiến.
Chịu ảnh hưởng nặng nè của tôn giáo và đạo đức phong kiến.
Tản mạn, thiếu sự thống nhất.
Hình thức pháp luật chủ yếu: tập quán pháp và tiền lệ pháp. 3/ PHÁP LUẬT TƯ SẢN
Bảo vệ sự thống trị và tư tưởng của giai cấp tư sản.
Ghi nhận và bảo vệ chế độ sở hữu tư nhân và tư liệu sản xuất.
Ghi nhận nguyên tắc phân chia quyền lực trong bộ máy nhà nước.
Thừa nhận quyền con người và nguyên tắc tự do hợp đồng. Hình thức pháp luật:
Văn bản pháp luật vẫn là chủ yếu
Tiền lệ pháp lúc này chỉ được bổ sung cho sự thiếu hụt của văn bản pháp luật.
4/ PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Đặc trưng bởi chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
Là công cụ của giai cấp công nhân, nhân dân lao động.
Bảo vệ giai cấp thống trị và các giá trị trong xã hội.
Có tính nhân đạo và tính giáo dục cao.
Hình thức pháp luậ: văn bản pháp luật.
CHƯƠNG 4: HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC, HÌNH THỨC PHÁP LUẬT A/ HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC I/ KHÁI NIỆM
Là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước và những phương pháp để
thực hiện quyền lực nhà nước.
Hình thức nhà nước bao gồm 3 yếu tố:
a/ Hình thức chính thể: là cách thức tổ chức quyền lực chính trị
của cơ quan nhà nước tối cao.
Chính thể quân chủ: quyền lực tập trung toàn bộ hay một phàn
vào tay người đứng đầu.
- Quân chủ chuyên chế: quyền lực của người đứng đầu nhà nước là vô hạn
- Quân chủ lập hiến: quyền lực nhà nước được chia sẽ giữa
người đứng đầu và một cơ quan nhà nước khác.
Chính thể cộng hòa: quyền lực thuộc về một cơ quan được bầu
ra trong một thời gia nhất định.
- Cộng hòa dân chủ: nhân dân được tham gia thành lập cơ quan địa diện Cộng hòa tổng thống Cộng hòa đại nghị Cộng hòa lưỡng tính
- Cộng hòa quý tộc: việc thành lập cơ quan địa diện
thuộc về tầng lớp quý tộc
b/ Hình thức cấu trúc nhà nước: là cách tổ chức nhà nước thành
các đơn vị hành chính lãnh thổ và xác lập mối quan hệ giữa các bộ phận với nhau.
Nhà nước đơn nhất: nhà nước có chủ quyền chung, có hệ thống
cơ quan quyền lực thống nhất từ trung ương xuống địa phương
Nhà nước liên ban: là nhà nước có từ hai hay nhiều thành viên
hợp lại, có hai hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý, có chủ quyền quốc gia chung.
c/ Chế độ chính trị: là cách thức, biện pháp thực hiện quyền lực
chính trị của một giai cấp.
Các phương pháp dân chủ: trực tiếp ( trưng cầu dân ý, lấy ý kiến nhân dân)
gián tiếp( chế độ nghị viện hay tổng thống)
Các phương pháp phản dân chủ: độc tài, quan phiệt, phát xít. B/ HÌNH THỨC PHÁP LUẬT
I/ KHÁI NIỆM HÌNH THỨC PHÁP LUẬT
Hình thức pháp luật là cách thức giai cấp thống trị sử dụng để
nâng ý chí của mình lên thành luật.
Chỉ có giá trị khi nó có khả năng phản ánh được nội dung và các dấu
hiệu thuộc về bản chất của pháp luật.
Có 2 dạng: hình thức bên trong và hình thức bên ngoài.
a/ hình thức cấu trúc( bên trong)
quy phạm pl => chế định pl => ngành luật => hệ thống pl
b/ hình thức bên ngoài
Tập quán pháp: xuất hiện sớm nhất, những tập quán lưu
truyền được nhà nước thừa nhận có giái trị pháp lý.
Tiền lệ pháp: nhà nước thừa nhận các quyết định của cơ quan
hành chính hoặc cơ quan xét xử trong khi giải quyết những vụ việc.
Văn bản quy phạm pl: là văn bản có chứa quy phạm pháp
luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự,
thủ tục quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
CHƯƠNG 5: NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
A/ BẢN CHẤT, HÌNH THỨC, KIỂU NHÀ NƯỚC CHXHCN VN
Điều 2 hiến pháp 2013: 1. Nhà nước chxhcnvn là nhà nước pháp
quyền xhcn của nhân dân do nhân dân vì nhân dân. 2. Nước
chxhcnvn do nhân dân làm chủ tất cả quyền lực nhà nước thuộc về
nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai
cấp ngông dân và đội ngũ trí thức. I/ BẢN CHẤT
Là một nhà nước dân chủ
Là một nhà nước thống nhất
Thể hiện rõ tính xã hội
Đối ngoại hòa bình, hợp tác và hữu nghị. II/ HÌNH THỨC
Hình thức chính thể: Cộng hòa dân chủ nhân dân
Hình thức cấu trúc: Đơn nhất
Chế độ chính trị: phương pháp dân chủ B/ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC I/ Khái niệm
Là một hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa
phương, được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung,
thống nhất nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ do bản chất nhà nước quy định.
II/ Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân Đảng lãnh đạo
Đoàn kết, bình đẳng, tương trọ giữa các dân tộc
Quyền lực nhà nước tập trung, có sự phân công, phân phối, kiểm soát Tập trung dân chủ
Pháp quyền xã hội chủ nghĩa
III/ Các hệ thống cơ quan trong bộ máy nhà nước 4 hệ thống cơ quan:
1/ Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước: a/ Quốc hội:
là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, là cơ quan quyền
lực nhà nước cao nhất, là cơ quan lập hiến và lập pháp.
Gồm: - Hội đồng dân tộc - UB thường vụ QH - Các ủy ban của QH
Quốc hội làm việc theo chế dộ hội nghị và quyết định theo đa số. Chức năng:
- Thực hiện quyền lập hiến, lập pháp
- Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước
- Giám sát tối cao hoạt động của nhà nước
b/ Hội đồng nhân dân:
là cơ quan đại biểu của nhân dân ở địa phương, là cơ quan quyền lực
nhà nước ở địa phương.
2/ Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước: a/ Chính phủ:
Là cơ quan chấp hành của quốc hội, là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất Cơ cấu tổ chức:
- Các bộ = > các bộ trưởng
- Thủ tướng, phó thủ tướng
- Cơ quan ngang bộ => thủ trưởng
b/ Ủy ban nhân dân các cấp
là cơ quan chấp hành của hội đồng nhân dân, là cơ quan hành chính
nhà nước ở địa phương.
3/ Hệ thống cơ quan xét xử:
Tòa án nhân dân tối cao
Tòa án nhân dân cấp cao
Tòa án nhân dân cấp tỉnh
Tòa án nhân dân cấp huyện Tòa án quân sự
Chức năng: nhân danh nhà nước chxhcnvn thực hiện việc xét xử.
4/ Hệ thống các cơ quan kiểm sát Viện kiểm sát ndtc Vks nhân dân cấp cao Vks nd cấp tỉnh Vksnd cấp huyện Vks quân sự
Chức năng: thực hành quyền công tố, kiểm tra, giám sát hoạt động tư pháp
5/ Cơ quan hiến định độc lập
a/ Hội đồng bầu cử quốc gia
tổ chức bầu cử quốc hội, chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử hội đồng nhân dân các cấp.
b/ Kiểm toán nhà nước:
Kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
CHƯƠNG 6: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT I/ KHÁI NIỆM
Là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại, thống
nhất với nhau, được phân định thành các chế định pháp luật và các
ngành luật, được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo một trình tự, thủ
tục và hình thức nhất định. II/ CẤU TRÚC
1/ Hệ thống bên trong( nội dung)
Quy phạm pl => chế định pl => ngành luật => hệ thống pl
2/ Hệ thống bên ngoài ( nguồn)
a/ Tập quán pháp b/ Tiền lệ pháp c/ Văn bản qppl:
Do cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
Quy định quy tắc xử sự chung bắt buộc
Được áp dụng nhiều lần
Có tên gọi, trình tự ban hành, nội dung riêng
Thời điểm có hiệu lực:
Kể từ ngày thông qua hoặc ký VBQPPL:
- Không sớm hơn 45 ngày đối với VB của cơ quan NN trung ương;
- Không sớm hơn 10 ngày đối với VB của HĐND và UBND cấp tỉnh;
- Không sớm hơn 7 ngày đối với VB cấp huyện, xã.
VBQPPL ban hành theo thủ tục rút gọn: có hiệu lực kể từ
ngày thông qua hoặc ký ban hành
Thời điểm hết hiệu lực:
- Hết thời hạn được ghi trong văn bản; - Thay thế bởi VB mới
- Bị bãi bỏ bằng VB của cơ quan NN có thẩm quyền;
Hiệu lực về không gian:
- VB của trung ương: phạm vi cả nước; trừ VB của CQ
cấp trên hoặc ĐUQT có quy định khác;
- VB của cơ quan đơn vị hành chính: trong phạm vi ĐVHC
III/ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT 1/ tính toàn diện
HTPL phải có đầy đủ các ngành luật cơ cấu logic, thống nhất
Mỗi ngành luật có đầy đủ các chế định, QPPL được nhóm QHXH, QHXH 2/ Tính đồng bộ
HTPL phải đồng bộ giữa các ngành luật
Mỗi ngành luật phải có sự thống nhất giữa các chế định, các QPPL 3/ Tính phù hợp
HTPL phải phù hợp với trình độ phát triển KTXH
4/ Trình độ kĩ thuật pháp lý
Thể hiện ở nguyên tắc đặt ra
Xác định cơ cấu PL hợp ý và chính xác
Ngôn ngữ cô đọng, logic, chính xác, rõ ràng
IV/ HỆ THỐNG HÓA PHÁP LUẬT 1/ KHÁI NIỆM
Là hoạt động sắp xếp, chỉnh lý bổ sung nội dung các văn bản quy
phạm pháp luật nhằm tăng cường tính hệ thống của hệ thống pháp luật. 2/ Ý NGHĨA
Vừa có ý nghĩa trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, vừa phục
vụ trực tiệp cho việc nâng cao ý thức pháp luật. 3/ MỤC ĐÍCH
Góp phần xây dựng một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cân
đối, hoàn chỉnh, thống nhất.
CHƯƠNG 7: QUY PHẠM PHÁP LUẬT I/ KHÁI NIỆM
Quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung được áp dụng lặp đi
lặp lai nhiều lần đối với cơ quan, tố chức, cá nhân trong phạm vi cả
nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người
có thẩm quyền quy định trong luật này ban hành và được nhà nước đảm bảo thực hiện.