Lý luận về ngôi trường hạnh phúc - Lý luận văn học | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Lấy cảm hứng từ mô hình “Happy School” của UNESCO, mô hình "Trường họchạnh phúc" bắt đầu triển khai thí điểm ở nước ta vào tháng 4/2018 và nhanh chóng đượcnhân rộng trong nhiều cơ sở giáo dục đào tạo các cấp khi người đứng đầu ngành giáo dụcphát động phong trào. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Để trường học thực sự là nơi hạnh phúc
(TG) - Lấy cảm hứng từ hình “Happy School” của UNESCO, hình "Trường học
hạnh phúc" bắt đầu triển khai thí điểm nước ta vào tháng 4/2018 nhanh chóng được
nhân rộng trong nhiều cơ sở giáo dục đào tạo các cấp khi người đứng đầu ngành giáo dục
phát động phong trào "Triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử phạm, đạo đức
nhà giáo vì một môi trường hạnh phúc" (ngày 22/4/2019) nhằm lan tỏa những giá trị: yêu
thương, an toàn và tôn trọng trong các nhà trường.
Với mong muốn phong trào do người đứng đầu ngành giáo dục phát động thực sự trở
thành hình lan tỏa, hiệu quả, ý nghĩa, để mỗi ngày đến trường một ngày vui, để
trường học thực sự là "nơi ước đến, chốn mong về" với đông đảo học sinh, chúng tôi xin
trao đổi một số giải pháp cơ bản trong việc xây dựng trường học hạnh phúc.
NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ TRƯỜNG HỌC HẠNH PHÚC
Để hình trường học hạnh phúc không dừng lại khẩu hiệu, phong trào nhất thời, cần
nâng cao nhận thức của toàn thể đội ngũ thầy giáo, cán bộ quản giáo dục, học sinh,
phụ huynh toàn hội trong việc kiến tạo môi trường học tập, giáo dục lành mạnh,
nhân văn, tiến bộ. Trường học hạnh phúc trường học thân thiện, đem đến sự hài lòng,
thỏa mãn và đáp ứng tốt nhu cầu, quyền được học tập, giáo dục, rèn luyện một cách toàn
diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ của người học. Khi con người có hạnh phúc, cảm xúc
được thăng hoa, sẽ tạo động lực tinh thần để người học không ngừng nỗ lực vươn lên
chiếm lĩnh những đỉnh cao tri thức nhân loại, để khẳng định mình và có những cống hiến
lớn lao cho xã hội.
Việc xây dựng, kiến tạo hình trường học hạnh
phúc phải được xác định một nhiệm vụ trọng tâm,
thể hiện mục tiêu, lý tưởng và là một điểm nhấn trong
triết giáo dục hiện đại các nhà trường phải
không ngừng nỗ lực thực hiện.
Để người học được niềm vui, niềm hân hoan, hạnh phúc mỗi khi đến trường, những
người trách nhiệm (cán bộ quản giáo dục, thầy giáo) phải trao đi những yêu
thương bằng những hành động cụ thể; biết quan tâm đến hoàn cảnh của mỗi em; nắm bắt
được tâm lí, năng lực, sở trường của người học để biện pháp giáo dục phù hợp, hiệu
quả nhất.
Trường học hạnh phúc là khi mỗi học sinh cảm nhận được sự ấm áp, yêu thương tỏa ra từ
thầy cô, bạn với niềm vui được nhân lên nỗi buồn được san sẻ. Hạnh phúc với
người học đôi khi rất giản dị, một lời hỏi thăm, nhắn nhủ, động viên; một lời phê, nhận
xét chính xác, chân tình; một giờ giảng hay, hấp dẫn; một phong cách giản dị, trong sáng,
mực thước với trí tuệ uyên bác của thầy đều để lại những ấn tượng, hình ảnh đẹp sẽ
theo người học suốt cuộc đời. Hạnh phúc còn khi nỗ lực, cố gắng của người học được
đền đáp, ghi nhận qua những điểm số chính xác, bằng những phần thưởng nho nhỏ động
viên; sự chân thành, hồn nhiên, trong sáng của tình bạn; những vấn vương, rung
động đầu đời của tuổi mới lớn; khung cảnh nên thơ, trữ tình của hàng cây, ghế đá,…
Những hành động đẹp, lời nói đẹp, cảnh quang đẹp của thầy cô, bạn, mái trường đều
góp phần dệt nên xúc cảm hạnh phúc, hân hoan trong trái tim, suy nghĩ tuổi học trò.
Khi con người cảm thấy được hạnh phúc, được quan tâm, yêu thương; thấy trường học
thực sự là nơi hữu ích, sẽ tạo cho họ sự phấn chấn, mê say trong học tập, nghiên cứu khoa
học để trở thành người hữu ích cho xã hội. Vì thế có thể nói trường học hạnh phúc là nền
tảng, bệ đỡ tinh thần để những ý tưởng, mục tiêu giáo dục, đào tạo được thực thi một
cách hiệu quả, ý nghĩa nhất. Để xây dựng trường học hạnh phúc, việc đầu tiên là sự thống
nhất trong nhận thức quyết tâm hành động của toàn ngành giáo dục, nhất người
đứng đầu mỗi cơ quan, đơn vị.
KIẾN TẠO MÔI TRƯỜNG HỌC ĐƯỜNG AN TOÀN, THÂN THIỆN
Thời gian qua, trước những tác động của nhiều nhân tố chủ quan khách quan, nhất
những tác động xấu của mặt trái nền kinh tế thị trường, sự bùng nổ công nghệ thông tin,
Internet, mạng hội đến tâm tuổi học trò khiến nhiều em những suy nghĩ, hành
động sai lệch. Điều này đang chi phối và ảnh hưởng lớn đến môi trường giáo dục.
Một trong những giá trị, mục tiêu hướng đến của trường học hạnh phúc là sự an toàn cho
cả thầy trò, tuy nhiên hiện nay, không ít trường học đang không thể đứng vững trước
sự tấn công ạt, tinh vi của những trào lưu tưởng, lối sống phức tạp được du nhập từ
bên ngoài; tệ nạn hội, ma túy, bạo lực; những tưởng, thói quen lệch lạc của
không ít bạn trẻ; những hành động thiếu văn hóa của nhiều bậc phụ huynh; sự suy
thoái đạo đức, nhân cách của không ít cán bộ quản giáo dục lợi ích trước mắt
hủy hoại nhân tâm. Những vụ việc, hiện tượng tiêu cực, gian lận trong thi cử thời gian
qua; những câu chuyện đau lòng khi một số học sinh bị thầy xâm hại, quấy rối tình
dục; sự việc một số bảo mẫu bạo hành trẻ em; những tai nạn thương tâm của học trò do
sự là, vô tâm của người lớn; những vụ phụ huynh tố cáo nhà trường, chà đạp lên nhân
phẩm, danh dự thầy cô; sự thương mại hóa, đề cao lợi ích, đồng tiền của một số sở
giáo dục,… những vụ việc ấy tuy không nhiều nhưng dư chấn và hậu họa nó để lại
cùng lớn, gây tâm hoài nghi, mất niềm tin vào giáo dục, làm doãng cách mối quan
hệ thầy trò, gia đình nhà trường. Với phụ huynh học sinh, chỉ cần một chút nghi
ngại về nhà trường (trong hoạt động giáo dục, trong chi tiêu tài chính, trong ứng xử, giao
tiếp) thì rất khó để có được sự an vui, hạnh phúc mỗi khi đến trường.
Đánh giá về những bất cập, hạn chế của lĩnh vực giáo dục những năm qua, Dự thảo các
văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng duy hoạt động giáo dục nêu rõ: "Đổi mới
đào tạo chưa đáp ứng tốt yêu cầu đặt ra… Chưa chú trọng đúng mức đến phát triển phẩm
chất kỹ năng người học. Giáo dục , đạo đức lối sống lúc, nơi bị xemlàm người
nhẹ… Còn không ít tiêu cực trong giáo dục đào tạo" ). thế để xây dựng hình
1(
1
trường học hạnh phúc, tiêu chí đầu tiên mỗi sở giáo dục phải tạo ra sự an toàn
cho người học, tức người học được sống, học tập trong môi trường lành mạnh, đậm
tính nhân văn, dân chủ. An toàn đầu tiên là an toàn về tính mạng, thân thể, không được để
xảy ra tình trạng nguy hiểm trong phạm vi khuôn viên nhà trường như tình trạng cây gãy
đổ, điện giật, tường rào sụt lún, phòng học nứt nẻ, xuống cấp. Nhà trường cần phối hợp
tốt với chính quyền, công an địa phương để kịp thời ngăn chặn đẩy lùi những hành vi
phản văn hóa từ bên ngoài tấn công, xâm nhập nhà trường. Điều đặc biệt quan trọng với
mỗi sở giáo dục phải tạo được sự an nhiên trong tâm hồn mỗi người học bằng
những tri thức, kỹ năng sống thầycung cấp, chia sẻ. Những bài học từ sách vở, từ
kinh nghiệm sống của thầy sẽ tạo sức đề kháng, chắn vững chắc để người học tự
tin, chủ động trong ứng phó với mọi tình huống thể xảy ra theo hướng an toàn, phù
hợp.
Trường học hạnh phúc khi người học được đảm bảo
quyền lợi chính đáng của mình, được tôn trọng, lắng nghe,
chia sẻ. Để xây dựng trường học hạnh phúc cần thực hành
tốt tinh thần dân chủ; không áp đặt, rập khuôn, một chiều;
không nhồi nhét kiến thức; không chạy theo hình thức,
danh trong môi trường này cần những không gian, chân
trời của sáng tạo với những tri thức, duy mới không
ngừng được khai phóng.
Thực hành dân chủ trong trường học khi người dạy, người học đều ý thức về quyền
hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của mình với những người xung quanh, với quan, tổ chức;
phát huy tinh thần chủ động, tích cực tranh luận, trao đổi của người học; ghi nhận những
ý tưởng độc đáo, mới lạ; tôn trọng sự khác biệt trong văn hóa, tôn giáo, phong tục tộc
người. Khi con người được tôn trọng, được đối xử bình đẳng với những sáng kiến
nhân được lắng nghe sẽ là động lực lớn để người học vươn lên khẳng định mình và sẽ
nhiều cống hiến cho xã hội.
Để trường học thân thiện, hạnh phúc, xứng đáng ngôi nhà, gia đình, tổ ấm thứ hai với
mỗi người học thì những giá trị yêu thương, quan tâm, sẻ chia cần được thực hành tốt
trong mỗi nhà trường. Giáo dục phải xuất phát từ tình yêu thương, quan tâm sâu sắc đến
mỗi con người. Đó nơi nâng niu, chắp cánh những ước mơ, khát vọng. Giáo dục phải
con người, sự tiến bộ của học trò. Giáo dục phải cảm hóa, giúp người học nhận ra
những khiếm khuyết, hạn chế của bản thân để không ngừng vươn lên hoàn thiện mình.
Nhưng yêu thương phải gắn liền với kỷ luật, kỷ cương, với nếp sống văn minh, tiến bộ.
Xây dựng môi trường học tập nhân văn, thân thiện, tiến bộ, khoa học điều cần thiết để
thực thi trường học hạnh phúc. Muốn được điều đó cần skiên trì, nỗ lực, sự quyết tâm
của toàn ngành giáo dục và sự chung tay góp sức của cả cộng đồng.
PHÁT HUY SỨC MẠNH CỦA CỘNG ĐỒNG
Trong bối cảnh giao lưu hội nhập hiện nay, nhà trường không thể đứng biệt lập, không
thể tự thân vận động nếu như không sự ủng hộ, chia sẻ, chung tay xây dựng của cả
cộng đồng. Để trường học hạnh phúc, để những giá trị yêu thương, an toàn, tôn trọng
được thực thi tốt thì việc kêu gọi sự chung tay giúp đỡ bằng nguồn hội hóa của cộng
đồng, ngườin, doanh nghiệp trong xây dựng, trùng tu trường học hết sức cần thiết,
nhất đối với những cơ sở giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiếu số.
Trong tương lai gần, cần phải xóa bỏ những ngôi trường tạm, tranh tre nứa lá, dột nát,
xuống cấp nghiêm trọng bằng những ngôi trường mới kiên cố, khang trang, hiện đại với
hệ thống trang thiết bị, đồ dùng học tập đầy đủ, đồng bộ, đáp ứng tốt nhu cầu học tập,
nghiên cứu của học sinh.
Trường học thiết chế văn hóa - giáo dục đặc biệt, việc quan tâm, đầu cho giáo dục
được xem là nhân tố quan trọng cho sự phát triển, cho tương lai tương sáng của dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhắc nhở: Một dân tộc
dốt một dân tộc yếu. Đảng Cộng sản Việt Nam
trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới, xây
dựng bảo vệ Tổ quốc đều nhấn mạnh đến tầm
quan trọng đặc biệt của giáo dục - đào tạo, coi giáo
dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu.
Trong thực tiễn, những vấn đề của giáo dục, đào tạo luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc
của hàng triệu gia đình Việt Nam. thế để tạo dựng giá trị hạnh phúc trong mỗi ngôi
trường, điều quan trọng là phải đầu tư nguồn lực, từ ngân sách nhà nước, từ nguồn vốn xã
hội hóa để xây dựng thiết chế trường học phù hợp với điều kiện, nét văn hóa riêng của
từng vùng miền; không bố trí điểm trường quá xa so với khu dân cư; không bố trí, sắp
xếp phòng học quá hẹp; phòng học quá đông học sinh; trong trường phải có những không
gian sáng tạo, vui chơi, thư giãn cho người học. Trong khuôn viên nhà trường cần tạo
dựng cảnh quan, không gian, môi trường phạm xanh - sạch - đẹp, gần gũi với thiên
nhiên, cuộc sống với các công trình phụ trợ (như thư viện, phòng thực hành, nhà giáo dục
thể chất, khu vệ sinh) được bố trí phù hợp, có tính thẩm mỹ, tạo sự thân thiện, gần gũi.
Để xây dựng trường học hạnh phúc, không gian, cảnh quan nhà trường vai trò quan
trọng, tạo ấn tượng, cảm xúc tốt đẹp cho mỗi người khi đến nơi đây. Đó cảm xúc ban
đầu và chất xúc tác quan trọng tạo sự thư thái, gợi những xúc cảm đẹp, tiếp thêm năng
lượng để người học không ngừng cố gắng trong quá trình học tập, thi cử. Nhưng để
được những ngôi trường mơ ước (về cơ sở hạ tầng hiện đại) cần sự chung tay, kết hợp của
cả cộng đồng, bằng nhiều hình thức khác nhau góp sức người, sức của để cùng ngành
giáo dục dựng nên những ngôi trường hạnh phúc.
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai“, việc giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ có tri thức, trí tuệ,
nhân cách là trách nhiệm của thế hệ đi trước, của cả cộng đồng, trong đó đội ngũ thầy
giáo giữ vai trò quan trọng. Mục tiêu của giáo dục lấy người học làm trung tâm, giúp
họ phát triển toàn diện năng lực tố chất để ngày càng hoàn thiện nhân cách, trở thành
những con người hữu ích cho hội. Hãy nghe học sinh nói, để thấu hiểu những mong
ước giản dị, từ đó mang lại những giá trị hạnh phúc cho họ từ những điều giản dị, thân
thương nhất.
hình trường học hạnh phúc một thông điệp, quyết tâm lớn của ngành giáo dục,
truyền đi những tín hiệu tích cực, thể hiện nỗ lực không ngừng đổi mới để đáp ứng tốt
hơn những yêu cầu, đòi hỏi mà xã hội, đất nước đang đặt ra./.
TS. NGUYỄN HUY PHÒNG Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
http://tuyengiao.vn/van-hoa-xa-hoi/van-hoa/de-truong-hoc-thuc-su-la-noi-hanh-phuc-
129544
Trường học hạnh phúc cần gì?
TTO - Ngày 22-4-2019, Công đoàn giáo dục Việt Nam phối hợp Bộ GD-ĐT tổ chức lễ phát
động "Triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử phạm, đạo đức nhà giáo một
trường học hạnh phúc".
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh đến ba tiêu chí: yêu thương, an toàn,
n trọng.
Tại buổi đối thoại học đường "Vì một i trường học đường hạnh phúc" Tờng THPT
Hai Bà Trưng (TP Huế) vừa được tổ chức, đại diện ban cán sự, BCH chi đoàn 42 lớp nói lên
những tâm tư, nguyện vọng củanh. Em Trương Bá Chu Uyên - học sinh lớp 10A7 - tâm
sự rằng qua buổi đối thoại, học sinh đã dịp nói lên những m , nguyện vọng, ý ng
của bản thân cũng như tập th đến với thầy giáo và cảm ơn nhà trường đã t chức buổi
đối thoại rất có ý nghĩa này.
Vậy, cần giải pháp cụ thể nào để trường học hạnh phúc?
1. Ngay từ đầu năm học mới, nhà trường cần tổ chức đối thoại với học sinh, tạo diễn đàn để
c em giao tiếp, mạnh dạn trao đổi nhữngm tư, nguyện vọng, nói lên những đề xuất, kiến
nghị của nh. Tất nhiên, không phải chỉ dừng lại ở việc lắng nghe học sinh i, kiến ngh
hay đề xuất,quan trọng là nh đạo nhà trường, thầy cô giáo cùng c ban, các tổ chức
đoàn th trong nhà trường như: ban giám thị, ban vấn, Đoàn thanh niên, các tổ chuyên
n, giáo viên b môn, giáo viên chủ nhiệm... phải hành động để đáp ứng những yêu cầu,
nguyện vọng chính đáng của học sinh.
Từ cán bộ quản đến mỗi giáo viên cần tận tụy, nói đi đôi với làm, giải quyết kịp thời
những khó khăn, vướng mắc của học sinh, đồng thời giải trình để các em hiểu những ý kiến,
đề xuất o không đáp ứng được, do tại sao, bởi c emquyền ược tiếp cận thông
tintham gia hoạt động xã hội", các em chính là đối tượng trungmlà chủ nhân của
"trường học hạnh phúc".
2. Nhà trường phải thường xuyên tổ chức các buổi tiếp học sinh, phụ huynh học sinh để kịp
thời nắm bắt về hoàn cảnh, tâm nguyện vọng của các em nhằm phối hợp với gia đình
trong giáo dục học sinh. Đặc biệt là hoạt động của phòng tư vấn tâm lý học sinh phải đi vào
chiều sâu, giáo viên làm công tác tư vấn không chỉ nhiệt tình, tâm huyết, yêu thương học trò
còn phải hiểu biết nhiều nh vực kiến thức, được tập huấn kỹ năng vấn... để thể
giúp học sinh tháo gỡ những vướng mắc, định hướng thái độ, hành vi cho các em trong việc
xử lý những tình huống trong thực tiễn. Tn thực tế, không phải học sinh o khi gặp khó
khăn, vướng mắc trong cuộc sống cũng mạnh dạn, dám đối diện với giáo viên tư vấn để trao
đổi, chia sẻ.
3. Đoàn thanh niên cần thành lập các CLB, đội, nhóm như: CLB văn nghệ, CLB cán bộ
Đoàn, CLB âm nhạc, phát thanh, báo bảng, nhiếp ảnh, đội tự quản..., đồng thời đa dạng hóa
c hình thức hoạt động để tạo những sân chơi bổ ích, lý thú giúp các em thể hiện được kh
ng của bản thân, hình thành những kỹng mềm quan trọng, hữu ích.
4. Giáo viên chủ nhiệm phải yêu thương và có trách nhiệm cao với học sinh, biết gắn kết và
y dựng tập thể lớp chủ nhiệm đoàn kết, biết quan tâm, yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ
nhau..., để mỗi ngày các em đến lớp học với niềm vui, yêu bạn bè, thầy, mái trường.
5. Nhà trường cần khuyến khích học sinh trồng chăm sóc cây xanh, tạo thêm những
không gian xanh trong lớp học, trường học, vệ sinh i trường xanh - sạch - đẹp - an toàn;
y dựng ngôi trường không có khói thuốc lá;ngtin nhà trường phải luôn bảo đảm vệ sinh
an toàn thực phẩm... N trường phải thắt chặt an ninh, phối hợp chặt ch với công an địa
phương trong việc bảo đảm trật tự an toàn trường học, không để cho ma túy và tệ nạn xã hội
m nhập vào trường học.
6. Thư viện nhà trường luôn cập nhật những cuốn sách, tài liệu, "cẩm nang" liên quan đến
tuổi trẻ học đường, luôn mở rộng cửa chào đón các em, giúp các em có thêm sự hiểu biết để
phát triển một cách tự nhiên ươm mầm cho ước, khát vọng của tuổi trẻ.
7. Ngoài ra, nhà trường cần thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên đề về đạo đức nhà giáo,
tiếp tục triển khai có hiệu quả các cuộc vận động: "Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức,
tự học ng tạo", "Xây dựng nhà trường n hóa - nhà giáo kiểu mẫu - học sinh thanh
lịch"...
Ths Nguyễn Thúy Uyên Phương (người ng lập điều hành FAROS Education &
Consulting):
UNESCO đã đưa ra một mô hình "trường học hạnh phúc" xoay quanh 3 chữ P
Ch P đầu tiên People (Con người): để một trường học hạnh phúc thì cần chú trọng
y dựng những giá trị nhân văn những chuẩn mực nh xử tích cực giữa người với
người. Cụ thể là giữa giáo viên với học sinh, giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với
ban giám hiệu ntrường, giữa giáo viên với phụ huynh.
Ch P th hai Process (Hệ thống): tức các quy trình, chính sách, hoạt động... được thiết
kế để vận hành ngôi trường ấy có hợp lý hay không. Thật khó để học trò hạnh phúc khi mà
ngày ngày các em phải đối mặt với khối lượng bài v khổng lồ, thời gian chơi đùa gần như
chẳng có. Cũng như thật khó để giáo viên kiến tạo lớp học hạnh phúc cho học trò của mình
với một chương trình quá tải, áp lực thành tích đè nặng trên vai, các công cụ hỗ trợ thì ít ỏi
đồng lương thì bèo bọt.
Ch P thba là Place (Môi trường): tức những không gian vật chất lẫn không gian văn hóa
giúp cho trường học là một môi trường an toàn, thân thiện với học sinh. Trong đó sẽ không
có nhà vệ sinh bẩn, bạo lực học đường, không có cảnh cô giáo bắt học sinh uống nước giẻ
lau bảng...
i cho rằng một lớp học hạnh phúc phảii học sinh vui thích khi đi đến mỗi ngày
cảm thấy đó là thế giới mà mình thuộc về, là nơi mình có thể tin cậy và tìm kiếm sự giúp đ
từ những người xung quanh cho những vấn đề của cuộc sống. muốn học trò hạnh
phúc ttrước hết phải có những giáo viên hạnh phúc.
H.HG. ghi
Mỗi ngày đến trường là một ngày vui ý nghĩa
"Trường học hạnh phúc là gì? Theo tôi, trường học hạnh phúc đơn giản là nơi mà tất cả mọi
người, từ học sinh đến thầy giáo, kể cả phụ huynh, mỗi ngày đến đây đều cảm thấy
một ngày vui và thực sự ý nghĩa" - đó là quan điểm của ông Nguyễnn, giám đốc Sở GD-
ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế, về một trường học hạnh phúc
"Chúngi cũng không ngờ có những mong muốn của học sinh mà nhà tờng hoàn toàn có
thể giải quyết được ngay nhưng trước đây chưa được nghe nói tới. dụ như việc thay thi
học kỳ tập trung tất cả c môn học như mọi năm thì giờ các em muốn sẽ chthi tập trung
theo c môn thi tổ hợp như thi đại học" - thầy Ngô Đức Thức, hiệu trưởng Trường THPT
Hai Bà Tng, cho biết.
Sau buổi đối thoại học đường, Tờng THPT Hai Trưng đã thống nhất sẽ đặt hai hòm
thư "Điều em muốni"haiy hành lang của trường. Theo thầy Thức, việc làm này s
phá được rào cản "ngại i" của học sinh. Hơn nữa, từ những nh thư nguyện vọng y,
nhà trường s thể hiểu được n những điều mong muốn, thậm chí những tiêu cực n
tồn tại trong khuôn viên trường học để kịp thời có những thay đổi, khắc phục. Ngoài việc
đặt hòm thư, ông Thức n nói rằng sẽ duy trì ít nhất hai buổi đối thoại học đường trong
m học để có thể trực tiếp lắng nghe những tâm của học sinh.
Ông Phan n Hải - trưởng phòng giáo dục tiểu học (Sở GD-ĐT Thừa Thiên Huế) - đại
diện phụ trách dự án trường học hạnh phúc triển khai trong vòng 3 năm (2019-2021) ở cả ba
cấp họctiểu học, THCS và THPT. "Hiện dự án đang triển khai thí điểm 9 trường học
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và mang lại những kết quả khá tốt. nh trạng bạo lực học
đường gần như không còn ở 9 ngôi trường tham gia dự án" - ông Hải nói. Ông Hải còn cho
biết đến năm 2021, dự án s tổng kết lại quá trình thực hiện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế xây dựng học thuyết "Trường học hạnh phúc" để báo cáo lên Bộ GD-ĐT nhằm
trongơng lai xathể đưa học thuyết nàyo quá trình đào tạo phạm.
n ông Nguyễn Tân cho biết ngoài việc triển khai thí điểm đề án "Trường học hạnh phúc",
sở còn đang y dựng đề án "Tờng học kiểu mẫu" theo yêu cầu, địnhớng của UBND
tỉnh Thừa Thiên Huế. Hiện đề án này đang được lấy ý kiến và sẽ trình đề án lên các cấp để
thông qua. Ông n hi vọng sẽ triển khai đề ány trong học kỳ II của năm học 2019-2020.
Ông Tân nói rằng "Trường học kiểu mẫu" bao gồm cả phạm trù "trường học hạnh phúc" và
phải là trường học xanh - sạch - sáng, hiện đại.
NHẬT LINH
Vì sao chưa có nhiều 'trường học hạnh phúc'?
TTO - Điều gì khiến nhiều học sinh không thích đến lớp, nhiều giáo viên vẫn bị áp lực và
nhiều nhà trường chưa thể trở thành 'trường học hạnh phúc'?
Nhân vật khổ nhất trong nhà trường hiện nay chính là giáo viên, các bạn phải chịu nhiều áp
lực từ mọi phía. Thế nên ngh dạy gắn liền với nghề học. Khi mình không hiểu, chưa biết
thì phải tiếp tục học để trở thành giáo viên hiệu quả.
"Giáo viên hiệu quả, trường học hạnh phúc" là chủ đề của hội thảo do FAROS Education &
Consulting phối hợp với Gordon Training International tổ chức ngày 21-9 tại TP.HCM.
Nhiều chuyên gia, nhà giáo đã kể những câu chuyện thực tế của chính mình và đồng nghiệp
ng như chia sẻ những kinh nghiệm, bài học để cùng xây dựng trường học hạnh phúc, tạo
cảm hứng, đam mê học tập cho học trò.
Những câu chuyện buồn
Mở đầu buổi hội thảo, ThS Nguyễn Thúy Uyên Phương - người ng lập điều hành
FAROS Education & Consulting - đưa ra hai câu chuyện để cùng suy ngẫm.
Thứ nhất bức tranh biếm họa trên tạp chí của người ớc ngoài về giáo dục Việt Nam:
một bên là một đứa trẻ Việt Nam với những hình ảnh cho thấy cha mẹ phải nuôi bò, bán sữa
, n gạo... lấy tiền đóng học p cho em. n kia nh ảnh một người đàn ông nước
ngoài hứa hẹn mang đến cho em một tương lai tươi sáng, rực rỡ nhưng trong tay ông ta
không cả, chỉ có một bịch nhỏ mang tên "English".
Câu chuyện thứ hai là thông tin mỗim người Việt bỏ ra 3-4 tỉ USD cho con du học ới
nhiều dạng chi phí khác nhau (thông tin do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nh trả lời
chất vấn tại kỳ họp Quốc hội tháng 6-2018 - PV).
ThS Uyên Phương đặt câu hỏi: iều gì khiến cho những câu chuyện trẻ em không thích
đến trường, giáo viên thì bị nhiều áp lực bủa vây... ngày càng phổ biến? Điềukhiến cho
c nhà trường không thể trở thành trường học hạnh phúc?".
"Theo một báo cáo của UNESCO năm 2016, 5 yếu tố khiến trẻ không cảm thấy hạnh
phúc khi đến trường: môi trường kém an toàn, dễ bị bắt nạt; học sinh quá tải, bị stress do áp
lực thi cử điểm số; môi trường học tập không khí nhà trường tiêu cực; giáo viên
thái độ và phẩm chất không phợp; các mối quan hệ xấu" - ThS Uyên Phương cho biết.
kể: "Học trò của tôi đã rất bứcc k rằng: "Em không hiểu tại sao cô giáo dạy tụi em
ngày nào vào lớp cũng nói xấu thầy hiệu trưởng. Những điệp khúc quen thuộc của cô là: i
mệt cái trường này lắm, tôi chán cái trường này lắm, tôi sắp nghỉ rồi...". Như thế thì làm sao
học sinh hạnh phúc được?".
Giáo viên hiệu quả phải biết giúp trẻ tiến bộ
TS Nguyễn Thị Thu Huyền, phó tổng hiệu trưởng Trường quốc tế Việt Nam - Phần Lan,
m sự: "Tôi thời gian 13 năm làm việc Tờng ĐH Sư phạm TP.HCM với nhiệm vụ
đào tạo giáo viên. Ở trường sư phạm mình dạy giáo sinh những điều đẹp đẽ, nhưng sau vài
m các em đã quay về cái gọi đó là "qtrình thích nghi với môi trường".
Khi tôi hỏi thì các em trả lời: "Cô có giỏi thì cô xuống trường phổ thông m đi". Thế nên
y xem những khó khăn mà người giáo viên đang gặp phải là gì, thay vì chúng ta chỉ trích
họ".
Theo TS Thu Huyền: "Trước đây khi chọn giáo viên, người ta chchú trọng vào phẩm chất
u nghề, yêu trẻ đủ. Nhưng ngày nay ph huynh sẽ không giao con họ cho người giáo
viên chỉ tình yêu thương trẻ thôi. Một giáo viên hiệu quả phải cách giúp trẻ tiến
bộ".
Trong khi đó, TS Bùi Trân Phượng - nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen - lại cho
rằng: giáo viên hiệu quả phải hiểu thế nào là giáo dục đúng nghĩa, hiểu mục tiêu giáo dục là
. Giáo dục đúng nghĩa tạo điều kiện tốt nhất để phát triển người học, đồng thời người
giáo viênng phát triển với học sinh của mình.
Nhưng với guồng y giáo dục như hiện nay, để m được điều này rất khó. Tôi từng nói
chuyện với một hiệu trưởng trường phổ thông rất m huyết với giáo dục. Thầy bảo thầy
hiểu rất rõ mục tiêu của giáo dục. Nhưng khi phụ huynh trao con họ cho nhà trường, họ yêu
cầu học sinh THCS phải đậu lớp 10 trường chuyên; học sinh THPT phải đậu trường ĐH
thuộc hàng top ở Việt Nam hoặc đi du học. Và nhà trường thì không thể đứng bên ngoài yêu
cầuy".
Tại hội thảo, một giáo viên trường phổ thông công lập TP.HCM đã m sự với giọng
nghẹn ngào: "Không thể đòi hỏi giáo viên hiệu quả khi chúng i chưa hiểu nhiều về học
sinh. năm học o cũng vậy, phải dạy gần 1 tháng chúng i mới được gặp phụ huynh
trong buổi họp đầu năm học.
Khi tôi tạo một group trên mạng để kịp thời trao đổi phối hợp giữa nhà trường gia
đình thì phụ huynh đua nhau nhắn tin yêu cầu đủ điều, từ việc xin đổi chỗ ngồi cho con đến
những việc liên quan trực tiếp chuyện họcnh. Thậm chí 10h đêm phụ huynh vẫn nhắn tin.
Ngoài việc dạy chính khóa, chúng i phải đi dạy thêm, bán hàng online vì nếu không làm
thì không đủ sống. Ngay cả việc học thêm các lớp để nâng cao nghiệp vụ, giáo viên cũng t
bỏ tiền túi tự màyđăng ký đi học, chứ nhà trường không hỗ trợ".
ThS Nguyễn Thúy Uyên Phương:
Tạo cảm xúc học tập và sự kết nối
Yếu tố quan trọng nhất làm nên sự thành công của một lớp học chính chất lượng mối
quan hệ giữa giáo viên học sinh. Thực tế cho thấy phần lớn giáo viên không gặp khó
khăn mấy trong chuyện nắm nội dung giảng dạy hay kiến thức chuyênn. Nhưng đó chỉ
điều kiện cần của việc trở thành một giáo viên hiệu quả. Điều kiện đủ cũng thách
thức khiến nhiều giáo viên chật vật chính là làm sao tạo được sự kết nối và động lực học tập
cho học sinh.
Rất nhiều nghiên cứu cho thấy bầu không khí của lớp học và văn hóa của trường học là yếu
tố then chốt trong việc tạo nên chất lượng dạy học. Học sinh khó mà học tốt với một người
thầyc em không thích. Ngược lại, khi giáo viên tạo được cảm xúc học tập và sự kết
nối với học sinh của mình, các kkhăn khác trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Lắng nghe, thấu cảm
ThS Trần Đức Huyên - nguyên phó hiệu trưởng Trường THPT chuyên Hồng Phong,
TP.HCM - đặt vấn đề: "Các thầy giáo không n giấu dốt, nhưng cũng đừng giấu giỏi.
Bởi điều giáo viên học được nhiều nhất chính là học ở đồng nghiệp mình. Việc đào tạo giáo
viên hiệu quả là vấn đề sống còn của một nhà trường. Một giáo viên hiệu quả phải luôn nỗ
lực cải tiến, nâng cao nghiệp vụ".
Tại hội thảo, đại biểu đã đặt câu hỏi: "Thời gian qua, ngành giáo dục quá nhiều
chuyện đau lòng xuất phát từ cách hành xử của giáo viên đối với học sinh, phụ huynh. Vậy
giáo viên phải làm sao để tránh những trường hợp ấy?".
ThS Uyên Phương đưa ra ý kiến: "Tớc hết, người giáo viên phải kỹ năng nhận diện:
đằng sau n cảm xúc của ph huynhmột nhu cầu. Thí dụ: phụ huynh đến trường to
tiếng với cô giáo là tại sao cô không đút cho con tôi ăn khiến bé ăn ít, không lên cân... Giáo
viên đừng vội vàng lớn tiếng lại rằng: ai cho chcan thiệpong việc của chúng tôi; chị
không biết rằng việc ép con ăn là lạc hậu lắm sao?... Trong trường hợp này, người giáo viên
phải đóng vai trò là người lắng nghe ch động, giúp phụ huynh trở về điểm cân bằng trong
cảmc".
Nhưng vấn đề đặt ra là: giáo viên không trách nhiệm phải đón nhận tất cả "cơn cảm
c" của ph huynh, vì giáo viên cũng là con người nhiệm vụ lớn nhất của họ chính
giáo dục tr hiệu quả. ThS Uyên Phương tư vấn: "Thế n người giáo viên cần có kỹ năng
đương đầu nhưng không gây tổn thương cho phụ huynh".
ThS Trần Đức Huyên ng đúc kết: "Có thể về chuyên môn thầy rất giỏi, nhưng đ trở
thành một giáo viên hiệu quả phải sự lắng nghe, thấu cảm, kết nối với phụ huynh, với
học sinh để biện pháp thích hợp nhất trong việc giáo dục học sinh".
TTO - 'Tôi vẫn tha thiết mơ ước rằng: mỗi trường học hãy nơi nuôi dưỡng sựơng thiện.
đó, từ ban giám hiệu nhà trường đến giáo viên đều hành xử mọi việc theo phương châm
"công bằng và khách quan...'.
Đó là ý kiến của thầy Trần Tuấn Anh, giáo viên đã có thâm niên giảng dạy môn GDCD 12
m, hiện là giáo viên Tờng THCS Colette (quận 3, TP.HCM), khi đề cập đến vấn đề giáo
dục đạo đức - lối sống cho học sinh trong thời đại hiện nay.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nh trong bài trả lời phỏng vấn o Tuổi Tr đã khẳng
định: năm học mới, ngành giáo dục sẽ ưu tiên việc "dạy người". m nay, ngày khai giảng
m học mới, Tuổi Tr ghi nhận thêm sởng ng tc địa phương và những góc nhìn
về chủ trương này.
Thầy Tuấn Anh chia sẻ: "Tôi cảm thấy rất vui khi Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã quan tâm
chỉ đạo ngành GD-ĐT chú trọng đến vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
Chúng ta cần thẳng thắn thừa nhận thực trạng một bộ phận không nh học sinh sống
cảm, đạo đức xuống cấp, các vụ bạo lực học đường tngàyng tăng lên...
Riêng cá nhân tôi vẫn cho rằng vai trò của người giáo viên trong việc giáo dục đạo đức - lối
sống học sinh là cực kỳ quan trọng".
* Đó có phải là mấu chốt khiến thực trạng đạo đức học sinh đang có nhiều vấn đề? Vàn
GDCD cũng đang bị xem "chuyện phụ"...
- Đúng là như vậy! Từ lâu nay xã hội vẫn xem GDCD là môn phụ, phụ huynh, học sinh coi
thường. Nhưng tôi lại ng chính bản thân giáo viên GDCD phải xem trọng môn học
nh đang giảng dạy trước đã.
m 2007, tôi tốt nghiệp trường phạm chính thức tr thành giáo viên. Lương khởi
điểm của tôi lúc ấy chỉ có 750.000 đồng/tháng. Xin nói thêm là trước đó, khi đi thực tập, tôi
đã đạt được điểm số rất cao do giảng dạy bằng những phương pháp trực quan sinh động và
được học sinh yêu thích.
Thế nhưng, thời điểm năm 2007 thì giá một phở 20.000 đồng, lương tháng của tôi
không đủ để mua hai tô phở mỗi ngày. Do đó, những file hình tôi đã sưu tầm đầy đủ cho bài
giảng củanh nằm sẵn trongy tính ở nnhưng... không có tiền để in ra.
May sao có một chị đồng nghiệp cũng cùng tư tưởng "phảiu môn của mình trước", chị và
i cùng chia đôi số tiền in tranh ảnh phục vụ cho giảng dạy. Tôi chị dạy khác trường
nhưng cùng quận. Cứ buổi sáng chị dùng tranh thì buổi trưa chạy qua trường tôi đưa cho tôi
số tranh đó để tôi n lớp dạy vào buổi chiều và ngược lại.
Ch đồng nghiệp ấy sau y giáo viên giỏi cấp thành phố, được rất nhiều học sinh yêu
quý, phụ huynh mến mộ.
Kể ra điều này để chứng tỏ một điều: khi giáo viên yêu thương môn họcmình giảng dạy,
nh tâm huyết cho thì dần dần học sinh ng sẽ thấy đó là n học thú v u ,
thương nó như thầy giáo củanh.
* Nhưng có ý kiến cho rằng nội dung môn GDCD trên lớp là lý thuyết và xa rời cuộc sống
khác xa thực tế ngoài hội?
- Đây chính là thách thức lớn nhất đối với giáo viên GDCD. Trên lớp giáo viên dạy học sinh
toàn những điều tốt đẹp nyêu thương, trung thực, giản dị, trách nhiệm, vị tha... nhưng khi
ra ngoàihội thì các em lại thấy những điều ngược lại.
Đây một thực tế không thể phủ nhận nhưng tôi vẫn tha thiết ước rằng: mỗi trường
học hãy " thánh đường của sự lương thiện". đó, từ ban giám hiệu nhà trường đến giáo
viên đều nh x mọi việc theo phương châm "công bằng và khách quan", học sinh không
bị chèn ép đến mức phải đi học thêm, giáo viên chấm bài kiểm tra cho điểm theo đúng
ng lực của học trò, đèn - quạt trong lớp nếu sẽ được sửa chữa ngay, học sinh bán t
được ăn ngon miệng đầy đủ chất dinh dưỡng, giá n tại c căngtin trường học không
cao hơn bên ngoài...
Một gia đình êm ấm nh vào công lao của những người m cha, làm mẹ. Một nhà trường
tốt đẹp - trong đó giáo viên học sinh mỗi ngày đến trường một ngày vui - nhờ vào
ng sức và tấm lòng của ban giám hiệu nhà trường. Để nhà trường trở thành "thánh đường
của sựơng thiện" phụ thuộc vào nỗ lực của ban giám hiệu các trường.
| 1/105

Preview text:

Để trường học thực sự là nơi hạnh phúc
(TG) - Lấy cảm hứng từ mô hình “Happy School” của UNESCO, mô hình "Trường học
hạnh phúc" bắt đầu triển khai thí điểm ở nước ta vào tháng 4/2018 và nhanh chóng được
nhân rộng trong nhiều cơ sở giáo dục đào tạo các cấp khi người đứng đầu ngành giáo dục
phát động phong trào "Triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức
nhà giáo vì một môi trường hạnh phúc" (ngày 22/4/2019) nhằm lan tỏa những giá trị: yêu
thương, an toàn và tôn trọng trong các nhà trường.
Với mong muốn phong trào do người đứng đầu ngành giáo dục phát động thực sự trở
thành mô hình lan tỏa, hiệu quả, ý nghĩa, để mỗi ngày đến trường là một ngày vui, để
trường học thực sự là "nơi ước đến, chốn mong về" với đông đảo học sinh, chúng tôi xin
trao đổi một số giải pháp cơ bản trong việc xây dựng trường học hạnh phúc.
NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ TRƯỜNG HỌC HẠNH PHÚC
Để mô hình trường học hạnh phúc không dừng lại ở khẩu hiệu, phong trào nhất thời, cần
nâng cao nhận thức của toàn thể đội ngũ thầy cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh,
phụ huynh và toàn xã hội trong việc kiến tạo môi trường học tập, giáo dục lành mạnh,
nhân văn, tiến bộ. Trường học hạnh phúc là trường học thân thiện, đem đến sự hài lòng,
thỏa mãn và đáp ứng tốt nhu cầu, quyền được học tập, giáo dục, rèn luyện một cách toàn
diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ của người học. Khi con người có hạnh phúc, cảm xúc
được thăng hoa, sẽ tạo động lực tinh thần để người học không ngừng nỗ lực vươn lên
chiếm lĩnh những đỉnh cao tri thức nhân loại, để khẳng định mình và có những cống hiến lớn lao cho xã hội.
Việc xây dựng, kiến tạo mô hình trường học hạnh
phúc phải được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm,
thể hiện mục tiêu, lý tưởng và là một điểm nhấn trong
triết lý giáo dục hiện đại mà các nhà trường phải
không ngừng nỗ lực thực hiện.

Để người học có được niềm vui, niềm hân hoan, hạnh phúc mỗi khi đến trường, những
người có trách nhiệm (cán bộ quản lý giáo dục, thầy cô giáo) phải trao đi những yêu
thương bằng những hành động cụ thể; biết quan tâm đến hoàn cảnh của mỗi em; nắm bắt
được tâm lí, năng lực, sở trường của người học để có biện pháp giáo dục phù hợp, hiệu quả nhất.
Trường học hạnh phúc là khi mỗi học sinh cảm nhận được sự ấm áp, yêu thương tỏa ra từ
thầy cô, bạn bè với niềm vui được nhân lên và nỗi buồn được san sẻ. Hạnh phúc với
người học đôi khi rất giản dị, một lời hỏi thăm, nhắn nhủ, động viên; một lời phê, nhận
xét chính xác, chân tình; một giờ giảng hay, hấp dẫn; một phong cách giản dị, trong sáng,
mực thước với trí tuệ uyên bác của thầy cô đều để lại những ấn tượng, hình ảnh đẹp sẽ
theo người học suốt cuộc đời. Hạnh phúc còn là khi nỗ lực, cố gắng của người học được
đền đáp, ghi nhận qua những điểm số chính xác, bằng những phần thưởng nho nhỏ động
viên; là sự chân thành, hồn nhiên, trong sáng của tình bạn; là những vấn vương, rung
động đầu đời của tuổi mới lớn; là khung cảnh nên thơ, trữ tình của hàng cây, ghế đá,…
Những hành động đẹp, lời nói đẹp, cảnh quang đẹp của thầy cô, bè bạn, mái trường đều
góp phần dệt nên xúc cảm hạnh phúc, hân hoan trong trái tim, suy nghĩ tuổi học trò.
Khi con người cảm thấy được hạnh phúc, được quan tâm, yêu thương; thấy trường học
thực sự là nơi hữu ích, sẽ tạo cho họ sự phấn chấn, mê say trong học tập, nghiên cứu khoa
học để trở thành người hữu ích cho xã hội. Vì thế có thể nói trường học hạnh phúc là nền
tảng, bệ đỡ tinh thần để những ý tưởng, mục tiêu giáo dục, đào tạo được thực thi một
cách hiệu quả, ý nghĩa nhất. Để xây dựng trường học hạnh phúc, việc đầu tiên là sự thống
nhất trong nhận thức và quyết tâm hành động của toàn ngành giáo dục, nhất là người
đứng đầu mỗi cơ quan, đơn vị.
KIẾN TẠO MÔI TRƯỜNG HỌC ĐƯỜNG AN TOÀN, THÂN THIỆN
Thời gian qua, trước những tác động của nhiều nhân tố chủ quan và khách quan, nhất là
những tác động xấu của mặt trái nền kinh tế thị trường, sự bùng nổ công nghệ thông tin,
Internet, mạng xã hội đến tâm lý tuổi học trò khiến nhiều em có những suy nghĩ, hành
động sai lệch. Điều này đang chi phối và ảnh hưởng lớn đến môi trường giáo dục.
Một trong những giá trị, mục tiêu hướng đến của trường học hạnh phúc là sự an toàn cho
cả thầy và trò, tuy nhiên hiện nay, không ít trường học đang không thể đứng vững trước
sự tấn công ồ ạt, tinh vi của những trào lưu tư tưởng, lối sống phức tạp được du nhập từ
bên ngoài; là tệ nạn xã hội, ma túy, bạo lực; là những tư tưởng, thói quen lệch lạc của
không ít bạn trẻ; là những hành động thiếu văn hóa của nhiều bậc phụ huynh; là sự suy
thoái đạo đức, nhân cách của không ít cán bộ quản lý giáo dục vì lợi ích trước mắt mà
hủy hoại nhân tâm. Những vụ việc, hiện tượng tiêu cực, gian lận trong thi cử thời gian
qua; những câu chuyện đau lòng khi một số học sinh bị thầy cô xâm hại, quấy rối tình
dục; sự việc một số bảo mẫu bạo hành trẻ em; những tai nạn thương tâm của học trò do
sự lơ là, vô tâm của người lớn; những vụ phụ huynh tố cáo nhà trường, chà đạp lên nhân
phẩm, danh dự thầy cô; sự thương mại hóa, đề cao lợi ích, đồng tiền của một số cơ sở
giáo dục,… những vụ việc ấy tuy không nhiều nhưng dư chấn và hậu họa mà nó để lại là
vô cùng lớn, gây tâm lý hoài nghi, mất niềm tin vào giáo dục, làm doãng cách mối quan
hệ thầy trò, gia đình và nhà trường. Với phụ huynh và học sinh, chỉ cần một chút nghi
ngại về nhà trường (trong hoạt động giáo dục, trong chi tiêu tài chính, trong ứng xử, giao
tiếp) thì rất khó để có được sự an vui, hạnh phúc mỗi khi đến trường.
Đánh giá về những bất cập, hạn chế của lĩnh vực giáo dục những năm qua, Dự thảo các
văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng
nêu rõ: "Đổi mới tư duy và hoạt động giáo dục và
đào tạo
chưa đáp ứng tốt yêu cầu đặt ra… Chưa chú trọng đúng mức đến phát triển phẩm
chất và kỹ năng người học. Giáo dục làm người, đạo đức lối sống có lúc, có nơi bị xem
nhẹ… Còn không ít tiêu cực trong giáo dục và đào tạo"1(1). Vì thế để xây dựng mô hình
trường học hạnh phúc, tiêu chí đầu tiên mà mỗi cơ sở giáo dục phải tạo ra là sự an toàn
cho người học, tức là người học được sống, học tập trong môi trường lành mạnh, đậm
tính nhân văn, dân chủ. An toàn đầu tiên là an toàn về tính mạng, thân thể, không được để
xảy ra tình trạng nguy hiểm trong phạm vi khuôn viên nhà trường như tình trạng cây gãy
đổ, điện giật, tường rào sụt lún, phòng học nứt nẻ, xuống cấp. Nhà trường cần phối hợp
tốt với chính quyền, công an địa phương để kịp thời ngăn chặn và đẩy lùi những hành vi
phản văn hóa từ bên ngoài tấn công, xâm nhập nhà trường. Điều đặc biệt quan trọng với
mỗi cơ sở giáo dục là phải tạo được sự an nhiên trong tâm hồn mỗi người học bằng
những tri thức, kỹ năng sống mà thầy cô cung cấp, chia sẻ. Những bài học từ sách vở, từ
kinh nghiệm sống của thầy cô sẽ tạo sức đề kháng, là lá chắn vững chắc để người học tự
tin, chủ động trong ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra theo hướng an toàn, phù hợp.
Trường học hạnh phúc là khi người học được đảm bảo
quyền lợi chính đáng của mình, được tôn trọng, lắng nghe,
chia sẻ. Để xây dựng trường học hạnh phúc cần thực hành
tốt tinh thần dân chủ; không áp đặt, rập khuôn, một chiều;
không nhồi nhét kiến thức; không chạy theo hình thức, hư
danh mà trong môi trường này cần những không gian, chân
trời của sáng tạo với những tri thức, tư duy mới không ngừng được khai phóng.
Thực hành dân chủ trong trường học là khi người dạy, người học đều ý thức rõ về quyền
hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của mình với những người xung quanh, với cơ quan, tổ chức;
phát huy tinh thần chủ động, tích cực tranh luận, trao đổi của người học; ghi nhận những
ý tưởng độc đáo, mới lạ; tôn trọng sự khác biệt trong văn hóa, tôn giáo, phong tục tộc
người. Khi con người được tôn trọng, được đối xử bình đẳng với những sáng kiến cá
nhân được lắng nghe sẽ là động lực lớn để người học vươn lên khẳng định mình và sẽ có
nhiều cống hiến cho xã hội.
Để trường học thân thiện, hạnh phúc, xứng đáng là ngôi nhà, gia đình, tổ ấm thứ hai với
mỗi người học thì những giá trị yêu thương, quan tâm, sẻ chia cần được thực hành tốt
trong mỗi nhà trường. Giáo dục phải xuất phát từ tình yêu thương, quan tâm sâu sắc đến
mỗi con người. Đó là nơi nâng niu, chắp cánh những ước mơ, khát vọng. Giáo dục phải
vì con người, vì sự tiến bộ của học trò. Giáo dục phải cảm hóa, giúp người học nhận ra
những khiếm khuyết, hạn chế của bản thân để không ngừng vươn lên hoàn thiện mình.
Nhưng yêu thương phải gắn liền với kỷ luật, kỷ cương, với nếp sống văn minh, tiến bộ.
Xây dựng môi trường học tập nhân văn, thân thiện, tiến bộ, khoa học là điều cần thiết để
thực thi trường học hạnh phúc. Muốn được điều đó cần sự kiên trì, nỗ lực, sự quyết tâm
của toàn ngành giáo dục và sự chung tay góp sức của cả cộng đồng.
PHÁT HUY SỨC MẠNH CỦA CỘNG ĐỒNG
Trong bối cảnh giao lưu hội nhập hiện nay, nhà trường không thể đứng biệt lập, không
thể tự thân vận động nếu như không có sự ủng hộ, chia sẻ, chung tay xây dựng của cả
cộng đồng. Để trường học hạnh phúc, để những giá trị yêu thương, an toàn, tôn trọng
được thực thi tốt thì việc kêu gọi sự chung tay giúp đỡ bằng nguồn xã hội hóa của cộng
đồng, người dân, doanh nghiệp trong xây dựng, trùng tu trường học là hết sức cần thiết,
nhất là đối với những cơ sở giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiếu số.
Trong tương lai gần, cần phải xóa bỏ những ngôi trường tạm, tranh tre nứa lá, dột nát,
xuống cấp nghiêm trọng bằng những ngôi trường mới kiên cố, khang trang, hiện đại với
hệ thống trang thiết bị, đồ dùng học tập đầy đủ, đồng bộ, đáp ứng tốt nhu cầu học tập,
nghiên cứu của học sinh.
Trường học là thiết chế văn hóa - giáo dục đặc biệt, việc quan tâm, đầu tư cho giáo dục
được xem là nhân tố quan trọng cho sự phát triển, cho tương lai tương sáng của dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhắc nhở: Một dân tộc
dốt là một dân tộc yếu. Đảng Cộng sản Việt Nam
trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc đều nhấn mạnh đến tầm
quan trọng đặc biệt của giáo dục - đào tạo, coi giáo
dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu.
Trong thực tiễn, những vấn đề của giáo dục, đào tạo luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc
của hàng triệu gia đình Việt Nam. Vì thế để tạo dựng giá trị hạnh phúc trong mỗi ngôi
trường, điều quan trọng là phải đầu tư nguồn lực, từ ngân sách nhà nước, từ nguồn vốn xã
hội hóa để xây dựng thiết chế trường học phù hợp với điều kiện, nét văn hóa riêng của
từng vùng miền; không bố trí điểm trường ở quá xa so với khu dân cư; không bố trí, sắp
xếp phòng học quá hẹp; phòng học quá đông học sinh; trong trường phải có những không
gian sáng tạo, vui chơi, thư giãn cho người học. Trong khuôn viên nhà trường cần tạo
dựng cảnh quan, không gian, môi trường sư phạm xanh - sạch - đẹp, gần gũi với thiên
nhiên, cuộc sống với các công trình phụ trợ (như thư viện, phòng thực hành, nhà giáo dục
thể chất, khu vệ sinh) được bố trí phù hợp, có tính thẩm mỹ, tạo sự thân thiện, gần gũi.
Để xây dựng trường học hạnh phúc, không gian, cảnh quan nhà trường có vai trò quan
trọng, tạo ấn tượng, cảm xúc tốt đẹp cho mỗi người khi đến nơi đây. Đó là cảm xúc ban
đầu và là chất xúc tác quan trọng tạo sự thư thái, gợi những xúc cảm đẹp, tiếp thêm năng
lượng để người học không ngừng cố gắng trong quá trình học tập, thi cử. Nhưng để có
được những ngôi trường mơ ước (về cơ sở hạ tầng hiện đại) cần sự chung tay, kết hợp của
cả cộng đồng, bằng nhiều hình thức khác nhau góp sức người, sức của để cùng ngành
giáo dục dựng nên những ngôi trường hạnh phúc.
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai“, việc giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ có tri thức, trí tuệ,
nhân cách là trách nhiệm của thế hệ đi trước, của cả cộng đồng, trong đó đội ngũ thầy cô
giáo giữ vai trò quan trọng. Mục tiêu của giáo dục là lấy người học làm trung tâm, giúp
họ phát triển toàn diện năng lực và tố chất để ngày càng hoàn thiện nhân cách, trở thành
những con người hữu ích cho xã hội. Hãy nghe học sinh nói, để thấu hiểu những mong
ước giản dị, từ đó mang lại những giá trị hạnh phúc cho họ từ những điều giản dị, thân thương nhất.
Mô hình trường học hạnh phúc là một thông điệp, quyết tâm lớn của ngành giáo dục,
truyền đi những tín hiệu tích cực, thể hiện nỗ lực không ngừng đổi mới để đáp ứng tốt
hơn những yêu cầu, đòi hỏi mà xã hội, đất nước đang đặt ra./.
TS. NGUYỄN HUY PHÒNG Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
http://tuyengiao.vn/van-hoa-xa-hoi/van-hoa/de-truong-hoc-thuc-su-la-noi-hanh-phuc- 129544
Trường học hạnh phúc cần gì?
TTO - Ngày 22-4-2019, Công đoàn giáo dục Việt Nam phối hợp Bộ GD-ĐT tổ chức lễ phát
động "Triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc".
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh đến ba tiêu chí: yêu thương, an toàn, tôn trọng.
Tại buổi đối thoại học đường "Vì một môi trường học đường hạnh phúc" ở Trường THPT
Hai Bà Trưng (TP Huế) vừa được tổ chức, đại diện ban cán sự, BCH chi đoàn 42 lớp nói lên
những tâm tư, nguyện vọng của mình. Em Trương Bá Chu Uyên - học sinh lớp 10A7 - tâm
sự rằng qua buổi đối thoại, học sinh đã có dịp nói lên những tâm tư, nguyện vọng, ý nghĩ
của bản thân cũng như tập thể đến với thầy cô giáo và cảm ơn nhà trường đã tổ chức buổi
đối thoại rất có ý nghĩa này.
Vậy, cần giải pháp cụ thể nào để có trường học hạnh phúc?
1. Ngay từ đầu năm học mới, nhà trường cần tổ chức đối thoại với học sinh, tạo diễn đàn để
các em giao tiếp, mạnh dạn trao đổi những tâm tư, nguyện vọng, nói lên những đề xuất, kiến
nghị của mình. Tất nhiên, không phải chỉ dừng lại ở việc lắng nghe học sinh nói, kiến nghị
hay đề xuất, mà quan trọng là lãnh đạo nhà trường, thầy cô giáo cùng các ban, các tổ chức
đoàn thể trong nhà trường như: ban giám thị, ban tư vấn, Đoàn thanh niên, các tổ chuyên
môn, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm... phải hành động để đáp ứng những yêu cầu,
nguyện vọng chính đáng của học sinh.
Từ cán bộ quản lý đến mỗi giáo viên cần tận tụy, nói đi đôi với làm, giải quyết kịp thời
những khó khăn, vướng mắc của học sinh, đồng thời giải trình để các em hiểu những ý kiến,
đề xuất nào không đáp ứng được, lý do tại sao, bởi các em có quyền "được tiếp cận thông
tin và tham gia hoạt động xã hội", các em chính là đối tượng trung tâm và là chủ nhân của
"trường học hạnh phúc".
2. Nhà trường phải thường xuyên tổ chức các buổi tiếp học sinh, phụ huynh học sinh để kịp
thời nắm bắt về hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng của các em nhằm phối hợp với gia đình
trong giáo dục học sinh. Đặc biệt là hoạt động của phòng tư vấn tâm lý học sinh phải đi vào
chiều sâu, giáo viên làm công tác tư vấn không chỉ nhiệt tình, tâm huyết, yêu thương học trò
mà còn phải hiểu biết nhiều lĩnh vực kiến thức, được tập huấn kỹ năng tư vấn... để có thể
giúp học sinh tháo gỡ những vướng mắc, định hướng thái độ, hành vi cho các em trong việc
xử lý những tình huống trong thực tiễn. Trên thực tế, không phải học sinh nào khi gặp khó
khăn, vướng mắc trong cuộc sống cũng mạnh dạn, dám đối diện với giáo viên tư vấn để trao đổi, chia sẻ.
3. Đoàn thanh niên cần thành lập các CLB, đội, nhóm như: CLB văn nghệ, CLB cán bộ
Đoàn, CLB âm nhạc, phát thanh, báo bảng, nhiếp ảnh, đội tự quản..., đồng thời đa dạng hóa
các hình thức hoạt động để tạo những sân chơi bổ ích, lý thú giúp các em thể hiện được khả
năng của bản thân, hình thành những kỹ năng mềm quan trọng, hữu ích.
4. Giáo viên chủ nhiệm phải yêu thương và có trách nhiệm cao với học sinh, biết gắn kết và
xây dựng tập thể lớp chủ nhiệm đoàn kết, biết quan tâm, yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ
nhau..., để mỗi ngày các em đến lớp học với niềm vui, yêu bạn bè, thầy cô, mái trường.
5. Nhà trường cần khuyến khích học sinh trồng và chăm sóc cây xanh, tạo thêm những
không gian xanh trong lớp học, trường học, vệ sinh môi trường xanh - sạch - đẹp - an toàn;
xây dựng ngôi trường không có khói thuốc lá; căngtin nhà trường phải luôn bảo đảm vệ sinh
an toàn thực phẩm... Nhà trường phải thắt chặt an ninh, phối hợp chặt chẽ với công an địa
phương trong việc bảo đảm trật tự an toàn trường học, không để cho ma túy và tệ nạn xã hội
xâm nhập vào trường học.
6. Thư viện nhà trường luôn cập nhật những cuốn sách, tài liệu, "cẩm nang" liên quan đến
tuổi trẻ học đường, luôn mở rộng cửa chào đón các em, giúp các em có thêm sự hiểu biết để
phát triển một cách tự nhiên và ươm mầm cho ước mơ, khát vọng của tuổi trẻ.
7. Ngoài ra, nhà trường cần thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên đề về đạo đức nhà giáo,
tiếp tục triển khai có hiệu quả các cuộc vận động: "Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức,
tự học và sáng tạo", "Xây dựng nhà trường văn hóa - nhà giáo kiểu mẫu - học sinh thanh lịch"...
Ths Nguyễn Thúy Uyên Phương (người sáng lập và điều hành FAROS Education & Consulting):
UNESCO đã đưa ra một mô hình "trường học hạnh phúc" xoay quanh 3 chữ P
Chữ P đầu tiên là People (Con người): để có một trường học hạnh phúc thì cần chú trọng
xây dựng những giá trị nhân văn và những chuẩn mực hành xử tích cực giữa người với
người. Cụ thể là giữa giáo viên với học sinh, giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với
ban giám hiệu nhà trường, giữa giáo viên với phụ huynh.
Chữ P thứ hai là Process (Hệ thống): tức các quy trình, chính sách, hoạt động... được thiết
kế để vận hành ngôi trường ấy có hợp lý hay không. Thật khó để học trò hạnh phúc khi mà
ngày ngày các em phải đối mặt với khối lượng bài vở khổng lồ, thời gian chơi đùa gần như
chẳng có. Cũng như thật khó để giáo viên kiến tạo lớp học hạnh phúc cho học trò của mình
với một chương trình quá tải, áp lực thành tích đè nặng trên vai, các công cụ hỗ trợ thì ít ỏi
mà đồng lương thì bèo bọt.
Chữ P thứ ba là Place (Môi trường): tức những không gian vật chất lẫn không gian văn hóa
giúp cho trường học là một môi trường an toàn, thân thiện với học sinh. Trong đó sẽ không
có nhà vệ sinh bẩn, bạo lực học đường, không có cảnh cô giáo bắt học sinh uống nước giẻ lau bảng...
Tôi cho rằng một lớp học hạnh phúc phải là nơi học sinh vui thích khi đi đến mỗi ngày và
cảm thấy đó là thế giới mà mình thuộc về, là nơi mình có thể tin cậy và tìm kiếm sự giúp đỡ
từ những người xung quanh cho những vấn đề của cuộc sống. Mà muốn có học trò hạnh
phúc thì trước hết phải có những giáo viên hạnh phúc. H.HG. ghi
Mỗi ngày đến trường là một ngày vui và ý nghĩa
"Trường học hạnh phúc là gì? Theo tôi, trường học hạnh phúc đơn giản là nơi mà tất cả mọi
người, từ học sinh đến thầy cô giáo, kể cả phụ huynh, mỗi ngày đến đây đều cảm thấy là
một ngày vui và thực sự ý nghĩa" - đó là quan điểm của ông Nguyễn Tân, giám đốc Sở GD-
ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế, về một trường học hạnh phúc
"Chúng tôi cũng không ngờ có những mong muốn của học sinh mà nhà trường hoàn toàn có
thể giải quyết được ngay nhưng trước đây chưa được nghe nói tới. Ví dụ như việc thay vì thi
học kỳ tập trung tất cả các môn học như mọi năm thì giờ các em muốn sẽ chỉ thi tập trung
theo các môn thi tổ hợp như thi đại học" - thầy Ngô Đức Thức, hiệu trưởng Trường THPT Hai Bà Trưng, cho biết.
Sau buổi đối thoại học đường, Trường THPT Hai Bà Trưng đã thống nhất sẽ đặt hai hòm
thư "Điều em muốn nói" ở hai dãy hành lang của trường. Theo thầy Thức, việc làm này sẽ
phá được rào cản "ngại nói" của học sinh. Hơn nữa, từ những cánh thư nguyện vọng này,
nhà trường sẽ có thể hiểu được hơn những điều mong muốn, thậm chí những tiêu cực còn
tồn tại trong khuôn viên trường học để kịp thời có những thay đổi, khắc phục. Ngoài việc
đặt hòm thư, ông Thức còn nói rằng sẽ duy trì ít nhất hai buổi đối thoại học đường trong
năm học để có thể trực tiếp lắng nghe những tâm tư của học sinh.
Ông Phan Văn Hải - trưởng phòng giáo dục tiểu học (Sở GD-ĐT Thừa Thiên Huế) - đại
diện phụ trách dự án trường học hạnh phúc triển khai trong vòng 3 năm (2019-2021) ở cả ba
cấp học là tiểu học, THCS và THPT. "Hiện dự án đang triển khai thí điểm ở 9 trường học
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và mang lại những kết quả khá tốt. Tình trạng bạo lực học
đường gần như không còn ở 9 ngôi trường tham gia dự án" - ông Hải nói. Ông Hải còn cho
biết đến năm 2021, dự án sẽ tổng kết lại quá trình thực hiện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế và xây dựng học thuyết "Trường học hạnh phúc" để báo cáo lên Bộ GD-ĐT nhằm
trong tương lai xa có thể đưa học thuyết này vào quá trình đào tạo sư phạm.
Còn ông Nguyễn Tân cho biết ngoài việc triển khai thí điểm đề án "Trường học hạnh phúc",
sở còn đang xây dựng đề án "Trường học kiểu mẫu" theo yêu cầu, định hướng của UBND
tỉnh Thừa Thiên Huế. Hiện đề án này đang được lấy ý kiến và sẽ trình đề án lên các cấp để
thông qua. Ông Tân hi vọng sẽ triển khai đề án này trong học kỳ II của năm học 2019-2020.
Ông Tân nói rằng "Trường học kiểu mẫu" bao gồm cả phạm trù "trường học hạnh phúc" và
phải là trường học xanh - sạch - sáng, hiện đại. NHẬT LINH
Vì sao chưa có nhiều 'trường học hạnh phúc'?
TTO - Điều gì khiến nhiều học sinh không thích đến lớp, nhiều giáo viên vẫn bị áp lực và
nhiều nhà trường chưa thể trở thành 'trường học hạnh phúc'?
Nhân vật khổ nhất trong nhà trường hiện nay chính là giáo viên, các bạn phải chịu nhiều áp
lực từ mọi phía. Thế nên nghề dạy gắn liền với nghề học. Khi mình không hiểu, chưa biết
thì phải tiếp tục học để trở thành giáo viên hiệu quả.
"Giáo viên hiệu quả, trường học hạnh phúc" là chủ đề của hội thảo do FAROS Education &
Consulting phối hợp với Gordon Training International tổ chức ngày 21-9 tại TP.HCM.
Nhiều chuyên gia, nhà giáo đã kể những câu chuyện thực tế của chính mình và đồng nghiệp
cũng như chia sẻ những kinh nghiệm, bài học để cùng xây dựng trường học hạnh phúc, tạo
cảm hứng, đam mê học tập cho học trò. Những câu chuyện buồn
Mở đầu buổi hội thảo, ThS Nguyễn Thúy Uyên Phương - người sáng lập và điều hành
FAROS Education & Consulting - đưa ra hai câu chuyện để cùng suy ngẫm.
Thứ nhất là bức tranh biếm họa trên tạp chí của người nước ngoài về giáo dục Việt Nam:
một bên là một đứa trẻ Việt Nam với những hình ảnh cho thấy cha mẹ phải nuôi bò, bán sữa
bò, bán gạo... lấy tiền đóng học phí cho em. Bên kia là hình ảnh một người đàn ông nước
ngoài hứa hẹn mang đến cho em một tương lai tươi sáng, rực rỡ nhưng trong tay ông ta
không có gì cả, chỉ có một bịch nhỏ mang tên "English".
Câu chuyện thứ hai là thông tin mỗi năm người Việt bỏ ra 3-4 tỉ USD cho con du học dưới
nhiều dạng chi phí khác nhau (thông tin do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ trả lời
chất vấn tại kỳ họp Quốc hội tháng 6-2018 - PV).
ThS Uyên Phương đặt câu hỏi: "Điều gì khiến cho những câu chuyện trẻ em không thích
đến trường, giáo viên thì bị nhiều áp lực bủa vây... ngày càng phổ biến? Điều gì khiến cho
các nhà trường không thể trở thành trường học hạnh phúc?".
"Theo một báo cáo của UNESCO năm 2016, có 5 yếu tố khiến trẻ không cảm thấy hạnh
phúc khi đến trường: môi trường kém an toàn, dễ bị bắt nạt; học sinh quá tải, bị stress do áp
lực thi cử và điểm số; môi trường học tập và không khí nhà trường tiêu cực; giáo viên có
thái độ và phẩm chất không phù hợp; các mối quan hệ xấu" - ThS Uyên Phương cho biết.
Bà kể: "Học trò của tôi đã rất bức xúc kể rằng: "Em không hiểu tại sao cô giáo dạy tụi em
ngày nào vào lớp cũng nói xấu thầy hiệu trưởng. Những điệp khúc quen thuộc của cô là: Tôi
mệt cái trường này lắm, tôi chán cái trường này lắm, tôi sắp nghỉ rồi...". Như thế thì làm sao
học sinh hạnh phúc được?".
Giáo viên hiệu quả phải biết giúp trẻ tiến bộ
TS Nguyễn Thị Thu Huyền, phó tổng hiệu trưởng Trường quốc tế Việt Nam - Phần Lan,
tâm sự: "Tôi có thời gian 13 năm làm việc ở Trường ĐH Sư phạm TP.HCM với nhiệm vụ
đào tạo giáo viên. Ở trường sư phạm mình dạy giáo sinh những điều đẹp đẽ, nhưng sau vài
năm các em đã quay về cái cũ và gọi đó là "quá trình thích nghi với môi trường".
Khi tôi hỏi thì các em trả lời: "Cô có giỏi thì cô xuống trường phổ thông làm đi". Thế nên
hãy xem những khó khăn mà người giáo viên đang gặp phải là gì, thay vì chúng ta chỉ trích họ".
Theo TS Thu Huyền: "Trước đây khi chọn giáo viên, người ta chỉ chú trọng vào phẩm chất
yêu nghề, yêu trẻ là đủ. Nhưng ngày nay phụ huynh sẽ không giao con họ cho người giáo
viên chỉ có tình yêu thương trẻ mà thôi. Một giáo viên hiệu quả phải có cách giúp trẻ tiến bộ".
Trong khi đó, TS Bùi Trân Phượng - nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen - lại cho
rằng: giáo viên hiệu quả phải hiểu thế nào là giáo dục đúng nghĩa, hiểu mục tiêu giáo dục là
gì. Giáo dục đúng nghĩa là tạo điều kiện tốt nhất để phát triển người học, đồng thời người
giáo viên cùng phát triển với học sinh của mình.
Nhưng với guồng máy giáo dục như hiện nay, để làm được điều này rất khó. Tôi từng nói
chuyện với một hiệu trưởng trường phổ thông rất tâm huyết với giáo dục. Thầy bảo thầy
hiểu rất rõ mục tiêu của giáo dục. Nhưng khi phụ huynh trao con họ cho nhà trường, họ yêu
cầu học sinh THCS phải đậu lớp 10 trường chuyên; học sinh THPT phải đậu trường ĐH
thuộc hàng top ở Việt Nam hoặc đi du học. Và nhà trường thì không thể đứng bên ngoài yêu cầu ấy".
Tại hội thảo, một giáo viên trường phổ thông công lập ở TP.HCM đã tâm sự với giọng
nghẹn ngào: "Không thể đòi hỏi giáo viên hiệu quả khi chúng tôi chưa hiểu nhiều về học
sinh. Mà năm học nào cũng vậy, phải dạy gần 1 tháng chúng tôi mới được gặp phụ huynh
trong buổi họp đầu năm học.
Khi tôi tạo một group trên mạng để kịp thời trao đổi và phối hợp giữa nhà trường và gia
đình thì phụ huynh đua nhau nhắn tin yêu cầu đủ điều, từ việc xin đổi chỗ ngồi cho con đến
những việc liên quan trực tiếp chuyện học hành. Thậm chí 10h đêm phụ huynh vẫn nhắn tin.
Ngoài việc dạy chính khóa, chúng tôi phải đi dạy thêm, bán hàng online vì nếu không làm
thì không đủ sống. Ngay cả việc học thêm các lớp để nâng cao nghiệp vụ, giáo viên cũng tự
bỏ tiền túi và tự mày mò đăng ký đi học, chứ nhà trường không hỗ trợ".
ThS Nguyễn Thúy Uyên Phương:
Tạo cảm xúc học tập và sự kết nối
Yếu tố quan trọng nhất làm nên sự thành công của một lớp học chính là chất lượng mối
quan hệ giữa giáo viên và học sinh. Thực tế cho thấy phần lớn giáo viên không gặp khó
khăn mấy trong chuyện nắm nội dung giảng dạy hay kiến thức chuyên môn. Nhưng đó chỉ
là điều kiện cần của việc trở thành một giáo viên hiệu quả. Điều kiện đủ và cũng là thách
thức khiến nhiều giáo viên chật vật chính là làm sao tạo được sự kết nối và động lực học tập cho học sinh.
Rất nhiều nghiên cứu cho thấy bầu không khí của lớp học và văn hóa của trường học là yếu
tố then chốt trong việc tạo nên chất lượng dạy học. Học sinh khó mà học tốt với một người
thầy mà các em không thích. Ngược lại, khi giáo viên tạo được cảm xúc học tập và sự kết
nối với học sinh của mình, các khó khăn khác trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Lắng nghe, thấu cảm
ThS Trần Đức Huyên - nguyên phó hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong,
TP.HCM - đặt vấn đề: "Các thầy cô giáo không nên giấu dốt, nhưng cũng đừng giấu giỏi.
Bởi điều giáo viên học được nhiều nhất chính là học ở đồng nghiệp mình. Việc đào tạo giáo
viên hiệu quả là vấn đề sống còn của một nhà trường. Một giáo viên hiệu quả phải luôn nỗ
lực cải tiến, nâng cao nghiệp vụ".
Tại hội thảo, có đại biểu đã đặt câu hỏi: "Thời gian qua, ngành giáo dục có quá nhiều
chuyện đau lòng xuất phát từ cách hành xử của giáo viên đối với học sinh, phụ huynh. Vậy
giáo viên phải làm sao để tránh những trường hợp ấy?".
ThS Uyên Phương đưa ra ý kiến: "Trước hết, người giáo viên phải có kỹ năng nhận diện:
đằng sau cơn lũ cảm xúc của phụ huynh là một nhu cầu. Thí dụ: phụ huynh đến trường to
tiếng với cô giáo là tại sao cô không đút cho con tôi ăn khiến bé ăn ít, không lên cân... Giáo
viên đừng vội vàng lớn tiếng lại rằng: ai cho chị can thiệp vào công việc của chúng tôi; chị
không biết rằng việc ép con ăn là lạc hậu lắm sao?... Trong trường hợp này, người giáo viên
phải đóng vai trò là người lắng nghe chủ động, giúp phụ huynh trở về điểm cân bằng trong cảm xúc".
Nhưng vấn đề đặt ra là: giáo viên không có trách nhiệm phải đón nhận tất cả "cơn lũ cảm
xúc" của phụ huynh, vì giáo viên cũng là con người và nhiệm vụ lớn nhất của họ chính là
giáo dục trẻ hiệu quả. ThS Uyên Phương tư vấn: "Thế nên người giáo viên cần có kỹ năng
đương đầu nhưng không gây tổn thương cho phụ huynh".
ThS Trần Đức Huyên cũng đúc kết: "Có thể về chuyên môn thầy cô rất giỏi, nhưng để trở
thành một giáo viên hiệu quả phải có sự lắng nghe, thấu cảm, kết nối với phụ huynh, với
học sinh để có biện pháp thích hợp nhất trong việc giáo dục học sinh".
TTO - 'Tôi vẫn tha thiết mơ ước rằng: mỗi trường học hãy là nơi nuôi dưỡng sự lương thiện.
Ở đó, từ ban giám hiệu nhà trường đến giáo viên đều hành xử mọi việc theo phương châm
"công bằng và khách quan...'.
Đó là ý kiến của thầy Trần Tuấn Anh, giáo viên đã có thâm niên giảng dạy môn GDCD 12
năm, hiện là giáo viên Trường THCS Colette (quận 3, TP.HCM), khi đề cập đến vấn đề giáo
dục đạo đức - lối sống cho học sinh trong thời đại hiện nay.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ trong bài trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ đã khẳng
định: năm học mới, ngành giáo dục sẽ ưu tiên việc "dạy người". Hôm nay, ngày khai giảng
năm học mới, Tuổi Trẻ ghi nhận thêm sự hưởng ứng từ các địa phương và những góc nhìn về chủ trương này.
Thầy Tuấn Anh chia sẻ: "Tôi cảm thấy rất vui khi Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã quan tâm
và chỉ đạo ngành GD-ĐT chú trọng đến vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
Chúng ta cần thẳng thắn thừa nhận thực trạng là một bộ phận không nhỏ học sinh sống vô
cảm, đạo đức xuống cấp, các vụ bạo lực học đường thì ngày càng tăng lên...
Riêng cá nhân tôi vẫn cho rằng vai trò của người giáo viên trong việc giáo dục đạo đức - lối
sống học sinh là cực kỳ quan trọng".
* Đó có phải là mấu chốt khiến thực trạng đạo đức học sinh đang có nhiều vấn đề? Và môn
GDCD cũng đang bị xem là "chuyện phụ"...

- Đúng là như vậy! Từ lâu nay xã hội vẫn xem GDCD là môn phụ, phụ huynh, học sinh coi
thường. Nhưng tôi lại nghĩ chính bản thân giáo viên GDCD phải xem trọng môn học mà
mình đang giảng dạy trước đã.
Năm 2007, tôi tốt nghiệp trường sư phạm và chính thức trở thành giáo viên. Lương khởi
điểm của tôi lúc ấy chỉ có 750.000 đồng/tháng. Xin nói thêm là trước đó, khi đi thực tập, tôi
đã đạt được điểm số rất cao do giảng dạy bằng những phương pháp trực quan sinh động và
được học sinh yêu thích.
Thế nhưng, thời điểm năm 2007 thì giá một tô phở là 20.000 đồng, lương tháng của tôi
không đủ để mua hai tô phở mỗi ngày. Do đó, những file hình tôi đã sưu tầm đầy đủ cho bài
giảng của mình nằm sẵn trong máy tính ở nhà nhưng... không có tiền để in ra.
May sao có một chị đồng nghiệp cũng cùng tư tưởng "phải yêu môn của mình trước", chị và
tôi cùng chia đôi số tiền in tranh ảnh phục vụ cho giảng dạy. Tôi và chị dạy khác trường
nhưng cùng quận. Cứ buổi sáng chị dùng tranh thì buổi trưa chạy qua trường tôi đưa cho tôi
số tranh đó để tôi lên lớp dạy vào buổi chiều và ngược lại.
Chị đồng nghiệp ấy sau này là giáo viên giỏi cấp thành phố, được rất nhiều học sinh yêu quý, phụ huynh mến mộ.
Kể ra điều này để chứng tỏ một điều: khi giáo viên yêu thương môn học mà mình giảng dạy,
dành tâm huyết cho nó thì dần dần học sinh cũng sẽ thấy đó là môn học thú vị và yêu nó,
thương nó như thầy giáo của mình.
* Nhưng có ý kiến cho rằng nội dung môn GDCD trên lớp là lý thuyết và xa rời cuộc sống
vì khác xa thực tế ngoài xã hội?

- Đây chính là thách thức lớn nhất đối với giáo viên GDCD. Trên lớp giáo viên dạy học sinh
toàn những điều tốt đẹp như yêu thương, trung thực, giản dị, trách nhiệm, vị tha... nhưng khi
ra ngoài xã hội thì các em lại thấy những điều ngược lại.
Đây là một thực tế không thể phủ nhận nhưng tôi vẫn tha thiết mơ ước rằng: mỗi trường
học hãy là" thánh đường của sự lương thiện". Ở đó, từ ban giám hiệu nhà trường đến giáo
viên đều hành xử mọi việc theo phương châm "công bằng và khách quan", học sinh không
bị chèn ép đến mức phải đi học thêm, giáo viên chấm bài kiểm tra và cho điểm theo đúng
năng lực của học trò, đèn - quạt trong lớp nếu hư sẽ được sửa chữa ngay, học sinh bán trú
được ăn ngon miệng và đầy đủ chất dinh dưỡng, giá bán tại các căngtin trường học không cao hơn bên ngoài...
Một gia đình êm ấm nhờ vào công lao của những người làm cha, làm mẹ. Một nhà trường
tốt đẹp - trong đó giáo viên và học sinh mỗi ngày đến trường là một ngày vui - nhờ vào
công sức và tấm lòng của ban giám hiệu nhà trường. Để nhà trường trở thành "thánh đường
của sự lương thiện" phụ thuộc vào nỗ lực của ban giám hiệu các trường.