-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Nhận diện thơ văn xuôi - Lý luận văn học | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Quan điểm đồng nhất thơ văn xuôi với văn xuôi giàu chất thơ.- Tiêu biểu cho quan điểm này là những trích dẫn của Từ điển lịch sử, chủ đề và kĩ thuật văn học (Văn học Pháp và nước ngoài - cổ và hiện đại). Từ điển này đã dẫn lời của vị. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Lý luận văn học (LLVH 2021) 39 tài liệu
Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Nhận diện thơ văn xuôi - Lý luận văn học | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Quan điểm đồng nhất thơ văn xuôi với văn xuôi giàu chất thơ.- Tiêu biểu cho quan điểm này là những trích dẫn của Từ điển lịch sử, chủ đề và kĩ thuật văn học (Văn học Pháp và nước ngoài - cổ và hiện đại). Từ điển này đã dẫn lời của vị. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lý luận văn học (LLVH 2021) 39 tài liệu
Trường: Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Thủ đô Hà Nội
Preview text:
Nhận diện thơ văn xuôi
Quan niệm thơ văn xuôi: Chưa có định nghĩa nào thoả mãn tất cả mọi người.
Một số quan điểm đáng chủ ý.
1. Quan điểm đồng nhất thơ văn xuôi với văn xuôi giàu chất thơ.
- Tiêu biểu cho quan điểm này là những trích dẫn của Từ điển lịch sử, chủ đề và kĩ
thuật văn học (Văn học Pháp và nước ngoài - cổ và hiện đại). Từ điển này đã dẫn lời của vị
cha xứ địa phận La Bresche mà ta có thể xem như một định nghĩa về thơ văn xuôi của
ông:“Diễn giả dường như bay bổng bằng lời hùng biện, hoặc sứ giả say sưa khi mô tả kì tích
lịch sử, đó là những người đích thực làm thơ bằng văn xuôi”
G. Balzac trong thư gửi Charles Perrault Boileau có nói đến “Những áng thơ mà
chúng ta gọi là tiểu thuyết” hay lời của thầy tu Dubos khi đọc một một áng thơ rồi kêu lên:
“Thật đẹp như một bài văn xuôi”, và cho rằng: “Có những bức họa ít màu sắc phong phú, có
những áng thơ không có câu thơ”
=> Thật sự giữa thơ văn xuôi và văn xuôi giàu chất thơ có ranh giới khó phân định bởi cả
hai đều thuộc thể loại trung gian, đều dung nạp vào mình những tố chất vừa của thơ vừa của
văn xuôi. ả hai cùng đứng giữa đường biên hai thể loại nên sự nhập nhằng,
đánh đồng ở đây là khó tránh. Tác giả Lê Thị Hồng Hạnh khi đề cập đến
quan điểm này có cho rằng chỉ nên “ghi nhận sự hiện diện của văn xuôi giàu
chất thơ là một tiền đề cần thiết cho sự ra đời của thơ văn xuôi” [33, 14] chứ
không nên đồng nhất. Theo chúng tôi, cả hai thể loại này khó xác định thể
loại nào là tiền đề cho sự xuất hiện của thể loại nào vì cả hai đều thể hiện sự
nỗ lực trong việc tìm kiếm sự cộng hưởng các khả năng của nhau để mở
rộng những tiềm năng của chính mình. Sự ra đời của thơ văn xuôi hay văn
xuôi giàu chất thơ là do nhu cầu tự thân của kiểu nhà văn, nhà thơ hiện đại.
Sự thức tỉnh ý thức cá nhân đã khiến con người thời đại mong muốn thoát ra
khỏi mọi ràng buộc, khuôn khổ. Họ muốn thể hiện mình, khẳng định mình
mà để thể hiện được tâm tư mình, thời đại mình một cách trọn vẹn thì những
chuẩn mực, nguyên tắc dành cho thơ, cho văn trước đó đã không còn có thể
đáp ứng. Và để khẳng định mình, họ 23 phải tìm một lối đi riêng, tất nhiên
phù hợp với cái tạng của mình. Có thể xem là tiền đề ở đây chính là sự ra
đời của cái tôi cá nhân và sự không có ranh giới tuyệt đối giữa thơ và văn xuôi.
tác giả bài viết What is a prose poem? cho rằng: Độ dài của một bài thơ
văn xuôi thường là từ nửa trang đến 3 – 4 trang, nếu vượt quá ngưỡng này
thì được gọi là văn xuôi thử nghiệm hoặc văn xuôi thi vị [198]. Xuân Diệu,
trong Một vài ý kiến về thơ văn xuôi cũng cho rằng: “Khi những bài văn
xuôi có chất thơ ấy mang chất thơ rất nhiều thì nảy ra sự thay đổi về chất
lượng, về tính chất và hóa thành những bài thơ văn xuôi” [44, 661]. Theo
ba ý kiến này thì giữa hai thể loại, sự khác nhau được xác định bằng độ súc
tích xét về dung lượng, độ đậm đặc xét về chất thơ. Tác giả của Từ điển văn
học còn cho rằng sự khác nhau của chúng là ở nhịp điệu. Với Trần Ngọc
Hiếu, Lê Thị Hồng Hạnh thì bên cạnh nhịp điệu, chúng còn khác nhau ở văn cảnh.
2. Quan điểm đồng nhất thơ văn xuôi với thơ không vần.
Khơi nguồn cho quan điểm này là bậc thầy thơ văn xuôi nổi tiếng thế giới:
Charles Baudelaire, tác giả của Những bông hoa ác (1857), Những bài thơ đêm
(1858) Những tiểu phẩm thơ văn xuôi (1867). Trong lời đề tặng cuốn sách của
Arsene Houssaye ra mắt tháng 8 năm 1862, Baudelaire viết: “trong chúng ta có
ai trong những ngày đầy tham vọng, lại không mơ tưởng đến một phép lạ của
thể văn xuôi - thơ du dương không điệu, không vần, hơi mềm và hơi cứng để có
thể thích ứng với những vận động trữ tình của tâm hồn, với làn sóng nhấp nhô
của mơ mộng, với những xúc cảm bất thường của lương tri?” [44, 578].
Đối với Baudelaire, thơ văn xuôi là thể thơ “du dương không điệu, không vần”.
Quan điểm này cũng thể hiện trong khái niệm thơ văn xuôi của Từ điển thuật
ngữ văn học: Thơ văn xuôi được nêu ở đây là “Một hình thức cơ bản của thơ
được viết bằng văn xuôi. Thơ văn xuôi khác thơ tự do ở chỗ không phân dòng,
không dùng hình thức dòng thơ (cũng gọi là câu thơ) làm đơn vị nhịp điệu,
không có vần” [32, 319]. Nguyễn Trọng Tạo trong bài viết Thơ văn xuôi hay là
thơ không vần còn đẩy quan điểm này đi đến cực đoan hơn khi cho rằng: thực
chất thơ văn xuôi chính là thơ không vần hay nói cách khác nó là biến cách của
thơ - không vần [44, 63]. Quan niệm thơ văn xuôi là thơ không vần, liệu ta có
cực đoan? Mục đích của thơ, nói như Phan Ngọc trong Thơ là gì, là bắt người
tiếp nhận “phải nhớ, phải cảm xúc, phải suy nghĩ”. Ở các thể thơ khác, để thực
24 hiện mục đích này, nó nhờ vào cách tổ chức ngôn ngữ đặc biệt – tổ chức
theo những mô hình gắt gao, nghiêm ngặt về âm tiết, vần, nhịp, niêm luật, khổ
thơ, số câu,… Ở thơ văn xuôi, “Nhà thơ từ bỏ sự gò bó bên ngoài về hình thức”
chú trọng sự “mới lạ về nội dung tư tưởng (…) những liên hệ tư tưởng bất
ngờ…” . Có nghĩa là, vấn đề nội dung tư tưởng được đặt lên hàng đầu ở đây.
Song, cho dù có thế, nó vẫn phải nói bằng hình tượng thơ ca, bằng ngôn ngữ
thơ ca. Dù bứt thoát ra khỏi hệ thống âm luật, nó vẫn phải duy trì, bảo lưu phần
nào (tất nhiên là linh hoạt, không cố định) những đặc trưng của thể loại. Ngôn
ngữ tiếng Việt lại phong phú về vần, về thanh điệu, liệu thơ văn xuôi có thật sự
cự tuyệt nó? Theo chúng tôi, thể thơ này không chú trọng vần, không lấy vần
làm tiêu chí đánh giá song cũng không từ chối nó triệt để. Vẫn có không ít
những bài thơ văn xuôi mà ở đó bằng - trắc được hòa phối đăng đối, nhịp
nhàng, thậm chí vần lưng, vần chân vẫn xuất hiện tuy không xuyên suốt:
Chiều nay em cho con bú. Ngoài kia từng chân kiến đang đi, từng cánh ong vẫn
còn đang vỗ. Nơi anh về trú ngụ là trời xanh trong mắt em ô
cười. Hạnh phúc
nào bằng ta bên nhau thảnh thơi, như được xoải mình nơi chân đê cát mịn. Anh
hôn lên ngực em căng đầy thơm mát, chiều ngọt ngào cánh cò cánh vạc, qua
môi anh đậu khẽ xuống hồn (Em cho con bú - Mai Văn Phấn).
3. Quan điểm thơ văn xuôi là thể thơ có hình thức không ngắt dòng
Quan điểm này cũng đã được đề cập trong các công trình nghiên cứu thơ văn
xuôi. Đây có thể nói là quan điểm được nhiều nhà nghiên cứu hiện nay ủng hộ.
Tác giả bài viết What is a prose poem? đã định nghĩa: “thơ văn xuôi là một thể
thơ được đặc trưng hóa bởi sự không ngắt dòng. Mặc dầu trông nó giống với
một đoạn văn xuôi ngắn, nhưng có thể thấy nó trung thành với thơ ở việc sử
dụng nhịp điệu, các hình thái của lời nói, vần, sự trùng âm, sự hài âm và các
biểu trưng” [126]. Trong lời giới thiệu hợp tuyển mang tính chất đột phá Thơ
văn xuôi: Hợp tuyển quốc tế, Michael Benedikt cũng cho thơ văn xuôi là “một
thể tài thơ, được viết bằng văn xuôi một cách có chủ ý, và được đặc trưng bởi
việc sử dụng mạnh mẽ hầu như tất cả mọi phương tiện của thơ ca, trong đó bao
gồm hầu hết các phương tiện của thơ luật, ngoại trừ sự ngắt dòng” [Dẫn theo
33, 15]. Khi tìm hiểu về Paris u buồn của Baudelaire, Hoa đăng của Rimbaud
và một số đoạn trích từ các thử nghiệm văn xuôi của Pater, M. H. Abrams cũng
cho rằng chúng giống với thể loại mà thế kỉ 19 gọi là thơ văn xuôi: “đầy súc
tích, có nhịp rõ rệt, một tác phẩm đầy âm vang được viết như một chuỗi liên tục
các câu không ngắt dòng” [Dẫn theo 33, 16]. 25 Một số bài viết hay các công
trình nghiên cứu trong nước cũng có những quan niệm gần gũi với quan điểm
này. Chẳng hạn Từ điển thuật ngữ văn học hay Lê Lưu Oanh, Dương Kiều
Minh,... Theo chúng tôi, quan điểm này đã chỉ ra dấu hiệu quan trọng để nhận
diện thơ văn xuôi, nó đã nói đúng điểm cốt lõi của các tác phẩm thơ văn xuôi
tiêu biểu. Tuy nhiên, cũng không phải không còn những điều cần bàn cãi ở đây.
Bởi, phải chăng thơ văn xuôi chỉ gồm những bài được viết dưới hình thức không ngắt dòng
Theo quan niệm của chúng tôi: Thơ văn xuôi là thể thơ trữ tình có cấu trúc câu
giống như văn xuôi, câu thơ có xu hướng kéo dài hoặc tiếp nối nhau, tổ chức
theo mô hình của văn bản văn xuôi, nhịp điệu không cố định, không chịu sự
ràng buộc của bất kì hệ thống âm luật nào. Như vậy, thơ văn xuôi sẽ xuất hiện ở
hai dạng: dạng chuẩn và dạng mở rộng. Ở dạng chuẩn, dạng điển hình, đó là
những bài thơ được trình bày dưới hình thức văn bản văn xuôi không phân
dòng, có chăng chỉ là phân đoạn. Dạng mở rộng, đó là khi vùng mờ, vùng tranh
chấp của thơ văn xuôi kéo dài. Khi đó, nếu kéo về phía trục thơ, thuộc về thơ
văn xuôi sẽ gồm cả những bài thơ tự do có câu thơ dài từ 11, 12 âm tiết trở lên,
kéo về phía văn xuôi, nó cũng bao gộp cả những bài văn xuôi trữ tình/văn xuôi
giàu chất thơ có dung lượng tương đối ngắn.
Ta có thể hình dung qua sơ đồ sau
TVX mở rộng TVX chuẩn TVX mở rộng Thơ Văn xuôi
Thơ tự do nhiều âm tiết Thơ văn xuôi Văn xuôi trữ tình/ văn xuôi giàu chất thơ
.TLà một thể trung gian đứng giữa đường biên hai thể loại, nên thiết nghĩ, cần
có cái nhìn linh hoạt về thể thơ này. Trong Luận án, khi xem những bài thơ có
những câu thơ dài, nhiều âm tiết, dù có phân dòng của Chế Lan Viên, Nguyễn
Quang Thiều, Vi Thùy Linh,… thuộc thơ văn xuôi là chúng tôi xem xét theo
quan điểm đó là thơ văn xuôi mở rộng về phía trục thơ.
Cũng thế, chúng tôi xếp Trường ca của Xuân Diệu là thơ văn xuôi dù nó cũng
từng được gọi 26 tên là tản văn, đoản văn, truyện ý tưởng hay văn xuôi trữ tình,
tùy bút tâm tưởng. nó là dạng thơ văn xuôi mở rộng về phía trục văn xuôi.