Lý luận về thời kỳ quá độ và tính tất yếu, đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam | Tiểu luận chủ nghĩa xã hội khoa học
Tính tất yếu của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nhận thức về thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt nam. Đặc điểm thời kỳ độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Sự ra đời học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác và Ph.Ăngghen đã đánh dấu một bước nhận thức mới, thực sự khoa học về lịch sử nhân loại. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (CN211)
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC ***** TIỂU LUẬN
MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Đề tài: Lý luận về thời kỳ quá độ và tính tất yếu, đặc điểm của thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Họ và tên
: Phạm Thị Hồng Nhung Mã sinh viên :1755370035 Năm học : 2020 – 2021 HÀ NỘI, 2021 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................2
NỘI DUNG...............................................................................................................3
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN MÁC - LÊNIN VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI......................................................................................................3
CHƯƠNG 2. CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM...8
2.1. Tính tất yếu của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.............8
2.2. Nhận thức về thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt nam..........11
2.3. Đặc điểm thời kỳ độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam..........................13
CHƯƠNG 3. TRÁCH NHIỆM CỦA BẢN THÂN TRONG CÔNG CUỘC
XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.....................19
KẾT LUẬN............................................................................................................22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................23 1 MỞ ĐẦU
Trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới, từ tổng kết thực tiễn
và nghiên cứu lý luận, Đảng ta từng bước nhận thức ngày càng đúng đắn
hơn, sâu sắc hơn, đầy đủ hon về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta; từng bước khắc phục nhũng quan niệm giản đơn, ấu
trĩ trước đây. Sau 35 năm đổi mới, với hệ tư tưởng là chủ nghĩa Mác – Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, một hệ thống lý luận
về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã
được hình thành, ngày càng sáng rõ - thể hiện ở nhận thức đúng đắn hơn về
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, về mô hình của chủ nghĩa xã hội Việt
Nam được phác thảo trên những nét căn bản, làm cơ sở khoa học để tiếp tục
đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, chủ động hội nhập quốc tế,
sớm đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện
đại. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là lập trường
nhất quán của Đảng và Nhà nước ta, song trên con đường phát triển của
minh, Việt Nam đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn và thách thức.
Tiếp nối truyền thống của các thế hệ cha anh, sinh viên Việt Nam luôn tin
tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; trung thành, kiên định mục tiêu độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội; nêu cao tinh thần yêu nước, với lớp trẻ và đặc
biệt là sinh viên Việt Nam - những người chủ tương lai của đất nước cần
nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi xin lựa chọn đề tài: “Lý luận về
thời kỳ quá độ và tính tất yếu, đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu tiểu luận kết thúc môn học của mình. 2 NỘI DUNG
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN MÁC - LÊNIN VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Sự ra đời học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác và
Ph.Ăngghen đã đánh dấu một bước nhận thức mới, thực sự khoa học về lịch
sử nhân loại. Với quan điểmsản xuất vật chất làcơ sở của đời sống xã hội,
phương thức sản xuất quyết định các mặt của đời sống xã hội, đồng thời
cũng là cơ sở quyết định sự hình thành, phát triển và thay thế lẫn nhau
giữacác hình thái kinh tế - xã hội;các ông cho rằng, xã hội loài người đã và
sẽ tuần tự trải qua 5 hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao, trong đó hình
thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa là hình thái cuối cùng,tiến bộ nhất
trong lịch sử loài người. Sự chuyển tiếp giữa các hình thái kinh tế - xã hội
chính là thời kỳ quá độ.
Quan niệm về 2 giai đoạn của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ
nghĩa: giai đoạn thấp tương ứng với chủ nghĩa xã hội hay xã hội xã hội chủ
nghĩa; giai đoạn cao là chủ nghĩa cộng sản hay xã hội cộng sản chủ nghĩa,
C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản
có một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia... một thời kỳ
quá độ về chính trị..., chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản, và đó là
“những cơn đau đẻ kéo dài”. Trong Phê phán Cương lĩnh Gôta, C.Mác viết:
“Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ
cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là
một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì
khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản”1.Theo đó,
thời kỳ này có đặc điểm:
11 C.Mác và Ph.Ăngghen:Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.19, tr.47. 3
i) Do xã hội vừa thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa, nên mọi mặt
của nó, về kinh tế, đạo đức và tinh thần,... vẫn còn mang những dấu vết của
xã hội cũ- xã hội tư bản chủ nghĩa;
ii) Là thời kỳ cải biến sâu sắc và triệt để từ xã hội tư bản chủ nghĩa
sang xã hội xã hội chủ nghĩa, nên công cụ để thực hiện điều này là nhà nước
chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản;
iii) Do tính khó khăn, phức tạp của thời kỳ quá độ , nên đây là thời kỳ
của “sau những cơn đau đẻ kéo dài”2.
Quan điểm của các ông là thời kỳquá độ từ xã hội tư bản chủ nghĩa
sang xã hội cộng sản chủ nghĩa chỉ xuất hiện ở những nước tư bản chủ nghĩa
đã phát triển cao nhất.Để thực hiện bước quá độ này tất yếuphải thực hiện
cuộc cách mạng vô sản và thiết lập chuyên chính vô sản. Đây thực chất
làsựquá độ trực tiếp từ những nước tư bản đã phát triển hết mức trong khuôn
khổ hình thái kinh tế - xã hội của nó.
Vận dụng lý luận của C.Mác và Ph.Ăngghen vào công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở nước Nga sau Cách mạng Tháng Mười (1917), V.I.Lênin
đã phát triển lý luận về thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã
hội . Theo ông, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu,khách quan đối
với mọi nước xây dựng chủ nghĩa xã hội, song đối với những nước có lực
lượng sản xuất phát triển cao thì thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có
nhiều thuận lợi hơn, có thể ngắn hơn so với những nước đi lên chủ nghĩa xã
hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
Theo V.I.Lênin, “Về lý luận, không thể nghi ngờ gì được rằng giữa
chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản, có một thời kỳ quá độ nhất định.
Thời kỳ đó không thể không bao gồm những đặc điểm hoặc đặc trưng của cả
hai kết cấu kinh tế xã hội ấy. Thời kỳ quá độ ấy không thể nào lại không
2 C.Mác và Ph.Ăngghen:Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.19, tr.36. 4
phải là một thời kỳ đấu tranh giữa chủ nghĩa tư bản đang giãy chết và chủ
nghĩa cộng sản đang phát sinh, hay nói một cách khác, giữa chủ nghĩa tư
bản đã bị đánh bại nhưng chưa bị tiêu diệt hẳn, và chủ nghĩa cộng sản đã
phát sinh nhưng vẫn còn rất non yếu”3. Đây là thời kỳ mà trong lĩnh vực
kinh tế “có những thành phần, những bộ phận, những mảnh của cả chủ nghĩa
tư bản lẫn chủ nghĩa xã hội. Ông cho rằng, thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư
bản lên chủ nghĩa xã hội có 4 đặc điểm sau:
(1) xét về mọi mặt của đời sống xã hội, đều do nhiều thành phần
không thuần nhất tạo nên. Đó là thời kỳ có sự đan xen, thâm nhập lẫn nhau
giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội ;
(2) sự phát triển của cái cũ, của những trật tự cũ đôi khi lấn át những
mầm mống của cái mới, những trật tự mới;
(3) xét về mọi phương diện, đều có sự phát triển của trình tự phát tiểu
tư sản, là thời kỳ chứa đựng mâu thuẫn không thể dung hòa giữa tính kỷ luật
nghiêm ngặt của giai cấp vô sản và tính vô chính phủ, vô kỷ luật của các
tầng lớp tiểu tư sản. Đây là một trong nhữngđiểm nổi bật của giai đoạn quá độ;
(4) là thời kỳ lâu dài, có rất nhiều khó khăn, phức tạp, phải trải qua
nhiều lần thử nghiệm để rút ra những kinh nghiệm, hướng đi đúng đắn,tuy
nhiên, trong quá trình thử nghiệm có thể phải trả giá cho những sai lầm nghiêm trọng4.
V.I.Lênin phân chia quá trình hình thành và phát triển của cộng sản
chủ nghĩa thành 3 giai đoạn:
3 V.I.Lênin: Toàn tập, t.39, Nxb Tiến Bộ, Mátxcơva, 1977, tr.309-310.
4 Xem: GS, PTS Nguyễn Trọng Chuẩn, PTS Phạm Văn Đức, PTS Hồ Sỹ Quý (Đồng chủ biên), Những quan điểm
cơ bản của C.Mác - Ph.Ăngghen - V.I.Lênin về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, tr.162-163. 5
(1) Giai đoạn “những cơn đau đẻ kéo dài”, tức “thời kỳ quá độ” từ chủ
nghĩa tư bản đi lên chủ nghĩa xã hội ;
(2) Giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa, hay còn gọi là giai
đoạn thấp, tương ứng là xã hội xã hội chủ nghĩa;
(3) Giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa, chính là xã hội cộng
sản chủ nghĩa (hay chủ nghĩa cộng sản) đã ở mức độ hoàn bị đúng bản chất của nó.
Như vậy,“thời kỳ quá độ” là một giai đoạn độc lập, có vị trí riêng biệt
nằm giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội , nó chưa phải là chủ nghĩa
xã hội và cũng không nằm ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản. Đây là
một nhận thức quan trọng trong cả lý luận và thực tiễn, cho phép những
người cộng sản xác định được đặc điểm, nội dung và nhiệm vụ, mục đích
của thời kỳ quá độ cũng như các giai đoạn tiếp theo sau thời kỳ quá độ .
Tính chất lâu dài, khó khăn và phức tạp của thời kỳ quá độ được
V.I.Lênin chỉ rõ và theo ông nó được quy định, phụ thuộc bởi xuất phát
điểm từ những tiền đề về kinh tế, văn hóa, xã hội khi bước vào thời kỳ quá
độ của mỗi quốc gia cụ thể. Ông viết: “... tất yếu phải có một thời kỳ quá độ
lâu dài và phức tạp từ xã hội tư bản chủ nghĩa (xã hội đó càng ít phát triển,
thì thời kỳ đó càng dài)... tiến lên xã hội cộng sản chủ nghĩa”5. Như vậy, bản
thân những nước quá độ từ chủ nghĩa tư bản đã cần có thời kỳ quá độ khá
lâu dài thì đối với những nước có điểm xuất phát thấp hơn chủ nghĩa tư bản
(tiền chủ nghĩa tư bản) càng cần phải có một thời kỳ quá độ lâu dài hơn
nhiều lần. Điều này hoàn toàn đúng về tính quy luật và tính khách quan.
Theo tính quy luật thì chủ nghĩa xã hội ra đời trên cơ sở của sự phát triển
đến đỉnh cao của chủ nghĩa tư bản; song về khách quan, chủ nghĩa xã hội
cũng có thể ra đời từ xuất phát điểm thấp hơn chủ nghĩa tư bản khi những
5 V.I.Lênin:Toàn tập, t.44, Nxb Tiến Bộ, Mátxcơva, 1977, tr.197. 6
tiền đề cho sự ra đời xuất hiện và thời cơ chín muồi. Đó chính là những khả
năng, những con đường hiện thực ra đời một cách tất yếu của xã hội mới -
xã hội xã hội chủ nghĩa.
Với nhận thức như vậy, V.I.Lênin luận giảihai hình thức quá độ từ
chủ nghĩa tư bản đi lên chủ nghĩa xã hội: Một là, quá độ lên chủ nghĩa xã hội
từ những nước tư bản đã phát triển. Đây còn gọi là hình thức quá độ trực
tiếp; Hai là, quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ những nước chưa qua giai đoạn
phát triển tư bản chủ nghĩa. Đây còn gọi là hình thức quá độ gián tiếp.Cả hai
hình thức này trong thời kỳ quá độ đều đan xen “những mảnh”, “những yếu
tố” của xã hội mới và xã hội cũ. Những yếu tố mới, tiến bộ còn non trẻ và
đang phát triển, những yếu tố cũ đã lạc hậu, yếu ớt cố giành lại ảnh hưởng
trong lòng xã hội mới,tạo ra một thời kỳ đấu tranh lâu dài giữa những yếu tố
cũ và mới. Riêng hình thức thứ hai thì thời kỳ quá độ sẽ khá dài, phải trải
qua nhiều bước đi thích hợp với một khối lượng công việclớn bao gồm
những nội dung cơ bản của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa
xã hội và đồng thời phải đạt được những thành tựu căn bản của chủ nghĩa tư
bản. Điều này được V.I.Lênin ví như việc “bắc những nhịp cầu nho nhỏ” để
từng bước xây dựng chủ nghĩa xã hội .
Việc chấm dứt chính sách cộng sản thời chiến và đưa ra Chính sách
Kinh tế mới (NEP) (1921)ở Nga của V.I.Lênin là một sự vận dụng sáng tạo,
đúng quy luật của chủ nghĩa Mác vào tình hình cụ thể nước Nga Xôviết, một
quốc gia tiền tư bản chủ nghĩađi lên chủ nghĩa xã hội. 7
CHƯƠNG 2. CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
2.1. Tính tất yếu của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Việt nam là một nước thuộc địa nửa
phong kiến với hai mâu thuẫn cơ bản nổi lên: mâu thuẫn dân tộc và mâu
thuẫn giai cấp. Hai mâu thuẫn này bóp nghẹt đời sống xã hội Việt nam,
khiến cho nhân dân sống trong cảnh lầm than cơ cực và làm xuất hiện nhu
cầu bức bách phải tìm ra con đường giải quyết một cách triệt để đồng thời cả
hai mâu thuẫn này nhằm giải phóng dân tộc và đưa đất nước tiếp tục phát triển.
Tại thời điểm này, xã hội Việt Nam đã trải qua những cuộc thử
nghiệm để lựa chọn con đường cứu nước. Nổi lên là các phong trào yêu
nước chống thực dân Pháp đã diễn ra sôi nổi, rộng khắp Bắc, Trung, Nam.
Tiêu biểu là các phong trào cần Vương, cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế,
phong trào Duy Tân.... Những phong trào này đều thể hiện rõ tinh thần yêu
nước và ý chí bất khuất đấu tranh chống thực dân xâm lược và tìm đường
cứu nước của nhân dân Việt Nam, song tất cả các phong trào này đều thất
bại. Tìm ra một hưóng đi mới, một hệ tư tưởng mới soi đường cho cách
mạng Việt Nam đi đên thăng lợi đã trở thành động lực thôi thúc mạnh mẽ các nhà yêu nước.
Sự thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã làm
cho chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành hiện thực, đồng thời mở ra một thời
đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi
vang dội của Cách mạng Tháng Mười Nga với sự ra đời của Nhà nước
Xôviết, lần đầu tiên khát vọng của nhân loại về một xã hội tự do, công bằng,
bình đẳng, dân chủ đã trở thành hiện thực, giai cấp công nhân và nhân dân 8
lao động từ thân phận bị áp bức, bóc lột đã trở thành chủ nhân xây dựng đất
nước, xây dựng xã hội. Vì vậy, Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã
trở thành biểu tượng và tạo động lực to lớn thôi thúc các dân tộc thuộc địa,
trong đó có Việt Nam noi theo. Điều này đã tác động mạnh mẽ đến nhận
thức của những người cộng sản Việt Nam và con đường: độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội càng có thêm cơ sở thực tiễn để lựa chọn.
Vào thời điểm lịch sử ấy, Nguyễn Ái Quốc đã nắm vững nhu cầu lịch
sử của dân tộc, bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình, kêt họp với
lý luận cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin soi rọi, Người đã
khăng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường
nào khác con đường cách mạng vô sản”6. Như vậy, chủ nghĩa Mác-Lênin
chính là cơ sở lý luận để Nguyễn Ái Quốc quyết định lựa chọn con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Đứng vững trên lập trường của chủ nghĩa Mác-Lênin, dưới sự lãnh
đạo của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam đã tìm ra
con đường phát triển mang tính đặc thù - đó là con đường quá độ bỏ qua chế
độ tư bản chủ nghĩa, đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước thuộc địa nửa
phong kiến. Cách thức phát triển này cho phép giải quyết một cách triệt để
mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp của xã hội Việt Nam vào đầu thế
kỷ XX. Như vậy, con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
phản ảnh sự lựa chọn khách quan của chỉnh thực tiễn - lịch sử dân tộc mang
đậm tính đặc thù của Việt Nam đã được khẳng định.
Với mục tiêu đã xác định, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, kết hợp với sự ủng hộ giúp đỡ cả về vật chất
và tinh thần của các nước xã hội chủ nghĩa, cách mạng Việt Nam đã đi từ
thắng lợi này đến thắng lợi khác, giành độc lập, tự do cho dân tộc, đưa đất
6 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2011, t.12, tr.30 9
nước thống nhất và bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Từ năm
1975 đến năm 1985, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đạt được những
thành tựu nhất định. Song cũng trong thời gian này, những sai lầm trong chỉ
đạo chiến lược và tổ chức thực hiện do thiếu kinh nghiệm và do chủ quan
duy ý chí, nóng vội đã khiến cho đất nước lâm vào khủng hoảng trầm trọng
về kinh tế-xã hội. Đại hội lần thứ VI (1986) của Đảng đã tự phê bình nghiêm
túc, rút ra những bài học sâu sắc, từ đó đề ra đường lối đổi mới đưa cách
mạng Việt Nam tiếp tục tiến lên.
Hiện nay, Việt Nam tiếp tục kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội là một yếu tố khách quan có cơ sở lý luận khoa học và cách mạng là chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường, cùng với những nhận
thức lý luận mới của Đảng Cộng sản Việt Nam về chủ nghĩa xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng được làm sáng tỏ, nhất là từ sự
nghiệp đổi mới đất nước đến nay.
Cơ sở thực tiễn của việc tiếp tục kiên định con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam chính là từ những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử7 đã
đạt được sau 30 năm đổi mới. Mặc dù, con đường phát triển theo định hướng
xã hội chủ nghĩa của Việt Nam hiện nay vẫn còn muôn vàn gian nan, thử
thách, còn không ít những hạn chế, yểu kém, nhưng nhìn một cách tổng
quát, quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã đạt được những kết
quả to lớn cần phải được khẳng định và trân trọng. Từ một nước nghèo nàn,
lạc hậu, trình độ phát triển thấp, sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã vươn
mình thoát khỏi một nước kém phát triển và trở thành một nước phát triển
trung bình; tăng trưởng kinh tế liên tục tăng; chính trị-xã hội ổn định; chủ
quyền, an ninh quốc gia được bảo vệ; đời sống nhân dân được cài thiện rõ
rệt; dân chủ ngày càng được mở rộng; quan hệ quốc tế và uy tín của Việt
7 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2016, tr.65. 10
Nam trên trường quốc tế được nâng cao... Nếu hơn 30 năm qua, Đảng ta
không kiên định con đường định hướng xã hội chủ nghĩa thì không thể có
công cuộc đổi mới vừa giữ vững mục tiêu cách mạng và đạt được những
thành tựu quan trọng, vừa kiên quyết từ bỏ những phương pháp sai lầm, mô
hình cũ không hiệu quả, xác lập mô hình mới, vững bước trên con đường đã
chọn một cách hiệu quả hơn.
Mặt khác, chủ nghĩa tư bàn hiện đại vẫn không thay đổi bản chất bóc
lột và hiện đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải như: khủng hoảng
kinh tế - xã hội vẫn luôn rình rập; các khoản nợ công khổng lồ; cuộc khùng
hoảng người di cư dẫn đến những xung đột gay gắt, những bất đồng trong
cộng đồng các nước EU; nạn khủng bố đang diễn biến vô cùng phức tạp,
khó kiểm soát, đe dọa sự ổn định của các nước tư bản phát triển và toàn thế
giới... Tất cả điều đó là những minh chứng cho thấy cách thức phát triển
kiểu tư bản chủ nghĩa vẫn đang chứa đựng nhiều nguy cơ bất ổn và không bền vững.
Tóm lại, lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
được vận dụng sáng tạo, bổ sung, phát triển liên tục trong 30 năm đổi mới
cùng những căn cứ thực tiễn của thế giới và Việt Nam là cơ sở lý luận và
thực tiễn khoa học để Đại hội lần thứ XII (2016) của Đảng tiếp tục khẳng
định: “con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù họp với thực
tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử”8.
2.2. Nhận thức về thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt nam
Thứ nhất, nhận thức rõ tính chất đan xen, lâu dài, khó khăn phức tạp
của thời kỳ quả độ lên chủ nghĩa xã hội.
8 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2016, tr.66. 11
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là bước phát triển tất yếu họp quy
luật đã được học thuyết Mác-Lênin chỉ rõ: Giai cấp công nhân dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản sau khi giành được chính quyền về tay mình sẽ bắt
tay vào xây dựng một hình thái mới - đó là hình thái kinh tế - xã hội cộng
sản chủ nghĩa, mà giai đoạn đầu là thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa cộng sản.
Đây là thời kỳ lâu dài, khó khăn phức tạp, vừa có kế thừa, phủ định biện
chứng chủ nghĩa tư bản, vừa xây dựng những yếu tố, những cơ sở vật chất
của chủ nghĩa xã hội. Khi xã hội mới đủ sức vận động trên cơ sở nền tảng
của chính nó, thì chuyển dần lên chủ nghĩa cộng sản. Do vậy, thực hiện bước
quá độ là một tất yếu khách quan đối với mọi nước sau khi giai cấp công
nhân đã giành thắng lợi trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở giai đoạn đầu.
Quan niệm giản đơn về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thời kỳ
trước đổi mới đã được Đảng ta chỉ rõ và đòi hỏi phải nghiên cứu một cách
khách quan, khoa học để nhận thức đúng đắn và đầy đủ hơn về thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trong quá trình chỉ đạo thực tiễn, Đảng
ta càng nhận thức rõ rằng, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu
dài, vô cùng khó khăn và phức tạp, vì nó phải tạo ra sự biến đổi sâu sắc về
chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việt Nam đi lên chủ nghĩa
xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, lực
lượng sản xuất rất thấp, lại trải qua mấy chục năm chiến tranh để lại hậu quả
nặng nề; các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại công cuộc cải
tạo và xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa, cho nên lại càng khó khăn, phức
tạp, do vậy nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước
đi, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen nhau, có sự đấu tranh
giữa cái cũ và cái mới, nên không thể nóng vội, giản đơn. Tính chất đan xen,
phức tạp và lâu dài của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta biểu 12
hiện rõ nét đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa với nhiều thành phần kinh tế dựa trên các hình thức sở hữu khác nhau.
Nhận thức mới này đã khắc phục được những biểu hiện nóng vội, đốt cháy
giai đoạn, vi phạm quy luật khách quan đã diễn ra thời kỳ trước đổi mới.
Thứ hai, bước đầu làm rõ “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa”
Với tinh thần đổi mới, đến Đại hội lần thứ IX (2001), lần đầu tiên
Đảng ta quan niệm về “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa” đã được đề cập.
Theo đó, “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí
thống tộ của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa,
nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế
độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh
lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”9. Như vậy, bỏ qua chế độ
tư bản chủ nghĩa là bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa;
bỏ qua những thói hư tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trị không phù
họp với chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng, song phải biết kế
thừa, chắt lọc những thành tựu, tinh hoa văn minh mà nhân loại đã đạt được
ngay cả trong thời kỳ phát triển tư bản chủ nghĩa trên quan điểm phát triển,
có chọn lọc. Đây là quan điểm có ý nghĩa quan trọng trong việc thống nhất
về nhận thức không chỉ trong Đảng, mà trong toàn xã hội để trên cơ sở đó,
triển khai các hoạt động cả về mặt lý luận và thực tiễn cho phù hợp hơn. Đến
nay, vấn đề thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam vẫn phải tiếp tục
được nghiên cứu để làm sáng tỏ hơn cả về lý luận và thực tiễn.
2.3. Đặc điểm thời kỳ độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Đặc điểm cơ bản của quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là bỏ
qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
9 Đảng Cộng sản Việt Nam, Vân kiện Đàng thời kỳ đổi mới (Đại hộ Vỉ, VII. VIII, IX), Nxb. CTQG, H.2005, tr.634. 13
Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện vừa thuận lợi vừa
khó khăn đan xen, có những đặc trưng cơ bản:
- Xuất phát từ một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng
sản xuất rất thấp. Đất nước trải qua chiến tranh ác liệt, kéo dài nhiều thập kỷ,
hậu quả để lại còn nặng nề. Những tàn dư thực dân, phong kiến còn nhiều.
Các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại chế độ xã hội chủ
nghĩa và nền độc lập dân tộc của nhân dân ta,
- Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang diễn ra mạnh
mẽ, cuôn hút tất cả các nước ở mức độ khác nhau. Nền sàn xuất vật chất và
đời sống xã hội đang trong quá trình quốc tế hoá sâu sắc, ành hưởng lớn tới
nhịp độ phát ưiển lịch sử và cuộc sống các dân tộc. Những xu thế đó vừa tạo
thời cơ phát triển nhanh cho các nước, vừa đặt ra những thách thức gay gắt.
- Thời đại ngày nay vẫn là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bàn lên chủ
nghĩa xã hội, cho dù chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp dồ.
Các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại,
vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dán tộc.
Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ,
phát triền và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, song theo
quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xâ hội.
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là sự lựa
chọn duy nhất đúng, khoa học, phàn ánh đúng qui luật phát triển khách quan
của cách mạng Việt Nam trong thời dại ngày nay. Cương lĩnh năm 1930 của
Đảng đã chỉ rõ: Sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, sẽ
tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đây là sự lựa chọn dứt khoát và đúng đắn cùa
Đảng, đáp ứng nguyện vọng thiết tha của dân tộc, nhân dân, phản ánh xu thế 14
phát triển của thời đại, phù họp với quan điểm khoa học, cách mạng và sáng
tạo của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, như Đại
hội IX của Đàng Cộng sản Việt Nam (2001) xác định: Con đường đi lên của
nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản
chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và
kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành
tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, dặc biệt về
khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng
nền kinh tế hiện đại10.
Đây là tư tưởng mới, phản ánh nhận thức mới, tư duy mới cùa Đảng ta
về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế dộ tư bản chủ nghĩa. Tư
tưởng này cần được hiểu đầy đủ với những nội dung sau đây:
Thứ nhất, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa
là con dường cách mạng tất yếu khách quan, con đường xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Thứ hai, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa,
tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sàn xuất và kiến trúc
thượng tầng tư bản chủ nghĩa. Điều đó có nghĩa là trong thời kỳ quá độ còn
nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, song sở hữu tư nhân tư
bản chủ nghĩa và thành phần kinh tế tư nhân tư bản tư bản chủ nghĩa không
chiếm vai trò chủ đạo; thời kỳ quá độ còn nhiều hình thức phân phối, ngoài
phân phối theo lao động vẫn là chủ đạo còn phân phối theo mức độ đóng
góp và quĩ phúc lợi xã hội; thời kỳ quá độ vẫn còn quan hệ bóc lột và bị bóc
lột, song quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa không giữ vai trò thống trị.
10 Đảng Cộng sản Việt Nam, Vân kiện Đàng thời kỳ đổi mới (Đại hộ Vỉ, VII. VIII, IX), Nxb. CTQG, H.2005, tr.643. 15
Thứ ba, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa
đòi hòi phải tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới
chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là những thành tựu về khoa học và công nghệ,
thành tựu về quản lý để phát triển xã hội, quản lý phát triển xã hội, đặc biệt
là phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại.
Thứ tư, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là
tạo ra sự biến đồi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực, là sự nghiệp rất
khó khăn, phức tạp, lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức
kinh tế, xã hội có tính chất quá độ đòi hỏi pẩi có quyết tâm chính trị cao và
khát vọng lớn của toàn Đàng, toàn dân.
Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh quốc tế có
những biến đổi to lớn và sâu sắc.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức và quá trình
toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến sự phát triển của nhiều
nước. Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới những hình thức và
mức độ khác nhau vẫn tồn tại và phát triển. Hoà bình, độc lập dân tộc, dân
chủ, hợp tác và phát triển là xu thế lớn; nhưng đấu tranh dân tộc, đấu tranh
giai cấp, chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo,
chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố, tranh chấp lãnh
thổ, biển, đảo, tài nguyên và cạnh tranh quyết liệt về lợi ích kinh tế tiếp tục
diễn ra phức tạp. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á phát
triển năng động, nhưng cũng tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định. Tình hình
đó tạo thời cơ phát triển, đồng thời đặt ra những thách thức gay gắt, nhất là
đối với những nước đang và kém phát triển.
Trong quá trình hình thành và phát triển, Liên Xô và các nước xã hội
chủ nghĩa khác đã đạt những thành tựu to lớn về nhiều mặt, từng là chỗ dựa
cho phong trào hoà bình và cách mạng thế giới, góp phần quan trọng vào 16
cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Chế
độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ là tổn thất lớn đối với
phong trào cách mạng thế giới, nhưng một số nước theo con đường xã hội
chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam, vẫn kiên định mục tiêu, lý tưởng, tiến
hành cải cách, đổi mới, giành được những thành tựu to lớn, tiếp tục phát
triển; phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có những bước hồi phục.
Tuy nhiên, các nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, phong trào cộng sản
và cánh tả còn gặp nhiều khó khăn, các thế lực thù địch tiếp tục chống phá,
tìm cách xoá bỏ chủ nghĩa xã hội.
Hiện tại, chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển, nhưng về bản chất
vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Những mâu thuẫn cơ bản vốn
có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá ngày
càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ
nghĩa, chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc.
Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra. Chính sự vận
động của những mâu thuẫn nội tại đó và cuộc đấu tranh của nhân dân lao
động sẽ quyết định vận mệnh của chủ nghĩa tư bản.
Các nước đang phát triển, kém phát triển phải tiến hành cuộc đấu
tranh rất khó khăn, phức tạp chống nghèo nàn, lạc hậu, chống mọi sự can
thiệp, áp đặt và xâm lược để bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, dân tộc.
Nhân dân thế giới đang đứng trước những vấn đề toàn cầu cấp bách
có liên quan đến vận mệnh loài người. Đó là giữ gìn hoà bình, đẩy lùi nguy
cơ chiến tranh, chống khủng bố, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi
khí hậu toàn cầu, hạn chế sự bùng nổ về dân số, phòng ngừa và đẩy lùi
những dịch bệnh hiểm nghèo... Việc giải quyết những vấn đề đó đòi hỏi sự
hợp tác và tinh thần trách nhiệm cao của tất cả các quốc gia, dân tộc. 17
Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với
chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa
đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của
nhân dân các nước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến
bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sẽ có những bước tiến
mới. Theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội.
Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn
đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp
với xu thế phát triển của lịch sử.
Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có
nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ
sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển
toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn
trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo;
có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới. 18
CHƯƠNG 3. TRÁCH NHIỆM CỦA BẢN THÂN TRONG CÔNG
CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là lập trường
nhất quán của Đảng và Nhà nước ta, song trên con đường phát triển của
minh, Việt Nam đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn và thách thức.
Tiếp nối truyền thống của các thế hệ cha anh, sinh viên Việt Nam luôn tin
tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; trung thành, kiên định mục tiêu độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội; nêu cao tinh thần yêu nước, với lớp trẻ và đặc
biệt là sinh viên Việt Nam - những người chủ tương lai của đất nước cần
nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Thanh niên sinh viên cần xác định đúng đắn nền tảng tư tưởng, lý luận
của Đảng, chú trọng việc học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ lý luận chính
trị, bồi đắp lý tưởng cách mạng trong sáng, kiên định và vận dụng sáng tạo
chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn học tập và cuộc
sống, đồng thời phải luôn luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Sinh viên phải rèn luyện để có lập trường tư tưởng vững vàng, có lòng
yêu nước, có niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội và đổi mới đất nước, có đạo đức trong sáng và lối sống lành
mạnh; tích cực tham gia vào các cuộc đấu tranh bảo vệ Đảng, Nhà nước và
bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước;
đấu tranh chống lại âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch
và các tiêu cực, tệ nạn xã hội, tham nhũng…
Hiện nay, diễn biến hòa bình đã có nhiều biến thái mới, chủ thể của
diễn biến hòa bình ngày càng đa dạng hơn, không chỉ là các thế lực thù địch,
các nước đế quốc tư bản, mà còn cả các nước theo chủ nghĩa dân tộc hẹp 19