-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Lý thuyết Bài 3 - 4 tiến trình văn hóa môn Mỹ học đại cương | Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Cư dân thời đại đá mới đã có những tri thức phong phú về tự nhiên và dựa vào những tri thức đó để thích nghi một cách hài hoà với tự nhiên. Chẳng hạn, người Hoà Bình cư trú trong các hang động đã nhận biết được những hiện tượng có tính quy luật của gió mùa, do đó để tránh gió mùa, các hang động của họ đã không có hang động nào quay về hướng chính Bắc....Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Mỹ học đại cương (MH001) 17 tài liệu
Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 64 tài liệu
Lý thuyết Bài 3 - 4 tiến trình văn hóa môn Mỹ học đại cương | Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Cư dân thời đại đá mới đã có những tri thức phong phú về tự nhiên và dựa vào những tri thức đó để thích nghi một cách hài hoà với tự nhiên. Chẳng hạn, người Hoà Bình cư trú trong các hang động đã nhận biết được những hiện tượng có tính quy luật của gió mùa, do đó để tránh gió mùa, các hang động của họ đã không có hang động nào quay về hướng chính Bắc....Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Mỹ học đại cương (MH001) 17 tài liệu
Trường: Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 64 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoAR cPSD| 49981208 lOMoAR cPSD| 49981208
Bài 3. ĐẠI CƯƠNG VỀ TIẾN TRÌNH VĂN HOÁ VIỆT NAM
Tiến trình văn hoá Việt Nam có thể phân thành 5 thời kỳ:
I. VĂN HOÁ VIỆT NAM THỜI TIỀN SỬ VÀ SƠ SỬ
Đây là thời kỳ hình thành nền tảng/cơ tầng văn hoá Việt Nam, được tính từ khi
người nguyên thủy biết dùng đá để chế tác công cụ cách ngày nay vài chục vạn
năm cho đến thời đại Hùng Vương dựng nước - thời đại làm nên hai thành tựu lớn
lao có ý nghĩa lịch sử. Đó là sự hình thành của nền văn minh sông Hồng và sự ra
đời của hình thái nhà nước sơ khai: nhà nước Văn Lang của các vua Hùng và tiếp
đó là nước Âu Lạc của An Dương Vương.
1. Văn hóa Việt Nam thời tiền sử.
Là thời kỳ trước khi xuất hiện nền văn minh cổ đại, tức là trước khi hình thành
nhà nước / quốc gia (từ buổi đầu thế kỷ I TCN - cuối thời đại đá mới), trên đất
nước Việt Nam đã có một quá trình phát triển văn hoá lâu dài. -
Trong thời kỳ tiền sử ấy đã dần dần hình thành một cơ tầng văn hoá chung
cho tất cả cư dân ở vùng Đông Nam Á. Đó là nền văn hoá lấy nghề nông làm
phương thức hoạt động, thích nghi với điều kiện tự nhiên thuộc khu vực châu Á
gió mùa - Nền văn hoá có đặc trưng là một phức thể văn hoá lúa nước với ba yếu
tố: văn hoá núi, văn hoá đồng bằng và văn hoá biển. Trong đó, yếu tố đồng bằng
tuy có sau nhưng đóng vai trò chủ đạo.
Ở sườn đồi, sườn núi thấp, người ta đốt rừng làm nương rẫy, trồng lúa cạn. Ở
thung lũng, đồng bằng, ở ven biển, người ta canh tác lúa nước. Ở nhiều nơi, cư dân
còn biết dùng trâu bò để cày bừa. Ở ven các
dòng sông, ở ven biển, cư dân thạo nghề đi
biển và đánh bắt hải sản.
Ở các vùng núi, cư dân nói chung còn ở trình
độ tổ chức sống bộ lạc, nhưng ở trung du và
đồng bằng, cư dân đã dần dần vươn tới trình độ
tổ chức liên minh bộ lạc, sống thành vùng cư lOMoAR cPSD| 49981208
dân đông đúc, gồm nhiều làng xã lớn. Liên minh bộ lạc là một bước quá độ để
vươn lên trình độ tổ chức quốc gia. -
Việt Nam là một Đông Nam Á thu nhỏ, có đủ ba yếu tố văn hoá núi, đồng
bằng và biển, có đủ các sắc tộc thuộc các ngữ hệ ở Đông Nam Á hiện nay.
Thông qua các ngành khảo cổ học và cổ nhân học, chúng ta biết có các nền văn
hoá trên đất nước Việt Nam thuộc thời kỳ tiền sử:
+ Văn hoá Núi Đọ - văn hoá thuộc thời kỳ đá cũ, bắt đầu hàng chục vạn năm
kéo dài cho đến một vạn năm cách ngày nay (tên gọi của nền văn hoá này là từ
điểm khảo cổ học ở núi Đọ, Thanh Hoá)
+ Văn hoá Sơn Vi (Phú Thọ) - văn hoá thuộc hậu kỳ đá cũ, tồn tại từ 20 đến 15
nghìn năm trước công nguyên.
+ Văn hoá Hoà Bình (Hoà Bình) - văn hoá thuộc thời kỳ đá giữa, kéo dài
khoảng từ 12.000 đến 7.000 năm cách ngày nay. Đã có một nền nông nghiệp sơ
khai xuất hiện trong lòng văn hoá Hoà Bình.
+ Văn hoá Bắc Sơn (Lạng Sơn) - văn hoá thuộc thời kỳ đá mới, kéo dài khoảng
từ 11.000 năm đến 7.000 năm cách ngày nay. Cùng với nền văn hoá Hoà Bình, văn
hoá Bắc Sơn đã làm nên khúc dạo đầu của cuộc cách mạng đá mới. Để đến cuối
thời đại đá mới thì phần lớn các bộ lạc nguyên thuỷ đã tiến sang giai đoạn nông
nghiệp trồng lúa, cũng tức là chuyển từ kinh tế khai thác sang kinh tế sản xuất,
thực sự bước vào lĩnh vực sáng tạo văn hoá.
Cư dân thời đại đá mới đã có những tri thức phong phú về tự nhiên và dựa vào
những tri thức đó để thích nghi một cách hài hoà với tự nhiên. Chẳng hạn, người
Hoà Bình cư trú trong các hang động đã nhận biết được những hiện tượng có tính
quy luật của gió mùa, do đó để tránh gió mùa, các hang động của họ đã không có
hang động nào quay về hướng chính Bắc, mà có tới hơn 50% quay về hướng nam
và hướng đông Nam. Thời kỳ này cũng để lại những dấu vết nghệ thuật, như
những hiện vật xương có vết khắc hình cá, hình thú và người trên vách hang Đồng
Nội. Trong sự nhận thức về thiên nhiên của người Hòa Bình, còn thấy rõ những
cảm nhận về những nhịp điệu vốn có trong tự nhiên, được thể hiện bằng những
nhóm vạch 3 vạch một trên các hòn đá cuội trong hang động. Dù chỉ là giả thuyết,
những di vật tìm thấy trong văn hoá Hoà Bình và Bắc Sơn cũng cho thấy một bước
phát triển mới về tư duy của người nguyên thuỷ. Tư duy về thời gian, vũ trụ còn
được thể hiện bằng những hoa văn, ký hiệu biểu thị mặt trời như hình tròn, hình
chữ vẽ trên đồ gốm. Có thể bấy giờ đã bắt đầu hình thành loại nông lịch sơ khai.
Thời kỳ này cũng xuất hiện những tín ngưỡng nguyên thuỷ: niềm tin vào thế giới
bên kia; sự tôn thờ các sức mạnh tự nhiên. Những hiện tượng tự nhiên như mưa, lOMoAR cPSD| 49981208
gió, đặc biệt là mặt trời đã trở thành những thần linh quan trọng đối với con người.
Về tổ chức xã hội, vào giai đoạn hậu kỳ đá mới, khi con người đã chọn nghề nông
và sống định cư, thì có thể tin rằng nhiều bộ lạc đã sống thành hàng xóm. 2.Thời sơ sử.
Cách đây khoảng 4000 năm, cư dân Việt Nam từ lưu vực sông Hồng đến lưu vực
sông Đồng Nai đã bước vào thời đại kim khí. Thời kỳ này trên lãnh thổ Việt Nam
hiện nay đã tồn tại 3 trung tâm văn hoá lớn của 3 quốc gia cổ nhất Đông Nam Á : -
Văn hoá Đông Sơn (miền Bắc) gắn với sự ra đời của nhà nước Văn Lang của
các vua Hùng và tiếp đó là nước Âu Lạc của vua An Dương Vương. Với nền văn
hoá Đông Sơn, kỹ thuật chế tác đồ đồng đã vươn lên trình độ khá cao so với trình
độ thế giới lúc đương thời. Sản phẩm đồng thời cũng là biểu tượng của văn hoá
Đông Sơn là trống đồng Đông Sơn. Quá trình hình thànhvà phát triển của văn hoá
Đông Sơn / văn minh sông Hồng ở miền Bắc là một quá trình hình thành nên cái
cốt lõi của người Việt cổ và nhà nước đầu tiên của họ. Đây là một nền văn hoá
thống nhất mà chủ nhân của nền văn hoá đó là một cộng đồng cư dân gồm nhiều
thành phần tộc người gần gũi nhau về nhân chủng và văn hoá. Văn hoá Đông Sơn
là một điển hình của nền văn hoá nông nghiệp lúa nước. -
Văn hoá Sa Huỳnh (miền Trung) được coi là tiền nhân tố của người Chăm
và vương quốc Chăm Pa. Văn hoá Sa Huỳnh là sản phẩm của cư dân nông nghiệp
trồng lúa, nhưng biết khai thác nguồn lợi của rừng và biển, và phát triển các nghề thủ công. -
Văn hoá Đồng Nai (miền Nam), một cội nguồn hình thành nền văn hoá Óc
Eo ở Nam Bộ vào những thế kỷ đầu công nguyên sau này. Văn hoá Óc Eo gắn với
vương quốc Phù Nam, một nhà nước tồn tại từ thế kỷ II đến thế kỷ VII ở châu thổ
sông Cửu Long. Văn hoá Đồng Nai cũng là sản phẩm của cư dân có hoạt động
kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và thủ công.
Tóm lại, tiến trình văn hoá thời tiền sử và sơ sử thuộc giai đoạn hình thành nền
tảng của văn hoá Việt Nam, với các đặc điểm cơ bản sau đây: -
Tiến trình văn hoá Việt Nam thời tiền sử và sơ sử là tiến trình hình thành nên
những nền tảng của văn hoá Việt Nam, hình thành cốt lõi của người Việt cổ, là
phác thảo khởi nguyên về một nền văn hoá quốc gia dân tộc đa tộc người về sau. -
Những nền tảng văn hoá đó có là những nền tảng văn hoá bản địa / nội sinh,
nằm trong cơ tầng văn hoá chung của khu vực văn hoá Đông Nam Á thời bấy giờ,
nó khác với hai nền văn hoá - văn minh Trung Quốc và Ấn Độ ở châu Á. -
Đỉnh cao của giai đoạn hình thành những nền tảng văn hoá nội sinh Việt
Nam là văn hoá Đông Sơn, văn hoá Sa Huỳnh và văn hoá Đồng Nai, cũng là ba lOMoAR cPSD| 49981208
đỉnh cao của văn hoá Đông Nam Á, miền đông bán đảo Đông Dương. Ba trung
tâm văn hoá đó phát triển theo thế chân vạc, nhưng luôn có mối quan hệ qua lại
với nhau, đồng thời phát triển, giao lưu với nhiều văn hoá khác ở khu vực. Đồng
thời, ba trung tâm văn hoá ấy đều sẽ phát triển thành ba nền văn minh lớn ở Đông
Nam Á, ứng với ba quốc gia cổ đại là Văn Lang - Âu Lạc, Chăm Pa và Phù Nam. -
Như thế, trước khi chịu sự thống trị của các triều đại phong kiến Trung
Quốc, đất nước ta đã từng tồn tại một nền văn minh cổ như vậy, nên ý thức quốc
gia dân tộc của người Việt đã sớm hình thành và làm nên một sức mạnh đủ để dân
tộc Việt Nam vừa không bị Hán hoá lại vừa có khả năng thâu hoá những nhân tố
của mô hình văn hoá Trung Quốc trong quá trình xây dựng nhà nước Đại Việt tự chủ sau này.
II. VĂN HOÁ VIỆT NAM THIÊN NIÊN KỶ THỨ NHẤT SAU CÔNG NGUYÊN
Trong khoảng mười thế kỷ đầu công nguyên, trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay đã
từng tồn tại ba nền văn hoá: văn hoá của cộng đồng cư dân châu thổ Bắc Bộ và
Bắc Trung Bộ, văn hoá Chăm Pa ở ven biển miền Trung, và văn hoá Óc Eo ở vùng
đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Ba nền văn hoá này có những nét chung do có
chung cơ tầng văn hoá Đông Nam Á, nhưng cũng lại có những nét riêng do từng
vùng có những đặc điểm và số phận lịch sử khác nhau. Bài giảng trình bày đặc
điểm văn hoá của cư dân châu thổ bắc Bộ với tư cách đại diện, điển hình. 1.
Năm 179 trước công nguyên, nước Âu Lạc của An Dương Vương bị nước
Nam Việt của Triệu Đà (đóng đô ở Phiên Ngung thuộc Quảng Đông, Trung Quốc
ngày nay) thôn tính. Năm 111 trước công nguyên, nước Nam Việt bị thôn tính vào
đế quốc Hán, nước Âu Lạc lúc ấy thuộc nước Nam Việt cũng bị thôn tính theo. Từ
đó, đất nước ta trải qua hơn 10 thế kỷ Bắc thuộc, tức là chịu sự đô hộ, áp đặt văn
hoá của phong kiến phương Bắc và có sự chống phong kiến phương Bắc đô hộ để
bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc. Lịch sử các cộng đồng dân tộc Việt Nam trong
suốt thời kỳ Bắc thuộc là lịch sử của một cuộc đấu tranh đề kháng dai dẳng, bền bỉ
để bảo tồn giống nòi, bảo vệ nền văn hoá dân tộc và giải phóng đât nước. Cuộc đấu
tranh chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc thành công nên mới tồn tại nền
văn hoá Việt Nam hiện nay. 2.
Trong hơn mười thế kỷ Bắc thuộc, các triều vua Trung Quốc từ Hán đến
Đường, thông qua chính quyền đô hộ nước ta khi ấy, đã kế tiếp nhau thi hành
chính sách cai trị tàn bạo, chính sách đồng hoá / Hán hoá đối với người Việt và văn
hoá Việt trên mọi phương diện, nhằm vĩnh viễn thôn tính nước ta vào đế quốc
phong kiến phương Bắc. Đặc trưng cơ bản trong bối cảnh văn hoá lịch sử giai đoạn này là: lOMoAR cPSD| 49981208
- Tiếp xúc cưỡng bức văn hoá Việt - Hán.
- Tiếp xúc văn hoá Việt Ấn.
- Giữ gìn, bảo tồn và phát triển bản sắc dân tộc, bản sắc văn hoá.
3. Dấu ấn văn hoá thời kỳ Bắc thuộc áp đặt vào Việt Nam mà ngày nay vẫn còn
ảnh hưởng rõ nét là các học thuyết, các tôn giáo của phương Đông, là sự du nhập đạo Nho, đạo Giáo... -
Nho giáo (còn được gọi là đạo Nho hay Khổng giáo) do Khổng Tử (551 -
479 trước CN) sáng lập. Nho giáo không phải là tôn giáo hiểu theo đúng nghĩa,
không phải là học thuyết triết học theo nghĩa chính xác, mà thực chất là học thuyết
chính trị - xã hội và đạo đức của giai cấp thống trị. Nho giáo thiết lập trật tự xa hội,
quan hệ giữ người với người trong xã hội và quan hệ giữa con người với thế giới tụ
nhiên (trời). Giai cấp thống trị coi Nho giáo là công cụ để cai trị xã hội theo theo
một trật tự nghiêm ngặt cho các mối quan hệ trong xã hội. Tư tưởng này quy định
phương châm ứng xử theo thứ bậc: quân, sư, phụ, và con người trong xã hội phải
giữ đạo Cương thường (trung quân, ái quốc, tam tòng tứ đức, tam cương ngũ
thường) để duy trì và củng cố trật tự xã hội ấy.
Học thuyết về con người với thế giới tự nhiên đuợc thể hiện thông qua tư tưởng
'Thiên mệnh', 'Thiên nhân cảm ứng'. -
Đạo giáo là một thuật ngữ dùng để chỉ hai dòng triết học và tôn giáo ủa
Trung Quốc có bản chất khác nhau: một dòng là đạo Giáo triết học được gọi là đạo
Gia, một dòng là đạo giáo tôn giáo thường được gọi là đạo Giáo.
Đạo Gia do Lão Tử sáng lập và Trang Tử phát triển, nên còn gọi là đạo Lão -
Trang. Đạo này đề cao tư duy trừu tượng, coi thường việc nghiên cứu sự vật cụ thể,
khuyên con người sống gần gũi tự nhiên, không làm gì trái với lẽ tự nhiên. Trong
thời kỳ Bắc thuộc, đạo Lão - Trang chủ yếu lưu hành trong số người Hán thất thế. -
Đạo giáo, một tôn giáo bản địa của Trung Quốc hỗn hợp rất nhiều tín
ngưỡng Saman giáo và các phương thuật của dân gian lẫn cung đình như: đoán
mộng, xem sao, bói rùa, cúng quỷ thần, đồng cốt, cầu tiên v.v...Đạo này khi được
truyền bá vào Việt Nam đã hoà nhập với tín ngưỡng đa thần của người Việt, bổ
sung những tín điều cần thiết cho tín nguỡng dân gian Việt Nam. -
Phật giáo: Phật giáo từ Ấn Độ truyền vào nước ta cùng từ thời kỳ này,
khoảng thế kỷ đầu công nguyên.
Đạo Phật (Buddha, tiếng Ấn là 'giác ngộ') phát sinh ở Ấn Độ vào thế kỷ VI trước
công nguyên, tại một bang Capilavatxtu gần biên giới Nê pan. Người sáng lập là
đức Thích ca Mâu ni (Cakya Mauni). đạo Phật là tiếng nói bất bình của quần chúng
nhân dân lao động đối với chế độ đẳng cấp hà khắc, là sự phản ứng mãnh liệt, lOMoAR cPSD| 49981208
chống lại quyền uy của đẳng cấp thống trị Bàlamôn. Đạo Phật chủ trương pháp
tính bình đẳng, rằng tất cả chúng sinh đều có Phật tính và đều có thể thành Phật, từ
chỗ từ giác đến chỗ giác tha. Đạo Phật khuyên mọi người nên tiết chế dục vọng, có
tinh thần vô ngã vị tha, tu nhân tích đức, làm điều lành, tránh điều ác. Thuyết
'Nhân quả nghiệp báo' của đạo Phật phù hợp với quan niệm 'ở hiền gặp lành, gieo
gió gặt bão' trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Thuyết “Luân hồi” cũng phù hợp
với quan niệm dân gian cho rằng linh hồn tồn tại sau khi thể xác tiêu tan và tiếp tục
đầu thai để kiếp sau trở lại cuộc sống thực tại. 4.
Bên cạnh việc chịu ảnh hưởng những tư tưởng lớn như trên, trên cơ sở văn
minh nông nghiệp và xóm làng, người Việt đã tiếp thu một số yếu tố văn hoá
Trung Quốc, Ấn Độ và vùng biển phương Nam. 5.
Song hành với việc chịu Bắc thuộc, việc chống Bắc thuộc để bảo vệ bản sắc
văn hoá dân tộc của dân tộc ta đạt được những kết quả mang tính quyết định sự tồn
tại của cả dân tộc VIệt Nam. bản sắc văn hoá dân tộc được bảo vệ có thể kể ra ở
một số mặt chính sau đây: - Tiếng nói.
- Tín ngưỡng dân gian và lễ hội dân tộc. - Văn nghệ dân gian.
6. Như vậy, nhìn tổng thể có thể kết luận rằng, đã diễn ra hai khuynh hướng đối
lập của tiến trình văn hoá Việt Nam thời Bắc thuộc:
- Khuynh hướng Hán hoá là mưu đồ có ý thức của bọn đô hộ và tay sai. -
Khuynh hướng Việt hoá nhằm gìn giữ và phát huy những tinh hoa văn hoá cổ
truyền từ đã có từ thời Văn Lang - Âu Lạc, mặt khác còn tiếp thu, hội nhập những
yếu tố văn hoá bên ngoài để làm phong phú văn hoá Việt; sắp xếp, cấu trúc lại nền
tảng văn hoá Việt. Khuynh hướng này là chủ đạo.
Đối lập lại chủ nghĩa 'bình thiên hạ' của kẻ thù, nhân dân ta đã phát huy mạnh
mẽ chủ nghĩa yêu nước, ý chí độc lập tự chủ, tinh thần tự lập tự cường. Đối lập với
bộ máu nhà nước đế chế và tổ chức chính quyền đô hộ theo cơ cấu quận huyện,
nhân dân ta lo củng cố và giữ gìn cộng đồng xóm làng. Từ làng, người Việt vươn
ra giành lại nước. Đối lập với sức mạnh của một đế chế lớn mạnh, nhân dân ta tạo
lập nên một sức mạnh đoàn kết toàn dân. Khởi nghĩa chống Bắc thuộc là khởi
nghĩa nhân dân, có tính quần chúng rộng rãi, mau chóng phát triển thành chiến
tranh nhân dân giải phóng dân tộc, và cuối cùng với chiến thắng Bạch Đằng lịch sử
do Ngô Quyền lãnh đạo, cuộc đấu tranh bền bỉ của nhân dân ta đã giành được thắng lợi vẻ vang. lOMoAR cPSD| 49981208
III. VĂN HOÁ VIỆT NAM THỜI ĐỘC LẬP
Trên mảnh đất Việt Nam ngày nay, từ thế kỷ X đến năm 1858, ba nền văn hoá ở
thiên niên kỷ đầu công nguyên đã phát triển theo ba hướng khác nhau.
Nền văn hoá Óc Eo ở đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, sau thế kỷ thứ VIII,
dường như chỉ còn ánh hào quang, không còn được nhắc nhở trong tư liệu và thư tịch nữa.
Trên dải đất Trung Bộ, từ thế kỷ XV, Chăm Pa đã chấm dứt sự tồn tại của mình
như một nhà vương quốc. Cư dân Chăm Pa trở thành một tộc người trong đại gia
đình các dân tộc Việt Nam. Nền văn hoá Chăm Pa trở thành nền văn hoá của một
tộc người trong nền văn hoá đa tộc người Việt Nam.
Bởi vậy, khi nói về văn hoá thời độc lập / tự chủ, là nói về nền văn hoá Đại Việt.
Thời tự chủ của quốc gia Đại Việt kéo dài gần một thiên niên kỷ, từ năm 938 đến
năm 1858. Đây là thời kỳ có nhiều biến đổi tự thân của nội bộ quốc gia.
- Các vương triều thay thế nhau trị vì đất nước, xây dựng một quốc gia tự chủ: nhà
Ngô (939 - 967), nhà Đinh (967 - 981), nhà Tiền Lê (981 - 1010), nhà Lý (1010 -
1225), nhà trần (1226 - 1400), nhà Hậu Lê (1427 - 1527), nhà Mạc (1527 - 1592),
Trịnh - Nguyễn (1592 -1788), Tây Sơn (1778 - 1802), tên nước Đại Việt được
dùng tới đầu thế kỷ XIX, nhà Nguyễn (1802 - 1945), khi Gia Long lên ngôi, tên
nước được đổi là Việt Nam.
- Trong thời kỳ Đại Việt, nước ta trải qua nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc:
chống giặc Tống, giặc Nguyên Mông, giặc Minh, giặc xiêm, và giặc Thanh xâm lược.
- Cùng với những biến động trong lịch sử, đất nước ta cũng trải qua một quá trình
phát triển về phương Nam. Đến giữa thế kỷ XVIII, việc khai phá miền Nam Bộ
đã cơ bản hoàn thành. Sau năm 1786 và năm 1802, đất nước Việt Nam đã có một
lãnh thổ thống nhất từ Mục Nam Quan đến mũi Cà Mau.
- Có ba lần phục hưng văn hoá dân tộc trong thời kỳ độc lập:
+ Lần thứ nhất vào thời Lý Trần.
+ Lần thứ hai vào thời Hậu Lê thế kỷ XV.
+ Lần thứ ba vào cuối thế kỷ XVIII.
1. Đặc điểm văn hoá thời Lý - Trần
a. Hệ tư tưởng chủ đạo trong ứng xử với thời cuộc là việc dung hoà Nho,
Phật, Đạo, trong đó nổi trội là Phật giáo và Nho giáo. Đây là thời kỳ 'tam giáo đồng nguyên'. lOMoAR cPSD| 49981208 -
Phật giáo tồn tại và phát triển với tư cách là một đạo và là tác nhân
của khối đoàn kết dân tộc. Đạo Phật thời này đã nhập thế và Việt hoá, phát
triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Phật giáo thời này cũng đã tác động đến
tư tưởng, tâm lý , phong tục và nếp sống của nhân dân. Nó ảnh hưởng to lớn
đến văn học nghệ thuật, trong đó có lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc. Đặc biệt
trong điêu khắc, hình ảnh con rồng thời này khác hẳn các giai đoạn về sau. -
Nho giáo trong thời kỳ Lý Trần được sư dụng như là học thuyết thiết
lập trật tựtrong xã hội. Chế độ giáo dục và thi cử theo tinh thần Nho giáo bắt
đầu được coi trọng. Năm 1070, nhà Lý dựng Văn Miếu, mở Quốc Tử Giám.
Năm 1075, triều đình mở khoa thi đầu tiên để chọn nhân tài. Dần dần Nho
giáo đã có địa vị trong xã hội. Nhà Trần, cùng với việc củng cố tư tưởng
Nho giáo, đã chính quy hoá chế độ thi cử. Năm 1247, nhà Trần đặt danh
hiệu Tam khôi, dành cho ba người thi đỗ xuất sắc trong các kỳ thi đình. Qua
thi cử, tầng lớp nho sĩ ngày càng đông đảo. Nho sĩ và tư tưởng nho giáo
ngày càng tăng lên trong triều, lấn át tư tưởng Phật giáo.
b. Nền văn hoá bác học bắt đầu hình thành, gắn với sự hình thành của đội
ngũ trí thức Phật giáo và Nho giáo. Các trí thức thời Lý chủ yếu là nhà sư,
đến đời Trần chủ yếu là nhà nho. Thơ văn tất nhiên ảnh hưởng hệ tư tưởng
Phật giáo và Nho giáo, song lại có những áng văn mang tính nhân văn và
giá trị văn hoá sâu sắc, như: Nam quốc Sơn Hà (Lý Thường Kiệt), Chiếu
dời đô (Lý Công Uẩn)... Tư tưởng độc lập cũng thúc đẩy sự phát triển
văn tự - chữ Nôm. Chữ Nôm được đưa vào sáng tác văn học, bên cạnh
văn học chữ Hán. Các tác giả có thơ Nôm thời kỳ này là Trần Nhân Tông
với Cư trần lạc đạo phú và Đắc thử lâm tuyền thành đạo ca; Mạc Đĩnh
Chi với Giáo tử phú; Huyền Quang với Vịnh hoa yên tự phú, Nguyễn
Thuyên với Phi sa tập (tập thơ vừa chữ Nôm vừa chữ Hán).
Cùng với văn học là sự ra đời và phát triển của các ngành nghệ thuật như chèo, tuồng.
2. Đặc điểm văn hoá thời Hậu Lê
a. Năm 1400, nhà Hồ lên thay thế nhà Trần.
Đến năm 1407, giặc Minh xâm lược Đại Việt, đặt nền đô hộ và đổi tên nước ta
thành quận Giao Chỉ. Nhà Minh thi hành chính sách cai trị tàn bạo nhằm thủ tiêu
nền độc lập của Đại Việt.
Năm 1418, Lê Lợi tụ nghĩa, phất cờ khởi nghĩa Lam Sơn, tổ chức cuộc kháng
chiến 10 năm chống quân nhà Minh, giành lại độc lập cho Tổ quốc. trang sử mới lOMoAR cPSD| 49981208
của đất nước được mở ra, văn hoá dân tộc bước vào thời kỳ phục hưng lần thứ hai.
b. Thành tựu văn hoá: -
Thành tựu văn hoá lớn nhất của thời Hậu Lê là sự ra đời của bộ luật
Hồng Đức / Lê triều hình luật. Bộ luật này là thể hiện bước phát triển quan
trọng của việc xây dựng nhà nước pháp quyền thời phong kiến. -
Giáo dục: giáo dục thời Hậu Lê được chú trọng mở mang. Giáo dục
lấy Nho giáo làm chuẩn mực, chế độ đào tạo Nho sĩ được xây dựng theo một
xu hướng rất chính quy nhằm tuyển chọn hiền tài, bổ nhiệm vào bộ máy nhà
nước. Để khuyến khích học hành đỗ đạt, nhà nước đặt ra lễ xướng danh, lễ
vinh quy và lễ khắc tên mỗi người thi đỗ tiến sĩ vào bia đá dựng ở Văn
Miếu, gọi là bia tiến. Hệ thống quan lại của nhà Lê đều được tuyển lựa hầu
hết qua thi cử. Chính vì vậy, Nho giáo đã trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà Hậu Lê. -
Văn hoá ngôn từ, nhiều tác phẩm chữ Nôm vẫn không ngừng ra đời
và phát triển. Với Quốc Âm thi tập (254 bài), Nguyễn Trãi được khẳng định
là người mở đầu nền thơ cổ điển Việt Nam. -
Ở phương diện khoa học cũng có những tác phẩm tiêu biểu, như Lập
thành toán pháp (Lương Thế Vinh), Đại thành toán pháp (Vũ Hữu). -
Nghệ thuật: hai thể loại sân khấu là tuồng và chèo, đã đạt đến sự ổn
định về mặt nghệ thuật, được thể hiện trong cuốn Hý phường phả lục
(Lương Thế Vinh) - tác phẩm lý luận đầu tiên về kịch hát cổ truyền. Về nghệ
thuật kiến trúc và điêu khắc, một phần thể hiện ở hình tượng con rồng. Sự
tác động của hệ thống tư tưởng Nho giáo của triều đình đã chuyển hoá hình
tượng con rồng từ chỗ là biểu tượng cho nguồn nước của cư dân nông
nghiệp thành biểu tượng cho quyền uy của phong kiến. Ở nông thôn, đình
làng mỗi làng quê, nơi thờ thần làng cũng mang chức năng mới - Công sở
của làng xã, nơi ban bố chính lệnh của nhà nước.
3. Đặc điểm văn hoá thời cuối thế kỷ XVIII đến năm 1858
a. Nét đặc trưng của lịch sử thời kỳ này sự phân liệt về chính trị một cách
gay gắt, sự xung đột Lê Mạc, Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài với các chúa
Nguyễn ở Đàng Trong. Đời sống dân chúng khổ sở dẫn đến nhiều cuộc
khởi nghĩa của nông dân. Sự thống nhất đất nước buổi đầu do công lao
của Nguyễn Huệ, sau đó là nhà Nguyễn của vua Gia Long, đã tạo cho văn
hoá giai đoạn này một diện mạo khá đa dạng.
b. Sự mục ruỗng của triều đình phong kiến chứng tỏ sự sụp đổ của hệ tư
tưởng Nho giáo. Tuy nhiên, giai cấp phong kiến, từ trong tiềm thức vẫn lOMoAR cPSD| 49981208
giữ Nho giáo làm kỷ cương cho đời sống xã hội, nhất là ở thời nhà
Nguyễn (từ vua Gia Long tới Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức). Mặc dù
vậy, Nho giáo vẫn không có được vị thế như thế kỷ XV.
Bắt đầu từ thế kỷ XVI, một tôn giáo mới du nhập vào nước ta, trở thành một bộ
phận trong đời sống tư tưởng Việt Nam. Đó là Kitô giáo.
c. Ki tô giáo vào Việt Nam đã dẫn đến sự ra đời của chữ quốc ngữ. Chữ
quốc ngữ thời kỳ đầu gắn liền với việc giảng đạo, truyền đạo, với vị giáo
sĩ được tôn là 'ông tổ chữ quốc ngữ' - AlếcxăngđơRốt. Năm 1649 - 1651,
Alếc xăngđơRốt đã công bố cuốn từ điển Việt - Bồ - La tại Rôma, đã
khẳng định sự xuất hiện chính thức của chữ quốc ngữ- chữ Việt Latinh.
Sự xuất hiện của chữ quốc ngữ sẽ đưa sự phát triển văn hoá lên một bước mới.
d. Sự phát triển của văn hoá nghệ thuật, trong đó có văn học chữ Nôm phát
triển mạnh. Những tác phẩm Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Hồ Xuân
Hương, Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), thơ của Bà Huyện
Thanh Quan; những sáng tác dân gian cũng phát triển mạnh. Kiến trúc
đình làng thế kỷ XVI - XVII phát triển mạnh, làm cho vị trí Thành hoàng
được xác định chắc chắn tại các làng quê.
e. Một đặc điểm lịch sử trong thời kỳ này là sự mở rộng cương vực về phía
nam,dẫn đến sự hình thành Đàng Trong để phân biệt với Đàng Ngoài.
Đàng Trong là vùng đất mới của người Việt. Trước khi người Việt đặt chân đến,
ở đây đã có một nền văn hoá 'tiền Việt' phát triển khá rực rỡ. Đó là nền văn hoá
Chăm Pa. Trong quá trình cộng cư, người Chăm và người Việt đã giao lưu văn hoá
tự nguyện, hoà bình.Do đó, văn hoá của người Việt ở Đàng Trong, về cơ bản vẫn
đảm bảo tính thống nhất.
IV. VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI THỰC DÂN PHÁP XÂM LUỢC 1.
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Trong vòng gần 10
năm, từ 1858 đến 1867, các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam bộ lần lượt bị chiếm
và bị đặt dưới ách thống trị của người Pháp. Đến năm 1872, quân Pháp đánh ra
Bắc bộ, và đến năm 1883, triều đình nhà Nguyễn phải ký với thực thực dân Pháp
hiệp ước ''Hiệp định hoà bình'' tại Huế. Với hiệp ước này, toàn bộ đất nước Việt
Nam đã bị đặt dưới ách thống trị của người Pháp. 2.
Trong khi triều đình Huế liên tục cắt đất cho giặc và cuối cùng đã đầu hàng
thực dân Pháp, công nhận ách thống trị của thực dân Pháp ở Việt Nam, thì nhân
dân Việt Nam cùng các sĩ phu yêu nước đã liên tục đứng lên chống Pháp ở khắp ba
miền. Tất cả các phong trào yêu nước chống Pháp, bảo vệ độc lập dân tộc, tuy rất lOMoAR cPSD| 49981208
kiên cường anh dũng nhưng đều bị thất bại. Khi việc bình định Việt Nam đã căn
bản hoàn thành, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa. 3.
Đặc trưng văn hoá của thời kỳ này là sự tiếp xúc, giao lưu văn hoá tây
phương(Pháp), và đối tượng trực tiếp tiếp xúc là các tầng lớp sĩ phu. Còn ở các
làng quê thì ảnh hưởng của sự giao lưu rất ít. Tầng lớp sĩ phu - những người nhạy
cảm với văn hoá đương thời, đã phân hoá thành ba thái độ ứng xử khác nhau:
- Chống lại sự giao tiếp, chống lại văn hoá phương Tây.
- Chấp nhận sự giao tiếp, đầu hàng thực dân về mặt chính trị, cố học lấy chữ Pháp,
văn hoá Pháp để ra làm quan cho chính quyền thuộc địa.
- Chủ động tích cực giao lưu với văn hoá Pháp để tìm đường giải phóng dân tộc.
4. Kết quả của việc giao lưu văn hoá thời kỳ này thể hiện ở các lĩnh vực: -
Văn hoá vật chất: sự phát triển đô thị, công nghiệp và giao thông; sự phát triển
của kiến trúc đô thị theo kiểu Tây phương; trang phục; những tiện nghi sinh phù
hợp với lối sống đô thị có nguồn gốc phương Tây...
- Văn hoá tinh thần: sự ra đời và phát triển nhanh chóng của báo chí, của văn
học chữ quốc ngữ gắn với sự xuất hiện những thể loại văn học mới có nguồn gốc
phương tây (tiểu thuyết, thơ mới), những quan điểm nghệ thuật mới (chủ nghĩa
lãng mạn, chủ nghĩa tả chân, phương pháp miêu tả và phân tích tâm lý...). Bối cảnh
lịch sử, văn hoá thời này đã thúc đẩy sự phát triển của bộ phận văn học yêu nước
chống thực dân Pháp xâm lược. Đó là các nhà thơ - chí sĩ: Nguyễn Đình Chiểu,
Phan Văn Trị, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương... Về sau các nhà hoạt động chính
trị như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh cũng đã dùng ngòi bút của mình tố cáo chế
độ thực dân, cổ vũ nhân dân đấu tranh cho độc lập, cho tiến bộ xã hội. Trước Cách
mạng Tháng tám, bộ phận nhà văn thuộc chủ nghĩa tả chân đã có những tác phẩm
phê phán sắc sảo xã hội của chế độ thực dân như: Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Chí Phèo
(Nam Cao), Số đỏ (Vũ Trọng Phụng)...
V. VĂN HOÁ VIỆT NAM TỪ SAU NĂM 1945 ĐẾN NAY
1. Ngày 2/9/1945, nước Việt Nam Dân Cộng Hoà ra đời, chấm dứt hơn 80 năm đất
nước bị thực dân Pháp xâm lược. Lịch sử Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng
tám đã trải qua nhiều biến động lớn lao. Đó là trong vòng một nửa thế kỷ XX,
Việt Nam đã phải tiến hành liên tiếp hai cuộc chiến trang giải phóng dân tộc và
thống nhất đất nước.
2. Đặc điểm văn hoá thời kỳ này: lOMoAR cPSD| 49981208
- Người lao động trở thành người làm chủ / chủ thể văn hoá có hệ tư tưởng là chủ
nghĩa Mác - Lênin. Văn hoá truyền thống, văn hoá chuyên nghiệp, giao lưu văn
hoá theo sự định hướng của Đảng Cộng sản Việt Nam, từ các văn kiện như,
''Đề cương văn hoá Việt Nam'', (1943), ''Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hoá Việt
Nam'' (1948); các nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cũng như các
Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng...
- Hệ tư tưởng xã hội / hệ văn hoá - hệ tư tưởng Mác - Lênin.
- Văn hoá truyền thống, văn hoá chuyên nghiệp đều phát triển, có sự giao lưu
mạnh mẽ với văn hoá nhân loại.
Bài 4. NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
Ngôn ngữ là sản phẩm tư duy đặc thù của dân tộc. Nước ta có 54 dân tộc cũng
là có 54 tiếng nói khác nhau, với cuộc sống tinh thần và tập quán xã hội khác
nhau. Theo ngôn ngữ văn hoá, các dân tộc được xếp vào 8 nhóm văn hoá ngôn ngữ tộc người.
I. DÂN TỘC VÀ NHÓM NGÔN NGỮ TỘC NGƯỜI
1. Nhóm văn hoá ngôn ngữ Việt - Mường: Việt, Mường, Thổ, Chứt.
2. Nhóm văn hoá ngôn ngữ Môn - Khơ Mer
Ba Na, Brâu, Bru - Vân Kiều, Co, Chơ Ro, Cơ Ho, Cơ Tu, Gié - Triêng, Hrê,
Kháng, Khơ Mer, Khơ Mú, Mạ, Mảng, Mnông, Ơ Đu, Tà Ôi, Rơ Măm, Xinh Mun, Xơ Đăng, Xtiêng.
3. Nhóm văn hoá ngôn ngữ Tày - Thái Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái.
4. Nhóm văn hoá ngôn ngữ Mông - Dao Dao, Mông, Pà Thẻn.
5. Nhóm văn hoá ngôn ngữ Ka Đai Cờ Lao, La Chí, La Ha, Pu Péo.
6. Nhóm văn hoá ngôn ngữ Mã Lai - Đa Đảo
Chăm, Chu Ru, Ê Đê, Gia Rai, Rag Lai.
7. Nhóm văn hoá ngôn ngữ Hán Hoa, Ngái, Sán Dìu.
8. Nhóm văn hoá ngôn ngữ Tạng - Miến Cống, Hà Nhì, La Hủ, Lô Lô, Phù Lá, Si La. lOMoAR cPSD| 49981208
Theo các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, lịch sử ngôn ngữ Việt Nam có một nền tảng
chung là ngôn ngữ Đông Nam Á, đồng thời có một lịch sử phát triển lâu dài, và có
nguồn đa nguồn. Lịch sử phát triển tiếng Việt trải qua ba giai đoạn. Đó là:
- Tiền Việt - Mường.
- Việt - Mường chung. - Tiếng Việt độc lập.
Sắc thái đặc thù của ngôn ngữ Việt Nam là sự giao thoa, tiếp xúc đan xen giữa
những yếu tố nội sinh với những bồi đắp ngoại sinh. Lịch sử đã trộn các yếu tố ấy
ở vùng lòng chảo Bắc Bộ và vùng vịnh cổ Hà Nội để tạo nên tiếng Việt / kinh
phong phú và thanh tao, được thể hiện trong văn hoá giao tiếp cùng cách sử dụng
ngôn từ của người Việt Nam.
II. CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
- Vừa cởi mở vừa rụt rè:
Đặc trưng này bắt nguồn từ văn hoá làng xã với hai đặc trưng cơ bản là tính
cộng đồng và tính tự trị, tôn ti. Làng xã người Việt là những không gian văn hoá
đóng kín, và ở đó, mỗi cá nhân đều cảm thấy thoải mái rong cộng đồng quen thuộc,
bởi ở cộng đồng này, họ hành xử theo những quy tắc đã có sẵn. Tuy nhiên, khi đi ra
ngoài cộng đồng quen thuộc đó, họ sẽ tở nên lúng túng vì không định vị được
chính xác vị thế của mình, do đó mà mất tự tin, dẫn đến việc rụt rè, tự khép mình lại.
- Ứng xử thiên về tình cảm:
Ảnh hưởng chủ yếu của văn hoá sông nước và tính cộng đồng làng xã. - Trọng danh dự:
Tuy nhiên trọng danh dự thái quá nên mắc bệnh sĩ diện. Đặc điểm này cũng
khiến cho người Việt rất sợ dư luận và thường sống dựa theo dư luận.
- Cẩn trọng, giữ ý trong giao tiếp để giữ gìn sự hoà thuận:
Không biểu lộ cảm xúc, nguyện vọng hay nhu cầu trước mặt người khác. Đặc
điểm này nhiều khi dẫn đến thái độ vòng vo, cân nhắc thái quá trong giao tiếp.
- Thiếu tính quyết đoán:
Đây là hệ quả của việc giữ gìn ý tứ và cân nhắc thái quá trong giao tiếp. -
Hệ thống nghi thức lời nói phong phú với các đặc điểm như trọng tình, khiêm
cung, lịch sự, phù hợp với các quan hệ xã hội. lOMoAR cPSD| 49981208
III. CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN TRONG NGHỆ THUẬT NGÔN TỪ VIỆT NAM
Văn hoá ứng xử / giao tiếp của người Việt đã được kết tinh lại trong nghệ thuật
sử dụng ngôn từ. Nghệ thuật sử dụng ngôn từ của người Việt có những đặc trưng cơ bản như sau:
- Tính ước lệ cao: hay diễn đạt bằng các con số biểu trưng, ước lệ: ba thu, nói ba
phải, ba mặt một lời, chín tầng mây...
- Tính cân xứng, so sánh và tương phản cao, tạo nên kiểu từ, câu đối ứng: Trèo
cao / ngã đau; Ăn vóc / học hay; Đời cha ăn mặn / đời con khát nước...
- Giàu tính nhịp điệu và tiết tấu - đậm chất thi ca.
- Giàu chất biểu cảm - sản phẩm của nền văn hoá trọng tình. Chất biểu cảm biểu
hiện đậm ở mặt từ ngữ. Đó là một từ, bên cạnh yếu tố gốc có sắc thái nghĩa trung
hoà, thường có nhiều biến thể với những sắc thái nghĩa biểu cảm. Ví dụ: màu
xanh (trung tính), sẽ còn có: xanh rì, xanh rờn, xanh lè, xanh rợn, xanh ngắt, xanh
um, xanh lè...; các từ láy mang sắc thái biểu cảm mạnh cũng rất phát triển ở tiếng
Việt. Ví dụ: nhỏ (trung tính), sẽ còn có: nhỏ nhoi, nhỏ nhen, nhỏ nhặt, nhỏ nhắn...
Về ngữ pháp, tiếng Việt có một hệ thống hư từ biểu cảm rõ rệt, đã góp phần làm
tăng cường hệ thống phương tiện biểu cảm cho tiếng Việt, như: à, ư, nhỉ, nhé,
chăng, chớ, hở, sao, chứ...
- Linh hoạt và mềm dẻo, do ảnh hưởng từ văn hoá sông nước và văn hoá giao tiếp.
Đặc điểm này, trước hết bộc lộ ở hệ thống ngữ pháp ngữ nghĩa hoạt động linh
hoạt và có khả năng khái quát cao; trong lời nói, tính linh hoạt bộc lộ ở chỗ người
Việt ưa dùng cấu trúc động từ - trong một câu có bao nhiêu hành động thì có bấy
nhiêu động từ. Điều này khác với ngôn ngữ phương Tây - ưa thích dùng danh từ.
Tính linh hoạt, năng động còn là nguyên nhân khiến tiếng Việt thiên về dùng cấu
trúc chủ động, kể cả những câu bị động cũng bị 'hoán đổi' theo cấu trúc chủ động.
Như vậy, có thể nói rằng, giao tiếp của người Việt đã phần nào minh chứng cho
nền văn hoá trọng tình và văn hoá sông nước Việt Nam.