Lý thuyết chủ đề về Quy luật thống nhất - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

Lý thuyết chủ đề về Quy luật thống nhất - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Thông tin:
5 trang 1 năm trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Lý thuyết chủ đề về Quy luật thống nhất - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

Lý thuyết chủ đề về Quy luật thống nhất - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

70 35 lượt tải Tải xuống
CHƯƠNG 2.II.2c
c) Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
* Quy luật: là những mối liên hệ khách quan, phổ biến, bản chất, tất
nhiên và lặp đi lặp lại giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính bên trong
mỗi một sự vật, hiện tượng hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.
* Quy luật thống nhất và đấu tranh các mặt đối lập
VỊ TRÍ, VAI TRÒ:
- Theo Lê-nin: “Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết
về sự thống nhất của các mặt đối lập. Như thế là nắm được hạt nhân của
phép biện chứng” => Là hạt nhân của phép biện chứng.
- Là quy luật chỉ ra nguồn gốc và động lực của sự vận động và phát
triển.=> Nhiệm vụ của chúng ta là giải quyết mâu thuẫn để các sự vật
hiện tượng vận động và phát triển.
VD:
+ Trong tư duy của chúng ta luôn tồn tại hai luồng suy nghĩ THIỆN và
ÁC.
+ Mất cân bằng về giới tính gây sức ép về vấn đề lao động và mỗi gia
đình hay xã hội cần giải quyết MT để ngăn chặn hoặc làm giảm sức ép
đó.
KHÁI NIỆM:
- MẶT ĐỐI LẬP:
+ Là những mặt, những bộ phận, những thuộc tính…có khuynh hướng
biến đổi trái ngược nhau, nhưng cùng tồn tại khách quan trong mỗi sự
vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tư duy.Trong mỗi mâu thuẫn, các
mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranhvới nhau tạo nên trạng
thái ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng.
VD:
Trong mỗi con người, các mặt đối lập là hoạt động ăn và hoạt
động bài tiết.
Trong một lớp học, các mặt đối lập là hoạt động đoàn kết để cả lớp
cùng lớn mạnh và hoạt động cạnh tranh để trở thành sinh viên giỏi nhất
lớp.
+ Sự tồn tại của các mặt đối lập là khách quan và phổ biến trong tất cả
các sự vật.
- MÂU THUẪN BIỆN CHỨNG MÂU THUẪN (gọi tắt là ):
+ Dùng để chỉ sự liên hệ, tác động theo cách vừa thống nhất, vừa đấu
tranh; vừa đòi hỏi, vừa loại trừ, vừa chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt đối
lập.
VD: Nhân vật phản diện và chính diện tồn tại thống nhất và đấu tranh
lẫn nhau trong tác phẩm nghệ thuật, mối quan hệ qua lại giữa sản xuất và
tiêu dùng trong hoạt động kinh tế xã hội,...
+ Các tính chất:
Tính khách quan: Mâu thuẫn là cái vốn có của mọi sự vật, hiện
tượng, không phải đem từ bên ngoài vào. Tồn tại vào ý không phụ thuộc
thức con người.
VD: Trong con người bất kỳ đều chứa đựng những yếu tố của các mặt
đối lập giữa nhân từ và độc ác, thông minh và ngu dốt, dũng cảm và hèn
nhát, trung thực và giả dối,...
Tính phổ biến: Mâu thuẫn diễn ra trong mọi sự vật, hiện tượng,
mọi giai đoạn tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng. Mâu thuẫn này
mất đi sẽ có mâu thuẫn khác thay thế.
VD: Mâu thuẫn : MT giữa lực và phản lực trong sự tương tác cơ học
giữa các vật thể. Mâu thuẫn : MT giữa lực đẩy và lực hút giữa các vật lý
hạt, các phân tử, các vật thể. Mâu thuẫn : MT giữa đồng hoá và sinh học
dị hoá, di truyền và biến dị, trong hoạt động sống của sinh vật,...
Tính phong phú, đa dạng: Sự vật, hiện tượng khác nhau sẽ có mâu
thuẫn khác nhau.Trong một sự vật, hiện tượng có thể tồn tại nhiều mâu
thuẫn khác nhau và có vị trí, vai trò khác nhau đối với sự vận động, phát
triển của sự vật đó.
VD: Mỗi cá nhân trong xã hội đều có thể có các mâu thuẫn: MT giữa cá
nhân đó với tự nhiên bên ngoài, MT giữa cá nhân đó với các cá nhân khác
trong gia đình và xã hội trên phương diện tình cảm, nhận thức, kinh tế,
chính trị, văn hoá, và ngay trong nội tại của cá nhân có các mâu thuẫn về
phương diện tư duy, đạo đức và nhu cầu,...
- Quan niệm siêu hình phủ nhận mâu thuẫn khách quan, coi mâu thuẫn là
thứ phi logic chỉ có trong tư duy, không thể chuyển hóa.
NỘI DUNG:
* Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa
đấu tranh lẫn nhau tạo nên trạng thái ổn định tương đối của sự vật, hiện
tượng.
- THỐNG NHẤT GIỮA CÁC MẶT ĐỐI LẬP: là khái niệm dùng để
chỉ sự liên hệ giữa chúng và được thể hiện ở:
+ Các mặt đối lập cần đến nhau, nương tựa vào nhau, làm tiền đề cho
nhau tồn tại, không có mặt này không có mặt kia.
+ Các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau thể hiện sự đấu
tranh giữa cái mới đang hình thành và cái cũ đang mất đi.
+ Giữa các mặt đối lập có sự tương đồng, đồng nhất do chúng có yếu tố
giống nhau.
- ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP:
+ Dùng để chỉ sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn
nhau giữa chúng và sự tác động đó cũng không tách rời sự khác nhau,
thống nhất, đồng nhất giữa chúng trong một mâu thuẫn.
+ Tính chất:
Đấu tranh có tính tuyệt đối, nghĩa là đấu tranh phá vỡ sự ổn định
tương đối dẫn đến sự chuyển hóa của chúng.
Tính tuyệt đối của đấu tranh gắn với sự tự thân vận động, phát triển
diễn ra không ngừng của sự vật, hiện tượng.
=> Tóm lại: Mọi đối tượng đều bao gồm những mặt, những khuynh
hướng, lực lượng... đối lập nhau tạo thành những mâu thuẫn trong chính
nó; sự thống nhất và đấu tranhgiữa các mặt đối lập là nguyên nhân, động
lực bên trong của sự vận động và phát triển, làm cho cái cũ mất đi và cái
mới ra đời.
VD:
+ Trong kháng chiến chống Pháp, mâu thuẫn giữa nhân dân và thực dân
pháp được đẩy lên đến đỉnh điểm, tạo động lực cho dân ta đấu tranh và
kết quả là khai sinh ra nhà nước Việt Nam dân chủ.
+ Sự đấu tranh giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị đã tạo nên một
hình thái xã hội mới. Sự hình thành của xã hội mới lại làm phát sinh
những mâu thuẫn mới trong xã hội đó.
NỘI DUNG QUY LUẬT MÂU THUẪN:
- Mâu thuẫn giữa các mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng là nguyên
nhân, giải quyết mâu thuẫn đó là động lực của sự vận động, phát triển.
- Sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng là tự thân.
- Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập này là nguyên nhân,
động lực bên trong của sự vận động và phát triển, làm cho cái cũ mất đi
và cái mới ra đời.
VD:
Nhân vật phản diện và nhân vật chính diện trong 1 bộ phim hoặc
tác phẩm văn học.
Mối quan hệ xã hội bao gồm lối sống có văn hoá và phi văn hoá.
Sản xuất và tiêu dùng trong hoạt động kinh tế – xã hội.
Chân lý và sai lầm trong quá trình phát triển của nhận thức.
PHÂN LOẠI MÂU THUẪN:
- Căn cứ vào đối với sự tồn tại và phát triển của vai trò của mâu thuẫn
sự vật, hiện tượng trong mối giai đoạn nhất định:
+ Mâu thuẫn : nổi lên hàng đầu ở mỗi giai đoạn phát triển của sựchủ yếu
vật, hiện tượng, chi phối, quy định các mâu thuẫn khác trong cùng giai
đoạn đó.
+ Mâu thuẫn : không đóng vai trò quyết định trong sự vận động, thứ yếu
phát triển của sự vật, hiện tượng.
- Căn cứ vào với một sự vật, hiện tượng:quan hệ giữa các mặt đối lập
+ Mâu thuẫn : là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynhbên trong
hướng… đối lập nằm trong sự vật, hiện tượng; có vai trò quy định trực
tiếp quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng.
+ Mâu thuẫn : xuất hiện trong mối liên hệ giữa các sự vật, hiệnbên ngoài
tượng.
- Căn cứ vào cơ bản đối lập nhau trong mối tính chất của lợi ích quan
hệ giữa các ở một giai đoạn lịch sử:giai cấp
+ Mâu thuẫn : mâu thuẫn giữa các giai cấp, tập đoàn người... đối kháng
có lợi ích cơ bản đối lập nhau và không thể điều hòa được.
+ Mâu thuẫn : mâu thuẫn giữa các giai cấp, tập đoàn không đối kháng
người…có lợi ích cơ bản không đối lập nhau, là mâu thuẫn cục bộ, tạm
thời.
Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN:
- Thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng; giải
quyết mâu thuẫn phải tuân theo quy luật, điều kiện khách quan. Muốn
phát hiện mâu thuẫn cần tìm ra thể thống nhất của các mặt đối lập.
- Phân tích cụ thể từng loại mâu thuẫn để tìm ra cách giải quyết phù hợp;
xem xét vai trò, vị trí và mối quan hệ giữa các mâu thuẫn và điều kiện
chuyển hóa giữa chúng, tránh rập khuôn, máy móc...
- Phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa
các mặt đối lập, không điều hòa mâu thuẫn cũng không nóng vội hay bảo
thủ.
* Câu hỏi
1. Biểu hiện nào dưới đây là mâu thuẫn theo quan điểm của Triết học:
A. Giai cấp nông dân đấu tranh chống lại địa chủ trong xã hội
phong kiến.
B. Nam và Lan hiểu lầm nhau dẫn đến to tiếng
C. Mĩ thực hiện chính sách cấm vận I-ran
D. Hai gia đình hàng xóm tranh chấp đất đai
2. Quy luật đóng vai trò là hạt nhân (cốt lõi) của phép biện chứng duy
vật là:
A. Quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng thành những
thay đổi về chất và ngược lại.
B. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
C. Quy luật phủ định của phủ định.
3. Quy luật được coi là hạt nhân của phép biện chứng duy vật là:
A. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
B. Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về
chất và ngược lại.
C. Quy luật phủ định của phủ định.
4. Loại mâu thuẫn đặc thù chỉ có trong lĩnh vực xã hội là:
A. Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu.
B. Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản.
C. Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.
5. Đấu tranh của hai mặt đối lập biện chứng là:
A. Sự liên hệ, tác động, bài trừ, phủ định, chuyển hóa lẫn nhau
làm cho sự vật luôn vận động, phát triển và biến đổi.
B. Sự hỗ trợ lẫn nhau.
C Sự gắn bó lẫn nhau giữa hai mặt đối lập biện chứng.
D. Sự tác động lẫn nhau giữa hai mặt đối lập biện chứng.
6. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, thế nào là mâu
thuẫn biện chứng?
A.Có hai mặt khác nhau
B.Có hai mặt trái ngược nhau
C.Có hai mặt đối lập nhau
D.Có sự thống nhất của các mặt đối lập
| 1/5

Preview text:

CHƯƠNG 2.II.2c
c) Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
* Quy luật: là những mối liên hệ khách quan, phổ biến, bản chất, tất
nhiên và lặp đi lặp lại giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính bên trong
mỗi một sự vật, hiện tượng hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.
* Quy luật thống nhất và đấu tranh các mặt đối lập
VỊ TRÍ, VAI TRÒ:
- Theo Lê-nin: “Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết
về sự thống nhất của các mặt đối lập. Như thế là nắm được hạt nhân của
phép biện chứng” => Là hạt nhân của phép biện chứng.
- Là quy luật chỉ ra nguồn gốc và động lực của sự vận động và phát
triển.=> Nhiệm vụ của chúng ta là giải quyết mâu thuẫn để các sự vật
hiện tượng vận động và phát triển. VD:
+ Trong tư duy của chúng ta luôn tồn tại hai luồng suy nghĩ THIỆN và ÁC.
+ Mất cân bằng về giới tính gây sức ép về vấn đề lao động và mỗi gia
đình hay xã hội cần giải quyết MT để ngăn chặn hoặc làm giảm sức ép đó. KHÁI NIỆM: - MẶT ĐỐI LẬP:
+ Là những mặt, những bộ phận, những thuộc tính…có khuynh hướng
biến đổi trái ngược nhau, nhưng cùng tồn tại khách quan trong mỗi sự
vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tư duy.Trong mỗi mâu thuẫn, các
mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranhvới nhau tạo nên trạng
thái ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng. VD:
 Trong mỗi con người, các mặt đối lập là hoạt động ăn và hoạt động bài tiết.
 Trong một lớp học, các mặt đối lập là hoạt động đoàn kết để cả lớp
cùng lớn mạnh và hoạt động cạnh tranh để trở thành sinh viên giỏi nhất lớp.
+ Sự tồn tại của các mặt đối lập là khách quan và phổ biến trong tất cả các sự vật.
- MÂU THUẪN BIỆN CHỨNG MÂU (gọi tắt là THUẪN):
+ Dùng để chỉ sự liên hệ, tác động theo cách vừa thống nhất, vừa đấu
tranh; vừa đòi hỏi, vừa loại trừ, vừa chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập.
VD: Nhân vật phản diện và chính diện tồn tại thống nhất và đấu tranh
lẫn nhau trong tác phẩm nghệ thuật, mối quan hệ qua lại giữa sản xuất và
tiêu dùng trong hoạt động kinh tế xã hội,... + Các tính chất:
 Tính khách quan: Mâu thuẫn là cái vốn có của mọi sự vật, hiện
tượng, không phải đem từ bên ngoài vào. Tồn tại không phụ thuộc vào ý thức con người.
VD: Trong con người bất kỳ đều chứa đựng những yếu tố của các mặt
đối lập giữa nhân từ và độc ác, thông minh và ngu dốt, dũng cảm và hèn
nhát, trung thực và giả dối,...
 Tính phổ biến: Mâu thuẫn diễn ra trong mọi sự vật, hiện tượng,
mọi giai đoạn tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng. Mâu thuẫn này
mất đi sẽ có mâu thuẫn khác thay thế.
VD: Mâu thuẫn cơ học: MT giữa lực và phản lực trong sự tương tác
giữa các vật thể. Mâu thuẫn vật lý: MT giữa lực đẩy và lực hút giữa các
hạt, các phân tử, các vật thể. Mâu thuẫn sinh học: MT giữa đồng hoá và
dị hoá, di truyền và biến dị, trong hoạt động sống của sinh vật,...
 Tính phong phú, đa dạng: Sự vật, hiện tượng khác nhau sẽ có mâu
thuẫn khác nhau.Trong một sự vật, hiện tượng có thể tồn tại nhiều mâu
thuẫn khác nhau và có vị trí, vai trò khác nhau đối với sự vận động, phát triển của sự vật đó.
VD: Mỗi cá nhân trong xã hội đều có thể có các mâu thuẫn: MT giữa cá
nhân đó với tự nhiên bên ngoài, MT giữa cá nhân đó với các cá nhân khác
trong gia đình và xã hội trên phương diện tình cảm, nhận thức, kinh tế,
chính trị, văn hoá, và ngay trong nội tại của cá nhân có các mâu thuẫn về
phương diện tư duy, đạo đức và nhu cầu,...
- Quan niệm siêu hình phủ nhận mâu thuẫn khách quan, coi mâu thuẫn là
thứ phi logic chỉ có trong tư duy, không thể chuyển hóa. NỘI DUNG:
* Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa
đấu tranh lẫn nhau tạo nên trạng thái ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng.

- THỐNG NHẤT GIỮA CÁC MẶT ĐỐI LẬP: là khái niệm dùng để
chỉ sự liên hệ giữa chúng và được thể hiện ở:
+ Các mặt đối lập cần đến nhau, nương tựa vào nhau, làm tiền đề cho
nhau tồn tại, không có mặt này không có mặt kia.
+ Các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau thể hiện sự đấu
tranh giữa cái mới đang hình thành và cái cũ đang mất đi.
+ Giữa các mặt đối lập có sự tương đồng, đồng nhất do chúng có yếu tố giống nhau.
- ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP:
+ Dùng để chỉ sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn
nhau giữa chúng và sự tác động đó cũng không tách rời sự khác nhau,
thống nhất, đồng nhất giữa chúng trong một mâu thuẫn. + Tính chất:
 Đấu tranh có tính tuyệt đối, nghĩa là đấu tranh phá vỡ sự ổn định
tương đối dẫn đến sự chuyển hóa của chúng.
 Tính tuyệt đối của đấu tranh gắn với sự tự thân vận động, phát triển
diễn ra không ngừng của sự vật, hiện tượng.
=> Tóm lại: Mọi đối tượng đều bao gồm những mặt, những khuynh
hướng, lực lượng... đối lập nhau tạo thành những mâu thuẫn trong chính
nó; sự thống nhất và đấu tranhgiữa các mặt đối lập là nguyên nhân, động
lực bên trong của sự vận động và phát triển, làm cho cái cũ mất đi và cái mới ra đời. VD:
+ Trong kháng chiến chống Pháp, mâu thuẫn giữa nhân dân và thực dân
pháp được đẩy lên đến đỉnh điểm, tạo động lực cho dân ta đấu tranh và
kết quả là khai sinh ra nhà nước Việt Nam dân chủ.
+ Sự đấu tranh giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị đã tạo nên một
hình thái xã hội mới. Sự hình thành của xã hội mới lại làm phát sinh
những mâu thuẫn mới trong xã hội đó.
NỘI DUNG QUY LUẬT MÂU THUẪN:
- Mâu thuẫn giữa các mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng là nguyên
nhân, giải quyết mâu thuẫn đó là động lực của sự vận động, phát triển.
- Sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng là tự thân.
- Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập này là nguyên nhân,
động lực bên trong của sự vận động và phát triển, làm cho cái cũ mất đi và cái mới ra đời. VD:
 Nhân vật phản diện và nhân vật chính diện trong 1 bộ phim hoặc tác phẩm văn học.
 Mối quan hệ xã hội bao gồm lối sống có văn hoá và phi văn hoá.
 Sản xuất và tiêu dùng trong hoạt động kinh tế – xã hội.
 Chân lý và sai lầm trong quá trình phát triển của nhận thức.
PHÂN LOẠI MÂU THUẪN:
- Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của
sự vật, hiện tượng trong mối giai đoạn nhất định:
+ Mâu thuẫn chủ yếu: nổi lên hàng đầu ở mỗi giai đoạn phát triển của sự
vật, hiện tượng, chi phối, quy định các mâu thuẫn khác trong cùng giai đoạn đó.
+ Mâu thuẫn thứ yếu: không đóng vai trò quyết định trong sự vận động,
phát triển của sự vật, hiện tượng.
- Căn cứ vào quan hệ giữa các mặt đối lập với một sự vật, hiện tượng: + Mâu thuẫn
: là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh bên trong
hướng… đối lập nằm trong sự vật, hiện tượng; có vai trò quy định trực
tiếp quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng.
+ Mâu thuẫn bên ngoài: xuất hiện trong mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng. - Căn cứ vào
cơ bản đối lập nhau trong mối
tính chất của lợi ích quan
hệ giữa các giai cấp ở một giai đoạn lịch sử:
+ Mâu thuẫn đối kháng: mâu thuẫn giữa các giai cấp, tập đoàn người...
có lợi ích cơ bản đối lập nhau và không thể điều hòa được.
+ Mâu thuẫn không đối kháng: mâu thuẫn giữa các giai cấp, tập đoàn
người…có lợi ích cơ bản không đối lập nhau, là mâu thuẫn cục bộ, tạm thời.
Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN:
- Thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng; giải
quyết mâu thuẫn phải tuân theo quy luật, điều kiện khách quan. Muốn
phát hiện mâu thuẫn cần tìm ra thể thống nhất của các mặt đối lập.
- Phân tích cụ thể từng loại mâu thuẫn để tìm ra cách giải quyết phù hợp;
xem xét vai trò, vị trí và mối quan hệ giữa các mâu thuẫn và điều kiện
chuyển hóa giữa chúng, tránh rập khuôn, máy móc...
- Phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa
các mặt đối lập, không điều hòa mâu thuẫn cũng không nóng vội hay bảo thủ. * Câu hỏi
1. Biểu hiện nào dưới đây là mâu thuẫn theo quan điểm của Triết học:
A. Giai cấp nông dân đấu tranh chống lại địa chủ trong xã hội phong kiến.
B. Nam và Lan hiểu lầm nhau dẫn đến to tiếng
C. Mĩ thực hiện chính sách cấm vận I-ran
D. Hai gia đình hàng xóm tranh chấp đất đai
2. Quy luật đóng vai trò là hạt nhân (cốt lõi) của phép biện chứng duy vật là:
A. Quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng thành những
thay đổi về chất và ngược lại.
B. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
C. Quy luật phủ định của phủ định.
3. Quy luật được coi là hạt nhân của phép biện chứng duy vật là:
A. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
B. Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại.
C. Quy luật phủ định của phủ định.
4. Loại mâu thuẫn đặc thù chỉ có trong lĩnh vực xã hội là:
A. Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu.
B. Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản.
C. Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.
5. Đấu tranh của hai mặt đối lập biện chứng là:
A. Sự liên hệ, tác động, bài trừ, phủ định, chuyển hóa lẫn nhau
làm cho sự vật luôn vận động, phát triển và biến đổi. B. Sự hỗ trợ lẫn nhau.
C Sự gắn bó lẫn nhau giữa hai mặt đối lập biện chứng.
D. Sự tác động lẫn nhau giữa hai mặt đối lập biện chứng.
6. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, thế nào là mâu thuẫn biện chứng? A.Có hai mặt khác nhau
B.Có hai mặt trái ngược nhau
C.Có hai mặt đối lập nhau
D.Có sự thống nhất của các mặt đối lập