Lý thuyết chương I + II - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng

Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây gần như cùng 1 thời gian ( khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI TCN) ở Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu

Thông tin:
10 trang 6 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Lý thuyết chương I + II - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng

Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây gần như cùng 1 thời gian ( khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI TCN) ở Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

24 12 lượt tải Tải xuống
CHƯƠNG I: TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC
Yêu cầu cơ bản
- hiểu đúng tinh thần, thực hất của nó -> chông xu hướng kinh viện, giáo điều
- đặt chúng tong mối luên hệ với quan điểm khác -> thấy sự thôbgs nhất trong đa dạng
- gắn nhưng luận điểm Mác - Lênin với thực tiễn cách ạng VN và thời đại
- qua trình học tập nghiên cứu đồng thời là quá trình giáo duck, tự giáo dục, tu dưỡng và rend luyện
- nghiên cứu môn học cần đặt nó trong lịch sử pát triển của nhân loại bởi đó là tính kế thừa và phát triển
của tinh hoa trong lịch sử
I. TRIẾT HỌC VÀ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC
1. Khái lược về triết học
a. Nguồn gốc triết học
- Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây gần như cùng 1 thời gian ( khoảng từ thế
kỷ VIII đến thế kỷ VI TCN) ở Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp.
+ Nguồn gốc nhận thức (tư duy trừu tượng)
Triết học chỉ ra đời khi nhận thức của con người đạt đến một mức độ và trình độ nhất định. Biểu
hiện, sự phát triển của cùng với năng lực khái quát trong quá trình nhận thức tư duy trừu tượng
đến một lúc nào đó đủ để cho phép các quan điểm, quan niệm chung nhất về thế giới được hình
thành; và đó là lúc triết học xuất hiện với tư cách là một loại hình tư duy lí luận thay thế cho tư
duy huyền thoại và tôn giáo.
+ Nguồn gốc xã hội
- xã hội phân chia thành 2 hạng người:
+ Lao động TRÍ ÓC
+Lao động CHÂN TAY
Triết học không ra đời trong xã hội mông muội dã man. Như C.Mác nới: “Triết học không treo lơ
lửng bên ngoài thế giới, cũng như bộ óc không tồn tại bên ngoài con người”. Triết học ra đời khi
xã hội có sự phân công lao động và loài người đã xuất hiện giai cấp. Tức là khi chế độ chiếm hữu
nô lệ hình thành, nền sản xuất ở trình độ tương đối cao sẽ dẫn đến sự phân công lao động xã hội
thành lao động tay chân và lao động trí óc. Tầng lớp trí thức xuất hiện, có vị thế xã hội nhất định;
và chỉ có tầng lớp này mới có điều kiện, nhu cầu và khả năng hệ thống hóa các quan niệm, quan
điểm thành học thuyết, lý luận.
b. Khái niệm triết học
- Các quan niệm khác nhau về triết học đã hình thành ngay từ thời kì cổ đại. Ở Trung Quốc,
triết học là sự truy tìm bản chất của đối tượng nhận thức, là thấu hiểu căn nguyên của sự vật, sự
việc. Ở Ấn Độ, triết học là để dẫn dắt con người đến lẽ phải (Dar’sana). Ở con đường suy ngẫm
Phương Tây, người Hy Lạp quan niệm triết học là philosophya ( ) vừa yêu mến sự thông thái
mang nghĩa là giải thích vũ trụ vừa nhấn mạnh đến khát vọng tìm kiếm chân lý của con người.
- Những quan niệm trên đây đều giống nhau ở chỗ: thứ nhất, triết học là một hình thái ý thức
xã hội; thứ hai, coi triết học là khoa học, một loại hình nhận thức có trình độ trừu tượng hóa và
khái quát cao, giúp con người tiếp cận bản chất của vạn vật, tìm ra quy luật phổ biến nhất chi
phối mọi sự sinh thành, thay đổi của vạn vật trong thế giới. Như vậy: triết học là hệ thống quan
điểm lý luận chung nhất về của con người về thế giới, về bản thân con người và về vị trí, vai trò
của con người trong thế giới.
c. Đối tượng của triết học trong lịch sử
- Thời kì cổ đại, triết học không có đối tượng nghiên cứu riêng của mình. Triết học được coi là
khoa học của mọi loại khoa học và nhà triết học được coi là nhà thông thái.
- Thời trung cổ, ở Tây Âu, triết học tự nhiên bị thay thế bằng nền triết học kinh viện, chịu sự
chi phối của Kito giáo. Đối tượng nghiên cứu lúc bấy giờ là những vấn đề có tính tôn giáo.
- Thời kì phục hưng – cận đại, khoa học đã bắt đầu phân ngành. Sự phát triển khoa học đã tạo
một cơ sở trí thức vững chắc cho sự phát triển của triết học, đồng thời từng bước xóa bỏ vai trò
của triết học tự nhiên cũ. Triết học thời kỳ này dần chuyển sang nghiên cứu các vấn đề chung của
thế giới.
- Giữa TK XIX triết học Mác ra đời đã đoạn tuyệt triệt để với quan niệm “triết học là khoa học
của mọi khoa học”; đồng thời xác định đối tượng nghiên cứu riêng của mình là tiếp tục giải
quyết vấn đề mối quan hệ giữa vật chất với ý thức trên lập trường duy vật và nghiên cứu các quy
luật chung nhất của thế giới.
d. Triết học – hạt nhân lý luận của thế giới quan
- Thế giới quan là toàn bộ quan điểm, quan niệm của con người về thế giới, về bản thân con
người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới đó.
- Cấu trúc của thế giới quan : tri thức, niềm tin và lý tưởng, trong đó tri thức là hạt nhân
- Các loại hình thế giới quan: thế giới quan huyền thoại, tgq tôn giáo, tgq triết học.
- Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan vì:
+ Bản thân triết học là thế giới quan (Định nghĩa triết học)
+ Trong thế giới quan của các dân tộc, hay các thời đại... triết học cũng là thành phần quan trọng
đóng vai trò là nhân tố cốt lõi.
+ Thế giới quan triết học sẽ quy định nội dung và hình thức biểu hiện của các dạng thế giới quan
khác.
2. Vấn đề cơ bản của triết học
a. Nội dung vấn đề cơ bản của triết học
- Là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
- Vấn đề cơ bản của triết học có 2 mặt:
Mặt thứ nhất: giữa ý thức và vật chất cái nào có trước cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?
Mặt thứ hai: con người có khả năng nhận thức được thế giới không?
- Cách trả lời hai câu hỏi này clà cơ sở để xác định lập trường của các nhà triết học và của
trường phái triết học khác nhau.
b. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
- Việc giải quyết mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học đã chia các nhà triết học thành
hai trường phái lớn.
- Chủ nghĩa duy vật cho rằng vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức. Chủ
nghĩa duy vật có 3 hình thức cơ bản: chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình và
chủ nghĩa duy vật biện chứng.
- Chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức có trước quyết định vật chất. Chủ nghĩa duy tầm gồm 2
phái: chủ nghãi duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan.
- Phép biện chứng duy tâm: đỉnh cao của hình thức này biểu hiện trong triết học Đức. Phép
biện chứng duy tâm coi toàn bộ thế giới bao gồm tự nhiên, xã hội, tư duy nằm trong thể thống
nhất luôn vận động, phát triển song đó là biểu hiện của sự phát triển tinh thần.
- Phép biện chứng duy vật: là hình thức phát triển cao nhất của phép biện chứng được C.mác
Angghen xây dựng trên cơ sở kế thừa có phê phán đối với phép biện chứng duy tâm trong triết
học cổ diển Đức. Trong phép biện chứng duy vật có sự thống nhất giữa nội dung thế giới quan
( duy vật biện chứng) và phương pháp luận (biện chứng duy vật) nên nó không dừng lại ở sự giải
thích thế giới mà còn là công cụ để nhận thức và cải tạo lại thế giới.
II. TRIẾT HỌC MÁC-LENIN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
1. Sự ra đời và phát triển của triết học Mác-Lenin
a. Những điều kiện lịch sử
- Điều kiện kinh tế:
* Do sự phát triển mạnh mẽ của CNTB, sự bất công xã hội tang lên. Giai cấp tư sản không còn
đóng vai trò là giai cấp cách mạng, còn giai cấp vô sản xuất hiện với tư cách là lực lượng tiên
phong trong cuộc đấu tranh cho nền dân chủ và tiến bộ.
* Thực tiễn cuộc cách mạng vô sản giữa TK XIX đòi hỏi phải được soi sáng bởi lý luận khoa
học đã dẫn tới sự ra đời CN Mác, trong đó có triết học Mác.
- Nguồn gốc lý luận
Mác và Angghen đã kế thừa những thành tựu trong lịch sử tư tưởng nhân loại, đó là: triết học cổ
điển Đức, kinh tế chính trị học cổ điển Anh và chủ nghĩa xã hội học không tưởng đầu TK XIX.
- Tiền đề khoa học tự nhiên
Sự phát triển của khoa học tự nhiên với nhiều phát minh quan trọng thời kì này như: định luật
bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, thuyết tế bào và thuyết tiến hóa đã vạch ra mối liên hệ thống
nhất giữa những dạng tồn tại khác nhau, các hình thức vận động khác nhau trong tính thống nhất
vật chất của thế giới, cũng như sự vận động và phát triển của nó.
- Nhân tố chủ quan trong sự hình thành triết học Mác: Từ thiên tài và hoạt động thực tiễn của
Mác và Angghen.
b. Những thời kỳ chủ yếu trong sự hình thành và phát triển của triết học Mác
- Thời kì chuyển biến tư tưởng từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật, từ lập trường dân
chủ cách mạng sang chủ nghĩa cộng sản (1841-1844)
- Thời kỳ đề xuất những nguyên lí triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử (1844-1848)
- Thời kỳ bổ sung và phát triển lý luận triết học (1848-1895)
c. Thực chất và ý nghĩa cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Anghen thực hiện
- Thực chất
+ Khắc phục tính chất trực quan, siêu hình của chủ nghĩa duy vật cũ và khắc phục tính chất duy
tâm thần bí trong phép biện chứng duy tâm.
+ Sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử.
+ Sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng.
- Ý nghĩa
+ Triết học Mác được xây dựng nhằm mục đích cải tạo thế giới.
+ Lần đầu tiên ttrong lịch sử khẳng định được tính giai cấp của triết học, biến triết học của hai
ông trở thành vũ khí lý luận của giai cấp công nhân.
+ Trong triết học Mác, tính đảng và tính khoa học thống nhất hữu cơ với nhau.
+ Sự ra đời của triết học Mác đã đoạn tuyệt với quan niệm coi triết học là khoa học của mọi
khoa học. Triết học Mác không những không tách rời mà còn đòi hỏi phải thực hiện mối liên hệ
mật thiết, đúng đắn giữa triết học với các khoa học cụ thể.
+ Triết học Mác mang tính sáng tạo và tính nhân đạo cộng sản.
2. Đối tượng và chức năng của triết học Mác – Lenin
a. Khái niệm triết học Mác – Lênin
- Triết học Mác Lênin là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên xã hội và tư duy là
thế giới quan và phương pháp luận khoa học cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động trong nhận thức và cải tạo thế giới.
- Triết học Mác Lênin vừa là chủ nghĩa duy vật biện chứng vừa là phép biện chứng duy vật.
Trong triết học Mác Lênin chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng luôn thống nhất hữu cơ với
nhau.
- Triết học Mác Lênin là thế giới quan và phương pháp luận khoa học của giai cấp công nhân để
nhận thức và cải tạo thế giới.
b. Đối tượng của triết học Mác Lênin
- Triết học Mác Lênin xác định đối tượng nghiên cứu của mình là tiếp tục giải quyết mối quan hệ
giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật biện chứng làm sáng rõ các quy luật chung nhất
của sự vận động và phát triển của tự nhiên xã hội và tư duy con người.
c. Chức năng của triết học Mác – Lênin
- Triết học Mác Lênin có hai chức năng cơ bản: chức năng thế giới quan và chức năng phương
pháp luận.
+ Chức năng thế giới quan: thế giới quan triết học Mác Lênin là thế giới quan duy vật biện chứng
có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc định hướng cho con người nhận thức thế giới và là tiền
đề để xác lập nhân sinh quan tích cực.
+ Chức năng phương pháp luận: phương pháp luận trong triết học Mác Lênin lại phương pháp
luận duy vật biện chứng trang bị cho con người hệ thống những nguyên tắc phương pháp luận
chung nhất trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.
3. Vai trò của Triết học mác-lênin trong đời sống xã hội và trong sự nghiệp đổi mới ở Việt
Nam hiện nay
- Triết học Mác Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học và cách mạng cho
con người trong nhận thức và thực tiễn
- Triết học Mác Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học và cách mạng phân
tích xu hướng phát triển của xã hội trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
phát triển mạnh mẽ.
- Triết học Mác Lênin là cơ sở lý luận khoa học của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên
thế giới và sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
CHƯƠNG II: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
I. VẬT CHẤT VÀ CÁC HÌNH THC TỒN TẠI CỦA VẬT CHẤT
1. Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật trước C.Mác về vật chất
a. Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm
- Chủ nghĩa duy tâm: ý thức có trước và quyết định vật chất.
- Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: : ý thức con người quyết định sự tồn tại của sự vật bên ngoài.
- Chủ nghĩa duy tâm khách quan: tinh thần, ý thức khách quan nào đó có trước và tồn tại độc
lập với tự nhiên và con người.
b. Quan niệm của chủ nghĩa duy vật
- Chủ nghĩa duy vật trước Mác đồng nhất vật chất với một hay vài dạng vật chất cụ thể; coi
vật chất là cơ sở sản sinh ra vạn vật trong thế giới.
- Chủ nghĩa duy vật thời cổ đại: mang tính chất phác, đồng nhất vật chất với các dạng vật thể
cụ thể như nước, lửa...
- Chủ nghĩa duy vật thời phục hưng và cận đại: đã đi sâu vào tìm hiểu nhưng vẫn tiếp tục
đồng nhất vật chất với nguyên tử, coi khối lượng vật thể là khối lượng tĩnh không biến đổi trong
không gian và thời gian.
=> Hạn chế: vẫn không hiểu được bản chất của ý thức, về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức;
không xác định được biểu hiện của vật chất trong đời sống xã hội.
c. Quan niệm trước C.Mac về vạt chất
- Ở Trung Quốc cổ đại: Thuyết Ngũ hành, Thuyết Âm - Dương,
*Ưu điểm: lấy thế giới giải thích thế giới
*Nhược điểm:
+ Đồng nhất vật chất
2. Cuộc CM trong KHTN cuối TK XIX – đầu TK XX và sự phá sản của các quan điểm duy
vật siêu hình về vật chất
Cuối TK XIX – đầu TK XX, một số phát hiện lớn trong KHTN, đặc biệt là trong lĩnh vực vật lý
học ra đời đã chỉ ra rằng nguyên tử không phải là phần tử nhỏ nhất mà nó có thể bị phân chia và
thế giới vật chất không thể có đơn vị cuối cùng, tuyệt đối đơn giản và bất biến. Đồng thời không
gian, thời gian, khối lượng luôn biến đổi cùng với sự vận động cảu vật chất. Tình hình đó khiến
cho chủ nghĩa duy vật rơi vào sự khủng hoảng, còn các nhà khoa học cụ thể thì rơi vào sự hoang
mang, hoài nghi.
3. Quan niệm của triết học Mác – Lenin về vật chất
- Theo Angghen: vật chất với tính chất là vật chất không có sự tồn tại cảm tính, nghĩa là, cần
phân biệt vật chất với tính cách là một phạm trù của triết học, một sáng tạo của tư duy con người
trong quá trình phản ánh hiện thực với các sự vật, hiện tượng cụ thể của thế giới vật chất.
- Theo Lenin: : “Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại
cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn
tại không lệ thuộc vào cảm giác”. Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin cho thấy:
+ Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức.
+ Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi bằng cách nào đó tác động lên giác quan
của con người một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
+ Ý thức của con người là sự phản ánh đối với vật chất, còn vật chất là cái được ý thức phản
ánh.
VD: Mặt trăng là vật chất vì nó tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý thức của ai.
4. Các hình thức tồn tại của vật chất
- Vận động: là phương thức tồn tại của vật chất và là thuộc tính cố hữu của vật chất.
+ Vật chất tồn tại bằng cách vận động.
+ Vận động là một thuộc tính bên trong của vật chất và sự vận động của vật chất là sự tự vận
động, được tạo nên do sự tác động qua lại lẫn nhau của chính các mặt, các yếu tố trong cấu trúc
của vật chất.
+ Vận động gồm nhiều hình thức: cơ học, vật lý, hóa học, sinh học, xã hội. Mỗi sự vật bao giờ
cũng đặc trưng bằng một hình thức vận động cơ bản.
· Vận động cơ học: Chim bay và sự dao động của con lắc
· Vân động vật lí: Ma sát sinh ra nhiệt và nước bay hơi
· Vận động hóa học: Sự chuyển hóa của các chất hóa học
· Vận động sinh học: Sự trao dổi chất giữa cơ thể với môi trường và cây cối ra hoa, kết quả.
· Vận động xã hội : Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim (vận đông cao nhất)
loại và sự thay đổi của các chế độ xã hội từ cộng sản nguyên thủy đến nay.
+ Vận động và đứng im: quá trình vận động không ngừng của thế giới vật chất bao hàm trong
nó hiện tượng đứng im tượng đối. Đứng im là khái niệm triết học phản ánh trạng thái ổn định về
chất của sự vật, hiện tượng trong những mối quan hệ và điều kiện cụ thể, là hình thức biểu hiện
sự tồn tại thực sự của các sự vật, hiện tượng và là điều kiện cho sự vận động chuyển hóa của vật
chất.
- Không gian và thời gian: là các hình thức tồn tại của vật chất; nghĩa là, vật chất luôn tồn tại
trong không gian và thời gian. Không có vật chất nào tồn tại bên ngoài không gian và thời gian,
cũng như không có không gian, thời gian nào tồn tại bên ngoài vật chất.
5. Tính thống nhất vật chất của thế giới
- Tồn tại của thế giới là tiền đề cho sự thống nhất của thế giới.
- Thế giới thống nhất ở tính vật chất, thể hiện ở những khía cạnh sau:
+ Có bao nhiêu thế giới vật chất?
=> Chỉ có thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất. Thế giới vật chất tồn tại khách
quan, có trước và độc lập với ý thức của con người.
+ Mọi bộ phận của thế giới vật chất đều có mối liên hệ thống nhất với nhau, chúng đều là
những dạng cụ thể của vật chất, là những kết cấu vật chất hoặc có nguồn gốc vật chất, do vật chất
sinh ra và cùng chịu sự chi phối của những quy luật khách quan phổ biến của thế giới vật chất.
+ Vật chất tồn tại ở đâu?
=> Thế giới vật chất tồn tại ở trong không gian và thời gian, vĩnh viễn, vô hạn và vô tận, không
được sinh ra và không bị mất đi. Trong thế giới không có gì khác ngoài những quá trình vật chất
đang biến đổi và chuyển hóa cho nhau theo các quy luật của thế giới vật chất.
+ Vật chất tồn taị bằng cách nào?
- Vậtt chất tồn tại bằng cách vận động, thông qua vận động; đều có mối liên hệ thống nhất với
nhau.
II. NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT VÀ KẾT CẤU CỦA Ý THỨC
1. Nguồn gốc của ý thức
- Nguồn gốc tự nhiên : Có 2 yếu tố cơ bản xã cấu thành nguồn gốc tự nhiên của ý thức: bộ óc
con người và sự phản ánh thế giới khách quan tác động lên bộ óc con người.
ý thức là một thuộc tính của vật chất nhưng không phải của mọi dạng vật + Về bộ óc người:
chất mà chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc người, là chức năng
của bộ óc: bộ óc càng hoàn thiện, ý thức của con người càng có phong phú và sâu sắc. Nên nếu
bộ óc bị tổn thương thì hoạt động ý thức cũng bị rối loạn từng phần hay toàn bộ.
VD: Học sinh tặng quà cho giáo viên nhân ngày 20/11.
+ Sự phản ánh bằng thế giới khách quan ý thức con người là hình thức phản ánh cao nhất.
Hình thức đặc biệt đó chỉ có ở con người trên cơ sở phản ánh tâm lý ngày càng phát triển và
hoàn thiện. Các sự vật hiện tượng tác động lên giác quan của con người và chuyển các tác động
đó lên bộ óc người, từ đó con người hình thành ảnh về sự vật đó.
VD: Khi cùng mô tả một người hoặc cảnh, mỗi người sẽ có cách nghĩ khác nhau.
- Nguồn gốc xã hội: 2 yếu tố cơ bản: lao động và ngôn ngữ
là quá trình con người tác động vào tự nhiên nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ cho + Lao động
nhu cầu tồn tại và phát triển của mình. Lao động cũng là quá trình vừa làm thay đổi cấu trúc cơ
thể người , vừa làm giới tự nhiên bộc lộ nhiều thuộc tính quy lại.
VD: Con người trồng lúa để có lương thực.
+ Trong quá trình lao động đã xuất hiện ngôn ngữ của con người. là hệ thống Ngôn ngữ
tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung ý thức. Không có ngôn ngữ , ý thức không
thể tồn tại và thể hiện được. Ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy, là hiện thực trực tiếp của tư
tưởng.
VD: Con người dung ngôn ngữ để giao tiếp với nhau.
2. Bản chất và kết cấu của ý thức
- Bản chất:
+ là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.Ý thức
VD: Nhà bảo tồn động vật và thợ săn khi thấy động vật quý hiếm:
=> Nhà bảo tồn động vật sẽ nghĩ cách bảo vệ cho sự phát triển giống loài đó.
=> Người thợ săn nghĩ tới việc con mồi sẽ kiếm được tiền.
+ Là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của bộ óc người.
VD: Truyền thuyết “Con Rồng Cháu Tiên” ăn sâu vào đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam.
+ Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội.
VD: Một đứa trẻ hướng nội có thể trở nên năng động hơn nếu được tiếp xúc và vui đùa với
những đứa trẻ nhanh nhẹn và năng động hơn.
- Kết cấu:
+ Các yếu tố hợp thành các quá trình tâm lý đem lại sự hiểu biết cho con người về thế
giới khách quan, ý thức bao gồm: tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí.
+ Theo chiều sâu của thế giới nội tâm con người, ý thức bao gồm: tự ý thức, vô thức,
tiềm thức.
- Tính năng động sáng tạo của ý thức thể hiện:
+ Là quá trình xử lý, chế biến, lưu giữ thông tin về các đối tượng vạt chất được phản ánh
+Ý thức có thể tạo ra những tri thức mới
+ Ý thức có thể tạo ra những giả thuyết, góp phần định hướng hoạt động tri thức
III. MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
1. Quan điểm duy tâm và duy vật siêu hình về mối quan hệ về mối quan hệ giữa vật chất và
ý thức.
- Quan điểm duy tâm: coi ý thức là tồn tại duy nhất, tuyệt đối, là tính thứ nhất từ đó sinh ra tất cả,
còn thế giới vật chất chỉ là bản sao, biểu hiện khác của ý thức, là tính thứ hai do ý thức sinh ra.
- Quan điểm duy vật siêu hình: tuyệt đối hóa yếu tố vật chất, chỉ nhấn mạnh một chiều vai trò
của vật chất sinh ra ý thức, phủ nhận tính độc lập tương đối của ý thức, không thấy được tính
năng động, sáng tạo, vai trò to lớn của ý thức trong hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực khách
quan.
2. Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Theo quan điểm duy vật biện chứng: vật chất ý thức tồn tại trong mối quan hệ biện
chứng với nhau; trong mối quan hệ đó, vật chất giữ vai trò quyết định đối với ý thức ý thức
tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
- Tính quyết định của vật chất đối với ý thức
+ Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức: Vì vật chất tồn tại khách quan nên vật chất là cái
có trước. Ý thức là sự phản ánh của vật chất vào trong bộ óc người nên ý thức có sau. Nếu không
có vật chất trong tự nhiên (bộ óc người và thế giới khách quan), vật chất trong xã hội (lao động,
ngôn ngữ) thì không có ý thức. Chính vì vậy, ý thức chịu sự chi phối, quyết định của vật chất. Ý
thức là thuộc tính, là sản phẩm của vật chất.
VD: Thành ngữ: “Có thực mới vực được đạo”.
+ Vất chất quyết định nội dung của ý thức: Ý thức phản ánh hiện thực khách quan mà
nội dung của nó là kết quả của sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc người. Hay nói
cách khác, những quy luật khách quan và sự vận động của thế giới được phản ánh vào bộ óc
người được gọi là nội dung của ý thức.
+ Vật chất quyết định bản chất của ý thức: Bản chất của ý thức bao gồm phản ánh và
sáng tạo. Con người phản ánh thế giới khách quan một cách tích cực, tự giác và sáng tạo. Chính
thực tiễn là hoạt động vật chất có tính cải biến thế giới con người – là cơ sở để hình thành, phát
triển ý thức, trong đó ý thức con người vừa phản ánh, vừa sáng tạo; phản ánh để sáng tạo và sáng
tạo trong phản ánh.
+ Vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức: Ý thức tồn tại, phát triển gắn
liền với sự biến đổi của vật chất. Vật chất thay đổi thì ý thức thay đổi theo. Con người ngày càng
phát triển về thể xác và tinh thần thì hình thức phản ánh của bộ óc người cũng phát triển về cả
nội dung và hình thức phản ánh. Chính sự phát triển không ngừng của khoa học – kỹ thuật là
minh chứng cho sự phát triển ý thức của con người.
- Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất
+ Ý thức do vật chất sinh ra và quy định, nhưng khi đã ra đời thì ý thức có quy luật vận
động, phát triển riêng, sự phản ánh của ý thức với vật chất là sự phản ánh tinh thần, phản ánh
sáng tạo và chủ động chứ không phải máy móc, nguyên si của thế giới vật chất. Nó có thể thay
đổi nhanh, chậm, hay đồng thời so với hiện thực, song, nhìn chung nó thường thay đổi chậm so
với sự biến đổi của thế giới vật chất.
+ Ý thức tác động đến vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Con
người dựa trên những tri thức về thế giới khách quan, hiểu biết những quy luật khách quan, từ đó
đề ra mục tiêu, phương hướng, biện pháp và ý chí quyết tâm để thực hiện thắng lợi mục tiêu đã
xác định.
+ Nếu ý thức phản ánh đúng các dạng vật chất, đúng hiện thực, nó có thể chỉ đạo hoạt
động thực tiễn của con người có hiệu quả trong việc cải biến các đối tượng vật chất. Ngược lại,
nếu ý thức phản ánh sai lệch các dạng vật chất, sai hiện thực, nó có thể kìm hãm hoạt động thực
tiễn của con người trong việc cải biến các đối tượng vật chất. Tuy nhiên sự kìm hãm này chỉ là
tạm thời, không bất biến.
VD: Hủ tục tự thiêu theo chồng (đạo Hindu) khiến nhiều người góa phụ bị ép nhằm ngăn chặn
khả năng vợ ngoại tình...
+ Trong thời đại khoa học- kỹ thuật phát triển, vai trò của ý thức càng lớn. Những tri
thức khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh toàn
cầu hóa hiện nay.
- Tuy vậy sự tác động của ý thức với vật chất cũng chỉ với một mức độ nhất định chứ không
thể làm thay đổi quy luật hoạt động của vật chất. Suy cho cùng ở mức độ nào, nó vẫn phải dựa
trên cơ sở sự phản ánh thế giới vật chất.
- Ý nghĩa phương pháp luận
Trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn, phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng
khách quan; đồng thời phát huy tính năng động chủ quan của mình.
+ Tôn trọng khách quan là tôn trọng tính khách quan của vật chất, tôn trọng quy luật tự
nhiên và xã hội. Phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi
hoạt động nhận thức và thực tiễn của mình. Không được lấy ý muốn chủ quan của mình làm
chính sách, không được lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược và sách lược cách mạng.
+ Phát huy tính năng động chủ quan là phát huy vai trò tích cực, năng động, sáng tạo
của ý thức và phát huy vai trò nhân tố con người; giúp con người nhận thức đúng quy luật khách
quan từ đó xác định mục tiêu và phương hướng.
+ Phòng, chống và khắc phục căn bệnh chủ quan duy ý chí. Chống tư tưởng, thái độ thụ
động, ỷ lại thiếu sáng tạo.
| 1/10

Preview text:

CHƯƠNG I: TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC Yêu cầu cơ bản
- hiểu đúng tinh thần, thực hất của nó -> chông xu hướng kinh viện, giáo điều
- đặt chúng tong mối luên hệ với quan điểm khác -> thấy sự thôbgs nhất trong đa dạng
- gắn nhưng luận điểm Mác - Lênin với thực tiễn cách ạng VN và thời đại
- qua trình học tập nghiên cứu đồng thời là quá trình giáo duck, tự giáo dục, tu dưỡng và rend luyện
- nghiên cứu môn học cần đặt nó trong lịch sử pát triển của nhân loại bởi đó là tính kế thừa và phát triển
của tinh hoa trong lịch sử
I. TRIẾT HỌC VÀ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC
1. Khái lược về triết học
a. Nguồn gốc triết học
- Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây gần như cùng 1 thời gian ( khoảng từ thế
kỷ VIII đến thế kỷ VI TCN) ở Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp.
+ Nguồn gốc nhận thức (tư duy trừu tượng)
Triết học chỉ ra đời khi nhận thức của con người đạt đến một mức độ và trình độ nhất định. Biểu
hiện, sự phát triển của tư duy trừu tượng cùng với năng lực khái quát trong quá trình nhận thức
đến một lúc nào đó đủ để cho phép các quan điểm, quan niệm chung nhất về thế giới được hình
thành; và đó là lúc triết học xuất hiện với tư cách là một loại hình tư duy lí luận thay thế cho tư
duy huyền thoại và tôn giáo. + Nguồn gốc xã hội -
xã hội phân chia thành 2 hạng người: + Lao động TRÍ ÓC +Lao động CHÂN TAY
Triết học không ra đời trong xã hội mông muội dã man. Như C.Mác nới: “Triết học không treo lơ
lửng bên ngoài thế giới, cũng như bộ óc không tồn tại bên ngoài con người”. Triết học ra đời khi
xã hội có sự phân công lao động và loài người đã xuất hiện giai cấp. Tức là khi chế độ chiếm hữu
nô lệ hình thành, nền sản xuất ở trình độ tương đối cao sẽ dẫn đến sự phân công lao động xã hội
thành lao động tay chân và lao động trí óc. Tầng lớp trí thức xuất hiện, có vị thế xã hội nhất định;
và chỉ có tầng lớp này mới có điều kiện, nhu cầu và khả năng hệ thống hóa các quan niệm, quan
điểm thành học thuyết, lý luận.
b. Khái niệm triết học
- Các quan niệm khác nhau về triết học đã hình thành ngay từ thời kì cổ đại. Ở Trung Quốc,
triết học là sự truy tìm bản chất của đối tượng nhận thức, là thấu hiểu căn nguyên của sự vật, sự
việc. Ở Ấn Độ, triết học là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến lẽ phải (Dar’sana). Ở
Phương Tây, người Hy Lạp quan niệm triết học là philosophya ( ) vừa
yêu mến sự thông thái
mang nghĩa là giải thích vũ trụ vừa nhấn mạnh đến khát vọng tìm kiếm chân lý của con người.
- Những quan niệm trên đây đều giống nhau ở chỗ: thứ nhất, triết học là một hình thái ý thức
xã hội; thứ hai, coi triết học là khoa học, một loại hình nhận thức có trình độ trừu tượng hóa và
khái quát cao, giúp con người tiếp cận bản chất của vạn vật, tìm ra quy luật phổ biến nhất chi
phối mọi sự sinh thành, thay đổi của vạn vật trong thế giới. Như vậy: triết học là hệ thống quan
điểm lý luận chung nhất về của con người về thế giới, về bản thân con người và về vị trí, vai trò
của con người trong thế giới.
c. Đối tượng của triết học trong lịch sử
- Thời kì cổ đại, triết học không có đối tượng nghiên cứu riêng của mình. Triết học được coi là
khoa học của mọi loại khoa học và nhà triết học được coi là nhà thông thái.
- Thời trung cổ, ở Tây Âu, triết học tự nhiên bị thay thế bằng nền triết học kinh viện, chịu sự
chi phối của Kito giáo. Đối tượng nghiên cứu lúc bấy giờ là những vấn đề có tính tôn giáo.
- Thời kì phục hưng – cận đại, khoa học đã bắt đầu phân ngành. Sự phát triển khoa học đã tạo
một cơ sở trí thức vững chắc cho sự phát triển của triết học, đồng thời từng bước xóa bỏ vai trò
của triết học tự nhiên cũ. Triết học thời kỳ này dần chuyển sang nghiên cứu các vấn đề chung của thế giới.
- Giữa TK XIX triết học Mác ra đời đã đoạn tuyệt triệt để với quan niệm “triết học là khoa học
của mọi khoa học”; đồng thời xác định đối tượng nghiên cứu riêng của mình là tiếp tục giải
quyết vấn đề mối quan hệ giữa vật chất với ý thức trên lập trường duy vật và nghiên cứu các quy
luật chung nhất của thế giới.
d. Triết học – hạt nhân lý luận của thế giới quan
- Thế giới quan là toàn bộ quan điểm, quan niệm của con người về thế giới, về bản thân con
người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới đó.
- Cấu trúc của thế giới quan : tri thức, niềm tin và lý tưởng, trong đó tri thức là hạt nhân
- Các loại hình thế giới quan: thế giới quan huyền thoại, tgq tôn giáo, tgq triết học.
- Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan vì:
+ Bản thân triết học là thế giới quan (Định nghĩa triết học)
+ Trong thế giới quan của các dân tộc, hay các thời đại... triết học cũng là thành phần quan trọng
đóng vai trò là nhân tố cốt lõi.
+ Thế giới quan triết học sẽ quy định nội dung và hình thức biểu hiện của các dạng thế giới quan khác.
2. Vấn đề cơ bản của triết học
a. Nội dung vấn đề cơ bản của triết học
- Là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
- Vấn đề cơ bản của triết học có 2 mặt:
Mặt thứ nhất: giữa ý thức và vật chất cái nào có trước cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?
Mặt thứ hai: con người có khả năng nhận thức được thế giới không?
- Cách trả lời hai câu hỏi này clà cơ sở để xác định lập trường của các nhà triết học và của
trường phái triết học khác nhau.
b. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
- Việc giải quyết mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học đã chia các nhà triết học thành hai trường phái lớn.
- Chủ nghĩa duy vật cho rằng vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức. Chủ
nghĩa duy vật có 3 hình thức cơ bản: chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình và
chủ nghĩa duy vật biện chứng.
- Chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức có trước quyết định vật chất. Chủ nghĩa duy tầm gồm 2
phái: chủ nghãi duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan.
- Phép biện chứng duy tâm: đỉnh cao của hình thức này biểu hiện trong triết học Đức. Phép
biện chứng duy tâm coi toàn bộ thế giới bao gồm tự nhiên, xã hội, tư duy nằm trong thể thống
nhất luôn vận động, phát triển song đó là biểu hiện của sự phát triển tinh thần.
- Phép biện chứng duy vật: là hình thức phát triển cao nhất của phép biện chứng được C.mác
và Angghen xây dựng trên cơ sở kế thừa có phê phán đối với phép biện chứng duy tâm trong triết
học cổ diển Đức. Trong phép biện chứng duy vật có sự thống nhất giữa nội dung thế giới quan
( duy vật biện chứng) và phương pháp luận (biện chứng duy vật) nên nó không dừng lại ở sự giải
thích thế giới mà còn là công cụ để nhận thức và cải tạo lại thế giới.
II. TRIẾT HỌC MÁC-LENIN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
1. Sự ra đời và phát triển của triết học Mác-Lenin
a. Những điều kiện lịch sử - Điều kiện kinh tế:
* Do sự phát triển mạnh mẽ của CNTB, sự bất công xã hội tang lên. Giai cấp tư sản không còn
đóng vai trò là giai cấp cách mạng, còn giai cấp vô sản xuất hiện với tư cách là lực lượng tiên
phong trong cuộc đấu tranh cho nền dân chủ và tiến bộ.
* Thực tiễn cuộc cách mạng vô sản giữa TK XIX đòi hỏi phải được soi sáng bởi lý luận khoa
học đã dẫn tới sự ra đời CN Mác, trong đó có triết học Mác. - Nguồn gốc lý luận
Mác và Angghen đã kế thừa những thành tựu trong lịch sử tư tưởng nhân loại, đó là: triết học cổ
điển Đức, kinh tế chính trị học cổ điển Anh và chủ nghĩa xã hội học không tưởng đầu TK XIX.
- Tiền đề khoa học tự nhiên
Sự phát triển của khoa học tự nhiên với nhiều phát minh quan trọng thời kì này như: định luật
bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, thuyết tế bào và thuyết tiến hóa đã vạch ra mối liên hệ thống
nhất giữa những dạng tồn tại khác nhau, các hình thức vận động khác nhau trong tính thống nhất
vật chất của thế giới, cũng như sự vận động và phát triển của nó.
- Nhân tố chủ quan trong sự hình thành triết học Mác: Từ thiên tài và hoạt động thực tiễn của Mác và Angghen.
b. Những thời kỳ chủ yếu trong sự hình thành và phát triển của triết học Mác
- Thời kì chuyển biến tư tưởng từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật, từ lập trường dân
chủ cách mạng sang chủ nghĩa cộng sản (1841-1844)
- Thời kỳ đề xuất những nguyên lí triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử (1844-1848)
- Thời kỳ bổ sung và phát triển lý luận triết học (1848-1895)
c. Thực chất và ý nghĩa cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Anghen thực hiện - Thực chất
+ Khắc phục tính chất trực quan, siêu hình của chủ nghĩa duy vật cũ và khắc phục tính chất duy
tâm thần bí trong phép biện chứng duy tâm.
+ Sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử.
+ Sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng. - Ý nghĩa
+ Triết học Mác được xây dựng nhằm mục đích cải tạo thế giới.
+ Lần đầu tiên ttrong lịch sử khẳng định được tính giai cấp của triết học, biến triết học của hai
ông trở thành vũ khí lý luận của giai cấp công nhân.
+ Trong triết học Mác, tính đảng và tính khoa học thống nhất hữu cơ với nhau.
+ Sự ra đời của triết học Mác đã đoạn tuyệt với quan niệm coi triết học là khoa học của mọi
khoa học. Triết học Mác không những không tách rời mà còn đòi hỏi phải thực hiện mối liên hệ
mật thiết, đúng đắn giữa triết học với các khoa học cụ thể.
+ Triết học Mác mang tính sáng tạo và tính nhân đạo cộng sản.
2. Đối tượng và chức năng của triết học Mác – Lenin
a. Khái niệm triết học Mác – Lênin
- Triết học Mác Lênin là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên xã hội và tư duy là
thế giới quan và phương pháp luận khoa học cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động trong nhận thức và cải tạo thế giới.
- Triết học Mác Lênin vừa là chủ nghĩa duy vật biện chứng vừa là phép biện chứng duy vật.
Trong triết học Mác Lênin chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng luôn thống nhất hữu cơ với nhau.
- Triết học Mác Lênin là thế giới quan và phương pháp luận khoa học của giai cấp công nhân để
nhận thức và cải tạo thế giới.
b. Đối tượng của triết học Mác Lênin
- Triết học Mác Lênin xác định đối tượng nghiên cứu của mình là tiếp tục giải quyết mối quan hệ
giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật biện chứng làm sáng rõ các quy luật chung nhất
của sự vận động và phát triển của tự nhiên xã hội và tư duy con người.
c. Chức năng của triết học Mác – Lênin
- Triết học Mác Lênin có hai chức năng cơ bản: chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp luận.
+ Chức năng thế giới quan: thế giới quan triết học Mác Lênin là thế giới quan duy vật biện chứng
có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc định hướng cho con người nhận thức thế giới và là tiền
đề để xác lập nhân sinh quan tích cực.
+ Chức năng phương pháp luận: phương pháp luận trong triết học Mác Lênin lại phương pháp
luận duy vật biện chứng trang bị cho con người hệ thống những nguyên tắc phương pháp luận
chung nhất trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.
3. Vai trò của Triết học mác-lênin trong đời sống xã hội và trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay
- Triết học Mác Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học và cách mạng cho
con người trong nhận thức và thực tiễn
- Triết học Mác Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học và cách mạng phân
tích xu hướng phát triển của xã hội trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ.
- Triết học Mác Lênin là cơ sở lý luận khoa học của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên
thế giới và sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
CHƯƠNG II: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
I. VẬT CHẤT VÀ CÁC HÌNH THỨC TỒN TẠI CỦA VẬT CHẤT
1. Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật trước C.Mác về vật chất
a. Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm
- Chủ nghĩa duy tâm: ý thức có trước và quyết định vật chất.
- Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: : ý thức con người quyết định sự tồn tại của sự vật bên ngoài.
- Chủ nghĩa duy tâm khách quan: tinh thần, ý thức khách quan nào đó có trước và tồn tại độc
lập với tự nhiên và con người.
b. Quan niệm của chủ nghĩa duy vật
- Chủ nghĩa duy vật trước Mác đồng nhất vật chất với một hay vài dạng vật chất cụ thể; coi
vật chất là cơ sở sản sinh ra vạn vật trong thế giới.
- Chủ nghĩa duy vật thời cổ đại: mang tính chất phác, đồng nhất vật chất với các dạng vật thể
cụ thể như nước, lửa...
- Chủ nghĩa duy vật thời phục hưng và cận đại: đã đi sâu vào tìm hiểu nhưng vẫn tiếp tục
đồng nhất vật chất với nguyên tử, coi khối lượng vật thể là khối lượng tĩnh không biến đổi trong không gian và thời gian.
=> Hạn chế: vẫn không hiểu được bản chất của ý thức, về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức;
không xác định được biểu hiện của vật chất trong đời sống xã hội.
c. Quan niệm trước C.Mac về vạt chất
- Ở Trung Quốc cổ đại: Thuyết Ngũ hành, Thuyết Âm - Dương,
*Ưu điểm: lấy thế giới giải thích thế giới *Nhược điểm: + Đồng nhất vật chất
2. Cuộc CM trong KHTN cuối TK XIX – đầu TK XX và sự phá sản của các quan điểm duy
vật siêu hình về vật chất

Cuối TK XIX – đầu TK XX, một số phát hiện lớn trong KHTN, đặc biệt là trong lĩnh vực vật lý
học ra đời đã chỉ ra rằng nguyên tử không phải là phần tử nhỏ nhất mà nó có thể bị phân chia và
thế giới vật chất không thể có đơn vị cuối cùng, tuyệt đối đơn giản và bất biến. Đồng thời không
gian, thời gian, khối lượng luôn biến đổi cùng với sự vận động cảu vật chất. Tình hình đó khiến
cho chủ nghĩa duy vật rơi vào sự khủng hoảng, còn các nhà khoa học cụ thể thì rơi vào sự hoang mang, hoài nghi.
3. Quan niệm của triết học Mác – Lenin về vật chất
- Theo Angghen: vật chất với tính chất là vật chất không có sự tồn tại cảm tính, nghĩa là, cần
phân biệt vật chất với tính cách là một phạm trù của triết học, một sáng tạo của tư duy con người
trong quá trình phản ánh hiện thực với các sự vật, hiện tượng cụ thể của thế giới vật chất.
- Theo Lenin: : “Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại
cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn
tại không lệ thuộc vào cảm giác”. Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin cho thấy:
+ Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức.
+ Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi bằng cách nào đó tác động lên giác quan
của con người một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
+ Ý thức của con người là sự phản ánh đối với vật chất, còn vật chất là cái được ý thức phản ánh.
VD: Mặt trăng là vật chất vì nó tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý thức của ai.
4. Các hình thức tồn tại của vật chất
- Vận động: là phương thức tồn tại của vật chất và là thuộc tính cố hữu của vật chất.
+ Vật chất tồn tại bằng cách vận động.
+ Vận động là một thuộc tính bên trong của vật chất và sự vận động của vật chất là sự tự vận
động, được tạo nên do sự tác động qua lại lẫn nhau của chính các mặt, các yếu tố trong cấu trúc của vật chất.
+ Vận động gồm nhiều hình thức: cơ học, vật lý, hóa học, sinh học, xã hội. Mỗi sự vật bao giờ
cũng đặc trưng bằng một hình thức vận động cơ bản.
· Vận động cơ học: Chim bay và sự dao động của con lắc
· Vân động vật lí: Ma sát sinh ra nhiệt và nước bay hơi
· Vận động hóa học: Sự chuyển hóa của các chất hóa học
· Vận động sinh học: Sự trao dổi chất giữa cơ thể với môi trường và cây cối ra hoa, kết quả.
· Vận động xã hội (vận đông cao nhất): Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim
loại và sự thay đổi của các chế độ xã hội từ cộng sản nguyên thủy đến nay.
+ Vận động và đứng im: quá trình vận động không ngừng của thế giới vật chất bao hàm trong
nó hiện tượng đứng im tượng đối. Đứng im là khái niệm triết học phản ánh trạng thái ổn định về
chất của sự vật, hiện tượng trong những mối quan hệ và điều kiện cụ thể, là hình thức biểu hiện
sự tồn tại thực sự của các sự vật, hiện tượng và là điều kiện cho sự vận động chuyển hóa của vật chất.
- Không gian và thời gian: là các hình thức tồn tại của vật chất; nghĩa là, vật chất luôn tồn tại
trong không gian và thời gian. Không có vật chất nào tồn tại bên ngoài không gian và thời gian,
cũng như không có không gian, thời gian nào tồn tại bên ngoài vật chất.
5. Tính thống nhất vật chất của thế giới
- Tồn tại của thế giới là tiền đề cho sự thống nhất của thế giới.
- Thế giới thống nhất ở tính vật chất, thể hiện ở những khía cạnh sau:
+ Có bao nhiêu thế giới vật chất?
=> Chỉ có thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất. Thế giới vật chất tồn tại khách
quan, có trước và độc lập với ý thức của con người.
+ Mọi bộ phận của thế giới vật chất đều có mối liên hệ thống nhất với nhau, chúng đều là
những dạng cụ thể của vật chất, là những kết cấu vật chất hoặc có nguồn gốc vật chất, do vật chất
sinh ra và cùng chịu sự chi phối của những quy luật khách quan phổ biến của thế giới vật chất.
+ Vật chất tồn tại ở đâu?
=> Thế giới vật chất tồn tại ở trong không gian và thời gian, vĩnh viễn, vô hạn và vô tận, không
được sinh ra và không bị mất đi. Trong thế giới không có gì khác ngoài những quá trình vật chất
đang biến đổi và chuyển hóa cho nhau theo các quy luật của thế giới vật chất.
+ Vật chất tồn taị bằng cách nào?
- Vậtt chất tồn tại bằng cách vận động, thông qua vận động; đều có mối liên hệ thống nhất với nhau.
II. NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT VÀ KẾT CẤU CỦA Ý THỨC
1. Nguồn gốc của ý thức
- Nguồn gốc tự nhiên : Có 2 yếu tố cơ bản xã cấu thành nguồn gốc tự nhiên của ý thức: bộ óc
con người và sự phản ánh thế giới khách quan tác động lên bộ óc con người.
+ Về bộ óc người: ý thức là một thuộc tính của vật chất nhưng không phải của mọi dạng vật
chất mà chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc người, là chức năng
của bộ óc: bộ óc càng hoàn thiện, ý thức của con người càng có phong phú và sâu sắc. Nên nếu
bộ óc bị tổn thương thì hoạt động ý thức cũng bị rối loạn từng phần hay toàn bộ.
VD: Học sinh tặng quà cho giáo viên nhân ngày 20/11.
+ Sự phản ánh thế giới khách quan bằng ý thức con người là hình thức phản ánh cao nhất.
Hình thức đặc biệt đó chỉ có ở con người trên cơ sở phản ánh tâm lý ngày càng phát triển và
hoàn thiện. Các sự vật hiện tượng tác động lên giác quan của con người và chuyển các tác động
đó lên bộ óc người, từ đó con người hình thành ảnh về sự vật đó.
VD: Khi cùng mô tả một người hoặc cảnh, mỗi người sẽ có cách nghĩ khác nhau.
- Nguồn gốc xã hội: 2 yếu tố cơ bản: lao động và ngôn ngữ
+ Lao động là quá trình con người tác động vào tự nhiên nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ cho
nhu cầu tồn tại và phát triển của mình. Lao động cũng là quá trình vừa làm thay đổi cấu trúc cơ
thể người , vừa làm giới tự nhiên bộc lộ nhiều thuộc tính quy lại.
VD: Con người trồng lúa để có lương thực.
+ Trong quá trình lao động đã xuất hiện ngôn ngữ của con người. là hệ thống Ngôn ngữ
tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung ý thức. Không có ngôn ngữ , ý thức không
thể tồn tại và thể hiện được. Ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy, là hiện thực trực tiếp của tư tưởng.
VD: Con người dung ngôn ngữ để giao tiếp với nhau.
2. Bản chất và kết cấu của ý thức
- Bản chất:
+ Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
VD: Nhà bảo tồn động vật và thợ săn khi thấy động vật quý hiếm:
=> Nhà bảo tồn động vật sẽ nghĩ cách bảo vệ cho sự phát triển giống loài đó.
=> Người thợ săn nghĩ tới việc con mồi sẽ kiếm được tiền.
+ Là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của bộ óc người.
VD: Truyền thuyết “Con Rồng Cháu Tiên” ăn sâu vào đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam.
+ Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội.
VD: Một đứa trẻ hướng nội có thể trở nên năng động hơn nếu được tiếp xúc và vui đùa với
những đứa trẻ nhanh nhẹn và năng động hơn. - Kết cấu:
+ Các yếu tố hợp thành các quá trình tâm lý đem lại sự hiểu biết cho con người về thế
giới khách quan, ý thức bao gồm: tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí.
+ Theo chiều sâu của thế giới nội tâm con người, ý thức bao gồm: tự ý thức, vô thức, tiềm thức.
- Tính năng động sáng tạo của ý thức thể hiện:
+ Là quá trình xử lý, chế biến, lưu giữ thông tin về các đối tượng vạt chất được phản ánh
+Ý thức có thể tạo ra những tri thức mới
+ Ý thức có thể tạo ra những giả thuyết, góp phần định hướng hoạt động tri thức
III. MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
1. Quan điểm duy tâm và duy vật siêu hình về mối quan hệ về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
- Quan điểm duy tâm: coi ý thức là tồn tại duy nhất, tuyệt đối, là tính thứ nhất từ đó sinh ra tất cả,
còn thế giới vật chất chỉ là bản sao, biểu hiện khác của ý thức, là tính thứ hai do ý thức sinh ra.
- Quan điểm duy vật siêu hình: tuyệt đối hóa yếu tố vật chất, chỉ nhấn mạnh một chiều vai trò
của vật chất sinh ra ý thức, phủ nhận tính độc lập tương đối của ý thức, không thấy được tính
năng động, sáng tạo, vai trò to lớn của ý thức trong hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực khách quan.
2. Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Theo quan điểm duy vật biện chứng: vật chất và ý thức tồn tại trong mối quan hệ biện
chứng với nhau; trong mối quan hệ đó, vật chất giữ vai trò quyết định đối với ý thức và ý thức
tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
- Tính quyết định của vật chất đối với ý thức
+ Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức: Vì vật chất tồn tại khách quan nên vật chất là cái
có trước. Ý thức là sự phản ánh của vật chất vào trong bộ óc người nên ý thức có sau. Nếu không
có vật chất trong tự nhiên (bộ óc người và thế giới khách quan), vật chất trong xã hội (lao động,
ngôn ngữ) thì không có ý thức. Chính vì vậy, ý thức chịu sự chi phối, quyết định của vật chất. Ý
thức là thuộc tính, là sản phẩm của vật chất.
VD: Thành ngữ: “Có thực mới vực được đạo”.
+ Vất chất quyết định nội dung của ý thức: Ý thức phản ánh hiện thực khách quan mà
nội dung của nó là kết quả của sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc người. Hay nói
cách khác, những quy luật khách quan và sự vận động của thế giới được phản ánh vào bộ óc
người được gọi là nội dung của ý thức.
+ Vật chất quyết định bản chất của ý thức: Bản chất của ý thức bao gồm phản ánh và
sáng tạo. Con người phản ánh thế giới khách quan một cách tích cực, tự giác và sáng tạo. Chính
thực tiễn là hoạt động vật chất có tính cải biến thế giới con người – là cơ sở để hình thành, phát
triển ý thức, trong đó ý thức con người vừa phản ánh, vừa sáng tạo; phản ánh để sáng tạo và sáng tạo trong phản ánh.
+ Vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức: Ý thức tồn tại, phát triển gắn
liền với sự biến đổi của vật chất. Vật chất thay đổi thì ý thức thay đổi theo. Con người ngày càng
phát triển về thể xác và tinh thần thì hình thức phản ánh của bộ óc người cũng phát triển về cả
nội dung và hình thức phản ánh. Chính sự phát triển không ngừng của khoa học – kỹ thuật là
minh chứng cho sự phát triển ý thức của con người.
- Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất
+ Ý thức do vật chất sinh ra và quy định, nhưng khi đã ra đời thì ý thức có quy luật vận
động, phát triển riêng, sự phản ánh của ý thức với vật chất là sự phản ánh tinh thần, phản ánh
sáng tạo và chủ động chứ không phải máy móc, nguyên si của thế giới vật chất. Nó có thể thay
đổi nhanh, chậm, hay đồng thời so với hiện thực, song, nhìn chung nó thường thay đổi chậm so
với sự biến đổi của thế giới vật chất.
+ Ý thức tác động đến vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Con
người dựa trên những tri thức về thế giới khách quan, hiểu biết những quy luật khách quan, từ đó
đề ra mục tiêu, phương hướng, biện pháp và ý chí quyết tâm để thực hiện thắng lợi mục tiêu đã xác định.
+ Nếu ý thức phản ánh đúng các dạng vật chất, đúng hiện thực, nó có thể chỉ đạo hoạt
động thực tiễn của con người có hiệu quả trong việc cải biến các đối tượng vật chất. Ngược lại,
nếu ý thức phản ánh sai lệch các dạng vật chất, sai hiện thực, nó có thể kìm hãm hoạt động thực
tiễn của con người trong việc cải biến các đối tượng vật chất. Tuy nhiên sự kìm hãm này chỉ là
tạm thời, không bất biến.
VD: Hủ tục tự thiêu theo chồng (đạo Hindu) khiến nhiều người góa phụ bị ép nhằm ngăn chặn
khả năng vợ ngoại tình...
+ Trong thời đại khoa học- kỹ thuật phát triển, vai trò của ý thức càng lớn. Những tri
thức khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
- Tuy vậy sự tác động của ý thức với vật chất cũng chỉ với một mức độ nhất định chứ không
thể làm thay đổi quy luật hoạt động của vật chất. Suy cho cùng ở mức độ nào, nó vẫn phải dựa
trên cơ sở sự phản ánh thế giới vật chất.
- Ý nghĩa phương pháp luận
Trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn, phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng
khách quan; đồng thời phát huy tính năng động chủ quan của mình.
+ Tôn trọng khách quan là tôn trọng tính khách quan của vật chất, tôn trọng quy luật tự
nhiên và xã hội. Phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi
hoạt động nhận thức và thực tiễn của mình. Không được lấy ý muốn chủ quan của mình làm
chính sách, không được lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược và sách lược cách mạng.
+ Phát huy tính năng động chủ quan là phát huy vai trò tích cực, năng động, sáng tạo
của ý thức và phát huy vai trò nhân tố con người; giúp con người nhận thức đúng quy luật khách
quan từ đó xác định mục tiêu và phương hướng.
+ Phòng, chống và khắc phục căn bệnh chủ quan duy ý chí. Chống tư tưởng, thái độ thụ
động, ỷ lại thiếu sáng tạo.