Lý thuyết cú pháp | Spanish Linguistic and Literature | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cung cấp nhiều môn học phong phú như Ngôn ngữ học đối chiếu, Phong cách học, Kinh tế học Vi mô, Lịch sử Việt Nam, Xã hội học, Tâm lý học, Văn hóa học và Ngữ văn Trung Quốc. Các môn học này giúp sinh viên phát triển kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích và nghiên cứu, chuẩn bị tốt cho công việc và nghiên cứu sau khi ra trường.

PH LC
Nhập môn các lý thuyết cú pháp ............................................................................................................. 2
Cú pháp theo quan niệm truyền thống ................................................................................................ 2
Lý thuyết cú pháp được hiểu thế nào .................................................................................................. 2
Phần 1 ..................................................................................................................................................... 3
1. Quan niệm thế nào về cú pháp? .................................................................................................. 3
Kết luận chung về tiếp cận hình thức và tiếp cận chức năng ........................................................... 11
1. Dụng học .................................................................................................................................. 14
2. Cấu trúc thông báo (cấu trúc thông tin).................................................................................... 14
3. Phát ngôn .................................................................................................................................. 15
4. Đề - Thuyết & Cấu trúc thông báo ........................................................................................... 16
2. Phân chia theo cách tiếp cận .................................................................................................... 17
Lý thuyết tiếp cận theo hình thức .................................................................................................... 17
Lý thuyết tiếp cận theo chức năng ................................................................................................... 19
3. Những tiền đề phân tích cú pháp .............................................................................................. 20
Phần 2. Sơ lược về các trường phái Ngôn ngữ học ............................................................................. 20
1. Phân chia theo giai đoạn .......................................................................................................... 20
2. Phân chia theo thứ tự ................................................................................................................ 20
3. Phân chia theo cách tiếp cận .................................................................................................... 24
Lý thuyết tiếp cận theo hình thức .................................................................................................... 24
Lý thuyết tiếp cận theo chức năng ................................................................................................... 25
Phần 3. Cách tiếp cận câu trong ngữ pháp chức năng và ngữ pháp truyền thống ............................... 26
1. Ngữ pháp truyền thống ............................................................................................................. 26
3. Không có một Chủ ngữ chung cho mọi ngôn ngữ. Chủ ngữ trong tiếng Việt là 1 cái gì đó còn
chưa rõ ràng ..................................................................................................................................... 29
Ngữ pháp chức năng ........................................................................................................................ 32
Tại sao việc xem xét câu dựa theo CTTT là hướng đi đúng để tìm hiểu bản chất của câu? ............ 34
2. Những vấn đề trọng tâm của Cấu trúc tham tố ............................................................................ 37
3. Các vai nghĩa phổ quát................................................................................................................. 38
2. Cơ sở triết học và nhận thức luận ............................................................................................. 41
3. Những đóng góp nổi bật nhất ................................................................................................... 42
4. Sơ lược về lý thuyết của trường phái Prague ........................................................................... 42
KẾT LUẬN ..................................................................................................................................... 43
Đọc hiểu quyển ANALYSING SENTENCES, và trả lời những câu hỏi sau: ................................. 43
Phn 3. Cách tiếp cn câu trong ng pháp chức năng và ngữ pháp truyn thng
1
lOMoARcPSD| 41487147
Nhập môn các lý thuyết cú pháp
Cú pháp theo quan niệm truyền thống
Nói đến Cú pháp, người ta nghĩ đến Câu; Cú pháp thường là để lý giải về thành phần Câu.
Nhiều lý thuyết truyền thống khi bàn về Câu, chủ yếu chú trọng đến các thành phần câu như chủ
ngữ, vị ngữ, bổ ngữ,...
Nghĩa của câu thường được quan niệm đơn giản là do nghĩa của các từ ghép lại mà thành.
VD: Cậu giỏi nhỉ?
Về hình thức thì đây là câu hỏi, nhưng không hẳn là chỉ dùng để hỏi. Chỉ có người nói và
người nghe mới biết hàm ý của “giỏi” là gì.
Từ “nhỉ” tạo nghĩa tình thái - một loại nghĩa mà khác hẳn với nghĩa của của nòng cốt câu.
Phân tích cú pháp theo cách truyền thống không xác định được những kiểu nghĩa này.
Vì vậy, mục đích quan trọng nhất của Nghĩa học là để xác định các loại
Nghĩa của câu;
Khi dùng trong cách ngữ cảnh khác nhau, thì câu này lại có nhiều chức năng, nghĩa khác nhau:
Có thể để khen, để mia mai, để trách móc, dọa nạt,...
Vấn đề này cả Cú pháp họcNghĩa học đều chưa xác định được.
Vì vậy, môn Dụng học ra đời để xác định nghĩa của câu trong các ngữ cảnh.
Tiếp cận, phân tích câu từ cả 3 bình diện là kết học, nghĩa học và dụng học. ùng từ “Kết học” để tránh
trùng tên với “cú pháp” theo lối truyền thống.
Lưu ý thêm
Trong phạm vi môn học này, tiếp cận, phân tích cú pháp mới chỉ dừng lại ở mức độ Câu.
Ở mức độ trên câu Diễn ngôn thì đòi hỏi một cách tiếp cận khác.
Hiện nay, nghiên cứu về Diễn ngôn đang là một xu hướng phổ biến, đầy hứa hẹn và nhiều lý
thuyết mới được vận dụng để giải quyết vấn đề này. Nổi bật Ngôn ngữ học chức năng hệ
thống của Halliday, Martin,...
Lý thuyết cú pháp được hiểu thế nào
Phân biệt Lý thuyết cú pháp và Cú pháp
Cú pháp (Syntax): Bàn về câungữ đoạn dưới câu để tạo câu trong một ngôn ngữ hay
một tập hợp ngôn ngữ;
Lý thuyết cú pháp: bàn về các lý thuyết tiếp cận, lý giải câu trong các ngôn ngữ như thế nào.
Mục đích môn học
(1) Sơ lược về các trường phái ngôn ngữ có liên quan đến lý thuyết cú pháp → Xác định hai cách
Phn 3. Cách tiếp cn câu trong ng pháp chức năng và ngữ pháp truyn thng
2
lOMoARcPSD| 41487147
tiếp cận, lý giải câu: tiếp cận Hình thức và tiếp cận Chức năng;
(2) Chú trọng vào lý thuyết có ảnh hưởng quan trọng - Lý thuyết Phân đoạn thực tại (trường phái
Praha): Quan điểm Chủ - Vị, Đề - Thuyết;
(3) Các cách tiếp cận cú pháp tiếng Việt.
Trọng tâm môn học
Bàn về các đường hướng tiếp cận, lý giải câu từ xưa đến nay:
Ngữ pháp truyền thống (ngữ pháp hình thức) quan niệm, lý giải thế nào về Câu? Ngữ pháp hiện
đại (ngữ pháp chức năng) quan niệm, lý giải thế nào về Câu?
Câu là vấn đề trung tâm của lý thuyết cú pháp.
Phần 1
Sơ lược về các trường phái ngôn ngữ có liên quan đến lý thuyết cú pháp; Xác định 2 cách tiếp
cận, lý giải câu: tiếp cận Hình thứctiếp cận Chức năng;
Để đạt được mục đích như trên phải làm rõ 3 vấn đề là:
(1) Quan niệm thế nào về cú pháp?
(2) Thế nào là tiếp cận Hình thức và tiếp cận Chức năng?
(3) CÂU được lý giải thế nào trong quan niệm của ngữ pháp chức năng hiện đại?
1. Quan niệm thế nào về cú pháp?
Cú pháp chú trọng đến phương diện hình thức, không chú trọng đến nghĩa (Ngữ pháp hình
thức/Ngữ pháp truyền thống).
Xem xét một số ví dụ về tiếp cận hình thức:
Phân tích câu theo cấu trúc hợp tố trực tiếp (phái miêu tả M)
Ví dụ 1: Người sinh viên bạn tôi đang đọc sách → có thể chia câu thành 2 hợp tố trực tiếp
Người sinh viên bạn tôi // đang đọc sách;
Cứ như thế tiếp tục chia Người sinh viên bạn tôi thành Người sinh viên / bạn tôi cho
đến khi gặp các hình thái tới hạn: Người / sinh viên; bạn / tôi.
Cấu trúc hợp tố trực tiếp là cấu trúc tầng bậc, có thể biểu diễn bằng biểu đồ hình
cây (tree diagrams).
Phân tích câu theo các yếu tố có quan hệ thành tố trực tiếp (IC)
Ví dụ 2: Người sinh viên đang đọc báo.
Ta có thể biểu hiện sự phân tích ra IC theo cách dùng gạch đứng để phân cách:
Người || sinh viên | đang ||| đọc || báo.
Theo một quan niệm khác, có thể tách đang thành 1 nhóm và đọc báo
thành 1 nhóm: Người || sinh viên đang | đọc ||| báo. Dùng dấu
Phn 3. Cách tiếp cn câu trong ng pháp chức năng và ngữ pháp truyn thng
3
lOMoARcPSD| 41487147
ngoặc hoặc dùng hộp Hocket.
Ngữ pháp PS - ngữ pháp cấu trúc cú đoạn (phrase structure grammar) Thuật ngữ:
Quan niệm các câu đều có 2 bộ phận, một danh ngữ làm chủ ngữ còn lại là vị từ (cũng
gọi là vị ngữ). Các câu sau đều có cấu trúc: S → NP - Pred.
Ví dụ 3:
Người sinh viên đó
đã mua quyển truyện.
Người sinh viên đó
đang làm việc.
Phn 3. Cách tiếp cn câu trong ng pháp chức năng và ngữ pháp truyn thng
4
lOMoARcPSD| 41487147
Người sinh viên đó
muốn làm việc.
Ông Ba
công nhân.
Ông Ba
muốn là công nhân.
Ngôi nhà đó
cao.
Kếtluận:
Tuy nhiên:
Ngữ pháp PS không phân biệt được những câu mơ hồ sau đây
a. Bác nông dân ranh mãnh đáp.
b. Xe không được rẽ trái.
c. Ủy viên chính thức đề ra với hội đồng một câu hỏi.
d. Người bạn thành thật cảm ơn Năm.
Ngữ pháp PS bất lực trong việc chỉ ra các quan hệ tồn tại giữa các yếu tố trong một
hoặc nhiều câu. Hãy xét các câu sau đây:
a. Con mèo vồ con chuột.
Phn 3. Cách tiếp cn câu trong ng pháp chức năng và ngữ pháp truyn thng
5
lOMoARcPSD| 41487147
b. Con chuột bị con mèo vồ.
c. Con mèo có vồ con chuột không?
d. Con chuột có bị con mèo vồ không?
e. Con chuột vồ con mèo.
Cả 4 câu trên đều nói về hai con vật (mèo và chuột), quan hệ “vồ” giữa 2 con vật đó, con
mèo là chủ thể của hành động và con chuột là đối tượng của hành động.
Hai câu có cấu trúc hình thức trùng nhau nhưng quan hệ giữa 2 đối tượng trong
đó ngược hẳn nhau.
Ví dụ 7:
Sơ đồ này biểu hiện giản lược cấu trúc nổi (surface structure) của câu: chủ ngữ “người đàn ông”
định ngữ là 1 cụm từ bắt đầu bằng động từ ‘khuyên’ sau đó cả 1 câu bổ ngữ cho động từ
đó; vị ngữ là ‘đã chết’.
Nhưng đó chỉ là phần nổi, nhìn thấy được và được biểu hiện thành dạng ngữ âm. Đây là phần
hình thức chứ nó không phản ánh bản chất câu.
Phần chìm lắng của câu này không nhìn thấy được lại thể hiện những quan hệ bản chất giữa các
yếu tố trong 1 câu, và nó quyết định ngữ nghĩa của câu, được gọi cấu trúc chìm (deep
structure) của câu.
không chú trọng đến vai trò của NGHĨA, không đánh giá đúng tầm quan trọng của nghĩa, nên
cách tiếp cận Hình thức (ngữ pháp truyền thống) đã không sự giải thỏa đáng, không xác định
được đúng mức bản chất của CÂU.
Quan niệm của Cao Xuân Hạo về nghĩa trong ngữ pháp truyền thống
Về nghĩa: hthường hành động như thể thoạt kỳ thủy 1 hệ thống hiệu, trong đó mỗi đơn vị sản
sinh ra 1 ý nghĩa nào đấy, rồi sau đó các hiệu này được kết hợp thành những từ, những cụm từ,
những tiểu cú, những câu mà nghĩa là do sự kết hợp các sở biểu của các thành tố mà thành.
Căn cứ vào những tiêu chí ngữ nghĩa được hiểu một cách đơn giản hóa quá mức (”nghĩa” ở đây chẳng
qua là khả năng biểu hiện những sự vật, hiện tượng của thế giới hiện thực), không thấy rằng chức
Phn 3. Cách tiếp cn câu trong ng pháp chức năng và ngữ pháp truyn thng
6
lOMoARcPSD| 41487147
năng biểu thị và cương vị ngữ pháp không phải là một, cũng không thấy rằng nghĩa biểu hiện mới
chỉ là một trong các bình diện đa dạng của nghĩa.
Các quan niệm sơ lược về nghĩa khiến cho phần đông các tác giả không thấy cần biết đến nghĩa
logic ngôn từ, ý nghĩa tình thái, giá trị thông báo, giá trị ngôn trung (illocutionary force), giá trị
xuyên ngôn (perlocutionary force) ngay trên bình diện biểu hiện họ cũng chỉ quan tâm đến nghĩa
từ vựng của các từ và ngữ đoạn, không chú ý đến nghĩa của các quan hệ cú pháp (mà họ coi là nghĩa
ngữ pháp).
Trong ngôn ngữ học truyền thống, khi nói đến nghĩa, người ta chỉ nghĩa đến nghĩa của từ. Các sách
nghĩa học cũ chỉ bàn đến thứ nghĩa đó mà thôi, chứ không thấy cần phân tích kỹ nghĩa của câu, vì nghĩ
rằng nó chẳng qua là nghĩa của các từ kết hợp lại mà thành.
Thật ra, nếu nói cho thật nghiêm ngặt, từ tách ra khỏi câu, nghĩa là tách ra khỏi cách dùng nó trong lời nói,
nó trong lời nói, không thể có nghĩa gì hết. Cái mà người ta gọi là nghĩa của những câu chỉ gồm có mỗi một
từ ấy, và là cái khả năng của từ ấy được dùng để chỉ (để gọi tên) những sự vật nhất định.
Từ sự lầm lẫn đó, người ta gạt ra ngoài phạm vi nghiên cứu tất cả những ý nghĩa của câu không th
suy ra từ nghĩa của các từ được dùng trong câu.
Khi nói rằng câu đây ngột ngạt lắm là 1 câu trần thuật, người ta tưởng đã nói hết thuộc tính (chức
năng) của câu này. Thật ra người ta chỉ mới nói đến 1 trong những công dụng thông thường nhất của
nó. Cách nói đó phải được hiểu 1 cách gọi tên nhiều phần ước định. bỏ qua phần nghĩa làm
nên cái công dụng giao tế của câu nói, vốn là lí do tồn tại của nó.
Mục đích và tác dụng mà người nói muốn nhằm tới có thể được thực hiện bằng cách thông báo
những nội dung khác hẳn nhau, dưới nhể thể thức khác hẳn nhau.
Chẳng hạn, muốn cho người nghe mở cửa sổ, người nói thể dùng 1 câu thể thức mệnh lệnh
như “mở cửa sổ ra”, hay 1 câu hỏi “cửa sổ này sao cứ phải đóng im ỉm thế này?” hay 1 câu trần thuật
“ở đây ngột ngạt quá” tùy từng tình huống.
Mặt khác, cũng 1 câu “ở đây ngột ngạt lắm”, tùy từng hoàn cảnh, có thể được dùng như 1 nhận xét có
ý chê 1 căn phòng định thuê ở, 1 lời khước từ đáp lại 1 đề nghị ngồi chơi. Một lời gợi ý cho người
nghe cùng đi ra ngoài, hay 1 lời phê phán đối với cái “không khí nặng nề” của 1 cuộc đối thoại.
Như vậy, trong cái “nội dung” hay “ý nghĩa” của 1 câu nói có thể thấy rõ có 2 phần khác nhau , 1 phần toát
ra từ bản thân câu nói (nghĩa “nguyên văn” tách ra khỏi mọi tình huống, 1 phần mà câu nói có được khi
được dùng trong 1 tình huống nhất định vào 1 mục đích nhất định (nghĩa “ngôn trung”).
đây ngột ngt lm.
Theo ngữ pháp Hình thức (truyền thống): về ngữ pháp là câu trần thuật, về nghĩa là phản ảnh sự thật
“ở đây rất nóng”.
Nhưng câu nói này, trong ngôn cảnh, còn có nghĩa “không khí buổi họp căng thằng quá”,...
Và còn có dụng ý ngoài lời như “Tôi muốn đi ra ngoài”; “muốn ai đó mở cửa sổ”,...
Như vậy, khi ngữ pháp truyền thống cho rằng Ở đây ngột ngạt lắm là câu trần thuật thì đó chỉ là tên
gọi ước lệ, và mới chỉ đánh giá được cái công dụng thông thường nhất của nó.
Phn 3. Cách tiếp cn câu trong ng pháp chức năng và ngữ pháp truyn thng
7
lOMoARcPSD| 41487147
Còn những nghĩa khác, những công dụng khác của câu nói trong ngữ cảnh chưa được đề cập đến;
Vì vậy, ngoài bình diện Ngữ pháp và bình diện Nghĩa (mới được hiểu 1 cách rất sơ sài),
thì ngữ pháp truyền thống cần phải:
Nếu nhà ngôn ngữ học muốn hiểu ngôn ngữ với tư cách là một hoạt động giao tế, một hình thức hành
động mục đích thực tiễn trong sinh hoạt của con người. Cần phải trả lại cho câu nói cái phần đã bị
gạt 1 cách tiên nghiệm ra khỏi nội dung của nó - phần dụng pháp (pragmatics).
Cho nên bên cạnh bình diện nghĩa học truyền thống phải thêm cho ngôn ngữ học một nh diện
dụng pháp, ta được một hình gồm 3 nh diện bổ sung cho hình lưỡng phân “năng
biểu - biểu” của Saussure, vốn thích hợp cho đơn vị bản của ngôn ngữ êst như 1 hệ
thống ký hiệu ở trạng thái tĩnh tại... nhưng không đủ công hiệu để mô tả và giải thích cách hoạt động
của chính i hthống ấy trong khi thực hiện nhiệm vụ của dưới hình thức những đơn vị của
ngôn từ trong đó đơn vị cơ bản là câu.
Câu đơn vị nhỏ nhất của ngôn từ trong đó cả ba bình diện đều được thể hiện. Chính thái độ
thiếu quan tâm đến câu đã làm cho ngữ học cổ điểm bỏ qua bình diện thứ 3, tách rời 2 bình diện
năng biểu và sở biểu ra, và hiểu 2 bình diện này 1 cách hời hợt và phiến diện.
Người ta có thể xây dựng 1 thứ ngữ pháp tách ra khỏi nghĩa học và thiên hẳn về hình thái học của từ,
làm như thể hiểu hình thái học không cần biết đến chức năng pháp của từ hiểu c quy
tắc pháp không cần biết đến cấu trúc nghĩa của câu. Một trong những hậu quả quan trọng
của cách quan niệm này là sự lẫn lộn giữa các bình diện đã nói ở trên.
Giữa 3 bình diện của ngôn từ 1 mối quan h khăng khít của hình thức với nội dung của
phương tiện với mục đích. Các bình diện ấy tồn tại nhau nhờ nhau, cho nên không thể hiểu
thấu đáo bất cứ bình diện nào nếu không liên hệ với 2 bình diện kia, nhiệm vụ của ngữ pháp chức
năng chính là xác minh các mối quan hệ giữa cả 3 bình diện.
Tuy vậy điều kiện đầu tiên để thực hiện nhiệm vụ đó vẫn phân giới dứt khoát từng bình diện một,
không để lọt 1 sự lẫn lộn nào trong khi xếp các sự kiện vào bình diện này hay bình diện kia. Sở dĩ như
vậy là mối quan hệ giữa cách tchức của các bình diện không tương ứng 1 đối 1 với nhau đến mức
thể i chẳng hạn, rằng một hình thức x của bình diện pháp chức năng biểu thị ý nghĩa y của
bình diện nghĩa học tương ứng với giá trị ngôn trung hay cấu trúc thông báo z của bình diện dụng pháp
và chỉ có giá trị đó thôi,...
Nhưng, mặt khác, sự thiếu tương ứng ấy nhiều khi 1 mức rất thấp, đến nỗi cể thể nhận định rằng
nói chung, hay thường thường, nếu “nếu không do chính đáng” khiến cho tình thế phải khác
đi, (halliday 1970: 161, 165) thì x, y, z của 3 bình diện tương ứng với nhau.
Chính tình trạng đó gây ra tất cả những sự lẫn lộn thường trong các hệ ngữ pháp cũ, vốn chỉ coi
trọng mặt hình thức, coi mặt ý nghĩa như 1 cái hoàn toàn tương ứng với lệ thuộc vào đến
mức không cần phải được xét riêng ngay cả trong ngữ pháp chức năng ngày nay tác giả này hay
tác giả khác.
Cú pháp là cách tiếp cận, phân tích CÂU từ các bình diện (kết học, nghĩa học, dụng học -
Ngữ pháp chức năng) chú trọng đến cơ sở ngữ nghĩa (Nghĩa học của cú pháp).
Các mô hình lý thuyết 3 bình diện trong ngôn ngữ học hiện đại.
Phn 3. Cách tiếp cn câu trong ng pháp chức năng và ngữ pháp truyn thng
8
lOMoARcPSD| 41487147
CÂU được xác định đầy đủ trên cả 3 bình diện: Kết học - Nghĩa học - Dụng học.
Mô hình 3 bình diện theo các nhà ngữ học Mỹ và 1 số khá lớn các nhà ngữ học Âu châu,
phân biệt trong mọi hệ thống ký hiệu học 3 lĩnh vực
1. Kết pháp (Syntactics - cú pháp), nghiên cứu các ký hiệu trong những mối quan hệ kết hợp với
các ký hiệu khác.
2. Nghĩa học (Semantics), nghiên cứu các ký hiệu trong những mối quan hệ với các sự vật ở bên
ngoài hệ thống ký hiệu.
3. Dụng pháp (Pragmatics), nghiên cứu các ký hiệu trong những mối quan hệ với những người sử
dụng nó.
(Ch. Morris, 1938)
Ngày nay, cương vị của các yếu tố thuộc mỗi bình diện trong Mô hình ba bình diện này
được xác định như sau
Các chức năng nghĩa học xác định những vai trò mà các sở chỉ của các danh ngữ đảm nhiệm trong
cái sự tình do cái khung vị ngữ chứa đựng các danh ngữ đó biểu hiện.
Các chức năng cú pháp xác định cách trình bày cái sự tình đó theo cách sắp xếp của cấu trúc cú pháp.
Các chức năng dụng pháp xác định cương vị thông báo của các thành tố trong cái khung ngôn từ rộng
hơn câu chứa đựng các thành tố đó.
(S. Dik, 1981:13)
F. Danes (Thuộc Trường Praha) phân biệt 3 cấp độ (levels) sau đây
Cấp độ của cấu trúc ngữ pháp của câu (sentence).
Cấp độ của cấu trúc nghĩa của câu (sentence). Cấp độ của cách tổ chức phát
ngôn (utterance).
(1964: 225)
Mô hình tam phân của V.G.Gak (1981) cho thấy một quan niệm hơi khác
Câu được phân tích làm ba bình diện: nghĩa học, logic thông báo, cú pháp.
Bình diện nghĩa học của câu phản ánh cái cấu trúc của mảng sự tình được nói tới trong câu.
Bình diện logic thông báo (phân đoạn thực tại) cho thấy rõ câu nói ra để thông báo điều gì.
Bình diện cú pháp phản ánh mặt bề ngoài của câu. Cho thấy nó được cấu tạo như thế nào.
C. Hagège xây dựng “lý thuyết ba quan điểm” ứng với ba bình diện tổ chức của câu
(1982, 1985) như sau
Quan điểm hình thái học cú pháp (morpho - syntaxique).
Quan điểm nghĩa học sở chỉ (semantico - référentiel).
Quan điểm tôn ti phát ngôn (énonciatif - hiérachique) mà nội dung không có gì khác về căn bản với
2 mô hình tam phân trên kia, tuy ông có xác minh được nhiều sự khác nhau tinh tế giữa những khái
Phn 3. Cách tiếp cn câu trong ng pháp chức năng và ngữ pháp truyn thng
9
lOMoARcPSD| 41487147
niệm như tiêu điểm (focus) và cường điệu (emphase).
Bình diện cú pháp (kết học) là bình diện hình thức thuần túy
Các chức năng cú pháp như chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ trực tiếp, bổ ngữ gián tiếp, định ngữ được xác
định dựa vào mối quan hệ ngữ pháp với các ngữ đoạn khác.
Được biểu thị bằng những phương tiện hình thức gọi tác tử pháp (synatactic poerators) như
hình thái cách hoặc các chuyển tố (translatif hay relateurs), các “giới từ”, bằng sự phù ứng về số, về
ngôi với 1 danh ngữ nhất định (đặc trưng của vị ngữ,...)
Anh ấy // cho họ món tiền vào tháng trước.
Bình diện nghĩa học là bình diện của “sự tình” được biểu thị và những “vai trò” tham gia
cái sự tình ấy
Những tham tố tạo nghĩa (participants) của sự tình gồm những diễn tố (actants) và
những chu tố (circumstants).
Chẳng hạn 1 vị từ cho giả định các diễn t: một chủ th của hành động cho, một đối
thể là vật được đem cho và một tiếp thể tức người nhận tặng phẩm.
Các chu tố là những điều kiện thời gian, không gian, cách thức, phương tiện, hoặc
những nhân vật có liên quan.
Anh ấy // cho họ món tiền vào tháng trước. (cho là vị từ trung tâm)
Bình diện dụng học ng ngôn từ trong những tình huống cụ thể, đối thoại cụ thể, văn
cảnh cụ thể, mục đích cụ thể
Theo đa số các tác giả hiện nay, bình diện này có:
Cấu trúc Đề - Thuyết (themo - rhematic structure).
Cấu trúc thông báo (communicative structure) tức sự phân bố cũ - mới trong câu.
Các hiện tượng tiêu điểm hóa (focalisation) và cường điệu
(emphatisation).
Các giá trị ngôn trung và sức ngôn tác (force perlocutoire).
Các quy tắc sử dụng ngôn từ do phong tục dân tộc quy định,...
Cú pháp là sự hiện thực hóa của sự lựa chọn một trong các bình diện nghĩa (Ngữ pháp
nghĩa - Ngữ pháp chức năng hệ thống).
Mô hình tam phân của M. A. K Halliday (1970, 1985)
Câu là sản phẩm của 3 quá trình biểu nghĩa diễn ra đồng thời. Nó vừa là một sự biểu hiện của kinh
nghiệm vừa là 1 sự trao đổi có tính chất tác động lẫn nhau, vừa là 1 thông điệp.
đây phải đưa thêm những khái niệm chức năng khái quát hơn để liên hệ với 3 mặt này của bình diện
nghĩa của câu. Đó 3 thứ nghĩa được thể hiện trong ngôn ngữ thành 1 toàn thể, làm thành cái sở cho
cách tổ chức nghĩa của tất cả các ngôn ngữ của nhân loại. Chúng tôi sẽ gọi đó là những “siêu chức năng”
(meta-function), và dùng cho nó 3 thuật ngữ là nghĩa ý niệm (ideatyonal), nghĩa liên
nhân (interpersonal), nghĩa văn bản (textual).
Phn 3. Cách tiếp cn câu trong ng pháp chức năng và ngữ pháp truyn thng
10
lOMoARcPSD| 41487147
Nghĩa ý niệm sự biểu hiện của kinh nghiệm: kinh nghiệm của ta về thế giới quanh ta cả
trong ta, về cái thế giới tưởng tượng của ta. Đó nghĩa hiểu như “nội dung”. Chức năng ý niệm
của của câu là biểu hiện của những sự tình: những hành động, những biến cố, những quá trình tâm lý
và những mối quan hệ.
Nghĩa liên nhân thứ nghĩa hình thức như 1 sự tác động như thế nào đó vào người nghe hay
người đọc. Chức năng liên nhân của câu là luân phiên thay đổi vai trò trong những cách tác động lẫn
nhau bằng ngôn từ: những nhận định, những câu hỏi, những đề nghị, những mệnh lệnh, kèm theo
những tình thái nhất định.
Nghĩa văn bản là tính quan yếu (relevance) đối với ngôn cảnh (văn cảnh): phần văn bản đi trước (và đi
sau) đối với tình huống bên ngoài. Chức năng văn bản của câu xây dựng 1 thông điệp (a
message).
Cấu trúc Đề - Thuyết (Theme Rheme) hình thức cơ bản của việc tổ chức câu như một thông điệp.
Trong bức thông điệp này, đề cái người nói chọn làm điểm xuất phát, là phương tiện khai triển
câu. Nhưng trong toàn bộ kết cấu của Đề, những yếu tố của cả 3 chức năng đều có thể góp phần (1985:
53).
Như vậy, cả ba bình diện của hình tam phân này đều thuộc mặt nghĩa. Halliday đưa cấu trúc chủ -
vị (mà các tác giả khác đặt vào bình diện pháp được quan niệm như 1 bình diện thuần túy hình thức)
vào 1 trong các bình diện nghĩa: nghĩa liên nhân. Quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ, theo ông, có tác dụng
đổi ngôi trong đối thoại, tác dụng “biểu thức” (mood). Chẳng hạn, phép đảo trật tự giữa chủ ngữ
và vị ngữ phân biệt thức trần thuật với thức nghi vấn.
Kết luận về cách tiếp cận chức năng
Thành tựu vững chắc nhất mà các tác giả làm ngữ pháp chức năng đã đạt được là sự phân biệt minh
xác giữa hai bình diện ngữ pháp và nghĩa học.
Xu hướng của ngữ pháp chức năng đề cao vai trò nghĩa trong phân tích pháp, mặc
không coi nhẹ ưu điểm của cách tiếp cận hình thức. Và, cho rằng cách tiếp cận chức năng dựa
vào nghĩa lẽ cách tiếp cận thích hợp nhất để phân ch miêu tả pháp của 1 ngôn ngữ
đơn lập, không biến hình như tiếng Việt.
Những quan điểm chức năng ảnh hưởng lớn thuyết tham trị (valence) của vị từ về cương vị
tham tố (actance) của L. Tesnière (1959); Lý thuyết về các hình thái cách (case forms) và ý nghĩa cách
(case meanings) của C. Fillmore (1968).
Lĩnh vực còn nhiều chỗ hồ nhất nội dung của bình diện thứ ba - bình diện “dụng pháp”, hay “tổ
chức phát ngôn”, “tôn ti phát ngôn”, “cấu trúc thông báo”,... Trong đó, chưa có tác giả nào vạch được 1
biên giới rạch ròi giữa những hiện tượng ngôn ngữ học thực sự và những hiện tượng phi ngôn ngữ học.
Ngoài ra, đây còn những niệm như Đề (Theme) Thuyết (Rheme) mọi người đều nhất trí
thừa nhận là trọng yếu đối với lý luận về ngôn ngữ và có tính cách phổ quát tuyệt đối (trong khi sự tồn
tại của những khái niệm cổ điển như chủ ngữ vị ngữ chỉ thể thấy có trong những loại hình ngôn
ngữ nhất định), nhưng lại được quan niệm theo nhiều cách khác nhau và được xếp vào những bình diện
khác nhau của ngôn ngữ.
Dù sao thì việc sắp xếp cái trục Đề - Thuyết vào bình diện dụng pháp, bên cạnh những ý nghĩa do
tình huống và ngôn cảnh đóng góp vào nghĩa nguyên văn của câu cũng khiến cho ta phải băn khoăn.
Kết luận chung về tiếp cận hình thức và tiếp cận chức năng
Phn 3. Cách tiếp cn câu trong ng pháp chức năng và ngữ pháp truyn thng
11
lOMoARcPSD| 41487147
Cũng phải thừa nhận rằng cách tiếp cận hình thức cũng nhiều ưu điểm cách tiếp cận Chức
năng cũng khó có thể so sánh được, đó là sự phù ứng dành cho những vấn đề nội tại của ngôn ngữ, như
sự phù ứng (agreement), đề bạt (raising), kiểm định (control), sự phụ thuộc của từ để hỏi (WH-
dependence), những ràng buộc về lao (island constraints),... vốn những vấn đề ngành ngôn
ngữ học máy tính hiện nay rất quan tâm.
Có thể nói cách tiếp cận hình thức đã đóng góp rất nhiều cho ngôn ngữ học máy tính và khoa học
nghiên cứu về tính thông minh nhân tạo.
Những nhà Tạo sinh luận cho rằng, xét về khía cạnh di truyền, năng lực sử dụng ngôn ngữ của con
người đã được lập trình trong bộ não. Họ đã so sánh bộ não với phần cứng của máy tính so sánh các
quy tắc ngôn ngữ học làm nền tảng cho ngôn ngữ với phần mềm hay hệ điều hành. Bởi phần mềm
vô hình với chúng ta, nên ta chỉ có thể nghiên cứu nó thông qua sản phẩm của nó là ngôn ngữ mà thôi.
một thực tế những cố gắng để các khuynh hướng, các cách tiếp cận khác nhau thể
đến được với nhau, tận dụng ưu điểm của nhau. dụ, Katz đã cố gắng xây dựng một thuyết rộng
lớn thông dụng về lực ngôn trung trong khung thuyết ngữ pháp tạo sinh, bằng cách nghiên cứu
sự đóng góp của nghĩa câu vào hành động ngôn từ.
Xu hướng của ngữ pháp Chức năng đề cao vai trò của nghĩa trong phân tích pháp, mặc
không coi nhẹ ưu điểm của cách tiếp cận hình thức. Và, cho rằng cách tiếp cận chức năng dựa vào
nghĩa lẽ cách tiếp cận thích hợp nhất để phân tích miêu tả pháp của 1 ngôn ngữ đơn lập,
không biết hình như tiếng Việt.
Vận dụng nguyên tắc này không dễ dàng, vì về mặt triết học ngôn ngữ, câu hỏi “thế nào là nghĩa?”,
“Nghĩa gì?” rất khó trả lời. không thuyết nào thể tự mình làm thành một thuyết ngữ
nghĩa họcoàn diện và giàu sức giải thích thực tiễn.
Chỉ trong phạm vi câu, tình hĩnh cũng rất phức tạp, không dễ trả lời câu hỏi: câu nói của chúng ta
chuyển tải những nghĩa gì? Hai chục năm trở lại đây, những nghiên cứu sự phân biệt, tuy không
phải lúc nào cũng rõ ràng giữa nghĩa miêu tả (descriptive meaning) và nghĩa phi miêu tả (no-des).
Vậy các nhà ngữ pháp học sẽ xử thế nào những vấn đề liên quan đến nghĩa của câu? Ngữ
pháp học, ngôn ngữ học nói chung coi trọng miêu tvề bản chất 1 khoa học miêu tả. Ngữ pháp
tạo sinh cũng không chệch ra ngoài bản chất đó. Tuy nhiên, ở cái nhiệm vụ tưởng như dễ dàng nhất
miêu tả cấu trúc của câu cũng như chứa nhiều khác biệt, đối lập giữa các nhà ngữ pháp.
Bởi lẽ, như đã nói trên đây, câu nói - đơn vgiao tiếp hiển nhiên nhất, được cú pháp lấy làm đơn v
nghiên cứu bản - lại 1 đơn vị rất phức tạp về bản chất: nhiều loại nội dung, nhiều loại nghĩa
được truyền đạt trong 1 câu, dưới hình thức này hay hình thức khác. chính điều này đã gây khó
khăn cho việc miêu tả cú pháp.
Bởi lẽ, chừng nào ta chưa thấu hiểu và bóc tách được những nội dung nào được truyền đạt trong câu
thì những nhãn hiệu cú pháp mà ta gán cho các thành tố cấu trúc câu sẽ khó lòng được thỏa đáng.
Các bình diện câu được tóm tắt ở 1 mức độ như sau:
Kết học
Nghĩa học
Dụng học
Phn 3. Cách tiếp cn câu trong ng pháp chức năng và ngữ pháp truyn thng
12
lOMoARcPSD| 41487147
Cấu trúc thông báo
Cấu trúc
Chủ - vị / Đề - Thuyết
Vị từ - Tham tố
(Nêu - Báo / Đề -
Thuyết)
Đơn vị
Câu
Câu
Phát ngôn
Phân đoạn Câu thành
Phân đoạn câu thành
các
(chủ
Tham tố - Vị từ - Tham
Phân đoạn
các thành phần (Nêu -
ngữ,
ngữ,
tố
Báo)
trạng ngữ,...)
Nghĩa của Câu
do
Nghĩa của câu do các
Câu được xét với tư cách
Mối quan hệ với
các Từ gộp lại mà
tham tố nghĩa tạo thành;
Phát ngôn - Trong Ngôn
thành; Câu được cô
Nhưng Câu vẫn chưa
cảnh, gắn với nghĩa của
ngôn cảnh
lập,
trừu xuất khỏi
được gắn với ngôn cảnh
người nói, ở hiện tại
Ngôn cảnh
Hướng tiếp cận
Chú trọng đến Hình
Chú trọng đến bình diện
Chú trọng đến Dụng
thức và xuất phát từ
Nghĩa và xuất phát từ
học, xuất phát từ hoàn
Cú pháp
hình thức
Nghĩa
cảnh sử dụng
Tóm lại
(1) Ngữ pháp hình thức
Chú trọng đến bình diện Kết học, và xuất phát từ những tiêu chí hình thức, như lý thuyết thành phần
câu - phân đoạn câu thành những thành phần như Chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ,...
Xu hướng này không lý giải được thỏa mãn về các loại nghĩa ở bình diện Nghĩa của câu, về ý định của
người nói trong ngôn cảnh (dụng học).
(2) Ngữ pháp chức năng (Dik, Tesnière, Fillmore)
Chú trọng đến bình diện Nghĩa học, xuất phát từ các sở ngữ nghĩa để phân tích pháp, để làm
các nh diện khác. Xu huưướng này dựa trên cấu trúc Vị từ - tham tđể giải câu, coi Câu
được cấu thành bởi các tham tố nghĩa xoay quanh trung tâm vị từ. Xu hướng này một bước tiến
quan trọng, góp phần lý giải được bản chất của Câu.
Tuy giải được nhiều vấn đề bình diện nghĩa của câu nhưng chưa giải được nghĩa của người
nói câu đó trong ngôn cảnh (Dụng học).
(3) Ngữ pháp chức năng (trường phái Praha)
Xét Câu trong mối quan hệ với thông tin người nói định truyền đạt người nghe muốn tiếp nhận. Như
vậy, Câu được xem xét trong việc sử dụng, trong nh diện Dụng học, tcách Phát ngôn (gắn với
ngôn cảnh và nghĩa của người nói).
Nói cách khác, câu không được phân đoạn dựa theo các tiêu chú hình thức và / hoặc ngữ nghĩa, mà
phân đoạn cấu trúc câu theo vị thế thông tin của các thành tố.
Cấu trúc câu được tiếp cận từ tư cách Cấu trúc thông báo - gồm 2 phần là Đề (Theme, Topic) và
Thuyết (Rheme, Comment), trong đó Đề là bộ phận biểu thị phần Nêu (cái đã biết, thông tin cũ) còn
Thuyết biểu thị phần Báo (cái chưa biết, thông tin mới).
Phn 3. Cách tiếp cn câu trong ng pháp chức năng và ngữ pháp truyn thng
13
lOMoARcPSD| 41487147
Nêu - Báo sự phân đoạn thông báo, được áp dụng cho từng phát ngôn cụ thể trong vị trí thực tại
của nó ở một văn bản cụ thể.
Vì vậy, lý thuyết phân đoạn câu theo cấu trúc thông báo thường được gọi là Lý thuyết phân đoạn thực
tại câu.
Khởi đầu cho hướng này V. Mathesius nhiều học giải khác của nhóm Praha. tưởng của họ
về sự phân đoạn cấu trúc thực tại của câu đã được một số nhà nghiên cứu tiếp thu phát triển theo
những hướng khác nhau.
(Alisova 1971, Li & Thomson 1976, 81; J. Firbas (1966); S. Dik (1981); Dooley (1982);
Panfilov (1980); Trần Ngọc Thêm, Toàn Thắng, Diệp Quang Ban, Cao Xuân Hạo, Lưu Vân
Lăng,...).
Như vậy, khi tìm hiu cách tiếp cn câu theo thuyết Phân đoạn
thc ti câu của trường phái Praha, thì cn phi hiu nhng vấn đề trng tâm, có
Điểm lại 1 số vấn đề cơ bản
1. Dụng học
Ngữ dụng học (Pragmatics) là 1 bộ môn ngôn ngữ học nghiên cứu cách sử dụng ngôn ngữ trong giao
tiếp, tức là cách sử dụng ngôn ngữ trong những ngôn cảnh cụ thể để đạt được những mục đích cụ thể.
Dụng học là cái đích cuối cùng của toàn bộ ngôn ngữ học.
sau khi chúng ta đã phân ch ngữ pháp, ngữ nghĩa vẫn còn 1 số diện ý nghĩa chưa được chúng ta
phát hiện. Ví dụ, phân tích CÂU dưới đây ta thấy nếu chỉ phân tích ngữ pháp, ngữ nghĩa thì không thể
phát hiện hết các ý nghĩa trong các tình huống phát ngôn.
Hôm nay nó đã về thành phố.
Về Kết học (Trạng ngữ + Chủ ngữ + Vị ngữ), về Nghĩa học (Vai nghĩa + Vai nghĩa + Vị từ + Vai
nghĩa): chưa xác định được các yếu tố trong ngôn cảnh như ai, thành phố nào, hôm nay là bao giờ;
đồng thời cũng chưa xác định được nghĩa của người nói ra câu này.
Câu này có thể được sử dụng trong những ngôn cảnh khác nhau, với những mục đích khác
nhau, ngụ ý khác nhau, nhiều chức năng khác nhau (tức trong những phát ngôn khác nhau).
Nó có thể là một Phát ngôn - với mục đích Phán đoán thông báo (trong ngôn cảnh: xác nhận 1 người
nào đó là ngoại phạm, nếu người đó bị kết tội phạm pháp ở nơi xa thành phố hôm nay).
Có thể là một Phát ngôn - cảnh báo (trong ngôn cảnh: 1 người đã phạm pháp ở thành phố, đang
bị truy tìm).
2. Cấu trúc thông báo (cấu trúc thông tin)
Phn 3. Cách tiếp cn câu trong ng pháp chức năng và ngữ pháp truyn thng
14
lOMoARcPSD| 41487147
Ngữ dụng học nghiên cứu nghĩa với cách cái được thông báo bởi người nói (người viết)
cái được phân tích bởi người nghe (người đọc); chú ý phân tích điều người nói muốn truyền
đạt qua phát ngôn của họ hơn là cái mà tự thân các từ và các cú đoạn trong phát ngôn đó có thể có.
Trong cái thông tin (được truyền đạt từ ý thức người nói đến ý thức người nghe) 1 bộ phận
người nói cho mới (đó thông tin mà lần đầu tiên anh ta đưa ý thức người nghe - Báo) một bộ
phận không phải là mới (là thông tin mà cả người nói lẫn người nghe đều đã đoán định được trong lúc
phát ra câu nói ấy - Nêu).
Như thế, thông tin một quá trình tương tác giữa Nêu - cái đã biết (có sẵn, thể dự đoán) và Báo -
cái mới (không đoán trước được).
Ngôn cảnh quy định cấu trúc thông báo của phát ngôn. Vì vậy, muốn hiểu cấu trúc thông báo của
phát ngôn, trước hết phải hiểu thế nào là Nêu và Báo.
Ví dụ:
A: Thủy viết gì đấy? → Thủy viết là Nêu - i đã biết. B: Nó
viết thư. → Thư là Báo - cái mới.
Phân tích ví dụ sau để hiểu về cấu trúc thông báo
a. Hôm nay tôi sẽ sửa cái máy này.
b. Cái máy này tôi sẽ sửa hôm nay.
c. Tôi là người sẽ sửa cái máy này hôm nay.
d. Người sẽ sửa cái mày này hôm nay là tôi.
e. Sửa cái máy này là việc của tôi hôm nay.
f. Việc của tôi hôm nay là sửa cái máy này.
Có thể phân tích các câu này như sau:
Các câu trên phản ảnh một sự tình duy nhất, đó là mỗi câu đều có trung tâm sự tình (vị từ sửa) và 3
tham tố (cái máy này, người sửa là tôi, vào hôm nay).
Cấu trúc vị từ - tham tố giúp xác định được 6 câu trên nghĩa Biểu hiện giống nhau (đều thể hiện
1 sự tình).
Tuy những câu trên có nghĩa biểu hiện giống nhau nhưng nội dung thông báo thì không giống nhau.
- Kết học chỉ xác định được hình thức (chủ - vị, đ- thuyết) của những câu trên;
- Nghĩa học chỉ xác định được điểm chung của những câu trên - đó có cùng nghĩa biểu hiện.
Sự khác biệt còn lại về nghĩa phải nhờ đến Dụng học (cấu trúc thông báo). Trong ngôn
cảnh: khi nào anh sửa cái máy này? thì phát ngôn tương ứng sẽ là (a) Hôm nay tôi sẽ sửa
cái máy này.
Phần Báo - cái mới (hôm nay) giúp xác định câu (a) khác với các câu còn lại (b, c, d, e, f).
Các câu còn lại có thể phân biệt theo cách tương tự.
Phn 3. Cách tiếp cn câu trong ng pháp chức năng và ngữ pháp truyn thng
15
lOMoARcPSD| 41487147
Cấu trúc thông báo xác định câu vớicách Phát ngôn - trong ngôn cảnh, phân đoạn Nêu -
Báo. Nhờ đó phân biệt được các nét nghĩa của câu, xác định được nghĩa của người
nói trong khi sử dụng → Tác dụng của Phân đoạn thực tại.
3. Phát ngôn
Phát ngôn được phân chia theo cách tổ chức nội dung thông báo của nó trong 1 ngữ cảnh cụ thể -
gọi là Phân đoạn thực tại.
Phát ngôn là câu được xét trong 1 ngữ cảnh cụ thể, gắn với những yếu tố như: người nói, người
nghe, không gian, thời gian giao tiếp; Chỉ có Phát ngôn mới tồn tại trong thực tế.
Câu phát ngôn đã được trừu xuất khỏi ngữ cảnh sử dụng nhằm mục đích nghiên cứu những đơn vị
và quy tắc khái quát, là một đơn vị được lắp đầy bằng các từ cụ thể, nhưng chưa trở thành một sự kiện
vật lý hay đối tượng tâm lý. Một câu có thể được thực hiện hóa bằng nhiều phát ngôn.
Theo cách phân đoạn này, Phát ngôn được chia làm 2 phần trong Cấu trúc thông báo: Phần Nêu và
Báo, không tương ứng với cấu trúc cú pháp của Câu mà lệ thuộc vào ngữ cảnh phát ngôn cụ thể.
- Nêu: cái cũ, cá đã biết trước khi phát ngôn được nói ra.
- Báo: cái mới, thông tin mà người nói muốn đưa ra trong phát ngôn.
VD: Cùng một câu nhưng tùy theo ngôn cảnh cụ thể mà ta có những Phát ngôn với CTTB (Nêu/Báo)
khác nhau.
Ngày mai tôi đi Hà Nội.
Trong ngôn cảnh: Bao giờ anh đi Hà Nội? → phần Báo là ngày mai, phần Nêu là tôi đi Hà Nội.
Trong ngôn cảnh: Ngày mai ai đi Hà Nội? → phần Báo là Tôi, phần Nêu gồm những từ còn lại.
4. Đề - Thuyết & Cấu trúc thông báo
Ngữ pháp chức năng - Trường phái Praha coi câu như một thông điệp - được cấu tạo bởi 2 phần là
Đề - Thuyết (Theme + Rheme).
Ta thể thấy rằng giữa CTTB Cấu trúc Đề Thuyết 1 mối quan hệ ngữ nghĩa chặt chẽ. Trong
những trường hợp thông thường thì người ta sẽ chọn cái cho sẵn làm phần Đề của câu cái mới
làm phần Thuyết.
Tuy vậy, CTTB và cấu trúc Đề Thuyết không phải là một. Trong ngôn ngữ này 2 cấu trúc có thể
trùng nhau, và trong ngôn ngữ khác thì có thể không nhưng bản chất 2 cấu trúc này là khác nhau.
Cao Xuân Ho (1991) cho rng
Việc đồng nhất cấu trúc Đề - Thuyết với cấu trúc thông báo “may ra chỉ thể chấp nhận được cho
những ngôn ngữ quy chế hóa sự khác biệt giữa Đề Chủ ngnhưng lại không sự phân biệt đề
cái cho sẵn”.
Phn 3. Cách tiếp cn câu trong ng pháp chức năng và ngữ pháp truyn thng
16
lOMoARcPSD| 41487147
Còn “trong các ngôn ngữ mang cấu trúc pháp bản của câu trực tiếp phản ánh cấu trúc logic
ngôn từ (như tiếng Hán, tiếng Việt), cấu trúc thông báo cấu trúc đề - thuyết phân biệt nhau rất
rõ”.
Trong tiếng Việt, cấu trúc đề - thuyết với tư cách là cấu trúc cú pháp của câu, luôn “chia hết câu thành
2 phần”. Những Phương tiện hình thức chủ yếu dùng để thể hiện cấu trúc Đề Thuyết Trật tự của từ
ngữ, những tác tử phân giới (thì, là, mà), và những yếu tố phụ trợ đánh dấu Đề và Thuyết.
Trong CTTB: phần Báo ‘ “thông tin mới” có thể là hết cả câu, hoặc 1 phần bất kỳ (đôi khi 1 từ làm bổ
ngữ hay định ngữ), hoặc 2 phần cách nhau trong câu (chẳng hạn như khi trả lời 1 câu hỏi như “ai đánh
ai?”).
Còn phương tiện đánh dấu CTTB chủ yếu là cách phân bố trọng âm cường điệu trong câu.
CTTB có thể có những ảnh hưởng quan trọng đối với cấu trúc của câu. Nó gây áp lực đối với việc
lựa chọn cấu trúc Đề Thuyết của câu.
cùng 1 phát ngôn với cùng 1 cấu trúc cú pháp cấu trúc từ vựng - ngữ nghĩa, nhưng tùy ý định
của người nói (người viết) trong những tình huống giao tiếp cụ thể cấu trúc thông báo của
khác nhau.
Cao Xuân Hạo cũng đã vận dụng quan điểm của ngữ pháp chức năng để miêu tả tiếng Việt, và xác định:
Đề - Thuyết thuộc bình diện Kết học. Đề gồm Ngoại đề và Nội đề.
Ngoại đề
Đứng ở ngoài cấu trúc cú pháp của câu, không có chức năng cú pháp bình thường nào trong câu. Ví
dụ: Anh Nam ấy à? Tôi vừa gặp anh ấy ở xưởng xong.
Nội đề
Tác giả phân biệt Khung Đề và Chủ đ
Khung Đề là phần câu nêu rõ những điều kiện làm thành cái khung về cảnh huống thời gian, không
gian, trong đó điều được nói ở phần thuyết có hiệu lực (tr. 82)
Chủ Đề là phần câu chỉ các đối tượng được nói đến trong phần Thuyết, các chủ đề của sự nhận định
(tr. 82)
2. Phân chia theo cách tiếp cận
Cách tiếp cận hình thức và cách tiếp cận chức năng.
Tiếp cận cú pháp theo mô hình hình thức Ngữ
pháp Phân bố (Boomfield,...)
Ngữ pháp Tạo sinh (Chomsky,...)
Tiếp cận cú pháp theo mô hình chức năng
Ngữ pháp Chức năng (Dik, Valin, Tesniere, Fillmore,...)
Ngữ pháp Chức năng hệ thống (Halliday, Martin,...)
Lý thuyết tiếp cận theo hình thức
Phn 3. Cách tiếp cn câu trong ng pháp chức năng và ngữ pháp truyn thng
17
lOMoARcPSD| 41487147
Ngữ pháp Phân bố (Boomfiled,...) và Ngữ pháp tạo sinh (Chomsky,...)
Cách tiếp cận hình thức (formal approach)
Những khuynh hướng không thừa nhận hoặc coi nhẹ vai trò của nghĩa trong phân tích, miêu tả
pháp gọi chung là ch tiếp cận hình thức.
Ngôn ngữ học miêu tả Mỹ nửa đầu TK 20 nổi lên như 1 trong những xu hướng bài nghĩa mạnh nhất.
Bloomfield (1935) cho rằng nghĩa không thể được nghiên cứu 1 cách khoa học. Nghiên cứu ngôn ngữ
phải luôn được bắt đầu từ dạng thức ngữ âm chứ không phải bắt đầu từ nghĩa.
Harris (1951) cho rằng nghĩa không bao giờ được dùng như 1 tiêu chí tin cậy để phân đoạn hình
vị ngang với những tiêu chí hình thức.
Firth (1950) nhận xét: 1 số nhà ngữ học hàng đầu cho rằng có thể loại bỏ những gì gọi là ngữ
nghĩa ra khỏi lĩnh vực ngôn ngữ học.
Chomsky là đại diện nổi tiếng nhất của cách tiếp cận hình thức, với lý thuyết ngữ pháp tạo sinh
(Generative Grammar) như 1 cuộc cách mạng trong ngôn ngữ học.
Với ngữ pháp cải biến - tạo sinh (1957, 1965), qua nhiều thay đổi (ngữ pháp chi phối ràng buộc
1983, tối thiểu luận 1993) là đại diện cho cách tiếp cận hình thức đối với phân tích và miêu tả cú pháp.
Đối với cách tiếp cận này, ngôn ngữ được xem 1 đối tượng trừu tượng, gồm 1 tập hợp các câu,
ngữ pháp trước hết được hiểu như cố gắng để đặc trưng hóa đối tượng này dưới dạng các quy tắc
hình thức cú pháp độc lập đối với nghĩa và cách sử dụng.
Ông phê phán hình cấu trúc ngữ đoạn trong nghiên cứu pháp vốn dựa trên cách phân tích của
ngữ pháp thành tố trực tiếp. Ông cho rằng hình này không giải thích được sự khác biệt trong cách
hiểu những câu lưỡng nghĩa. hình của Chomsky nhiều ưu thế hơn ình cấu trúc ngữ đoạn
nó cho thấy sự khác biệt trong cấu trúc sâu của những câu mà cấu trúc bề mặt có vẻ giống nhau.
hình ngữ pháp cải biến của Chomsky dè dặt với nghĩa. Ông cho rằng pháp tính ttrị (tức
độc lập với nghĩa), và ngữ pháp của ông phải đảm bảo cho việc tạo ra cũng như thừa nhận những câu
bất khả chấp về ngữ nghĩa nhưng đúng ngữ pháp. Sau này, ông điều chỉnh, phát triển lý thuyết ở dạng
thuyết chi phối ràng buộc (Governing and Binding Theory) hay Tối thiểu luận (Minimalist
Approach) thì quan điểm cho rằng cú pháp có tính tự trị vẫn được bảo lưu.
Tính tự trị của cú pháp còn được Chomsky và môn đệ của ông chứng minh qua quá trình thụ đắc ngôn
ngữ của trẻ em, theo đó, trẻ emtri thức đặc biệt về cú pháp cùng với tri thức về ngữ nghĩa, khi 2
loại tri thức này xung đột với nhau thì tri thức về ngữ nghĩa không thể tđộng được coi quan trọng
hơn tri thức về pháp. trong bản thân cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ nhân loại thứ cần phải
học nhưng có thứ là bẩm sinh, không cần học.
Trong quá trình thụ đắc tiếng mẹ đẻ, trẻ em chỉ cần cố gắng tối thiểu là đã có thể đạt được hiệu quả tối
đa. Con người được thừa hưởng một ngữ pháp phổ quát (UG), vậy nên, nhiệm vụ của đứa trẻ khi thụ
đắc cấu trúc ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ chỉ đơn giản là thiết chế hóa tham số. Đây bằng chứng quan
trọng ông nêu ra để chứng minh cho sự tồn tại của UG, mang tính bẩm sinh, được di truyền nói
chung và sự tự trị của cú pháp đối với ngữ nghĩa và cách sử dụng nói riêng.
Universal Grammar bao gồm
Một tập hợp các nguyên tắc phổ quát về cấu trúc ngữ pháp.
Phn 3. Cách tiếp cn câu trong ng pháp chức năng và ngữ pháp truyn thng
18
lOMoARcPSD| 41487147
Một tập hợp các tham số về cấu trúc, chế định nghiêm ngặt phạm vi các biến thể cấu trúc được phép
có trong ngôn ngữ tự nhiên (có thể giới hạn phạm vi các biến thể, quy chúng về 1 chuỗi lạ chọn - hoặc
thế này hoặc thế kia).
Với cách tiếp cận hình thức, pháp trước hết được xem các quy tắc nội tại của tổ chức ngôn ngữ,
“võ đoán” với nghĩa và cách sử dụng. Chỉ sau khi hệ thống các quy tắc này được thiết lập, tức các nhà
nghiên cứu có được các kết cấu cú pháp trừu tượng này thì mới đặt vấn đề nghiên cứu ý nghĩa của các
cấu trúc pháp trừu tượng này ng như cách sử dụng chúng trong thực tế. i cách khác, nếu đối
chiếu với 3 bình diện của hiệu thì pháp hay kết học được ưu tiên về mặt phương pháp luận so
với nghĩa học và nghĩa học được ưu tiên so với dụng học.
Lý thuyết tiếp cận theo chức năng
Bao gồm Ngữ pháp chức năng - functional grammar (Dil, Valin, Tesniere, Fillmore,...) và Ngữ
pháp chức năng hệ thống - Systemic functional grammar (Halliday, Martin,...)
Cách tiếp cận chức năng (Functional approach)
Với cách tiếp cận này, trước hết ngôn ngữ được xem như 1 công cụ tương tác hội, mục đích tối
hậu thiết lập mối quan hệ giữa người người để tổ chức xã hội. Những người theo quan điểm chức
năng đặt nhiệm vụ hàng đầu khám phá tính chất công cụ của ngôn ngữ như dạng được sử dụng
trong giao tiếp, họ ưu tiên chức năng giao tiếp, cố gắng giải thích mọi biểu hiện của ngôn ngữ như
phương tiện để biểu nghĩa, để thực hiện chức năng nào đó trong giao tiếp.
Theo Dik, tương tác bằng lời, tức tương tác hội bằng phương tiện ngôn ngữ, 1 hình thức hoạt
động hợp tác cấu trúc, theo nghĩa bị chi phối bởi các quy tắc, tiêu chuẩn hoặc quy ước mang
tính xã hội.
Những quy tắc này cùng thiết lập nên cái hệ thống làm nền tảng cho việc tương tác bằng lười. Các
công cụ được dùng trong các hoạt động hợp tác cấu trúc này, tức các biểu thức ngôn ngữ được hiển
thị ở dạng phát ngôn, tự được cấu trúc, tức bị chi phối bởi những quy tắc cùng thiết lập nên hệ
thống ngôn ngữ.
Lý thuyết hành động ngôn từ có ảnh hưởng sâu sắc đến cách tiếp cận chức năng.
Theo quan điểm chức năng, NNH phải xử lý 2 hệ thống quy tắc, về bản chất, cả hai đều mang
tính xã hội:
(1) Các quy tắc chi phối hoạt động tương tác bằng lời với tư cách là 1 hình thức hoạt động hợp
tác. Đây là cách quy tắc dụng học.
(2) Các quy ătcs chi phối những biểu thức NNH có cấu trúc được sử dụng với tư cách là công cụ
trong hoạt động này. Đây là các quy tắc nghĩa học, cú pháp và ngữ âm học.
Bởi những quy tắc loại (2) được coi công cụ xét theo các mục đích giao tiếp của tương tác bằng
lời cho nên luận điểm cơ bản của cách tiếp cận chức năng là: ngôn ngữ cần được miêu tả, trong chừng
mức cao nhất có thể, chiếu theo những yêu cầu dụng học của sự tương tác bằng lời. Các mô hình của
ngữ pháp chức năng cần được đánh giá ở cả 3 tiêu chí thảo đáng sau đây:
(1) Thỏa đáng dụng học: Dik cho rằng ngữ pháp chức năng phải tương thích với dụng học, với
cách thức chúng được dùng, gắn chúng với các quy tắc chi phối sự tương tác bằng lời. Với
sự thỏa đáng dụng học, có thể nói bất kỳ yếu tố nào hiện diện trong câu cũng đều mang nghĩa,
Phn 3. Cách tiếp cn câu trong ng pháp chức năng và ngữ pháp truyn thng
19
lOMoARcPSD| 41487147
đều thực hiện 1 chức năng nào đó.
(2) Thỏa đáng tâm học: Ngữ pháp chức năng nhắm đến thỏa đáng tâm học theo cái nghĩa
phải tương thích gần gũi mứv cao nhất với các hình tâm về ngữ năng cách hành
xử ngôn ngữ. Theo Dik, thể đạt được, nếu ta nhận thức ngữ pháp như 1 kiến trúc 3 phần,
gồm (i) một mô hình sản sinh (tạo lập); (ii) một hình lý thuyết giải (phân tích); (iii) một kho
lưu trưc những yếu tố và nguyên tắc được sử dụng ở (i) và (ii).
(3) Tính thỏa đáng loại hình học: Ngữ pháp chức năng thể cung cấp ngữ pháp cho những
ngôn ngữ khác nhau về loại nh, đồng thời thể giải thích 1 cách hệ thống những tương
đồng và dị biệt giữa các ngôn ngữ này. Bảng tổng kết sau cung cấp cái nhìn tổng quát về sự khác
biệt giữa cách tiếp cận hình thức và cách tiếp cận chức năng.
3. Những tiền đề phân tích cú pháp
Tiền đề 1: Các loại hình cấu trúc cú pháp
Thoạt đầu, nhiều ngôn ngữ có cấu trúc cú pháp là cấu trúc đề thuyết (chủ ngữ logic).
Cấu trúc cú pháp trong ngôn ngữ Ấn - Âu sâu này chuyển thành cấu trúc chủ - vị (chủ ngữ ng
pháp: chủ ngữ là danh cách + V được chia).
Cấu trúc cú pháp trong ngôn ngữ không biến hình (như tiếng Việt) là cấu trúc đề thuyết.
Phần 2. Sơ lược về các trường phái Ngôn ngữ học
Các cách phân chia: theo giai đoạn, theo thứ tự, theo cách tiếp cận.
Lý thuyết có ảnh hưởng nhất: lý thuyết tiếp tiếp cận theo hình thức, lý thuyết tiếp cận theo chức
năng.
1. Phân chia theo giai đoạn
1.1 Cổ điển (1913 - 1957)
Trường phái Praha → ảnh hưởng đến ngày nay. Trường phái
Đan Mạch;
Trường phái London;
Trường phái miêu tả Mỹ.
1.2 Hiện đại
Chủ nghĩa tạo sinh (Generativism: 1957 - 1970);
Chủ nghĩa hậu tạo sinh (Post-generativism: 1970 - nay); Chủ nghĩa
chức năng (Functionalism).
2. Phân chia theo thứ tự
Phn 3. Cách tiếp cn câu trong ng pháp chức năng và ngữ pháp truyn thng
20
lOMoARcPSD| 41487147
1. Trường phái ngôn ngữ học miêu tả Mỹ (Descriptive linguistics)
Nhánh: gồm Boomfield và những người kế tục như Tager, Harris, Block.
Nhánh - trường phái ngôn ngữ học miêu tả Mỹ (Enn-Arbor, Pike, Nida, Friz). Nhánh - phân tích
cải biến với Chomsky, Lees,...
Nói tới trường phái NNH miêu tả Mỹ, với phương pháp phân bố, nói tới sự khác biệt giữa sự
phát triển của chủ nghĩa cấu trúc ở châu Âu và châu Mỹ. Phương pháp phân bố đã có tiếng vang rộng
khắp và đã từng chi phối nửa thế giới bên kia đại tây dương những năm 40-50 ở TK 20.
Ngôn ngữ học miêu tả 1 trong những khuynh hướng lớn của NNH cấu trúc, xuất hiện Mỹ
những năm 30-50 của TK 20, với những người khai sinh ra Boas (1858 - 1942), Sapir
(1884 - 1939), Bloomfield (1887 - 1949). Trong đó, chịu ảnh hưởng trực tiếp, nền tảng nảy
sinh từ quan điểm thuyết của Bloomfield - ảnh ởng trực tiếp tcác thành tựu trong khoa
học tự nhiên và tâm lý học hành vi Mỹ.
Hiện nay có thể chia ngôn ngữ học Mỹ ra ba chi phái.
Trường phái miêu tả Mỹ và phương pháp phân bố (Chủ nghĩa cấu trúc Mỹ màu sắc riêng).
Mở đầu cho trường phái miêu tả Mỹ phương pháp phân bố công trình nổi tiếng Language
(1933) của Bloomfield. Những người kế tục như Harris, Pike, Well, Hockett,... đã những
đóng góp đáng kể.
Ý nghĩa chỉ không được coi là đối tượng nghiên cứu, nhưng được sử dụng như 1 phép thử, 1
tiêu chí khu biệt để xác định các yếu tố của ngôn ngữ.
2. Trường phái ngữ vị học
Copenhagen - Đan Mạch
Trường phái Copenhagen, lý thuyết ngữ vị học của Hjelmslev, 1 thuyết cấu trúc thuần túy, táo
bạo, một thứ đại số học, thể dùng làm mô hình miêu tả cho tất cả các ngôn ngữ tự nhiên
nhân tạo. Hjelmslev trung thành với quan điểm của Saussure.
Cùng hoạt động theo trường phái ngữ vị học Đan Mạch có Hans J. Uldall (1907
- 1957), Viggo Brondal (1887 - 1942) 1 số nhà ngôn ngữ học khác. Nhưng người khởi xướng
xây dựng sở luận cho trường phái y L. Hjelmslev (1899 - 1965). Số lượng những
nhà ngôn ngữ học theo trường phái ngôn ngữ học này không nhiều lắm; ngoài ra giữa họ còn
những sự bất đồng rất rõ về
lý thuyết. Vì vậy, hiện nay, không thể nói ngữ vị học là lý thuyết đã được hình thành trọn vẹn.
3. Trường phái cấu trúc - chức năng
(-) Khuynh hướng cấu trúc: khuynh hướng mạnh nhất trong ngôn ngữ học đầu thế kỷ XX là
chủ nghĩa cấu trúc. xuất phát trực tiếp từ học thuyết của F. De Saussure được trình bày
trong Giáo trình ngôn ngữ học đại cương của ông. Tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa cấu trúc là:
- Coi ngôn ngữ như 1 kết cấu, 1 thể toàn vẹn, chặt chẽ của các yếu tố khác nhau. Nhiệm vụ hàng
đầu của ngôn ngữ học là nghiên cứu “các mối quan hệ” giữa các yếu tố ngôn ngữ.
Phn 3. Cách tiếp cn câu trong ng pháp chức năng và ngữ pháp truyn thng
21
lOMoARcPSD| 41487147
- Ngôn ngữ học cấu trúc phân biệt rạch ròi “ngôn ngữ” và “lời nói”, “đồng đại” và “lịch đại”.
Nhiều phương pháp nghiên cứu mới và độc đáo đã được áp dụng phép đối lập, phép phân bố,
phép chuyển hóa, phép phân tích thành tố trực tiếp, phép thay thế,... Thậm chí, ngôn ngữ học
cấu trúc vận dụng cả các phương pháp của các khoa học chính xác khác.
(+) Các trường phái cấu trúc luận kế tiếp nhau đã thực sự tạo ra những chuyển biến phi thường
trong việc xây dựng các luận thuyết để miêu tả thực tiễn ngôn ngữ. Saussure được coi người
khai sinh nền ngôn ngữ học hiện đại. Giáo trình NNH đại cương (1906) những suy nghĩ sâu
sắc về NNH, tuy chưa phải là tưởng hoàn chỉnh, song, nó mở ra chân trời rộng, tầm nhìn bao
quát cho khoa học về ngôn ngữ, cũng như những mâu thuẫn nội tại của nó. Nó tạo ra sự thảo luận
sôi nổi đến ngày nay, các hớng nghiên cứu đầu thế kỷ.
Học thuyết Saussure trở thành tiền đề cho 1 loạt công trình nghiên cứu
tiếp tục phát huy tưởng cấu trúc luận - một học thuyết thống trị NNH quá nửa đầu TK 20
phương Tây. Những phát triển đa dạng của chủ nghĩa cấu trúc bao gồm trường phái chức năng
Praha, trường phái ngữ vị học Copenhagen, trường phái miêu tả Mỹ, một phần nào đó của
Ngữ pháp tạo sinh...
4. Trường phái Tạo sinh và Hậu tạo sinh
Ngữ pháp tạo sinh: Noam Chomsky vốn xuất thân từ trường phái miêu tả Mỹ đã sớm nhận
thấy những hạn chế của chủ nghĩa cấu trúc hình thức, nên đã mạnh dạn vận dụng phương pháp
logic toán học vào phân tích ngôn ngữ, mở đầu cho 1 khuynh hướng nghiên cứu mới: Ngữ
pháp tạo sinh, như 1 cuộc cách mạng thứ 2 trong NNH. Ngữ pháp tạo sinh đưa ra nhiều thủ
pháp thuật ngữ mới, vận dụng chúng khá thành công trong phân tích pháp, hơn hẳn
phương pháp phân bố trước kia.
Ngữ pháp tạo sinh của Choomsky - Vào cuối những năm 50 của TK 20, trường pháp miêu tả
Mỹ đã phải nhường vai trò ngự trị cho Ngữ pháp tạo sinh của Chomsky. Ngữ pháp tạo sinh sự
phản ứng lại cái khung chật hẹp của chủ nghĩa cấu trúc hình thức. Nó đi vào cấu tâm của 1
người nói lý tưởng, và mở ra 1 lĩnh vực nghiên cứu mới đầy hấp dẫn.
5. Trường phái Chức năng
Dik, Fillmore, Valin, Tesniere, Halliday, Martin,...
Chủ nghĩa chức năng hiện đại được bắt đầu từ những năm 1970 khi NNH đã chịu rất nhiều
ảnh hưởng từ tạo sinh luận. Sau chủ nghĩa cấu trúc, người ta hi vọng rất nhiều Noam
Chomsky trong thuyết tạo sinh luận, làn đầu tiên chế sản sinh của ngôn ngữ đã được
giải thích khá tường tận và thuyết phục: sự sản sinh của ngôn ngữ là vô tận để đáp ứng sự vô tận
về các nhu cầu giao tiếp rất khác nhau của hội loài người. Và, về bản chất thì ngôn ngữ loài
người có rất nhiều điểm chung nhau.
Nhưng, giới ngôn ngữ học rồi cũng nhanh chóng bị thất vọng về chủ nghĩa tạo sinh bên cạnh
những đặc điểm về tâm ngôn ngữ học thì ngôn ngữ còn 1 thực thể chịu tác động của rất
nhiều nhân tố trong môi trườngxã hội hay các đặc trưng xã hội và chủng tộc. Chính vì vậy, rất dễ
hiểu sao chủ nghĩa chức năng phải ra đời không đi tiếp con đường chủ nghĩa tạo
sinh đã khai phá.
Phn 3. Cách tiếp cn câu trong ng pháp chức năng và ngữ pháp truyn thng
22
lOMoARcPSD| 41487147
Từ những năm 1970 trở lại đây, trong giới ngôn ngữ học xuất hiện nhiều công trình nghiên
cứu về bản chất của giao tiếp trong hội loài người nhấn mạnh khía cạnh chức năng của
ngôn ngữ. Đó thời kỳ của sự xuất hiện các khuynh hướng ngữ pháp chức năng của Dik,
Halliday, J. Lyons; ngữ dụng học của Austin, Seark, Levinson; ngôn ngữ học hội của
Hymes, Trudgill, Lakoff,...
Đặc điểm nghiên cứu ngôn ngữ hiện đại là sự nới rộng về không gian và thời gian cũng như các
điều kiện giao tiếp của 1 hành vi nói năng. Do khuynh hướng tự nhiên hóa sự giao tiếp của con
người đối tượng ngôn ngữ không dừng lại phát ngôn riêng lẻ nữa các chuẩn phát
ngôn khác nhau trong 1 diễn ngôn nhằm thực hiện các mục đích và ý định của người nói.
Không gian để nhúng (embed) các chuỗi phát ngôn này trong hiện thực không còn các không
gian do nhà ngôn ngữ học giả định nữa (1 người nói, 1 người nghe, 1 mã giao tiếp) mà là không
gian với đầy đủ tính hiện thức của nó, gọi là chu cảnh giao tiếp hội: đặc điểm giới tính, tâm
lý, nghề nghiệp, hôn nhân của người nói; các điều kiện để tiến hành giao tiếp thuận lợi và không
thuận lợi; các điều kiện để giao tiếp bằng lời biến thành các hành động hội (social actions)
hành vi hội (social behavious). thế, từ những năm 1970 đã rộ lên phong trào nghiên cứu
văn bản và nghiên cứu diễn ngôn.
6. Trường phái Praha
Là trường phái có tầm ảnh hưởng lớn nhất cho đến nay.
Được thành lập năm 1926 Tiệp Khắc (này cộng hòa Séc) do sáng kiến của V. Mathesius.
Nhóm đã tập hợp nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ ngữ văn ọc Slavơ Giécma, như B
Havranéc, J. Mukarzhovsky, J. Vachek, B. Trnka, L. Novak, V. Skalichka, K. Horanek... các nhà
ngôn ngữ học Nga như N. S.Trubetzkoy, R. Jacobson S.O. Karsevsky. Nhóm ngôn ngữ học
Praha chấm dứt hoạt động vào năm 1953.
Luận thuyết về âm vị học của trường phái Praha mở đầu cho trào lưu vận dụng phương pháp
cấu trúc trong hình thái học, ngữ nghĩa học, pháp học,... NNH cấu trúc trở thành khuynh
hướng chủ đạo với nhiều màu sắc khác nhau, trong các trường phái NNH phương Tây nửa đầu
TK 20.
Nhiệm vụ thứ ba, nghiên cứu các phương thức tuyến tính (còn gọi phương thức ngữ đoạn -
syntagmatique). Theo Những luận điểm của nhóm ngôn ngữ học Praha, kết hợp từ kết quả
của hoạt động tuyến tính của ngôn ngữ. Hoạt động tuyến tính chủ yếu là hoạt động tạo vị ngữ.
Do vậy, pháp học chức năng trước hết nghiên cứu các kiểu vị ngữ tính đến chức năng
hình thái của chủ ngữ. Cương lĩnh Những luận điểm của nhóm ngôn ngữ học Praha cũng đề cập
đến sự phân đoạn câu thành đề (thème) thuyết (rhème) cho rằng chức ng của chủ ngữ
được làm sáng tỏ nhờ sự so sánh cấu trúc chủ ngữ/vị ngữ với cấu trúc đề/thuyết.
Như đã trình bày ở trên, F. de Saussure đã phân tách những cặp đối lập cơ bản trong ngôn ngữ và
tuyệt đối hóa sự đối lập đó. Trường phái ngôn ngữ học miêu tả, trường phái ngữ vị học xây
dựng học thuyết của mình trên sở tuyệt đối hóa đó, đặc biệt trên những kết luận về những
mặt tiêu cực về hệ thống ngôn ngữ. Trường phái Praha không phủ định những mặt tích cực
trong những cặp đối lập F. de Saussure đã phát hiện ra, song còn cố gắng tìm ra tính thống
nhất giữa các mặt tiêu cực và tích cực này.
F. de Saussure không quên chức năng xã hội - chức năng giao tiếp - của ngôn ngữ, song ông
Phn 3. Cách tiếp cn câu trong ng pháp chức năng và ngữ pháp truyn thng
23
lOMoARcPSD| 41487147
không đưa ra từ chức năng này những hệ quả về phương pháp luận. Các nhà ngôn ngữ học
Praha không những tiếp nhận luận điểm về tính hệ thống của ngôn ngữ mà con nhấn mạnh chức
năng giao tiếp của hệ thống xây dựng học thuyết của mình trên mối quan hệ hệ thống - chức
năng. Do vậy, trường phái ngôn ngữ học Praha được gọi trường phái cấu trúc - chức
năng luận (gọi tắt trường phái ngôn ngữ học chức năng).
3. Phân chia theo cách tiếp cận
Cách tiếp cận hình thức và cách tiếp cận chức năng.
Tiếp cận cú pháp theo mô hình hình thức Ngữ
pháp Phân bố (Boomfield,...)
Ngữ pháp Tạo sinh (Chomsky,...)
Tiếp cận cú pháp theo mô hình chức năng
Ngữ pháp Chức năng (Dik, Valin, Tesniere, Fillmore,...) Ngữ pháp
Chức năng hệ thống (Halliday, Martin,...)
Lý thuyết tiếp cận theo hình thức
Ngữ pháp Phân bố (Boomfiled,...) và Ngữ pháp tạo sinh (Chomsky,...)
Cách tiếp cận hình thức (formal approach)
Những khuynh hướng không thừa nhận hoặc coi nhẹ vai trò của nghĩa trong phân tích, miêu tả
pháp gọi chung là ch tiếp cận hình thức.
Ngôn ngữ học miêu tả Mỹ nửa đầu TK 20 nổi lên như 1 trong những xu hướng bài nghĩa mạnh nhất.
Bloomfield (1935) cho rằng nghĩa không thể được nghiên cứu 1 cách khoa học. Nghiên cứu ngôn ngữ
phải luôn được bắt đầu từ dạng thức ngữ âm chứ không phải bắt đầu từ nghĩa.
Harris (1951) cho rằng nghĩa không bao giờ được dùng như 1 tiêu chí tin cậy để phân đoạn hình
vị ngang với những tiêu chí hình thức.
Firth (1950) nhận xét: 1 số nhà ngữ học hàng đầu cho rằng có thể loại bỏ những gì gọi là ngữ
nghĩa ra khỏi lĩnh vực ngôn ngữ học.
Chomsky là đại diện nổi tiếng nhất của cách tiếp cận hình thức, với lý thuyết ngữ pháp tạo sinh
(Generative Grammar) như 1 cuộc cách mạng trong ngôn ngữ học.
Với ngữ pháp cải biến - tạo sinh (1957, 1965), qua nhiều thay đổi (ngữ pháp chi phối ràng buộc
1983, tối thiểu luận 1993) là đại diện cho cách tiếp cận hình thức đối với phân tích và miêu tả cú pháp.
Đối với cách tiếp cận này, ngôn ngữ được xem 1 đối tượng trừu tượng, gồm 1 tập hợp các câu,
ngữ pháp trước hết được hiểu như cố gắng để đặc trưng hóa đối tượng này dưới dạng các quy tắc
hình thức cú pháp độc lập đối với nghĩa và cách sử dụng.
Ông phê phán hình cấu trúc ngữ đoạn trong nghiên cứu pháp vốn dựa trên cách phân tích của
ngữ pháp thành tố trực tiếp. Ông cho rằng hình này không giải thích được sự khác biệt trong cách
hiểu những câu lưỡng nghĩa. hình của Chomsky nhiều ưu thế hơn ình cấu trúc ngữ đoạn
nó cho thấy sự khác biệt trong cấu trúc sâu của những câu mà cấu trúc bề mặt có vẻ giống nhau.
Phn 3. Cách tiếp cn câu trong ng pháp chức năng và ngữ pháp truyn thng
24
lOMoARcPSD| 41487147
Mô hình ngữ pháp cải biến của Chomsky dè dặt với nghĩa. Ông cho rằng cú pháp có tính tự trị (tức độc
lập với nghĩa), ngữ pháp của ông phải đảm bảo cho việc tạo ra cũng như thừa nhận những câu bất
khả chấp về ngữ nghĩa nhưng đúng ngữ pháp. Sau này, ông điều chỉnh, phát triển thuyết dạng
thuyết chi phối ràng buộc (Governing and Binding Theory) hay Tối thiểu luận (Minimalist
Approach) thì quan điểm cho rằng cú pháp có tính tự trị vẫn được bảo lưu.
Tính tự trị của cú pháp còn được Chomsky và môn đệ của ông chứng minh qua quá trình thụ đắc ngôn
ngữ của trẻ em, theo đó, trẻ emtri thức đặc biệt về cú pháp cùng với tri thức về ngữ nghĩa, khi 2
loại tri thức này xung đột với nhau thì tri thức về ngữ nghĩa không thể tđộng được coi quan trọng
hơn tri thức về pháp. trong bản thân cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ nhân loại thứ cần phải
học nhưng có thứ là bẩm sinh, không cần học.
Trong quá trình thụ đắc tiếng mẹ đẻ, trẻ em chỉ cần cố gắng tối thiểu là đã có thể đạt được hiệu quả tối
đa. Con người được thừa hưởng một ngữ pháp phổ quát (UG), vậy nên, nhiệm vụ của đứa trẻ khi thụ
đắc cấu trúc ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ chỉ đơn giản là thiết chế hóa tham số. Đây bằng chứng quan
trọng ông nêu ra để chứng minh cho sự tồn tại của UG, mang tính bẩm sinh, được di truyền nói
chung và sự tự trị của cú pháp đối với ngữ nghĩa và cách sử dụng nói riêng.
Universal Grammar bao gồm
Một tập hợp các nguyên tắc phổ quát về cấu trúc ngữ pháp.
Một tập hợp các tham số về cấu trúc, chế định nghiêm ngặt phạm vi các biến thể cấu trúc được phép
có trong ngôn ngữ tự nhiên (có thể giới hạn phạm vi các biến thể, quy chúng về 1 chuỗi lạ chọn - hoặc
thế này hoặc thế kia).
Với cách tiếp cận hình thức, cú pháp trước hết được xem là các quy tắc nội tại của tổ chức ngôn ngữ,
“võ đoán” với nghĩa cách sử dụng. Chỉ sau khi hệ thống các quy tắc này được thiết lập, tức các
nhà nghiên cứu được các kết cấu pháp trừu tượng này thì mới đặt vấn đề nghiên cứu ý nghĩa
của các cấu trúc pháp trừu tượng này cũng như cách sử dụng chúng trong thực tế. Nói cách khác,
nếu đối chiếu với 3 bình diện của hiệu thì pháp hay kết học được ưu tiên về mặt phương pháp
luận so với nghĩa học và nghĩa học được ưu tiên so với dụng học.
Lý thuyết tiếp cận theo chức năng
Bao gồm Ngữ pháp chức năng - functional grammar (Dil, Valin, Tesniere,
Fillmore,...) và Ngữ pháp chức năng hệ thống - Systemic functional
grammar (Halliday, Martin,...)
Cách tiếp cận chức năng (Functional approach)
Với cách tiếp cận này, trước hết ngôn ngữ được xem như 1 công cụ tương tác hội, mục đích tối
hậu thiết lập mối quan hệ giữa người người để tổ chức xã hội. Những người theo quan điểm chức
năng đặt nhiệm vụ hàng đầu khám phá tính chất công cụ của ngôn ngữ như dạng được sử dụng
trong giao tiếp, họ ưu tiên chức năng giao tiếp, cố gắng giải thích mọi biểu hiện của ngôn ngữ như
phương tiện để biểu nghĩa, để thực hiện chức năng nào đó trong giao tiếp.
Theo Dik, tương tác bằng lời, tức tương tác hội bằng phương tiện ngôn ngữ, 1 hình thức hoạt
động hợp tác cấu trúc, theo nghĩa bị chi phối bởi các quy tắc, tiêu chuẩn hoặc quy ước mang
tính xã hội.
Những quy tắc này cùng thiết lập nên cái hệ thống làm nền tảng cho việc tương tác bằng lười. Các
Phn 3. Cách tiếp cn câu trong ng pháp chức năng và ngữ pháp truyn thng
25
lOMoARcPSD| 41487147
công cụ được dùng trong các hoạt động hợp tác cấu trúc này, tức các biểu thức ngôn ngữ được hiển
thị ở dạng phát ngôn, tự được cấu trúc, tức bị chi phối bởi những quy tắc cùng thiết lập nên hệ
thống ngôn ngữ.
Lý thuyết hành động ngôn từ có ảnh hưởng sâu sắc đến cách tiếp cận chức năng.
Theo quan điểm chức năng, NNH phải xử lý 2 hệ thống quy tắc, về bản chất, cả hai đều mang
tính xã hội:
(1) Các quy tắc chi phối hoạt động tương tác bằng lời với tư cách là 1 hình thức hoạt động hợp
tác. Đây là cách quy tắc dụng học.
(2) Các quy ătcs chi phối những biểu thức NNH có cấu trúc được sử dụng với tư cách là công cụ
trong hoạt động này. Đây là các quy tắc nghĩa học, cú pháp và ngữ âm học.
Bởi những quy tắc loại (2) được coi công cụ xét theo các mục đích giao tiếp của tương tác bằng
lời cho nên luận điểm cơ bản của cách tiếp cận chức năng là: ngôn ngữ cần được miêu tả, trong chừng
mức cao nhất có thể, chiếu theo những yêu cầu dụng học của sự tương tác bằng lời. Các mô hình của
ngữ pháp chức năng cần được đánh giá ở cả 3 tiêu chí thảo đáng sau đây:
(1) Thỏa đáng dụng học: Dik cho rằng ngữ pháp chức năng phải tương thích với dụng học, với
cách thức mà chúng được dùng, gắn chúng với các quy tắc chi phối sự tương tác bằng lời. Với sự
thỏa đáng dụng học, thể nói bất kỳ yếu tố nào hiện diện trong câu cũng đều mang nghĩa, đều
thực hiện 1 chức năng nào đó.
(2) Thỏa đáng tâm học: Ngữ pháp chức năng nhắm đến thỏa đáng tâm học theo cái nghĩa
phải tương thích gần gũi mứv cao nhất với các hình tâm về ngữ năng cách hành
xử ngôn ngữ. Theo Dik, thể đạt được, nếu ta nhận thức ngữ pháp như 1 kiến trúc 3 phần,
gồm (i) một mô hình sản sinh (tạo lập); (ii) một hình lý thuyết giải (phân tích); (iii) một kho
lưu trưc những yếu tố và nguyên tắc được sử dụng ở (i) và (ii).
(3) Tính thỏa đáng loại hình học: Ngữ pháp chức năng thể cung cấp ngữ pháp cho những
ngôn ngữ khác nhau về loại nh, đồng thời thể giải thích 1 cách hệ thống những tương
đồng và dị biệt giữa các ngôn ngữ này. Bảng tổng kết sau cung cấp cái nhìn tổng quát về sự khác
biệt giữa cách tiếp cận hình thức và cách tiếp cận chức năng.
Phần 3. Cách tiếp cận câu trong ngữ pháp chức năng và ngữ pháp truyền thống
1. Ngữ pháp truyền thống
Chú trọng đến hình thức, thể hiện ở những điểm tiêu biểu như:
Câu được miêu tả độc lập với ngôn cảnh;
Chú trọng đến bình diện Kết học (cú pháp);
Kết học độc lập với nghĩa học; Kết học và nghĩa học độc lập với dụng học; Tính ưu tiên đi từ
Kết học qua nghĩa học rồi đến dụng học.
Vấn đề chủ ngữ
Phn 3. Cách tiếp cn câu trong ng pháp chức năng và ngữ pháp truyn thng
26
lOMoARcPSD| 41487147
Trên bình diện kết học, Ngữ pháp truyền thống đã dựa trên cơ sở logic để xác định 2 thành phần
chính trong nòng chốt của câu là CHỦ - VỊ.
Chủ ngữ là vấn đề gây nhiều tranh luận, bất đồng nhất cho đến ngày nay. Tiêu chí xác định
chủ ngữ. Chủ ngữ trong các ngôn ngữ chủ yếu được xác định dựa trên các tiêu chí về hình
thức - cú pháp, tiêu chí nghĩa, tiêu chí kết hợp cả hình thức cú pháp và nghĩa.
Tiêu chí Hình thức - cú pháp
Chủ ngữ kiểm định sphù ứng (ngôi, số,...) của vị từ;
Chủ ngữ dễ có tính ngữ liên hệ (tiểu cú định ngữ) hơn cả; Chủ ngữ là
DN ít “đánh dấu” nhất về “cách”;
Chủ ngữ thường có vị trí, hình thái cách của DN chỉ người gây khiến trong câu gây
khiến điển hình;
Chủ ngữ thường xuất hiện đầu câu,...
Tiêu chí Hình thc cú pháp ch phù hợp khi xác định Ch
ng Ng pháp trong các ngôn ng biến hình châu Âu.
Tiêu chí Nghĩa
Sở chỉ của chủ ngữ có thể xác định được; Chủ ngữ thường làm
chủ đề;
Các từ có khả năng trực chỉ cao (ĐT nhân xưng, ĐT trực chỉ, tên riêng) dễ làm chủ ngữ hơn cả;
Chủ ngữ thường biểu thị vai hành động;
Chủ ngữ thường biểu thị người nghe trong câu mệnh lệnh;
Tiêu chí Nghĩa thường không rõ ràng nên khi áp dng xác
định ch ng s dẫn đến không triệt để, không nht quán.
Việc xác định một Chủ ngữ chung cho tất cả các ngôn ngữ là điều không thể thực hiện được
Trong bài nghiên cứu nổi tiếng của E. Keenan Tiến tới một định nghĩa phổ quát cho Chủ
ngữ (1976), Keenan đưa ra 1 danh sách 30 thuộc tính được đặc thành 21 thuộc tính của
Chủ ngữ trong những kiểu câu cơ bản (basic sentences) rút ra từ quá trình phân tích cấu trúc
câu của hàng trăm ngôn ngữ.
A. Các thuộc tính có liên quan đến tính độc lập của các Danh ngữ (DN) làm Chủ ngữ (CN)
1. Sự tồn tại độc lập (không lệ thuộc vào hành động hay tính chất do vị ngữ biểu thị);
Phn 3. Cách tiếp cn câu trong ng pháp chức năng và ngữ pháp truyn thng
27
lOMoARcPSD| 41487147
2. Sở chỉ của CN có thể xác định được;
3. CN kiểm định (chi phối) việc đại từ hóa đồng sở chỉ;
4. CN kiểm định việc tỉnh lược hóa đồng sở chỉ;
5. CN kiểm định kết cấu “phản thân” (phản chỉ);
6. CN kiểm định sự phù ứng (ngôi, số,...) của vị từ;
7. CN kiểm định đồng sở chỉ qua biên giới câu;
8. CN thường làm Chủ đề;
9. Các từ có khả năng trực chỉ cao (ĐT nhân xưng, ĐT trực chỉ, tên riêng) dễ làm chủ ngữ
hơn cả;
10. CN làm đích cho những thao tác đề bạt (nếo có đề bạt một DN nào lên thì đó là đề bạt
lên làm CN);
11. CN có tầm bao quát lớn hơn phi chủ ngữ (mọi, tất cả + DN);
12. CN thường xuất hiện đầu câu;
13. CN dễ có tính ngữ liên hệ (tiểu cú định ngữ) hơn cả;
B. Các thuộc tính có liên quan đến hình thái “cách
14. CN là DN ít “đánh dấu” nhất về “cách”;
15. CN dễ đổi cách trong các câu gây khiến;
16. CN đổi cách khi vị ngữ được danh từ hóa;
C. Vai trò của cấu trúc nghĩa (Vai nghĩa)
17. Vai nghĩa của sở chỉ của CN toát ra từ hình thái của vị ngữ;
18. CN thường biểu thị vai hành động;
19. CN thường biểu thị người nghe trong câu mệnh lệnh;
20. CN thường có vị trí, hình thái cách của DN chỉ người gây khiến trong câu gây khiến
điển hình;
D. Cấp bậc trong câu
21. CN có cấp bậc ngay ở dưới câu.
Keenan hiểu rất rằng không thể một ngôn ngữ nào tập hợp đủ các thuộc tính này
trong bất cứ một phạm trù nào thể gọi chủ ngữ, hơn nữa, những thuộc tính này
thể được phân phối cho hai ba phạm trù khác nhau trong 1 ngôn ngữ, thành thử xác định
phạm trù nào trong số đó là chủ ngữ không phải dễ.
Cho nên ông cho rằng nên quan niệm chủ ngữ là một khái niệm “đa nhân tố” (multifactor
Phn 3. Cách tiếp cn câu trong ng pháp chức năng và ngữ pháp truyn thng
28
lOMoARcPSD| 41487147
concept), và DN nào có được nhiều thuộc tính CN hơn thì “ra dáng chủ ngữ hơn”) (more
subject-like) và đáng được coi là chủ ngữ.”
Đến đây, có thể thấy Chủ ngữ:
1. Có thể được xác định từ tiêu chí Nghĩa. Tiêu chí này không rõ ràng.
2. Có thể được xác định từ tiêu chí Hình thức - cú pháp. Tiêu chí này phù hợp hơn đối với ngôn ngữ
biến hình.
3. Không có một Chủ ngữ chung cho mọi ngôn ngữ. Chủ ngữ trong tiếng Việt là 1 cái gì đó
còn chưa rõ ràng
Có thể có một cách lý giải về Chủ ngữ như sau: Thoạt kỳ thủy, các ngôn ngữ phần lớn là
dạng Đề - Thuyết.
Hôm qua - trời mưa. (Đ-T)
Yesterday - it rain. -T)
Nhưng, trong quá trình phát triển, vì những lí do riêng mà nhiều ngôn ngữ biến hình
(tiếng Anh, Pháp, Nga,...) lại xuất hiện Chủ ngữ ngữ pháp: Yesterday - it rained.
Trong khi tiếng Việt lại không có 1 quá trình như thế: Hôm qua - trời mưa.
Cái gi là Ch ng trong tiếng Vit thuc v Logic - ng nghĩa.
Chủ ngữ ngữ pháp luôn có một động từ theo sau được chia.
1. Hôm qua trời mưa;
2. Trời mưa hôm qua;
3. Trời hôm qua a;
4. Hôm qua mưa;
5. (Mưa hôm qua).
6. It rained yesterday;
7. Yesterday it rained;
8. (Yesterday was rainy). Dĩ
âu vi trung
Nhiều nhà Việt ngữ học thời kỳ đầu đã “áp” Chủ ngữ ngữ pháp của tiếng Anh (và 1 số
tiếng châu Âu) vào tiếng Việt, và ngộ nhận rằng đó là cấu trúc cú pháp của tiếng Việt;
Trong khi, về hình thức cú pháp, tiếng Việt không hề có cái tương tự như Chủ ngữ ngữ
pháp trong ngôn ngữ biến hình;
Những tranh luận bất tận về Chủ ngữ, về thành phần câu trong tiếng Việt bắt đầu từ đây.
Chủ ngữ Ngữ pháp và Chủ ngữ Logic
Phn 3. Cách tiếp cn câu trong ng pháp chức năng và ngữ pháp truyn thng
29
lOMoARcPSD| 41487147
Chủ ngữ logic bắt nguồn từ 2 thành phần của mệnh đề logic;
Mệnh đề logic từng được coi là cơ sở của cấu trúc ch- vị trong ngôn ngữ học
- Trong logic, mối quan hệ giữa các yếu tố được xác lập thông qua công thức S P;
Trong đó, S cho biết chủ thể của hoạt động/trạng thái; Pđặc tính thể hiện hoạt động, đặc
điểm, trạng thái của chủ thể.
- Tương đương với công thức này là cấu trúc cú pháp của câu: C-V. Mỗi cấu trúc C-V được
xem là 1 mệnh đề và nó cũng có khả năng cho ra những giá trị đúng hoặc sai. Ví dụ:
Anh ấy / đi Sài Gòn từ thứ hai tuần trước.
Logic: S - P.
Câu: C - V.
Chủ ngữ dựa trên cơ sở mệnh đề logic được coi là Chủ ngữ logic;
Chủ ngữ logic được thấy như thành phần chính của câu trong mọi ngôn ngữ. Và được
thể hiện rõ nhất trong những ngôn ngữ không biến hình (như tiếng Việt).
Có th nói: Ch ng Logic trùng với Đề.
Chỉ đến sau này, trong quá trình phát triển, nhiều ngôn ngữ biến hình ở châu Âu (Anh,
Pháp, Nga,...) xuất hiện Chủ ngữ Ngữ pháp, người ta chỉ chú ý đến Chngngữ
pháp;
Trong khi, ở những ngôn ngữ không biến hình như tiếng Việt, thì thành phần chính của
câu vẫn là Chủ ngữ logic (là Đề).
Nếu không “áp” chủ ngữ ngữ pháp vào tiếng Việt thì có thể đã không có sự tranh
luận, bất đồng như hiện nay;
Ví dụ
Chủ ngữ Logic Chủ ngữ ngữ pháp trong câu:
1. Ngày mai thì tôi đi Sài Gòn.
Tomorrow, then, I will go to Saigon.
2. Ở Sài Gòn, thì có nhiều tiệm ăn.
In Saigon, on other hand, there are many restaurants.
3. Ông Minh, thì ở Sài Gòn. As for
Mr. Minh, he i s in Saigon.
4. Đi Sài Gòn, thì tôi đi mỗi tuần 3 lần.
As for going to Saigon, I go there three times a week.
Phn 3. Cách tiếp cn câu trong ng pháp chức năng và ngữ pháp truyn thng
30
lOMoARcPSD| 41487147
5. Nói, thì bà Ba nói rất nhiều. As for
talking, Mrs. Ba t alks a lot.
Chủ ngữ trong tiếng Anh, tiếng Việt
Trong các câu tiếng Anh, về hình thức, chủ ngữ ngữ pháp được xác định theo tiêu
chí: phải là danh từ/đại từ (hoặc các đơn vị được danh hóa), được đánh dấu bằng
động từ chia ở sau (hình thái của vị từ).
Trong tiếng Anh, Chủ ngữ ngữ pháp có lúc trùng với chủ ngữ logic, có lúc không
trùng;
Tiêu chí để xác định Chủ ngữ ngữ pháp là các tiêu chí hình thức, chứ không phải là
tiêu chí nghĩa;
Trong tiếng Việt, về hình thức, không có sự đánh dấu hay quy ước như trong tiếng Anh,
nên không có chủ ngữ Ngữ pháp, chỉ có chủ ngữ Logic.
Tiếng Anh thiên về chủ ngữ. nghĩa là chủ thể của câu (chủ ngữ) thường biểu hiện
bằng mổt Đối tượng (danh từ, đại từ, từ tương đương), được ràng buộc với 1 động từ
chia ở sau - thường là trung tâm của vị ngữ.
Tiếng Việt thiên về chủ đề. Chủ đề thể là bất cứ vấn đề được nêu ra, thể 1
đối tượng, hiện tượng, 1 sự việc,... đều nói về chủ đề (Thuyết) được phân ranh giới
với chủ này bằng THÌ, LÀ, MÀ. Ví dụ:
(i) Tôi tiền trong túi.
(ii) Tiền có trong túi tôi.
(iii) Tiền tôi có trong túi.
(iv) Trong túi tôi có tiền.
Chủ ngữ in đậm trong các câu đều là chủ ngữ Logic; được xác định dựa trên tiêu chí
Nghĩa không rõ ràng.
Các câu trên cùng phản ánh một sự tình - tức cùng nghĩa biểu hiện: [Vị từ có 3 tham
tố giống nhau].
Các câu trên khác nhau ở 1 phương diện nghĩa - khác về nghĩa logic ngôn từ; (tức là
thông báo những nội dung khác nhau, tùy theo ngôn cảnh).
Chủ ngữ ngữ pháp và chủ ngữ logic
a.
Hôm nay tôi sẽ sửa cái mày này.
b.
Cái máy này tôi sẽ sửa hôm nay.
c.
Tôi là người sẽ sửa cái máy này hôm nay.
d.
Người sẽ sửa cái máy này hôm naytôi.
e.
Sửa cái máy này là việc của tôi hôm nay.
f.
Việc của tôi hôm nay là sửa cái máy này,
Phn 3. Cách tiếp cn câu trong ng pháp chức năng và ngữ pháp truyn thng
31
lOMoARcPSD| 41487147
Cái gọi chủ ngữ trong những câu trên thực chất vẫn làn Chủ ngữ logic - tức 1 thành
phần của mệnh đề câu; được xác định dựa trên tiêu chí Nghĩa. Vì vậy, không thể xác định
chính xác, nhất quán nó là cái gì.
Chủ ngữ logic trùng với Đề của câu.
Chủ ngữ ngữ pháp chỉ có trong các ngôn ngữ biến hình (Anh, Nga, Pháp,...), khi nó được
quy ước về hình thái (danh từ, đại từ, đơn vị được danh hóa), theo sau phải
một động từ được chia (bị biến hình).
Trong các ngôn ngữ không biến hình (như tiếng Việt, Hán,...) thì chỉchủ ngữ Logic (trùng
với Đề).
Vì được xác định dựa trên mệnh đề logic và dựa trên tiêu chí nghĩa nên
Chủ ngữ Logic trong tiếng Việt không rõ ràng, không định nghĩa được, gây khó khăn,
phức tạp cho việc xác đinh bản chất của Câu.
Hơn nữa, việc tìm một bộ tiêu chí để xác định một chủ ngữ chung cho các ngôn ngữ
cũng là điều bất khả thể.
Bản chất của Câu
Một trong những thành tựu quan trọng nhất của ngữ pháp chức năng là làm rõ được các
bình diện của Câu (kết học, ngữ nghĩa, dụng học).
Trong đó, việc làm rõ bình diện Nghĩa của câu đã góp phần quyết định để xác định đúng hơn
bản chất của câu.
Ngữ pháp chức năng
NPCN xác định các đơn vị trong ngôn ngữ dựa trên khả năng hành chức (hoạt
động) của nó.
Một đơn vị ngôn ngữ được xác định tùy thuộc vào chức năng của trong
câu, trong ngôn cảnh; chứ không dựa vào việc lập khỏi ngôn cảnh để xác
định kết cấu nội tại của nó;
Câu phải được xác định trên các bình diện để bộc lộ đầy đủ bản chất của nó.
Ngữ pháp chức năng quan niệm thế nào về Câu?
NPTT cô lập câu khỏi ngôn cảnh, coi câu là một đơn vị ngôn ngữ và thường xếp
thứ tự các đơn vị ngôn ngữ như sau:
Nét khu việt → Âm vị → Hình vị → Từ → Cụm t → Câu →
Đoạn văn → Văn bản
NPCN xác định câu trong ngôn cảnh, coi Câu đơn vị giao tiếp, đơn vị của
lời nói. người ta giao tiếp với nhau tối thiểu phải bằng câu (chứ không phải
bằng từ, hình vị, âm vị,...) nên câu là đơn vị lời nói nhỏ nhất.
Phn 3. Cách tiếp cn câu trong ng pháp chức năng và ngữ pháp truyn thng
32
lOMoARcPSD| 41487147
NPCN quan niệm tất cả các đơn vị ngữ pháp (nét khu biệt, âm vị, hình vị, từ) có
mục đích cuối cùng là để tạo câu, nên câu là đơn vị ngữ pháp lớn nhất.
Các đơn vị dưới câu cũng được xem xét nhờ khả năng hành chức, nhờ chức năng
trong câu.
NPTT gọi các đơn vị dưới câu là cụm từ, từ tố, đoản ngữ, ngữ đoạn,...
không thống nhất được tên gọi.
NPCN gọi các đơn vị dưới câu là các NGỮ ĐOẠN (để tạo câu).
Ngữ pháp chức năng quan niệm thế nào về Từ?
Một Từ khi tách khỏi ngôn cảnh thì không cái cả. chỉ được xác
định từ loại (danh, động, tính,...) khi hoạt động trong câu, khi hành
chức.
Ví dụ: “Buồn” sẽ thuộc từ loại gì? Tại sao?
So sánh tương đương với tiếng Anh như sau:
a. Thành phố buồn (sad city - adj)
b. Tôi buồn anh lắm (I am sad - adj)
c. Buồn ơi chào mi! (The sadness - noun)
d. Cô ấy hát buồn quá! (She sings sadly - adv)
“Buồn” đứng một mình thì nó không là gì cả.
Ví dụ: Tôi đi mua sách (1), sổ tay (2) và các thứ mà mẹ tôi
dặn (3).
- NPTT cho rằng (1) là từ, (2) và (3) là cụm từ.
- NPCN cho rằng chúng chỉ là các ngữ đoạn (để tạo câu), vì trong câu, chức năng của
chúng đều là bổ ngữ và đều đẳng lập với nhau.
- Như vậy, để định nghĩa một đơn vị, không thể nói rằng do bao nhiêu từ tạo nên
phải dựa vào khả năng hoạt động, dựa vào việc chức năng pháp trong
câu.
Nhận xét ngữ đoạn nhà cửa trong 2 câu sau
a. Nhà cửa bề bộn quá.
b. nhà cửa ngõ chẳng đóng gì cả.
NPTT thường cho rằng nhà cửa là cụm từ.
NPCN cho rằng cái gọi “cụm từ”, “ngữ đoạn”,.. chỉ là những tên gọi,
không nói lên điều gì. được gọi tùy thuộc o ngôn cảnh, tùy thuộc vào
việc nó có cương vị ngữ pháp gì trong câu.
Để giải quyết bế tắc này, các nhà NPCN đã không chỉ dựa vào “khung” Chủ - Vị
Phn 3. Cách tiếp cn câu trong ng pháp chức năng và ngữ pháp truyn thng
33
lOMoARcPSD| 41487147
mà xác lập một “khung” bao quát hơn - đó “khung” tham tố (còn gọi là cấu trúc
tham tố).
Cấu trúc Chủ - Vị theo quan điểm truyền thống chỉ lý giải được phần nào bản chất của
Câu trên bình diện Hình thức.
Thực chất, Câu được cấu thành tcác yếu tnghĩa, để thể hiện nghĩa chứ không
mục đích khác. vậy, để xác định được bản chất của Câu thì phải giải từ bình
diện Nghĩa.
Cấu trúc tham tố
Cấu trúc tham tố (CTTT) là một “khung”, trong đó Vị t là trung tâm, là đỉnh (chứ
không phải Chủ ngữ).
Xoay xung quanh Vị từ là các tham tố (như vậy, Chủ ngữ và Bổ ngữ theo quan niệm
truyền thống cũng chỉ là các tham tố xoay quanh Vị từ.
Trên bình diện Cú pháp, các tham tố này có thể là chủ ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ.
Trên bình diện Nghĩa, những tham tố này là những Vai nghĩa. Vị từ trung
tâm của Cấu trúc tham tố
NPCN quan niệm Câu là để thể hiện một sự tình, trong đó Vị từ là trung tâm của
sự tình. Các Ngữ đoạn xung quanh là các Tham tố của sự tình.
Như vậy, chủ ngữ không phải là trung tâm mà chỉ là một tham tố xoay quanh vị
từ.
Không cần thiết phải tranh luận nhiều về chủ ngữ nữa.
Trong các ngôn ng, V t đều là trung tâm nên vic xác
định câu da vào CTTT s tìm được điểm chung trong các ngôn ng.
Một ví dụ về cấu trúc tham tố
Tôi lau bàn một cách qua loa.
[Tham tố (tôi) + Vị từ (lau) + tham tố (bàn) + tham tố (một cách qua loa)] Diễn tố (các
tham tố buộc phải có): tôi, bàn.
Chu tố (các tham tố không bắt buộc): một cách qua loa. Bình diện
Cú pháp (Các thành phần câu):
[Chủ ngữ (tôi) + vị ngữ (lau) + bổ ngữ (bàn) + trạng ngữ (một cách qua loa)]
Bình diện Nghĩa (các vai nghĩa):
[Người tác động (i) + Vị từ (lau) + Vật bị tác động (bàn) + Phương thức (một
cách qua loa)]
Câu trên có trung tâm là vị từ lau , cùng với các tham tố (tôi, bàn, một cách qua
34
Phn 3. Cách tiếp cn câu trong ng pháp chức năng và ngữ pháp truyn thng
lOMoARcPSD| 41487147
loa) tạo nên một sự tình - “Tôi lau bàn một cách qua loa”.
Nếu câu trên được thể hiện thành 2 câu khác (Tôi lau qua loa cái bàn; Cái bàn
được tôi lau qua loa) tvẫn gồm 3 tham tố xoay quanh 1 vị từ trung tâm
lau; tương ứng với 3 vai nghĩa trên bình diện nghĩa; giúp ta biết rằng 3 câu này
đều thể hiện một sự tình.
Nếu chỉ dựa trên bình diện cú pháp thì không thể phân biệt được 3 câu.
Tại sao việc xem xét câu dựa theo CTTT là hướng đi đúng để tìm hiểu bản chất của câu?
Như vậy, vấn đề Câu có thể gói gọn trong khung Tham tố:
[THAM T + V T + THAM T]
Vấn đề xác định Chủ ngữ không còn quan trọng nữa.
Có thể nói các Tham tố này là các Yếu tố Nghĩa để cấu tạo nên CẤU TRÚC NGỮ
NGHĨA của câu.
Các Tham tố sẽ là các Vai nghĩa (kẻ hành động, đối tượng của hành động,...) xoay
quanh Vị từ trung tâm.
Còn trên bình diện Hình thức - Cú pháp, các Tham tố này có thể là Chủ ngữ, Bổ ngữ,
Trạng ngữ,...
Kết luận
Các yếu tố tham gia cấc tạo câu xoay quanh Vị từ trung tâm được gọi là Tham
tố.
Diễn tố thường là Chủ ngữ, Bổ ngữ trên bình diện Cú pháp; Chu
tố thường là Trạng ngữ trên bình diện Cú pháp.
Cả Diễn tố, Chu tố và Vai nghĩa trên bình diện Nghĩa.
Mối quan hệ giữa cấu trúc ngữ nghĩa cấu trúc cú pháp
Khung nghĩa: [Vai nghĩa + Vị từ + Vai nghĩa] Khung
tham tố: [Tham tố + Vị từ + Tham tố]
Khung cú pháp: [Chủ ngữ + Vị từ + Bổ ngữ/Trạng ngữ]
Khung tham tố thường được coi là yếu tố trung gian nằm giữa 2 khung -
khung nghĩa và khung cú pháp.
Có thể tạm hiểu: Mối quan hệ giữa bình diện Ngữ pháp bình diện Nghĩa mối
quan hệ giữa hình thứcnội dung trong đó bình diện cú pháp hình thức, bình
diện nghĩa là nội dung.
Nếu ở cấu trúc cú pháp, chủ ngữvị ngữ được coi là 2 thành phần chính của câu
thì ở cấu trúc nghĩa, chỉ có 1 thành phần chính vị từ.
Phn 3. Cách tiếp cn câu trong ng pháp chức năng và ngữ pháp truyn thng
35
lOMoARcPSD| 41487147
Các bình diện trong cấu trúc tham tố
1. VÍDỤ1
a. Đứa bé tát con mèo.
b. Con mèo tát đứa bé.
Mỗi câu trên gồm 2 tham tố, các tham tố được thể hiện trên 2 bình diện như sau:
Bình diện Cú pháp: Chủ ngữ + Vị ngữ + Bổ ngữ.
Bình diện Nghĩa:
(vai) Người/vật tác động + Vị từ + (vai) Người/vật bị tác động.
nghĩa của câu không phải là tổng số đơn giản nghĩa của các từ hay của các từ
cộng lại;
quan hệ giữa đứa bé con mèo với tát không giống nhau.
Ở bình diện Cú pháp, đứa bé là chủ ngữ trong câu a, là bổ ngữ trong câu b; con mèo
cũng xét tương tự.
Ở bình diện Nghĩa, câu (a) đứa bé là vai Người/Vật tác động, nhưng trong (b) đứa
lại là vai Người/Vật bị tác động; con mèo cũng xét tương tự.
Nếu chỉ dựa vào bình diện Cú pháp thì không thể xác định sự khác biệt giữa 2 câu
trên.
Nếu dựa vào bình diện Nghĩa thì ta thấy rõ sự khác biệt: đứa bé trong
(a) và trong (b) là 2 vai khác nhau.
Vì vậy, khi dựa trên bình diện nghĩa để xác định bản chất của câu thì
Dù các câu có hình thc giống nhau nhưng bản cht các
vai nghĩa khác nhau sẽ giúp phân bit các câu khác nhau.
2. Ví dụ 2
a. Anh ấy tặng i bó hoa.
b. Tôi được anh ấy tặng một bó hoa.
Bình diện Cú pháp (câu a): Chủ ngữ + Động từ + Bổ ngữ.
Bình diện Nghĩa (câu a):
(vai) Người hành động + Vị từ + (vai) Người nhận.
Ở bình diện cú pháp, tôi là bổ ngữ (a), là chủ ngữ (b). Ở bình
diện Nghĩa, tôi đều là vai người nhận (a,b).
Nếu chỉ xét trên bình diện cú pháp thì không lý giải được tại sao 2 câu có cùng 1 nội
Phn 3. Cách tiếp cn câu trong ng pháp chức năng và ngữ pháp truyn thng
36
lOMoARcPSD| 41487147
dung mà tôi lại là chủ thể tong câu này, làm đối thể trong câu kia.
Nhưng dựa trên bình diện Nghĩa, ta thấy các câu hình thức khác nhau, nhưng
khi thể hiện cùng 1 sự tình thì số lượng (3) bản chất (người nhận), các vai nghĩa
vẫn không thay đổi. Hai câu trên cùng 1 nội dung.
3. Ví dụ 3
a. Bão phá sập ngôi nhà.
b. Anh ta phá sập ngôi nhà.
c. Chiếc xe tăng phá sập ngôi nhà.
Vai nghĩa và cú pháp không phải lúc nào cũng tương ứng một đối một: Câu a, bão là vai
lực tác động - không phải hành động chủ ý.
Câu b, anh ta là vai người tác động.
Câu c, chiếc xe tăng là vai công cụ; vai Người tác động - tức người lái xe bị ẩn.
anh ta, bão, chiếc xe tăng có cùng chức năng ngữ pháp (chủ ngữ) nhưng lại khác biệt về
vai nghĩa.
2. Những vấn đề trọng tâm của Cấu trúc tham tố
1. Vị từ được quan niệm thế nào trong tiếng Anh? Trong tiếng Việt?
2. Tại sao NPCN lại quan niệm VỊ TỪ là trung tâm của Câu? (mà không phải là Chủ ngữ)
3. Tại sao NPCN quan niệm có 2 loại mang tính phổ quát trong các ngôn ngữ là Danh từ và Vị
từ?
Vị từ trong quan niệm của tiếng Anh và tiếng Việt
Trong tiếng Anh, vị từ thường được dịch là VERB (còn gọi là động từ); Động từ và
tính từ (adj) trong tiếng Anh là 2 từ loại khác nhau cả về hình thái, cú pháp.
Trong tiếng Việt, Vị từ được các nhà NPCN quan niệm gồm 2 tiểu loại là động từ và
tính từ.
Phn 3. Cách tiếp cn câu trong ng pháp chức năng và ngữ pháp truyn thng
37
lOMoARcPSD| 41487147
“Động từ” và “tính từ” trong tiếng Việt đều là trung tâm của sự tình trong cấu trúc tham tố,
đều là trung tâm của vị ngữ trên bình diện cú pháp.
Vì vậy, “động từ” và “tính từ” được gi là 2 tiu loi ca mt t loi -
V t trong tiếng Vit.
Vị từ là trung tâm của câu
Như đã bàn phần trước, NPCN quan niệm Câu để thể hiện 1 sự tình, trung tâm
của sự tình được thể hiện bằng 1 Vị từ. Điều này về bản giống nhau trong các ngôn
ngữ.
NPTT quan niệm trung tâm của câu là Chủ - Vị, trong đó chú trọng đến chủ ngữ.
Như đã bàn, điều này, ngay trên 1 bình diện kết học (cú pháp) đã không đúng; và trong
các ngôn ngữ khác nhau lại càng không đúng.
Coi V t là trung tâm ca câu, ca s tình - là s khác biệt cơ bản
ca NPCN vi NPTT.
Có 2 từ loại mang tính phổ quát là Danh từ và Vị từ
NPCN chú trọng xác định từ loại dựa vào hoạt động của từ trong câu, trong sự tình. 2
từ loại cơ bản làm nên sự tình: Cái lõi của sự tình là Vị t, các tham tố xoay quanh Vị từ là
các Danh từ.
Nói cách khác, xét từ phương diện câu thì chỉ có 2 từ loại cơ bản nhất: một từ loại thể hiện
cái lõi của sự tình (Vị từ), một từ loại chỉ tham tố của sự tình (Danh từ).
Vị từ và Danh từ là 2 từ loại cơ bản (mang tính phổ quát) có trong mọi ngôn ngữ. Vị từ và
Danh từ cũng là từ loại có ranh giới khá rõ ràng, ít gây nhầm lẫn trong các ngôn ngữ.
Nhưng, thuật ngữ Vị từ, cũng như sự nhầm lẫn giữa Vị từ và tính từ thường xảy ra, đặc
biệt là trong những ngôn ngữ không biến hình tiêu biểu như tiếng Việt.
3. Các vai nghĩa phổ quát
Khi phân tích Một Câu trong nhiều ngôn ngữ:
Nếu chỉ xác định các thành phần câu trên bình diện kết học (chủ, vị, bổ ngữ,…) thì sẽ nhận
được kết quả khác biệt, không tìm được điểm chung. sự phức tạp ngay trong bản thân 1 ngôn
ngữ và vì sự khác biệt về loại hình giữa các ngôn ngữ,…
Nhưng, nếu xác định các tham tố tham gia vào sự tình câu (xác định các vai nghĩa trên bình
diện nghĩa) thì sẽ nhận được kết quả giống nhau về số lượng vai nghĩa, bản chất vai nghĩa.
Vì vậy, không thể xác định được chủ ngữ, vị ngữ… chung cho các ngôn ngữ. Nhưng có thể xác
định được những vai nghĩa chung cho các ngôn ngữ.
Các vai nghĩa của Cao Xuân Hạo
Phn 3. Cách tiếp cn câu trong ng pháp chức năng và ngữ pháp truyn thng
38
lOMoARcPSD| 41487147
Vai nghĩa
Vai trò
Ví dụ
1. Vai Tác thể
Chỉ chủ thể của hành động chuyển tác - tác động va
Nam đá bóng.
hủy diệt, do vị từ hành động chuyển tác biểu thị
2. Vai Hành thể
Chỉ chủ thể của hành động vô tác do vị từ hành động
đang chạy.
tác biểu thị
3. Vai Động thể
Chỉ người, động vật hoặc một vật vô trị trải qua một
rơi.
quá trình vô tác do vị từ quá trình vô tác biểu thị
4. Vai Lực
Chỉ vật tạo ra một quá trình chuyển tác, do vị từ quá
Bão làm đổ cây.
trình chuyển tác biểu thị
5.
Vai Nghiệm
Chỉ người, động vật mang trạng thái do vị từ tính khí, vị
Mẹ thương con
thể
từ tâm trạng, vị từ thể trạng biểu thị
gái.
6.
Vai
Đương
Chỉ vật mang trạng thái do vị từ vật trạng biểu th
Dao sắc quá.
thể
Chỉ đối tượng (người, động vật, vật vô tri) bị hành động
7. Vai Đối thể
hoặc quá trình do vị từ hành động hoặc quá trình chuyển
Cô Lan hái rau.
tác biểu thị tác động
Chỉ vật sinh ra từ hành động hoặc quá trình chuyển tác
8. Vai Tạo thể
(tạo diệt) do vị từ hành động hoặc quá trình chuyển tác
Chị ấy viết thư.
tạo diệt biểu thị
Chỉ người nhận, người hưởng lợi trong hành động do vị
Chị
Mai
tặng
9. Vai Tiếp thể
anh một quyển
từ hành động chuyển tác biểu th
sách.
10. Vai Mục tiêu
Chỉ người, động vật và vật vô tri mà hành động tri giác
Thầy giáo đang
hướng đến do vị từ tri giác biểu thị
xem sách.
Vai nghĩa
Vai trò
Ví dụ
Chỉ nơi kết thúc của một hành động, một quá trình tác
Anh
tôi
đi
11. Vai Đích
động chuyển vị hoặc một hành động di chuyển, một quá
Hà Nội.
trình vô tác chuyển vị
12. Vai Nguồn
Chỉ chỗ xuất phát của hành động, quá trình, trạng thái do
Tôi mượn anh
vị từ hành động, quá trình, trạng thái biểu thị
mười triệu đồng.
13. Vai Công cụ
Chỉ phương tiện thực hiện hành động do vị từ hành
Tôi
ra Hà
Nội
động biểu thị
bằng máy bay.
Chỉ nơi xảy ra hành động hoặc quá trình, trạng thái do vị
Chúng ta
làm
14. Vai Vị trí
bài kiểm tra tại
từ hành động, quá trình, trạng thái biểu thị
lớp.
15.
Vai
Thời
Chỉ thời điểm hoặc thời đoạn của hành động, quá trình,
Hôm qua mưa.
trạng thái do vị từ hành động, quá trình, trạng thái biểu thị
Học
trong
hai
gian
giờ.
Phn 3. Cách tiếp cn câu trong ng pháp chức năng và ngữ pháp truyn thng
39
lOMoARcPSD| 41487147
16.
Vai Liên đới
Chỉ người, động vật, vật vô tri có liên đới chủ thể của
Cao như núi.
hành động, quá trình, trạng thái biểu thị
17.
Vai
Nguyên
Chỉ nguyên nhân của hành động, quá trình, trạng thái do
Mẹ cực vì con.
nhân
vị từ hành động, quá trình, trạng thái biểu thị
Chỉ mục đích của hành động do vị từ hành động biểu thị
Các anh bộ đội
18.
Vai Mục đích
hy sinh
tổ
quốc.
Chỉ kết quả của hành động hoặc quá trình do vị t
Nước
biến
thành
19.
Vai Kết quả
hơi. Nó bẽ gãy
hành động hoặc quá trình biểu thị
cành cây.
(Tuyến đường) Chỉ tuyến đi của hành động di chuyển
Đứa bé băng
20.
Vai Lối đi
hoặc của quá trình vô tác chuyển vị do vị từ hành động di
qua đường.
chuyển hoặc vị từ quá trình vô tác chuyển vị biểu thị
21.
Vai
Phương
Chỉ cách thực hiện hành động do vị từ hành động biểu thị
Nam
học
tập
chăm chỉ. Nam
thức
chơi ghi ta.
Chỉ các nội dung của hành động cầu khiến do vị từ
Người mẹ sai
22.
Vai Nội dung
con đi chợ.
hành động cầu khiến biểu thị
Cấm hút thuốc.
23.
Vai
Phương
Chỉ các phạm vi của tình trạng tinh thần do vị từ tâm
Không
được
tiện
trạng biểu thị
nhụt chí.
Phn 3. Cách tiếp cn câu trong ng pháp chức năng và ngữ pháp truyn thng
40
lOMoARcPSD| 41487147
Phần 4. Phương pháp luận của trường phái Prague
1. Giới thiệu chung
Ra đời vào năm 1926 tại Prague.
Những học giả tiêu biểu của trường phái này là B. J. Vachek, Nikolai Trubetzkoy, Roman Jakobson, Andre’
Martinet,...
Nhìn chung, giới ngôn ngữ học thừa nhận rằng sau Saussure, trường phái Prague là trường phái có ảnh
hưởng lớn nhất trong ngôn ngữ học.
2. Cơ sở triết học và nhận thức luận
2.1 Về mặt triết học
Chú trọng đến bản thể luận của ngôn ngữ, tìm cách xác định bản chất của ngôn ngữ và đưa bản chất xã hội
của ngôn ngữ lên hàng đầu. Coi ngôn ngữ trước hết như 1 phương tiện giao tiếp.
Coi ngôn ngữ học như một khoa học độc lập: tức ngôn ngữ là 1 hệ thống và có đối tượng nghiên cứu riêng,
cấu trúc hệ thống dấu hiệu của thể được miêu tả nhờ quan sát tài liệu ngôn ngữ cụ thể trong lúc dùng
riêng biệt.
2.2 Về mặt nhận thức
Từ bỏ sự phân biệt nghiêm ngặt giữa ngôn ngữlời nói, không thừa nhận ưu thế của Đồng đại so với Lịch đại
trong quan điểm của Saussure.
Từ bỏ nguyên tử luận thực chứng của Trường phái ngữ pháp mới. Kết hợp giữa Chủ nghĩa cấu
trúc và Chủ nghĩa chức năng.
Định hướng theo quan điểm chức năng: dựa trên xuất phát điểm ý định của người nói, chức năng của phát
ngôn để miêu thình thức của ; Đề xuất khái niệm đối lập đối với âm vị học; nghiên về phân đoạn thực
tại đối với câu.
F. de Saussure không quên chức năng hội - chức năng giao tiếp - của ngôn ngữ, song ông không đưa ra từ
chức năng này những hệ quả về phương pháp luận.
Các nhà ngôn ngữ học Praha không những tiếp nhận luận điểm về tính hệ thống của ngôn ngữ mà còn nhấn mạnh
chức năng giao tiếp của hệ thống và xây dựng học thuyết của mình trên mối quan hệ hệ thống - chức năng.
Do vậy, trường phái ngôn ngữ học Praha được gọi trường phái cấu trúc - chức năng luận (gọi tắt là trường
phái ngôn ngữ học chức năng).
Nhiệm vụ thứ ba, nghiên cứu các phương thức tuyến tính (còn gọi là phương thức ngữ đoạn - syntagmatique).
Theo Những luận điểm của nhóm ngôn ngữ học Praha, kết hợp từ kết qucủa hoạt động tuyến tính của ngôn
ngữ. Hoạt động tuyến tính chủ yếu là hoạt động tạo vị ngữ. Do vậy, pháp học chức năng trước hết nghiên cứu
các kiểu vị ngữ tính đến chức năng và hình thái của chủ ngữ.
Cương lĩnh Những luận điểm của nhóm ngôn ngữ học Praha cũng đề cập đến sự phân đoạn câu thành đề (thème)
thuyết (rhème) cho rằng chức năng của chủ ngữ được làm sáng tỏ nhờ sự so sánh cấu trúc chủ ngữ/vị ngữ
với cấu trúc đề/thuyết.
Phần 4. Phương pháp luận của trường phái Prague
4
lOMoARcPSD| 41487147
3. Những đóng góp nổi bật nhất
Hướng đến khái niệm “chủ nghĩa chức năng”, được thể hiện ở mọi mặt, như:
(I) Đối với vấn đề Câu:
Đặt vấn đề nghiên cứu Phân đoạn thực tại.
Coi cấu trúc Đề Thuyết trong một văn bản là một nguyên tắc cấu trúc.
Những nghiên cứu vphân đoạn thực tại câu đã chỉ ra khả năng sáng tạo diễn ngôn trong ngôn ngữ, làm cho ngôn
ngữ có thể đáp ứng được các yêu cầu, mục đích xuất hiện trong những ngữ cảnh nhất định.
4. Sơ lược về lý thuyết của trường phái Prague
4.1 Lý thuyết phân đoạn thực tại câu
Từ những năm 1930, trường phái Prague đã nghiên cứu câu dựa trên quan điểm chức năng, tức các thành phần câu
có thể truyền tải thông tin nhiều hay ít.
Xu hướng này được gi là lý thuyết phân đoạn thc ti câu.
Ta hãy điểm qua những nghiên cứu về lý thuyết này như sau:
Mathesious đã đưa ra 2 thuật ngữ là thèmerhème (có thể dịch là Đề ngữ và Thuyết ngữ) thay cho 2 thuật ngữ chủ
ngữ và vị ngữ.
- Đề ngữ là xuất phát điểm của cuộc thoại, là cái đã biết. Nó không tăng thông tin trong câu.
- Thuyết ngữ là lời người nói nói về Đề ngữ, bao hàm toàn bộ thông tin mà người nói muốn truyền đạt đến người
nghe. Là hạt nhân của cuộc thoại.
Ertl đã phân biệt Chủ ngữ ngữ pháp, chủ ngữ logic và chủ ngữ tâm lý.
- Chủ ngữ ngữ pháp là cái được vị ngữ hóa (It’s raining).
- Chủ ngữ logic biểu hiện Người tạo ra hành động (The bridge was built by some
young workers).
- Chủ ngữ tâm lý là thành tố chính đầu tiên của câu (Robert, they all love him).
Từ cơ sở trên, các nhà ngôn ngữ học đã tiến hành phân tích cú pháp trên 3 bình diện là ngữ nghĩa, ngữ pháp và
phân đoạn thực tại câu.
Từ lý thuyết 3 bình diện, người ra có 3 loại mô hình câu là mô hình ngữ nghĩa câu, mô hình ngữ pháp câu, mô
hình phân đoạn thực tại câu.
Cấu trúc phân đoạn thực tại (còn được gọi là Cấu trúc thông tin; Cấu trúc thông báo) nhằm lý giải câu toàn
diện hơn trong văn cảnh, và chi phối hai bình diện nghĩa, bình diện cú pháp.
Cùng một phát ngôn với cùng một cấu trúc cú pháp và cấu trúc từ vựng - ngữ nghĩa, nhưng tùy ý định của người
nói (người viết) trong những tình huống giao tiếp cụ thể mà Cấu trúc thông báo của nó khác nhau.
Cấu trúc thông báo có thể có những ảnh hưởng quan trọng đối với cấu trúc của câu. Nó gây ấp lực đối với việc
lựa chọn cấu trúc Đề Thuyết của câu.
Phần 4. Phương pháp luận của trường phái Prague
4
lOMoARcPSD| 41487147
Các nhà ngôn ngữ học phân biệt cấu trúc thông báo với cấu trúc Đề Thuyết theo những tiêu chí khác nhau
Xem cấu trúc Đề Thuyết trùng với cấu trúc thông báo của câu (L. T. Thắng, Diệp Quang Ban,...).
Coi cấu trúc thông báo (Nêu - Báo) là sự phân đoạn thông báo áp dụng cho từng phát ngôn cụ thể. Còn Đề
Thuyết là sự phân đoạn cấu trúc áp dụng cho từng loạt phát ngôn (Trần Ngọc Thêm).
Cấu trúc thông tin và cấu trúc Đề Thuyết được đánh dấu khác nhau. Hai cấu trúc này nhiều lúc trùng hợp
nhau nhưng vẫn độc lập với nhau.
Cấu trúc Đề Thuyết chia câu làm 2 phần, khác với cấu trúc thông báo (trong đó Thông tin mới có thể gồm
hết cả câu, một phần bất kỳ, hoặc 2 phần cách nhau trong câu) (Cao Xuân Hạo, Lưu Vân Lăng).
4.2 Chức năng ngôn ngữ quyết định cấu trúc ngôn ngữ
Trong khi Saussure cho rằng ngôn ngữ trước hết phải là một hệ thống ký hiệu, thì trường phái Prague lại coi
ngôn ngữ là một hệ thống chức năng có tính cấu trúc.
Trường phái Prague nghiên cứu chức năng ngôn ngữ rồi mới nghiên cứu hình thức; coi ngôn ngữ là công cụ hoàn
thành những chức năng mà cộng đồng gán cho nó, trong đó chức năng quan trọng nhất là chức năng giao tiếp.
Cũng vì nghiên cứu chức năng của ngôn ngữ trước hình thức nên ngay từ đầu trường phái Prague đã chú trọng
nghiên cứu ngữ nghĩa. Đây là khác biệt cơ bản với trường phái cấu trúc luận Mỹ.
KẾT LUẬN
Trường phái Prague đã kế thừa các thành tựu của các trường phái ngôn ngữ trước đó để xây dựng 1 hệ thống lý thuyết
khá hoàn thiện, giải quyết được những vấn đề bản của ngôn ngữ, đến nay vẫn trường phái tầm ảnh
hưởng lớn.
Đọc hiểu quyển ANALYSING SENTENCES, và trả lời những câu hỏi sau:
Đọc phần (1): hiểu thế nào về Thành t(constituents) của câu? Chọn một số dụ trong Exercises cuối phần
1, và phân tích để làm rõ.
Constituents can form the answer to a content question whereas a string of words which is not a syntactic unit is not a
possible answer. (Thành tố thể diễn đạt một nội dung của câu hỏi trong khi một chuỗi các từ thứ mà không phải
đơn vị cú pháp thì không phải là một câu trả lời khả dĩ)
Each constituent of a larger unit may itself be composed of smaller constituents. (Bản thân mỗi thành phần của một
đơn vị lớn hơn có thể bao gồm các thành phần nhỏ hơn)
The clause is the smallest grammatical unit which can express a complete proposition (Mệnh đề đơn vị ngữ pháp
nhỏ nhất có thể diễn đạt một mệnh đề hoàn chỉnh).
A phrase must be a group of words which form a constituent. (1 ngữ đoạn phải là một nhóm từ, nhóm từ đó tạo thành
1 thành tố).
Thành tổ đề cập đến các nhóm từ của một câu. Nó là một đơn vị cú pháp trong sơ đồ hình cây.
Ví dụ: The child
found
a puppy
thành tố
thành tố
thành tố
NP: noun phrase (danh ngữ)
VP: verb phrase (động ngữ)
Phần 4. Phương pháp luận của trường phái Prague
4
lOMoARcPSD| 41487147
Det: Determiner (định ngữ)
PP: preposition noun (giới
ngữ) PN: pronoun
Ví dụ: Exercises 1
Đọc phần (2): hiểu thế nào về chức năng (functions) của các Thành tố câu? Chọn một số ví dụ trong Exercises
cuối phần 2, và phân tích để làm rõ.
Trong một câu, chúng ta chia câu thành hai thành tố, thành tố đầu tiên được hiểu với năng là chủ đề (subject), thành tố
thứ hai được hiểu như thuộc tính (predicate). Trong đó, chủ đề được dùng để đề cập đến một cái đó (ví dụ: 1 con
chim), thuộc tính được sử dụng để nói điều gì đó về chủ đề (ví dụ: 1 con chim đang đậu trên cành cây).
Khi đề cập đến chức năng của thành tố, chúng ta cần đi sâu miêu tmối quan hệ giữa chúng. Khi hai điểm nút của
thành tố bị chi phối bởi những điểm nút đơn lẻ thì mối quan hệ đó được gọi là “sister” (thứ bậc/tôn ti).
A (mother)
BC
sister
Trong đó, thành phần B, C ở cùng mức độ câu trúc. Như vậy, trong mỗi câu, chức năng chính của thành tổ gồm:
- Quan hệ chức năng Chủ ngữ vị ngữ: quan hệ trực tiếp.
Phần 4. Phương pháp luận của trường phái Prague
4
lOMoARcPSD| 41487147
- Quan hệ chức năng công cụ trung tâm (modify-head): 1 chiều (công cụ phụ thuộc vào phần đầu mà chịu biến đổi)
- Quan hê trung tâm - thành tố (head-complement): phụ thuộc 2 chiều.
- Quan hệ trung tâm (head): Phần đầu là phần chính của câu, mỗi ngữ đoạn có 1 trung tâm.
dụ kể trên dụ minh họa một trong những chức năng chính của thành tố (head-complement), trong đó chúng
phụ thuộc 2 chiều.
Đọc phần (3): hiểu thế o về Phạm trù (Categories) của các Thành tố câu? Chọn một số ví dụ trong Exercises
ở cuối phần 3, và phân tích để làm rõ.
Lexical
Phạm trù ngữ pháp của các từ trong đề mục được quy định do phạm trù của các ngữ đoạn nói chung. Các từ đứng
trước danh từ được quy định bởi số (số đơn hay số phức) và giới (đực, cái hay giới tính tự nhiên) của các danh ngữ nói
chung.
Các từ đứng trước danh từ được xác định sự vật hay con người mà danh ngữ nói đến.
Adj and Adv
Nhiều tính từ có kết thúc đặc trưng, chẳng hạn như -able, -ful, -ic, -ate, -ive…
Nhiều tính từ có hình thái ở dạng so sánh hơn và so sánh nhất, đó là các hậu tố như-er”, “-est”. Ví dụ: newer, newest
Trạng từ chỉ mức độ hoạt động như các công cụ sửa đổi tính từ trong cụm tính từ: very, quite, so, too…
Tính từ có nhiều chức năng khác nhau (không chỉ là chức năng minh họa của việc sửa đổi danh từ mà nó còn hoạt
động như một vài trạng từ chỉ mức độ.
Phần 4. Phương pháp luận của trường phái Prague
4
lOMoARcPSD| 41487147
Adj Phrase and Adv Phrase
Các thành tố khác có thể xuất hiện trong cụm tính từ. Cái được đề cập ở đây là trạng từ chung, ví dụ: oddly, frankly
Preposition Phrase and Noun Phrase
Mối quan hệ giữa giới từ và cụm danh từ là mối quan hệ giữa động từ chính và tân ngữ.
Giới từ là các từ để nhấn mạnh điều có liên quan, thường đề cập đến vị trí trong không gian hay thời gian: above,
about, across…
Không phải lúc nào giới từ cũng dùng để nhấn mạnh vị trí: in a accident, in a coat
Giới từ phổ biến trong tiếng Anh “of” và từ này không dùng để nhấn mạnh vị trí, ví dụ: of does
express… Giới ngữ là mối quan hệ giữa giới từ và ngữ đoạn.
Từ đơn trong giới ngữ để nhấn mạnh những thứ tồn tại không gian. Các từ đơn khác trong giới ngữ nhấn mạnh vị trí
biểu thị thời gian (in those days, at the moment)
Words belong
Một điều quan trọng của ngữ pháp truyền thống thường phân loại từ đơn của giới ngữ là một trạng từ.
Co-ordirate Phrase
Danh ngữ kết hợp được cấu tạo bởi các yếu tố đầu được kết hợp với nhau: “but” và “or”.
Khác với các phạm trù ngữ pháp, danh ngữ kết hợp là từ chức năng, chứ không phải từ từ vựng.
Chỉ các thành phần của cùng một loại mới có thể được kết hợp.
Không thể kết hợp các phạm trù ngữ pháp khác nhau vì chúng gây ra sự rời rạc và sai ngữ pháp.
Tóm lại, các phạm trù ngữ đoạn làm nền tảng cho phân tích cú pháp trong ngữ pháp truyền thống là các cụm từ và các
câu.
Mỗi thành tố mang một phạm trù ngữ pháp cụ thể.
Còn phạm trù từ loại chỉ có một chức năng, nó hoạt động như một đề ngữ.
Đọc phần (4): hiểu thế nào về - Transitive verbs, Intransitive verbs, Ditransitive verbs, intensitive verbs,
Complex transitive verbs, Prepositional verbs. Chọn một số ví dụ trong Exercises ở cuối phần 4, và phân tích để
làm rõ.
Transitive verbs
Động từ ngoại động động từ yêu cầu ít nhất một danh ngữ để bổ sung cho nó. Danh ngữ bổ sung cho một động từ
chuyển tiếp được cho hoạt động (cụ thể hơn) với cách là đối tượng trực tiếp của nó. (Subject) (verb) (direct
object)
Ví dụ:
I
eat
an apple.
Subject
verb
direct object
“Eat” là động từ ngoại động có một danh ngữ "an apple" là tân ngữ của động từ “eat” theo sau "An apple" là ngữ trực
tiếp của động từ “eat”.
Intransitive verbs
Phần 4. Phương pháp luận của trường phái Prague
4
lOMoARcPSD| 41487147
Động từ nội động động từ không yêu cầu thêm bất kỳ thành phần nào trong động ngữ, tức không cần bổ ngữ cho
động từ. động từ nội động không cần thêm yếu tố nào để tạo thành vị ngữ hoàn chỉnh, nên một động từ nội động
được coi là một động ngữ hoàn chỉnh theo đúng nghĩa của nó.
Ví dụ: Hot air rises
Subject verb
“rises” là động từ nội động và không cần bất kì thành phần nào theo sau vẫn làm cho câu mang nghĩa hoàn chỉnh. “Hot
air rises” có 1 tham tổ “Hot air”.
Ditransitive verbs
Động từ chuyển tiếp là các động từ chuyển tiếp yêu 2 bổ ngữ danh ngữ. Đôi khi được gọi là động từ đối tượng kép.
Ví dụ:
William baked
a cake for everyone.
Subject Verb indirect object
direct object
Intensitive verbs.
Động từ nối yêu cầu 1 bổ ngữ theo sau, bổ ngữ này có thể là một cụm danh từ, cụm tính từ hoặc cụm giới từ. Những
cụm từ này bổ nghĩa trực tiếp cho cậu chủ ngữ của câu.
Ví dụ:
Complex transitive verbs
Ngoại động từ phức có 2 phần bố sung: một đối tượng trực tiếp (danh ngữ) và một đối tượng dự đoán. Vị ngữ có thể ở
dạng tinh ngữ, danh ngữ, giới ngữ.
Ví dụ:
Phần 4. Phương pháp luận của trường phái Prague
4
| 1/47

Preview text:

PHỤ LỤC
Nhập môn các lý thuyết cú pháp ............................................................................................................. 2
Cú pháp theo quan niệm truyền thống ................................................................................................ 2
Lý thuyết cú pháp được hiểu thế nào .................................................................................................. 2
Phần 1 ..................................................................................................................................................... 3
1. Quan niệm thế nào về cú pháp? .................................................................................................. 3
Kết luận chung về tiếp cận hình thức và tiếp cận chức năng ........................................................... 11
1. Dụng học .................................................................................................................................. 14
2. Cấu trúc thông báo (cấu trúc thông tin).................................................................................... 14
3. Phát ngôn .................................................................................................................................. 15
4. Đề - Thuyết & Cấu trúc thông báo ........................................................................................... 16
2. Phân chia theo cách tiếp cận .................................................................................................... 17
Lý thuyết tiếp cận theo hình thức .................................................................................................... 17
Lý thuyết tiếp cận theo chức năng ................................................................................................... 19
3. Những tiền đề phân tích cú pháp .............................................................................................. 20
Phần 2. Sơ lược về các trường phái Ngôn ngữ học ............................................................................. 20
1. Phân chia theo giai đoạn .......................................................................................................... 20
2. Phân chia theo thứ tự ................................................................................................................ 20
3. Phân chia theo cách tiếp cận .................................................................................................... 24
Lý thuyết tiếp cận theo hình thức .................................................................................................... 24
Lý thuyết tiếp cận theo chức năng ................................................................................................... 25
Phần 3. Cách tiếp cận câu trong ngữ pháp chức năng và ngữ pháp truyền thống ............................... 26
1. Ngữ pháp truyền thống ............................................................................................................. 26
3. Không có một Chủ ngữ chung cho mọi ngôn ngữ. Chủ ngữ trong tiếng Việt là 1 cái gì đó còn
chưa rõ ràng ..................................................................................................................................... 29
Ngữ pháp chức năng ........................................................................................................................ 32
Tại sao việc xem xét câu dựa theo CTTT là hướng đi đúng để tìm hiểu bản chất của câu? ............ 34
2. Những vấn đề trọng tâm của Cấu trúc tham tố ............................................................................ 37
3. Các vai nghĩa phổ quát................................................................................................................. 38
2. Cơ sở triết học và nhận thức luận ............................................................................................. 41
3. Những đóng góp nổi bật nhất ................................................................................................... 42
4. Sơ lược về lý thuyết của trường phái Prague ........................................................................... 42
KẾT LUẬN ..................................................................................................................................... 43
Đọc hiểu quyển ANALYSING SENTENCES, và trả lời những câu hỏi sau: ................................. 43
Phần 3. Cách tiếp cận câu trong ngữ pháp chức năng và ngữ pháp truyền thống 1 lOMoAR cPSD| 41487147
Nhập môn các lý thuyết cú pháp
Cú pháp theo quan niệm truyền thống
Nói đến Cú pháp, người ta nghĩ đến Câu; Cú pháp thường là để lý giải về thành phần Câu.
Nhiều lý thuyết truyền thống khi bàn về Câu, chủ yếu chú trọng đến các thành phần câu như chủ
ngữ, vị ngữ, bổ ngữ
,...
Nghĩa của câu thường được quan niệm đơn giản là do nghĩa của các từ ghép lại mà thành. VD: Cậu giỏi nhỉ?
Về hình thức thì đây là câu hỏi, nhưng không hẳn là chỉ dùng để hỏi. Chỉ có người nói và
người nghe mới biết hàm ý của “giỏi” là gì.
Từ “nhỉ” tạo nghĩa tình thái - một loại nghĩa mà khác hẳn với nghĩa của của nòng cốt câu.
Phân tích cú pháp theo cách truyền thống không xác định được những kiểu nghĩa này.
Vì vậy, mục đích quan trọng nhất của Nghĩa học là để xác định các loại
Nghĩa của câu;
Khi dùng trong cách ngữ cảnh khác nhau, thì câu này lại có nhiều chức năng, nghĩa khác nhau:
Có thể để khen, để mia mai, để trách móc, dọa nạt,...
Vấn đề này cả Cú pháp họcNghĩa học đều chưa xác định được.
Vì vậy, môn Dụng học ra đời để xác định nghĩa của câu trong các ngữ cảnh.
Tiếp cận, phân tích câu từ cả 3 bình diện là kết học, nghĩa học và dụng học. ùng từ “Kết học” để tránh
trùng tên với “cú pháp” theo lối truyền thống. Lưu ý thêm
Trong phạm vi môn học này, tiếp cận, phân tích cú pháp mới chỉ dừng lại ở mức độ Câu.
Ở mức độ trên câu là Diễn ngôn thì đòi hỏi một cách tiếp cận khác.
Hiện nay, nghiên cứu về Diễn ngôn đang là một xu hướng phổ biến, đầy hứa hẹn và nhiều lý
thuyết mới được vận dụng để giải quyết vấn đề này. Nổi bật là Ngôn ngữ học chức năng hệ
thống
của Halliday, Martin,...
Lý thuyết cú pháp được hiểu thế nào
Phân biệt Lý thuyết cú pháp và Cú pháp
Cú pháp (Syntax): Bàn về câungữ đoạn dưới câu để tạo câu trong một ngôn ngữ hay
một tập hợp ngôn ngữ;
Lý thuyết cú pháp: bàn về các lý thuyết tiếp cận, lý giải câu trong các ngôn ngữ như thế nào.
Mục đích môn học
(1) Sơ lược về các trường phái ngôn ngữ có liên quan đến lý thuyết cú pháp → Xác định hai cách
Phần 3. Cách tiếp cận câu trong ngữ pháp chức năng và ngữ pháp truyền thống 2 lOMoAR cPSD| 41487147
tiếp cận, lý giải câu: tiếp cận Hình thức và tiếp cận Chức năng;
(2) Chú trọng vào lý thuyết có ảnh hưởng quan trọng - Lý thuyết Phân đoạn thực tại (trường phái
Praha): Quan điểm Chủ - Vị, Đề - Thuyết;
(3) Các cách tiếp cận cú pháp tiếng Việt.
Trọng tâm môn học
Bàn về các đường hướng tiếp cận, lý giải câu từ xưa đến nay:
Ngữ pháp truyền thống (ngữ pháp hình thức) quan niệm, lý giải thế nào về Câu? Ngữ pháp hiện
đại (ngữ pháp chức năng) quan niệm, lý giải thế nào về Câu?
Câu là vấn đề trung tâm của lý thuyết cú pháp. Phần 1
Sơ lược về các trường phái ngôn ngữ có liên quan đến lý thuyết cú pháp; Xác định 2 cách tiếp
cận, lý giải câu: tiếp cận Hình thứctiếp cận Chức năng;
Để đạt được mục đích như trên phải làm rõ 3 vấn đề là:
(1) Quan niệm thế nào về cú pháp?
(2) Thế nào là tiếp cận Hình thức và tiếp cận Chức năng?
(3) CÂU được lý giải thế nào trong quan niệm của ngữ pháp chức năng hiện đại?
1. Quan niệm thế nào về cú pháp?
Cú pháp chú trọng đến phương diện hình thức, không chú trọng đến nghĩa (Ngữ pháp hình
thức/Ngữ pháp truyền thống).
Xem xét một số ví dụ về tiếp cận hình thức:
Phân tích câu theo cấu trúc hợp tố trực tiếp (phái miêu tả Mỹ)
Ví dụ 1: Người sinh viên bạn tôi đang đọc sách → có thể chia câu thành 2 hợp tố trực tiếp
Người sinh viên bạn tôi // đang đọc sách;
Cứ như thế tiếp tục chia Người sinh viên bạn tôi thành Người sinh viên / bạn tôi cho
đến khi gặp các hình thái tới hạn: Người / sinh viên; bạn / tôi.
Cấu trúc hợp tố trực tiếp là cấu trúc tầng bậc, có thể biểu diễn bằng biểu đồ hình cây (tree diagrams).
Phân tích câu theo các yếu tố có quan hệ thành tố trực tiếp (IC)
Ví dụ 2: Người sinh viên đang đọc báo.
Ta có thể biểu hiện sự phân tích ra IC theo cách dùng gạch đứng để phân cách:
Người || sinh viên | đang ||| đọc || báo.
Theo một quan niệm khác, có thể tách đang thành 1 nhóm và đọc báo
thành 1 nhóm: Người || sinh viên đang | đọc ||| báo. Dùng dấu
Phần 3. Cách tiếp cận câu trong ngữ pháp chức năng và ngữ pháp truyền thống 3 lOMoAR cPSD| 41487147
ngoặc hoặc dùng hộp Hocket.
Ngữ pháp PS - ngữ pháp cấu trúc cú đoạn (phrase structure grammar) Thuật ngữ:
Quan niệm các câu đều có 2 bộ phận, một danh ngữ làm chủ ngữ còn lại là vị từ (cũng
gọi là vị ngữ). Các câu sau đều có cấu trúc: S → NP - Pred. Ví dụ 3: Người sinh viên đó
đã mua quyển truyện. Người sinh viên đó
đang làm việc.
Phần 3. Cách tiếp cận câu trong ngữ pháp chức năng và ngữ pháp truyền thống 4 lOMoAR cPSD| 41487147 Người sinh viên đó
muốn làm việc. Ông Ba
công nhân. Ông Ba
muốn là công nhân. Ngôi nhà đó cao. ⇒Kếtluận: Tuy nhiên:
Ngữ pháp PS không phân biệt được những câu mơ hồ sau đây
a. Bác nông dân ranh mãnh đáp.
b. Xe không được rẽ trái.
c. Ủy viên chính thức đề ra với hội đồng một câu hỏi.
d. Người bạn thành thật cảm ơn Năm.
Ngữ pháp PS bất lực trong việc chỉ ra các quan hệ tồn tại giữa các yếu tố trong một
hoặc nhiều câu. Hãy xét các câu sau đây: a. Con mèo vồ con chuột.
Phần 3. Cách tiếp cận câu trong ngữ pháp chức năng và ngữ pháp truyền thống 5 lOMoAR cPSD| 41487147
b. Con chuột bị con mèo vồ.
c. Con mèo có vồ con chuột không?
d. Con chuột có bị con mèo vồ không? e. Con chuột vồ con mèo.
→ Cả 4 câu trên đều nói về hai con vật (mèo và chuột), quan hệ “vồ” giữa 2 con vật đó, con
mèo là chủ thể của hành động và con chuột là đối tượng của hành động.
Hai câu có cấu trúc hình thức trùng nhau nhưng quan hệ giữa 2 đối tượng trong đó ngược hẳn nhau. Ví dụ 7:
→ Sơ đồ này biểu hiện giản lược cấu trúc nổi (surface structure) của câu: chủ ngữ “người đàn ông”
có định ngữ là 1 cụm từ bắt đầu bằng động từ ‘khuyên’ và sau đó là cả 1 câu bổ ngữ cho động từ
đó; vị ngữ là ‘đã chết’.
→ Nhưng đó chỉ là phần nổi, nhìn thấy được và được biểu hiện thành dạng ngữ âm. Đây là phần
hình thức chứ nó không phản ánh bản chất câu.
→ Phần chìm lắng của câu này không nhìn thấy được lại thể hiện những quan hệ bản chất giữa các
yếu tố trong 1 câu, và nó quyết định ngữ nghĩa của câu, được gọi là cấu trúc chìm (deep structure) của câu.
⇒ Vì không chú trọng đến vai trò của NGHĨA, không đánh giá đúng tầm quan trọng của nghĩa, nên
cách tiếp cận Hình thức (ngữ pháp truyền thống) đã không có sự lý giải thỏa đáng, không xác định
được đúng mức bản chất của CÂU
.
Quan niệm của Cao Xuân Hạo về nghĩa trong ngữ pháp truyền thống
Về nghĩa: họ thường hành động như thể thoạt kỳ thủy có 1 hệ thống ký hiệu, trong đó mỗi đơn vị sản
sinh ra 1 ý nghĩa nào đấy, rồi sau đó các ký hiệu này được kết hợp thành những từ, những cụm từ,
những tiểu cú, những câu mà nghĩa là do sự kết hợp các sở biểu của các thành tố mà thành.
Căn cứ vào những tiêu chí ngữ nghĩa được hiểu một cách đơn giản hóa quá mức (”nghĩa” ở đây chẳng
qua là khả năng biểu hiện những sự vật, hiện tượng của thế giới hiện thực), không thấy rằng chức
Phần 3. Cách tiếp cận câu trong ngữ pháp chức năng và ngữ pháp truyền thống 6 lOMoAR cPSD| 41487147
năng biểu thị và cương vị ngữ pháp không phải là một, cũng không thấy rằng nghĩa biểu hiện mới
chỉ là một trong các bình diện đa dạng của nghĩa.
Các quan niệm sơ lược về nghĩa khiến cho phần đông các tác giả không thấy cần biết đến nghĩa
logic ngôn từ, ý nghĩa tình thái, giá trị thông báo, giá trị ngôn trung (illocutionary force), giá trị
xuyên ngôn (perlocutionary force) và ngay trên bình diện biểu hiện họ cũng chỉ quan tâm đến nghĩa
từ vựng của các từ và ngữ đoạn, không chú ý đến nghĩa của các quan hệ cú pháp (mà họ coi là nghĩa ngữ pháp).
Trong ngôn ngữ học truyền thống, khi nói đến nghĩa, người ta chỉ nghĩa đến nghĩa của từ. Các sách
nghĩa học cũ chỉ bàn đến thứ nghĩa đó mà thôi, chứ không thấy cần phân tích kỹ nghĩa của câu, vì nghĩ
rằng nó chẳng qua là nghĩa của các từ kết hợp lại mà thành.
Thật ra, nếu nói cho thật nghiêm ngặt, từ tách ra khỏi câu, nghĩa là tách ra khỏi cách dùng nó trong lời nói,
nó trong lời nói, không thể có nghĩa gì hết. Cái mà người ta gọi là nghĩa của những câu chỉ gồm có mỗi một
từ ấy, và là cái khả năng của từ ấy được dùng để chỉ (để gọi tên) những sự vật nhất định.
Từ sự lầm lẫn đó, người ta gạt ra ngoài phạm vi nghiên cứu tất cả những ý nghĩa của câu không thể
suy ra từ nghĩa của các từ được dùng trong câu.
Khi nói rằng câu Ở đây ngột ngạt lắm là 1 câu trần thuật, người ta tưởng đã nói hết thuộc tính (chức
năng) của câu này. Thật ra người ta chỉ mới nói đến 1 trong những công dụng thông thường nhất của
nó. Cách nói đó phải được hiểu là 1 cách gọi tên có nhiều phần ước định. Nó bỏ qua phần nghĩa làm
nên cái công dụng giao tế của câu nói, vốn là lí do tồn tại của nó.
Mục đích và tác dụng mà người nói muốn nhằm tới có thể được thực hiện bằng cách thông báo
những nội dung khác hẳn nhau, dưới nhể thể thức khác hẳn nhau.
Chẳng hạn, muốn cho người nghe mở cửa sổ, người nói có thể dùng 1 câu có thể thức mệnh lệnh
như “mở cửa sổ ra”, hay 1 câu hỏi “cửa sổ này sao cứ phải đóng im ỉm thế này?” hay 1 câu trần thuật
“ở đây ngột ngạt quá” tùy từng tình huống.
Mặt khác, cũng 1 câu “ở đây ngột ngạt lắm”, tùy từng hoàn cảnh, có thể được dùng như 1 nhận xét có
ý chê 1 căn phòng định thuê ở, 1 lời khước từ đáp lại 1 đề nghị ngồi chơi. Một lời gợi ý cho người
nghe cùng đi ra ngoài, hay 1 lời phê phán đối với cái “không khí nặng nề” của 1 cuộc đối thoại.
Như vậy, trong cái “nội dung” hay “ý nghĩa” của 1 câu nói có thể thấy rõ có 2 phần khác nhau , 1 phần toát
ra từ bản thân câu nói (nghĩa “nguyên văn” tách ra khỏi mọi tình huống, và 1 phần mà câu nói có được khi
được dùng trong 1 tình huống nhất định vào 1 mục đích nhất định (nghĩa “ngôn trung”).
Ở đây ngột ngạt lắm.
Theo ngữ pháp Hình thức (truyền thống): về ngữ pháp là câu trần thuật, về nghĩa là phản ảnh sự thật “ở đây rất nóng”.
Nhưng câu nói này, trong ngôn cảnh, còn có nghĩa “không khí buổi họp căng thằng quá”,...
Và còn có dụng ý ngoài lời như “Tôi muốn đi ra ngoài”; “muốn ai đó mở cửa sổ”,...
Như vậy, khi ngữ pháp truyền thống cho rằng Ở đây ngột ngạt lắm là câu trần thuật thì đó chỉ là tên
gọi ước lệ, và mới chỉ đánh giá được cái công dụng thông thường nhất của nó.
Phần 3. Cách tiếp cận câu trong ngữ pháp chức năng và ngữ pháp truyền thống 7 lOMoAR cPSD| 41487147
Còn những nghĩa khác, những công dụng khác của câu nói trong ngữ cảnh chưa được đề cập đến;
Vì vậy, ngoài bình diện Ngữ pháp và bình diện Nghĩa (mới được hiểu 1 cách rất sơ sài),
thì ngữ pháp truyền thống cần phải:
Nếu nhà ngôn ngữ học muốn hiểu ngôn ngữ với tư cách là một hoạt động giao tế, một hình thức hành
động có mục đích
thực tiễn trong sinh hoạt của con người. Cần phải trả lại cho câu nói cái phần đã bị
gạt 1 cách tiên nghiệm ra khỏi nội dung của nó - phần dụng pháp (pragmatics).
Cho nên bên cạnh bình diện nghĩa học truyền thống phải thêm cho ngôn ngữ học một bình diện
dụng pháp
, và ta có được một mô hình gồm 3 bình diện bổ sung cho mô hình lưỡng phân “năng
biểu - sơ biểu” của Saussure, vốn thích hợp cho đơn vị cơ bản của ký mã ngôn ngữ êst như 1 hệ
thống ký hiệu ở trạng thái tĩnh tại... nhưng không đủ công hiệu để mô tả và giải thích cách hoạt động
của chính cái hệ thống ấy trong khi nó thực hiện nhiệm vụ của nó dưới hình thức những đơn vị của
ngôn từ trong đó đơn vị cơ bản là câu.
Câu là đơn vị nhỏ nhất của ngôn từ trong đó cả ba bình diện đều được thể hiện. Chính thái độ
thiếu quan tâm đến câu đã làm cho ngữ học cổ điểm bỏ qua bình diện thứ 3, tách rời 2 bình diện
năng biểu và sở biểu ra, và hiểu 2 bình diện này 1 cách hời hợt và phiến diện.
Người ta có thể xây dựng 1 thứ ngữ pháp tách ra khỏi nghĩa học và thiên hẳn về hình thái học của từ,
làm như có thể hiểu hình thái học mà không cần biết đến chức năng cú pháp của từ và hiểu các quy
tắc cú pháp mà không cần biết đến cấu trúc nghĩa của câu. Một trong những hậu quả quan trọng
của cách quan niệm này là sự lẫn lộn giữa các bình diện đã nói ở trên.
Giữa 3 bình diện của ngôn từ có 1 mối quan hệ khăng khít của hình thức với nội dung của
phương tiện với mục đích
. Các bình diện ấy tồn tại vì nhau và nhờ có nhau, cho nên không thể hiểu
thấu đáo bất cứ bình diện nào nếu không liên hệ với 2 bình diện kia, và nhiệm vụ của ngữ pháp chức
năng chính là xác minh các mối quan hệ giữa cả 3 bình diện.
Tuy vậy điều kiện đầu tiên để thực hiện nhiệm vụ đó vẫn là phân giới dứt khoát từng bình diện một,
không để lọt 1 sự lẫn lộn nào trong khi xếp các sự kiện vào bình diện này hay bình diện kia. Sở dĩ như
vậy là vì mối quan hệ giữa cách tổ chức của các bình diện không tương ứng 1 đối 1 với nhau đến mức
có thể nói chẳng hạn, rằng một hình thức x của bình diện cú pháp có chức năng biểu thị ý nghĩa y của
bình diện nghĩa học tương ứng với giá trị ngôn trung hay cấu trúc thông báo z của bình diện dụng pháp
và chỉ có giá trị đó thôi,...
Nhưng, mặt khác, sự thiếu tương ứng ấy nhiều khi ở 1 mức rất thấp, đến nỗi cể thể nhận định rằng
nói chung, hay thường thường, nếu “nếu không có lí do gì chính đáng” khiến cho tình thế phải khác
đi, (halliday 1970: 161, 165) thì x, y, z của 3 bình diện tương ứng với nhau.
Chính tình trạng đó gây ra tất cả những sự lẫn lộn thường trong các hệ ngữ pháp cũ, vốn chỉ coi
trọng mặt hình thức, coi mặt ý nghĩa như 1 cái gì hoàn toàn tương ứng với nó và lệ thuộc vào nó đến
mức không cần phải được xét riêng và ngay cả trong ngữ pháp chức năng ngày nay ở tác giả này hay tác giả khác.
Cú pháp là cách tiếp cận, phân tích CÂU từ các bình diện (kết học, nghĩa học, dụng học -
Ngữ pháp chức năng) chú trọng đến cơ sở ngữ nghĩa (Nghĩa học của cú pháp).
Các mô hình lý thuyết 3 bình diện trong ngôn ngữ học hiện đại.
Phần 3. Cách tiếp cận câu trong ngữ pháp chức năng và ngữ pháp truyền thống 8 lOMoAR cPSD| 41487147
CÂU được xác định đầy đủ trên cả 3 bình diện: Kết học - Nghĩa học - Dụng học.
Mô hình 3 bình diện theo các nhà ngữ học Mỹ và 1 số khá lớn các nhà ngữ học Âu châu,
phân biệt trong mọi hệ thống ký hiệu học 3 lĩnh vực
1. Kết pháp (Syntactics - cú pháp), nghiên cứu các ký hiệu trong những mối quan hệ kết hợp với các ký hiệu khác.
2. Nghĩa học (Semantics), nghiên cứu các ký hiệu trong những mối quan hệ với các sự vật ở bên
ngoài hệ thống ký hiệu.
3. Dụng pháp (Pragmatics), nghiên cứu các ký hiệu trong những mối quan hệ với những người sử dụng nó. (Ch. Morris, 1938)
Ngày nay, cương vị của các yếu tố thuộc mỗi bình diện trong Mô hình ba bình diện này
được xác định như sau
Các chức năng nghĩa học xác định những vai trò mà các sở chỉ của các danh ngữ đảm nhiệm trong
cái sự tình do cái khung vị ngữ chứa đựng các danh ngữ đó biểu hiện.
Các chức năng cú pháp xác định cách trình bày cái sự tình đó theo cách sắp xếp của cấu trúc cú pháp.
Các chức năng dụng pháp xác định cương vị thông báo của các thành tố trong cái khung ngôn từ rộng
hơn câu chứa đựng các thành tố đó. (S. Dik, 1981:13)
F. Danes (Thuộc Trường Praha) phân biệt 3 cấp độ (levels) sau đây
Cấp độ của cấu trúc ngữ pháp của câu (sentence).
Cấp độ của cấu trúc nghĩa của câu (sentence). Cấp độ của cách tổ chức phát ngôn (utterance). (1964: 225)
Mô hình tam phân của V.G.Gak (1981) cho thấy một quan niệm hơi khác
Câu được phân tích làm ba bình diện: nghĩa học, logic thông báo, cú pháp.
Bình diện nghĩa học của câu phản ánh cái cấu trúc của mảng sự tình được nói tới trong câu.
Bình diện logic thông báo (phân đoạn thực tại) cho thấy rõ câu nói ra để thông báo điều gì.
Bình diện cú pháp phản ánh mặt bề ngoài của câu. Cho thấy nó được cấu tạo như thế nào.
C. Hagège xây dựng “lý thuyết ba quan điểm” ứng với ba bình diện tổ chức của câu (1982, 1985) như sau
Quan điểm hình thái học cú pháp (morpho - syntaxique).
Quan điểm nghĩa học sở chỉ (semantico - référentiel).
Quan điểm tôn ti phát ngôn (énonciatif - hiérachique) mà nội dung không có gì khác về căn bản với
2 mô hình tam phân trên kia, tuy ông có xác minh được nhiều sự khác nhau tinh tế giữa những khái
Phần 3. Cách tiếp cận câu trong ngữ pháp chức năng và ngữ pháp truyền thống 9 lOMoAR cPSD| 41487147
niệm như tiêu điểm (focus) và cường điệu (emphase).
Bình diện cú pháp (kết học) là bình diện hình thức thuần túy
Các chức năng cú pháp như chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ trực tiếp, bổ ngữ gián tiếp, định ngữ được xác
định dựa vào mối quan hệ ngữ pháp với các ngữ đoạn khác.
Được biểu thị bằng những phương tiện hình thức gọi là tác tử cú pháp (synatactic poerators) như
hình thái cách hoặc các chuyển tố (translatif hay relateurs), các “giới từ”, bằng sự phù ứng về số, về
ngôi với 1 danh ngữ nhất định (đặc trưng của vị ngữ,...)
Anh ấy // cho họ món tiền vào tháng trước.
Bình diện nghĩa học là bình diện của “sự tình” được biểu thị và những “vai trò” tham gia cái sự tình ấy
Những tham tố tạo nghĩa (participants) của sự tình gồm những diễn tố (actants) và
những chu tố (circumstants).
Chẳng hạn 1 vị từ cho giả định các diễn tố: một chủ thể của hành động cho, một đối
thể
là vật được đem cho và một tiếp thể tức người nhận tặng phẩm.
Các chu tố là những điều kiện thời gian, không gian, cách thức, phương tiện, hoặc
những nhân vật có liên quan.
Anh ấy // cho họ món tiền vào tháng trước. (cho là vị từ trung tâm)
Bình diện dụng học dùng ngôn từ trong những tình huống cụ thể, đối thoại cụ thể, văn
cảnh cụ thể, mục đích cụ thể
Theo đa số các tác giả hiện nay, bình diện này có:
Cấu trúc Đề - Thuyết (themo - rhematic structure).
Cấu trúc thông báo (communicative structure) tức sự phân bố cũ - mới trong câu.
Các hiện tượng tiêu điểm hóa (focalisation) và cường điệu (emphatisation).
Các giá trị ngôn trung và sức ngôn tác (force perlocutoire).
Các quy tắc sử dụng ngôn từ do phong tục dân tộc quy định,...
Cú pháp là sự hiện thực hóa của sự lựa chọn một trong các bình diện nghĩa (Ngữ pháp
nghĩa - Ngữ pháp chức năng hệ thống).
Mô hình tam phân của M. A. K Halliday (1970, 1985)
Câu là sản phẩm của 3 quá trình biểu nghĩa diễn ra đồng thời. Nó vừa là một sự biểu hiện của kinh
nghiệm vừa là 1 sự trao đổi có tính chất tác động lẫn nhau, vừa là 1 thông điệp.
Ở đây phải đưa thêm những khái niệm chức năng khái quát hơn để liên hệ với 3 mặt này của bình diện
nghĩa của câu. Đó là 3 thứ nghĩa được thể hiện trong ngôn ngữ thành 1 toàn thể, làm thành cái cơ sở cho
cách tổ chức nghĩa của tất cả các ngôn ngữ của nhân loại. Chúng tôi sẽ gọi đó là những “siêu chức năng”
(meta-function), và dùng cho nó 3 thuật ngữ là nghĩa ý niệm (ideatyonal), nghĩa liên
nhân (interpersonal), nghĩa văn bản (textual).
Phần 3. Cách tiếp cận câu trong ngữ pháp chức năng và ngữ pháp truyền thống 10 lOMoAR cPSD| 41487147
Nghĩa ý niệm là sự biểu hiện của kinh nghiệm: kinh nghiệm của ta về thế giới ở quanh ta và cả ở
trong ta, về cái thế giới tưởng tượng của ta. Đó là nghĩa hiểu như là “nội dung”. Chức năng ý niệm
của của câu là biểu hiện của những sự tình: những hành động, những biến cố, những quá trình tâm lý và những mối quan hệ.
Nghĩa liên nhân là thứ nghĩa có hình thức như 1 sự tác động như thế nào đó vào người nghe hay
người đọc. Chức năng liên nhân của câu là luân phiên thay đổi vai trò trong những cách tác động lẫn
nhau bằng ngôn từ: những nhận định, những câu hỏi, những đề nghị, những mệnh lệnh, kèm theo
những tình thái nhất định.
Nghĩa văn bản là tính quan yếu (relevance) đối với ngôn cảnh (văn cảnh): phần văn bản đi trước (và đi
sau) và đối với tình huống bên ngoài. Chức năng văn bản của câu là xây dựng 1 thông điệp (a message).
Cấu trúc Đề - Thuyết (Theme Rheme) là hình thức cơ bản của việc tổ chức câu như một thông điệp.
Trong bức thông điệp này, đề là cái mà người nói chọn làm điểm xuất phát, là phương tiện khai triển
câu. Nhưng trong toàn bộ kết cấu của Đề, những yếu tố của cả 3 chức năng đều có thể góp phần (1985: 53).
Như vậy, cả ba bình diện của mô hình tam phân này đều thuộc mặt nghĩa. Halliday đưa cấu trúc chủ -
vị (mà các tác giả khác đặt vào bình diện cú pháp được quan niệm như 1 bình diện thuần túy hình thức)
vào 1 trong các bình diện nghĩa: nghĩa liên nhân. Quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ, theo ông, có tác dụng
đổi ngôi trong đối thoại, và có tác dụng “biểu thức” (mood). Chẳng hạn, phép đảo trật tự giữa chủ ngữ
và vị ngữ phân biệt thức trần thuật với thức nghi vấn.
Kết luận về cách tiếp cận chức năng
Thành tựu vững chắc nhất mà các tác giả làm ngữ pháp chức năng đã đạt được là sự phân biệt minh
xác giữa hai bình diện ngữ pháp và
nghĩa học.
Xu hướng của ngữ pháp chức năng là đề cao vai trò nghĩa trong phân tích cú pháp, mặc dù
không coi nhẹ ưu điểm của cách tiếp cận hình thức
. Và, cho rằng cách tiếp cận chức năng dựa
vào nghĩa có lẽ là cách tiếp cận thích hợp nhất để phân tích và miêu tả cú pháp của 1 ngôn ngữ
đơn lập, không biến hình như tiếng Việt.
Những quan điểm chức năng có ảnh hưởng lớn là Lý thuyết tham trị (valence) của vị từ về cương vị
tham tố
(actance) của L. Tesnière (1959); Lý thuyết về các hình thái cách (case forms) và ý nghĩa cách
(case meanings) của C. Fillmore (1968).
Lĩnh vực còn nhiều chỗ mơ hồ nhất là nội dung của bình diện thứ ba - bình diện “dụng pháp”, hay “tổ
chức phát ngôn”, “tôn ti phát ngôn”, “cấu trúc thông báo”,... Trong đó, chưa có tác giả nào vạch được 1
biên giới rạch ròi giữa những hiện tượng ngôn ngữ học thực sự và những hiện tượng phi ngôn ngữ học.
Ngoài ra, ở đây còn có những niệm như Đề (Theme) và Thuyết (Rheme) mà mọi người đều nhất trí
thừa nhận là trọng yếu đối với lý luận về ngôn ngữ và có tính cách phổ quát tuyệt đối (trong khi sự tồn
tại của những khái niệm cổ điển như chủ ngữvị ngữ chỉ có thể thấy có trong những loại hình ngôn
ngữ nhất định), nhưng lại được quan niệm theo nhiều cách khác nhau và được xếp vào những bình diện khác nhau của ngôn ngữ.
Dù sao thì việc sắp xếp cái trục Đề - Thuyết vào bình diện dụng pháp, bên cạnh những ý nghĩa do
tình huống và ngôn cảnh đóng góp vào nghĩa nguyên văn của câu cũng khiến cho ta phải băn khoăn.
Kết luận chung về tiếp cận hình thức và tiếp cận chức năng
Phần 3. Cách tiếp cận câu trong ngữ pháp chức năng và ngữ pháp truyền thống 11 lOMoAR cPSD| 41487147
Cũng phải thừa nhận rằng cách tiếp cận hình thức cũng có nhiều ưu điểm mà cách tiếp cận Chức
năng cũng khó có thể so sánh được, đó là sự phù ứng dành cho những vấn đề nội tại của ngôn ngữ, như
sự phù ứng (agreement), đề bạt (raising), kiểm định (control), sự phụ thuộc của từ để hỏi (WH-
dependence), những ràng buộc về cù lao (island constraints),... vốn là những vấn đề mà ngành ngôn
ngữ học máy tính hiện nay rất quan tâm.
Có thể nói cách tiếp cận hình thức đã đóng góp rất nhiều cho ngôn ngữ học máy tính và khoa học
nghiên cứu về tính thông minh nhân tạo.
Những nhà Tạo sinh luận cho rằng, xét về khía cạnh di truyền, năng lực sử dụng ngôn ngữ của con
người đã được lập trình trong bộ não. Họ đã so sánh bộ não với phần cứng của máy tính và so sánh các
quy tắc ngôn ngữ học làm nền tảng cho ngôn ngữ với phần mềm hay hệ điều hành. Bởi vì phần mềm là
vô hình với chúng ta, nên ta chỉ có thể nghiên cứu nó thông qua sản phẩm của nó là ngôn ngữ mà thôi.
Có một thực tế là có những cố gắng để các khuynh hướng, các cách tiếp cận khác nhau có thể
đến được với nhau, tận dụng ưu điểm của nhau. Ví dụ, Katz đã cố gắng xây dựng một lý thuyết rộng
lớn và thông dụng về lực ngôn trung trong khung lý thuyết ngữ pháp tạo sinh, bằng cách nghiên cứu
sự đóng góp của nghĩa câu vào hành động ngôn từ.
Xu hướng của ngữ pháp Chức năng là đề cao vai trò của nghĩa trong phân tích cú pháp, mặc dù
không coi nhẹ ưu điểm của cách tiếp cận hình thức. Và, cho rằng cách tiếp cận chức năng dựa vào
nghĩa có lẽ là cách tiếp cận thích hợp nhất để phân tích và miêu tả cú pháp của 1 ngôn ngữ đơn lập,
không biết hình như tiếng Việt.
Vận dụng nguyên tắc này không dễ dàng, vì về mặt triết học ngôn ngữ, câu hỏi “thế nào là nghĩa?”,
“Nghĩa là gì?” rất khó trả lời. Và không lý thuyết nào có thể tự mình làm thành một lý thuyết ngữ
nghĩa họcoàn diện và giàu sức giải thích thực tiễn.
Chỉ trong phạm vi câu, tình hĩnh cũng rất phức tạp, không dễ trả lời câu hỏi: câu nói của chúng ta
chuyển tải những nghĩa gì? Hai chục năm trở lại đây, những nghiên cứu có sự phân biệt, tuy không
phải lúc nào cũng rõ ràng giữa nghĩa miêu tả (descriptive meaning) và nghĩa phi miêu tả (no-des).
Vậy các nhà ngữ pháp học sẽ xử lý thế nào những vấn đề liên quan đến nghĩa của câu? → Ngữ
pháp học, ngôn ngữ học nói chung coi trọng miêu tả và về bản chất là 1 khoa học miêu tả. Ngữ pháp
tạo sinh cũng không chệch ra ngoài bản chất đó. Tuy nhiên, ở cái nhiệm vụ tưởng như dễ dàng nhất là
miêu tả cấu trúc của câu cũng như chứa nhiều khác biệt, đối lập giữa các nhà ngữ pháp.
Bởi lẽ, như đã nói ở trên đây, câu nói - đơn vị giao tiếp hiển nhiên nhất, được cú pháp lấy làm đơn vị
nghiên cứu cơ bản - lại là 1 đơn vị rất phức tạp về bản chất: có nhiều loại nội dung, nhiều loại nghĩa
được truyền đạt trong 1 câu, dưới hình thức này hay hình thức khác. Và chính điều này đã gây khó
khăn cho việc miêu tả cú pháp.
Bởi lẽ, chừng nào ta chưa thấu hiểu và bóc tách được những nội dung nào được truyền đạt trong câu
thì những nhãn hiệu cú pháp mà ta gán cho các thành tố cấu trúc câu sẽ khó lòng được thỏa đáng.
Các bình diện câu được tóm tắt ở 1 mức độ như sau: Nghĩa học Dụng học Kết học
Phần 3. Cách tiếp cận câu trong ngữ pháp chức năng và ngữ pháp truyền thống 12 lOMoAR cPSD| 41487147 Cấu trúc thông báo Cấu trúc
Chủ - vị / Đề - Thuyết Vị từ - Tham tố (Nêu - Báo / Đề - Thuyết) Đơn vị Câu Câu Phát ngôn Phân đoạn Câu thành Phân đoạn câu thành
các thành phần (chủ Tham tố - Vị từ - Tham Phân đoạn các thành phần (Nêu -
ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, tố Báo) trạng ngữ,...) Nghĩa của Câu do Nghĩa của câu do các
Câu được xét với tư cách các Từ gộp lại mà Mối quan hệ với
tham tố nghĩa tạo thành; Phát ngôn - Trong Ngôn thành; Câu được cô Nhưng Câu vẫn chưa
cảnh, gắn với nghĩa của ngôn cảnh lập, trừu xuất khỏi
được gắn với ngôn cảnh
người nói, ở hiện tại Ngôn cảnh Chú trọng đến Hình
Chú trọng đến bình diện Chú trọng đến Dụng Hướng tiếp cận thức và xuất phát từ Nghĩa và xuất phát từ
học, xuất phát từ hoàn Cú pháp hình thức Nghĩa cảnh sử dụng Tóm lại
(1) Ngữ pháp hình thức
Chú trọng đến bình diện Kết học, và xuất phát từ những tiêu chí hình thức, như lý thuyết thành phần
câu - phân đoạn câu thành những thành phần như Chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ,...
Xu hướng này không lý giải được thỏa mãn về các loại nghĩa ở bình diện Nghĩa của câu, về ý định của
người nói trong ngôn cảnh (dụng học).
(2) Ngữ pháp chức năng (Dik, Tesnière, Fillmore)
Chú trọng đến bình diện Nghĩa học, và xuất phát từ các cơ sở ngữ nghĩa để phân tích cú pháp, để làm
rõ các bình diện khác. Xu huưướng này dựa trên cấu trúc Vị từ - tham tố để lý giải câu, và coi Câu
được cấu thành bởi các tham tố nghĩa xoay quanh trung tâm là vị từ. Xu hướng này là một bước tiến
quan trọng, góp phần lý giải được bản chất của Câu.
Tuy nó lý giải được nhiều vấn đề ở bình diện nghĩa của câu nhưng chưa lý giải được nghĩa của người
nói
câu đó trong ngôn cảnh (Dụng học).
(3) Ngữ pháp chức năng (trường phái Praha)
Xét Câu trong mối quan hệ với thông tin người nói định truyền đạtngười nghe muốn tiếp nhận. Như
vậy, Câu được xem xét trong việc sử dụng, trong bình diện Dụng học, từ tư cách Phát ngôn (gắn với
ngôn cảnh và nghĩa của người nói).
Nói cách khác, câu không được phân đoạn dựa theo các tiêu chú hình thức và / hoặc ngữ nghĩa, mà
phân đoạn cấu trúc câu theo vị thế thông tin của các thành tố.
Cấu trúc câu được tiếp cận từ tư cách Cấu trúc thông báo - gồm 2 phần là Đề (Theme, Topic) và
Thuyết (Rheme, Comment), trong đó Đề là bộ phận biểu thị phần Nêu (cái đã biết, thông tin cũ) còn
Thuyết biểu thị phần Báo (cái chưa biết, thông tin mới).
Phần 3. Cách tiếp cận câu trong ngữ pháp chức năng và ngữ pháp truyền thống 13 lOMoAR cPSD| 41487147
Nêu - Báo là sự phân đoạn thông báo, được áp dụng cho từng phát ngôn cụ thể trong vị trí thực tại
của nó ở một văn bản cụ thể
.
Vì vậy, lý thuyết phân đoạn câu theo cấu trúc thông báo thường được gọi là Lý thuyết phân đoạn thực tại câu.
Khởi đầu cho hướng này là V. Mathesius và nhiều học giải khác của nhóm Praha. Tư tưởng của họ
về sự phân đoạn cấu trúc thực tại của câu đã được một số nhà nghiên cứu tiếp thu và phát triển theo
những hướng khác nhau
.
(Alisova 1971, Li & Thomson 1976, 81; J. Firbas (1966); S. Dik (1981); Dooley (1982);
Panfilov (1980); Trần Ngọc Thêm, Lý Toàn Thắng, Diệp Quang Ban, Cao Xuân Hạo, Lưu Vân Lăng,...).
Như vậy, khi tìm hiểu cách tiếp cận câu theo thuyết Phân đoạn
thực tại câu của trường phái Praha, thì cần phải hiểu những vấn đề trọng tâm, có
Điểm lại 1 số vấn đề cơ bản 1. Dụng học
Ngữ dụng học (Pragmatics) là 1 bộ môn ngôn ngữ học nghiên cứu cách sử dụng ngôn ngữ trong giao
tiếp, tức là cách sử dụng ngôn ngữ trong những ngôn cảnh cụ thể để đạt được những mục đích cụ thể.
Dụng học là cái đích cuối cùng của toàn bộ ngôn ngữ học.
Vì sau khi chúng ta đã phân tích ngữ pháp, ngữ nghĩa vẫn còn 1 số diện ý nghĩa chưa được chúng ta
phát hiện. Ví dụ, phân tích CÂU dưới đây ta thấy nếu chỉ phân tích ngữ pháp, ngữ nghĩa thì không thể
phát hiện hết các ý nghĩa trong các tình huống phát ngôn.
Hôm nay nó đã về thành phố.
Về Kết học (Trạng ngữ + Chủ ngữ + Vị ngữ), về Nghĩa học (Vai nghĩa + Vai nghĩa + Vị từ + Vai
nghĩa): chưa xác định được các yếu tố trong ngôn cảnh như là ai, thành phố nào, hôm nay là bao giờ;
đồng thời cũng chưa xác định được nghĩa của người nói ra câu này.
Câu này có thể được sử dụng trong những ngôn cảnh khác nhau, với những mục đích khác
nhau, ngụ ý khác nhau, nhiều chức năng khác nhau (tức trong những phát ngôn khác nhau).
Nó có thể là một Phát ngôn - với mục đích Phán đoán thông báo (trong ngôn cảnh: xác nhận 1 người
nào đó là ngoại phạm, nếu người đó bị kết tội phạm pháp ở nơi xa thành phố hôm nay).
Có thể là một Phát ngôn - cảnh báo (trong ngôn cảnh: 1 người đã phạm pháp ở thành phố, đang bị truy tìm).
2. Cấu trúc thông báo (cấu trúc thông tin)
Phần 3. Cách tiếp cận câu trong ngữ pháp chức năng và ngữ pháp truyền thống 14 lOMoAR cPSD| 41487147
Ngữ dụng học nghiên cứu nghĩa với tư cách là cái được thông báo bởi người nói (người viết) và là
cái được phân tích bởi người nghe (người đọc); Nó chú ý phân tích điều mà người nói muốn truyền
đạt
qua phát ngôn của họ hơn là cái mà tự thân các từ và các cú đoạn trong phát ngôn đó có thể có
.
Trong cái thông tin (được truyền đạt từ ý thức người nói đến ý thức người nghe) có 1 bộ phận mà
người nói cho là mới (đó là thông tin mà lần đầu tiên anh ta đưa ý thức người nghe - Báo) và một bộ
phận không phải là mới
(là thông tin mà cả người nói lẫn người nghe đều đã đoán định được trong lúc
phát ra câu nói ấy - Nêu).
Như thế, thông tin là một quá trình tương tác giữa Nêu - cái đã biết (có sẵn, có thể dự đoán) và Báo -
cái mới (không đoán trước được).
Ngôn cảnh quy định cấu trúc thông báo của phát ngôn. Vì vậy, muốn hiểu cấu trúc thông báo của
phát ngôn, trước hết phải hiểu thế nào là Nêu và Báo. Ví dụ:
A: Thủy viết gì đấy? → Thủy viết là Nêu - cái đã biết. B: Nó
viết thư. → Thư là Báo - cái mới.
Phân tích ví dụ sau để hiểu về cấu trúc thông báo
a. Hôm nay tôi sẽ sửa cái máy này.
b. Cái máy này tôi sẽ sửa hôm nay.
c. Tôi là người sẽ sửa cái máy này hôm nay.
d. Người sẽ sửa cái mày này hôm nay là tôi.
e. Sửa cái máy này là việc của tôi hôm nay.
f. Việc của tôi hôm nay là sửa cái máy này.
⇒ Có thể phân tích các câu này như sau:
Các câu trên phản ảnh một sự tình duy nhất, đó là mỗi câu đều có trung tâm sự tình (vị từ sửa) và 3
tham tố (cái máy này, người sửa là tôi, vào hôm nay).
Cấu trúc vị từ - tham tố giúp xác định được 6 câu trên có nghĩa Biểu hiện giống nhau (đều thể hiện 1 sự tình).
Tuy những câu trên có nghĩa biểu hiện giống nhau nhưng nội dung thông báo thì không giống nhau.
- Kết học chỉ xác định được hình thức (chủ - vị, đề - thuyết) của những câu trên;
- Nghĩa học chỉ xác định được điểm chung của những câu trên - đó là có cùng nghĩa biểu hiện.
⇒ Sự khác biệt còn lại về nghĩa phải nhờ đến Dụng học (cấu trúc thông báo). Trong ngôn
cảnh: khi nào anh sửa cái máy này? thì phát ngôn tương ứng sẽ là (a) Hôm nay tôi sẽ sửa cái máy này.
Phần Báo - cái mới (hôm nay) giúp xác định câu (a) khác với các câu còn lại (b, c, d, e, f).
Các câu còn lại có thể phân biệt theo cách tương tự.
Phần 3. Cách tiếp cận câu trong ngữ pháp chức năng và ngữ pháp truyền thống 15 lOMoAR cPSD| 41487147
Cấu trúc thông báo xác định câu với tư cách Phát ngôn - trong ngôn cảnh, phân đoạn Nêu -
Báo. Nhờ đó mà phân biệt được các nét nghĩa của câu, và xác định được nghĩa của người
nói trong khi sử dụng → Tác dụng của Phân đoạn thực tại. 3. Phát ngôn
Phát ngôn được phân chia theo cách tổ chức nội dung thông báo của nó trong 1 ngữ cảnh cụ thể -
gọi là Phân đoạn thực tại.
Phát ngôn là câu được xét trong 1 ngữ cảnh cụ thể, gắn với những yếu tố như: người nói, người
nghe, không gian, thời gian giao tiếp; Chỉ có Phát ngôn mới tồn tại trong thực tế.
Câu là phát ngôn đã được trừu xuất khỏi ngữ cảnh sử dụng nhằm mục đích nghiên cứu những đơn vị
và quy tắc khái quát, là một đơn vị được lắp đầy bằng các từ cụ thể, nhưng chưa trở thành một sự kiện
vật lý hay đối tượng tâm lý. Một câu có thể được thực hiện hóa bằng nhiều phát ngôn.
Theo cách phân đoạn này, Phát ngôn được chia làm 2 phần trong Cấu trúc thông báo: Phần Nêu
Báo, không tương ứng với cấu trúc cú pháp của Câu mà lệ thuộc vào ngữ cảnh phát ngôn cụ thể.
- Nêu: cái cũ, cá đã biết trước khi phát ngôn được nói ra.
- Báo: cái mới, thông tin mà người nói muốn đưa ra trong phát ngôn.
VD: Cùng một câu nhưng tùy theo ngôn cảnh cụ thể mà ta có những Phát ngôn với CTTB (Nêu/Báo) khác nhau. Ngày mai tôi đi Hà Nội.
Trong ngôn cảnh: Bao giờ anh đi Hà Nội? → phần Báo là ngày mai, phần Nêu là tôi đi Hà Nội.
Trong ngôn cảnh: Ngày mai ai đi Hà Nội? → phần Báo là Tôi, phần Nêu gồm những từ còn lại.
4. Đề - Thuyết & Cấu trúc thông báo
Ngữ pháp chức năng - Trường phái Praha coi câu như một thông điệp - được cấu tạo bởi 2 phần là
Đề - Thuyết (Theme + Rheme).
Ta có thể thấy rằng giữa CTTB và Cấu trúc Đề Thuyết có 1 mối quan hệ ngữ nghĩa chặt chẽ. Trong
những trường hợp thông thường thì người ta sẽ chọn cái cho sẵn làm phần Đề của câu và cái mới làm phần Thuyết
.
Tuy vậy, CTTB và cấu trúc Đề Thuyết không phải là một. Trong ngôn ngữ này 2 cấu trúc có thể
trùng nhau, và trong ngôn ngữ khác thì có thể không nhưng bản chất 2 cấu trúc này là khác nhau.
Cao Xuân Hạo (1991) cho rằng
Việc đồng nhất cấu trúc Đề - Thuyết với cấu trúc thông báo “may ra chỉ có thể chấp nhận được cho
những ngôn ngữ quy chế hóa sự khác biệt giữa Đề và Chủ ngữ nhưng lại không có sự phân biệt đề và cái cho sẵn”.
Phần 3. Cách tiếp cận câu trong ngữ pháp chức năng và ngữ pháp truyền thống 16 lOMoAR cPSD| 41487147
Còn “trong các ngôn ngữ mang cấu trúc cú pháp cơ bản của câu trực tiếp phản ánh cấu trúc logic
ngôn từ
(như tiếng Hán, tiếng Việt), cấu trúc thông báo và cấu trúc đề - thuyết phân biệt nhau rất rõ”.
Trong tiếng Việt, cấu trúc đề - thuyết với tư cách là cấu trúc cú pháp của câu, luôn “chia hết câu thành
2 phần”. Những Phương tiện hình thức chủ yếu dùng để thể hiện cấu trúc Đề Thuyết là Trật tự của từ
ngữ
, những tác tử phân giới (thì, là, mà), và những yếu tố phụ trợ đánh dấu Đề và Thuyết.
Trong CTTB: phần Báo ‘ “thông tin mới” có thể là hết cả câu, hoặc 1 phần bất kỳ (đôi khi 1 từ làm bổ
ngữ hay định ngữ), hoặc 2 phần cách nhau trong câu (chẳng hạn như khi trả lời 1 câu hỏi như “ai đánh ai?”).
Còn phương tiện đánh dấu CTTB chủ yếu là cách phân bố trọng âm cường điệu trong câu.
CTTB có thể có những ảnh hưởng quan trọng đối với cấu trúc của câu. Nó gây áp lực đối với việc
lựa chọn cấu trúc Đề Thuyết của câu.
Vì cùng 1 phát ngôn với cùng 1 cấu trúc cú pháp và cấu trúc từ vựng - ngữ nghĩa, nhưng tùy ý định
của người nói (người viết) trong những tình huống giao tiếp cụ thể mà cấu trúc thông báo của nó khác nhau.
Cao Xuân Hạo cũng đã vận dụng quan điểm của ngữ pháp chức năng để miêu tả tiếng Việt, và xác định:
Đề - Thuyết thuộc bình diện Kết học. Đề gồm Ngoại đề và Nội đề. Ngoại đề
Đứng ở ngoài cấu trúc cú pháp của câu, không có chức năng cú pháp bình thường nào trong câu. Ví
dụ: Anh Nam ấy à? Tôi vừa gặp anh ấy ở xưởng xong. Nội đề
Tác giả phân biệt Khung Đề và Chủ đề
Khung Đề là phần câu nêu rõ những điều kiện làm thành cái khung về cảnh huống thời gian, không
gian, trong đó điều được nói ở phần thuyết có hiệu lực (tr. 82)
Chủ Đề là phần câu chỉ các đối tượng được nói đến trong phần Thuyết, các chủ đề của sự nhận định (tr. 82)
2. Phân chia theo cách tiếp cận
Cách tiếp cận hình thức và cách tiếp cận chức năng.
Tiếp cận cú pháp theo mô hình hình thức Ngữ
pháp Phân bố (Boomfield,...)
Ngữ pháp Tạo sinh (Chomsky,...)
Tiếp cận cú pháp theo mô hình chức năng
Ngữ pháp Chức năng (Dik, Valin, Tesniere, Fillmore,...)
Ngữ pháp Chức năng hệ thống (Halliday, Martin,...)
Lý thuyết tiếp cận theo hình thức
Phần 3. Cách tiếp cận câu trong ngữ pháp chức năng và ngữ pháp truyền thống 17 lOMoAR cPSD| 41487147
Ngữ pháp Phân bố (Boomfiled,...) và Ngữ pháp tạo sinh (Chomsky,...)
Cách tiếp cận hình thức (formal approach)
Những khuynh hướng không thừa nhận hoặc coi nhẹ vai trò của nghĩa trong phân tích, miêu tả cú
pháp gọi chung là cách tiếp cận hình thức.
Ngôn ngữ học miêu tả Mỹ nửa đầu TK 20 nổi lên như 1 trong những xu hướng bài nghĩa mạnh nhất.
Bloomfield (1935) cho rằng nghĩa không thể được nghiên cứu 1 cách khoa học. Nghiên cứu ngôn ngữ
phải luôn được bắt đầu từ dạng thức ngữ âm chứ không phải bắt đầu từ nghĩa.
Harris (1951) cho rằng nghĩa không bao giờ được dùng như 1 tiêu chí tin cậy để phân đoạn hình
vị ngang với những tiêu chí hình thức.
Firth (1950) nhận xét: 1 số nhà ngữ học hàng đầu cho rằng có thể loại bỏ những gì gọi là ngữ
nghĩa ra khỏi lĩnh vực ngôn ngữ học.
Chomsky là đại diện nổi tiếng nhất của cách tiếp cận hình thức, với lý thuyết ngữ pháp tạo sinh
(Generative Grammar) như 1 cuộc cách mạng trong ngôn ngữ học.
Với ngữ pháp cải biến - tạo sinh (1957, 1965), qua nhiều thay đổi (ngữ pháp chi phối và ràng buộc
1983, tối thiểu luận 1993) là đại diện cho cách tiếp cận hình thức đối với phân tích và miêu tả cú pháp.
Đối với cách tiếp cận này, ngôn ngữ được xem là 1 đối tượng trừu tượng, gồm 1 tập hợp các câu, và
ngữ pháp trước hết được hiểu như là cố gắng để đặc trưng hóa đối tượng này dưới dạng các quy tắc
hình thức cú pháp độc lập đối với nghĩa và cách sử dụng.
Ông phê phán mô hình cấu trúc ngữ đoạn trong nghiên cứu cú pháp vốn dựa trên cách phân tích của
ngữ pháp thành tố trực tiếp. Ông cho rằng mô hình này không giải thích được sự khác biệt trong cách
hiểu những câu lưỡng nghĩa. Mô hình của Chomsky có nhiều ưu thế hơn mô ình cấu trúc ngữ đoạn vì
nó cho thấy sự khác biệt trong cấu trúc sâu của những câu mà cấu trúc bề mặt có vẻ giống nhau.
Mô hình ngữ pháp cải biến của Chomsky dè dặt với nghĩa. Ông cho rằng cú pháp có tính tự trị (tức
độc lập với nghĩa), và ngữ pháp của ông phải đảm bảo cho việc tạo ra cũng như thừa nhận những câu
bất khả chấp về ngữ nghĩa nhưng đúng ngữ pháp. Sau này, ông điều chỉnh, phát triển lý thuyết ở dạng
lý thuyết chi phối và ràng buộc (Governing and Binding Theory) hay Tối thiểu luận (Minimalist
Approach) thì quan điểm cho rằng cú pháp có tính tự trị vẫn được bảo lưu.
Tính tự trị của cú pháp còn được Chomsky và môn đệ của ông chứng minh qua quá trình thụ đắc ngôn
ngữ của trẻ em, theo đó, trẻ em có tri thức đặc biệt về cú pháp cùng với tri thức về ngữ nghĩa, và khi 2
loại tri thức này xung đột với nhau thì tri thức về ngữ nghĩa không thể tự động được coi là quan trọng
hơn tri thức về cú pháp. Và trong bản thân cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ nhân loại có thứ cần phải
học nhưng có thứ là bẩm sinh, không cần học.
Trong quá trình thụ đắc tiếng mẹ đẻ, trẻ em chỉ cần cố gắng tối thiểu là đã có thể đạt được hiệu quả tối
đa. Con người được thừa hưởng một ngữ pháp phổ quát (UG), vậy nên, nhiệm vụ của đứa trẻ khi thụ
đắc cấu trúc ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ chỉ đơn giản là thiết chế hóa tham số. Đây là bằng chứng quan
trọng mà ông nêu ra để chứng minh cho sự tồn tại của UG, mang tính bẩm sinh, được di truyền nói
chung và sự tự trị của cú pháp đối với ngữ nghĩa và cách sử dụng nói riêng. Universal Grammar bao gồm
Một tập hợp các nguyên tắc phổ quát về cấu trúc ngữ pháp.
Phần 3. Cách tiếp cận câu trong ngữ pháp chức năng và ngữ pháp truyền thống 18 lOMoAR cPSD| 41487147
Một tập hợp các tham số về cấu trúc, chế định nghiêm ngặt phạm vi các biến thể cấu trúc được phép
có trong ngôn ngữ tự nhiên (có thể giới hạn phạm vi các biến thể, quy chúng về 1 chuỗi lạ chọn - hoặc thế này hoặc thế kia).
Với cách tiếp cận hình thức, cú pháp trước hết được xem là các quy tắc nội tại của tổ chức ngôn ngữ,
“võ đoán” với nghĩa và cách sử dụng. Chỉ sau khi hệ thống các quy tắc này được thiết lập, tức các nhà
nghiên cứu có được các kết cấu cú pháp trừu tượng này thì mới đặt vấn đề nghiên cứu ý nghĩa của các
cấu trúc cú pháp trừu tượng này cũng như cách sử dụng chúng trong thực tế. Nói cách khác, nếu đối
chiếu với 3 bình diện của ký hiệu thì cú pháp hay kết học được ưu tiên về mặt phương pháp luận so
với nghĩa học và nghĩa học được ưu tiên so với dụng học.
Lý thuyết tiếp cận theo chức năng
Bao gồm Ngữ pháp chức năng - functional grammar (Dil, Valin, Tesniere, Fillmore,...) và Ngữ
pháp chức năng hệ thống - Systemic functional grammar
(Halliday, Martin,...)
Cách tiếp cận chức năng (Functional approach)
Với cách tiếp cận này, trước hết ngôn ngữ được xem như 1 công cụ tương tác xã hội, mục đích tối
hậu là thiết lập mối quan hệ giữa người và người để tổ chức xã hội. Những người theo quan điểm chức
năng đặt nhiệm vụ hàng đầu là khám phá tính chất công cụ của ngôn ngữ như ở dạng nó được sử dụng
trong giao tiếp, họ ưu tiên chức năng giao tiếp, cố gắng giải thích mọi biểu hiện của ngôn ngữ như là
phương tiện để biểu nghĩa, để thực hiện chức năng nào đó trong giao tiếp
.
Theo Dik, tương tác bằng lời, tức tương tác xã hội bằng phương tiện ngôn ngữ, là 1 hình thức hoạt
động hợp tác có cấu trúc, theo nghĩa nó bị chi phối bởi các quy tắc, tiêu chuẩn hoặc quy ước mang tính xã hội.
Những quy tắc này cùng thiết lập nên cái hệ thống làm nền tảng cho việc tương tác bằng lười. Các
công cụ được dùng trong các hoạt động hợp tác có cấu trúc này, tức các biểu thức ngôn ngữ được hiển
thị ở dạng phát ngôn, tự nó là được cấu trúc, tức là bị chi phối bởi những quy tắc cùng thiết lập nên hệ thống ngôn ngữ.
Lý thuyết hành động ngôn từ có ảnh hưởng sâu sắc đến cách tiếp cận chức năng.
Theo quan điểm chức năng, NNH phải xử lý 2 hệ thống quy tắc, về bản chất, cả hai đều mang tính xã hội:
(1) Các quy tắc chi phối hoạt động tương tác bằng lời với tư cách là 1 hình thức hoạt động hợp
tác. Đây là cách quy tắc dụng học.
(2) Các quy ătcs chi phối những biểu thức NNH có cấu trúc được sử dụng với tư cách là công cụ
trong hoạt động này. Đây là các quy tắc nghĩa học, cú pháp và ngữ âm học.
Bởi vì những quy tắc loại (2) được coi là công cụ xét theo các mục đích giao tiếp của tương tác bằng
lời cho nên luận điểm cơ bản của cách tiếp cận chức năng là: ngôn ngữ cần được miêu tả, trong chừng
mức cao nhất có thể, chiếu theo những yêu cầu dụng học của sự tương tác bằng lời. Các mô hình của
ngữ pháp chức năng cần được đánh giá ở cả 3 tiêu chí thảo đáng sau đây
:
(1) Thỏa đáng dụng học: Dik cho rằng ngữ pháp chức năng phải tương thích với dụng học, với
cách thức mà chúng được dùng, gắn chúng với các quy tắc chi phối sự tương tác bằng lời. Với
sự thỏa đáng dụng học, có thể nói bất kỳ yếu tố nào hiện diện trong câu cũng đều mang nghĩa,
Phần 3. Cách tiếp cận câu trong ngữ pháp chức năng và ngữ pháp truyền thống 19 lOMoAR cPSD| 41487147
đều thực hiện 1 chức năng nào đó.
(2) Thỏa đáng tâm lý học: Ngữ pháp chức năng nhắm đến thỏa đáng tâm lý học theo cái nghĩa
nó phải tương thích gần gũi ở mứv cao nhất với các mô hình tâm lý về ngữ năng và cách hành
xử ngôn ngữ. Theo Dik, có thể đạt được, nếu ta nhận thức ngữ pháp như là 1 kiến trúc 3 phần,
gồm (i) một mô hình sản sinh (tạo lập); (ii) một mô hình lý thuyết giải (phân tích); (iii) một kho
lưu trưc những yếu tố và nguyên tắc được sử dụng ở (i) và (ii).
(3) Tính thỏa đáng loại hình học: Ngữ pháp chức năng có thể cung cấp ngữ pháp cho những
ngôn ngữ khác nhau về loại hình, đồng thời có thể giải thích 1 cách có hệ thống những tương
đồng và dị biệt giữa các ngôn ngữ này. Bảng tổng kết sau cung cấp cái nhìn tổng quát về sự khác
biệt giữa cách tiếp cận hình thức và cách tiếp cận chức năng.
3. Những tiền đề phân tích cú pháp
Tiền đề 1: Các loại hình cấu trúc cú pháp
Thoạt đầu, nhiều ngôn ngữ có cấu trúc cú pháp là cấu trúc đề thuyết (chủ ngữ logic).
Cấu trúc cú pháp trong ngôn ngữ Ấn - Âu sâu này chuyển thành cấu trúc chủ - vị (chủ ngữ ngữ
pháp: chủ ngữ là danh cách + V được chia).
Cấu trúc cú pháp trong ngôn ngữ không biến hình (như tiếng Việt) là cấu trúc đề thuyết.
Phần 2. Sơ lược về các trường phái Ngôn ngữ học
Các cách phân chia: theo giai đoạn, theo thứ tự, theo cách tiếp cận.
Lý thuyết có ảnh hưởng nhất: lý thuyết tiếp tiếp cận theo hình thức, lý thuyết tiếp cận theo chức năng.
1. Phân chia theo giai đoạn
1.1 Cổ điển (1913 - 1957)
Trường phái Praha → ảnh hưởng đến ngày nay. Trường phái Đan Mạch; Trường phái London;
Trường phái miêu tả Mỹ. 1.2 Hiện đại
Chủ nghĩa tạo sinh (Generativism: 1957 - 1970);
Chủ nghĩa hậu tạo sinh (Post-generativism: 1970 - nay); Chủ nghĩa chức năng (Functionalism).
2. Phân chia theo thứ tự
Phần 3. Cách tiếp cận câu trong ngữ pháp chức năng và ngữ pháp truyền thống 20 lOMoAR cPSD| 41487147
1. Trường phái ngôn ngữ học miêu tả Mỹ (Descriptive linguistics)
Nhánh: gồm Boomfield và những người kế tục như Tager, Harris, Block.
Nhánh - trường phái ngôn ngữ học miêu tả Mỹ (Enn-Arbor, Pike, Nida, Friz). Nhánh - phân tích
cải biến với Chomsky, Lees,...
Nói tới trường phái NNH miêu tả Mỹ, với phương pháp phân bố, là nói tới sự khác biệt giữa sự
phát triển của chủ nghĩa cấu trúc ở châu Âu và châu Mỹ. Phương pháp phân bố đã có tiếng vang rộng
khắp và đã từng chi phối nửa thế giới bên kia đại tây dương những năm 40-50 ở TK 20.
Ngôn ngữ học miêu tả là 1 trong những khuynh hướng lớn của NNH cấu trúc, xuất hiện ở Mỹ
những năm 30-50 của TK 20, với những người khai sinh ra nó là Boas (1858 - 1942), Sapir
(1884 - 1939), Bloomfield (1887 - 1949). Trong đó, chịu ảnh hưởng trực tiếp, có nền tảng nảy
sinh từ quan điểm lý thuyết của Bloomfield - ảnh hưởng trực tiếp từ các thành tựu trong khoa
học tự nhiên và tâm lý học hành vi Mỹ.
Hiện nay có thể chia ngôn ngữ học Mỹ ra ba chi phái.
Trường phái miêu tả Mỹ và phương pháp phân bố (Chủ nghĩa cấu trúc ở Mỹ có màu sắc riêng).
Mở đầu cho trường phái miêu tả Mỹ và phương pháp phân bố là công trình nổi tiếng Language
(1933) của Bloomfield. Những người kế tục như Harris, Pike, Well, Hockett,... đã có những đóng góp đáng kể.
Ý nghĩa chỉ không được coi là đối tượng nghiên cứu, nhưng được sử dụng như 1 phép thử, 1
tiêu chí khu biệt để xác định các yếu tố của ngôn ngữ.
2. Trường phái ngữ vị học Copenhagen - Đan Mạch
Trường phái Copenhagen, lý thuyết ngữ vị học của Hjelmslev, 1 lý thuyết cấu trúc thuần túy, táo
bạo, một thứ đại số học, có thể dùng làm mô hình miêu tả cho tất cả các ngôn ngữ tự nhiên và
nhân tạo. Hjelmslev trung thành với quan điểm của Saussure.
Cùng hoạt động theo trường phái ngữ vị học Đan Mạch có Hans J. Uldall (1907
- 1957), Viggo Brondal (1887 - 1942) và 1 số nhà ngôn ngữ học khác. Nhưng người khởi xướng
và xây dựng Cơ sở lý luận cho trường phái này là L. Hjelmslev
(1899 - 1965). Số lượng những
nhà ngôn ngữ học theo trường phái ngôn ngữ học này không nhiều lắm; ngoài ra giữa họ còn có
những sự bất đồng rất rõ về
lý thuyết. Vì vậy, hiện nay, không thể nói ngữ vị học là lý thuyết đã được hình thành trọn vẹn.
3. Trường phái cấu trúc - chức năng
(-) Khuynh hướng cấu trúc: khuynh hướng mạnh nhất trong ngôn ngữ học đầu thế kỷ XX là
chủ nghĩa cấu trúc. Nó xuất phát trực tiếp từ học thuyết của F. De Saussure được trình bày
trong Giáo trình ngôn ngữ học đại cương của ông. Tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa cấu trúc là:
- Coi ngôn ngữ như 1 kết cấu, 1 thể toàn vẹn, chặt chẽ của các yếu tố khác nhau. Nhiệm vụ hàng
đầu của ngôn ngữ học là nghiên cứu “các mối quan hệ” giữa các yếu tố ngôn ngữ.
Phần 3. Cách tiếp cận câu trong ngữ pháp chức năng và ngữ pháp truyền thống 21 lOMoAR cPSD| 41487147
- Ngôn ngữ học cấu trúc phân biệt rạch ròi “ngôn ngữ” và “lời nói”, “đồng đại” và “lịch đại”.
Nhiều phương pháp nghiên cứu mới và độc đáo đã được áp dụng phép đối lập, phép phân bố,
phép chuyển hóa, phép phân tích thành tố trực tiếp, phép thay thế,... Thậm chí, ngôn ngữ học
cấu trúc vận dụng cả các phương pháp của các khoa học chính xác khác.
(+) Các trường phái cấu trúc luận kế tiếp nhau đã thực sự tạo ra những chuyển biến phi thường
trong việc xây dựng các luận thuyết để miêu tả thực tiễn ngôn ngữ. Saussure được coi là người
khai sinh nền ngôn ngữ học hiện đại
. Giáo trình NNH đại cương (1906) là những suy nghĩ sâu
sắc về NNH, tuy chưa phải là tư tưởng hoàn chỉnh, song, nó mở ra chân trời rộng, tầm nhìn bao
quát cho khoa học về ngôn ngữ, cũng như những mâu thuẫn nội tại của nó. Nó tạo ra sự thảo luận
sôi nổi đến ngày nay, các hớng nghiên cứu đầu thế kỷ.
Học thuyết Saussure trở thành tiền đề cho 1 loạt công trình nghiên cứu
tiếp tục phát huy tư tưởng cấu trúc luận - một học thuyết thống trị NNH quá nửa đầu TK 20 ở
phương Tây. Những phát triển đa dạng của chủ nghĩa cấu trúc bao gồm trường phái chức năng
Praha, trường phái ngữ vị học Copenhagen, trường phái miêu tả Mỹ, và một phần nào đó của
Ngữ pháp tạo sinh
...

4. Trường phái Tạo sinh và Hậu tạo sinh
Ngữ pháp tạo sinh: Noam Chomsky vốn xuất thân từ trường phái miêu tả Mỹ đã sớm nhận
thấy những hạn chế của chủ nghĩa cấu trúc hình thức, nên đã mạnh dạn vận dụng phương pháp
logic toán học vào phân tích ngôn ngữ, mở đầu cho 1 khuynh hướng nghiên cứu mới: Ngữ
pháp tạo sinh
, như 1 cuộc cách mạng thứ 2 trong NNH. Ngữ pháp tạo sinh đưa ra nhiều thủ
pháp và thuật ngữ mới, vận dụng chúng khá thành công trong phân tích cú pháp, hơn hẳn
phương pháp phân bố trước kia.
Ngữ pháp tạo sinh của Choomsky - Vào cuối những năm 50 của TK 20, trường pháp miêu tả
Mỹ đã phải nhường vai trò ngự trị cho Ngữ pháp tạo sinh của Chomsky. Ngữ pháp tạo sinh là sự
phản ứng lại cái khung chật hẹp của chủ nghĩa cấu trúc hình thức. Nó đi vào cơ cấu tâm lý của 1
người nói lý tưởng, và mở ra 1 lĩnh vực nghiên cứu mới đầy hấp dẫn.
5. Trường phái Chức năng
Dik, Fillmore, Valin, Tesniere, Halliday, Martin,...
Chủ nghĩa chức năng hiện đại được bắt đầu từ những năm 1970 khi NNH đã chịu rất nhiều
ảnh hưởng từ tạo sinh luận. Sau chủ nghĩa cấu trúc, người ta hi vọng rất nhiều ở Noam
Chomsky vì trong lý thuyết tạo sinh luận, làn đầu tiên có chế sản sinh của ngôn ngữ đã được
giải thích khá tường tận và thuyết phục: sự sản sinh của ngôn ngữ là vô tận để đáp ứng sự vô tận
về các nhu cầu giao tiếp rất khác nhau của xã hội loài người. Và, về bản chất thì ngôn ngữ loài
người có rất nhiều điểm chung nhau.
Nhưng, giới ngôn ngữ học rồi cũng nhanh chóng bị thất vọng về chủ nghĩa tạo sinh vì bên cạnh
những đặc điểm về tâm lý ngôn ngữ học thì ngôn ngữ còn là 1 thực thể chịu tác động của rất
nhiều nhân tố trong môi trườngxã hội hay các đặc trưng xã hội và chủng tộc. Chính vì vậy, rất dễ
hiểu là vì sao chủ nghĩa chức năng phải ra đời mà không đi tiếp con đường mà chủ nghĩa tạo sinh đã khai phá
.
Phần 3. Cách tiếp cận câu trong ngữ pháp chức năng và ngữ pháp truyền thống 22 lOMoAR cPSD| 41487147
Từ những năm 1970 trở lại đây, trong giới ngôn ngữ học xuất hiện nhiều công trình nghiên
cứu về bản chất của giao tiếp trong xã hội loài người và nhấn mạnh khía cạnh chức năng của
ngôn ngữ. Đó là thời kỳ của sự xuất hiện các khuynh hướng ngữ pháp chức năng của Dik,
Halliday, J. Lyons; ngữ dụng học của Austin, Seark, Levinson; ngôn ngữ học xã hội của
Hymes, Trudgill, Lakoff,...
Đặc điểm nghiên cứu ngôn ngữ hiện đại là sự nới rộng về không gian và thời gian cũng như các
điều kiện giao tiếp của 1 hành vi nói năng. Do khuynh hướng tự nhiên hóa sự giao tiếp của con
người mà đối tượng ngôn ngữ không dừng lại ở phát ngôn riêng lẻ nữa mà là các chuẩn phát
ngôn khác nhau trong 1 diễn ngôn nhằm thực hiện các mục đích và ý định của người nói.
Không gian để nhúng (embed) các chuỗi phát ngôn này trong hiện thực không còn là các không
gian do nhà ngôn ngữ học giả định nữa (1 người nói, 1 người nghe, 1 mã giao tiếp) mà là không
gian với đầy đủ tính hiện thức của nó, gọi là chu cảnh giao tiếp xã hội: đặc điểm giới tính, tâm
lý, nghề nghiệp, hôn nhân của người nói; các điều kiện để tiến hành giao tiếp thuận lợi và không
thuận lợi; các điều kiện để giao tiếp bằng lời biến thành các hành động xã hội (social actions) và
hành vi xã hội (social behavious). Vì thế, từ những năm 1970 đã rộ lên phong trào nghiên cứu
văn bản và nghiên cứu diễn ngôn.
6. Trường phái Praha
Là trường phái có tầm ảnh hưởng lớn nhất cho đến nay.
Được thành lập năm 1926 ở Tiệp Khắc (này là cộng hòa Séc) do sáng kiến của V. Mathesius.
Nhóm đã tập hợp nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ và ngữ văn ọc Slavơ và Giécma, như B
Havranéc, J. Mukarzhovsky, J. Vachek, B. Trnka, L. Novak, V. Skalichka, K. Horanek... các nhà
ngôn ngữ học Nga như N. S.Trubetzkoy, R. Jacobson và S.O. Karsevsky. Nhóm ngôn ngữ học
Praha chấm dứt hoạt động vào năm 1953.
Luận thuyết về âm vị học của trường phái Praha mở đầu cho trào lưu vận dụng phương pháp
cấu trúc trong hình thái học, ngữ nghĩa học, cú pháp học,... và NNH cấu trúc trở thành khuynh
hướng chủ đạo với nhiều màu sắc khác nhau, trong các trường phái NNH phương Tây nửa đầu TK 20.
Nhiệm vụ thứ ba, nghiên cứu các phương thức tuyến tính (còn gọi là phương thức ngữ đoạn -
syntagmatique). Theo Những luận điểm của nhóm ngôn ngữ học Praha, kết hợp từ là kết quả
của hoạt động tuyến tính của ngôn ngữ. Hoạt động tuyến tính chủ yếu là hoạt động tạo vị ngữ.
Do vậy, cú pháp học chức năng trước hết nghiên cứu các kiểu vị ngữ có tính đến chức năng và
hình thái của chủ ngữ. Cương lĩnh Những luận điểm của nhóm ngôn ngữ học Praha cũng đề cập
đến sự phân đoạn câu thành đề (thème) và thuyết (rhème) và cho rằng chức năng của chủ ngữ
được làm sáng tỏ nhờ sự so sánh cấu trúc chủ ngữ/vị ngữ với cấu trúc đề/thuyết.
Như đã trình bày ở trên, F. de Saussure đã phân tách những cặp đối lập cơ bản trong ngôn ngữ và
tuyệt đối hóa sự đối lập đó. Trường phái ngôn ngữ học miêu tả, trường phái ngữ vị học xây
dựng học thuyết của mình trên cơ sở tuyệt đối hóa đó, đặc biệt là trên những kết luận về những
mặt tiêu cực về hệ thống ngôn ngữ. Trường phái Praha không phủ định những mặt tích cực
trong những cặp đối lập mà F. de Saussure đã phát hiện ra, song còn cố gắng tìm ra tính thống
nhất giữa các mặt tiêu cực và tích cực này.
F. de Saussure không quên chức năng xã hội - chức năng giao tiếp - của ngôn ngữ, song ông
Phần 3. Cách tiếp cận câu trong ngữ pháp chức năng và ngữ pháp truyền thống 23 lOMoAR cPSD| 41487147
không đưa ra từ chức năng này những hệ quả về phương pháp luận. Các nhà ngôn ngữ học
Praha không những tiếp nhận luận điểm về tính hệ thống của ngôn ngữ mà con nhấn mạnh chức
năng giao tiếp của hệ thống và xây dựng học thuyết của mình trên mối quan hệ hệ thống - chức
năng. Do vậy, trường phái ngôn ngữ học Praha được gọi là trường phái cấu trúc - chức
năng luận
(gọi tắt là trường phái ngôn ngữ học chức năng).
3. Phân chia theo cách tiếp cận
Cách tiếp cận hình thức và cách tiếp cận chức năng.
Tiếp cận cú pháp theo mô hình hình thức Ngữ
pháp Phân bố (Boomfield,...)
Ngữ pháp Tạo sinh (Chomsky,...)
Tiếp cận cú pháp theo mô hình chức năng
Ngữ pháp Chức năng (Dik, Valin, Tesniere, Fillmore,...) Ngữ pháp
Chức năng hệ thống (Halliday, Martin,...)
Lý thuyết tiếp cận theo hình thức
Ngữ pháp Phân bố (Boomfiled,...) và Ngữ pháp tạo sinh (Chomsky,...)
Cách tiếp cận hình thức (formal approach)
Những khuynh hướng không thừa nhận hoặc coi nhẹ vai trò của nghĩa trong phân tích, miêu tả cú
pháp gọi chung là cách tiếp cận hình thức.
Ngôn ngữ học miêu tả Mỹ nửa đầu TK 20 nổi lên như 1 trong những xu hướng bài nghĩa mạnh nhất.
Bloomfield (1935) cho rằng nghĩa không thể được nghiên cứu 1 cách khoa học. Nghiên cứu ngôn ngữ
phải luôn được bắt đầu từ dạng thức ngữ âm chứ không phải bắt đầu từ nghĩa.
Harris (1951) cho rằng nghĩa không bao giờ được dùng như 1 tiêu chí tin cậy để phân đoạn hình
vị ngang với những tiêu chí hình thức.
Firth (1950) nhận xét: 1 số nhà ngữ học hàng đầu cho rằng có thể loại bỏ những gì gọi là ngữ
nghĩa ra khỏi lĩnh vực ngôn ngữ học.
Chomsky là đại diện nổi tiếng nhất của cách tiếp cận hình thức, với lý thuyết ngữ pháp tạo sinh
(Generative Grammar) như 1 cuộc cách mạng trong ngôn ngữ học.
Với ngữ pháp cải biến - tạo sinh (1957, 1965), qua nhiều thay đổi (ngữ pháp chi phối và ràng buộc
1983, tối thiểu luận 1993) là đại diện cho cách tiếp cận hình thức đối với phân tích và miêu tả cú pháp.
Đối với cách tiếp cận này, ngôn ngữ được xem là 1 đối tượng trừu tượng, gồm 1 tập hợp các câu, và
ngữ pháp trước hết được hiểu như là cố gắng để đặc trưng hóa đối tượng này dưới dạng các quy tắc
hình thức cú pháp độc lập đối với nghĩa và cách sử dụng.
Ông phê phán mô hình cấu trúc ngữ đoạn trong nghiên cứu cú pháp vốn dựa trên cách phân tích của
ngữ pháp thành tố trực tiếp. Ông cho rằng mô hình này không giải thích được sự khác biệt trong cách
hiểu những câu lưỡng nghĩa. Mô hình của Chomsky có nhiều ưu thế hơn mô ình cấu trúc ngữ đoạn vì
nó cho thấy sự khác biệt trong cấu trúc sâu của những câu mà cấu trúc bề mặt có vẻ giống nhau.
Phần 3. Cách tiếp cận câu trong ngữ pháp chức năng và ngữ pháp truyền thống 24 lOMoAR cPSD| 41487147
Mô hình ngữ pháp cải biến của Chomsky dè dặt với nghĩa. Ông cho rằng cú pháp có tính tự trị (tức độc
lập với nghĩa), và ngữ pháp của ông phải đảm bảo cho việc tạo ra cũng như thừa nhận những câu bất
khả chấp về ngữ nghĩa nhưng đúng ngữ pháp. Sau này, ông điều chỉnh, phát triển lý thuyết ở dạng
thuyết chi phối và ràng buộc
(Governing and Binding Theory) hay Tối thiểu luận (Minimalist
Approach) thì quan điểm cho rằng cú pháp có tính tự trị vẫn được bảo lưu.
Tính tự trị của cú pháp còn được Chomsky và môn đệ của ông chứng minh qua quá trình thụ đắc ngôn
ngữ của trẻ em, theo đó, trẻ em có tri thức đặc biệt về cú pháp cùng với tri thức về ngữ nghĩa, và khi 2
loại tri thức này xung đột với nhau thì tri thức về ngữ nghĩa không thể tự động được coi là quan trọng
hơn tri thức về cú pháp. Và trong bản thân cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ nhân loại có thứ cần phải
học nhưng có thứ là bẩm sinh, không cần học.
Trong quá trình thụ đắc tiếng mẹ đẻ, trẻ em chỉ cần cố gắng tối thiểu là đã có thể đạt được hiệu quả tối
đa. Con người được thừa hưởng một ngữ pháp phổ quát (UG), vậy nên, nhiệm vụ của đứa trẻ khi thụ
đắc cấu trúc ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ chỉ đơn giản là thiết chế hóa tham số. Đây là bằng chứng quan
trọng mà ông nêu ra để chứng minh cho sự tồn tại của UG, mang tính bẩm sinh, được di truyền nói
chung và sự tự trị của cú pháp đối với ngữ nghĩa và cách sử dụng nói riêng. Universal Grammar bao gồm
Một tập hợp các nguyên tắc phổ quát về cấu trúc ngữ pháp.
Một tập hợp các tham số về cấu trúc, chế định nghiêm ngặt phạm vi các biến thể cấu trúc được phép
có trong ngôn ngữ tự nhiên (có thể giới hạn phạm vi các biến thể, quy chúng về 1 chuỗi lạ chọn - hoặc thế này hoặc thế kia).
Với cách tiếp cận hình thức, cú pháp trước hết được xem là các quy tắc nội tại của tổ chức ngôn ngữ,
“võ đoán” với nghĩa và cách sử dụng. Chỉ sau khi hệ thống các quy tắc này được thiết lập, tức các
nhà nghiên cứu có được các kết cấu cú pháp trừu tượng này thì mới đặt vấn đề nghiên cứu ý nghĩa
của các cấu trúc cú pháp trừu tượng này cũng như cách sử dụng chúng trong thực tế. Nói cách khác,
nếu đối chiếu với 3 bình diện của ký hiệu thì cú pháp hay kết học được ưu tiên về mặt phương pháp
luận so với nghĩa học và nghĩa học được ưu tiên so với dụng học.
Lý thuyết tiếp cận theo chức năng
Bao gồm Ngữ pháp chức năng - functional grammar (Dil, Valin, Tesniere,
Fillmore,...) và Ngữ pháp chức năng hệ thống - Systemic functional
grammar (Halliday, Martin,...)
Cách tiếp cận chức năng (Functional approach)
Với cách tiếp cận này, trước hết ngôn ngữ được xem như 1 công cụ tương tác xã hội, mục đích tối
hậu là thiết lập mối quan hệ giữa người và người để tổ chức xã hội. Những người theo quan điểm chức
năng đặt nhiệm vụ hàng đầu là khám phá tính chất công cụ của ngôn ngữ như ở dạng nó được sử dụng
trong giao tiếp, họ ưu tiên chức năng giao tiếp, cố gắng giải thích mọi biểu hiện của ngôn ngữ như là
phương tiện để biểu nghĩa, để thực hiện chức năng nào đó trong giao tiếp
.
Theo Dik, tương tác bằng lời, tức tương tác xã hội bằng phương tiện ngôn ngữ, là 1 hình thức hoạt
động hợp tác có cấu trúc, theo nghĩa nó bị chi phối bởi các quy tắc, tiêu chuẩn hoặc quy ước mang tính xã hội.
Những quy tắc này cùng thiết lập nên cái hệ thống làm nền tảng cho việc tương tác bằng lười. Các
Phần 3. Cách tiếp cận câu trong ngữ pháp chức năng và ngữ pháp truyền thống 25 lOMoAR cPSD| 41487147
công cụ được dùng trong các hoạt động hợp tác có cấu trúc này, tức các biểu thức ngôn ngữ được hiển
thị ở dạng phát ngôn, tự nó là được cấu trúc, tức là bị chi phối bởi những quy tắc cùng thiết lập nên hệ thống ngôn ngữ.
Lý thuyết hành động ngôn từ có ảnh hưởng sâu sắc đến cách tiếp cận chức năng.
Theo quan điểm chức năng, NNH phải xử lý 2 hệ thống quy tắc, về bản chất, cả hai đều mang tính xã hội:
(1) Các quy tắc chi phối hoạt động tương tác bằng lời với tư cách là 1 hình thức hoạt động hợp
tác. Đây là cách quy tắc dụng học.
(2) Các quy ătcs chi phối những biểu thức NNH có cấu trúc được sử dụng với tư cách là công cụ
trong hoạt động này. Đây là các quy tắc nghĩa học, cú pháp và ngữ âm học.
Bởi vì những quy tắc loại (2) được coi là công cụ xét theo các mục đích giao tiếp của tương tác bằng
lời cho nên luận điểm cơ bản của cách tiếp cận chức năng là: ngôn ngữ cần được miêu tả, trong chừng
mức cao nhất có thể, chiếu theo những yêu cầu dụng học của sự tương tác bằng lời. Các mô hình của
ngữ pháp chức năng cần được đánh giá ở cả 3 tiêu chí thảo đáng sau đây
:
(1) Thỏa đáng dụng học: Dik cho rằng ngữ pháp chức năng phải tương thích với dụng học, với
cách thức mà chúng được dùng, gắn chúng với các quy tắc chi phối sự tương tác bằng lời. Với sự
thỏa đáng dụng học, có thể nói bất kỳ yếu tố nào hiện diện trong câu cũng đều mang nghĩa, đều
thực hiện 1 chức năng nào đó.
(2) Thỏa đáng tâm lý học: Ngữ pháp chức năng nhắm đến thỏa đáng tâm lý học theo cái nghĩa
nó phải tương thích gần gũi ở mứv cao nhất với các mô hình tâm lý về ngữ năng và cách hành
xử ngôn ngữ. Theo Dik, có thể đạt được, nếu ta nhận thức ngữ pháp như là 1 kiến trúc 3 phần,
gồm (i) một mô hình sản sinh (tạo lập); (ii) một mô hình lý thuyết giải (phân tích); (iii) một kho
lưu trưc những yếu tố và nguyên tắc được sử dụng ở (i) và (ii).
(3) Tính thỏa đáng loại hình học: Ngữ pháp chức năng có thể cung cấp ngữ pháp cho những
ngôn ngữ khác nhau về loại hình, đồng thời có thể giải thích 1 cách có hệ thống những tương
đồng và dị biệt giữa các ngôn ngữ này. Bảng tổng kết sau cung cấp cái nhìn tổng quát về sự khác
biệt giữa cách tiếp cận hình thức và cách tiếp cận chức năng.
Phần 3. Cách tiếp cận câu trong ngữ pháp chức năng và ngữ pháp truyền thống
1. Ngữ pháp truyền thống
Chú trọng đến hình thức, thể hiện ở những điểm tiêu biểu như:
Câu được miêu tả độc lập với ngôn cảnh;
Chú trọng đến bình diện Kết học (cú pháp);
Kết học độc lập với nghĩa học; Kết học và nghĩa học độc lập với dụng học; Tính ưu tiên đi từ
Kết học qua nghĩa học rồi đến dụng học.
Vấn đề chủ ngữ
Phần 3. Cách tiếp cận câu trong ngữ pháp chức năng và ngữ pháp truyền thống 26 lOMoAR cPSD| 41487147
Trên bình diện kết học, Ngữ pháp truyền thống đã dựa trên cơ sở logic để xác định 2 thành phần
chính trong nòng chốt của câu là CHỦ - VỊ.
Chủ ngữ là vấn đề gây nhiều tranh luận, bất đồng nhất cho đến ngày nay. Tiêu chí xác định
chủ ngữ. Chủ ngữ trong các ngôn ngữ chủ yếu được xác định dựa trên các tiêu chí về hình
thức - cú pháp, tiêu chí nghĩa, tiêu chí kết hợp cả hình thức cú pháp và nghĩa.
Tiêu chí Hình thức - cú pháp
Chủ ngữ kiểm định sự phù ứng (ngôi, số,...) của vị từ;
Chủ ngữ dễ có tính ngữ liên hệ (tiểu cú định ngữ) hơn cả; Chủ ngữ là
DN ít “đánh dấu” nhất về “cách”;
Chủ ngữ thường có vị trí, hình thái cách của DN chỉ người gây khiến trong câu gây khiến điển hình;
Chủ ngữ thường xuất hiện đầu câu,...
Tiêu chí Hình thức cú pháp chỉ phù hợp khi xác định Chủ
ngữ Ngữ pháp
trong các ngôn ngữ biến hình châu Âu. Tiêu chí Nghĩa
Sở chỉ của chủ ngữ có thể xác định được; Chủ ngữ thường làm chủ đề;
Các từ có khả năng trực chỉ cao (ĐT nhân xưng, ĐT trực chỉ, tên riêng) dễ làm chủ ngữ hơn cả;
Chủ ngữ thường biểu thị vai hành động;
Chủ ngữ thường biểu thị người nghe trong câu mệnh lệnh;
Tiêu chí Nghĩa thường không rõ ràng nên khi áp dụng xác
định chủ ngữ sẽ dẫn đến không triệt để, không nhất quán.
Việc xác định một Chủ ngữ chung cho tất cả các ngôn ngữ là điều không thể thực hiện được
Trong bài nghiên cứu nổi tiếng của E. Keenan Tiến tới một định nghĩa phổ quát cho Chủ
ngữ
(1976), Keenan đưa ra 1 danh sách 30 thuộc tính được cô đặc thành 21 thuộc tính của
Chủ ngữ trong những kiểu câu cơ bản (basic sentences) rút ra từ quá trình phân tích cấu trúc
câu của hàng trăm ngôn ngữ.
A. Các thuộc tính có liên quan đến tính độc lập của các Danh ngữ (DN) làm Chủ ngữ (CN)
1. Sự tồn tại độc lập (không lệ thuộc vào hành động hay tính chất do vị ngữ biểu thị);
Phần 3. Cách tiếp cận câu trong ngữ pháp chức năng và ngữ pháp truyền thống 27 lOMoAR cPSD| 41487147
2. Sở chỉ của CN có thể xác định được;
3. CN kiểm định (chi phối) việc đại từ hóa đồng sở chỉ;
4. CN kiểm định việc tỉnh lược hóa đồng sở chỉ;
5. CN kiểm định kết cấu “phản thân” (phản chỉ);
6. CN kiểm định sự phù ứng (ngôi, số,...) của vị từ;
7. CN kiểm định đồng sở chỉ qua biên giới câu;
8. CN thường làm Chủ đề;
9. Các từ có khả năng trực chỉ cao (ĐT nhân xưng, ĐT trực chỉ, tên riêng) dễ làm chủ ngữ hơn cả;
10. CN làm đích cho những thao tác đề bạt (nếo có đề bạt một DN nào lên thì đó là đề bạt lên làm CN);
11. CN có tầm bao quát lớn hơn phi chủ ngữ (mọi, tất cả + DN);
12. CN thường xuất hiện đầu câu;
13. CN dễ có tính ngữ liên hệ (tiểu cú định ngữ) hơn cả;
B. Các thuộc tính có liên quan đến hình thái “cách”
14. CN là DN ít “đánh dấu” nhất về “cách”;
15. CN dễ đổi cách trong các câu gây khiến;
16. CN đổi cách khi vị ngữ được danh từ hóa;
C. Vai trò của cấu trúc nghĩa (Vai nghĩa)
17. Vai nghĩa của sở chỉ của CN toát ra từ hình thái của vị ngữ;
18. CN thường biểu thị vai hành động;
19. CN thường biểu thị người nghe trong câu mệnh lệnh;
20. CN thường có vị trí, hình thái cách của DN chỉ người gây khiến trong câu gây khiến điển hình;
D. Cấp bậc trong câu
21. CN có cấp bậc ngay ở dưới câu.
Keenan hiểu rất rõ rằng không thể có một ngôn ngữ nào tập hợp đủ các thuộc tính này
trong bất cứ một phạm trù nào có thể gọi là chủ ngữ, và hơn nữa, những thuộc tính này có
thể được phân phối cho hai ba phạm trù khác nhau trong 1 ngôn ngữ, thành thử xác định
phạm trù nào trong số đó là chủ ngữ không phải dễ.
Cho nên ông cho rằng nên quan niệm chủ ngữ là một khái niệm “đa nhân tố” (multifactor
Phần 3. Cách tiếp cận câu trong ngữ pháp chức năng và ngữ pháp truyền thống 28 lOMoAR cPSD| 41487147
concept), và DN nào có được nhiều thuộc tính CN hơn thì “ra dáng chủ ngữ hơn”) (more
subject-like) và đáng được coi là chủ ngữ.”

Đến đây, có thể thấy Chủ ngữ:
1. Có thể được xác định từ tiêu chí Nghĩa. Tiêu chí này không rõ ràng.
2. Có thể được xác định từ tiêu chí Hình thức - cú pháp. Tiêu chí này phù hợp hơn đối với ngôn ngữ biến hình.
3. Không có một Chủ ngữ chung cho mọi ngôn ngữ. Chủ ngữ trong tiếng Việt là 1 cái gì đó còn chưa rõ ràng
Có thể có một cách lý giải về Chủ ngữ như sau: Thoạt kỳ thủy, các ngôn ngữ phần lớn là
ở dạng Đề - Thuyết.
Hôm qua - trời mưa. (Đ-T)
Yesterday - it rain. (Đ-T)
Nhưng, trong quá trình phát triển, vì những lí do riêng mà nhiều ngôn ngữ biến hình
(tiếng Anh, Pháp, Nga,...) lại xuất hiện Chủ ngữ ngữ pháp: Yesterday - it rained.
Trong khi tiếng Việt lại không có 1 quá trình như thế: Hôm qua - trời mưa.
Cái gọi là Chủ ngữ trong tiếng Việt thuộc về Logic - ngữ nghĩa.
Chủ ngữ ngữ pháp luôn có một động từ theo sau được chia.
1. Hôm qua trời mưa;
2. Trời mưa hôm qua;
3. Trời hôm qua mưa; 4. Hôm qua mưa; 5. (Mưa hôm qua).
6. It rained yesterday;
7. Yesterday it rained;
8. (Yesterday was rainy). Dĩ âu vi trung
Nhiều nhà Việt ngữ học thời kỳ đầu đã “áp” Chủ ngữ ngữ pháp của tiếng Anh (và 1 số
tiếng châu Âu) vào tiếng Việt, và ngộ nhận rằng đó là cấu trúc cú pháp của tiếng Việt;
Trong khi, về hình thức cú pháp, tiếng Việt không hề có cái tương tự như Chủ ngữ ngữ
pháp trong ngôn ngữ biến hình;
⇒ Những tranh luận bất tận về Chủ ngữ, về thành phần câu trong tiếng Việt bắt đầu từ đây.
Chủ ngữ Ngữ pháp và Chủ ngữ Logic
Phần 3. Cách tiếp cận câu trong ngữ pháp chức năng và ngữ pháp truyền thống 29 lOMoAR cPSD| 41487147
Chủ ngữ logic bắt nguồn từ 2 thành phần của mệnh đề logic;
Mệnh đề logic từng được coi là cơ sở của cấu trúc chủ - vị trong ngôn ngữ học
- Trong logic, mối quan hệ giữa các yếu tố được xác lập thông qua công thức S và P;
Trong đó, S cho biết chủ thể của hoạt động/trạng thái; Pđặc tính thể hiện hoạt động, đặc
điểm, trạng thái của chủ thể.
- Tương đương với công thức này là cấu trúc cú pháp của câu: C-V. Mỗi cấu trúc C-V được
xem là 1 mệnh đề và nó cũng có khả năng cho ra những giá trị đúng hoặc sai. Ví dụ:
Anh ấy / đi Sài Gòn từ thứ hai tuần trước. → Logic: S - P. → Câu: C - V.
Chủ ngữ dựa trên cơ sở mệnh đề logic được coi là Chủ ngữ logic;
Chủ ngữ logic được thấy như thành phần chính của câu trong mọi ngôn ngữ. Và được
thể hiện rõ nhất trong những ngôn ngữ không biến hình (như tiếng Việt).
Có thể nói: Chủ ngữ Logic trùng với Đề.
Chỉ đến sau này, trong quá trình phát triển, nhiều ngôn ngữ biến hình ở châu Âu (Anh,
Pháp, Nga,...) xuất hiện Chủ ngữ Ngữ pháp, và người ta chỉ chú ý đến Chủ ngữ ngữ pháp;
Trong khi, ở những ngôn ngữ không biến hình như tiếng Việt, thì thành phần chính của
câu vẫn là Chủ ngữ logic (là Đề).
Nếu không “áp” chủ ngữ ngữ pháp vào tiếng Việt thì có thể đã không có sự tranh
luận, bất đồng như hiện nay; Ví dụ
Chủ ngữ LogicChủ ngữ ngữ pháp trong câu:
1. Ngày mai thì tôi đi Sài Gòn.
Tomorrow, then, I will go to Saigon.
2. Ở Sài Gòn, thì có nhiều tiệm ăn.
In Saigon, on other hand, there are many restaurants.
3. Ông Minh, thì ở Sài Gòn. As for
Mr. Minh, he i s in Saigon.
4. Đi Sài Gòn, thì tôi đi mỗi tuần 3 lần.
As for going to Saigon, I go there three times a week.
Phần 3. Cách tiếp cận câu trong ngữ pháp chức năng và ngữ pháp truyền thống 30 lOMoAR cPSD| 41487147
5. Nói, thì bà Ba nói rất nhiều. As for
talking, Mrs. Ba t alks a lot.
Chủ ngữ trong tiếng Anh, tiếng Việt
Trong các câu tiếng Anh, về hình thức, chủ ngữ ngữ pháp được xác định theo tiêu
chí: phải là danh từ/đại từ (hoặc các đơn vị được danh hóa), và được đánh dấu bằng
động từ chia ở sau (hình thái của vị từ).
Trong tiếng Anh, Chủ ngữ ngữ pháp có lúc trùng với chủ ngữ logic, có lúc không trùng;
Tiêu chí để xác định Chủ ngữ ngữ pháp là các tiêu chí hình thức, chứ không phải là tiêu chí nghĩa;
Trong tiếng Việt, về hình thức, không có sự đánh dấu hay quy ước như trong tiếng Anh,
nên không có chủ ngữ Ngữ pháp, mà chỉ có chủ ngữ Logic.
Tiếng Anh thiên về chủ ngữ. Có nghĩa là chủ thể của câu (chủ ngữ) thường biểu hiện
bằng mổt Đối tượng (danh từ, đại từ, từ tương đương), được ràng buộc với 1 động từ
chia ở sau - thường là trung tâm của vị ngữ.
Tiếng Việt thiên về chủ đề. Chủ đề có thể là bất cứ vấn đề gì được nêu ra, có thể là 1
đối tượng, hiện tượng, 1 sự việc,... Và đều nói về chủ đề (Thuyết) được phân ranh giới
với chủ này bằng THÌ, LÀ, MÀ. Ví dụ:
(i) Tôi có tiền trong túi.
(ii) Tiền có trong túi tôi.
(iii) Tiền tôi có trong túi.
(iv) Trong túi tôi có tiền.
⇒ Chủ ngữ in đậm trong các câu đều là chủ ngữ Logic; được xác định dựa trên tiêu chí
Nghĩa không rõ ràng.
⇒ Các câu trên cùng phản ánh một sự tình - tức cùng nghĩa biểu hiện: [Vị từ có 3 tham tố giống nhau].
⇒ Các câu trên khác nhau ở 1 phương diện nghĩa - khác về nghĩa logic ngôn từ; (tức là
thông báo những nội dung khác nhau, tùy theo ngôn cảnh).
Chủ ngữ ngữ pháp và chủ ngữ logic
a. Hôm nay tôi sẽ sửa cái mày này.
b. Cái máy này tôi sẽ sửa hôm nay.
c. Tôi là người sẽ sửa cái máy này hôm nay.
d. Người sẽ sửa cái máy này hôm nay là tôi.
e. Sửa cái máy này là việc của tôi hôm nay.
f. Việc của tôi hôm nay là sửa cái máy này,
Phần 3. Cách tiếp cận câu trong ngữ pháp chức năng và ngữ pháp truyền thống 31 lOMoAR cPSD| 41487147
Cái gọi là chủ ngữ trong những câu trên thực chất vẫn làn Chủ ngữ logic - tức là 1 thành
phần của mệnh đề câu; được xác định dựa trên tiêu chí Nghĩa. Vì vậy, không thể xác định
chính xác, nhất quán nó là cái gì.
Chủ ngữ logic trùng với Đề của câu.
Chủ ngữ ngữ pháp chỉ có trong các ngôn ngữ biến hình (Anh, Nga, Pháp,...), khi nó được
quy ước về hình thái
(là danh từ, đại từ, đơn vị được danh hóa), và theo sau nó phải có
một động từ được chia
(bị biến hình).
Trong các ngôn ngữ không biến hình (như tiếng Việt, Hán,...) thì chỉ có chủ ngữ Logic (trùng với Đề).
Vì được xác định dựa trên mệnh đề logic và dựa trên tiêu chí nghĩa nên
Chủ ngữ Logic trong tiếng Việt không rõ ràng, không định nghĩa được, gây khó khăn,
phức tạp cho việc xác đinh bản chất của Câu.
Hơn nữa, việc tìm một bộ tiêu chí để xác định một chủ ngữ chung cho các ngôn ngữ
cũng là điều bất khả thể. Bản chất của Câu
Một trong những thành tựu quan trọng nhất của ngữ pháp chức năng là làm rõ được các
bình diện
của Câu (kết học, ngữ nghĩa, dụng học).
Trong đó, việc làm rõ bình diện Nghĩa của câu đã góp phần quyết định để xác định đúng hơn bản chất của câu.
Ngữ pháp chức năng
NPCN xác định các đơn vị trong ngôn ngữ dựa trên khả năng hành chức (hoạt động) của nó.
Một đơn vị ngôn ngữ được xác định là gì tùy thuộc vào chức năng của nó trong
câu, trong ngôn cảnh; chứ không dựa vào việc cô lập nó khỏi ngôn cảnh để xác
định kết cấu nội tại của nó;
Câu phải được xác định trên các bình diện để bộc lộ đầy đủ bản chất của nó.
Ngữ pháp chức năng quan niệm thế nào về Câu?
NPTT cô lập câu khỏi ngôn cảnh, coi câu là một đơn vị ngôn ngữ và thường xếp
thứ tự các đơn vị ngôn ngữ như sau:
Nét khu việt → Âm vị → Hình vị → Từ → Cụm từ → Câu → Đoạn văn → Văn bản
NPCN xác định câu trong ngôn cảnh, coi Câu là đơn vị giao tiếp, là đơn vị của
lời nói. Vì người ta giao tiếp với nhau tối thiểu phải bằng câu (chứ không phải
bằng từ, hình vị, âm vị,...) nên câu là đơn vị lời nói nhỏ nhất.
Phần 3. Cách tiếp cận câu trong ngữ pháp chức năng và ngữ pháp truyền thống 32 lOMoAR cPSD| 41487147
NPCN quan niệm tất cả các đơn vị ngữ pháp (nét khu biệt, âm vị, hình vị, từ) có
mục đích cuối cùng là để tạo câu, nên câu là đơn vị ngữ pháp lớn nhất.
Các đơn vị dưới câu cũng được xem xét nhờ khả năng hành chức, nhờ chức năng trong câu.
NPTT gọi các đơn vị dưới câu là cụm từ, từ tố, đoản ngữ, ngữ đoạn,...
không thống nhất được tên gọi.
NPCN gọi các đơn vị dưới câu là các NGỮ ĐOẠN (để tạo câu).
Ngữ pháp chức năng quan niệm thế nào về Từ?
Một Từ khi tách khỏi ngôn cảnh thì nó không là cái gì cả. Nó chỉ được xác
định là từ loại gì (danh, động, tính,...) khi nó hoạt động trong câu, khi hành chức.
Ví dụ: “Buồn” sẽ thuộc từ loại gì? Tại sao?
So sánh tương đương với tiếng Anh như sau:
a. Thành phố buồn (sad city - adj)
b. Tôi buồn anh lắm (I am sad - adj)
c. Buồn ơi chào mi! (The sadness - noun)
d. Cô ấy hát buồn quá! (She sings sadly - adv)
⇒ “Buồn” đứng một mình thì nó không là gì cả.
Ví dụ: Tôi đi mua sách (1), sổ tay (2) và các thứ mà mẹ tôi dặn (3).
- NPTT cho rằng (1) là từ, (2) và (3) là cụm từ.
- NPCN cho rằng chúng chỉ là các ngữ đoạn (để tạo câu), vì trong câu, chức năng của
chúng đều là bổ ngữ và đều đẳng lập với nhau.
- Như vậy, để định nghĩa một đơn vị, không thể nói rằng nó do bao nhiêu từ tạo nên
mà phải dựa vào khả năng hoạt động, dựa vào việc nó có chức năng cú pháp gì trong câu.
Nhận xét ngữ đoạn nhà cửa trong 2 câu sau
a. Nhà cửa bề bộn quá.
b. Ở nhà cửa ngõ chẳng đóng gì cả.
→ NPTT thường cho rằng nhà cửa là cụm từ.
→ NPCN cho rằng cái gọi là “cụm từ”, “ngữ đoạn”,.. chỉ là những tên gọi, và
không nói lên điều gì. Nó được gọi là gì tùy thuộc vào ngôn cảnh, tùy thuộc vào
việc nó có cương vị ngữ pháp gì trong câu.
Để giải quyết bế tắc này, các nhà NPCN đã không chỉ dựa vào “khung” Chủ - Vị
Phần 3. Cách tiếp cận câu trong ngữ pháp chức năng và ngữ pháp truyền thống 33 lOMoAR cPSD| 41487147
mà xác lập một “khung” bao quát hơn - đó là “khung” tham tố (còn gọi là cấu trúc tham tố).
Cấu trúc Chủ - Vị theo quan điểm truyền thống chỉ lý giải được phần nào bản chất của
Câu trên bình diện Hình thức.
Thực chất, Câu được cấu thành từ các yếu tố nghĩa, và để thể hiện nghĩa chứ không có
mục đích gì khác. Vì vậy, để xác định được bản chất của Câu thì phải lý giải từ bình diện Nghĩa. Cấu trúc tham tố
Cấu trúc tham tố (CTTT) là một “khung”, trong đó Vị từ là trung tâm, là đỉnh (chứ không phải Chủ ngữ).
Xoay xung quanh Vị từ là các tham tố (như vậy, Chủ ngữ và Bổ ngữ theo quan niệm
truyền thống cũng chỉ là các tham tố xoay quanh Vị từ.
Trên bình diện Cú pháp, các tham tố này có thể là chủ ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ.
Trên bình diện Nghĩa, những tham tố này là những Vai nghĩa. Vị từ trung
tâm của Cấu trúc tham tố
NPCN quan niệm Câu là để thể hiện một sự tình, trong đó Vị từ là trung tâm của
sự tình
. Các Ngữ đoạn xung quanh là các Tham tố của sự tình.
Như vậy, chủ ngữ không phải là trung tâm mà chỉ là một tham tố xoay quanh vị từ.
Không cần thiết phải tranh luận nhiều về chủ ngữ nữa.
Trong các ngôn ngữ, Vị từ đều là trung tâm nên việc xác
định câu dựa vào CTTT sẽ tìm được điểm chung trong các ngôn ngữ
.
Một ví dụ về cấu trúc tham tố
Tôi lau bàn một cách qua loa.
[Tham tố (tôi) + Vị từ (lau) + tham tố (bàn) + tham tố (một cách qua loa)] Diễn tố (các
tham tố buộc phải có): tôi, bàn.
Chu tố (các tham tố không bắt buộc): một cách qua loa. Bình diện
Cú pháp (Các thành phần câu):
[Chủ ngữ (tôi) + vị ngữ (lau) + bổ ngữ (bàn) + trạng ngữ (một cách qua loa)]
Bình diện Nghĩa (các vai nghĩa):
[Người tác động (tôi) + Vị từ (lau) + Vật bị tác động (bàn) + Phương thức (một cách qua loa)]
Câu trên có trung tâm là vị từ lau , cùng với các tham tố (tôi, bàn, một cách qua
Phần 3. Cách tiếp cận câu trong ngữ pháp chức năng và ngữ pháp truyền thống 34 lOMoAR cPSD| 41487147
loa) tạo nên một sự tình - “Tôi lau bàn một cách qua loa”.
Nếu câu trên được thể hiện thành 2 câu khác (Tôi lau qua loa cái bàn; Cái bàn
được tôi lau qua loa
) thì nó vẫn gồm 3 tham tố xoay quanh 1 vị từ trung tâm
lau; tương ứng với 3 vai nghĩa trên bình diện nghĩa; giúp ta biết rằng 3 câu này
đều thể hiện một sự tình
.
Nếu chỉ dựa trên bình diện cú pháp thì không thể phân biệt được 3 câu.
Tại sao việc xem xét câu dựa theo CTTT là hướng đi đúng để tìm hiểu bản chất của câu?
Như vậy, vấn đề Câu có thể gói gọn trong khung Tham tố:
[THAM TỐ + VỊ TỪ + THAM TỐ]
Vấn đề xác định Chủ ngữ không còn quan trọng nữa.
Có thể nói các Tham tố này là các Yếu tố Nghĩa để cấu tạo nên CẤU TRÚC NGỮ NGHĨA của câu.
Các Tham tố sẽ là các Vai nghĩa (kẻ hành động, đối tượng của hành động,...) xoay
quanh Vị từ trung tâm.
Còn trên bình diện Hình thức - Cú pháp, các Tham tố này có thể là Chủ ngữ, Bổ ngữ, Trạng ngữ,... Kết luận
Các yếu tố tham gia cấc tạo câu xoay quanh Vị từ trung tâm được gọi là Tham tố.
Diễn tố thường là Chủ ngữ, Bổ ngữ trên bình diện Cú pháp; Chu
tố
thường là Trạng ngữ trên bình diện Cú pháp.
Cả Diễn tố, Chu tố và Vai nghĩa trên bình diện Nghĩa.
Mối quan hệ giữa cấu trúc ngữ nghĩacấu trúc cú pháp
Khung nghĩa: [Vai nghĩa + Vị từ + Vai nghĩa] Khung
tham tố: [Tham tố + Vị từ + Tham tố]
Khung cú pháp: [Chủ ngữ + Vị từ + Bổ ngữ/Trạng ngữ]
Khung tham tố thường được coi là yếu tố trung gian nằm giữa 2 khung -
khung nghĩa và khung cú pháp
.
Có thể tạm hiểu: Mối quan hệ giữa bình diện Ngữ phápbình diện Nghĩamối
quan hệ giữa hình thứcnội dung
trong đó bình diện cú pháp là hình thức, bình
diện nghĩa
là nội dung.
Nếu ở cấu trúc cú pháp, chủ ngữvị ngữ được coi là 2 thành phần chính của câu
thì ở cấu trúc nghĩa
, chỉ có 1 thành phần chính là vị từ.
Phần 3. Cách tiếp cận câu trong ngữ pháp chức năng và ngữ pháp truyền thống 35 lOMoAR cPSD| 41487147
Các bình diện trong cấu trúc tham tố 1. VÍDỤ1
a. Đứa bé tát con mèo.
b. Con mèo tát đứa bé.
Mỗi câu trên gồm 2 tham tố, các tham tố được thể hiện trên 2 bình diện như sau:
Bình diện Cú pháp: Chủ ngữ + Vị ngữ + Bổ ngữ. Bình diện Nghĩa:
(vai) Người/vật tác động + Vị từ + (vai) Người/vật bị tác động.
→ Vì nghĩa của câu không phải là tổng số đơn giản nghĩa của các từ hay của các từ cộng lại;
→ Vì quan hệ giữa đứa bécon mèo với tát là không giống nhau.
→ Ở bình diện Cú pháp, đứa bé là chủ ngữ trong câu a, là bổ ngữ trong câu b; con mèo cũng xét tương tự.
→ Ở bình diện Nghĩa, câu (a) có đứa bé là vai Người/Vật tác động, nhưng trong (b) đứa
lại là vai Người/Vật bị tác động; con mèo cũng xét tương tự.
Nếu chỉ dựa vào bình diện Cú pháp thì không thể xác định sự khác biệt giữa 2 câu trên.
Nếu dựa vào bình diện Nghĩa thì ta thấy rõ sự khác biệt: đứa bé trong
(a) và trong (b) là 2 vai khác nhau.
Vì vậy, khi dựa trên bình diện nghĩa để xác định bản chất của câu thì
Dù các câu có hình thức giống nhau nhưng bản chất các
vai nghĩa khác nhau sẽ giúp phân biệt các câu khác nhau. 2. Ví dụ 2
a. Anh ấy tặng tôi bó hoa.
b. Tôi được anh ấy tặng một bó hoa.
Bình diện Cú pháp (câu a): Chủ ngữ + Động từ + Bổ ngữ.
Bình diện Nghĩa (câu a):
(vai) Người hành động + Vị từ + (vai) Người nhận.
Ở bình diện cú pháp, tôi là bổ ngữ (a), là chủ ngữ (b). Ở bình
diện Nghĩa, tôi đều là vai người nhận (a,b).
Nếu chỉ xét trên bình diện cú pháp thì không lý giải được tại sao 2 câu có cùng 1 nội
Phần 3. Cách tiếp cận câu trong ngữ pháp chức năng và ngữ pháp truyền thống 36 lOMoAR cPSD| 41487147
dung mà tôi lại là chủ thể tong câu này, làm đối thể trong câu kia.
Nhưng dựa trên bình diện Nghĩa, ta thấy dù các câu có hình thức khác nhau, nhưng
khi thể hiện cùng 1 sự tình thì số lượng
(3) bản chất (người nhận), các vai nghĩa
vẫn không thay đổi
. Hai câu trên cùng 1 nội dung. 3. Ví dụ 3
a. Bão phá sập ngôi nhà.
b. Anh ta phá sập ngôi nhà.
c. Chiếc xe tăng phá sập ngôi nhà.
Vai nghĩa và cú pháp không phải lúc nào cũng tương ứng một đối một: Câu a, bão là vai
lực tác động - không phải hành động chủ ý.
Câu b, anh ta là vai người tác động.
Câu c, chiếc xe tăng là vai công cụ; vai Người tác động - tức người lái xe bị ẩn.
anh ta, bão, chiếc xe tăng có cùng chức năng ngữ pháp (chủ ngữ) nhưng lại khác biệt về vai nghĩa.
2. Những vấn đề trọng tâm của Cấu trúc tham tố
1. Vị từ được quan niệm thế nào trong tiếng Anh? Trong tiếng Việt?
2. Tại sao NPCN lại quan niệm VỊ TỪ là trung tâm của Câu? (mà không phải là Chủ ngữ)
3. Tại sao NPCN quan niệm có 2 loại mang tính phổ quát trong các ngôn ngữ là Danh từ và Vị từ?
Vị từ trong quan niệm của tiếng Anh và tiếng Việt
Trong tiếng Anh, vị từ thường được dịch là VERB (còn gọi là động từ); Động từ và
tính từ
(adj) trong tiếng Anh là 2 từ loại khác nhau cả về hình thái, cú pháp.
Trong tiếng Việt, Vị từ được các nhà NPCN quan niệm gồm 2 tiểu loại là động từ và tính từ.
Phần 3. Cách tiếp cận câu trong ngữ pháp chức năng và ngữ pháp truyền thống 37 lOMoAR cPSD| 41487147
“Động từ” và “tính từ” trong tiếng Việt đều là trung tâm của sự tình trong cấu trúc tham tố,
đều là trung tâm của vị ngữ trên bình diện cú pháp.
Vì vậy, “động từ” và “tính từ” được gọi là 2 tiểu loại của một từ loại -
Vị từ
trong tiếng Việt.
Vị từ là trung tâm của câu
Như đã bàn ở phần trước, NPCN quan niệm Câu là để thể hiện 1 sự tình, và trung tâm
của sự tình được thể hiện bằng 1 Vị từ. Điều này về cơ bản giống nhau trong các ngôn ngữ.
NPTT quan niệm trung tâm của câu là Chủ - Vị, trong đó chú trọng đến chủ ngữ.
Như đã bàn, điều này, ngay trên 1 bình diện kết học (cú pháp) đã không đúng; và trong
các ngôn ngữ khác nhau lại càng không đúng.
Coi Vị từ là trung tâm của câu, của sự tình - là sự khác biệt cơ bản của NPCN với NPTT.
Có 2 từ loại mang tính phổ quát là Danh từ và Vị từ
NPCN chú trọng xác định từ loại dựa vào hoạt động của từ trong câu, trong sự tình. Có 2
từ loại cơ bản làm nên sự tình
: Cái lõi của sự tình là Vị từ, các tham tố xoay quanh Vị từ là các Danh từ.
Nói cách khác, xét từ phương diện câu thì chỉ có 2 từ loại cơ bản nhất: một từ loại thể hiện
cái lõi của sự tình (Vị từ), một từ loại chỉ tham tố của sự tình (Danh từ).
Vị từ và Danh từ là 2 từ loại cơ bản (mang tính phổ quát) có trong mọi ngôn ngữ. Vị từ và
Danh từ cũng là từ loại có ranh giới khá rõ ràng, ít gây nhầm lẫn trong các ngôn ngữ.
Nhưng, thuật ngữ Vị từ, cũng như sự nhầm lẫn giữa Vị từ và tính từ thường xảy ra, đặc
biệt là trong những ngôn ngữ không biến hình tiêu biểu như tiếng Việt.
3. Các vai nghĩa phổ quát
Khi phân tích Một Câu trong nhiều ngôn ngữ:
Nếu chỉ xác định các thành phần câu trên bình diện kết học (chủ, vị, bổ ngữ,…) thì sẽ nhận
được kết quả khác biệt, không tìm được điểm chung. Vì sự phức tạp ngay trong bản thân 1 ngôn
ngữ và vì sự khác biệt về loại hình giữa các ngôn ngữ,…
Nhưng, nếu xác định các tham tố tham gia vào sự tình câu (xác định các vai nghĩa trên bình
diện nghĩa) thì sẽ nhận được kết quả giống nhau về số lượng vai nghĩa, bản chất vai nghĩa.
Vì vậy, không thể xác định được chủ ngữ, vị ngữ… chung cho các ngôn ngữ. Nhưng có thể xác
định được những vai nghĩa chung cho các ngôn ngữ
.
Các vai nghĩa của Cao Xuân Hạo
Phần 3. Cách tiếp cận câu trong ngữ pháp chức năng và ngữ pháp truyền thống 38 lOMoAR cPSD| 41487147 Vai nghĩa Vai trò Ví dụ
Chỉ chủ thể của hành động chuyển tác - tác động va 1. Vai Tác thể Nam đá bóng.
hủy diệt, do vị từ hành động chuyển tác biểu thị
Chỉ chủ thể của hành động vô tác do vị từ hành động vô 2. Vai Hành thể đang chạy. tác biểu thị
Chỉ người, động vật hoặc một vật vô trị trải qua một 3. Vai Động thể rơi.
quá trình vô tác do vị từ quá trình vô tác biểu thị
Chỉ vật tạo ra một quá trình chuyển tác, do vị từ quá 4. Vai Lực Bão làm đổ cây.
trình chuyển tác biểu thị 5.
Vai Nghiệm Chỉ người, động vật mang trạng thái do vị từ tính khí, vị Mẹ thương con thể
từ tâm trạng, vị từ thể trạng biểu thị gái. 6. Vai Đương
Chỉ vật mang trạng thái do vị từ vật trạng biểu thị Dao sắc quá. thể
Chỉ đối tượng (người, động vật, vật vô tri) bị hành động 7. Vai Đối thể
hoặc quá trình do vị từ hành động hoặc quá trình chuyển Cô Lan hái rau.
tác biểu thị tác động
Chỉ vật sinh ra từ hành động hoặc quá trình chuyển tác 8. Vai Tạo thể
(tạo diệt) do vị từ hành động hoặc quá trình chuyển tác
Chị ấy viết thư. tạo diệt biểu thị Chị Mai tặng
Chỉ người nhận, người hưởng lợi trong hành động do vị 9. Vai Tiếp thể anh một quyển
từ hành động chuyển tác biểu thị sách.
Chỉ người, động vật và vật vô tri mà hành động tri giác Thầy giáo đang 10. Vai Mục tiêu
hướng đến do vị từ tri giác biểu thị xem sách. Vai nghĩa Vai trò Ví dụ
Chỉ nơi kết thúc của một hành động, một quá trình tác Anh tôi đi 11. Vai Đích
động chuyển vị hoặc một hành động di chuyển, một quá Hà Nội. trình vô tác chuyển vị
Chỉ chỗ xuất phát của hành động, quá trình, trạng thái do Tôi mượn anh 12. Vai Nguồn
vị từ hành động, quá trình, trạng thái biểu thị mười triệu đồng.
Chỉ phương tiện thực hiện hành động do vị từ hành Tôi ra Hà Nội 13. Vai Công cụ động biểu thị bằng máy bay. Chúng ta làm
Chỉ nơi xảy ra hành động hoặc quá trình, trạng thái do vị 14. Vai Vị trí bài kiểm tra tại
từ hành động, quá trình, trạng thái biểu thị lớp.
Chỉ thời điểm hoặc thời đoạn của hành động, quá trình, Hôm qua mưa. 15. Vai Thời
trạng thái do vị từ hành động, quá trình, trạng thái biểu thị Học trong hai gian giờ.
Phần 3. Cách tiếp cận câu trong ngữ pháp chức năng và ngữ pháp truyền thống 39 lOMoAR cPSD| 41487147
Chỉ người, động vật, vật vô tri có liên đới chủ thể của 16. Vai Liên đới Cao như núi.
hành động, quá trình, trạng thái biểu thị
17. Vai Nguyên Chỉ nguyên nhân của hành động, quá trình, trạng thái do Mẹ cực vì con. nhân
vị từ hành động, quá trình, trạng thái biểu thị Các anh bộ đội
Chỉ mục đích của hành động do vị từ hành động biểu thị 18. Vai Mục đích hy sinh vì tổ quốc. Nước biến thành
Chỉ kết quả của hành động hoặc quá trình do vị từ 19. Vai Kết quả
hơi. Nó bẽ gãy
hành động hoặc quá trình biểu thị cành cây.
(Tuyến đường) Chỉ tuyến đi của hành động di chuyển Đứa bé băng 20. Vai Lối đi
hoặc của quá trình vô tác chuyển vị do vị từ hành động di qua đường.
chuyển hoặc vị từ quá trình vô tác chuyển vị biểu thị Nam học tập
21. Vai Phương Chỉ cách thực hiện hành động do vị từ hành động biểu thị chăm chỉ. Nam thức chơi ghi ta. Người mẹ sai
Chỉ các nội dung của hành động cầu khiến do vị từ 22. Vai Nội dung con đi chợ.
hành động cầu khiến biểu thị Cấm hút thuốc.
23. Vai Phương Chỉ các phạm vi của tình trạng tinh thần do vị từ tâm Không được tiện trạng biểu thị nhụt chí.
Phần 3. Cách tiếp cận câu trong ngữ pháp chức năng và ngữ pháp truyền thống 40 lOMoAR cPSD| 41487147
Phần 4. Phương pháp luận của trường phái Prague 1. Giới thiệu chung
Ra đời vào năm 1926 tại Prague.
Những học giả tiêu biểu của trường phái này là B. J. Vachek, Nikolai Trubetzkoy, Roman Jakobson, Andre’ Martinet,...
Nhìn chung, giới ngôn ngữ học thừa nhận rằng sau Saussure, trường phái Prague là trường phái có ảnh
hưởng lớn nhất trong ngôn ngữ học.
2. Cơ sở triết học và nhận thức luận
2.1 Về mặt triết học
Chú trọng đến bản thể luận của ngôn ngữ, tìm cách xác định bản chất của ngôn ngữ và đưa bản chất xã hội
của ngôn ngữ lên hàng đầu. Coi ngôn ngữ trước hết như 1 phương tiện giao tiếp.
Coi ngôn ngữ học như một khoa học độc lập: tức ngôn ngữ là 1 hệ thống và có đối tượng nghiên cứu riêng, và
cấu trúc hệ thống dấu hiệu của nó có thể được miêu tả nhờ quan sát tài liệu ngôn ngữ cụ thể trong lúc dùng riêng biệt.
2.2 Về mặt nhận thức
Từ bỏ sự phân biệt nghiêm ngặt giữa ngôn ngữlời nói, không thừa nhận ưu thế của Đồng đại so với Lịch đại
trong quan điểm của Saussure.
Từ bỏ nguyên tử luận thực chứng của Trường phái ngữ pháp mới. Kết hợp giữa Chủ nghĩa cấu
trúc và Chủ nghĩa chức năng.
Định hướng theo quan điểm chức năng: dựa trên xuất phát điểm là ý định của người nói, chức năng của phát
ngôn để miêu tả hình thức của nó; Đề xuất khái niệm đối lập đối với âm vị học; và nghiên về phân đoạn thực
tại
đối với câu.
F. de Saussure không quên chức năng xã hội - chức năng giao tiếp - của ngôn ngữ, song ông không đưa ra từ
chức năng này những hệ quả về phương pháp luận.
Các nhà ngôn ngữ học Praha không những tiếp nhận luận điểm về tính hệ thống của ngôn ngữ mà còn nhấn mạnh
chức năng giao tiếp của hệ thống và xây dựng học thuyết của mình trên mối quan hệ hệ thống - chức năng.
Do vậy, trường phái ngôn ngữ học Praha được gọi là trường phái cấu trúc - chức năng luận (gọi tắt là trường
phái ngôn ngữ học chức năng
).
Nhiệm vụ thứ ba, nghiên cứu các phương thức tuyến tính (còn gọi là phương thức ngữ đoạn - syntagmatique).
Theo Những luận điểm của nhóm ngôn ngữ học Praha, kết hợp từ là kết quả của hoạt động tuyến tính của ngôn
ngữ. Hoạt động tuyến tính chủ yếu là hoạt động tạo vị ngữ. Do vậy, cú pháp học chức năng trước hết nghiên cứu
các kiểu vị ngữ có tính đến chức năng và hình thái của chủ ngữ.
Cương lĩnh Những luận điểm của nhóm ngôn ngữ học Praha cũng đề cập đến sự phân đoạn câu thành đề (thème)
thuyết (rhème) và cho rằng chức năng của chủ ngữ được làm sáng tỏ nhờ sự so sánh cấu trúc chủ ngữ/vị ngữ
với cấu trúc đề/thuyết.
Phần 4. Phương pháp luận của trường phái Prague 4 lOMoAR cPSD| 41487147
3. Những đóng góp nổi bật nhất
Hướng đến khái niệm “chủ nghĩa chức năng”, được thể hiện ở mọi mặt, như:
(I) Đối với vấn đề Câu:
Đặt vấn đề nghiên cứu Phân đoạn thực tại.
Coi cấu trúc Đề Thuyết trong một văn bản là một nguyên tắc cấu trúc.
Những nghiên cứu về phân đoạn thực tại câu đã chỉ ra khả năng sáng tạo diễn ngôn trong ngôn ngữ, làm cho ngôn
ngữ có thể đáp ứng được các yêu cầu, mục đích xuất hiện trong những ngữ cảnh nhất định.
4. Sơ lược về lý thuyết của trường phái Prague
4.1 Lý thuyết phân đoạn thực tại câu
Từ những năm 1930, trường phái Prague đã nghiên cứu câu dựa trên quan điểm chức năng, tức các thành phần câu
có thể truyền tải thông tin nhiều hay ít.
Xu hướng này được gọi là lý thuyết phân đoạn thực tại câu.
Ta hãy điểm qua những nghiên cứu về lý thuyết này như sau:
Mathesious đã đưa ra 2 thuật ngữ là thèmerhème (có thể dịch là Đề ngữ và Thuyết ngữ) thay cho 2 thuật ngữ chủ ngữ và vị ngữ.
- Đề ngữ là xuất phát điểm của cuộc thoại, là cái đã biết. Nó không tăng thông tin trong câu.
- Thuyết ngữ là lời người nói nói về Đề ngữ, bao hàm toàn bộ thông tin mà người nói muốn truyền đạt đến người
nghe. Là hạt nhân của cuộc thoại.
Ertl đã phân biệt Chủ ngữ ngữ pháp, chủ ngữ logic và chủ ngữ tâm lý.
- Chủ ngữ ngữ pháp là cái được vị ngữ hóa (It’s raining).
- Chủ ngữ logic biểu hiện Người tạo ra hành động (The bridge was built by some young workers).
- Chủ ngữ tâm lý là thành tố chính đầu tiên của câu (Robert, they all love him).
Từ cơ sở trên, các nhà ngôn ngữ học đã tiến hành phân tích cú pháp trên 3 bình diện là ngữ nghĩa, ngữ pháp và
phân đoạn thực tại câu.
Từ lý thuyết 3 bình diện, người ra có 3 loại mô hình câu là mô hình ngữ nghĩa câu, mô hình ngữ pháp câu, mô
hình phân đoạn thực tại câu.
Cấu trúc phân đoạn thực tại (còn được gọi là Cấu trúc thông tin; Cấu trúc thông báo) nhằm lý giải câu toàn
diện hơn trong văn cảnh, và chi phối hai bình diện nghĩa, bình diện cú pháp.
Cùng một phát ngôn với cùng một cấu trúc cú pháp và cấu trúc từ vựng - ngữ nghĩa, nhưng tùy ý định của người
nói (người viết) trong những tình huống giao tiếp cụ thể mà Cấu trúc thông báo của nó khác nhau.
Cấu trúc thông báo có thể có những ảnh hưởng quan trọng đối với cấu trúc của câu. Nó gây ấp lực đối với việc
lựa chọn cấu trúc Đề Thuyết của câu.
Phần 4. Phương pháp luận của trường phái Prague 4 lOMoAR cPSD| 41487147
Các nhà ngôn ngữ học phân biệt cấu trúc thông báo với cấu trúc Đề Thuyết theo những tiêu chí khác nhau
Xem cấu trúc Đề Thuyết trùng với cấu trúc thông báo của câu (L. T. Thắng, Diệp Quang Ban,...).
Coi cấu trúc thông báo (Nêu - Báo) là sự phân đoạn thông báo áp dụng cho từng phát ngôn cụ thể. Còn Đề
Thuyết là sự phân đoạn cấu trúc áp dụng cho từng loạt phát ngôn (Trần Ngọc Thêm).
Cấu trúc thông tin và cấu trúc Đề Thuyết được đánh dấu khác nhau. Hai cấu trúc này nhiều lúc trùng hợp
nhau nhưng vẫn độc lập với nhau.
Cấu trúc Đề Thuyết chia câu làm 2 phần, khác với cấu trúc thông báo (trong đó Thông tin mới có thể gồm
hết cả câu, một phần bất kỳ, hoặc 2 phần cách nhau trong câu) (Cao Xuân Hạo, Lưu Vân Lăng).
4.2 Chức năng ngôn ngữ quyết định cấu trúc ngôn ngữ
Trong khi Saussure cho rằng ngôn ngữ trước hết phải là một hệ thống ký hiệu, thì trường phái Prague lại coi
ngôn ngữ là một hệ thống chức năng có tính cấu trúc.
Trường phái Prague nghiên cứu chức năng ngôn ngữ rồi mới nghiên cứu hình thức; coi ngôn ngữ là công cụ hoàn
thành những chức năng mà cộng đồng gán cho nó, trong đó chức năng quan trọng nhất là chức năng giao tiếp.
Cũng vì nghiên cứu chức năng của ngôn ngữ trước hình thức nên ngay từ đầu trường phái Prague đã chú trọng
nghiên cứu ngữ nghĩa. Đây là khác biệt cơ bản với trường phái cấu trúc luận Mỹ. KẾT LUẬN
Trường phái Prague đã kế thừa các thành tựu của các trường phái ngôn ngữ trước đó để xây dựng 1 hệ thống lý thuyết
khá hoàn thiện, giải quyết được những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ, và đến nay nó vẫn là trường phái có tầm ảnh hưởng lớn.
Đọc hiểu quyển ANALYSING SENTENCES, và trả lời những câu hỏi sau:
Đọc phần (1): hiểu thế nào về Thành tố (constituents) của câu? Chọn một số ví dụ trong Exercises ở cuối phần
1, và phân tích để làm rõ.

Constituents can form the answer to a content question whereas a string of words which is not a syntactic unit is not a
possible answer. (Thành tố có thể diễn đạt một nội dung của câu hỏi trong khi một chuỗi các từ thứ mà không phải là
đơn vị cú pháp thì không phải là một câu trả lời khả dĩ)
Each constituent of a larger unit may itself be composed of smaller constituents. (Bản thân mỗi thành phần của một
đơn vị lớn hơn có thể bao gồm các thành phần nhỏ hơn)
The clause is the smallest grammatical unit which can express a complete proposition (Mệnh đề là đơn vị ngữ pháp
nhỏ nhất có thể diễn đạt một mệnh đề hoàn chỉnh).
A phrase must be a group of words which form a constituent. (1 ngữ đoạn phải là một nhóm từ, nhóm từ đó tạo thành 1 thành tố).
Thành tổ đề cập đến các nhóm từ của một câu. Nó là một đơn vị cú pháp trong sơ đồ hình cây. Ví dụ: The child found a puppy thành tố thành tố thành tố NP: noun phrase (danh ngữ)
VP: verb phrase (động ngữ)
Phần 4. Phương pháp luận của trường phái Prague 4 lOMoAR cPSD| 41487147
Det: Determiner (định ngữ) PP: preposition noun (giới ngữ) PN: pronoun Ví dụ: Exercises 1
Đọc phần (2): hiểu thế nào về chức năng (functions) của các Thành tố câu? Chọn một số ví dụ trong Exercises ở
cuối phần 2, và phân tích để làm rõ.

Trong một câu, chúng ta chia câu thành hai thành tố, thành tố đầu tiên được hiểu với năng là chủ đề (subject), thành tố
thứ hai được hiểu như thuộc tính (predicate). Trong đó, chủ đề được dùng để đề cập đến một cái gì đó (ví dụ: 1 con
chim), thuộc tính được sử dụng để nói điều gì đó về chủ đề (ví dụ: 1 con chim đang đậu trên cành cây).
Khi đề cập đến chức năng của thành tố, chúng ta cần đi sâu miêu tả mối quan hệ giữa chúng. Khi hai điểm nút của
thành tố bị chi phối bởi những điểm nút đơn lẻ thì mối quan hệ đó được gọi là “sister” (thứ bậc/tôn ti). A (mother) BC sister
Trong đó, thành phần B, C ở cùng mức độ câu trúc. Như vậy, trong mỗi câu, chức năng chính của thành tổ gồm:
- Quan hệ chức năng Chủ ngữ vị ngữ: quan hệ trực tiếp.
Phần 4. Phương pháp luận của trường phái Prague 4 lOMoAR cPSD| 41487147
- Quan hệ chức năng công cụ trung tâm (modify-head): 1 chiều (công cụ phụ thuộc vào phần đầu mà chịu biến đổi)
- Quan hê trung tâm - thành tố (head-complement): phụ thuộc 2 chiều.
- Quan hệ trung tâm (head): Phần đầu là phần chính của câu, mỗi ngữ đoạn có 1 trung tâm.
Ví dụ kể trên là ví dụ minh họa một trong những chức năng chính của thành tố (head-complement), trong đó chúng phụ thuộc 2 chiều.
Đọc phần (3): hiểu thế nào về Phạm trù (Categories) của các Thành tố câu? Chọn một số ví dụ trong Exercises
ở cuối phần 3, và phân tích để làm rõ.
Lexical
Phạm trù ngữ pháp của các từ trong đề mục được quy định do phạm trù của các ngữ đoạn nói chung. Các từ đứng
trước danh từ được quy định bởi số (số đơn hay số phức) và giới (đực, cái hay giới tính tự nhiên) của các danh ngữ nói chung.
Các từ đứng trước danh từ được xác định sự vật hay con người mà danh ngữ nói đến. Adj and Adv
Nhiều tính từ có kết thúc đặc trưng, chẳng hạn như -able, -ful, -ic, -ate, -ive…
Nhiều tính từ có hình thái ở dạng so sánh hơn và so sánh nhất, đó là các hậu tố như “-er”, “-est”. Ví dụ: newer, newest
Trạng từ chỉ mức độ hoạt động như các công cụ sửa đổi tính từ trong cụm tính từ: very, quite, so, too…
Tính từ có nhiều chức năng khác nhau (không chỉ là chức năng minh họa của việc sửa đổi danh từ mà nó còn hoạt
động như một vài trạng từ chỉ mức độ.
Phần 4. Phương pháp luận của trường phái Prague 4 lOMoAR cPSD| 41487147 Adj Phrase and Adv Phrase
Các thành tố khác có thể xuất hiện trong cụm tính từ. Cái được đề cập ở đây là trạng từ chung, ví dụ: oddly, frankly…
Preposition Phrase and Noun Phrase
Mối quan hệ giữa giới từ và cụm danh từ là mối quan hệ giữa động từ chính và tân ngữ.
Giới từ là các từ để nhấn mạnh điều có liên quan, thường đề cập đến vị trí trong không gian hay thời gian: above, about, across…
Không phải lúc nào giới từ cũng dùng để nhấn mạnh vị trí: in a accident, in a coat…
Giới từ phổ biến trong tiếng Anh “of” và từ này không dùng để nhấn mạnh vị trí, ví dụ: of does
express… Giới ngữ là mối quan hệ giữa giới từ và ngữ đoạn.
Từ đơn trong giới ngữ để nhấn mạnh những thứ tồn tại không gian. Các từ đơn khác trong giới ngữ nhấn mạnh vị trí
biểu thị thời gian (in those days, at the moment) Words belong
Một điều quan trọng của ngữ pháp truyền thống thường phân loại từ đơn của giới ngữ là một trạng từ. Co-ordirate Phrase
Danh ngữ kết hợp được cấu tạo bởi các yếu tố đầu được kết hợp với nhau: “but” và “or”.
Khác với các phạm trù ngữ pháp, danh ngữ kết hợp là từ chức năng, chứ không phải từ từ vựng.
Chỉ các thành phần của cùng một loại mới có thể được kết hợp.
Không thể kết hợp các phạm trù ngữ pháp khác nhau vì chúng gây ra sự rời rạc và sai ngữ pháp.
Tóm lại, các phạm trù ngữ đoạn làm nền tảng cho phân tích cú pháp trong ngữ pháp truyền thống là các cụm từ và các câu.
Mỗi thành tố mang một phạm trù ngữ pháp cụ thể.
Còn phạm trù từ loại chỉ có một chức năng, nó hoạt động như một đề ngữ.
Đọc phần (4): hiểu thế nào về - Transitive verbs, Intransitive verbs, Ditransitive verbs, intensitive verbs,
Complex transitive verbs, Prepositional verbs. Chọn một số ví dụ trong Exercises ở cuối phần 4, và phân tích để làm rõ.
Transitive verbs
Động từ ngoại động là động từ yêu cầu ít nhất một danh ngữ để bổ sung cho nó. Danh ngữ bổ sung cho một động từ
chuyển tiếp được cho là hoạt động (cụ thể hơn) với tư cách là đối tượng trực tiếp của nó. (Subject) (verb) (direct object) Ví dụ: I eat an apple. Subject verb direct object
“Eat” là động từ ngoại động có một danh ngữ "an apple" là tân ngữ của động từ “eat” theo sau "An apple" là ngữ trực
tiếp của động từ “eat”. Intransitive verbs
Phần 4. Phương pháp luận của trường phái Prague 4 lOMoAR cPSD| 41487147
Động từ nội động là động từ không yêu cầu thêm bất kỳ thành phần nào trong động ngữ, tức không cần bổ ngữ cho
động từ. Vì động từ nội động không cần thêm yếu tố nào để tạo thành vị ngữ hoàn chỉnh, nên một động từ nội động
được coi là một động ngữ hoàn chỉnh theo đúng nghĩa của nó. Ví dụ: Hot air rises Subject verb
“rises” là động từ nội động và không cần bất kì thành phần nào theo sau vẫn làm cho câu mang nghĩa hoàn chỉnh. “Hot
air rises” có 1 tham tổ “Hot air”. Ditransitive verbs
Động từ chuyển tiếp là các động từ chuyển tiếp yêu 2 bổ ngữ danh ngữ. Đôi khi được gọi là động từ đối tượng kép. Ví dụ: William baked a cake for everyone. Subject Verb indirect object direct object Intensitive verbs.
Động từ nối yêu cầu 1 bổ ngữ theo sau, bổ ngữ này có thể là một cụm danh từ, cụm tính từ hoặc cụm giới từ. Những
cụm từ này bổ nghĩa trực tiếp cho cậu chủ ngữ của câu. Ví dụ: Complex transitive verbs
Ngoại động từ phức có 2 phần bố sung: một đối tượng trực tiếp (danh ngữ) và một đối tượng dự đoán. Vị ngữ có thể ở
dạng tinh ngữ, danh ngữ, giới ngữ. Ví dụ:
Phần 4. Phương pháp luận của trường phái Prague 4