Lý thuyết hành vi người tiêu dùng của philip kotler I Trường đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên

Lý thuyết hành vi người tiêu dùng của philip kotler của Trường đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên gồm 2 trang giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

 

Thông tin:
2 trang 5 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Lý thuyết hành vi người tiêu dùng của philip kotler I Trường đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên

Lý thuyết hành vi người tiêu dùng của philip kotler của Trường đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên gồm 2 trang giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

 

541 271 lượt tải Tải xuống
Khái niệm hành vi người tiêu dùng
Cho đến nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về hành vi người tiêu dùng.
Theo Leon Schiffiman, David Bednall và Aron O’cass (1997), hành vi người tiêu dùng là sự tương tác
năng động của các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức, hành vi và môi trường mà qua sự thay đổi đó con
người thay đổi cuộc sống của họ.
Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt
Sự cần thiết của thanh toán không dùng tiền mặt
Những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Tổng quan về bộ dữ liệu VHLSS
Kinh nghiệm của tỉnh Hưng Yên trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo Peter D.Bennet (1988), hành vi của người tiêu dùng là những hành vi mà người tiêu dùng thể hiện
trong việc tìm kiếm, mua, sử dụng, đánh giáGsản phẩmGvàGdịch vụGmà họ mong đợi sẽ thỏa mãn nhu
cầu cá nhân của họ.
Theo Charles W. Lamb, GJoseph F. Hair và Carl McDaniel (2000), hành vi của người tiêu dùng là một quá
trình mô tả cách thức mà người tiêu dùng ra quyết định lựa chọn và loại bỏ một loại sản phẩm hayGdịch
vụ.
Theo Philip Kotler (2001), người làm kinh doanh nghiên cứu hành vi người tiêu dùng với mục đích nhận
biết nhu cầu, sở thích, thói quen của họ. Cụ thể là xem người tiêu dùng muốn mua gì, sao họ lại mua sản
phẩm, dịch vụ đó, tại sao họ mua nhãn hiệu đó, họ mua như thế nào, mua ở đâu, khi nào mua và mức độ
mua ra sao để xây dựng chiến lược marketing thúc đẩy người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của
mình.
Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng hiện nay còn đi xa hơn các khía cạnh nói trên. Đó là người tiêu dùng
được các nhà kinh doanh tìm hiểu xem họ có nhận thức được các lợi ích của sản phẩm, dịch vụ họ đã
mua hay không và cảm nhận, đánh giá như thế nào sau khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Vì điều này sẽ
tác động đến những lần mua hàng sau đó của người tiêu dùng và tác động đến việc thông tin về sản
phẩm của họ đến những người tiêu dùng khác.
Vì thế, người làm marketing phải hiểu được các nhu cầu và các yếu tố tác động, chi phối hành vi lựa
chọn của khách hàng. Philip Kotler (2001) đã hệ thống diễn biến của hành vi người mua hàng qua hình
sau:
Kích thích
marketing
Kích thích
khác 6
Đặc điểm
người mua
Quá trình ra
quyết định 6
Quyết định của
người mua
– Sản phẩm
– Giá
– Địa điểm
– Chiêu thị
– Kinh tế
– Công
nghệ
– Chính trị
– Văn hóa
– Văn hóa
– Xã hội
– Tâm lý
– Cá tính
– Nhận thức
vấn đề
– Tìm kiếm
thông tin
– Đánh giá
– Quyết định
– Hành vi sau
khi mua
– Chọn sản phẩm
– Chọn công ty
– Chọn đơn vị
phân phối
– Định thời gian
– Định số lượng
Hình 2.1: Hành vi của người mua hàng
Nguồn: Philip Kotler (2001),GQuản trị Marketing, Nxb. Thống kê, tr.198.
Như vậy, hành vi người tiêu dùng là những phản ứng của khách hàng dưới tác động của những kích
thích bên ngoài và quá trình tâm lý bên trong diễn ra thông qua quá trình quyết định lựa chọn hàng hóa,
dịch vụ.
| 1/2

Preview text:

Khái niệm hành vi người tiêu dùng

Cho đến nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về hành vi người tiêu dùng.

Theo Leon Schiffiman, David Bednall và Aron O’cass (1997), hành vi người tiêu dùng là sự tương tác năng động của các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức, hành vi và môi trường mà qua sự thay đổi đó con người thay đổi cuộc sống của họ.

Theo Peter D.Bennet (1988), hành vi của người tiêu dùng là những hành vi mà người tiêu dùng thể hiện trong việc tìm kiếm, mua, sử dụng, đánh giá sản phẩmdịch vụ mà họ mong đợi sẽ thỏa mãn nhu cầu cá nhân của họ.

Theo Charles W. Lamb, Joseph F. Hair và Carl McDaniel (2000), hành vi của người tiêu dùng là một quá trình mô tả cách thức mà người tiêu dùng ra quyết định lựa chọn và loại bỏ một loại sản phẩm hay dịch vụ.

Theo Philip Kotler (2001), người làm kinh doanh nghiên cứu hành vi người tiêu dùng với mục đích nhận biết nhu cầu, sở thích, thói quen của họ. Cụ thể là xem người tiêu dùng muốn mua gì, sao họ lại mua sản phẩm, dịch vụ đó, tại sao họ mua nhãn hiệu đó, họ mua như thế nào, mua ở đâu, khi nào mua và mức độ mua ra sao để xây dựng chiến lược marketing thúc đẩy người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của mình.

Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng hiện nay còn đi xa hơn các khía cạnh nói trên. Đó là người tiêu dùng được các nhà kinh doanh tìm hiểu xem họ có nhận thức được các lợi ích của sản phẩm, dịch vụ họ đã mua hay không và cảm nhận, đánh giá như thế nào sau khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Vì điều này sẽ tác động đến những lần mua hàng sau đó của người tiêu dùng và tác động đến việc thông tin về sản phẩm của họ đến những người tiêu dùng khác.

Vì thế, người làm marketing phải hiểu được các nhu cầu và các yếu tố tác động, chi phối hành vi lựa chọn của khách hàng. Philip Kotler (2001) đã hệ thống diễn biến của hành vi người mua hàng qua hình sau:

Kích thích marketing

Kích thích khác

Đặc điểm người mua

Quá trình ra quyết định

Quyết định của người mua

– Sản phẩm

– Giá

– Địa điểm

– Chiêu thị

– Kinh tế

– Công nghệ

– Chính trị

– Văn hóa

– Văn hóa

– Xã hội

– Tâm lý

– Cá tính

– Nhận thức vấn đề

– Tìm kiếm thông tin

– Đánh giá

– Quyết định

– Hành vi sau khi mua

– Chọn sản phẩm

– Chọn công ty

– Chọn đơn vị phân phối

– Định thời gian

– Định số lượng

Hình 2.1: Hành vi của người mua hàng

Nguồn: Philip Kotler (2001), Quản trị Marketing, Nxb. Thống kê, tr.198.

Như vậy, hành vi người tiêu dùng là những phản ứng của khách hàng dưới tác động của những kích thích bên ngoài và quá trình tâm lý bên trong diễn ra thông qua quá trình quyết định lựa chọn hàng hóa, dịch vụ.