Lý thuyết Kinh tế vi mô | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Lý thuyết Kinh tế vi mô | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
CHƯƠNG 1: MƯỜI NGUYÊN LÝ CỦA KINH TẾ HỌC -
CON NGƯỜI ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO? -
CON NGƯỜI TƯƠNG TÁC VỚI NHAU NHƯ THẾ NÀO? -
NỀN KINH TẾ VẬN HÀNH NHƯ THẾ NÀO? -
Kinh tế học là một môn khoa học xã hội o
nghiên cứu việc lựa chọn cách sử dụng hợp lý các nguồn lực khan hiếm o
để sản xuất hàng hoá và dịch vu o
nhằm thoả mãn cao nhất nhu cầu ngày càng tăng cho các thành viên trong xã hội -
Kinh tế học thực chứng: có tính khách quan, khoa học -
Kinh tế học chuẩn tắc: quan điểm của mình -
Khan hiếm (Scarcity) bản chất nguồn lực xã hội có giới hạn -
Kinh tế học (Economics) nghiên cứu cách thức xã hội quản lý nguồn lực khan hiếm, bao gồm o
Con người ra quyết định như thế nào: làm việc bao lâu, tiết kiệm và tiêu dùng bao nhiêu, mua cái gì o
Doanh nghiệp ra quyết định như thế nào: sản xuất bao nhiêu, thuê lao động bao nhiêu o
Xã hội ra quyết định như thế nào: phân chia nguồn lực giữa quốc phòng, hàng tiêu dùng,
bảo vệ môi trường và những nhu cầu khác -
Hiệu quả (efficiency): nhận được nhiều nhất từ nguồn lực khan hiếm -
Bình đẳng (equity): phân phối sự thịnh vượng kinh tế một cách đồng đều giữa các thành viên của xã hội -
Chi phí cơ hội (opportunity cost) của một thứ là cái mà bạn phải từ bỏ để có được nó -
Con người duy lý (rational people) nếu họ hành động tốt nhất, một cách có hệ thống và mục đích để đạt mục tiêu -
Người duy lý thường đưa ra quyết định bằng cách so sánh lợi ích biên và chi phí biên -
Đôi với người tiêu dùng, họ sẵn sàng trả mức giá cao hơn cho hàng hóa có lợi ích biên
lớn đồng thời trả giá thấp cho hàng hóa có lợi ích biên cận nhỏ -
Động cơ khuyến khích (incentive): một yếu tố thôi thúc con người hành động, nghĩa là khả năng
được khen thưởng hay bị trừng phạt. -
Thương mại giữa hai nước có thể làm cả hai bên cùng được lợi -
Thông qa hoạt động thương mại, nsx: nglieu thấp, ntd: giá thấp -
Thương mại quốc tế cho phép các nước chuyên môn hóa vào lĩnh vực mà họ làm tốt nhất
và hưởng thụ nhiều hh và dv phong phú hơn -
Bàn tay vô hình hoạt thông qua hệ thống GIÁ CẢ: o
Tương tác giữa người mua và người bán quyết định giá của sản phẩm và dịch vụ o
Giá cả phản ánh giá trị của hàng hóa đối với người mua và chi phí để sản xuất hàng hóa o
Giá cả hướng dẫn hộ gia đình và doanh nghiệp
CHƯƠNG 2: SUY NGHĨ NHƯ MỘT NHÀ KINH TẾ HỌC - SƠ ĐỒ CHU CHUYỂN: o
Doanh nghiệp sản xuất hàng hóa và dịch vụ sử dụng các đầu vào như lao động, đất đai và
vốn -> yếu tố sản xuất o
Hộ gia đình sở hữu các yếu tố sản xuất và tiêu thụ các hàng hóa và dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra o
Thu nhập của hộ gia đình chính là CHI PHÍ của doanh nghiệp, doanh thu của doanh
nghiệp chính là CHI TIÊU của hộ gia đình
Ở thị trường hàng hóa dịch vụ: hộ gia đình là người mua và doanh nghiệp là người bán
Ở thị trường yếu tố sản xuất: hộ gia đình là người bán và doanh nghiệp là người mua
Trong thị trường lao động: các hãng mua dịch vụ lao động của các cá nhân
1, Khái niệm có thể lý giải bằng đường giới hạn khả năng sản xuất PPF:
Quy luật chi phí cơ hội tăng dần: Đường giới hạn khả năng sản xuất có dạng dốc lên, cho thấy
chi phí cơ hội tăng dần.
Sự khan hiếm: Đường giới hạn khả năng sản xuất cho thấy sự khan hiếm của các nguồn lực.
Chi phí cơ hội: Đường giới hạn khả năng sản xuất cho thấy chi phí cơ hội của việc sản xuất
nhiều hơn một loại hàng hóa.
Đường giới hạn khả năng sản xuất có thể dịch chuyển sang phải ( nếu có tiến bộ về khoa học
công nghệ) hoặc sang trái ( chtranh, dịch bệch, bđ khí hậu)
PPF: sự khan hiếm, tính hiệu quả, sự đánh đổi, chi phí cơ hội và tăng trưởng kinh tế
Độ dốc của PPF phản ánh chi phí cơ hội
Cung cầu là mối quan hệ giữa giá cả và lượng hàng hóa được cung cấp và cầu
2, Kinh tế học vi mô và vĩ mô -
Kinh tế học vi mô: giá bán, sản lượng hàng hóa cụ thể, lợi nhuận, chi phí, doanh thu của
doanh nghiệp hay lợi ích của người tiêu dùng -
Kinh tế học vĩ mô: lạm phát, thất nghiệp, lãi suất, tăng trưởng kinh tế
3, Thực chứng và chuẩn tắc -
Thực chứng: “là cái gì?”. “như thế nào?”. “tác động ra sao”. Nghiên cứu thế giới khách
quan, khoa học -> xác định các nguồn lực trong kinh tế được phân bổ như thế nào -
Chuẩn tắc: “nên ntnao?”, “cần phải làm thế nào”, Nghiên cứu chủ quann -> phát biểu các
nguồn lực của kinh tế cần phải phân bổ ra sao -
Các nhà kinh tế bất đồng ý kiến vì: sự khác nhau về đánh giá khoa học, sự khác nhau về
giá trị, nhận thức và thực tiễn CHƯƠNG 3 -
Sản xuất hàng hóa với số lượng đầu vào cao hơn -> LỢI THẾ TUYỆT ĐỐI trong sx hàng hóa đó -
Chi phí cơ hội thấp hơn trong sản xuất một hàng hóa -> LỢI THẾ SO SÁNH -
Lợi ích của thương mại dựa trên LỢI THẾ SO SÁNH, các nhà kinh tế sd LỢI THẾ SO
SÁNH để ủng hộ thương mại tự do giữa các quốc gia
1, LỢI THẾ TUYỆT ĐỐI: là khả năng sản xuất một loại hàng hóa bằng cách sử dụng lượng
ít hơn so với các nhà sản xuât khác (ít thgian, ít lđộng hơn)
2, CHI PHÍ CƠ HỘI và LỢI THẾ SO SÁNH -
Chi phí cơ hội: bất cứ thứ gì phải mất đi để nhận được thêm một gì đó -
Chi phí cơ hội của một hàng hóa là nghịch đảo chi phí cơ hội của hàng hóa khác -
Lợi thế so sánh: khả năng sản xuất hàng hóa với chi phí cơ hội thấp hơn với những nhà sản xuất
3, LỢI THẾ SO SÁNH và THƯƠNG MẠI -
Lợi ích của chuyên môn hóa và thương mại dựa vào LỢI THẾ SO SÁNH -
Khi chuyên mốn hóa vào sxhh có lợi thế so sánh > hơn -> kinh tế tăng
4, GIÁ CẢ THƯƠNG MẠI: để được lợi ích từ trao đổi đối với hai bên, giá mà họ trao đổi
phải NẰM GIỮA hai mức chi phí cơ hội CHƯƠNG 4
1, Thị trường: là một nhóm người mua và người bán của một hàng hóa hay dịch vụ cụ thể.
Người mua quyết định cầu, người bán quyết định cung
2, Thị trường cạnh tranh: là thị trường có rất nhiều người mua và bán. Không một ai có thể
tác động đến giá. Gía và sản lượng được quyết định bởi all người mua và bán trên thị trường
3, CẦU: là những số lượng khác nhau của một mặt hàng mà người mua MUỐN và CÓ KHẢ
NĂNG MUA tại các mức giá khác nhau trong 1 khoảng thgian nhất định - Các yếu tố ảnh hưởng o Giá mặt hàng o Thu nhập:
Nếu cầu hàng hóa giảm khi thu nhập giảm -> hàng hóa thông thường
Nếu cầu hàng hóa tăng khi thu nhập giảm -> hàng thứ cấp o
Giá cả các hàng hóa có liên quan:
Khi giá cả của hàng hóa giảm làm cầu của loại hàng hóa khác giảm -> hàng hóa thay thế
Khi giá cả của hàng hóa giảm làm cầu của loại hàng hóa khác tăng -> hàng hóa bổ sung o
Sở thích hay thị hiếu của người tiêu dùng o Kỳ vọng o Số lượng người mua -
Cầu là tập hợp of nhiều lượng cầu -
Thay đổi CẦU là thay đổi ĐƯỜNG đồ thị biểu diễn -
Thay đổi LƯỢNG CẦU là thay đổi ĐIỂM trên đồ thị biểu diễn -
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi GIÁ của một mặt hàng tăng lên thì
LƯỢNG CẦU về mặt hàng sẽ giảm -
CẦU THỊ TRƯỜNG: tổng của tất cả các cầu cá nhân về một loại hàng hóa hay dịch vụ cụ thể -
Khi cầu tăng: đường cầu sẽ dịch phải -
Khi cầu giảm: đường cầu dịch trái
4,CUNG: là những số lượng khác nhau của một mặt hàng mà người bán sẵn sàng và có khả
năng cung cấp ra thị trường tại các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định -
Các yếu tố ảnh hưởng: o
Giá đầu vào: gồm giá nglieu, vật liệu, lao động, máy móc o Công nghệ o Kỳ vọng o Số lượng người bán -
CUNG THỊ TRƯỜNG: là tổng các nguồn cung của tất cả các người bán -
Nếu giá cao hơn giá cân bằng -> thặng dư cung or dư thừa hàng hóa -> cung > cầu -> giá thị trường giảm -
Nếu giá thấp hơn giá cân bằng -> thiếu hụt or dư cầu hàng hóa -> cung < cầu -> giá thị trường tăng Cung không đổi Cung tăng Cung giảm Cầu không đổi P không đổi P giảm P tăng Q không đổi Q tăng Q giảm Cầu tăng P tăng P không rõ P tăng Q tăng Q tăng Q không rõ Cầu giảm P giảm P giảm P không rõ Q giảm Q không rõ Q giảm CHƯƠNG 5 1, ĐỘ CO GIÃN CỦA CẦU A, Theo giá -
Những nhân tố ảnh hưởng đến độ co giãn của cầu theo giá o
Sự sẵn có của các hàng hóa thay thế gần gũi o
Hàng hóa thiết yếu và hàng hóa xa xỉ:
Cầu của hàng hóa thiết yếu có xu hướng không có giãn
Cầu của hàng hóa xa xỉ có xu hướng co giãn o Định nghĩa thị trường o Thời gian -
Độ co giãn cầu theo giá = - Phương pháp trung điểm = − x + − + -
Đối với hàng hóa thứ cấp: độ co giãn của cầu theo thu nhập là một số âm -
Đối với hàng hóa thông thường : độ co giãn của cầu theo thu nhập là một số dương -
Đối với hàng hóa thiết yếu: độ co giãn nhỏ -
Đối với hàng hóa xa xỉ: độ co giãn lớn -
Độ co giãn chéo của cầu đối với hai hàng hóa thay thế là một số dương -
Độ co giãn chéo của cầu đối với hai hàng hóa bổ sung là một số âm -
EDx < 0: X và Y là hai hàng hoá bổ sung. -
EDx > 0: X và Y là hai hàng hoá thay thế. -
EDx = 0: X và Y là hai hàng hoá độc lập (không liên quan). -
ED < 0: hàng hóa thứ cấp. -
ED > 0: hàng hóa thông thường. Trong đó: -
0 < ED < 1: hàng hoá thiết yếu. -
ED > 1: hàng hóa cao cấp (hàng hoá xa xỉ).. 2, ĐỘ CO GIÃN CUNG CHƯƠNG 6: 1, KIỂM SOÁT GIÁ -
Gía trần: mức giá TỐI ĐA được phép bán ra theo luật định của một hàng hóa. Giá trần <
giá cân bằng -> có hiệu lực, lượng cầu vượt quá lượng cung. Thiếu hụt -> cung của ng
bán phải hạn chế cầu of ng mua. Mục tiêu: bảo vệ lợi ích of ng tiêu dùng -
Giá sàn: mức giá TỐI THIỂU được phép bán ra theo luật định của một hàng hóa. Giá sàn
> giá cân bằng -> có hiệu lực, lượng cung vượt qá lượng cầu. dư thừa -? Cầu of ng mua
hạn chế cung of ng bán. Mục tiêu: bảo vệ lợi ích of ng sản xuất -
Giá thị trường = giá trần A, THUẾ -
Thuế đánh vào người bán làm cho lợi nhuận của bán giảm nên cung giảm, đường cung
dịch chuyển lên trên đúng một đoạn bằng thuế, đường cầu không đổi o
Điểm cân bằng tăng lên, lượng cân bằng giảm xuống o
So với mức giá cân bằng ban đầu thì:
Mức giá mà người mua thực trả tăng lên
Mức giá mà người bán thực nhận giảm xuống -
Thuế đánh vào người mua hàng hóa dẫn đến nhu cầu của người tiêu dùng giảm đi, đường
cầu dịch chuyển xuống dưới, đường cung không đổi o
Điểm cân bằng và lượng cân bằng giảm xuống o
So với mức giá cân bằng ban đầu thì:
Mức giá mà người mua thực trả tăng lên
Mức giá mà người bán thực nhận giảm xuống -
Khi đường cung co giãn hơn đường cầu -> người tiêu dùng chịu thuế NHIỀU HƠN,
người sản xuất chịu ÍT HƠN -
Khi đườung cầu co giãn hơn đường cung -> người tiêu dùng chịu thế ÍT HƠN, người sản xuất NHIỀU HƠN CHƯƠNG 7
1, THẶNG DƯ TIÊU DÙNG (CS) - Giá sẵn lòng trả o
Mức giá tối đa của mỗi người mua được gọi là sẵn lòng trả và nó được đo lường
bằng giá trị của người mua định giá cho hàng hóa o
CS dùng đo lường lợi ích mà người mua nhận được khi tham gia thị trường -
Phần diện tích dưới đường cầu và trên mức giá đo lường CS trên một thị trường -
Mức giá thấp hơn làm tăng CS -
CS là một thước đo tốt về phúc lợi kinh tế nếu các nhà hoạch định chính sách quan tâm đến quyền lợi of ng mua
2, THẶNG DƯ SẢN XUẤT (PS) -
Là khoản tiền mà người bán nhận được trừ đi chi phí họ bỏ ra để sản xuất -
PS đo lường lợi ích của người bán khi tham gia thị trường -
Phần diện tích dưới mức giá và trên đường cung đo lường PS trên một phần thị trường -
Mức giá cao hơn làm tăng PS -
PS là một thước đo tốt về phúc lợi kinh tế nếu nhà hoạch định chính sách quan tâm đến
quyền lợi của người bán
3, HIỆU QUẢ THỊ TRƯỜNG
CS = giá trị ng tiêu dùng nhận được – khoản chi phí ng tiêu dùng phải trả
PS = khoản tiền ng sản xuất nhận được – chi phí ng sản xuất phải chịu
TOTAL = CS + PS = Gía trị người tiêu dùng nhận được – chi phí ng sản xuất phải chịu CHƯƠNG 8 1, THUẾ - Tác động of thuế: o
Thuế làm cho mức giá of ng sản xuất thực nhận ít hơn o
Thuế làm cho mức giá mà người tiêu dùng thực trả nhiều hơn o
Doanh thu thuế of chính phủ = độ lớn of thuế (T) x mức sản lượng bán ra (Q) o
Thuế làm biến dạng các động cơ của người bán và người mua -> thị trường phân
bổ nguồn lực một cách không hiệu quả -
Độ co giãn cung và cầu càng lớn thì phần tổn thất vô ích do thuế gây ra càng lớn -
Khi mức thuế càng tăng lên thì o
TỔN THẤT VÔ ÍCH thuế gây ra càng lớn o
Doanh thu thuế ban đầu tăng nhưng sau đó giảm dần thông qua đường cong LAFFE CHƯƠNG 9
1, YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THƯƠNG MẠI -
Giá thế giới: mức giá phổ biến của một hàng hóa trên thị trường -
Nếu giá trong nước < giá thế giới -> quốc gia đó có LỢI THẾ SO SÁNH -> XUẤT KHẨU -
Nếu giá trong nước > giá thế giới -> quốc gia đó bất lợi về LỢI THẾ SO SÁNH -> NHẬP KHẨU 2, LỢI ÍCH VÀ TỔN THẤT -
XUẤT KHẨU: nhà sản xuất có lợi, người tiêu dùng bất lợi -
NHẬP KHẨU: nhà sản xuất bất lợi, người tiêu dùng có lợi -
LỢI ÍCH CỦA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ: o
Gia tăng tính đa dạng of hàng hóa o
Chi phí thấp hơn nhờ lợi thế kinh tế theo quy mô o Cạnh tranh gia tăng o
Tăng cường trao đổi ý tưởng CHƯƠNG 13:
1, CHI PHÍ ( Tổng doanh thu, tổng chi phí, lợi nhuận) -
Tổng doanh thu là tổng số tiền mà doanh nghiệp thu đưuọc từ việc bán sản phẩm đầu ra của mình (PxQ) -
Tổng chi phí là tổng số tiền mà doanh nghiệp chi trả để mua các đầu vào -
Lợi nhuận của doanh nghiệp là tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí -
Lợi nhuận ( Profit) = Tổng doanh thu – tổng chi phí -
Chi phí sổ sách: những chi phí cho yếu tố đầu vào đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ tiền ra chi trả -
Chi phí ẩn: những chi phí đầu vào không đòi hỏi doanh nghiệp phải chi tiền ra để trả -
Nhà kinh tế tính lợi nhuận = tổng doanh thu – all khoản chi phí (sổ sách + ẩn) -
Nhân viên kế toán tính lợi nhuận = tổng doanh thu – chi phí sổ sách 2, SẢN XUẤT VÀ CHI PHÍ
A, hàm sản xuất: là mối quan hệ giữa sản lượng đầu vào được sử dụng để tạo ra hàng hóa và
sản lượng đầu ra của hàng hóa đó -
ĐƯỜNG TỔNG CHI PHÍ BÌNH QUÂN VÀ CHI PHÍ BIẾN ĐỔI BÌNH QUÂN có hình
chữ U, riêng CHI PHÍ CỐ ĐỊNH BÌNH QUÂN thì luôn dốc xuống o
Tại đáy of chữ U là mức sản lượng mà tổng chi phí bình quân thấp nhất, mức sản
lượng này đôi khi được gọi là QUY MÔ HIỆU QUẢ của doanh nghiệp -
Mối quan hệ giữ CHI PHÍ BIÊN và TỔNG CHI PHÍ BÌNH QUÂN o
Khi chi phí biên < tổng chi phí bình quân -> tổng chi phí bình quân đang giảm dần o
Khi chi phí biên > tổng chi phí bình quân -> tổng chi phí bình quân đang tăng dần o
Đường chi phí biên đi qua điểm THẤP NHẤT của đường tổng chi phí bình quân: ATCmin <-> MC =ATC GHI NHỚ: -
Sớm muộn gì thì chi phí biên cũng sẽ tăng khi sản lượng đầu ra tăng -
Đường tổng chi phí bình quân có hình dạng chữ U -
Đường chi phí biên cắt đường tổng chi phí bình quân tại điểm THẤP NHẤT của đường tổng chi phí bình quân
3, CHI PHÍ TRONG NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN - TRONG NGẮN HẠN: o TC = FC + VC
TC: tổng chi phí thấp nhất bằng tiền sản xuất 1 mức sản lượng
FC: chi phí cố định ( ko thay đổi theo sản lượng)
VC: chi phí biến đổi ( thay đổi theo sản lượng) o
Chi phí cố định trung bình: AFC = FC / Q o
Chi phí biến đổi trung bình: AVC = VC / Q o
Tổng chi phí trung bình: AC = TC / Q o
Chi phí biên ngắn hạn: MC (SMC) o
Các đường MC, AC, AVC đều có hình dạng chữ U do bị chi phối bởi QUY
LUẬT NĂNG SUẤT BIÊN GIẢM DẦN - TRONG DÀI HẠN: o
Mọi chi phí đều là chi phí biến đổi o
Tổng chi phí trung bình dài hạn: LAC = LTC / Q -
MỐI QUAN HỆ GIỮA NGẮN VÀ DÀI: o
MC < AC(AVC) -> AC(AVC) giảm dần o
MC > AC(AVC) -> AC(AVC) tăng dần o MC = AC(AVC) -> AC(AVC) min - LỢI THẾ & BẤT LỢI: o
Khi tổng chi phí bình quân của doanh nghiệp trong dài hạn giảm dần khi sản
lượng đầu ra tăng -> LỢI THẾ KINH TẾ THEO QUY MÔ o
Khi tổng chi phí bình quân của doanh nghiệp trong dài hạn tăng dần khi sản lượng
đầu ra tăng -> BẤT LỢI KINH TẾ THEO QUY MÔ o
chi phí bình quân của doanh nghiệp trong dài hạn không đổi dần khi sản lượng
đầu ra tăng -> LỢI THẾ KHÔNG ĐỔI THEO QUY MÔ -
Quy mô sản xuất hợp lý là quy mô sản xuất có đường chi phí trung bình ngắn hạn tiếp
xúc với đường chi phí trung bình dài hạn tại mức sản lượng cần sản xuất -
Tại quy mô sản xuất hợp lý: SAC = LAC & SMC = LMX & STC = LTC khi SACmin =
SMC = LACmin = LMC -> quy mô sản xuất tối ưu CHƯƠNG 14: -
THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO: Doanh nghiệp có thể tự do gia nhập hay
rút lui khỏi thị trường - Tổng doanh thu(TR) = P x Q -
Doanh thu bình quân (AR)= TR / Q - Doanh thu biên(MR) - P = AR = MR - TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN: o
Doanh thu biên > chi phí biên -> tăng sản lượng đầu ra o
Doanh thu biên < chi phí biên -> giảm sản lượng đầu ra o
Doanh thu biên = chi phí biên -> sản lượng mà lợi nhuận đạt được là tối đa -
NGẮN HẠN: Doanh nghiệp sẽ ĐÓNG CỬA nếu doanh thu < chi phí biến đổi trong quá trình sản xuất ( TR-
DÀI HẠN: Doanh nghiệp sẽ RỜI THỊ TRƯỜNG nếu doanh thu < tổng chi phí mà họ bỏ ra ( TRATC -
Đo lường lợi nhuận trên đồ thị của doanh nghiệp cạnh tranh: Lợi nhuận = TR – TC = (P- ATC)xQ ĐƯỜNG CUNG -
Trong ngắn hạn: đường cung trên thị trường khi số lượng doanh nghiệp không đổi, đường
cung ngắn hạn của doanh nghiệp chính là đường SMC phần phía trên điểm cực tiểu của AVC -
Trong dài hạn: Đường cung thị trường khi có sự gia nhập hay rời khỏi thị trường, đường
cung dài hạn của doanh nghiệp chính là đường MC phần phía trên điểm cực tiểu của ATC CHƯƠNG 15:
1, NGUYÊN NHÂN ĐỘC QUYỀN -
Doanh nghiệp độc quyền là người bán duy nhất trên thị trường của họ, là người quyết
định giá ( không kiểm soát hoàn toàn giá cả) o
Độc quyền về nguồn lực: nguồn lực dùng cho quá trình sản xuất thuộc quyền sở
hữu doanh nghiệp -> doanh nghiệp sản xuất chi phí thấp nhưng bán giá cao o
Độc quyền do chính phủ: chính phủ cho phép cá nhân hay doanh nghiệp độc
quyền bán một số loại hàng háo hay dịch vụ(bằng sáng chế, luật bản quyền) o
Độc quyền tự nhiên: một số doanh nghiệp có khả năng cung cấp một loại hàng
hóa hay dịch vụ cho toàn bộ thị trường chi phí sản xuất thấp hơn daonh nghiệp khác o
Độc quyền về quy trình sản xuất
2, DOANH NGHIỆP ĐỘC QUYỀN QUYẾT ĐỊNH VỀ SẢN XUẤT VÀ GIÁ CẢ -
Quyết định giá bán bằng cách thay đổi số lượng -
Đường cầu dốc xuống từ trái sang phải -
Doanh thu biên nhỏ hơn giá bán : MR
o
Hiệu ứng sản lượng: sản lượng bán tăng, doanh thu có xu hướng tăng o
Hiệu ứng giá: sản lượng bán ra tăng nhưng giá giảm dẫn đến TR có xu hướng giảm o
MR<0 khi HIỆU ỨNG GIÁ > HIỆU ỨNG LƯỢNG o
TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN: MR>MC -> gia tăng, MR giảm o
Lợi nhuận tối đa: ấn định sản lượng MR = MC ( P> MR = MC)
đầu tiên, nhân 2 ở hàm cầu (P), cân bằng hàm chi phí = hàm cầu (TR)
Lợi nhuận max = TR-TC=(P*Q)-(thay Q vào hàm chi phí)
Cách tính MR là lấy Q nhân hàm cầu (P) xog đạo hàm ra MR, cho MR = MC o
Lợi nhuận của doanh nghiệp độc quyền: Lợi nhuận = TR – TC = (P-ATC)xQ -
Vì tổng thặng dư không thay đổi nên lợi nhuận độc quyền không phỉa chi phí xã hội
3, PHÂN BIỆT GIÁ: việc doanh nghiệp độc quyền bán ở các mức giá khác nhau cho các
đối tượng khách hàng khác nhau -
Chính sách không phân biệt giá cả: Xí nghiệp sẽ bán cho tất cả thị trường theo một mức giá thống nhất -
Chính sách phân biệt giá cả: o
Mức độ độc quyền phải rất cao trên thị trường o
Độ co giãn theo cầu theo giá trên các thị trường phải khác nhau o
Các thị trường phải tách biệt nhau, không được xen lẫn vào nhau -
Ý nghĩa thực tiễn của phân biệt giá: o
Đem lại lợi nhuật cao hơn so với chính sách không phân biệt giá o
Mở rộng cho các tiêu chí khác nhau o Tăng phúc lợi kinh tế -
Trường hợp phân biệt giá hoàn hảo: o
Bán được toàn bộ sản phẩm và không có tổn thất vô ích o
Toàn bộ thặng dư trên thị trường là lợi nhuận của nhà độcquyền -
Không thể đạt hoàn hảo vì: o
Khách hàng không thông báo mức sẵn lòng trả o
Có nhiều nhóm khách hàng nên doanh ngheiejp không biết được mức sẵn lòng trả của mỗi nhóm -
CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ o
Gia tăng cạnh tranh bằng luật chống độc quyền o Quản lý: quy định P=MC o Sở hữu nhà nước o Không làm gì cả CHƯƠNG 16: -
Đặc điểm thị trường cạnh tranh độc quyền: nhiều người bán, sản phẩm khác biệt, tự gia nhập và rời bỏ -
Đặc điểm cơ bản của ngành cạnh tranh độc quyền là: Mỗi doanh nghiệp chỉ có khả năng hạn chế
ảnh hưởng tới giá cả sản phẩm của mìnhCó nhiều doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm có thể dễ thay thế cho nhau -
CẠNH TRANH BẰNG CÁC SẢN PHẨM KHÁC BIỆT o
Cạnh tranh độc quyền trong ngắn hạn: nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận: MR = MC
Sản lượng tối đa hóa lợi nhuận được tìm thấy tại điểm giao nhau giữu đường MC VÀ MR o
Cân bằng trong dài hạn: đường cầu dịch chuyển sang trái o
Cạnh tranh độc quyền và cạnh tranh hoàn hảo: dư thừa năng lực trong sản xuất và
định giá cao hơn chi phí biên o
Cạnh tranh độc quyền và phúc lợi xã hội: gây tổn thất phúc lợi xã hội do giá cả
luôn lớn hơn chi phí biên và doanh ngheiejp có quyền định giá bán sản phẩm.
Hiệu ứng ngoại tác ( ngoại tác tích cực do sự đa dạng của sản phẩm và ngoại tác
tiêu cực do đánh cắp thị phần) -
CẠNH TRANH THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN NHÓM o
Trạng thái cân bằng của tt độc quyền nhóm:
Q(doanh nghiệp độc quyền) < Q( độc quyền nhóm) < Q(doanh nghiệp cạnh tranh ) o
P(doanh nghiệp độc quyền) > P(độc quyền nhóm) > P (doanh nghiệp cạnh tranh) o
Tối đa hóa lợi nhuận CARTEL : sản xuất Q độc quyền, bán ở mức P độc quyền
Hiệu ứng lượng>hiệu ứng giá -> tăng Q
Hiệu ứng giá = hiệu ứng lượng -> dừng lại -
Độc quyền nhóm: một cấu trúc thị trường mà trong đó MỘT SỐ ÍT NGƯỜI BÁN, bán
các sản phẩm TƯƠNG TỰ OR GẦN TƯƠNG TỰ NHAU -
Lý thuyết trò chơi: là nghiên cứu về việc con người sẽ hành xử như thế nào trong các tình huống chiến lược -
Sự cấu kết: thỏa thuận giữa các doanh nghiệp trong một thị trường về sản lượng và giá bán -
Cartel: một nhóm các doanh nghiệp hoạt động vì MỤC TIÊU CHUNG -
Cân bằng NASH: một tình huống mà ở đó các tác nhân kinh tế tương tác với những tác
nhân khác, mỗi bên sẽ lựa chọn chiến lược TỐT NHẤT sau khi biết đối phương đã chọn
những chiến lược của họ -
THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN NHÓM: khi số lượng người bán nhiều thì thị trường này
sẽ giống một thị trường cạnh tranh -> P sẽ tiến đến chi phí biên và Q sẽ tiến đến mức sản
lượng đạt hiệu quả xã hội -
Chiến lược thống soái: là chiến lược tốt nhất cho một người chơi, bất kể người chơi kia
lựa chọn chiến lược nào CHƯƠNG 21:
1,GIỚI HẠN NGÂN SÁCH: KHẢ NĂNG MUA HÀNG OF NG TIÊU DÙNG -
Đường ràng buộc ngân sách hay đường ngân sách chỉ ra sự đánh đổi giữa hai hàng hóa
mà người tiêu dùng gặp phải -
Độ dốc of đường ngân sách thể hiện tỷ lệ mà ng tiêu dùng có thể đánh đổi một hàng hóa
lấy hàng hóa còn lại, độ dốc này bằng tỷ lệ GIÁ giữa hai hàng hóa hay mức GIÁ tương
đối giữa hai hàng hóa -> GIÁ TRỊ ÂM -
Phương trình đường ngân sách - Thứ nhất: I = PX*X + PY*Y - Thứ hai: Y = f(X) - Thứ ba: X = f(Y)
2, SỰ ƯA THÍCH: NHỮNG GÌ MÀ NGƯỜI TIÊU DÙNG MUỐN -
Thể hiện sự yêu thích bằng đường bàng quan -
Đường bàng quan thể hiện những gói hàng hóa khác nhau đem lại cho người tiêu dùng sự thỏa mãn như nhau -
Những điểm nằm trên đường bàng quan cao hơn được ưa thích hơn những điểm ở thấp -
Độ dốc tại mọi điểm trên đường bàng quan bằng với tỷ lệ mà người tiêu dùng sẵn sàng
thay thế một hàng hóa bằng hàng hóa khác -> tỷ lệ thay thế cận biên (MRS) -
4 tính chất of ĐƯỜNG BÀNG QUAN: o
Đường bàng quan cao hơn được ưa thích hơn các đường thấp o
Những đường bàng quan có hướng dốc xuống o
Những đường bàng quan không cắt nhau o
Những đường bàng quan có dạng cong về gốc tọa độ -
2 trường hợp đặc biệt của đường bàng quan o
Thay thế hoàn hảo: khi đó đường bàng quan có dạng đường thẳng miêu tả tỷ lệ
thay thế biên của hai hàng hóa là cố định -> để giữ cho lợi ích không đổi khi tăng
tiêu dùng hàng hóa này thì phải giảm chi tiêu dùng hàng hóa kia theo tỷ lệ cố định đó o
Bổ sung hoàn hảo: khi đó bàng quan có dạng chữ L, miêu tả với một kết hợp hoàn
hảo cho trước giữa hai hàng hóa -> để giữ cho lợi ích không đổi, việc tiêu thụ
thêm bao nhiêu hàng hóa này cũng không làm thay đổi sự tiêu dùng hàng hóa còn lại
3, TỐI ƯU HÓA : NGƯỜI TIÊU DÙNG SẼ CHỌN GÌ? -
Người tiêu dùng lựa chọn điểm thuộc đường ràng buộc ngân sách và nằm trên đường
bàng quan cao nhất -> tại điểm tối ưu này: tỷ lệ thay thế biên bằng với giá tương đối của hai hàng hóa o
Giá tương đối là tỷ lệ mà thị trường sẵn lòng trao đổi hàng hóa này lấy hàng hóa khác o
Tỷ lệ thay thế biên là tỷ lệ mà người tiêu dùng sẵn lòng trao đổi hàng hóa này lấy hàng hóa khác o
Sự đánh giá of ng tiêu dùng đo bằng tỷ lệ thay thế biên o
Sự đánh giá of thị trường đo bằng giá tương đối -
Tác động thay đổi trong THU NHẬP o
Trường hợp hai hàng hóa THÔNG THƯỜNG: khi thu nhập tăng lên thì số lượng
tiêu dùng đối với hàng hóa tăng lên -> đường ngân sách dịch chuyển ra bên ngoài
tiếp xúc với đường bàng quan xa hơn o
Trong trường hợp hai hàng hóa THỨ CẤP: khi thu nhập tăng lên thì lượng tiêu
thụ hàng hóa thông thường tăng, lượng tiêu thụ hàng hóa thứ cấp giảm -
Tác động của một sự thay đổi trong mức giá có thể được chia ra thành TÁC ĐỘNG THU
NHẬP và TÁC ĐỘNG THAY THẾ o
Tác động thay thế: sự di chuyển dọc theo một đường bàng quan cho đến một điểm
có tỷ lệ thay thế biên khác o
Tác động thu nhập: sự di chuyển đến một đường bàng quan cao hơn