Lý thuyết Lịch sử đảng /Trường đại học Nguyễn Tất Thành
Hai là, xác lập mối quan hệ giữa “lấy con người làm trung tâm”, bảo đảm QCN và phát triển con người toàn diện. Mục tiêu phát triển con người toàn diện đương nhiên phải xuất phát từ con người và “lấy con người làm trung tâm”. Nhưng nếu không có sự tham gia chủ động, tích cực của người dân với tư cách là người là chủ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47167580
Chủ trương của đảng
Một là, các văn kiện trình Đại hội XIII xác định phải thực hiện tốt, có hiệu quả trên
thực tế phương châm: ”Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân
thụ hưởng”7. Do đó, phải lồng ghép, tích hợp, tìm cách tiếp cận dựa trên QCN vào
cách tiếp cận chính trị – pháp lý trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm
2021 – 2030, cho phù hợp với thể chế Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nhằm
kịp thời ghi nhận, bảo vệ, bảo đảm những quyền mới phát sinh, như quyền an ninh
và an toàn thông tin mạng, quyền kinh doanh và thanh toán trên nền tảng internet,
quyền giáo dục và sinh hoạt tôn giáo, văn hóa trực tuyến, quyền riêng tư, nhất là trên
mạng xã hội, quyền an toàn thân thể, danh dự, nhân phẩm của trẻ em, quyền của nhóm LGBT…
Hai là, xác lập mối quan hệ giữa “lấy con người làm trung tâm”, bảo đảm QCN và
phát triển con người toàn diện. Mục tiêu phát triển con người toàn diện đương nhiên
phải xuất phát từ con người và “lấy con người làm trung tâm”. Nhưng nếu không có
sự tham gia chủ động, tích cực của người dân với tư cách là người là chủ – làm chủ
thì không thể “dựa vào dân” nhằm đạt được mục tiêu đó. Nói cách khác, việc “lấy
con người làm trung tâm” là tất yếu, nhưng nếu con người không được bảo đảm
quyền của mình, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân thì không thể “lấy dân làm
gốc”, không thể phát huy được sức dân và xây dựng được con người phát triển toàn diện.
Do đó, việc bảo đảm QCN là khâu kết nối cần thiết, không thể thiếu giữa khâu “lấy
con người làm trung tâm” và phát triển con người toàn diện. Một giải pháp có tính
đột phá là đa dạng hóa hình thức, nội dung, phương pháp lồng ghép, tích hợp giáo
dục QCN trong hệ thống giáo dục quốc dân để thực hiện phương châm lấy người
học làm trung tâm nhằm thúc đẩy giáo dục con người phát triển toàn diện từ nhà
trường đến ngoài xã hội. lOMoAR cPSD| 47167580
Ba là, các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “Tiếp tục cụ thể hóa,
hoàn thiện thể chế thực hành dân chủ…, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc
về Nhân dân”8… Tuy nhiên, hiện nay trong phương hướng tiếp tục xây dựng, hoàn
thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chủ yếu mới tập trung vào xây dựng,
hoàn thiện thể chế pháp quyền của Nhà nước mà hầu như chưa chú ý đúng mức đến
việc xây dựng thể chế pháp quyền của con người, của công dân với tính chất là các
quan hệ nền tảng và có tính bình đẳng với thể chế pháp quyền của Nhà nước. Do đó,
để tiếp tục cụ thể hóa, hoàn thiện thực hành dân chủ, phải coi trọng việc bảo đảm
trên thực tế thể chế pháp quyền có tính bình đẳng của con người, của công dân và
của Nhà nước trong thể chế Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói chung ở Việt Nam.
Bốn là, tích cực, chủ động giải quyết những vấn đề QCN mới nảy sinh trong thực
tiễn. Chẳng hạn, vấn đề QCN được đề cập trực tiếp ngày càng nhiều hơn trong các
vụ khiếu kiện đông người, điểm nóng (thay vì chỉ được giới hạn trong quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân như hiện nay); vấn đề bảo vệ, bảo đảm QCN trong
hoạt động tư pháp, hay QCN của những nghi can, nghị phạm trong tạm giữ, tạm
giam (vì quyền của những người đã bị kết án cơ bản đã được thể chế hóa khá rõ và
ổn định); vấn đề xây dựng cơ quan nhân quyền quốc gia và sau khi đã gia nhập 7
công ước quốc tế cơ bản về QCN, tiếp tục gia nhập 2 công ước cơ bản còn lại của
Liên hiệp quốc về quyền của những người lao động di trú, quyền của những người
bị cưỡng bức đưa đi mất tích.
Năm là, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp quyền trong hoạt động tư pháp
nhằm thực hiện công khai, minh bạch nghĩa vụ bảo đảm công lý, QCN, quyền công
dân như các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng đã xác định: “Hoạt động tư pháp
phải bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội lOMoAR cPSD| 47167580
chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân, đấu tranh có hiệu quả với mọi loại tội phạm và vi phạm”9.
Sáu là, tiếp tục chủ động, tích cực đối thoại, đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn kịp
thời những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Nhân dân, nhất là
trong đội ngũ cán bộ, đảng viên; mặt khác, phải tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế
nhằm thúc đẩy việc thực hiện các chính sách, pháp luật về bảo đảm QCN gắn với
nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế. Trong quá trình đó, phải tăng cường thực hiện
phương thức trong đối thoại có đấu tranh để nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau, từng
bước thu hẹp bất đồng và những sự hiểu biết khác nhau giữa Việt Nam với các đối
tác quốc tế trong vấn đề dân chủ, nhân quyền; kiên quyết bảo vệ quan điểm, lập
trường, lợi ích quốc gia – dân tộc và đấu tranh ngăn chặn một cách hiệu quả các hoạt
động lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam