Lý thuyết môn Lịch sử văn minh thế giới phần Nhập môn

Lý thuyết môn Lịch sử văn minh thế giới phần Nhập môn giúp sinh viên ôn luyện và nắm vững kiến thức môn học để đạt kết quả cao sau khi kết thúc học phần

lOMoARcPSD|36625228
1. NHẬP MÔN:
VĂN HOÁ
Văn hoá có trước văn minh, khi loài người xuất hiện thì văn hoá cũng xuất hiện. Văn hoá là tổng thể các
giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Văn hoá là cái để phân biệt
con người với động vật, là đặc trưng riêng của xã hội loài người. Đồng thời, văn hoá không thể kế thừa
về mặt sinh học (di truyền) phải học tập, giao lưu. Văn hoá còn được hiểu cách ng xử đã được
mẫu thức hoá.
Ví dụ về văn hoá giai đoạn Văn Lang – Âu Lạc có thể coi đỉnh cao thứ nhất của lịch sử văn hoá
Việt Nam, với sáng tạo tiêu biểu là trống đồng Đông Sơn và kỹ thuật trồng lúa nước ổn định. Nét
văn hoá y vẫn được Việt Nam ta tiếp tục kế thừa phát huy. Ngoài ra, khi nhắc đến những
trang phục truyền thống như áo i nghĩ đến nét văn hoá của Việt Nam, hay Kimono trang
phục mang nét văn hoá của Nhật Bản, HanBok thì là nét văn hoá trang phục của Hàn Quốc.
VĂN MINH
Văn minh là giai đoạn phát triển cao của văn hoá. Cụ thể văn minh là 1 trạng thái tiến bộ được thể hiện
ở 2 mặt vật chất tinh thần được con người hội loài người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển
cao của xã hội. Trái với văn minh là dã man, hoang dã, lạc hậu…
dụ như văn minh Phương Đông, văn minh chỉ tia sáng của đạo đức, biểu hiện chính trị hay
pháp luật, văn hoá, nghệ thuật. Ngoài ra còn văn minh Ai Cập cổ đại, văn minh Địa Trung Hải…
NỀN VĂN MINH
Nền văn minh là trạng thái tiến bộ về văn hoá vật chẩ và tinh thần của một cộng đồng dân tộc nhất định
trong tiến trình lịch sử. Nền văn minh bản năng mở rộng ra khu vực khai sinh ban đầu, vươn xa
ảnh hưởng đến những vùng đất khác.
dụ như phương Tây cổ đại nền văn minh Hi-La, hay nền văn minh của người Maya đã
từng tồn tại, còn có cùng với việc các nước ở châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh trở thành thuộc địa
của các cường quốc Châu Âu, nền văn minh phương Tây đã được truyền bá mạnh mẽ.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (LỊCH SỬ & LOGIC / ĐỒNG ĐẠI & LỊCH ĐẠI)
Phương pháp lịch sử phương pháp xem xét và trình bày quá trình phát triển của các sự vật, hiện
tượng lịch sử theo một trình tự liên tục và nhiều mặt, có lớp lang trước sau, trong mối liên hệ với các sự
lOMoARcPSD|36625228
vật, hiện tượng khác. Nếu phương pháp lịch sử diễn lại toàn bộ toàn bộ tiến trình của lịch sử thì phương
pháp logic phương pháp xem xét, nghiên cứu các sự kiện lịch sử dưới dạng tổng quát, nhằm vạhc ra
bản chất, khuynh hướng tất yếu, quy luật vận động lịch sử.
2 phương pháp nghiên cứu này không có tách rời nhau mà trong cái này cái kia, ảnh hưởng
lẫn nhau. Cụ thể, phương pháp lịch sử phải theo sát tiến trình phát triển lịch sử sự vật, hiện
tượng, diễn lại những ớc quanh co của quá trình phát triển hiện thực NHƯNG không phải
miêu tả lịch sử theo kinh nghiệm chủ nghĩa phải miêu tả theo một sợi dây logic của sự phát
triển lịch sử, không miêu tả lịch sử một cách mù quáng mà phải phát triển một cách có quy luật.
Với phương pháp đồng đại nghĩa là xác định các hiện tượng, quá trình khác nhau xảy ra cùng
1 thời điểm, liên quan với nhau. Phương pháp y giúp bao quát được toàn vẹn và đầy đủ các quá
trình lịch sử, so sánh được cái gì đã cảy ra trong cùng một thời gian, ở các nước khác nhau cũng như so
sánh các quá trình có nh chất khác nhau trên cùng một lãnh thổ. Ví dụ như phong trào công nhân, phong
trào nông dân, phong trào tri thức… Còn phương pháp lịch đại phương pháp nghiên cứu qkhứ lần
theo các giai đoạn phát triển trước kia của nó. Dựa vào quan niệm của chủ nghĩa Marx-Lenin về sự thống
nhất giữa quá khứ, hiện tại tương lai, dựa vào quan niệm biện chứng cho rằng trong một quá trình,
phát triển mỗi giai đoạn tiếp sau đều mang trong mình những đặc điểm những yếu t của giai đoạn
trước.
2 phương pháp nghiên cứu y được gọi chung phương pháp so sánh lịch sử. Cả 2 phương
pháp đều ưu điểm riêng việc kết hợp cả 2 phương pháp trong quá trình nghiên cứu góp phần
hoàn chỉnh bức tranh tổng thể của lịch sử văn minh thế giới.
2. TÔN GIÁO
QUÁ TRÌNH TRUYỀN BÁ VÀ PHÁT TRIỂN ĐẠO PHẬT Ở ẤN ĐỘ
Đạo Phật ra đời vào khoảng giữa thiên niên kỉ I TCN do thái tử Xitđacta Gôtama, hiệu Sakya Muni
(Thích Ca Mâu Ni) khởi xướng. Tiếng Phạn gọi Phật Bouddha, tiếng Hán gọi Phật Đà nghĩa là Đấng
Giác Ngộ và Giác Ngộ cho người khác, tự giác giác tha, giác hạnh viên mãn.
Các tín đồ Phật giáo lấy năm 544 TCN m thứ nhất theo Lịch Phật, họ cho đây năm Đức Phật
nhập niết bàn.
lOMoARcPSD|36625228
Quá trình hình thành
Phật Giáo hình thành dựa trên 3 cơ sở chính đáng
Thứ 1 hội, khoảng giữa thiên niên kỉ thứ 1 TCN, từ những công cổ xưa đã hình thành
hàng loạt những tiểu quốc hai bên bờ sông Hằng. Các ơng quốc y luôn mâu thuẫn, cạnh tranh
thôn tính lẫn nhau. Các cuộc chiến tranh xảy ra liên miên làm tình hình chính trị bất ổn, tâm lí dân chúng
bất an. Mâu thuẫn giữa đẳng cấp tăng lữ và quý tộc: sự phân hóa giai cấp mạnh mẽ. Cụ thể:
+ Tăng lữ (Brahman): Thao túng toàn bộ đời sống chính trị, tinh thần, vét tài sản, bắt dân chúng
nộp thuế cao và nghĩa vụ khác.
+ Quý tộc (Ksatria): Bảo vệ trực tiếp cai trị đất nước, người giữ vai trò quyết định trong
chiến tranh nhưng địa vị lại ở dưới tăng lữ.
+ Dân thường (Vaisya): Cuộc sống không ổn định do chiến tranh, mất mùa nhưng thuế không
giảm và những áp lực của tôn giáo đè nặng.
+ Nô lệ - kẻ thấp hèn (Soudra): Có 1 số dân thường bị phá sản trở thành nô lệ, 1 số phải đi ăn xin.
Họ chịu cuộc sống cực khổ dẫn đến tâm lí chán nản tuyệt vọng.
Vì thế, chế độ đẳng cấp trở thành nỗi bức xúc lớn trong xã hội lúc bấy giờ.
Thứ 2 kinh tế, công cụ kim loại đồng thau sau đó đồ sắt đã làm thay đổi bản chất của sản
xuất. Nhiều ngành kinh tế đã ra đời ngày càng mở rộng làm xuất hiện tầng lớp thương nhân. Họ
tiềm lực về kinh tế, nên muốn thay đổi địa vị trong hệ thống đẳng cấp. Tầng lớp này lúc đầu không được
xếp vào đẳng cấp nào và cuối cùng bị đẩy xuống đẳng cấp Soudra.
Thứ 3 là tôn giáo, cuộc sống cực khổ càng làm người dân lao động thêm căm ghét kẻ bóc lột mình,
oán ghét chế độ đẳng cấp (Varna), không n tin vào các vị thần Bàlamôn. Họ buông bỏ tôn giáo do
những nghi lễ phức tạp, những nghĩa vụ phiền toái, giáo lí ngày càng khó hiểu.
Trong bối cảnh đó, vào thế kỉ 6 TCN, Ấn Độ đã xuất hiện nhiều trường phái tôn giáo, triết học
mới chủ trương xa lánh thực tại nhưng có 1 điểm chung là: trực tiếp và gián tiếp chống lại đạo Bàlamôn
chế độ đẳng cấp. Phật giáo cũng một trong những to lưu đó được xem 1 phản đề của đạo
Bàlamôn.
Tiền đề tư tưởng - chính trị : Đạo Bà La Môn đã xác lập được vai trò vững chắc ở Ấn Độ, chi phối đời
sống tư tưởng chính trị của các đẳng cấp khác trong xã hội Ấn Độ .
Quá trình truyền phát triển: Với giáo đề cao lòng từ bi của con người với đồng loại, chống
lại những thành kiến của chế độ đẳng cấp và với một tinh thần bác ái, đạo Phật nhanh chóng chinh phục
lOMoARcPSD|36625228
đươc đông đảo các tầng lớp nhân n Ấn Độ từ vua chúa đến nhân dân lao động n sau khi ra đời đạo
Phật nhanh chóng được truyền bá ở miền Bắc Ấn Độ.
Hội nghị kết tập lần 1: diễn ra vào thế kỉ thứ 5 TCN, tại vương quốc cổ Mayadha, ít ngày
sau khi Phật qua đời. Tham gia hội nghị có hơn 500 đại biểu tăng ni, họp trong 7 tháng. Kết thúc
hội nghị hình thành bộ Kinh tạng và Luật tạng.
Hội nghị kết hợp tập lần 2: diễn ra giữa thế kỉ thứ 4 TCN, trong các tăng sĩ lại có những
quan điểm bất đồng về giới luật. Tăng chúng chia làm hai nhóm:
+ Họp ở Vaisaly có 12000 tăng sĩ hình thành phái nguyên thủy.
+ Họp ở Vajji hình thành phái tiến thủ.
Hội nghị kết tập lần 3: Diễn ra từ thế kỉ thứ 3 TCN dưới thời vua Ashoka. Hội nghị
thảo luận hình thành phần Luận tạng. Trong thời y đạo Phật phát triển rất mạnh. Vua
Ashaka tôn vinh đạo Phật trở thành quốc giáo Ấn Độ, khuyến khích các nhà sư Ấn Độ truyền bá
đạo Phật ra bên ngoài. Đây thời kcực thịnh của Phật Giáo, đã thống nhất được Tam Tạng
Kinh (Kinh Tạng, Luận Tạng, Luật Tạng).
Hội nghị kết tập lần 4: Diễn ra vào đầu thế kỉ thứ 2 sau khi Thiên Chúa giáng sinh: được
sự bảo trợ của vua Canisha. Hội nghị đã chỉnh lại tất cả văn bản của Tam tạng kinh điển (hơn
300.000 văn bản) cho khắc vào các bảng đồng và lưu giữ trong các bảo Tháp. Đạo Phật bắt đầu
truyền sang Trung Á, Trung Quốc ( Bồ đề Đạt ma)
Từ hội nghị lần thứ 4 Phật giáo xuất hiện giáo lý cải cách ( Đại Thừa). Đầu Công Nguyên đạo Phật vượt
biên giới n Độ, truyền sang các quốc gia phương Đông (Trung Quốc, Việt Nam, Lào...) và trong quá
trình đó đạo Phật phân hóa thành 2 tông phái chính là: Phật giáo Tiểu thừa (Nam tông), và Phật giáo Đại
thừa (Bắc tông).
- Điểm giống nhau giữa Phật giáo Đại thừa và Tiểu thừa là: cùng mục đích tôn chỉ.
- Khác nhau: Tiểu thừa trung thành với quan điểm ban đầu của đạo Phật, chủ trương tu luyện
giải thoát theo từng quy nhỏ mang tính nhân tự giác. Còn Đại thừa mở rộng giáo Phật
giáo trong nhiều bộ kinh khác nhau, chủ trương giải phóng đông đảo cho nhiều người. Phát triển toàn
bộ kinh thánh đồ sộ, tôn vinh Phật Thích Ca thành giáo chủ Phật giáo.
lOMoARcPSD|36625228
Sau những thế kỉ rất thịnh đạt trong khoảng 1000 năm, từ triều đại GUPTA (TK 5 sau TC) đạo Phật
biểu hiện suy thoái. Một trong những nguyên nhân do giáo Phật giáo ngày càng uyên thâm, khó
hiểu, vượt qua sự hiểu biết của quần chúng, càng ngày càng xa cách quần chúng.
QUÁ TRÌNH TRUYỀN BÁ, PHÁT TRIỂN THIÊN CHÚA GIÁO KITO GIÁO Ở LA MÃ Quá
Trình Hình Thành
sở kinh tế - hội : Năm 63 Trước công nguyên , tại Palestin nơi người Do Thái sống xảy ra một
cuộc nội chiến. Một trong những bên tham chiến đã cầu viện La Mã. Pompei - một trong ba nhân vật
trong chế độ tam hùng lần thứ nhất trong lịch sử La Mã đem quân chinh phục vùng đất này, trực tiếp cai
trị hoặc chỉ định hoàng tử Palestin cai trị theo chủ trương, quyền lợi của người La Mã. Nô lệ, dân nghèo,
thợ thủ công đều phải gánh chịu cuộc sống cực khổ, bất công, bị áp bức, cuộc sống không lối thoát.
Vì thế, nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra chống lại sự thống trị, bóc lột của nhà nước - chủ nô La Mã đặc
biệt là người Zealot, nhưng đều bị đàn áp hết sức dã man. Khối quần chúng nhất là nô lệ, dân nghèo
nảy sinh tâm lý bi quan, chán nản, tuyệt vọng, mất niềm tin vào tự do, hạnh phúc trong cuộc sống hiện
thực. Họ tìm lối thoát trong ảo tưởng về tôn giáo, trông chờ vào sự cứu giúp của một lực lượng siêu
nhiên có thể giúp họ thoát khỏi ách thống trị, xây dựng một vương quốc công bằng, bình đẳng. Do vậy,
Kitô giáo trở thành tôn giáo của những người bị áp bức.
Cơ sở tư tưởng, tôn giáo :
Hình thành dựa trên thần thoại của các tôn giáo cổ phương Đông. Tổ tiên của người Do thái là
người Hebre, một tộc người sống du mục. Khoảng giữa thế kỷ XIII Trước công nguyên, dưới sự dẫn dắt
của Moises, người Do Thái đã từ Ai Cập trở về Palestin lập nên quốc gia Do Thái. Kể từ đó, người
Do Thái đi theo một tôn giáo nhất thần - thờ vị thần duy nhất Chúa Giêhôva. Họ tin rằng dân tộc Do
thái dân được Chúa trọn, Chúa chỉ nói chuyện với người Do Thái thông qua Sứ giMoises. Năm
586, quốc gia Do thái bị Tân Babilon cai trị, nền độc lập của quốc gia này đã không còn tồn tại trong thời
gian dài. Trong bối cảnh như vậy, các nhà tiên tri Do Thái giáo đã dự đoán rằng sẽ có một vị Chúa Cứu
Thế sắp xuống trần gian để cứu vớt loài người, tiêu diệt kẻ xấu, giải thoát những đau khổ, kiếp nô lệ của
con người.
Về tư tưởng triết học: Từ giữa thế kỷ I Trước công nguyên trở đi, nhà nước La chuyển dần từ
hưng thịnh sang suy thoái. Giai cấp chủ nô muốn lợi dụng tôn giáo để duy trì trật tự xã hội. Do vậy triết
học La chuyển dần sang duy m luận, quay về với trường phái triết học khắc k - Stoicism đựoc
lOMoARcPSD|36625228
hinh thành Hy Lạp khoảng cuối thế kỷ 4 Trước công nguyên. Tiêu biểu cho trường pháiy ở La
các tư tưởng của Seneque và Philo.
Seneque: ông muốn thiết lập một hệ thống luân dựa trên nguyên tắc khiêm nhường nhẫn
nhục.
Philo: cho rằng thế giới vật chất, con người là can nguyên của tội lỗi, thể xác ngục thất của linh
hồn.
Quá trình truyền bá và phát triển
Giai đoạn 1: Kitô giáo bị đàn áp rất khốc liệt, chỉ có một bộ phận tín đồ ở Palestine tham gia. Sau cái
chết của Chúa Jesus, các tông đồ đã bắt đầu đem giáo của ngài truyền bá ra ngoài Palestine. Năm 62,
thánh Paulo sang Roma để truyền đạo thì thấy ở đây đã có nhiều tín đồ Kitô giáo.
Ban đầu giới cầm quyền La Mã giữ thái độ khoan dung đối với Kitô giáo. Nhưng Chúa Jesus cho
rằng đế quốc La một "mụ đàn đầy tội lỗi tức lên án tầng lớp giàu có, thống trị đế
quốc La Mã sẽ sớm bị diệt vong", tín đồ Kitô giáo sẽ được sống trong vương quốc của Chúa. Đây
chính những yếu tố mới phủ nhận sự tồn tại của chế độ nnước chiếm hữu lLa Mã.
Điều đó khiến giới cầm quyền quý tộc m ghét Kito giáo, cho rằng tín đồ Kitô là lũ phiến loạn
tiến hành đàn áp khốc liệt, đẫm máu nhất là vụ đàn áp vào năm 64, dưới thời hoàng đế Nêrông.
Cho dù càng đàn áp thì Kitô giáo vẫn càng phát triển.
Nguyên nhân : Chế độ chiếm hữu nô lệ càng phát triển thì sự phân hoá giai cấp trong hội càng sâu
sắc, sự bần cùng hoá, áp bức, đàn áp, bóc lột càng tăng n. Kitô tôn giáo duy nhất giới lao động
và những người nghèo khổ có thể tìm thấy được con đường giải phóng.
Về tổ chức, lúc đầu các tín đồ đạo Kitô tổ chức thành những công vừa mang tính chất tôn giáo,
vừa giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Họ giúp người lao động, người nghèo tìm công ăn việc
làm. Đến thế kỉ II, các công Kitô dần phát triển thành Giáo hội. Cuộc vận động Kito giáo trong
buổi đầu mang một ý nghĩa xả hội rất tích cực: Đó là cuộc vận động của dân nghèo chống chế độ
áp bức.
Về sau, Giáo hội đề ra nguyên tắc “vương quốc thì trả cho vua, thiên quốc thì trả cho Chúa trời”
tức không dính dáng đến chính trị. Sau hơn 200 năm truyền bá, Kitô giáo đã tạo được một thế lực
hết sức chặt chẽ, chủ yếu tại các thành phố lớn . Trước sự phát triển y đàn áp mãi không
được, giới cầm quyền La Mã quyết định “sống chung” , thay đổi chính sách đối với Kito giáo.
Giai đoạn 2: Năm 311, Hoàng đế Galerius đình chỉ việc sát hại c tín đồ Kitô giáo. m 313, Hoàng
đế Constantin xác định địa vị hợp pháp của giáo hội Kitô, nâng Kitô giáo lên địa vị quốc giáo. Năm 325,
lOMoARcPSD|36625228
Hoàng đế Constantin ra lệnh triệu tập Đại hội Kitô giáo lần thứ nhất tại Nicée. Đại hội đã giải quyết được
2 vấn đề lớn:
Thống nhất lại cuối cùng nội dung của Kinh thánh : Chọn ra 4 phần tương đối trùng khớp, ít mâu
thuẫn, loại bỏ bớt yếu tố mê tín dị đoan, thống nhất rồi đưa vào Tân ước.
Chấn chỉnh tổ chức giáo hội.
Sau đại hội này, Kitô giáo trở thành một bộ phận trong bộ máy của giai cấp thống trị La Mã.
Năm 337, Constantin là hoàng đế La Mã đầu tiên theo Kitô giáo. Các quan lại đua nhau theo Đạo.
Ngân qquốc gia ng được chi ra để đóng p cho Nhà thờ. Đạo Kitô được truyền rộng khắp
ra các tầng lớp xã hội quanh Địa Trung Hải. Đến giai đoạn này, tính chất tiến bộ ban đầu của Kito
giáo không còn nữa, c giáo dần dần trở thành các quan lại của nhà nước, giáo hội trở thành
công cụ trong tay giai cấp thống trị. Do bất đồng trong sự giải thích thuyết “tam vị nhất thể”
cả việc đụng chạm nhau về khu vực truyền đạo nên đến m 1054, giáo hội Kitô La đã bị
chia làm hai : giáo hội Thiên chúa và giáo hội Chính thống
Về ý nghĩa lịch sử, Kitô giáo ra đời là biểu hiện phong trào phản kháng của đông đảo quần chúng bị áp
búc sau đó lan rộng ra các tầng lớp khác trong hội. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, Kitô giáo từ chỗ
là tôn giáo của những người nghèo, chống lại chính quyền cai trị, đã trở thành chỗ dựa vững chắc về tinh
thần, vật chất của chính quyền ma một bộ phận của chính quyền thống trị La Mã. Kito giáo ra
đời là một sự kiện lịch sử rất lớn lao vì sau này nó đã tác động mạnh mẽ đến đời sống chính trị, kinh tế,
xã hội và tư tưởng của người Châu Âu.
KHOA HỌC KỸ THUẬT AI CẬP
Cơ sở hình thành : Chế độ thủy văn của sông Nile tác động lên đời sống sản xuất, xã hội của cư dân Ai
Cập. Quan sát bầu trời sa mạc nên điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu như ít y, trong trẻo,
có những điểm cao phù hợp. Điều kiện hội như: chế độ thuế khóa, chính sách thu thuế..., nhân tố tín
ngưỡng tôn giáo, nhân tố con người (tăng lữ, thầy tế...)
Toán học
Do yêu cầu làm thuỷ lợi và xây dựng nên kiến thức toán học của người Ai Cập cổ cũng sớm được chú ý
phát triển. Họ dùng hệ đếm cơ số 10. Họ rất thành thạo các phép tính cộng trừ, còn khi cần nhân và chia
thì thực hiện bằng cách cộng trừ nhiều lần. Về hình học, họ đã biết công thức tính chu vi, diện tích c
hình cơ bản, thể tích hình cầu, hộp hình thập có đấy là hình vuông, đã biết trong một tam giác vuông thì
lOMoARcPSD|36625228
bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông. Pi của họ tính = 3,14. Đại số:
thời cổ đại, người Ai Cập đã biết giải toán phương trình bậc nhất.
Thiên văn học, lịch pháp
Do nhu cầu phải nhận biết sự lên xuống của mực nước sông Nin, người Ai Cập cổ đại tập trung nghiên
cứu các yếu tố tự nhiên có liên hệ ảnh hưởng đến sự lên xuống đó. Do đó từ rất sớm người Ai Cập cổ đại
đã nhiều tri thức về thiên văn học. Người Ai Cập cổ đã vẽ được bản đồ sao, họ đã xác định 12 cung
hoàng đạo và sao Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ.
Người Ai Cập cổ m ra lịch dựa vào sự quan sát sao Lang (Sirius). Một năm của họ 365 ngày, đó
làkhoảng cách giữa hai lần họ thấy sao Lang xuất hiện đúng đường chân trời. Họ chia một năm làm 3
mùa (mùa lũ, mùa gieo trồng, mùa thu hoạch tương ứng với sự lên xuống của mực nước sông Nin), mỗi
mùa có 4 tháng, mỗi tháng có 30 ngày. Năm ngày còn lại được xếp vào cuối năm làm ngày lễ. Người Ai
cập cũng đã biết được theo cách chia này 4 năm sẽ có một năm nhuận. Để chia thời gian trong ngày, họ
đã chế ra đồng hồ mặt trời và đồng hồ nước.
Y học
Do tục ướp xác thịnh hành nên người Ai Cập cổ đại hiểu biết khá sớm về cấu tạo thể người, điều đó
đã tạo điều kiện cho y học phát triển khá nổi tiếng với các nước láng giềng. Họ trình độ chuyên
môn cao về răng, đầu, mắt, bụng các bệnh nội thương. Người Ai Cập nhận thức được rằng nguyên
nhân của bệnh tật không phải do ma quỷ hay phù thủy gây ra do sự không bình thường của mạch
máu. Nhận thức được óc tim hai bộ phận quan trọng của thể con người, tay nghề sự tài giỏi
của thầy thuốc được đánh giá bằng sự hiểu biết về trái tim.
KHOA HỌC TỰ NHIÊN HI LẠP
Thiên văn và địa lý
Thales : Được mệnh danh “Nhà toán học đầu tiên, nhà thiên văn học đầu tiên”. người đã
khai sinh ra nền thiên văn học Hy Lạp cổ đại và là người hình thành trường phái khoa học Milet .
Ông đã học tập và kế thừa những thành tựu thiên văn học của Lưỡng Hà. Là người dự báo chính
xác về hiện tượng Nhật thực, Nguyệt thực.
Pitago : Ông cho rằng mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ đều có quy luật của nó. Ông nhận thức
được quả đất hình cầu chuyển động theo quđạo nhất định. người đầu tiên dùng danh từ
Cosmos để chỉ vũ trụ.
lOMoARcPSD|36625228
Aristarque : Ông tính toán khá chính xác thể tích, khối lượng của mặt trời, quả đất, mặt trăng và
khoảng cách của các thiên thể ấy. Ông khẳng định “Không phải mặt trời xoay quanh Trái đất mà
chính Trái đất xoay quanh Mặt trời và mỗi ngày tự quay quanh nó một vòng”.
Ératosthène : Là người đầu tiên tính được độ nghiêng của trục quay Trái đất là 23’27. Ông cũng
là người đầu tiên tính toán khá chính xác chu vi của Trái đất bằng cách đo độ dài của đường xích
đạo là 39 700 km, gần bằng con số ngày nay tính được.
Hecataus: Sống cùng thời với Thales, người đầu tiên vẽ được bản đồ thế giới, đây bản đồ
địa lý sớm nhất trong lịch sử địa lý học phương Tây.
Toán học
Thales: Là người đầu tiên phát biểu định tlệ thức (định Thales), dựa vào đó tính được chiều
cao của Kim tự tháp. Ông chứng minh được 2 góc đáy của tam giác cân bằng nhau, xác định tam
giác bởi 1 cạnh 2 góc kề bù hoặc tính khoảng cách của 1 vật không đến gần được. Ông
người đầu tiên tính được chiều cao của kim tự tháp.
Pithagore : Ông nêu các định lý được chứng minh bằng suy luận logic chứ không phải bằng trực
giác. Ông đóng góp về bảng tính nhân, thập phân và công thức nổi tiếng về tam giác vuông.
Euclide: Với tác phẩm nổi tiếng nhất là bộ “Cơ bản” gồm 13 cuốn được giữ lại đến ngày nay. Hệ
thống định đề của ông làm nền tảng y dựng môn hình học phẳng hay còn gọi hình học Euclide.
Archimede:
Về toán học : Ông tính được số pi bằng 1 trị số chính xác và sớm nhất trong lịch sử phương
Tây. Ông đưa ra phương pháp tính diện tích hình nón, hình cầu, tìm được mối liên hệ giữa
diện tích toàn phần và thể tích hình cầu nội tiếp trong hình trụ.
Một số tác phẩm tiêu biểu :
Về vật lý: Ông là người đặt nền móng cho ngành cơ học và ứng dụng của nó vào việc giải
phóng sức lao động của con người như: đòn bẩy, ròng rọc, chân vịt (dùng để hút nước).
Ông phát minh ra nguyên đòn bẩy nguyên về thủy lực, định luật về vật nổi. Ông
được coi người phát minh ra ròng rọc, đòn bẩy, y bơm nước, máy bắn đá, nh xe
răng cưa, đường xoáy trôn ốc, nguyên lý hội tụ ánh sáng của gương cầu lồi,…
Y học
Hippocrate: Ông đã phát biểu những luận điểm quan trọng như: nguyên nhân của bệnh tật xuất
phát từ giới tự nhiên, khi đau thì người ta phải uống thuốc và hết sức lưu ý đến vấn đề vệ sinh ăn
lOMoARcPSD|36625228
uống, khi cần thiết thì phải dùng đến thuật mổ xẻ để trị bệnh. Ông người đầu tiên Châu Âu
phát biểu về vấn đề y đức và không được dùng nghề nghiệp chuyên môn của mình để trục lợi.
phương Tây, các bác sỹ khi ra trường đều phải đọc “Lời thề Hippocrate”.
Heraclide : người đầu tiên nêu lên vấn đề dùng thuốc trong phẫu thuật. Ý tưởng y của
ông mãi đến năm 1840 người ta mới dùng ete để gây mê, năm 1861 dùng morphine để giảm đau.
CHỮ VIẾT VÀ VĂN HỌC AI CẬP
Chữ viết
Thời Tảo vương quốc, người Ai Cập đã sáng tạo ra chữ viết. Lúc đầu chữ viết bắt đầu từ những hình vẽ
mang tính thông báo tin tức rất giống với các sinh vật mà người ta muốn miêu tả gọi là chữ tượng hình.
Đối với các khái niệm trừu tượng hoặc phức tạp thì phải dùng phương pháp mượn ý.
dụ như muốn viết chữ “khát” thì vẽ hình con đứng bên cạnh chữ nước. chữ chính nghĩa thì
vẽ lông Đà Điểu, vì lông Đà Điểu hầu như dài bằng nhau.
Chữ tượng hình không thể diễn đạt được những khái niệm phức tạp, trừu tượng. Do vây, chỉ có giới quý
tộc mới học được loại chữ này. Chữ tượng hình được tìm thấy trong các đền đài, cung điện, hầm mộ và
trên giấy Papyrus-1 loại giấy làm từ cây Papynus với độ bền rất cao.
Tuy nhiên, 2 phương pháp y chưa đủ để ghi mọi khái niệm, vậy dần dần xuất hiện những hình vẽ
biểu thị âm tiết. Những hình vẽ biểu thị âm tiết y vốn là những chữ biểu thị 1 từ nhưng đồng âm với
âm tiết mà người ta muốn sử dụng.
Về sau, người ta đã cải tiến chữ viết theo hướng giản đơn hơn, nghĩa là sẽ lấy 1 phần điển hình nào đó
của vật thể để biểu đạt, rồi dần dần phát triển tới hình thức kết hợp cả hiệu ợng hình dấu hiệu
chỉ âm.
Sau khi Ai Cập bị sáp nhập vào đế quốc La Mã, loại chữ này dần dần trở thành tử ngữ. Nhiều nhà ngôn
ngữ tìm cách giải mã nhưng không thành công.
Vào cuối thế kỉ XVIII, đoàn quân chinh phục Ai Cập của Napoléon đã phát hiện phiến đá ROSETTA
trên đó chia làm 3 phần chữ ghi khác nhau: chữ tượng hình, chữ Cope và chữ Hy Lạp cổ.
Năm 1822, nhà ngôn ngữ học người Pháp – F.Champollion đã giải mã toàn bộ chữ tượng hình Ai
Cập. Sự kiện này cũng chính thức khai sinh ra ngành Ai Cập học (Egyptology).
Văn học
Ở giai đoạn đầu, văn học Ai Cập mang đậm tính tôn giáo như ca ngợi các thần, miêu tả nghi lễ thờ cúng
và tang lễ. Đến giai đoạn trung và tân Vương quốc, văn học phản ánh những mâu thuẫn xã hội, phê
lOMoARcPSD|36625228
phán bọn quan lại và nói về những người lao động như Chuyện kể của Ipouer, tập truyện người nông
phu biết nói những điều hay… Về thơ ca trữ tình gồm các bài thơ ngắn ca ngợi tình yêu và sự gắn bó
giữa người với thiên nhiên được tập hợp trong cuốn Papynus Hais 500. Văn học Ai Cập mang tính chất
triết lý, trong cuốn “Đối thoại 1 người thất vọng với linh hồn” đã nói đến sự suy sụp của người Ai Cập
trước sự đổ vỡ các giá trị truyền thống với tâm trạng chán đời.
CHỮ VIẾT VÀ VĂN HỌC TRUNG QUỐC
Chữ viết
Chữ Hán bắt nguồn từ thời xa xưa dựa trên việc quan sát đồ vật xung quanh và vẽ thành dạng chữ tượng
hình, chữ mang ý nghĩa. Đến thời Ân - Thương, người ta viết chữ trên mai rùa, xương thú gọi là giáp cốt
văn. Hình thức này thường gắn với thuật bói toán để hỏi thần linh hay thượng đế. Muốn hỏi ý kiến người
ta thương khoan lỗ hay đem nung cho rạn ra rồi xem vết rạn đó mà đoán ý của thần. Thời Tây Chu, chữ
còn được khắc trên đồvật (Ân khư thư khế), khắc trên đá (thạch cổ văn), chữ khắc hay đúc trên đồng
(Chung đỉnh văn).
Về bản chất thì vẫn là chữ tượng hình nhưng số lượng chữ viết ngày càng nhiều hơn, cách viết
đơn giản và gọn gàng hơn. Các loại chữ này được gọi chung là chữ Đại triện.
Đến thời Xuân Thu-chiến quốc chữ viết ngày càng phát triển, cách viết cũng đơn giản, gọn gàng hơn.
Tuy nhiên thời kì này do đất nước loạn lạc nên chữ viết không có sự thống nhất. cho nên đến nhà Tần đã
cải cách thành chữ Tiểu triện (chữ giới hạn thành 1 hình vuông).
Đến thời Hán trđi chữ Trung Quốc đã n định phát triển theo các loại chữ: lệ thư, Khải thư,Thảo
thư, Hành thư, giản thể
Chữ Trung Quốc không trở thành tử ngữ bởi vì nó tự điều chỉnh trên 2 chức năng chỉ âm và chỉ ý để phù
hợp với cuộc sống.
Văn học
Văn học Trung Quốc ra đời trước khi thống nhất các vương triều thường được gọi giai đoạn văn học
tiền Tần mà mốc khởi đầu kinh thi. Kinh thi là tập thơ cổ nhất do nhiều tác giả sáng tác từ Xuân Thu
đến giữa Tây Chu. Hiện còn khoảng 305 bài được phân làm 3 loại là Phong, Nhã, Tụng, trong đó Phong
chiếm số ợng nhiều giá trị nhất. Kinh thi phản ánh một cách chân thực đời sống xã hội Trung
Quốc thời đại đó. Ngoài kinh thi còn phú thời Hán, thơ Đường, kịch thời Nguyên và tiểu thuyết thời
Minh Thanh.
lOMoARcPSD|36625228
CHỮ VIẾT VÀ VĂN HỌC HY LẠP
Chữ viết
Người Hy Lạp cổ đại đã dựa trên hệ thống chữ viết của người Phênixi rồi cải tiến, bổ xung thành một hệ
thống chữ cái mới gồm 24 chữ cái. Từ chữ Hy Lạp cổ sau y đã hình thành nên chữ Latinh chữ
Slavơ. Đó là cơ sở chữ viết mà nhiều dân tộc trên thế giới ngày nay đang sử dụng.
Văn học
Nền văn học Hy Lạp bao gồm ba bộ phận chủ yếu và có liên quan chặt chẽ với nhau là thần thoại, thơ
kịch.
Thần thoại: Trước khi chữ viết ra đời, người Hy Lạp một kho tàng thần thoại cùng phong phú,
được bắt đầu từ thời đại Crète. Không những cấu thành kho tàng nghệ thuật Hy Lạp còn là miếng đất
nuôi dưỡng cho nghệ thuật Hy Lạp. Nthơ đi - ốt với tác phẩm “Gia hệ các thần” được lưu đến
bây giờ với trên 1000 câu thơ, trình bày các thế hệ thần linh và nguồn gốc vũ trụ. Các vị thần Hy Lạp đã
vượt qua hình thức nửa người nửa thú đều mang hình người với những tính tốt, xấu của con người.
Họ sống lẫn lộn với con người mà không ai biết, chỉ hơn con người về mặt sức manhj.
Thơ: Hai bản trường ca, là những tác phẩm văn học đầu tiên của Hy Lạp là Iliade và Odysseé do
Homère sáng tác. Có giá trị lớn về mặt sử học, được coi là bộ “Bách khoa toàn thư về đời sống Hy
Lạp”. Nữ sĩ Sapho được ví như nàng thơ thứ 10 của nền văn học Hy Lạp sau “Chín nàng thơ trong thần
thoại”. Thi sĩ Pindare được mệnh danh là tay danh ca của giai cấp quý tộc đương thời.
Kịch: Chủ đề lấy từ sự tích thần thoại hay trong sinh hoạt hằng ngày. Hai thể loại chyếu là bi kịch và
i kịch. Người Hy Lạp là dân tộc mở đầu cho loại hình nghệ thuật này và là ngọn nguồn của sân khấu
Châu Ân. Các nhà viết kịch kinh điển như Eschyle, Sophocle…
Nhìn chung, văn học cổ đại Hy Lạp là 1 kho tàng nghệ thuật phong phú, nhiều loại hình đạt mức độ mẫu
mực, là sự kết hợp giữa cái đẹp và cái hài hoà.
| 1/12

Preview text:

lOMoARcPSD| 36625228 1. NHẬP MÔN: VĂN HOÁ
Văn hoá có trước văn minh, khi loài người xuất hiện thì văn hoá cũng xuất hiện. Văn hoá là tổng thể các
giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Văn hoá là cái để phân biệt
con người với động vật, là đặc trưng riêng của xã hội loài người. Đồng thời, văn hoá không thể kế thừa
về mặt sinh học (di truyền) mà phải học tập, giao lưu. Văn hoá còn được hiểu là cách ứng xử đã được mẫu thức hoá.
Ví dụ về văn hoá giai đoạn Văn Lang – Âu Lạc có thể coi là đỉnh cao thứ nhất của lịch sử văn hoá
Việt Nam, với sáng tạo tiêu biểu là trống đồng Đông Sơn và kỹ thuật trồng lúa nước ổn định. Nét
văn hoá này vẫn được Việt Nam ta tiếp tục kế thừa và phát huy. Ngoài ra, khi nhắc đến những
trang phục truyền thống như áo dài là nghĩ đến nét văn hoá của Việt Nam, hay Kimono là trang
phục mang nét văn hoá của Nhật Bản, HanBok thì là nét văn hoá trang phục của Hàn Quốc. VĂN MINH
Văn minh là giai đoạn phát triển cao của văn hoá. Cụ thể văn minh là 1 trạng thái tiến bộ được thể hiện
ở 2 mặt vật chất và tinh thần được con người và xã hội loài người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển
cao của xã hội. Trái với văn minh là dã man, hoang dã, lạc hậu…
Ví dụ như văn minh Phương Đông, văn minh chỉ tia sáng của đạo đức, biểu hiện ở chính trị hay
pháp luật, văn hoá, nghệ thuật. Ngoài ra còn văn minh Ai Cập cổ đại, văn minh Địa Trung Hải…
NỀN VĂN MINH
Nền văn minh là trạng thái tiến bộ về văn hoá vật chẩ và tinh thần của một cộng đồng dân tộc nhất định
trong tiến trình lịch sử. Nền văn minh có bản năng mở rộng ra khu vực khai sinh ban đầu, vươn xa và
ảnh hưởng đến những vùng đất khác.
Ví dụ như ở phương Tây cổ đại có nền văn minh Hi-La, hay nền văn minh của người Maya đã
từng tồn tại, còn có cùng với việc các nước ở châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh trở thành thuộc địa
của các cường quốc Châu Âu, nền văn minh phương Tây đã được truyền bá mạnh mẽ.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (LỊCH SỬ & LOGIC / ĐỒNG ĐẠI & LỊCH ĐẠI)
Phương pháp lịch sử là phương pháp xem xét và trình bày quá trình phát triển của các sự vật, hiện
tượng lịch sử theo một trình tự liên tục và nhiều mặt, có lớp lang trước sau, trong mối liên hệ với các sự lOMoARcPSD| 36625228
vật, hiện tượng khác. Nếu phương pháp lịch sử là diễn lại toàn bộ toàn bộ tiến trình của lịch sử thì phương
pháp logic là phương pháp xem xét, nghiên cứu các sự kiện lịch sử dưới dạng tổng quát, nhằm vạhc ra
bản chất, khuynh hướng tất yếu, quy luật vận động lịch sử.
Ở 2 phương pháp nghiên cứu này không có tách rời nhau mà là trong cái này có cái kia, ảnh hưởng
lẫn nhau. Cụ thể, phương pháp lịch sử dù phải theo sát tiến trình phát triển lịch sử sự vật, hiện
tượng, diễn lại những bước quanh co của quá trình phát triển hiện thực NHƯNG không phải là
miêu tả lịch sử theo kinh nghiệm chủ nghĩa mà phải miêu tả theo một sợi dây logic của sự phát
triển lịch sử, không miêu tả lịch sử một cách mù quáng mà phải phát triển một cách có quy luật.
Với phương pháp đồng đại có nghĩa là xác định các hiện tượng, quá trình khác nhau xảy ra cùng
1 thời điểm, có liên quan với nhau. Phương pháp này giúp bao quát được toàn vẹn và đầy đủ các quá
trình lịch sử, so sánh được cái gì đã cảy ra trong cùng một thời gian, ở các nước khác nhau cũng như so
sánh các quá trình có tính chất khác nhau trên cùng một lãnh thổ. Ví dụ như phong trào công nhân, phong
trào nông dân, phong trào tri thức… Còn phương pháp lịch đại là phương pháp nghiên cứu quá khứ lần
theo các giai đoạn phát triển trước kia của nó. Dựa vào quan niệm của chủ nghĩa Marx-Lenin về sự thống
nhất giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, dựa vào quan niệm biện chứng cho rằng trong một quá trình,
phát triển mỗi giai đoạn tiếp sau đều mang trong mình những đặc điểm và những yếu tố của giai đoạn trước.
Ở 2 phương pháp nghiên cứu này được gọi chung là phương pháp so sánh lịch sử. Cả 2 phương
pháp đều có ưu điểm riêng và việc kết hợp cả 2 phương pháp trong quá trình nghiên cứu góp phần
hoàn chỉnh bức tranh tổng thể của lịch sử văn minh thế giới. 2. TÔN GIÁO
QUÁ TRÌNH TRUYỀN BÁ VÀ PHÁT TRIỂN ĐẠO PHẬT Ở ẤN ĐỘ
Đạo Phật ra đời vào khoảng giữa thiên niên kỉ I TCN do thái tử Xitđacta Gôtama, hiệu là Sakya Muni
(Thích Ca Mâu Ni) khởi xướng. Tiếng Phạn gọi Phật là Bouddha, tiếng Hán gọi là Phật Đà nghĩa là Đấng
Giác Ngộ và Giác Ngộ cho người khác, tự giác giác tha, giác hạnh viên mãn.
Các tín đồ Phật giáo lấy năm 544 TCN là năm thứ nhất theo Lịch Phật, họ cho là đây là năm Đức Phật nhập niết bàn. lOMoARcPSD| 36625228
Quá trình hình thành
Phật Giáo hình thành dựa trên 3 cơ sở chính đáng
Thứ 1 là xã hội, khoảng giữa thiên niên kỉ thứ 1 TCN, từ những công xã cổ xưa đã hình thành
hàng loạt những tiểu quốc hai bên bờ sông Hằng. Các vương quốc này luôn mâu thuẫn, cạnh tranh và
thôn tính lẫn nhau. Các cuộc chiến tranh xảy ra liên miên làm tình hình chính trị bất ổn, tâm lí dân chúng
bất an. Mâu thuẫn giữa đẳng cấp tăng lữ và quý tộc: sự phân hóa giai cấp mạnh mẽ. Cụ thể:
+ Tăng lữ (Brahman): Thao túng toàn bộ đời sống chính trị, tinh thần, vơ vét tài sản, bắt dân chúng
nộp thuế cao và nghĩa vụ khác.
+ Quý tộc (Ksatria): Bảo vệ và trực tiếp cai trị đất nước, là người giữ vai trò quyết định trong
chiến tranh nhưng địa vị lại ở dưới tăng lữ.
+ Dân thường (Vaisya): Cuộc sống không ổn định do chiến tranh, mất mùa nhưng thuế không
giảm và những áp lực của tôn giáo đè nặng.
+ Nô lệ - kẻ thấp hèn (Soudra): Có 1 số dân thường bị phá sản trở thành nô lệ, 1 số phải đi ăn xin.
Họ chịu cuộc sống cực khổ dẫn đến tâm lí chán nản tuyệt vọng.
Vì thế, chế độ đẳng cấp trở thành nỗi bức xúc lớn trong xã hội lúc bấy giờ.
Thứ 2 là kinh tế, công cụ kim loại đồng thau và sau đó là đồ sắt đã làm thay đổi bản chất của sản
xuất. Nhiều ngành kinh tế đã ra đời và ngày càng mở rộng làm xuất hiện tầng lớp thương nhân. Họ có
tiềm lực về kinh tế, nên muốn thay đổi địa vị trong hệ thống đẳng cấp. Tầng lớp này lúc đầu không được
xếp vào đẳng cấp nào và cuối cùng bị đẩy xuống đẳng cấp Soudra.
Thứ 3 là tôn giáo, cuộc sống cực khổ càng làm người dân lao động thêm căm ghét kẻ bóc lột mình,
oán ghét chế độ đẳng cấp (Varna), không còn tin vào các vị thần Bàlamôn. Họ buông bỏ tôn giáo do
những nghi lễ phức tạp, những nghĩa vụ phiền toái, giáo lí ngày càng khó hiểu.
Trong bối cảnh đó, vào thế kỉ 6 TCN, ở Ấn Độ đã xuất hiện nhiều trường phái tôn giáo, triết học
mới chủ trương xa lánh thực tại nhưng có 1 điểm chung là: trực tiếp và gián tiếp chống lại đạo Bàlamôn
và chế độ đẳng cấp. Phật giáo cũng là một trong những trào lưu đó và được xem là 1 phản đề của đạo Bàlamôn.
Tiền đề tư tưởng - chính trị : Đạo Bà La Môn đã xác lập được vai trò vững chắc ở Ấn Độ, chi phối đời
sống tư tưởng chính trị của các đẳng cấp khác trong xã hội Ấn Độ .
Quá trình truyền bá và phát triển: Với giáo lý đề cao lòng từ bi của con người với đồng loại, chống
lại những thành kiến của chế độ đẳng cấp và với một tinh thần bác ái, đạo Phật nhanh chóng chinh phục lOMoARcPSD| 36625228
đươc đông đảo các tầng lớp nhân dân Ấn Độ từ vua chúa đến nhân dân lao động nên sau khi ra đời đạo
Phật nhanh chóng được truyền bá ở miền Bắc Ấn Độ.
Hội nghị kết tập lần 1: diễn ra vào thế kỉ thứ 5 TCN, tại vương quốc cổ Mayadha, ít ngày
sau khi Phật qua đời. Tham gia hội nghị có hơn 500 đại biểu tăng ni, họp trong 7 tháng. Kết thúc
hội nghị hình thành bộ Kinh tạng và Luật tạng.
Hội nghị kết hợp tập lần 2: diễn ra giữa thế kỉ thứ 4 TCN, trong các tăng sĩ lại có những
quan điểm bất đồng về giới luật. Tăng chúng chia làm hai nhóm:
+ Họp ở Vaisaly có 12000 tăng sĩ hình thành phái nguyên thủy.
+ Họp ở Vajji hình thành phái tiến thủ.
Hội nghị kết tập lần 3: Diễn ra từ thế kỉ thứ 3 TCN dưới thời kì vua Ashoka. Hội nghị
thảo luận và hình thành phần Luận tạng. Trong thời kì này đạo Phật phát triển rất mạnh. Vua
Ashaka tôn vinh đạo Phật trở thành quốc giáo Ấn Độ, khuyến khích các nhà sư Ấn Độ truyền bá
đạo Phật ra bên ngoài. Đây là thời kỳ cực thịnh của Phật Giáo, đã thống nhất được Tam Tạng
Kinh (Kinh Tạng, Luận Tạng, Luật Tạng).
Hội nghị kết tập lần 4: Diễn ra vào đầu thế kỉ thứ 2 sau khi Thiên Chúa giáng sinh: được
sự bảo trợ của vua Canisha. Hội nghị đã chỉnh lý lại tất cả văn bản của Tam tạng kinh điển (hơn
300.000 văn bản) và cho khắc vào các bảng đồng và lưu giữ trong các bảo Tháp. Đạo Phật bắt đầu
truyền sang Trung Á, Trung Quốc ( Bồ đề Đạt ma)
Từ hội nghị lần thứ 4 Phật giáo xuất hiện giáo lý cải cách ( Đại Thừa). Đầu Công Nguyên đạo Phật vượt
biên giới Ấn Độ, truyền bá sang các quốc gia phương Đông (Trung Quốc, Việt Nam, Lào...) và trong quá
trình đó đạo Phật phân hóa thành 2 tông phái chính là: Phật giáo Tiểu thừa (Nam tông), và Phật giáo Đại thừa (Bắc tông).
- Điểm giống nhau giữa Phật giáo Đại thừa và Tiểu thừa là: cùng mục đích tôn chỉ.
- Khác nhau: Tiểu thừa trung thành với quan điểm ban đầu của đạo Phật, chủ trương tu luyện
và giải thoát theo từng quy mô nhỏ mang tính cá nhân tự giác. Còn Đại thừa mở rộng giáo lý Phật
giáo trong nhiều bộ kinh khác nhau, chủ trương giải phóng đông đảo cho nhiều người. Phát triển toàn
bộ kinh thánh đồ sộ, tôn vinh Phật Thích Ca thành giáo chủ Phật giáo. lOMoARcPSD| 36625228
Sau những thế kỉ rất thịnh đạt trong khoảng 1000 năm, từ triều đại GUPTA (TK 5 sau TC) đạo Phật có
biểu hiện suy thoái. Một trong những nguyên nhân là do giáo lý Phật giáo ngày càng uyên thâm, khó
hiểu, vượt qua sự hiểu biết của quần chúng, càng ngày càng xa cách quần chúng.
QUÁ TRÌNH TRUYỀN BÁ, PHÁT TRIỂN THIÊN CHÚA GIÁO – KITO GIÁO Ở LA MÃ Quá Trình Hình Thành
Cơ sở kinh tế - xã hội : Năm 63 Trước công nguyên , tại Palestin nơi người Do Thái sống xảy ra một
cuộc nội chiến. Một trong những bên tham chiến đã cầu viện La Mã. Pompei - một trong ba nhân vật
trong chế độ tam hùng lần thứ nhất trong lịch sử La Mã đem quân chinh phục vùng đất này, trực tiếp cai
trị hoặc chỉ định hoàng tử Palestin cai trị theo chủ trương, quyền lợi của người La Mã. Nô lệ, dân nghèo,
thợ thủ công đều phải gánh chịu cuộc sống cực khổ, bất công, bị áp bức, cuộc sống không lối thoát.
Vì thế, nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra chống lại sự thống trị, bóc lột của nhà nước - chủ nô La Mã đặc
biệt là người Zealot, nhưng đều bị đàn áp hết sức dã man. Khối quần chúng nhất là nô lệ, dân nghèo
nảy sinh tâm lý bi quan, chán nản, tuyệt vọng, mất niềm tin vào tự do, hạnh phúc trong cuộc sống hiện
thực. Họ tìm lối thoát trong ảo tưởng về tôn giáo, trông chờ vào sự cứu giúp của một lực lượng siêu
nhiên có thể giúp họ thoát khỏi ách thống trị, xây dựng một vương quốc công bằng, bình đẳng. Do vậy,
Kitô giáo trở thành tôn giáo của những người bị áp bức.
Cơ sở tư tưởng, tôn giáo :
Hình thành dựa trên thần thoại của các tôn giáo cổ phương Đông. Tổ tiên của người Do thái là
người Hebre, một tộc người sống du mục. Khoảng giữa thế kỷ XIII Trước công nguyên, dưới sự dẫn dắt
của Moises, người Do Thái đã từ Ai Cập trở về Palestin và lập nên quốc gia Do Thái. Kể từ đó, người
Do Thái đi theo một tôn giáo nhất thần - thờ vị thần duy nhất là Chúa Giêhôva. Họ tin rằng dân tộc Do
thái là dân được Chúa trọn, Chúa chỉ nói chuyện với người Do Thái thông qua Sứ giả là Moises. Năm
586, quốc gia Do thái bị Tân Babilon cai trị, nền độc lập của quốc gia này đã không còn tồn tại trong thời
gian dài. Trong bối cảnh như vậy, các nhà tiên tri Do Thái giáo đã dự đoán rằng sẽ có một vị Chúa Cứu
Thế sắp xuống trần gian để cứu vớt loài người, tiêu diệt kẻ xấu, giải thoát những đau khổ, kiếp nô lệ của con người.
Về tư tưởng triết học: Từ giữa thế kỷ I Trước công nguyên trở đi, nhà nước La Mã chuyển dần từ
hưng thịnh sang suy thoái. Giai cấp chủ nô muốn lợi dụng tôn giáo để duy trì trật tự xã hội. Do vậy triết
học La Mã chuyển dần sang duy tâm luận, quay về với trường phái triết học khắc kỷ - Stoicism đựoc lOMoARcPSD| 36625228
hinh thành ở Hy Lạp khoảng cuối thế kỷ 4 Trước công nguyên. Tiêu biểu cho trường phái này ở La Mã
là các tư tưởng của Seneque và Philo.
Seneque: ông muốn thiết lập một hệ thống luân lý dựa trên nguyên tắc khiêm nhường và nhẫn nhục.
Philo: cho rằng thế giới vật chất, con người là can nguyên của tội lỗi, thể xác là ngục thất của linh hồn.
Quá trình truyền bá và phát triển
Giai đoạn 1: Kitô giáo bị đàn áp rất khốc liệt, chỉ có một bộ phận tín đồ ở Palestine tham gia. Sau cái
chết của Chúa Jesus, các tông đồ đã bắt đầu đem giáo lý của ngài truyền bá ra ngoài Palestine. Năm 62,
thánh Paulo sang Roma để truyền đạo thì thấy ở đây đã có nhiều tín đồ Kitô giáo.
Ban đầu giới cầm quyền La Mã giữ thái độ khoan dung đối với Kitô giáo. Nhưng Chúa Jesus cho
rằng đế quốc La Mã là một "mụ đàn bà đầy tội lỗi – tức lên án tầng lớp giàu có, thống trị và đế
quốc La Mã sẽ sớm bị diệt vong", tín đồ Kitô giáo sẽ được sống trong vương quốc của Chúa. Đây
chính là những yếu tố mới phủ nhận sự tồn tại của chế độ và nhà nước chiếm hữu nô lệ La Mã.
Điều đó khiến giới cầm quyền và quý tộc căm ghét Kito giáo, cho rằng tín đồ Kitô là lũ phiến loạn
và tiến hành đàn áp khốc liệt, đẫm máu nhất là vụ đàn áp vào năm 64, dưới thời hoàng đế Nêrông.
Cho dù càng đàn áp thì Kitô giáo vẫn càng phát triển.
Nguyên nhân : Chế độ chiếm hữu nô lệ càng phát triển thì sự phân hoá giai cấp trong xã hội càng sâu
sắc, sự bần cùng hoá, áp bức, đàn áp, bóc lột càng tăng lên. Kitô là tôn giáo duy nhất mà giới lao động
và những người nghèo khổ có thể tìm thấy được con đường giải phóng.
Về tổ chức, lúc đầu các tín đồ đạo Kitô tổ chức thành những công xã vừa mang tính chất tôn giáo,
vừa giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Họ giúp người lao động, người nghèo tìm công ăn việc
làm. Đến thế kỉ II, các công xã Kitô dần phát triển thành Giáo hội. Cuộc vận động Kito giáo trong
buổi đầu mang một ý nghĩa xả hội rất tích cực: Đó là cuộc vận động của dân nghèo chống chế độ áp bức.
Về sau, Giáo hội đề ra nguyên tắc “vương quốc thì trả cho vua, thiên quốc thì trả cho Chúa trời”
tức không dính dáng đến chính trị. Sau hơn 200 năm truyền bá, Kitô giáo đã tạo được một thế lực
hết sức chặt chẽ, chủ yếu tại các thành phố lớn . Trước sự phát triển này và đàn áp mãi không
được, giới cầm quyền La Mã quyết định “sống chung” , thay đổi chính sách đối với Kito giáo.
Giai đoạn 2: Năm 311, Hoàng đế Galerius đình chỉ việc sát hại các tín đồ Kitô giáo. Năm 313, Hoàng
đế Constantin xác định địa vị hợp pháp của giáo hội Kitô, nâng Kitô giáo lên địa vị quốc giáo. Năm 325, lOMoARcPSD| 36625228
Hoàng đế Constantin ra lệnh triệu tập Đại hội Kitô giáo lần thứ nhất tại Nicée. Đại hội đã giải quyết được 2 vấn đề lớn:
Thống nhất lại cuối cùng nội dung của Kinh thánh : Chọn ra 4 phần tương đối trùng khớp, ít mâu
thuẫn, loại bỏ bớt yếu tố mê tín dị đoan, thống nhất rồi đưa vào Tân ước.
Chấn chỉnh tổ chức giáo hội.
Sau đại hội này, Kitô giáo trở thành một bộ phận trong bộ máy của giai cấp thống trị La Mã.
Năm 337, Constantin là hoàng đế La Mã đầu tiên theo Kitô giáo. Các quan lại đua nhau theo Đạo.
Ngân quĩ quốc gia cũng được chi ra để đóng góp cho Nhà thờ. Đạo Kitô được truyền bá rộng khắp
ra các tầng lớp xã hội quanh Địa Trung Hải. Đến giai đoạn này, tính chất tiến bộ ban đầu của Kito
giáo không còn nữa, các giáo sĩ dần dần trở thành các quan lại của nhà nước, giáo hội trở thành
công cụ trong tay giai cấp thống trị. Do bất đồng trong sự giải thích thuyết “tam vị nhất thể” và
cả việc đụng chạm nhau về khu vực truyền đạo nên đến năm 1054, giáo hội Kitô ở La Mã đã bị
chia làm hai : giáo hội Thiên chúa và giáo hội Chính thống
Về ý nghĩa lịch sử, Kitô giáo ra đời là biểu hiện phong trào phản kháng của đông đảo quần chúng bị áp
búc sau đó lan rộng ra các tầng lớp khác trong xã hội. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, Kitô giáo từ chỗ
là tôn giáo của những người nghèo, chống lại chính quyền cai trị, đã trở thành chỗ dựa vững chắc về tinh
thần, vật chất của chính quyền Rôma và là một bộ phận của chính quyền thống trị La Mã. Kito giáo ra
đời là một sự kiện lịch sử rất lớn lao vì sau này nó đã tác động mạnh mẽ đến đời sống chính trị, kinh tế,
xã hội và tư tưởng của người Châu Âu.
KHOA HỌC KỸ THUẬT AI CẬP
Cơ sở hình thành : Chế độ thủy văn của sông Nile tác động lên đời sống sản xuất, xã hội của cư dân Ai
Cập. Quan sát bầu trời ở sa mạc nên có điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu như ít mây, trong trẻo,
có những điểm cao phù hợp. Điều kiện xã hội như: chế độ thuế khóa, chính sách thu thuế..., nhân tố tín
ngưỡng tôn giáo, nhân tố con người (tăng lữ, thầy tế...) Toán học
Do yêu cầu làm thuỷ lợi và xây dựng nên kiến thức toán học của người Ai Cập cổ cũng sớm được chú ý
phát triển. Họ dùng hệ đếm cơ số 10. Họ rất thành thạo các phép tính cộng trừ, còn khi cần nhân và chia
thì thực hiện bằng cách cộng trừ nhiều lần. Về hình học, họ đã biết công thức tính chu vi, diện tích các
hình cơ bản, thể tích hình cầu, hộp hình thập có đấy là hình vuông, đã biết trong một tam giác vuông thì lOMoARcPSD| 36625228
bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông. Pi của họ tính = 3,14. Đại số: ở
thời cổ đại, người Ai Cập đã biết giải toán phương trình bậc nhất.
Thiên văn học, lịch pháp
Do nhu cầu phải nhận biết sự lên xuống của mực nước sông Nin, người Ai Cập cổ đại tập trung nghiên
cứu các yếu tố tự nhiên có liên hệ ảnh hưởng đến sự lên xuống đó. Do đó từ rất sớm người Ai Cập cổ đại
đã có nhiều tri thức về thiên văn học. Người Ai Cập cổ đã vẽ được bản đồ sao, họ đã xác định 12 cung
hoàng đạo và sao Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ.
Người Ai Cập cổ làm ra lịch dựa vào sự quan sát sao Lang (Sirius). Một năm của họ có 365 ngày, đó
làkhoảng cách giữa hai lần họ thấy sao Lang xuất hiện đúng đường chân trời. Họ chia một năm làm 3
mùa (mùa lũ, mùa gieo trồng, mùa thu hoạch tương ứng với sự lên xuống của mực nước sông Nin), mỗi
mùa có 4 tháng, mỗi tháng có 30 ngày. Năm ngày còn lại được xếp vào cuối năm làm ngày lễ. Người Ai
cập cũng đã biết được theo cách chia này 4 năm sẽ có một năm nhuận. Để chia thời gian trong ngày, họ
đã chế ra đồng hồ mặt trời và đồng hồ nước. Y học
Do tục ướp xác thịnh hành nên người Ai Cập cổ đại hiểu biết khá sớm về cấu tạo cơ thể người, điều đó
đã tạo điều kiện cho y học phát triển và khá nổi tiếng với các nước láng giềng. Họ có trình độ chuyên
môn cao về răng, đầu, mắt, bụng và các bệnh nội thương. Người Ai Cập nhận thức được rằng nguyên
nhân của bệnh tật không phải do ma quỷ hay phù thủy gây ra mà do sự không bình thường của mạch
máu. Nhận thức được óc và tim là hai bộ phận quan trọng của cơ thể con người, tay nghề và sự tài giỏi
của thầy thuốc được đánh giá bằng sự hiểu biết về trái tim.
KHOA HỌC TỰ NHIÊN HI LẠP
Thiên văn và địa lý
Thales : Được mệnh danh là “Nhà toán học đầu tiên, nhà thiên văn học đầu tiên”. Là người đã
khai sinh ra nền thiên văn học Hy Lạp cổ đại và là người hình thành trường phái khoa học Milet .
Ông đã học tập và kế thừa những thành tựu thiên văn học của Lưỡng Hà. Là người dự báo chính
xác về hiện tượng Nhật thực, Nguyệt thực.
Pitago : Ông cho rằng mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ đều có quy luật của nó. Ông nhận thức
được quả đất hình cầu và chuyển động theo quỹ đạo nhất định. Là người đầu tiên dùng danh từ Cosmos để chỉ vũ trụ. lOMoARcPSD| 36625228
Aristarque : Ông tính toán khá chính xác thể tích, khối lượng của mặt trời, quả đất, mặt trăng và
khoảng cách của các thiên thể ấy. Ông khẳng định “Không phải mặt trời xoay quanh Trái đất mà
chính Trái đất xoay quanh Mặt trời và mỗi ngày tự quay quanh nó một vòng”.
Ératosthène : Là người đầu tiên tính được độ nghiêng của trục quay Trái đất là 23’27. Ông cũng
là người đầu tiên tính toán khá chính xác chu vi của Trái đất bằng cách đo độ dài của đường xích
đạo là 39 700 km, gần bằng con số ngày nay tính được.
Hecataus: Sống cùng thời với Thales, là người đầu tiên vẽ được bản đồ thế giới, đây là bản đồ
địa lý sớm nhất trong lịch sử địa lý học phương Tây. Toán học
Thales: Là người đầu tiên phát biểu định lý tỷ lệ thức (định lý Thales), dựa vào đó tính được chiều
cao của Kim tự tháp. Ông chứng minh được 2 góc đáy của tam giác cân bằng nhau, xác định tam
giác bởi 1 cạnh và 2 góc kề bù hoặc tính khoảng cách của 1 vật mà không đến gần được. Ông là
người đầu tiên tính được chiều cao của kim tự tháp.
Pithagore : Ông nêu các định lý được chứng minh bằng suy luận logic chứ không phải bằng trực
giác. Ông đóng góp về bảng tính nhân, thập phân và công thức nổi tiếng về tam giác vuông.
Euclide: Với tác phẩm nổi tiếng nhất là bộ “Cơ bản” gồm 13 cuốn được giữ lại đến ngày nay. Hệ
thống định đề của ông làm nền tảng xây dựng môn hình học phẳng hay còn gọi là hình học Euclide. Archimede:
Về toán học : Ông tính được số pi bằng 1 trị số chính xác và sớm nhất trong lịch sử phương
Tây. Ông đưa ra phương pháp tính diện tích hình nón, hình cầu, tìm được mối liên hệ giữa
diện tích toàn phần và thể tích hình cầu nội tiếp trong hình trụ.
Một số tác phẩm tiêu biểu :
Về vật lý: Ông là người đặt nền móng cho ngành cơ học và ứng dụng của nó vào việc giải
phóng sức lao động của con người như: đòn bẩy, ròng rọc, chân vịt (dùng để hút nước).
Ông phát minh ra nguyên lý đòn bẩy và nguyên lý về thủy lực, định luật về vật nổi. Ông
được coi là người phát minh ra ròng rọc, đòn bẩy, máy bơm nước, máy bắn đá, bánh xe
răng cưa, đường xoáy trôn ốc, nguyên lý hội tụ ánh sáng của gương cầu lồi,… Y học
Hippocrate: Ông đã phát biểu những luận điểm quan trọng như: nguyên nhân của bệnh tật xuất
phát từ giới tự nhiên, khi đau thì người ta phải uống thuốc và hết sức lưu ý đến vấn đề vệ sinh ăn lOMoARcPSD| 36625228
uống, khi cần thiết thì phải dùng đến thuật mổ xẻ để trị bệnh. Ông là người đầu tiên ở Châu Âu
phát biểu về vấn đề y đức và không được dùng nghề nghiệp chuyên môn của mình để trục lợi. Ở
phương Tây, các bác sỹ khi ra trường đều phải đọc “Lời thề Hippocrate”.
Heraclide : Là người đầu tiên nêu lên vấn đề dùng thuốc mê trong phẫu thuật. Ý tưởng này của
ông mãi đến năm 1840 người ta mới dùng ete để gây mê, năm 1861 dùng morphine để giảm đau.
CHỮ VIẾT VÀ VĂN HỌC AI CẬP Chữ viết
Thời Tảo vương quốc, người Ai Cập đã sáng tạo ra chữ viết. Lúc đầu chữ viết bắt đầu từ những hình vẽ
mang tính thông báo tin tức rất giống với các sinh vật mà người ta muốn miêu tả gọi là chữ tượng hình.
Đối với các khái niệm trừu tượng hoặc phức tạp thì phải dùng phương pháp mượn ý.
Ví dụ như muốn viết chữ “khát” thì vẽ hình con bò đứng bên cạnh chữ nước. chữ chính nghĩa thì
vẽ lông Đà Điểu, vì lông Đà Điểu hầu như dài bằng nhau.
Chữ tượng hình không thể diễn đạt được những khái niệm phức tạp, trừu tượng. Do vây, chỉ có giới quý
tộc mới học được loại chữ này. Chữ tượng hình được tìm thấy trong các đền đài, cung điện, hầm mộ và
trên giấy Papyrus-1 loại giấy làm từ cây Papynus với độ bền rất cao.
Tuy nhiên, 2 phương pháp ấy chưa đủ để ghi mọi khái niệm, vì vậy dần dần xuất hiện những hình vẽ
biểu thị âm tiết. Những hình vẽ biểu thị âm tiết này vốn là những chữ biểu thị 1 từ nhưng đồng âm với
âm tiết mà người ta muốn sử dụng.
Về sau, người ta đã cải tiến chữ viết theo hướng giản đơn hơn, nghĩa là sẽ lấy 1 phần điển hình nào đó
của vật thể để biểu đạt, rồi dần dần phát triển tới hình thức kết hợp cả kí hiệu tượng hình và dấu hiệu chỉ âm.
Sau khi Ai Cập bị sáp nhập vào đế quốc La Mã, loại chữ này dần dần trở thành tử ngữ. Nhiều nhà ngôn
ngữ tìm cách giải mã nhưng không thành công.
Vào cuối thế kỉ XVIII, đoàn quân chinh phục Ai Cập của Napoléon đã phát hiện phiến đá ROSETTA
trên đó chia làm 3 phần chữ ghi khác nhau: chữ tượng hình, chữ Cope và chữ Hy Lạp cổ.
Năm 1822, nhà ngôn ngữ học người Pháp – F.Champollion đã giải mã toàn bộ chữ tượng hình Ai
Cập. Sự kiện này cũng chính thức khai sinh ra ngành Ai Cập học (Egyptology). Văn học
Ở giai đoạn đầu, văn học Ai Cập mang đậm tính tôn giáo như ca ngợi các thần, miêu tả nghi lễ thờ cúng
và tang lễ. Đến giai đoạn trung và tân Vương quốc, văn học phản ánh những mâu thuẫn xã hội, phê lOMoARcPSD| 36625228
phán bọn quan lại và nói về những người lao động như Chuyện kể của Ipouer, tập truyện người nông
phu biết nói những điều hay… Về thơ ca trữ tình gồm các bài thơ ngắn ca ngợi tình yêu và sự gắn bó
giữa người với thiên nhiên được tập hợp trong cuốn Papynus Hais 500. Văn học Ai Cập mang tính chất
triết lý, trong cuốn “Đối thoại 1 người thất vọng với linh hồn” đã nói đến sự suy sụp của người Ai Cập
trước sự đổ vỡ các giá trị truyền thống với tâm trạng chán đời.
CHỮ VIẾT VÀ VĂN HỌC TRUNG QUỐC Chữ viết
Chữ Hán bắt nguồn từ thời xa xưa dựa trên việc quan sát đồ vật xung quanh và vẽ thành dạng chữ tượng
hình, chữ mang ý nghĩa. Đến thời Ân - Thương, người ta viết chữ trên mai rùa, xương thú gọi là giáp cốt
văn. Hình thức này thường gắn với thuật bói toán để hỏi thần linh hay thượng đế. Muốn hỏi ý kiến người
ta thương khoan lỗ hay đem nung cho rạn ra rồi xem vết rạn đó mà đoán ý của thần. Thời Tây Chu, chữ
còn được khắc trên đồvật (Ân khư thư khế), khắc trên đá (thạch cổ văn), chữ khắc hay đúc trên đồng (Chung đỉnh văn).
Về bản chất thì vẫn là chữ tượng hình nhưng số lượng chữ viết ngày càng nhiều hơn, cách viết
đơn giản và gọn gàng hơn. Các loại chữ này được gọi chung là chữ Đại triện.
Đến thời Xuân Thu-chiến quốc chữ viết ngày càng phát triển, cách viết cũng đơn giản, gọn gàng hơn.
Tuy nhiên thời kì này do đất nước loạn lạc nên chữ viết không có sự thống nhất. cho nên đến nhà Tần đã
cải cách thành chữ Tiểu triện (chữ giới hạn thành 1 hình vuông).
Đến thời Hán trở đi chữ Trung Quốc đã ổn định và phát triển theo các loại chữ: lệ thư, Khải thư,Thảo
thư, Hành thư, giản thể…
Chữ Trung Quốc không trở thành tử ngữ bởi vì nó tự điều chỉnh trên 2 chức năng chỉ âm và chỉ ý để phù hợp với cuộc sống. Văn học
Văn học Trung Quốc ra đời trước khi thống nhất các vương triều thường được gọi là giai đoạn văn học
tiền Tần mà mốc khởi đầu là kinh thi. Kinh thi là tập thơ cổ nhất do nhiều tác giả sáng tác từ Xuân Thu
đến giữa Tây Chu. Hiện còn khoảng 305 bài được phân làm 3 loại là Phong, Nhã, Tụng, trong đó Phong
chiếm số lượng nhiều và có giá trị nhất. Kinh thi phản ánh một cách chân thực đời sống xã hội Trung
Quốc thời đại đó. Ngoài kinh thi còn có phú thời Hán, thơ Đường, kịch thời Nguyên và tiểu thuyết thời Minh Thanh. lOMoARcPSD| 36625228
CHỮ VIẾT VÀ VĂN HỌC HY LẠP Chữ viết
Người Hy Lạp cổ đại đã dựa trên hệ thống chữ viết của người Phênixi rồi cải tiến, bổ xung thành một hệ
thống chữ cái mới gồm 24 chữ cái. Từ chữ Hy Lạp cổ sau này đã hình thành nên chữ Latinh và chữ
Slavơ. Đó là cơ sở chữ viết mà nhiều dân tộc trên thế giới ngày nay đang sử dụng. Văn học
Nền văn học Hy Lạp bao gồm ba bộ phận chủ yếu và có liên quan chặt chẽ với nhau là thần thoại, thơ và kịch.
Thần thoại: Trước khi chữ viết ra đời, người Hy Lạp có một kho tàng thần thoại vô cùng phong phú,
được bắt đầu từ thời đại Crète. Không những cấu thành kho tàng nghệ thuật Hy Lạp mà còn là miếng đất
nuôi dưỡng cho nghệ thuật Hy Lạp. Nhà thơ Hê – đi - ốt với tác phẩm “Gia hệ các thần” được lưu đến
bây giờ với trên 1000 câu thơ, trình bày các thế hệ thần linh và nguồn gốc vũ trụ. Các vị thần Hy Lạp đã
vượt qua hình thức nửa người nửa thú và đều mang hình người với những tính tốt, xấu của con người.
Họ sống lẫn lộn với con người mà không ai biết, chỉ hơn con người về mặt sức manhj.
Thơ: Hai bản trường ca, là những tác phẩm văn học đầu tiên của Hy Lạp là Iliade và Odysseé do
Homère sáng tác. Có giá trị lớn về mặt sử học, được coi là bộ “Bách khoa toàn thư về đời sống Hy
Lạp”. Nữ sĩ Sapho được ví như nàng thơ thứ 10 của nền văn học Hy Lạp sau “Chín nàng thơ trong thần
thoại”. Thi sĩ Pindare được mệnh danh là tay danh ca của giai cấp quý tộc đương thời.
Kịch: Chủ đề lấy từ sự tích thần thoại hay trong sinh hoạt hằng ngày. Hai thể loại chủ yếu là bi kịch và
hài kịch. Người Hy Lạp là dân tộc mở đầu cho loại hình nghệ thuật này và là ngọn nguồn của sân khấu
Châu Ân. Các nhà viết kịch kinh điển như Eschyle, Sophocle…
Nhìn chung, văn học cổ đại Hy Lạp là 1 kho tàng nghệ thuật phong phú, nhiều loại hình đạt mức độ mẫu
mực, là sự kết hợp giữa cái đẹp và cái hài hoà.