Lý thuyết môn Sơ cấp cứu

Tài liệu môn Sơ cấp cứu

Sơ cấp cứu
Nội dung bài học gồm 4 phần
1. Đại cương
2. Quy trình sơ cấp cứu
3. Kĩ thuật sơ cấp cứu cơ bản
4. Sơ cấp cứu một số tai nạn thường gặp
Nội quy lớp học
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com)
lOMoARcPSD|25518217
Phần 1: Đại cương
Một số vụ tai nạn:
- Vụ sập giàn giao ngày 12/11/2020 tại quận Tân Bình, TP HCM
Hậu quả: 3 công nhân rơi xuống bị đa chấn thương
- V TNLĐ xảy ra ngày 30/8/2022, tại Công ty TNHH Seojin Auto (Bắc
Ninh)
Hậu quả: 34 người bị thương
1. Định nghĩa
cấp cứu ban đầu sự trợ giúp ban đầu, ngay lập tức cho người bệnh
hoặc nạn nhân (sau đây gọi chung nạn nhân) cho đến khi họ được chăm sóc bởi
nhân viên y tế chuyên nghiệp. Đó không chỉ những xử trí ban đầu đối với
thương tích của nạn nhân mà còn là sự chăm sóc ban đầu khác như trấn an tâm lý
đối với nạn nhân những người chứng kiến sự kiện tai nạn thương tích, người
thân của nạn nhân.
cấp cứu thường bao gồm các thủ thuật đơn giản, thông thường dễ thực
hiện. cấp cứu nhằm giữ cho tình trạng sức khỏe của nạn nhân không trở nên
nguy kịch hơn và nó không thay thế cho việc điều trị y tế.
Vậy ai là người sơ cấp cứu? Tất cả mọi người?
Người sơ cấp cứu là người:(3)
- Được huấn luyện và thực tập tốt.
- Được kiểm tra và thường xuyên tái kiểm tra kỹ năng sơ cấp cứu.
- Có kiến thức và chuyên môn thường xuyên được cập nhật
Nhiệm vụ của người cấp cứu:(6)
- Để nạn nhân ở vị trí cấp cứu an toàn.
- Gọi người xung quanh trợ giúp.
- Cấp cứu ban đầu cho nạn nhân.
- Gọi hoặc nhờ người khác gọi cấp cứu 115.
- Ghi lại hoặc nhờ người ghi lại những điều đã xảy ra, những việc đã làm.
- Có thể sử dụng các biện pháp phòng nhiễm trùng cho người sơ cấp cứu: rửa
tay, đeo găng, có thể sử dụng mặt nạ để hô hấp nhân tạo.
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com)
lOMoARcPSD|25518217
Nhiệm vụ của người trợ giúp:(7)
- Tìm kiếm tất cả các nạn nhân trong vụ tai nạn thương tích.
- Tìm kiếm tất cả mọi sự chăm sóc.
- Gọi cấp cứu y tế cà chỉ dẫn người cấp cứu đến đúng địa chỉ cần cấp cứu.
- Thực hiện chăm sóc cần thiết cho nạn nhân theo yêu cầu của người thực
hiện sơ cấp cứu.
- Đặt đúng các tư thế của nạn nhân.
- Ghi chép lại những điều đã xảy ra, những việc đã làm.
- Trấn an tâm lý đối với người nhà nạn nhân (nếu có).
2. Mục đích(3)
Thứ nhất: Bảo toàn tính mạng cho nạn nhân, người thân khi chính
mình.
Thứ hai: Hạn chế ảnh hưởng của tai nạn.
Thứ ba: Giúp nạn nhân phục hồi.
3. Nguyên tắc(4)
Có 04 nguyên tắc chính cần tuân thủ:
1. Giữ bình tĩnh không mạo hiểm với sự an toàn của chính bạn, của nạn
nhân; hoặc của những người xung quanh. (Ngăn ngừa việc có thêm nạn nhân).
2. Kiểm soát tình huống để chắc chắn hiện trường là an toàn.
3. Tiến hành cấp cứu ban đầu (bảo toàn tính mạng thúc đẩy sự hồi
phục).
4. Làm theo từng bước, để tránh thiếu sót, tránh bị choáng ngợp do lo lắng,
tránh bỏ sót các thông tin quan trọng.
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com)
lOMoARcPSD|25518217
Phần 2: Quy trình sơ cấp cứu
Nước ngoài:
- 3C (check, call, care)
- DR.CABD (danger, respone, cpr, airway, breathing, defibrillition (khử rung
tim))
- DE.CARE (rescuse breathing, external (bên ngoài), defibrillition)
Việt nam(4)
B1: Nhận định
B2: Lập kế hoạch
B3: Thực hiện
B4: Đánh giá lại
Bước 1. Nhận định
1.1. Nhận định tình huống(5)
- Có còn dấu hiệu nguy hiểm nào từ vụ tai nạn hay không?
- Có dấu hiệu nguy hiểm nào phát sinh nữa hay không?
- Có một nạn nhân hay nhiều nạn nhân?
- Tình huống xảy ra xa hay gần trung tâm y tế?
- Mức độ đã được trợ giúp ra sao?
1.2. Nhận định nạn nhân(5)
- Nạn nhân còn tỉnh không?
- Nạn nhân còn thở không?
- Nạn nhân bị chấn thương không? Nạn nhân bị chấn thương cột sống
không? Nếu có nên hạn chế di chuyển nạn nhân.
- Nạn nhân có bị sốc tâm lý không?
- Nếu nhiều nạn nhân, cần xác định nhanh tình trạng của họ, ai người
cần được hỗ trợ trước tiên.
Bước 2. Lập kế hoạch(3)
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com)
lOMoARcPSD|25518217
- Gọi trợ giúp y tế (cấp cứu 115, bệnh viện, trung tâm y tế) hoặc gọi trợ giúp
từ những người xung quanh.
- Lập kế hoạch, những gì bạn định làm dựa trên những nhận định ban đầu về
tình trạng của nạn nhân (xem lại bước 1: nhận định).
- Tiến hành cấp cứu cho đến khi người tới giúp hoặc đã vận chuyển
người bệnh đến bệnh viện.
Sơ cấp cứu theo trình tự: (ABCDE)
+ Kiểm tra xem đường thở có thông thoáng hay không, có còn thở không?
+ Kiểm soát chảy máu, lưu ý một số nạn nhân bị chảy máu nhiều; thể tử
vong trong vài phút
+ Bệnh nhân không thở (Hồi sinh tim phổi cơ bản - CPR)
+ Chấn thương ở vùng đầu
+ Kiểm soát vết thương chảy máu nhỏ
+ Nẹp xương gãy và làm sạch các vết thương nhỏ
Hãy chắc chắn bạn đã quan tâm đến an toàn của bạn trong kế hoạch
này
Bước 3. Thực hiện
Tổ chức thực hiện kế hoạch đã đề ra
- Tiến hành ngay sơ cấp cứu nếu cần thiết (ABCDE).
- Sơ cấp cứu dựa trên mức độ ưu tiên của thương tích.
- Hỗ trợ nạn nhân, người nhà người xung quanh, nếu cần (điều này bao
gồm việc thông báo cho bệnh nhân gia đình về những bạn đang làm kế
hoạch của bạn là gì, để họ cảm thấy bạn đang có kế hoạch trong việc trợ giúp họ).
- Chuẩn bị cho việc vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện, nếu cần.
Khi có nhiều nạn nhân, gọi hỗ trợ ngay lập tức:
- Gọi những người xung quanh hỗ trợ cấp cứu
- Gọi tổ cấp cứu lưu động
- Gọi trung tâm 115
Các số điện thoại khẩn cấp
- Gọi cấp cứu y tế: 115
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com)
lOMoARcPSD|25518217
- Gọi cứu hỏa: 114
- Gọi công an: 113
Thông tin về địa điểm: vị trí, địa chỉ, đường đi…
Thông tin về lý do gọi hỗ trợ: phản ứng sau tiêm, cháy nổ,...
Thông tin về bệnh nhân: ước lượng số lượng bệnh nhân, các tổn thương,
tình trạng bệnh nhân…
Thông tin về các nguy hiểm : khí độc, chất nổ …
Thông tin để liên lạc: tên của bạn, số điện thoại…
Hãy bình tĩnh. Đừng vội cúp máy chỉ ĐẶT MÁY SAU KHI 115 ĐẶT
MÁY !
Cấp cứu ban đầu theo trình tự ABCDE:
3.1. Airway (Đường thở)
Trước hết cần xác định nạn nhân còn tỉnh, còn tiếp xúc được hay không; nếu
nạn nhân bị tắc nghẽn đường thở thì cần thực hiện ngay lập tức các động tác sau
- Kiểm tra xem nạn nhân còn thở hay không: Quan sát hoặc dùng tay cảm
nhận cử động hấp của lồng ngực, bụng; Nghiên người ghé tai sát miệng nạn
nhân...
- Mở miệng nạn nhân kiểm tra xem đờm dãi, dị vật hay không?Nếu
tiến hành loại bỏ đờm dãi, dị vật. Nếu nạn nhân vẫn còn khó thở, thì phải kiểm tra
xem có phải do tụt lưỡi hay không? Nếu tụt lưỡi phải tiến hành kéo lưỡi.
- Nâng cằm, đẩy hàm giữ cho đường thở thẳng trục.
- Nếu nạn nhân ngừng thở, tiến hành thổi ngạt miệng-miệng hoặc miệng-
mũi.
3.2. Breathing (Hô hấp)
Đánh giá rối loạn hấp dựa vào tần số thở, gắng sức hấp. Quan sát trên
ngực nạn nhân có vết thương không,ảnh hưởng tới hô hấp hay không, có thể xử
trí ngay tại chỗ nếu cần.
- Nếu nạn nhân bị ngừng thở, tím tái hoặc đe dọa ngừng thở phải tiến hanh
hấp hấp nhân tạo miệng - miệng hoặc miệng – mũi.
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com)
lOMoARcPSD|25518217
- Với nạn nhân vết thương ngực hở, đặt ngay gạc miếng hoặc dùng vải,
quần áo sạch đặt lên vết thương băng kín để cầm máu, hạn chế khí tràn vào
khoang màng phổi gây khó thở hơn. Tuyệt đối không lấy bỏ dị vật đang cắm trên
ngực, nếu lấy bỏ có nguy cơ gây chảy máu ồ ạt, làm nạn nhân tử vong nhanh.
3.3. Circulation (Tuần hoàn)
Trong khi đánh giá xử trí tuần hoàn, luôn kiểm tra đường thở hấp.
Đối với xử trí tuần hoàn, cần kiểm soát chảy máu.
- Bắt mạch: Mạch cánh tay, cổ tay, mạch bẹn...Trường hợp nạn nhân đã
suy hô hấp có thể bỏ qua bước này.
- Nạn nhân dấu hiệu mơ, da xanh tái, nhợt nhạt, mồ hôi.. những
dấu hiệu mất máu, cần quan sát, phát hiện các tổn thương chảy máu ngoài. Với
những tổn thương chảy máu trong cần phải can thiệp phẫu thuật mới kiểm soát
được.
- Tiến hành các biện pháp cầm máu đơn giản như băng ép hoặt ép chặt vào
chỗ chảy máu bằng băng, gạc, vải, quẩn áo sạch. Cần giữ cho đến khi có nhân viên
y tế đến
- Trường hợp nạn nhân có biểu hiện ngừng tuần hoàn-tiến hành CPR cơ bản
3.4. Disability (Thần kinh)
Đánh giá mức độ tổn thương thần kinh theo 4 mức độ:
Mức độ 1: Nạn nhân tỉnh và giao tiếp binh thường
Mức độ 2: Nạn nhân đáp ứng (trả lời, cử chỉ) với lời nói khi được gọi, hỏi.
Mức độ 3: Nạn nhân đáp ứng với kích thích đau (chỉ tiến hành khi gọi hỏi
không trả lời)
Mức độ 4: Nạn nhân hôn mê, tiên lượng xấu, nên được chuyển sớm đến
sở y tế.
- Trường hợp nạn nhân tổn thương đầu như rách da, vỡ xương sọ, chảy
dịch não tủy, hở tổ chức não...chỉ nên dùng gạc sạch hoặc quần áo sạch băng lên vết
thương, không được bôi, đắp bất cứ thuốc, hóa chất, lá cây gì hoặc rút dị vật ra.
3.5. Exposure (Bộc lộ toàn thân)
- Khi cứu bạn nhân đã ổn định, nên cởi bỏ quần áo đánh giá toàn thân
tránh bỏ sót tổn thương.
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com)
lOMoARcPSD|25518217
- Cho nạn nhân nằm tư thế an toan nhằm bảo vệ đường thở.
- Tất cả nạn nhân hôn mê đề nên đặt ở tư thế an toàn.
*Thế nào là tư thế an toàn?
Nằm nghiêng an toàn một thế được hầu hết các hiệp hội cấp cứu hồi
sức khuyến cáo trong hầu hết các trường hợp. thế này, người bệnh cần được
đặt sao cho:
- Nghiêng hẳn người bệnh về một phía
- Đầu đặt sát xuống mặt nền sao cho phần cổ cao hơn phần miệng
- Hai tay đặt duỗi thẳng, vuông góc với thân người hoặc tay trên gấp nhẹ
nắm lấy tay dưới đang duỗi thẳng
-Chân dưới duỗi thẳng trục với thân mình, chân trên co nhẹ vắt chéo qua
chân còn lại
Nếu gặp khó khăn, người cứu thể sử dụng các đồ vật sẵn tại hiện
trường đặt chắn hai phía của người bệnh để cố định lại thế, nên sử dụng gối
hoặc vải mềm để tránh gây ra các thương tích không đáng khác. thế nằm
nghiêng an toàn được đánh giá phù hợp cho hầu hết các hoàn cảnh cấp cứu
khác nhau, ngoại trừ những trường hợp nghi ngờ chấn thương cột sống cổ.
Tư thế nằm nghiêng an toàn mang lại nhiều lợi ích như:
- Tạo sự thông thoáng cho đường thở trên, tránh để lưỡi tụt về phía sau.
- Đưa đờm dãi các dị vật ra ngoài, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho động
tác làm sạch vùng miệng họng
- Tránh sặc các chất nôn ngược trở lại vào đường hô hấp gây suy hô hấp.
- Khi nghi ngờ nạn nhân có tổn thương cột sống cổ:
+ Nếu nạn nhân tỉnh, khuyến khích họ nằm yên hoàn toàn.
+ Nếu nạn nhân hôn mê, nên coi như nạn nhân có tổn thương cột sống cổ.
+ Sử dụng các vật liệu có sẵn như túi cát, vật nặng, khăn vải cuộn chặt để cố
định 2 bên cột sống cổ, lưng, dùng băng keo, dây để cố định lại. Khi nạn nhân nằm
trên căng cứng thể đặt 2 bao cát hai bên cở chiều dài từ tai đến xương đòn rồi
cố định bằng dây buộc ở trán, vai, cánh chậu, gối và cổ chân
Bước 4. Đánh giá lại
- Đánh giá lại các hành động sơ cấp cứu của bạn
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com)
lOMoARcPSD|25518217
- Nếu bạn cần sự giúp đỡ từ bên ngoài, hãy kiểm tra lại để chắc chắn rằng họ
đang trên đường đến.
- Đảm bảo hiện trường an toàn, nếu hiện trường trở thành không an toàn,
hãy di chuyển nạn nhân đến vị trí an toàn.
- Tiếp tục nhận định tình trạng của nạn nhân: kiểm tra lại các đánh giá ban
đầu (bước 1), để xem tình trạng chấn thương sự thay đổi vấn đề mới xuất
hiện hay không.
- Kiểm tra lại chảy máu, băng ép, nẹp cố định,...
- Thông báo cho gia đình về bất cứ thay đổi nào trong kế hoạch cấp cứu
ban đầu.
- Hỗ trợ hoặc vận chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế.
* Hỗ trợ hoặc vận chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế.
Nguyên tắc(5)
- Chỉ vận chuyển nạn nhân sau khi đã được sơ, cấp cứu ban đầu.
- Chỉ vận chuyển nạn nhân khi đảm bảo các yếu tố an toàn: Bảo vệ nạn nhân
trong khi vận chuyển.
- Bình tĩnh cân nhắc việc thực hiện ưu tiên cần làm tùy theo tinh trạng tổn
thương của nạn nhân.
- Việc vận chuyển được thực hiện đồng đều theo hiệu lệnh thống nhất của
người chỉ huy.
- Theo dõi nạn nhân thường xuyên khi vận chuyển, đảm bảo nạn nhân luôn ở
tư thế an toàn
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com)
lOMoARcPSD|25518217
Phần 3: Kĩ thuật sơ cấp cứu cơ bản
kĩ thuật sơ cấp cứu cơ bản
1. Cấp cứu ngừng tuần hoàn tim phổi cơ bản
2. Dị vật đường thở
3. Vết thương chảy máu
4. Cố định xương gãy
5. Vận chuyển nạn nhân
1. Cấp cứu ngừng tuần hoàn tim phổi cơ bản
1.1. Đại cương
- Thế nào ngừng tuần hoàn-hô hấp? Ngừng tuần hoàn-hô hấp hay ngừng
tim sự mất đột ngột hoạt động của tim, dẫn đến mất ý thức, không còn nhịp thở
bình thường, không có dấu hiệu của tuần hoàn.
Tại sao phải cấp cứu càng sớm càng tốt?
- Não thiếu oxy 5 phút sẽ bắt đầu tổn thương, 10 phút sẽ tổn thương không
hồi phục.
- Ngừng tuần hoàn-hô hấp có tỉ lệ tử vong rất cao:
+ 50% chết tại chỗ
+ 25% chết sau khi vào viện (do tái phát hoặc biến chứng)
+ 20% sống sót + di chứng
Nếu được hồi sức sớm đạt kết quả tức thì khoẳng 5-20% sống sót không
di chứng thần kinh.
Bệnh cảnh ngừng tuần hoàn-hô hấp
1. Mất ý thức: xuất hiện sau khoảng 10” sau khi ngừng tuần hoan, gian
hoàn toàn làm bẹnh nhân ngã vật xuống.
2. Ngưng thở: xuất hiện sau ngừng tim khoảng 20-60”
3. Mất mạch cảnh hoặc mạch bẹn
4. Đồng tử hai bên giãn, không có phản xạ ánh sáng
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com)
lOMoARcPSD|25518217
Nguyên nhân:
Trong lâm sàng gồm 12T, trên thực tế hay gặp các nguyên nhân sau:
1. Chấn thương lớn gây mất máu nhiều
2. Ngạt thở
3. Đuối nước
4. Điện giật...
5. Bệnh lý
12T (Thiếu thể tích tuần hoàn; Thiếu oxy mô; Toan máu; Tăng/tụt Kali máu;
Thân nhiệt thấp; Tụt hạ đường huyết; Tràn khí màng phổi áp lực; Trúng độc cấp;
Tamponade tim; Tắc mạch vành, tắc mạch phổi; Thương tích)
Quy trình cấp cứu ngừng tuần hoàn tim phổi cơ bản (4)
Gồm bước:
Bước 1: Tiếp cận hiện trường, nhận diện nạn nhân ngừng tim phổi
Bước 2: Kích hoạt hệ thống cấp cứu, lấy máy phá rung (nếu có)
Bước 3: Kiểm tra mạch
Bước 4: Hồi sinh tim phổi theo trình tự C-A-B
Bước 1: Tiếp cận hiện trường, nhận diện nạn nhân ngừng tim phổi
- Người cấp cứu đầu tiên tới hiện trường, trước hết phải nhanh chóng kiểm
tra hiện trường cấp cứu an toàn hay không. nếu hiện trường không an toàn, cần
phải tiến hành di chuyển người bệnh tới nơi an toàn trước khi tiến hành cấp cứu.
- Tiến hành đánh giá người bệnh: cần vỗ mạnh vào vai gọi to để đánh giá
người bệnh có đáp ứng hay không.
- Quan sát nhanh người bệnh còn thở hay không. nếu người bệnh ngừng thở
hoặc thở ngáp, tiến hành ngay bước 2.
Bước 2: Kích hoạt hệ thống cấp cứu và lấy máy phá rung (nếu có)
Khi phát hiện thấy người bệnh hoặc nạn nhân bất tỉnh, không thở, cần gọi hỗ
trợ ngay. ngoài bệnh viện, gọi những người xung quanh trợ giúp gọi cấp cứu
115; trong viện thì gọi bác sỹ điều dưỡng trực, cố gắng lấy được máy phá rung
tự động (nếu có), sau đó quay trở lại với người bệnh và bắt đầu hồi sinh tim phổi.
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com)
lOMoARcPSD|25518217
Bước 3: Kiểm tra mạch
Dùng 2 - 3 ngón tay để xác định khí quản của người bệnh. từ khí quản, kéo
trượt ngón tay về phía mình, xuống đến bên cạnh khối ức đòn chũm, thể sờ
thấy động mạch cảnh. dùng ngón tay để cảm nhận mạch đập hay không, thời
gian kiểm tra trong ít nhất 5 giây nhưng không quá 10 giây. nếu không thấy mạch
hoặc nghi ngờ không có mạch, ngừng kiểm tra và tiến hành hồi sinh tim phổi ngay.
Bước 4: Hồi sinh tim phổi theo trinh tự C-A-B
- Ép tim ngoài lồng ngực (C)
+ Tiến hành ép tim ngay khi kiểm tra không mạch. đặt người bệnh nằm
ngửa trên một mặt phẳng cứng. nếu người bệnh nằm sấp thì cẩn thận lật người bệnh
lại. nếu nghi ngờ người bệnh chấn thương cột sống cổ, cố gắng lật người bệnh
trong khi kiểm soát di chuyển của đầu, cổ, thân, chân cùng lúc. bộc lộ hoàn toàn
vùng ngực của người bệnh.
+ Người cấp cứu quỳ hoặc đứng bên cạnh người bệnh. đặt bàn tay vào chính
giữa ½ dưới xương ức người bệnh, hai tay đan vào nhau, duỗi thẳng khuỷu tay sao
cho vai, cánh tay và cẳng tay người cấp cứu vuông góc với lồng ngực người bệnh.
+ Tiến hành ép mạnh (ép sâu 5 - 6cm), ép nhanh (tốc độ 100 - 120
nhịp/phút); người ép không tỳ lên ngực bệnh nhân để cho lồng ngực nở tr lại
hoàn toàn sau mỗi nhịp ép, hạn chế tối đa việc dừng ép tim.
- Mở thông đường thở (A): Có thể sử dụng một trong các kĩ thuật sau:
+ Kỹ thuật ngửa đầu - nâng cằm: đặt lòng bàn tay lên trán ấn ra sau làm
ngửa đầu người bệnh, tay còn lại nhấc hàm dưới lên đưa cằm ra trước.
+ Kỹ thuật đẩy hàm dưới: chỉ sử dụng kỹ thuật này khi nghi ngờ chấn
thương cột sống cổ vì ít làm cột sống cổ di chuyển.
+ Sử dụng các dụng cụ đường thở đơn giản như canuyn miệng – hầu, canuyn
mũi - hầu.
+ Nếu trong miệng nạn nhân dị vật, người cấp cứu dùng ngón tay móc dị
vật ra nếu thể. với dị vật nằm sâu khó lấy, không nên cố lấy ra sẽ làm mất
thời gian, thậm chí có thể đẩy dị vật vào sâu thêm gây tắc đường thở hoàn toàn.
- Thổi ngạt hay bóp bóng qua mask (B)
+ thể thổi ngạt trực tiếp kiểu miệng - miệng hoặc miệng - mũi, nhưng
khuyến cáo nên sử dụng các dụng cụ bảo vệ cá nhân như màng lọc hoặc mặt nạ thổi
ngạt (nếu có) để tiến hành thổi ngạt cho người bệnh.
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com)
lOMoARcPSD|25518217
+ Bóp bóng qua mask (mặt nạ): trong điều kiện trang bị dụng cụ, người
cấp cứu dùng mask úp khít lên mũi miệng nạn nhân bóng bóp qua mask.
thể giữ mask bằng 1 tay nếu chỉ 1 người cấp cứu hoặc 2 tay nếu 2 người.
bóng bóp nên được nối với nguồn oxy với lưu lượng là 10-15 lít/phút (nếu có).
+ Thời gian của mỗi nhịp thổi ngạt hoặc bóp bóng là 1 giây, đạt hiệu quả khi
thấy lồng ngực của người bệnh nhô lên. Cần lưu ý tránh tăng thông khí quá mức
(thổi hoặc bóp bóng quá nhanh và quá nhiều) vì sẽ tăng áp lực trong lồng ngực, làm
giảm dòng máu về tim giảm hiệu quả của ép tim; dạ dày thể căng giãn quá
mức dẫn đến nguy cơ trào ngược vào phổi.
- Phối hợp ép tim và thổi ngạt/bóp bóng: ở người lớn, khi chưa có đường thở
nâng cao (ống nội khí quản, mask thanh quản), tiến hành ép tim thổi ngạt theo
chu kỳ 30:2, nghĩa là ép tim 30 lần, sau đó ngừng ép, thổi ngạt hoặc bóp bóng 2 lần
tiếp tục ép tim. sau mỗi 2 phút ( khoảng 5 chu kỳ), ngừng ép tim để kiểm tra
mạch. thời gian kiểm tra không quá 10 giây. nếu không mạch, tiếp tục thực hiện
các chu kỳ ép tim và thổi ngạt/bóp bóng như trên.
+ Nếu có thêm người cấp cứu, nên đổi vị trí người ép tim và người hỗ trợ
hấp sau mỗi 5 chu kỳ hoặc sau mỗi 2 phút để tránh bị mệt tăng hiệu quả của ép
tim. phối hợp nhịp nhàng giữa người ép tim bóp bóng, người ép tim cần vừa ép
vừa đếm to số nhịp ép để người bóp bóng thể chuẩn bị tiến hành bóp bóng
đúng thời điểm.
+ Hạn chế tối đa thời gian ngừng ép tim, chỉ ngừng ép khi kiểm tra mạch, khi
thổi ngạt hoặc bóp bóng qua mask khi sốc điện. mục tiêu đảm bảo phân suất ép
tim (chest compression fraction) là tỷ lệ thời gian ép tim/tổng thời gian cpr ≥ 60%.
*Sử dụng máy phá rung.....
*Một số lưu ý trong quá trình cấp cứu ngừng tuần hoàn tim phổi cơ bản
- Vai trò của tiếp cận cấp cứu hồi sinh tim phổi theo nhóm: các bước tiến
hành cấp cứu trong hồi sinh tim phổi cơ bản được sắp xếp theo trình tự ưu tiên từng
bước phù hợp với việc chỉ 1 người cấp cứu. khi một nhóm cấp cứu, thể
tiến hành cùng một lúc nhiều bước cấp cứu, ví dụ: một người gọi hỗ trợ và lấy máy
phá rung, người thứ hai tiến hành ép tim, người thứ ba hỗ trợ hô hấp…
- Khi đánh giá xem bệnh nhân còn đáp ứng không, người cấp cứu cần
đồng thời quan sát xem bệnh nhân còn thở hay không nhưng không nên kiểm tra
thở bằng “nhìn - nghe - cảm nhận”. việc này thể làm trì hoãn việc ép tim ngoài
lồng ngực. Biện pháp đấm ngực trong cấp cứu ngừng tuần hoàn đã được chứng
minh không có hiệu quả và hiện không được khuyến cáo.
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com)
lOMoARcPSD|25518217
- Ấn sụn nhẫn hay thủ thuật sellick (Dùng ngón tay cái ngòn trỏ đè ép lên
sụn nhẫn với 1 áp lực 30cmH2O ngay khi bệnh nhân mất tri giác, ấn liên tục cho
đến khi đặt được nội khí quản bơm cuff) không còn được khuyến cáo sử dụng
thường quy trong cấp cứu ngừng tuần hoàn. Thủ thuật này không giúp ngăn ngừa
hiệu quả hiện tượng khí vào dạ dày và nguy cơ trào ngược dịch vị khi tiến hành bóp
bóng hoặc thổi ngạt, ấn sụn nhẫn có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp.
- Khi đã có đường thở nâng cao (ống nội khí quản, mask thanh quản…), việc
ép tim sẽ được diễn ra liên tục với tốc độ 100 -120 lần/phút không dừng lại cho bóp
bóng. người hỗ trợ hô hấp sẽ bóp bóng với tốc độ 10 lần/phút.
- Thổi ngạt miệng - miệng, miệng - mũi: kỹ thuật này không còn bắt buộc
phải làm trong cấp cứu hồi sinh tim phổi cơ bản, đặc biệt là khi cấp cứu ngừng tuần
hoàn ngoài bệnh viện, khi không màng lọc thổi ngạt. trong trường hợp này
người cấp cứu thể tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn bằng ép tim đơn thuần
(hand-only cpr)
- Trong trường hợp kiểm còn mạch nhưng người bệnh ngưng thở, người cấp
cứu không ép tim tiến hành thổi ngạt hoặc bóp bóng hỗ trợ với tốc độ 10
lần/phút.
*Chỉ tiêu đạt hiệu quả
- Màu da hồng trở lại
- Đồng tử co lại, không còn giãn to
- Mạch cảnh bắt được
- Bệnh nhân thở tự nhiên, tim đập trở lại, có thể tỉnh hoặc không
* Khi nào ngừng cấp cứu?
Sau 30 phút cấp cứu mà nạn nhân vẫn không thở trở lại, tim không đập thì có
thể ngừng cấp cứu
2. Dị vật đường thở, ngạt thở
2.1 Đại cương
- Dị vật đường thở các vật mắc lại trong đường thở. Dị vật đường thở
thể gây ngạt thở hoàn toàn hoặc một phần. Đây một tai nạn nguy hiểm, tình
trạng cấp cứu khẩn cấp, nếu không xử trí kịp thời thể dẫn đến hậu quả nặng nề
như tổn thương não không hồi phục, thậm chí tử vong.
- Dấu hiệu và triệu chứng(5)
1. Nạn nhân không thể thở được
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com)
lOMoARcPSD|25518217
2. Không thể nói và ho
3. Nạn nhân giây giụa và kiệt sức
4. Nạn nhân ôm tay lấy cổ
5. Mặt tím tái, có thể bất tỉnh
2.2 Xử trí
Phác đồ(ha)
2.3. Một số lưu ý
- Đừng can thiệp nếu nạn nhân vẫn còn có thể ho, thở hay la, khóc được.
- Đừng cố móc lấy vật lạ ra dịch chuyển nếu bạn không thể thấy được
nó vì có nhiều khả năng dị vật rơi vào sâu hơn.
2.4. Phòng tránh(4)
- Để xa tầm với của trẻ nhỏ tất cả các vật dụng nhỏ có thể gây nguy hiểm cho
trẻ, nhất là những vật dụng tròn và trơn dễ rơi vào đường thở.
- Không ép trẻ ăn, uống khi đang khóc hoặc không nên nô đùa khi có thức ăn
trong miệng.
- Luyện cho trẻ thói quen không cho các vật đồ chơi vào miệng ngậm
mút.
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com)
lOMoARcPSD|25518217
- Không cho trẻ ăn thức ăn dễ hóc như lạc, thạch, nhãn ..
3. Vết thương chảy máu
3.1 Đại cương
- Khi bị cắt vào da mạch máu bị vỡ, máu sẽ chảy, một số mạch máu chảy
nhiều hơn. mức độ của vết thương được quyết định bởi loại mạch máu độ sâu
của vết cắt
- thể chảy máu ngoài hoặc chảy máu trong, cầm máu càng sớm thì tai
biến càng ít
3.2 Chảy máu ngoài
Đối với vết thương chảy máu ngoài, có thể tổn thương mao mạch, tĩnh mạch,
động mạch hoặc tổn thương 2 hay nhiều loại.
- Chảy máu mao mạch: máu chảy ri rỉ, thường dễ kiểm soát, chỉ cần ấn vào
vết thương để dừng chảy máu
- Chảy máu tinh mạch: máu chảy chậm, sẫm màu, cũng thể kiểm soát
bằng cách án vào vết thương
- Máu phun thành tia, màu đỏ tươi, cần nhanh chông ấn trực tiếp vào vết
thương, gọi 115 để xử trí kịp thời.
Các loại vết thương:
- Vết trầy da
- Vết cắt; do dao, mảnh sanh, mảnh thủy tinh...
- Mụn rộp
- Vết đâm: đạn bắn, dao, kiếm đâm, que nhọn đâm...
- Chảy máu mũi
* Xử trí vết thương chảy máu ngoài
Phương pháp 1: Băng ép(5)
Băng ép là phương pháp hiệu quả nhất để cầm máu
B1: Bộc lộ vết thương: cởi hoặc cắt quần áo nạn nhân ra để bộc lộ vết
thương. Loại bỏ dị vật nếu được (không cố gắng loại bỏ dị vật thể gây chảy
máu nặng hơn).
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com)
lOMoARcPSD|25518217
B2: Sử dụng gạc trùng hoặc khăn, vải, quần áo sạch đặt lên vết thương,
dùng các ngón tay hoặc lòng bàn tay ép chặt lên vết thương.
B3: Nếu vết thương tay thì nâng cao cánh tay lên cao hơn tim, chú ý
nâng nhẹ nhàng nếu nạn nhân bị gãy xương kết hợp. Đỡ nạn nhân nằm xuống làm
giảm máu chảy qua các vết thương.
B4: Giữ miếng gạc rồi dùng băng cuộn sạch khuẩn băng ép lên vết
thương nhưng không quá chặt làm tắc nghẽn sự lưu thông máu. Nếu máu còn chảy
thấm qua lớp băng ngoai cùng thì băng phủ lên thêm 1 lớp nữa, Nếu dị vật nhô
ra dùng gạc đặt hai bên vật thể cho đến khi chúng vừa đủ cao để có thể băng lại
không đụng tới chúng.
B5: Gọi hỗ trợ từ những người xung quanh, gọi điện 115. Theo dõi nhịp thở,
mạch, mức độ phản ứng của nạn nhân. Kiểm tra cách băng vết thương, theo
dõi và đánh giá sự lưu thông của máu.
Nếu băng quá chặt sẽ có biểu hiện:
- Xanh tím ngón tay, ngón chân
- Chân, tay lạnh, không thể cử động ngón tay, ngón chân
- Ngứa, kích thích hay mất cảm giác ở tay, chân.
Phương pháp 2: Ép trực tiếp lên mạch máu
Thường áp dụng với các vết thương tứ chi, làm ngừng cung cấp máu chao
tay, chân, không được ép quá 10 phút, không dùng dụng cụ để ép (Chỉ ép bằng tay)
vì có thể gây chảy máu nhiều hơn, tổn thương thêm miệng vết thương
- cánh tay: Động mạch canh tay chạy dọc theo mặt trong canh tay. Dùng
đầu ngón tay ấn vào giữa các cơ để ép động mạch vào xương.
- động mạch đùi: Nằm giữa mặt trong đùi tại nếp bẹn. Nạn nhân nằm
ngửa, hơi gấp gối, dùng ngón tay ấn xuống để ép mạch máu.
- Ngoài ra thể áp dụng phương pháp này với các động mạch khoeo, động
mạch mu chan, động mạch nách, động mạch cảnh, động mạch thái dương...
Phương pháp 3: Garo
Phương pháp này hiện nay hầu như không được sự dụng, chỉ dùng trong các
trường hợp khi các biện pháp khác không hiệu quả, chân tay bị dập nát
không thể phục hồi được.
Kĩ thuật:
Chỉ định đặt garô.
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com)
lOMoARcPSD|25518217
- Vết thương bị cụt chi tự nhiên hoặc chi thể bị đứt gần lìa.
- Chi bị dập nát quá nhiều biết chắc không thể bảo tồn được.
- Vết thương tổn thương mạch máu đã áp dụng những biện pháp cầm máu
tạm thời trên mà không có kết quả.
- Vết thương máu chảy ạt chi thể trong điều kiện chiến đấu ác liệt, khẩn
trương mà quân y cần phải xử trí nhanh chóng..
- Vết thương mà thương binh và đồng đội không biết cách băng chèn, bắt buộc
phải đặt garô.
- Đặt garo khi nơi xảy ra tai nạn ở gần trung tâm phẫu thuật.
- Đặt garô tạm thời để mổ xử trí vết thương.
- Đặt garô khi bị rắn độc cắn.
Nguyên tắc đặt garô.
- Garô phải đặt sát ngay phía trên vết thương để lộ ra ngoài. Tuyệt đối
không để ống quần, tay áo hoặc vật gì che lấp garô.
- Nhanh chóng chuyển những thương binh garô về tuyến sau. Trên đường
vận chuyển phải nới garô 30 phút một lần và không để garô lâu quá 3 – 4 giờ.
- Phải chấp hành triệt để những quy định về garô là:
+ Có phiếu ghi rõ ngày, giờ đặt garô, họ tên người đặt garô...
+ Có ký hiệu bằng dải đỏ cài vào túi áo trên bên trái.
+ Phiếu chuyển thương có garô phải ghi đúng theo mẫu đã quy định.
Cách đặt garô.
- Ấn động mạch ở phía trên vết thương để tạm thời cầm máu.
- Lót vải hoặc gạc chỗ định đặt garô hoặc dùng ngay ống quần, ống tay áo
để lót.
- Đặt garô và xoắn dần (nếu là dây vải), bỏ tay ấn động mạch rồi vừa xoắn vừa
theo dõi mạch ở dưới hoặc chảy máu ở vết thương. Nếu mạch ngừng đập hoặc máu
ngừng chảy là được. Khi đã xoắn vừa đủ chặt thì cố định que xoắn.
Nếu là dây cao su thì chỉ cần cuốn nhiều vòng tương đối chặt rồi buộc cố định.
- Cuối cùng, băng ép vết thương và làm các thủ tục hành chính cần thiết.
Cách nới garô.
Nới garô là để cho máu xuống nuôi dưỡng đoạn chi ở dưới garô.
- Những trương hợp không nới garô.
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com)
lOMoARcPSD|25518217
+ Khi chi đã bị hoại tử vì để garô quá lâu (quá 3-4 giờ).
+ Khi chi đã bị cụt tự nhiên.
+ Khi đoạn chi ở dưới garô có dấu hiệu hoại tử, hoại thư.
+ Khi bị rắn độc cắn.
Còn các trường hợp khác phải nới garô 30 phút một lần.
- Thứ tự nới garô:
+ Người phụ ấn động mạch ở phía trên garô.
+ Người chính nới dây garô, nới rất từ từ, vừa nới vừa theo dõi sắc mặt thương
binh, tình hình máu chảy vết thương, mạch màu sắc đoạn chi dưới garô. Để
garô nới khoảng 4-5 phút.
Trong khi nới, nếu:
Thấy máu chảy mạnh ở vết thương, phải ấn lại động mạch cho tốt.
Nếu thấy sắc mặt thương binh thay đổi đột ngột tím tái hoặc nhợt nhạt phải đặt
garô lại ngay.
Khi đặt lại dây garô, không đặt ở chỗ cũ mà nhích lên hoặc nhích xuống một ít
để khỏi gây lằn da thịt và thiếu máu kéo dài chỗ đặt garô.
Nếu nới garô mà quan sát không thẩy chảy máu nhiều từ chỗ bị thương nữa thì
vết thương đã tự cầm máu và không cân đặt lại garô nữa, nhưng vẫn để dây garô tại
chỗ và sãn sàng buộc lại nếu chảy máu lại.
Cách tháo garô.
Những trường hợp không nới garô thì cũng không được tháo garô.
Tháo garô để thay thế bằng một biện pháp cầm máu khác:
Thứ tự như sau.
- Dự phòng sốc do tháo garô.
+ Phong bế gốc chi: Novocain 0,25% x 50-100-150 ml tuỳ theo vị trí.
+ Tiêm cafein 0,25 x 1 ống vào bắp thịt.
+ Truyền tĩnh mạch huyết thanh ngọt và vitamin B
1
, C nếu có điều kiện.
- Một người ấn động mạch, một người tháo garô từ từ, nhẹ nhàng.
- Thay garô bằng một biện pháp cầm máu khác như băng ép, băng chèn, kẹp
hoặc thắt động mạch ... nếu còn thấy chảy máu nhiều.
- Khi tháo garô phải theo dõi máu chảy tại vết thương. Mạch, nhiệt độ, huyết
áp và sắc mặt của thương binh.
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com)
lOMoARcPSD|25518217
Nếu thấy hiện tượng sốc nhiễm độc do tháo garô phải lập tức đặt lại garô
ngay và tiến hành chống sốc tích cực.
*Chảy máu cam: (4)
B1: Cho nạn nhân ngồi nghỉ, cúi đầu về phía trước
B2: Bóp hai canh mũi và thở bằng miệng
B3: Trong thời gian trên, không nói chuyện, không nuốt nước miếng, không
ho khạc, hắt hơi vì ảnh hưởng tới cục máu đông
B4: Sau 10 phút bỏ tay ra, nếu máu vẫn chưa ngừng chảy thì tiếp tục bóp
cánh mũi. Sau 30 phút máu vẫn chảy thì đưa nạn nhân tới trung tâm y tế.
3.3 Chảy máu trong
tình trạng tổn thương rất nặng, chảy máu sâu bên trong thể dưới lớp
da, triệu chứng dấu hiệu rất đa dạng, tùy thuộc vào loại vị trí chấn thương
như: đau đớn, vật vã, mạch nhanh, huyết áp hạ, vã mồ hôi, chân tay lạnh...
Một số dấu hiệu gợi ý cơ quan tổn thương:
- Phổi: Ho khạc ra máu đỏ tươi có bọt
- Dạ dày: Nôn ra máu đỏ tươi
- Vỡ gan, lách: Co cứng thành bụng, đau nhiều vung mạn sườn phải
(Gan), trai (Lách)
- Thận: Có máu trong nước tiểu
* Xử trí:
- Gọi điện cấp cứu 115 ngay lập tức
- Cho nạn nhân nằm nghỉ, đầu thấp, nâng và giữ chân cao hơn đầu
- Nới rộng áo quần, dây nịt, cà vạt..
- Giữ cho nạn nhân không bị lạnh, động viên an ủi nạn nhân
- Theo dõi sát nhịp thở, mạch, mức độ phản ứng của nạn nhân. Kịp thời
hấp nhân tạo nếu cần thiết
3.4 Một số lưu ý trong quá trình xử trí vết thương chảy máu
- Trước khi tiếp xúc với máu, dịch thể của nạn nhân cần rửa tay sạch, đi găng
bảo hộ, dùng một lần (nếu có). Rửa tay sạch sau khi sơ cứu cho nạn nhân
- Không sờ trực tiếp vào vết thương, không ho, khạc hướng vào vết thương
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com)
lOMoARcPSD|25518217
- Trước khi băng cần lau rửa vết thương bằng dung dịch như nước muối sinh
lý, oxy già,,,. Không cố làm sạch và lấy bỏ dị vật trên vết thương
- Sử dụng băng sạch, vô trùng, băng kín trực tiếp lên vết thương
4. Cố định xương gãy
4.1 đại cương
- Gãy xương tình trạng mất đi tính liên tục của xương, thể biểu hiện
dưới nhiều hình thức khác nhau, từ một vết rạn cho đến gãy xương hoàn toàn.
- Nguyên nhân:
+ Tai nạn giao thông: ngã xe, đâm xe...
+ Tai nạn lao động: ngã cao, đâm chém...
+ Bệnh lý: Xương thủy tinh, K xương...
+ Sinh lý: ít gặp
- Phân loại:
+ Gãy xương kín: Tổ chức da vung xung quanh gãy không bị tổn thương
hoặc có tổn thương nhưng không thông với ổ gãy
+ Gãy xương hở: Tổn thương bề mặt da thông với gãy hoặc đầu
xương lồi ra ngoai, gãy xương hở dễ gây chảy máu biến chứng nhiễm khuẩn
nặng nề
+ Gãy xương biến chứng: Gãy xương kèm tổn thương thần kinh, mạch máu
hoặc tổ chức cơ quan khác
- Bệnh nhân có thể có các biểu hiện sau
+ Cơ năng:
* Nạn nhân đau nhiều chỗ tổn thương, hạn chế vận động, thể chảy máu
nhiều chỗ tổn thương, máu có lẫn váng mỡ
* Sưng nề, bầm tím chỗ tổn thương
+ Thực thể
* Chi thể biến dạng: cong vẹo, lệch trục, ngắn chi...hình ảnh...
kĩ thuật sơ cấp cứu cơ bản
* Đau chói khi sờ nắn vào chỗ gãy
* Cử động bất thường và tiếng lạo xạo xương (không cố tìm)
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com)
lOMoARcPSD|25518217
* Tổn thương mạch máu, thần kinh: đầu chi lạnh, mất cảm giác, phản xạ,
không vận động được
* Trường hợp nặng có thể có sốc: do đau, mất máu nhiều
4.3. Xử trí nạn nhân gãy xương
- Mục đích: Hạn chế di lệch các đầu xương, giảm đau, phòng sốc tổn
thương thứ phát
- Nguyên tắc cố định tạm thời xương gãy:
+ Nẹp sử dụng phải đủ độ dài, rộng, vững chắc, nẹp thể làm bằng tre, gỗ,
kim loại...
+ Không đặt nẹp trực tiếp lên da thịt nạn nhân, phải đệm lót đầu nẹp,
đầu xương, thể dùng bông hoặc vải làm đệm lót (Không cởi quần áo, cần thiết
có thể rạch quần áo)
+ Cố định trên dưới gãy 1 khớp, với gãy xương đùi phải bất động được
3 khớp
+ Gãy kín xương đùi: kéo liên tục bằng 1 lực không đổi
+ Gãy xương hở: không kéo nắn đầu xương gãy vào trong, nếu tổn
thương mạch máu phải đặt
Garo tùy ứng, xử trí vết thương để nguyên tư thế gãy mà cố định
+ Bất động chi thể ở tư thế cơ năng: Chi trên treo tay vuông góc hoặc để duỗi
thắng và buộc vào người, chi dưới duỗi thẳng 180 độ
+ Nếu gãy chi dưới mà không có nẹp có thể cố định vào chi còn lại
+ Sau khi cố định phải nhanh chông, nhẹ nhang vận chuyển nạn nhân tới
sở y tế
- Xử trí:
+ Gọi cấp cứu y tế
+ Tiếp cận và xử trí theo trình tự ABCDE
+ Xác định các tổn thương gãy xương hoặc nghi ngờ gãy xương (xử trí tương
tự như gãy xương)
+ Kiểm soát chảy máu, băng kín các vết thương nếu có
+ Cố định tạm thời xương gãy
+ Nâng cao chi thể bị gãy sau khi cố định để giảm sưng nề
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com)
lOMoARcPSD|25518217
+ Theo dõi sát tình trạng nạn nhân: nhịp thở, mạch, phản ứng toàn thân...
5. Vận chuyển nạn nhân
5.1. Đại cương
Di chuyển nạn nhân đến nơi an toàn hay sở y tế bước không thể thiếu
trong khi thực hiện cấp cứu. tuy nhiên, ngoài cộng đồng vẫn còn những trường
hợp di chuyển nạn nhân theo cảm tính, không tuân theo các nguyên tắc dẫn đến ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nạn nhân.
- Nguyên tắc di chuyển nạn nhân:
+ Chỉ di chuyển nạn nhân khi thực sự cần thiết
+ Chú ý đảm bảo an toàn cho nạn nhân và cho cả người thực hiện.
+ Trường hợp nạn nhân còn tỉnh, cần giải thích cho nạn nhân để nhận được
sự phối hợp tốt nhất.
+ Chỉ di chuyển nạn nhân một mình nếu không tìm được người giúp sức.
+ Hướng dẫn những người phụ giúp để có sự phối hợp hiệu quả.
+ Khi có nhiều người thực hiện di chuyển nạn nhân, sẽ có một người làm chỉ
huy đưa ra hiệu lệnh.
+ Thực hiện đúng kỹ thuật để tránh cho bản thân bạn khỏi bị tổn thương khi
vận chuyển nạn nhân.
5.2. Kĩ thuật di chuyển nạn nhân bằng tay không
- Trường hợp chỉ có một người(4)
+ Phương pháp nạng người
Áp dụng trong trường hợp nạn nhân chỉ tổn thương 1 chân như vết thương
phần mềm, dãn dây chằng hoặc bong gân…nạn nhân còn tỉnh táo, hợp tác tốt,
thể bước đi nhưng khó khăn.
B1: Dìu nạn nhân đứng dậy, nắm chặt cổ tay nạn nhân choàng sang cổ
bạn, chú ý đứng cùng phía với chân bị tổn thương.
B2: Quàng tay của bạn sang eo bên kia của nạn nhân nắm chặt cạp quần
của nạn nhân để giữ cho nạn nhân thẳng người trong lúc di chuyển.
B3: tiến lên bước đầu tiên bằng chân phía bên nạn nhân. Di chuyển từng
bước nhỏ theo nhịp với sải chân của nạn nhân, nếu thể bạn nên dùng gậy
chống để giúp nạn nhân vững hơn, đồng thời tìm cách trấn an nạn nhân
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com)
lOMoARcPSD|25518217
+ Phương pháp kéo
Áp dụng trong trường hợp khẩn cấp, chỉ di chuyển nạn nhân 1 đoạn đường
ngắn, nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm.
B1: Ngồi sau lưng nạn nhân, luồn 2 tay của bạn qua hai bên nách ra phía
trước, nắm lấy vai nạn nhân rồi kéo nạn nhân lùi về phía sau. thể dùng 2 tay cố
định đầu nạn nhân nếu nghi ngờ tổn thương. Nếu nạn nhân mặc áo đủ dày, dai
thể nắm lấy áo nạn nhân kéo hoặc đặt nạn nhân vào tấm bạt, ga, chăn.. để
kéo.
+ Phương pháp cõng
Áp dụng trong trường hợp nạn nhân nhẹ cân, tỉnh táo, hợp tác tốt, không bị
tổn thương cột sống, không bị choáng, không bị gãy xương chi, gãy xương chậu.
B1: Nâng nạn nhân ngồi dậy
B2: Người cứu ngồi trước mặt nạn nhân, xoay lưng về nạn nhân
B3: Choàng hai tay nạn nhân qua cổ người cứu, một bàn tay của nạn nhân
nắm chặt cổ tay phía bên kia
B4: Hai tay người cứu luồn dưới hai chân nạn nhân và giữ chặt
B5: Người cứu dạng hai chân bằng vai, từ từ đứng dậy và cõng nạn nhân đi
+ Phương pháp bế ẵm
Áp dụng trong trường hợp nạn nhân nhẹ cân (trẻ em), tỉnh táo, hợp tác tốt,
không bị tổn thương cột sống, không bị choáng, không gãy xương chi, xương chậu
B1: Người cứu ngồi bên cạnh nạn nhân
B2: Vòng tay nạn nhân ôm lấy cổ người cứu, một bàn tay của nạn nhân nắm
chặt cổ tay phía bên kia
B3: Một tay người cứu đỡ khoeo chân của nạn nhân, tay kia ôm ngang lưng
vòng sang nách nạn nhân
B4: Người cứu dạng hai chân bằng vai, từ từ đứng dậy và bế nạn nhân đi
- Trường hợp chỉ hai người:(2)
+ Phương pháp ngồi hai tay bắt chéo
Áp dụng trong trường hợp nạn nhân còn tỉnh táo, hợp tác tốt, ngồi được,
không bị tổn thương cột sống, không bị choáng, không gãy xương chi, xương chậu
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com)
lOMoARcPSD|25518217
B1: Nâng nạn nhân ngồi dậy
B2: Hai người cứu ngồi xổm hai bên nạn nhân, bắt chéo tay sau lưng và nắm
lấy cạp quần của nạ nhân. Luồn tay kia phía dưới đầu gối nạn nhân, người này nắm
lấy cổ tay người kia.
B3: Ôm chặt người nạn nhân, hai người cứu cùng đứng dậy nâng nạn nhân
lên. Di chuyển nạn nhân đến khu vực an toàn
+ Phương pháp khiêng
Áp dụng trong trường hợp nạn nhân không bị tổn thương cột sống, không bị
choáng, không gãy xương chi, xương chậu, không bị tổn thương vùng vai
B1: Nạn nhân ngồi dậy, một người ngồi phía sau lưng nạn nhân, luồn hai tay
qua nách, nắm chặt lấy hai cổ tay nạn nhân
B2: Người kia luồn hai tay dưới đầu gối nạn nhân
B3: Cùng lúc hai người cùng đứng dậy nâng nạn nhân lên
B4: Di chuyển nạn nhân ra khu vực an toàn
5.3. Kĩ thuật di chuyển nạn nhân bằng ghế
Áp dụng trong trường hợp nạn nhân tỉnh táo, không bị tổn thương cột sống,
không bị choáng, không gãy xương chi, xương chậu,,,nạn nhân hôn không thể
áp dụng các biện pháp trên, không có cáng
B1: Kiểm tra độ vững chắc cảu ghế trước khi dùng
B2: Đặt nạn nhân ngồi lên ghế, hai tay bắt chéo phía trước, dùng cuộn băng
lớn hoặc sợi dây quấn quanh ngực và buộc chắc chắn vào thành ghế
B3: Hai người cứu, một người đi trước, một người đi sau. Ngả ghế về phía
sau và cầm hai tay kéo nạn nhân đi hoặc khiêng nạn nhân đến nơi an toàn.
5.4. Di chuyển nạn nhân bằng cáng
Áp dụng trong các trường hợp:
- Nạn nhân hôn mê, không tỉnh táo để phối hợp
- Chấn thương sọ não, chấn thương bụng, chấn thương ngực..
- Chấn thương cột sống, đặt biệt là cột sống cổ sau khi đã được nẹp cố định
- Gãy xương đùi, cẳng chân sau khi đã nẹp cố định
- Đa chấn thương, choáng váng
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com)
lOMoARcPSD|25518217
- Vận chuyển nạn nhân trong quãng đường dài
B1: Ba hoặc bốn người ngồi một phía hoặc hai phía nạn nhân. Luồn tay tại
các vị trí: dưới cổ, lưng, thắt lưng, ngang hông, cẳng chân nạn nhân
B2: Đếm 1,2,3 cùng nâng nạn nhân đặt lên gối của người cứu, đồng thời 1
người đặt cáng vào phía dưới nạn nhân
B3: Đếm 1,2,3 tất cả cùng đưa nạn nhân từ gối của những người cứu sang
cáng. Dùng dây buộc cố định nạn nhân vào cáng, tránh tình trạng xô lệch trong quá
trình di chuyển. Chú ý thế nạn nhân luôn thẳng, thể dùng quần áo chèn vào 2
bên nạn nhân để cố định thêm.
Cách khiêng cáng:
- Có thể 2 hoặc 3 hoặc 4 người khiêng, có 1 người chỉ hay
- Nạn nhân nằm trên cáng, chân hướng về phía trước
- Người khiêng phía đầu nạn nhân phải theo dõi tình trạng nạn nhân, nếu
có bất thường phải kiểm tra, xử lý
- Trong khi khiêng cáng không dừng lại đột ngột hoặc để cáng va chạm ảnh
hưởng đến nạn nhân
- Khi khiêng cáng giữ cáng thế ngang bằng, tránh tuột ngã, nếu gặp địa
hình đặt biệt như lên xuống dốc hoặc chướng ngại vật… cần thay đổi cách cáng để
đảm bảo giữ ở tư thế thăng bằng
- Đặt cáng xuống nhẹ nhàng, trước khi hạ cáng xuống, những người khiêng
cáng nên ngồi xổm
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com)
lOMoARcPSD|25518217
Phần 4: Sơ cấp cứu một số tai nạn thường gặp
1. Cấp cứu nạn nhân bị điện giật
2. Cấp cứu nạn nhân đuối nước
3. Cấp cứu nạn nhân bị bỏng
4. Cấp cứu nạn nhân bị say nắng, say nóng
1. Cấp cứu nạn nhân bị điện giật
Top 5 công việc hay gặp tai nạn điện giật năm 2022
(1) Thi công xây dựng, sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị, công trình, nhà ở
(2) Câu cá
(3) Phương tiện giao thông hoặc bốc dỡ hàng hóa
(4) Trèo cột điện, vào trạm điện, bắn pháo sợi kim tuyến hoặc thả diều, đèn
trời
(5) Chặt, tỉa, mang vác cây và các nguyên nhân khác
1.1 Đại cương
- Điện giật là một tai nạn nguy hiểm, có thể gây nhiều loại tổn thương cho
thể như ngừng tim, ngừng thở tổn thương các quan gây nguy tử vong cao
hoặc để lại các di chứng nặng nề.
- Tác hại của dòng điện:
+ thể con người chứa nhiều nước, chất điện giải, vật dẫn điện rất tôt,
nhất là khi tay, chân vị ướt mà chạm phải dòng điện.
+ Dòng điện từ 20-25mA xoay chiều đã gây liệt, co thắt các làm nạn
nhân không thoát ra được khi tiếp xúc với điện.
+ Dòng điện 50-80mA đi qua thể nạn nhân choang váng, liệthấp
gây ngẹt thở, làm tim ngừng đập.
+ Dòng điện 90-100mA làm ngừng hấp, ngừng tuần hoan, rung thất rồi
ngừng tim
+ Dòng điện 3000mA gây ngừng hấp, ngừng tim, gây bỏng những nơi
nó đi qua cơ thể và những nơi chúng ta tiếp xúc với mặt đất.
+ Khi chạm vào điện cao thế nạn nhân có thể chết ngay lập tức.
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com)
lOMoARcPSD|25518217
+ Bỏng nặng và sự co thắt cơ do điện giật có thể đẩy nạn nhân ra xa gây chấn
thương.
+ Điện cao thế có thể phóng xa đến 18m.
+ Với dòng điện cao thế, các vật khô như quần áo khô, cây không không bảo
vệ được bạn.
1.2. Tổn thương do điện giật
- Tim mạch: Rối loạn nhịp, rung thất, ngừng tim, giảm thể tích máu..
- Thận: tiêu cơ vân cấp dẫn đến tắc nghẽn ống thận cấp
- Thần kinh: Mất ý thức, yếu, liệt chi, rối loạn thần kinh thực vật..
- Da: Bỏng da nông hoặc sâu
- Xương: Bỏng màng xương, phá hủy cơ chất của xương, gãy xương..
1.3. Xử trí
- La to, kêu gọi người xung quanh ứng cứu, gọi điện cấp cứu 115
- Đối với điện cao thế tuyệt đối không được đến gần nạn nhân cho đến khi
chắc chắn dòng điện đã được ngắt, nếu cần thì căng dây cách ly luôn khu vực tai
nạn. Đứng cách xa ít nhất 18m, không cho người đến xem lại gần.
- Đối với điện hạ thế, điện dân dụng, ngăn cách tiếp xúc bằng cách ngắt
nguồn điện tại công tác chinh hay cầu dao, rút phích cắm ra.
- Không bao giờ được đụng vào người nạn nhân bằng tay trần
- Sử dụng các vật dụng không dẫn điện tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
Dùng dây quấn vào tay, chân nạn nhân để kéo ra khỏi nguồn điện.
- Nếu khu vực an toàn thì tiến hành ngay các biện pháp cấp cứu bản theo
trình tự ABCDE, nếu chưa an toàn thì nhanh chóng di chuyển nạn nhân đến nơi an
toàn rồi tiến hành cấp cứu.
- Xử trí các vết bỏng, vết thương khác nếu có
- Nếu nạn nhân tỉnh, động viên nạn nhân, cho nạn nhân nằm nghỉ ngơi trong
khi chờ vận chuyển tới cơ sở y tế.
- Theo dõi sát toàn trạng nạn nhân.
100% nạn nhân điện giật nên đến cơ sở y tế kiểm tra bất kể tình trạng
tổn thương ban đầu
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com)
lOMoARcPSD|25518217
1.4. Phòng tránh điện giật
- Cá nhân (10)
1. Không đứng dưới cột điện khi trời mưa hoặc lúc có giông sét.
2. Không tự ý leo lên cột điện hoặc vượt qua hàng rào trạm điện, chạm
người vào dây chằng cột, dây nối đất, thùng điện kế, thùng cầu dao… để đề phòng
điện giật do rò điện khi trời mưa, giông, bão.
3. Không tự ý tháo dỡ, sửa chữa các kết cấu của công trình điện.
4. Không di chuyển, đi lại bằng tàu, thuyền, .v.v.. trong vùng ngập, lụt
đường dây điện sát với mặt nước để tránh bị phóng điện gây tai nạn. Cấm buộc gia
súc và thuyền bè vào cột điện để đề phòng cột bị gãy đổ và bị điện giật.
5. Không mang vác, lắp dựng cây, cột bằng kim loại, cột ăng ten tivi, cây tre
gỗ tươi gần đường dây điện để tránh va chạm gây nên nên phóng điện dẫn đến tai
nạn
6. Khi thấy trụ điện ngã đổ hoặc dây điện đứt, rơi xuống thì không được đến
gần, cầm, nắm vào dây điện ngăn ngừa không cho người khác (kể cả súc vật)
đến gần . Đồng thời nhanh chóng tìm cách báo ngay cho đơn vị quản điện hoặc
chính quyền địa phương gần nhất biết để có biện pháp xử lý.
7. Không dùng điện để cá, bẫy chuột, chống trộm cắp gây nguy hiểm
đến tính mạng con người.
8. Cắt ngay cầu dao, cầu chì, aptomat .v.v. đầu nguồn điện vào nhà để phòng
mạng điện bị ngập nước gây tai nạn khi có lũ lụt.
9. Chú ý chặt cây gần đường dây điện, thể bị phóng điện gây nguy hiểm
đến tính mạng. Cần liên hệ phối hợp với đơn vị quản lý điện tại địa phương.
10. Người lao động trong ngành điện khi thực hiện các công việc trên thiết
bị, gần hoặc liên quan đến thiết bị đang mang điện phải sdụng đầy đủ phương
tiện bảo vệ nhân phải tuyệt đối tuân thủ các quy trình, quy định liên quan
đến an toàn điện.
- Hộ gia đình, công sở, nơi làm việc(9)
1. Khi sử dụng các thiết bị điện nên dùng các thiết bị chất lượng, dây dẫn
điện phải lựa chọn tiết diện phù hợp với công suất sử dụng để tránh sự cố đứt,
chập, cháy dẫn đến tai nạn; lựa chọn các thiết bị điện phải nhãn hiệu của nhà
sản xuất, không nên mua những sản phẩm giá rẻ, kém chất lượng; cầu dao, cầu
chì, áp-tô-mát, công tắc, cắm phải lắp đặt nơi khô ráo vị trí cao hơn sàn
nhà 1,4 mét, để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ và tránh khả năng ngập nước.
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com)
lOMoARcPSD|25518217
2. Lắp cầu dao hay aptomat đầu đường dây điện chính trong nhà, đầu
mỗi nhánh dây phụ và lắp cầu chì ở trước các ổ cắm điện để ngắt dòng điện khi có
chạm chập, ngăn ngừa hỏa hoạn do điện; khuyên cáo lên lắp thiết bị đóng, cắt
tính năng chống rò điện phù hợp.
3. Khi lắp đặt dụng cụ, máy móc hoặc thiết bị điện trong nhà phải thực hiện
đúng hướng dẫn của nhà chế tạo, nên nối đất an toàn cho vỏ thiết bị như máy bơm
nước, bình đun nước nóng bằng điện, vi sóng, máy giặt, tụ lạnh… thường
xuyên kiểm tra các thiết bị, dây dẫn điện nếu bị hỏng phải sửa chữa, thay thế
ngay để người sử dụng không chạm phải các phần dẫn điện gây tai nạn điện.
Khi sửa chữa nên ngắt nguồn điện (cắt cầu dao) nếu khu vực trong nhà bị ngập
nước, hoặc bị mưa làm ướt sàn, ướt cắm điện và thiết bị điện gia dụng; lưu ý khi
sử dụng dụng cụ điện cầm tay như máy mài, máy khoan… phải mang găng tay
cách điện hạ thể để không bị điện giật khi công cụ bị rò điện... cắt nguồn điện cung
cấp cho các thiết bị sử dụng điện lắp đặt ngoài trời như các bảng hiệu, bảng quảng
cáo khi trời mưa to, gió lớn.
4. Khi mạng điện trong nhà nguy bị ngập nước phải cắt ngay nguồn
điện của gia đình; lưu ý không chạm đến bất kỳ thiết bị điện nào khi tay còn ướt
hoặc đi chân trần trên nền ẩm ướt.
5. Không để trang thiết bị điện phát nhiệt gần đồ vật dễ cháy nổ để không
làm phát hỏa trong nhà.
6. Không tới gần hoặc đưa bất cứ vật đến gần đường dây điện cao áp
trong phạm vi 02 m như: Leo lên mái nhà, ban-công, ô-văng; đưa tấm tole, thanh
kim loại… gần đường dây điện để đề phòng điện giật hoặc điện cao áp phóng chết
người.
Không cất nhà ở, công trình gần cột điện cao áp trong phạm vi 03 m; khi xây dựng
nhà ở, công trình gần đường dây điện cao áp phải liên hệ với ngành Điện để thoả
thuận khoảng cách an toàn.
7. Không đào đất gần móng cột điện gây khả năng lún, sụt cột; không đắp
đất lên cao làm giảm khoảng cách an toàn từ dây dẫn điện đến mặt đất.
Không lắp đặt ăng-ten, dây phơi, giàn giáo, biển, hộp đèn quảng cáo hoặc các vật
dụng khác tại các vị trí mà khi đổ, rơi sẽ va quệt vào công trình lưới điện.
8. Không quăng, ném, bắn bất kỳ vật lên đường dây điện, vào công trình
điện.
9. Khuyên cáo người dân nên tham gia các buổi, các khóa đào tạo kiến thức
bản về an toàn điện… hoặc danh thời gian tìm hiểu thông tin liên quan đến an
toàn điện trên các trang mạng xã hội Goolge, facebook…
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com)
lOMoARcPSD|25518217
2. Cấp cứu nạn nhân đuối nước
2.1. Thực trạng
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong thập kỷ vừa qua đuối nước đã
cướp đi sinh mạng của hơn 2,5 triệu người một trong những nguyên nhân
hàng đầu của tử vong trẻ em từ 5-14 tuổi trên thế giới. Hơn 90% các trường hợp
đuối nước xảy ra ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, đặc biệt ở các vùng
nông thôn. Tháng 4/2021, lần đầu tiên trong lịch sử, Đại Hội đồng Liên hợp quốc
đã thông qua Nghị quyết về vấn đề đuối nước toàn cầu chọn ngày 25/7 hàng
năm làm Ngày Thế giới Phòng, chống đuối nước.
Với hàng loạt nỗ lực từ các địa phương, bộ ngành, thông tin từ Cục Trẻ em,
Bộ Lao động - Thương binh hội cho biết tình hình trẻ em tử vong do đuối
nước nước ta đã xu hướng giảm, từ 3.300 trẻ (năm 2010) xuống còn 1.990 trẻ
(năm 2021); trung bình giảm từ 3-5%/năm, tương đương khoảng 100 trẻ/năm. Tuy
nhiên, mỗi năm chúng ta vẫn còn gần 2.000 trẻ em dưới 16 tuổi tử vong do đuối
nước. Thống kê sơ bộ của Trung ương Đoàn từ tháng 1 đến tháng 5/2022 có 100 vụ
đuối nước và 142 em tử vong. Tuy nhiên, chỉ trong dịp hè năm 2022, từ tháng 5 đến
gần hết tháng 6, số trẻ em tử vong do đuối nước bằng với số trẻ tử vong trong 5
tháng đầu năm 2022.
2.1. Định nghĩa
- Đuối nước là khái niệm để chỉ quá trình gây nên tổn thương hô hấp ban đầu
do đường thở bị chìm trong chất lỏng, để lại di chứng cho nạn nhân hoặc tử
vong
- Trong đuối nước không phải phổi đầy nước co thắt thanh quản,
thường chỉ ít nước vào phổi. Nước trong miệng nạn nhân trao ra do từ dạ dày
trào ra hơn là phổi. Do đó, nên để đầu thấp cho nước chảy ra tự nhiên.
- Nguyên nhân đuối nước:(4)
+ Thiếu kiến thức, kỹ năng an toàn (tỷ lệ trẻ em học bơi biết bơi tăng
nhanh từ dưới 30% trong năm 2016 lên khoảng 35% trong năm 2019)
+ Thiếu sự giám sát của người lớn, người có trách nhiệm
+ Môi trường nước xung quanh tiềm ẩn nhiều nguy cơ
+ Thiên tai, bão lũ, mưa lớn...
Bất kể ai cũng có thể là nạn nhân của đuối nước, kể cả người biết bơi
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com)
lOMoARcPSD|25518217
- Các đối tượng nguy cơ cao: Trẻ em, người không biết bơi, uống rượu, động
kinh, lặn quá sâu, chủ quan ở người bơi giỏi, người cứu nạn người đuối nước
2.2. Xử trí(2)
Bước 1: Cứu đuối đưa nạn nhân ra khỏi nước
- Ngay khi phát hiện nạn nhân đuối nước, nhanh chông hoán, la to, kêu
gọi sự giúp đỡ từ những người xung quanh.
- Lựa chọn biện pháp an toàn để đưa nạn nhân ra khỏi nước
+ Cứu đuối gián tiếp
+ Cứu đuối trực tiếp
- Dìu người đuối nước lên bờ ra vị trí an toàn
Bước 2: Kiểm tra toàn diện nạn nhân theo trình tự ABCDE
- Ngay khi đưa nạn nhân lên bờ, di chuyển nạn nhân đến vị trí an toàn, cho
nạn nhân nằm ngửa, đầu thấp, đầu nghiêng về 1 bên.
- Nếu nạn nhân tỉnh, gọi hỏi có đáp ứng, kiểm tra toàn thân phát hiện các tổn
thương như vết thương,.. để xử trí; dùng quần áo, chăn đắp giữ ấm cho nạn nhân,
cho nạn nhân uống nước ấm theo dõi sát toàn trạng trong khi đợi nhân viên y tế tới.
- Nếu nạn nhân bất tỉnh nhưng còn thở tự nhiên, kiểm tra nhịp tim, sẵn sàng
hô hấp nhân tạo nếu cần. Cho nạn nhân đắp chăn, quần áo giữ ấm, theo dõi sát toàn
trạng trong khi chờ nhân viên y tế tới.
- Nếu nạn nhân ngừng tim-ngừng thở, tiến hành hồi sinh tim phổi cơ bản cho
nạn nhân
- Đưa nạn nhân vào cơ sở y tế ngay cả khi nạn nhân có dấu hiệu hồi phục.
* Chú ý
- Không dốc ngược nạn nhân bị ngạt nước để xốc nước ra, sẽ bỏ lỡ thời gian
vàng để sơ cứu cho nạn nhân
- Thổi ngạt càng sớm càng tốt
- Không lửa hoặc lăn lu: làm chậm thời gian cấp cứu gây bỏng da cho
nạn nhân
- Nạn nhân đuối nước thường bị hạ thân nhiệt, do đó cần ấm cho người
đuối nước ngay khi ra khỏi môi trường nước:
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com)
lOMoARcPSD|25518217
+ Cởi bỏ quần áo ướt, lạnh
+ Đắp chăn/quần áo ấm
+ Dùng đèn, tấm sưởi làm ấm...
2.3. Phòng tránh tai nạn đuối nước(8)
- Trang bị kĩ năng bôi lội
- Cảnh báo nguy cơ khi tắm suối, sông, hồ
- Chấp hành qui định khi tham gia giao thông đường thủy: chở đúng số
người qui định, đúng trọng tải, mặc áo phao...
- Mặc áo phao và tắm gấn bờ
- Đậy kín các bể chứa nước, làm hàng rào quanh ao, hồ
- Vùng lũ lụt cần sơ tán theo hướng dẫn của chinh quyền
- Trang bị kĩ năng cứu người đuối nước
- Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền về kiến thức, năng phòng
chống đuối nước
3. Cấp cứu nạn nhân bỏng
3.1. Thực trạng
Hàng năm, theo thống nước ta từ 800.000-1.000.000 ca bị bỏng, trong
đó từ 18.000 đến 20.000 ca phải nhập viện điều trị nội trú. Trong 100 bệnh nhân
bỏng thì có từ 3-5 ca tử vong và 30 ca để lại di chứng.
Một vài hình ảnh về thực trạng bỏng
3.2. Đại cương
- Định nghĩa: Bỏng các thương tổn da, tổ chức dưới da do sức nóng vật
lý, hóa học, bức xạ...gây ra. Bỏng có thể gây chết người hoặc để lại những di chứng
nặng nề như mất chức năng vận động, mất thẩm mỹ...
- Nguyên nhân:
+ Bỏng do nước nóng, thức ăn nóng..
+ Bỏng do lửa: Xăng, cồn, ga, cháy xe, tia hồ quang điện..
+ Bỏng do dòng điện: Cao thế, hạ thế
+ Bỏng do hóa chất: Vôi tôi nóng, bỏng do axit, chất tẩy rửa, chất ăn mòn...
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com)
lOMoARcPSD|25518217
+ Bỏng do khí nóng, hơi nước nông
+ Bỏng do các vật nóng tiếp xúc trực tiếp
+ Bỏng do bức xạ: bức xạ nhiệt, tia cực tím, phóng xạ...
+ Bỏng lạnh: kim loại rất lạnh, ni tơ lỏng, Co2 lỏng...
- Độ sâu của bỏng:
+ Bỏng độ I: Bỏng lớp ngoài da, da bị sưng đỏ, đau rát như cháy nắng,
thường nhẹ, mau lành.
+ Bỏng độ II: Da bị phá hủy một phần, có phỏng rộp. Nốt phỏng khi bị vỡ dễ
bị nhiễm trùng, có thể để lại di chứng trên da, nặng có thể gây tử vong
+ Bỏng độ III: Tổn thương toàn bộ các lớp của da, đến lớp cơ, xương...vết
bỏng dễ nhiễm trùng, nguy cơ tử vong cao.
- Diện tích bỏng:
+ Phương pháp con số 9
+ Phương pháp bàn tay
+ Phương pháp 1,3,6,9,18
3.2. Sơ cấp cứu nạn nhân bỏng
- Mục đích:(4)
+ Nhanh chóng loại trừ tác nhân gây bỏng ra khỏi cơ thể.
+ Hỗ trợ khẩn cấp những tình trạng gây ảnh hưởng tính mạng bệnh nhân như
ngừng tuần hoàn, suy hô hấp, chấn thương vết thương nặng kèm theo…
+ Hạn chế đến mức tối thiểu mức độ ô nhiễm tổn thương bỏng, băng vết
thương, vận chuyển đến cơ sở y tế, …
+ Việc cứu bỏng cần được tiến hành càng sớm càng tốt, đảm bảo an toàn
cho cả bệnh nhân người tham gia cấp cứu, đảm bảo an toàn trên đường vận
chuyển, ngoài ra còn phụ thuộc vào hoàn cảnh và tác nhân gây bỏng.
- Quy trình sơ cấp cứu:(5)
Bước 1: Loại trừ tiếp xúc với tác nhân gây bỏng càng sớm càng tốt
Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nơi hỏa hoạn, dập tắt lửa trên người nạn
nhân, cởi bỏ quần áo bị cháy hoặc thấm đẫm nước sôi, đồng thời tiến hành cấp
cứu toàn thân như: khi ngừng tuần hoàn, đa chấn thương kèm theo, suy hấp
do bỏng đường thở.
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com)
lOMoARcPSD|25518217
Bước 2: Nhanh chóng ngâm rửa vùng bị bỏng vào nước sạch
+ Thời điểm ngâm rửa bằng nước mát càng sớm càng tốt, tốt nhất trong 30
phút từ sau khi bị bỏng. sau khoảng thời gian trên, việc ngâm rửa ít có tác dụng.
+ Nước để ngâm rửa yêu cầu là nước sạch, nhiệt độ tiêu chuẩn là từ 16-20 độ
c. tuy nhiên cấp cứu nên cần tận dụng nguồn nước sẵn ngay tại nơi bị nạn.
lựa chọn nguồn nước sạch nếu có như nước đun sôi để nguội, nước máy, nước mưa,
nước giếng khoan, …
+ Không dùng nước đá gây nhiễm lạnh cho nạn nhân. không dùng nước ấm,
nhiệt độ cao hơn ít tác dụng hạ nhiệt giảm đau. một dấu hiệu cho thấy
nhiệt độ nguồn nước phù hợp nạn nhân thấy giảm đau ngay khi ngâm hoặc tr
em giảm cường độ khóc hoặc không khóc nữa.
+ thể ngâm rửa phần bị bỏng dưới vòi nước chảy hoặc ngâm trong chậu
nước mát hoặc đắp thay đổi bằng khăn ướt dội rửa liên tục nước sạch lên vùng
bỏng.
+ Kết hợp nhanh chóng cởi bỏ quần áo chật, nhẫn, đồng hồ trước khi phần cơ
thể bị bỏng sưng nề. vừa ngâm rửa vừa cắt bỏ quần áo bị cháy, rửa sạch dị vật hoặc
tác nhân gây bỏng còn bám dính trên bề mặt
+ Thời gian ngâm rửa từ 15 - 30 - 45 phút (thường tới khi hết đau rát), không
làm trợt vỡ vòm nốt phỏng.
+ Giữ ấm phần thể không bị bỏng. đối với trẻ em, người già, khi thời tiết
lạnh nên giảm bớt thời gian ngâm rửa đề phòng nhiễm lạnh.
Bước 3: Che phủ tạm thời vết thương
Che phủ vùng bỏng bằng vật liệu sạch: gạc y tế, khăn mặt, khăn tay, vải màn,
sạch để quấn phủ lên, sau đó băng ép nhẹ bằng băng sạch. với vùng mặt và sinh
dục chỉ cần phủ một lớp gạc. tránh băng quá chặt gây chèn ép vùng bỏng.
Bước 4: Bù nước, điện giải sau bỏng
Cho uống nước oresol nếu nạn nhân không nôn, không chướng bụng, vẫn
tỉnh táo. thể cho uống nước chè đường ấm, nước cháo loãng, nước hoa quả, cho
trẻ bú bình thường.
Bước 5: Nhanh chóng vận chuyển nạn nhân đến sở y tế gấn nhất để được
chăm sóc chuyên môn
Chú ý nếu bệnh nhân bỏng nặng cần vận chuyển bằng cáng, bằng ô tô. nếu
bỏng kết hợp với chấn thương, gãy xương cần cố định tạm thời vùng chấn thương
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com)
lOMoARcPSD|25518217
xương bị gãy trước khi vận chuyển. nếu bỏng kèm theo chấn thương cột sống:
vận chuyển bệnh nhân trên ván cứng, cố định đầu.
* Chú ý
- Sơ cứu nạn nhân bỏng điện:
+ Chỉ tiến hành cứu vết thương bỏng sau khi nạn nhân đã mạch đập,
thở trở lại. Việc quan trọng nhanh chóng loại bỏ nguồn điện ra khỏi nạn nhân
tiến hành hồi sinh tim phổi cơ bản
- Sơ cứu nạn nhân bỏng hóa chất:
+ Trong bỏng hóa chất, một số trường hợp thể sử sụng các chất trung hòa
để bơm rửa vết bỏng, tuy nhiên trong cấp cứu ngoài cộng đồng không khuyến
cáo sử dụng, chỉ sử dụng khi người cấp cứu nắm về bản chất tác nhân gây
bỏng, được huấn luyện thành thục.
+ Với bỏng do acid: dùng nước phòng hoặc natri bicarbonate 2-3%, nếu
không có thì dùng nước vôi trong để rửa.
+ Với bỏng do kiềm, vôi tôi: thể dùng nước vắt chanh, dấm ăn, nên dùng
các dung dịch đường (glucose, đường ăn, đường mía, …) do dễ kiếmdùng được
với khối lượng lớn.
+ Với nạn nhân bỏng mắt do bất tác nhân nào chỉ nên dùng nước sạch, tốt
nhất là nước muối sinh lý rửa mắt trong thời gian từ 20-30 phút.
- Một số sai lầm trong sơ cứu bỏng
+ Không sử dụng nước đá lạnh, nhiệt độ thấp khiến thân nhiệt bị giảm dẫn
đến tình trạng mạch máu bị co lại khiến vết bỏng nghiêm trọng hơn. Đây là lỗi sai
phổ biến mà mọi người cần lưu ý để không mắc phải.
+ Bôi những loại truyền miệng như nước mắm, củ chuối, ... Đây những
điều phản khoa học không nên thực hiện theo, chúng chỉ khiến vết bỏng nghiêm
trọng hơn.
+ Bôi kem đánh răng lên chỗ bị bỏng một quan niệm sai lầm, trong kem
đánh răng chứa một lượng ít base, khi thoa lên vùng bỏng chỉ khiến bệnh nhân
đau đớn hơn.
+ Không làm vỡ các nốt phỏng để tránh tình trạng nhiễm trùng.
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com)
lOMoARcPSD|25518217
4. Cấp cứu say nắng, say nóng
4.1. Thế nào là say nắng, say nóng?
- Say nóng tình trạng tăng thân nhiệt do tiếp xúc với nhiệt độ môi trường
tăng cao và/ hoặc tăng hoạt động thể lực quá mức, vượt quá khả năng điều hòa của
trung khu điều nhiệt dẫn đến rối loạn mất khả năng kiểm soát thân nhiệt. say nóng
có thể phát triển thành say nắng (sốc nhiệt).
- Say nóng thường gặp về buổi chiều nhiều tia hồng ngoại, kết hợp với
làm việc ở những nơi nhiệt độ, độ ẩm cao, thông gió kém.
- Say nắng hay còn gọi sốc nhiệt (heat troke) tình trạng tăng thân nhiệt
nghiêm trọng (>40 độ c) kèm theo rối loạn hoạt động của các quan như thần
kinh, tuần hoàn, hấp do tác động của nắng nóng và/ hoặc các hoạt động thể lực
quá mức.
- Say nắng thường vào thời điểm giữa trưa trời nắng nóng gay gắt,
nhiều tia tử ngoại, kết hợp với làm việc dưới trời nắng nóng, độ ẩm cao, không khí
lưu thông kém.
- Biểu hiện say nắng, say nóng:?
+ Sốt từ 40 độ C trở lên
+ Thay đổi về trạng thái tinh thần hoặc hành vi (như lẫn, kích động, nói
lắp)
+ Chóng mặt và choáng váng
+ Da khô, nóng hoặc tăng tiết mồ hôi
+ Buồn nôn và ói mửa
+ Da ửng đỏ
+ Mạch đập nhanh
+ Yếu cơ hoặc chuột rút
+ Thở nhanh
+ Đau đầu
+ Vô thức
+ Co giật
4.2. Điều kiện thuận lợi say nắng, say nóng
- Tr em hoặc người già khả năng điều nhiệt, thích nghi kém với nắng
nóng.
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com)
lOMoARcPSD|25518217
- Sự thiếu thích nghi với khí hậu nắng nóng.
- Tập luyện và làm việc trong môi trường nắng nóng.
- Mặc quần áo không phù hợp (quá dày, sát, không thấm nước, hấp thụ
nhiệt…).
- Lao động trong môi trường nắng nóng, mất nước nhưng không uống đầy đủ
nước, hoặc môi trường quá nóng làm mất nước nhanh chóng.
- Đang dùng một số loại thuốc làm giảm tiết mồ hôi: lợi tiểu, chẹn beta,
kháng cholinergic, ethanol, kháng histamine.
- Một số tình trạng bệnh lý, sốt, rối loạn nội tiết tố, béo phì, ….
4.3. Xử trí (6)
Bước 1: Nhanh chóng gọi dịch vụ cấp cứu khẩn cấp 115 hoặc y tế địa
phương.
Bước 2: Trong thời gian chờ xe cấp cứu, di chuyển người bị say nắng đến
nơi râm mát.
Bước 3: Cởi bỏ bớt quần áo không cần thiết.
Bước 4: Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể.
Bước 5: Làm mát thể bằng bất cứ cách nào như: xịt mát thể bằng
nước, dùng quạt phun sương; đặt túi nước đá hoặc khăn mát lên vùng cổ, nách
bẹn; cho người say nắng uống nước mát để bù nước (nếu có thể)…
Bước 6: Đánh giá mức độ tỉnh táo người say nắng (lay gọi, tiếp xúc…).
+ Nếu nạn nhân tỉnh táo thì cho nạn nhân uống bổ sung nước, chất điện
giải…
+ Nếu nạn nhân chưa tỉnh táo tiếp tục làm mát thể trong khi chờ xe cấp
cứu.
+ Nếu nạn nhân bất tỉnh, không dấu hiệu tuần hoàn (thở, ho hoặc cử
động) thì thực hiện hô hấp nhân tạo.
4.4. Phòng tránh say nắng, say nóng(8)
- Biện pháp 1: Khi phải ra ngoài khi trời nắng nóng, cần che kín cơ thể bằng
cách mặc quần áo rộng, nhẹ sáng màu, đội rộng vành, sử dụng kem chống
nắng.
- Biện pháp 2: Uống đầy đủ nước khi trời nắng nóng hoặc phải lao động
nặng dưới ánh nắng mặt trời gay gắt. Thường xuyên uống nước chưa cảm thấy
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com)
lOMoARcPSD|25518217
khát. thể uống nước pha một chút muối hoặc uống dung dịch oresol, nước
trái cây, tránh xa nước ngọt có ga, đồ uống năng lượng.
- Biện pháp 3: Không làm việc quá lâu dưới trời nắng hoặc làm việc trong
môi trường nóng bức, tránh các hoạt động thể lực quá sức. Nên nghỉ ngơi định kỳ
sau khoảng 45 phút hay 1 tiếng làm việc liên tục nơi nắng nóng, nghỉ ngơi nơi
thoáng mát từ 10 - 15 phút.
- Biện pháp 4: Luôn trang bị đầy đủ các thiết bị chống nắng, chống nóng khi
lao động, làm việc dưới trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, bảo hộ, nón
rộng vành, kính râm...
- Biện pháp 5: Tạo không gian thoáng mát trong môi trường làm việc, đặc
biệt các công xưởng, hầm, lò... rất ý nghĩa trong việc phòng chống bị say
nắng, say nóng.
- Biện pháp 6: Khi vừa đi nắng về, đây thời điểm thể tiết ra nhiều mồ
hôi, nhiệt cơ thể độ cao, nếu tắm ngay sẽ làm thay đổi thân nhiệt đột ngột, rất nguy
hiểm, có thể dẫn đến đột quỵ.
- Biện pháp 7: Vào mùa nắng nóng, chúng ta cần uống nhiều nước, ăn các
loại thức ăn mát, rau củ quả chứa nhiều kali như: rau đay, mồng tơi, rau má,
chua..., mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, dễ thoát mồ hôi.
- Biện pháp 8: Không được để trẻ em hoặc bất kỳ ai trong xe hơi đỗ, tắt
máy, trong thời tiết nắng nóng chỉ để trong thời gian ngắn, do nhiệt độ trong xe
hơi có thể tăng hơn 11 độ C chỉ trong 10 phút.
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com)
lOMoARcPSD|25518217
| 1/39

Preview text:

lOMoARcPSD|25518217 Sơ cấp cứu
Nội dung bài học gồm 4 phần 1. Đại cương 2. Quy trình sơ cấp cứu
3. Kĩ thuật sơ cấp cứu cơ bản
4. Sơ cấp cứu một số tai nạn thường gặp Nội quy lớp học
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
Phần 1: Đại cương Một số vụ tai nạn:
- Vụ sập giàn giao ngày 12/11/2020 tại quận Tân Bình, TP HCM
Hậu quả: 3 công nhân rơi xuống bị đa chấn thương
- Vụ TNLĐ xảy ra ngày 30/8/2022, tại Công ty TNHH Seojin Auto (Bắc Ninh)
Hậu quả: 34 người bị thương
1. Định nghĩa
Sơ cấp cứu ban đầu là sự trợ giúp ban đầu, ngay lập tức cho người bệnh
hoặc nạn nhân (sau đây gọi chung là nạn nhân) cho đến khi họ được chăm sóc bởi
nhân viên y tế chuyên nghiệp. Đó không chỉ là những xử trí ban đầu đối với
thương tích của nạn nhân mà còn là sự chăm sóc ban đầu khác như trấn an tâm lý
đối với nạn nhân và những người chứng kiến sự kiện tai nạn thương tích, người thân của nạn nhân.
Sơ cấp cứu thường bao gồm các thủ thuật đơn giản, thông thường dễ thực
hiện. Sơ cấp cứu nhằm giữ cho tình trạng sức khỏe của nạn nhân không trở nên
nguy kịch hơn và nó không thay thế cho việc điều trị y tế.
Vậy ai là người sơ cấp cứu? Tất cả mọi người?
Người sơ cấp cứu là người:(3)
- Được huấn luyện và thực tập tốt.
- Được kiểm tra và thường xuyên tái kiểm tra kỹ năng sơ cấp cứu.
- Có kiến thức và chuyên môn thường xuyên được cập nhật
Nhiệm vụ của người cấp cứu:(6)
- Để nạn nhân ở vị trí cấp cứu an toàn.
- Gọi người xung quanh trợ giúp.
- Cấp cứu ban đầu cho nạn nhân.
- Gọi hoặc nhờ người khác gọi cấp cứu 115.
- Ghi lại hoặc nhờ người ghi lại những điều đã xảy ra, những việc đã làm.
- Có thể sử dụng các biện pháp phòng nhiễm trùng cho người sơ cấp cứu: rửa
tay, đeo găng, có thể sử dụng mặt nạ để hô hấp nhân tạo.
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
Nhiệm vụ của người trợ giúp:(7)
- Tìm kiếm tất cả các nạn nhân trong vụ tai nạn thương tích.
- Tìm kiếm tất cả mọi sự chăm sóc.
- Gọi cấp cứu y tế cà chỉ dẫn người cấp cứu đến đúng địa chỉ cần cấp cứu.
- Thực hiện chăm sóc cần thiết cho nạn nhân theo yêu cầu của người thực hiện sơ cấp cứu.
- Đặt đúng các tư thế của nạn nhân.
- Ghi chép lại những điều đã xảy ra, những việc đã làm.
- Trấn an tâm lý đối với người nhà nạn nhân (nếu có).
2. Mục đích(3)
Thứ nhất: Bảo toàn tính mạng cho nạn nhân, người thân và có khi chính mình.
Thứ hai: Hạn chế ảnh hưởng của tai nạn.
Thứ ba: Giúp nạn nhân phục hồi.
3. Nguyên tắc(4)
Có 04 nguyên tắc chính cần tuân thủ:
1. Giữ bình tĩnh và không mạo hiểm với sự an toàn của chính bạn, của nạn
nhân; hoặc của những người xung quanh. (Ngăn ngừa việc có thêm nạn nhân).
2. Kiểm soát tình huống để chắc chắn hiện trường là an toàn.
3. Tiến hành sơ cấp cứu ban đầu (bảo toàn tính mạng và thúc đẩy sự hồi phục).
4. Làm theo từng bước, để tránh thiếu sót, tránh bị choáng ngợp do lo lắng,
tránh bỏ sót các thông tin quan trọng.
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
Phần 2: Quy trình sơ cấp cứu Nước ngoài: - 3C (check, call, care)
- DR.CABD (danger, respone, cpr, airway, breathing, defibrillition (khử rung tim))
- DE.CARE (rescuse breathing, external (bên ngoài), defibrillition) Việt nam(4) B1: Nhận định B2: Lập kế hoạch B3: Thực hiện B4: Đánh giá lại
Bước 1. Nhận định
1.1. Nhận định tình huống(5)
- Có còn dấu hiệu nguy hiểm nào từ vụ tai nạn hay không?
- Có dấu hiệu nguy hiểm nào phát sinh nữa hay không?
- Có một nạn nhân hay nhiều nạn nhân?
- Tình huống xảy ra xa hay gần trung tâm y tế?
- Mức độ đã được trợ giúp ra sao?
1.2. Nhận định nạn nhân(5)
- Nạn nhân còn tỉnh không?
- Nạn nhân còn thở không?
- Nạn nhân có bị chấn thương không? Nạn nhân có bị chấn thương cột sống
không? Nếu có nên hạn chế di chuyển nạn nhân.
- Nạn nhân có bị sốc tâm lý không?
- Nếu có nhiều nạn nhân, cần xác định nhanh tình trạng của họ, ai là người
cần được hỗ trợ trước tiên.
Bước 2. Lập kế hoạch(3)
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
- Gọi trợ giúp y tế (cấp cứu 115, bệnh viện, trung tâm y tế) hoặc gọi trợ giúp
từ những người xung quanh.
- Lập kế hoạch, những gì bạn định làm dựa trên những nhận định ban đầu về
tình trạng của nạn nhân (xem lại bước 1: nhận định).
- Tiến hành sơ cấp cứu cho đến khi có người tới giúp hoặc đã vận chuyển
người bệnh đến bệnh viện.
Sơ cấp cứu theo trình tự: (ABCDE)
+ Kiểm tra xem đường thở có thông thoáng hay không, có còn thở không?
+ Kiểm soát chảy máu, lưu ý một số nạn nhân bị chảy máu nhiều; có thể tử vong trong vài phút
+ Bệnh nhân không thở (Hồi sinh tim phổi cơ bản - CPR)
+ Chấn thương ở vùng đầu
+ Kiểm soát vết thương chảy máu nhỏ
+ Nẹp xương gãy và làm sạch các vết thương nhỏ
Hãy chắc chắn bạn đã quan tâm đến sư an toàn của bạn trong kế hoạch này
Bước 3. Thực hiện
Tổ chức thực hiện kế hoạch đã đề ra
- Tiến hành ngay sơ cấp cứu nếu cần thiết (ABCDE).
- Sơ cấp cứu dựa trên mức độ ưu tiên của thương tích.
- Hỗ trợ nạn nhân, người nhà và người xung quanh, nếu cần (điều này bao
gồm việc thông báo cho bệnh nhân và gia đình về những gì bạn đang làm và kế
hoạch của bạn là gì, để họ cảm thấy bạn đang có kế hoạch trong việc trợ giúp họ).
- Chuẩn bị cho việc vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện, nếu cần.
Khi có nhiều nạn nhân, gọi hỗ trợ ngay lập tức:
- Gọi những người xung quanh hỗ trợ cấp cứu
- Gọi tổ cấp cứu lưu động - Gọi trung tâm 115
Các số điện thoại khẩn cấp
- Gọi cấp cứu y tế: 115
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
- Gọi cứu hỏa: 114 - Gọi công an: 113
Thông tin về địa điểm: vị trí, địa chỉ, đường đi…
Thông tin về lý do gọi hỗ trợ: phản ứng sau tiêm, cháy nổ,...
Thông tin về bệnh nhân: ước lượng số lượng bệnh nhân, các tổn thương,
tình trạng bệnh nhân…
Thông tin về các nguy hiểm : khí độc, chất nổ …
Thông tin để liên lạc: tên của bạn, số điện thoại…
Hãy bình tĩnh. Đừng vội cúp máy chỉ ĐẶT MÁY SAU KHI 115 ĐẶT MÁY !
Cấp cứu ban đầu theo trình tự ABCDE: 3.1. Airway (Đường thở)
Trước hết cần xác định nạn nhân còn tỉnh, còn tiếp xúc được hay không; nếu
nạn nhân bị tắc nghẽn đường thở thì cần thực hiện ngay lập tức các động tác sau
- Kiểm tra xem nạn nhân còn thở hay không: Quan sát hoặc dùng tay cảm
nhận cử động hô hấp của lồng ngực, bụng; Nghiên người ghé tai sát miệng nạn nhân...
- Mở miệng nạn nhân kiểm tra xem có đờm dãi, dị vật hay không?Nếu có
tiến hành loại bỏ đờm dãi, dị vật. Nếu nạn nhân vẫn còn khó thở, thì phải kiểm tra
xem có phải do tụt lưỡi hay không? Nếu tụt lưỡi phải tiến hành kéo lưỡi.
- Nâng cằm, đẩy hàm giữ cho đường thở thẳng trục.
- Nếu nạn nhân ngừng thở, tiến hành thổi ngạt miệng-miệng hoặc miệng- mũi. 3.2. Breathing (Hô hấp)
Đánh giá rối loạn hô hấp dựa vào tần số thở, gắng sức hô hấp. Quan sát trên
ngực nạn nhân có vết thương không, có ảnh hưởng tới hô hấp hay không, có thể xử
trí ngay tại chỗ nếu cần.
- Nếu nạn nhân bị ngừng thở, tím tái hoặc đe dọa ngừng thở phải tiến hanh
hấp hấp nhân tạo miệng - miệng hoặc miệng – mũi.
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
- Với nạn nhân có vết thương ngực hở, đặt ngay gạc miếng hoặc dùng vải,
quần áo sạch đặt lên vết thương và băng kín để cầm máu, hạn chế khí tràn vào
khoang màng phổi gây khó thở hơn. Tuyệt đối không lấy bỏ dị vật đang cắm trên
ngực, nếu lấy bỏ có nguy cơ gây chảy máu ồ ạt, làm nạn nhân tử vong nhanh.
3.3. Circulation (Tuần hoàn)
Trong khi đánh giá và xử trí tuần hoàn, luôn kiểm tra đường thở và hô hấp.
Đối với xử trí tuần hoàn, cần kiểm soát chảy máu.
- Bắt mạch: Mạch cánh tay, cổ tay, mạch bẹn...Trường hợp nạn nhân đã có
suy hô hấp có thể bỏ qua bước này.
- Nạn nhân có dấu hiệu lơ mơ, da xanh tái, nhợt nhạt, vã mồ hôi.. Là những
dấu hiệu mất máu, cần quan sát, phát hiện các tổn thương chảy máu ngoài. Với
những tổn thương chảy máu trong cần phải can thiệp phẫu thuật mới kiểm soát được.
- Tiến hành các biện pháp cầm máu đơn giản như băng ép hoặt ép chặt vào
chỗ chảy máu bằng băng, gạc, vải, quẩn áo sạch. Cần giữ cho đến khi có nhân viên y tế đến
- Trường hợp nạn nhân có biểu hiện ngừng tuần hoàn-tiến hành CPR cơ bản 3.4. Disability (Thần kinh)
Đánh giá mức độ tổn thương thần kinh theo 4 mức độ:
Mức độ 1: Nạn nhân tỉnh và giao tiếp binh thường
Mức độ 2: Nạn nhân đáp ứng (trả lời, cử chỉ) với lời nói khi được gọi, hỏi.
Mức độ 3: Nạn nhân đáp ứng với kích thích đau (chỉ tiến hành khi gọi hỏi không trả lời)
Mức độ 4: Nạn nhân hôn mê, tiên lượng xấu, nên được chuyển sớm đến cơ sở y tế.
- Trường hợp nạn nhân có tổn thương ở đầu như rách da, vỡ xương sọ, chảy
dịch não tủy, hở tổ chức não...chỉ nên dùng gạc sạch hoặc quần áo sạch băng lên vết
thương, không được bôi, đắp bất cứ thuốc, hóa chất, lá cây gì hoặc rút dị vật ra.
3.5. Exposure (Bộc lộ toàn thân)
- Khi sơ cứu bạn nhân đã ổn định, nên cởi bỏ quần áo đánh giá toàn thân
tránh bỏ sót tổn thương.
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
- Cho nạn nhân nằm tư thế an toan nhằm bảo vệ đường thở.
- Tất cả nạn nhân hôn mê đề nên đặt ở tư thế an toàn.
*Thế nào là tư thế an toàn?
Nằm nghiêng an toàn là một tư thế được hầu hết các hiệp hội cấp cứu hồi
sức khuyến cáo trong hầu hết các trường hợp. Ở tư thế này, người bệnh cần được đặt sao cho:
- Nghiêng hẳn người bệnh về một phía
- Đầu đặt sát xuống mặt nền sao cho phần cổ cao hơn phần miệng
- Hai tay đặt duỗi thẳng, vuông góc với thân người hoặc tay trên gấp nhẹ

nắm lấy tay dưới đang duỗi thẳng
-Chân dưới duỗi thẳng trục với thân mình, chân trên co nhẹ và vắt chéo qua chân còn lại
Nếu gặp khó khăn, người sơ cứu có thể sử dụng các đồ vật có sẵn tại hiện
trường đặt chắn hai phía của người bệnh để cố định lại tư thế, nên sử dụng gối
hoặc vải mềm để tránh gây ra các thương tích không đáng có khác. Tư thế nằm
nghiêng an toàn được đánh giá là phù hợp cho hầu hết các hoàn cảnh cấp cứu
khác nhau, ngoại trừ những trường hợp nghi ngờ chấn thương cột sống cổ.

Tư thế nằm nghiêng an toàn mang lại nhiều lợi ích như:
- Tạo sự thông thoáng cho đường thở trên, tránh để lưỡi tụt về phía sau.
- Đưa đờm dãi và các dị vật ra ngoài, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho động

tác làm sạch vùng miệng họng
- Tránh sặc các chất nôn ngược trở lại vào đường hô hấp gây suy hô hấp.
- Khi nghi ngờ nạn nhân có tổn thương cột sống cổ:
+ Nếu nạn nhân tỉnh, khuyến khích họ nằm yên hoàn toàn.
+ Nếu nạn nhân hôn mê, nên coi như nạn nhân có tổn thương cột sống cổ.
+ Sử dụng các vật liệu có sẵn như túi cát, vật nặng, khăn vải cuộn chặt để cố
định 2 bên cột sống cổ, lưng, dùng băng keo, dây để cố định lại. Khi nạn nhân nằm
trên căng cứng có thể đặt 2 bao cát ở hai bên cở chiều dài từ tai đến xương đòn rồi
cố định bằng dây buộc ở trán, vai, cánh chậu, gối và cổ chân
Bước 4. Đánh giá lại
- Đánh giá lại các hành động sơ cấp cứu của bạn
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
- Nếu bạn cần sự giúp đỡ từ bên ngoài, hãy kiểm tra lại để chắc chắn rằng họ đang trên đường đến.
- Đảm bảo hiện trường là an toàn, nếu hiện trường trở thành không an toàn,
hãy di chuyển nạn nhân đến vị trí an toàn.
- Tiếp tục nhận định tình trạng của nạn nhân: kiểm tra lại các đánh giá ban
đầu (bước 1), để xem tình trạng chấn thương có sự thay đổi và có vấn đề mới xuất hiện hay không.
- Kiểm tra lại chảy máu, băng ép, nẹp cố định,...
- Thông báo cho gia đình về bất cứ thay đổi nào trong kế hoạch sơ cấp cứu ban đầu.
- Hỗ trợ hoặc vận chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế.
* Hỗ trợ hoặc vận chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế. Nguyên tắc(5)
- Chỉ vận chuyển nạn nhân sau khi đã được sơ, cấp cứu ban đầu.
- Chỉ vận chuyển nạn nhân khi đảm bảo các yếu tố an toàn: Bảo vệ nạn nhân
trong khi vận chuyển.
- Bình tĩnh cân nhắc việc thực hiện ưu tiên cần làm tùy theo tinh trạng tổn
thương của nạn nhân.
- Việc vận chuyển được thực hiện đồng đều theo hiệu lệnh thống nhất của người chỉ huy.
- Theo dõi nạn nhân thường xuyên khi vận chuyển, đảm bảo nạn nhân luôn ở tư thế an toàn
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
Phần 3: Kĩ thuật sơ cấp cứu cơ bản
kĩ thuật sơ cấp cứu cơ bản
1. Cấp cứu ngừng tuần hoàn tim phổi cơ bản 2. Dị vật đường thở 3. Vết thương chảy máu 4. Cố định xương gãy 5. Vận chuyển nạn nhân
1. Cấp cứu ngừng tuần hoàn tim phổi cơ bản 1.1. Đại cương
- Thế nào là ngừng tuần hoàn-hô hấp? Ngừng tuần hoàn-hô hấp hay ngừng
tim là sự mất đột ngột hoạt động của tim, dẫn đến mất ý thức, không còn nhịp thở
bình thường, không có dấu hiệu của tuần hoàn.
Tại sao phải cấp cứu càng sớm càng tốt?
- Não thiếu oxy 5 phút sẽ bắt đầu tổn thương, 10 phút sẽ tổn thương không hồi phục.
- Ngừng tuần hoàn-hô hấp có tỉ lệ tử vong rất cao: + 50% chết tại chỗ
+ 25% chết sau khi vào viện (do tái phát hoặc biến chứng) + 20% sống sót + di chứng
Nếu được hồi sức sớm đạt kết quả tức thì khoẳng 5-20% sống sót không có di chứng thần kinh.
Bệnh cảnh ngừng tuần hoàn-hô hấp
1. Mất ý thức: xuất hiện sau khoảng 10” sau khi ngừng tuần hoan, gian cơ
hoàn toàn làm bẹnh nhân ngã vật xuống.
2. Ngưng thở: xuất hiện sau ngừng tim khoảng 20-60”
3. Mất mạch cảnh hoặc mạch bẹn
4. Đồng tử hai bên giãn, không có phản xạ ánh sáng
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217 Nguyên nhân:
Trong lâm sàng gồm 12T, trên thực tế hay gặp các nguyên nhân sau:
1. Chấn thương lớn gây mất máu nhiều 2. Ngạt thở 3. Đuối nước 4. Điện giật... 5. Bệnh lý
12T (Thiếu thể tích tuần hoàn; Thiếu oxy mô; Toan máu; Tăng/tụt Kali máu;
Thân nhiệt thấp; Tụt hạ đường huyết; Tràn khí màng phổi áp lực; Trúng độc cấp;
Tamponade tim; Tắc mạch vành, tắc mạch phổi; Thương tích)

Quy trình cấp cứu ngừng tuần hoàn tim phổi cơ bản (4) Gồm bước:
Bước 1: Tiếp cận hiện trường, nhận diện nạn nhân ngừng tim phổi
Bước 2: Kích hoạt hệ thống cấp cứu, lấy máy phá rung (nếu có) Bước 3: Kiểm tra mạch
Bước 4: Hồi sinh tim phổi theo trình tự C-A-B
Bước 1: Tiếp cận hiện trường, nhận diện nạn nhân ngừng tim phổi
- Người cấp cứu đầu tiên tới hiện trường, trước hết phải nhanh chóng kiểm
tra hiện trường cấp cứu có an toàn hay không. nếu hiện trường không an toàn, cần
phải tiến hành di chuyển người bệnh tới nơi an toàn trước khi tiến hành cấp cứu.
- Tiến hành đánh giá người bệnh: cần vỗ mạnh vào vai và gọi to để đánh giá
người bệnh có đáp ứng hay không.
- Quan sát nhanh người bệnh còn thở hay không. nếu người bệnh ngừng thở
hoặc thở ngáp, tiến hành ngay bước 2.
Bước 2: Kích hoạt hệ thống cấp cứu và lấy máy phá rung (nếu có)
Khi phát hiện thấy người bệnh hoặc nạn nhân bất tỉnh, không thở, cần gọi hỗ
trợ ngay. ngoài bệnh viện, gọi những người xung quanh trợ giúp và gọi cấp cứu
115; trong viện thì gọi bác sỹ và điều dưỡng trực, cố gắng lấy được máy phá rung
tự động (nếu có), sau đó quay trở lại với người bệnh và bắt đầu hồi sinh tim phổi.
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
Bước 3: Kiểm tra mạch
Dùng 2 - 3 ngón tay để xác định khí quản của người bệnh. từ khí quản, kéo
trượt ngón tay về phía mình, xuống đến bên cạnh khối cơ ức đòn chũm, có thể sờ
thấy động mạch cảnh. dùng ngón tay để cảm nhận có mạch đập hay không, thời
gian kiểm tra trong ít nhất 5 giây nhưng không quá 10 giây. nếu không thấy mạch
hoặc nghi ngờ không có mạch, ngừng kiểm tra và tiến hành hồi sinh tim phổi ngay.
Bước 4: Hồi sinh tim phổi theo trinh tự C-A-B
- Ép tim ngoài lồng ngực (C)
+ Tiến hành ép tim ngay khi kiểm tra không có mạch. đặt người bệnh nằm
ngửa trên một mặt phẳng cứng. nếu người bệnh nằm sấp thì cẩn thận lật người bệnh
lại. nếu nghi ngờ người bệnh có chấn thương cột sống cổ, cố gắng lật người bệnh
trong khi kiểm soát di chuyển của đầu, cổ, thân, chân cùng lúc. bộc lộ hoàn toàn
vùng ngực của người bệnh.
+ Người cấp cứu quỳ hoặc đứng bên cạnh người bệnh. đặt bàn tay vào chính
giữa ½ dưới xương ức người bệnh, hai tay đan vào nhau, duỗi thẳng khuỷu tay sao
cho vai, cánh tay và cẳng tay người cấp cứu vuông góc với lồng ngực người bệnh.
+ Tiến hành ép mạnh (ép sâu 5 - 6cm), ép nhanh (tốc độ 100 - 120
nhịp/phút); người ép không tỳ lên ngực bệnh nhân và để cho lồng ngực nở trở lại
hoàn toàn sau mỗi nhịp ép, hạn chế tối đa việc dừng ép tim.
- Mở thông đường thở (A): Có thể sử dụng một trong các kĩ thuật sau:
+ Kỹ thuật ngửa đầu - nâng cằm: đặt lòng bàn tay lên trán và ấn ra sau làm
ngửa đầu người bệnh, tay còn lại nhấc hàm dưới lên đưa cằm ra trước.
+ Kỹ thuật đẩy hàm dưới: chỉ sử dụng kỹ thuật này khi nghi ngờ có chấn
thương cột sống cổ vì ít làm cột sống cổ di chuyển.
+ Sử dụng các dụng cụ đường thở đơn giản như canuyn miệng – hầu, canuyn mũi - hầu.
+ Nếu trong miệng nạn nhân có dị vật, người cấp cứu dùng ngón tay móc dị
vật ra nếu có thể. với dị vật nằm sâu và khó lấy, không nên cố lấy ra vì sẽ làm mất
thời gian, thậm chí có thể đẩy dị vật vào sâu thêm gây tắc đường thở hoàn toàn.
- Thổi ngạt hay bóp bóng qua mask (B)
+ Có thể thổi ngạt trực tiếp kiểu miệng - miệng hoặc miệng - mũi, nhưng
khuyến cáo nên sử dụng các dụng cụ bảo vệ cá nhân như màng lọc hoặc mặt nạ thổi
ngạt (nếu có) để tiến hành thổi ngạt cho người bệnh.
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
+ Bóp bóng qua mask (mặt nạ): trong điều kiện có trang bị dụng cụ, người
cấp cứu dùng mask úp khít lên mũi và miệng nạn nhân và bóng bóp qua mask. có
thể giữ mask bằng 1 tay nếu chỉ có 1 người cấp cứu hoặc 2 tay nếu có 2 người.
bóng bóp nên được nối với nguồn oxy với lưu lượng là 10-15 lít/phút (nếu có).
+ Thời gian của mỗi nhịp thổi ngạt hoặc bóp bóng là 1 giây, đạt hiệu quả khi
thấy lồng ngực của người bệnh nhô lên. Cần lưu ý tránh tăng thông khí quá mức
(thổi hoặc bóp bóng quá nhanh và quá nhiều) vì sẽ tăng áp lực trong lồng ngực, làm
giảm dòng máu về tim và giảm hiệu quả của ép tim; dạ dày có thể căng giãn quá
mức dẫn đến nguy cơ trào ngược vào phổi.
- Phối hợp ép tim và thổi ngạt/bóp bóng: ở người lớn, khi chưa có đường thở
nâng cao (ống nội khí quản, mask thanh quản), tiến hành ép tim và thổi ngạt theo
chu kỳ 30:2, nghĩa là ép tim 30 lần, sau đó ngừng ép, thổi ngạt hoặc bóp bóng 2 lần
và tiếp tục ép tim. sau mỗi 2 phút ( khoảng 5 chu kỳ), ngừng ép tim để kiểm tra
mạch. thời gian kiểm tra không quá 10 giây. nếu không có mạch, tiếp tục thực hiện
các chu kỳ ép tim và thổi ngạt/bóp bóng như trên.
+ Nếu có thêm người cấp cứu, nên đổi vị trí người ép tim và người hỗ trợ hô
hấp sau mỗi 5 chu kỳ hoặc sau mỗi 2 phút để tránh bị mệt và tăng hiệu quả của ép
tim. phối hợp nhịp nhàng giữa người ép tim và bóp bóng, người ép tim cần vừa ép
vừa đếm to số nhịp ép để người bóp bóng có thể chuẩn bị và tiến hành bóp bóng đúng thời điểm.
+ Hạn chế tối đa thời gian ngừng ép tim, chỉ ngừng ép khi kiểm tra mạch, khi
thổi ngạt hoặc bóp bóng qua mask và khi sốc điện. mục tiêu đảm bảo phân suất ép
tim (chest compression fraction) là tỷ lệ thời gian ép tim/tổng thời gian cpr ≥ 60%.
*Sử dụng máy phá rung.....
*Một số lưu ý trong quá trình cấp cứu ngừng tuần hoàn tim phổi cơ bản
- Vai trò của tiếp cận cấp cứu hồi sinh tim phổi theo nhóm: các bước tiến
hành cấp cứu trong hồi sinh tim phổi cơ bản được sắp xếp theo trình tự ưu tiên từng
bước phù hợp với việc chỉ có 1 người cấp cứu. khi có một nhóm cấp cứu, có thể
tiến hành cùng một lúc nhiều bước cấp cứu, ví dụ: một người gọi hỗ trợ và lấy máy
phá rung, người thứ hai tiến hành ép tim, người thứ ba hỗ trợ hô hấp…
- Khi đánh giá xem bệnh nhân còn có đáp ứng không, người cấp cứu cần
đồng thời quan sát xem bệnh nhân còn thở hay không nhưng không nên kiểm tra
thở bằng “nhìn - nghe - cảm nhận”. việc này có thể làm trì hoãn việc ép tim ngoài
lồng ngực. Biện pháp đấm ngực trong cấp cứu ngừng tuần hoàn đã được chứng
minh không có hiệu quả và hiện không được khuyến cáo.
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
- Ấn sụn nhẫn hay thủ thuật sellick (Dùng ngón tay cái và ngòn trỏ đè ép lên
sụn nhẫn với 1 áp lực 30cmH2O ngay khi bệnh nhân mất tri giác, ấn liên tục cho
đến khi đặt được nội khí quản và bơm cuff) không còn được khuyến cáo sử dụng
thường quy trong cấp cứu ngừng tuần hoàn. Thủ thuật này không giúp ngăn ngừa
hiệu quả hiện tượng khí vào dạ dày và nguy cơ trào ngược dịch vị khi tiến hành bóp
bóng hoặc thổi ngạt, ấn sụn nhẫn có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp.
- Khi đã có đường thở nâng cao (ống nội khí quản, mask thanh quản…), việc
ép tim sẽ được diễn ra liên tục với tốc độ 100 -120 lần/phút không dừng lại cho bóp
bóng. người hỗ trợ hô hấp sẽ bóp bóng với tốc độ 10 lần/phút.
- Thổi ngạt miệng - miệng, miệng - mũi: kỹ thuật này không còn bắt buộc
phải làm trong cấp cứu hồi sinh tim phổi cơ bản, đặc biệt là khi cấp cứu ngừng tuần
hoàn ngoài bệnh viện, khi không có màng lọc thổi ngạt. trong trường hợp này
người cấp cứu có thể tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn bằng ép tim đơn thuần (hand-only cpr)
- Trong trường hợp kiểm còn mạch nhưng người bệnh ngưng thở, người cấp
cứu không ép tim và tiến hành thổi ngạt hoặc bóp bóng hỗ trợ với tốc độ 10 lần/phút.
*Chỉ tiêu đạt hiệu quả - Màu da hồng trở lại
- Đồng tử co lại, không còn giãn to - Mạch cảnh bắt được
- Bệnh nhân thở tự nhiên, tim đập trở lại, có thể tỉnh hoặc không
* Khi nào ngừng cấp cứu?
Sau 30 phút cấp cứu mà nạn nhân vẫn không thở trở lại, tim không đập thì có thể ngừng cấp cứu
2. Dị vật đường thở, ngạt thở 2.1 Đại cương
- Dị vật đường thở là các vật mắc lại trong đường thở. Dị vật đường thở có
thể gây ngạt thở hoàn toàn hoặc một phần. Đây là một tai nạn nguy hiểm, là tình
trạng cấp cứu khẩn cấp, nếu không xử trí kịp thời có thể dẫn đến hậu quả nặng nề
như tổn thương não không hồi phục, thậm chí tử vong.
- Dấu hiệu và triệu chứng(5)
1. Nạn nhân không thể thở được
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217 2. Không thể nói và ho
3. Nạn nhân giây giụa và kiệt sức
4. Nạn nhân ôm tay lấy cổ
5. Mặt tím tái, có thể bất tỉnh 2.2 Xử trí Phác đồ(ha) 2.3. Một số lưu ý
- Đừng can thiệp nếu nạn nhân vẫn còn có thể ho, thở hay la, khóc được.
- Đừng cố móc lấy vật lạ ra và dịch chuyển nó nếu bạn không thể thấy được
nó vì có nhiều khả năng dị vật rơi vào sâu hơn. 2.4. Phòng tránh(4)
- Để xa tầm với của trẻ nhỏ tất cả các vật dụng nhỏ có thể gây nguy hiểm cho
trẻ, nhất là những vật dụng tròn và trơn dễ rơi vào đường thở.
- Không ép trẻ ăn, uống khi đang khóc hoặc không nên nô đùa khi có thức ăn trong miệng.
- Luyện cho trẻ thói quen không cho các vật và đồ chơi vào miệng ngậm mút.
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
- Không cho trẻ ăn thức ăn dễ hóc như lạc, thạch, nhãn ..
3. Vết thương chảy máu 3.1 Đại cương
- Khi bị cắt vào da và mạch máu bị vỡ, máu sẽ chảy, một số mạch máu chảy
nhiều hơn. mức độ của vết thương được quyết định bởi loại mạch máu và độ sâu của vết cắt
- Có thể chảy máu ngoài hoặc chảy máu trong, cầm máu càng sớm thì tai biến càng ít 3.2 Chảy máu ngoài
Đối với vết thương chảy máu ngoài, có thể tổn thương mao mạch, tĩnh mạch,
động mạch hoặc tổn thương 2 hay nhiều loại.
- Chảy máu mao mạch: máu chảy ri rỉ, thường dễ kiểm soát, chỉ cần ấn vào
vết thương để dừng chảy máu
- Chảy máu tinh mạch: máu chảy chậm, sẫm màu, cũng có thể kiểm soát
bằng cách án vào vết thương
- Máu phun thành tia, màu đỏ tươi, cần nhanh chông ấn trực tiếp vào vết
thương, gọi 115 để xử trí kịp thời.
Các loại vết thương: - Vết trầy da
- Vết cắt; do dao, mảnh sanh, mảnh thủy tinh... - Mụn rộp
- Vết đâm: đạn bắn, dao, kiếm đâm, que nhọn đâm... - Chảy máu mũi
* Xử trí vết thương chảy máu ngoài Phương pháp 1: Băng ép(5)
Băng ép là phương pháp hiệu quả nhất để cầm máu
B1: Bộc lộ vết thương: cởi hoặc cắt quần áo nạn nhân ra để bộc lộ vết
thương. Loại bỏ dị vật nếu được (không cố gắng loại bỏ dị vật vì có thể gây chảy máu nặng hơn).
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
B2: Sử dụng gạc vô trùng hoặc khăn, vải, quần áo sạch đặt lên vết thương,
dùng các ngón tay hoặc lòng bàn tay ép chặt lên vết thương.
B3: Nếu là vết thương ở tay thì nâng cao cánh tay lên cao hơn tim, chú ý
nâng nhẹ nhàng nếu nạn nhân bị gãy xương kết hợp. Đỡ nạn nhân nằm xuống làm
giảm máu chảy qua các vết thương.
B4: Giữ miếng gạc rồi dùng băng cuộn sạch vô khuẩn băng ép lên vết
thương nhưng không quá chặt làm tắc nghẽn sự lưu thông máu. Nếu máu còn chảy
thấm qua lớp băng ngoai cùng thì băng phủ lên thêm 1 lớp nữa, Nếu có dị vật nhô
ra dùng gạc đặt hai bên vật thể cho đến khi chúng vừa đủ cao để có thể băng lại mà không đụng tới chúng.
B5: Gọi hỗ trợ từ những người xung quanh, gọi điện 115. Theo dõi nhịp thở,
mạch, và mức độ phản ứng của nạn nhân. Kiểm tra cách băng bó vết thương, theo
dõi và đánh giá sự lưu thông của máu.
Nếu băng quá chặt sẽ có biểu hiện:
- Xanh tím ngón tay, ngón chân
- Chân, tay lạnh, không thể cử động ngón tay, ngón chân
- Ngứa, kích thích hay mất cảm giác ở tay, chân.
Phương pháp 2: Ép trực tiếp lên mạch máu
Thường áp dụng với các vết thương ở tứ chi, làm ngừng cung cấp máu chao
tay, chân, không được ép quá 10 phút, không dùng dụng cụ để ép (Chỉ ép bằng tay)
vì có thể gây chảy máu nhiều hơn, tổn thương thêm miệng vết thương
- Ở cánh tay: Động mạch canh tay chạy dọc theo mặt trong canh tay. Dùng
đầu ngón tay ấn vào giữa các cơ để ép động mạch vào xương.
- Ở động mạch đùi: Nằm giữa mặt trong đùi và tại nếp bẹn. Nạn nhân nằm
ngửa, hơi gấp gối, dùng ngón tay ấn xuống để ép mạch máu.
- Ngoài ra có thể áp dụng phương pháp này với các động mạch khoeo, động
mạch mu chan, động mạch nách, động mạch cảnh, động mạch thái dương... Phương pháp 3: Garo
Phương pháp này hiện nay hầu như không được sự dụng, chỉ dùng trong các
trường hợp khi các biện pháp khác không có hiệu quả, chân tay bị dập nát mà
không thể phục hồi được. Kĩ thuật:
Chỉ định đặt garô.
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
- Vết thương bị cụt chi tự nhiên hoặc chi thể bị đứt gần lìa.
- Chi bị dập nát quá nhiều biết chắc không thể bảo tồn được.
- Vết thương có tổn thương mạch máu đã áp dụng những biện pháp cầm máu
tạm thời trên mà không có kết quả.
- Vết thương máu chảy ồ ạt ở chi thể trong điều kiện chiến đấu ác liệt, khẩn
trương mà quân y cần phải xử trí nhanh chóng..
- Vết thương mà thương binh và đồng đội không biết cách băng chèn, bắt buộc phải đặt garô.
- Đặt garo khi nơi xảy ra tai nạn ở gần trung tâm phẫu thuật.
- Đặt garô tạm thời để mổ xử trí vết thương.
- Đặt garô khi bị rắn độc cắn. Nguyên tắc đặt garô.
- Garô phải đặt sát ngay phía trên vết thương và để lộ ra ngoài. Tuyệt đối
không để ống quần, tay áo hoặc vật gì che lấp garô.
- Nhanh chóng chuyển những thương binh có garô về tuyến sau. Trên đường
vận chuyển phải nới garô 30 phút một lần và không để garô lâu quá 3 – 4 giờ.
- Phải chấp hành triệt để những quy định về garô là:
+ Có phiếu ghi rõ ngày, giờ đặt garô, họ tên người đặt garô...
+ Có ký hiệu bằng dải đỏ cài vào túi áo trên bên trái.
+ Phiếu chuyển thương có garô phải ghi đúng theo mẫu đã quy định. Cách đặt garô.
- Ấn động mạch ở phía trên vết thương để tạm thời cầm máu.
- Lót vải hoặc gạc ở chỗ định đặt garô hoặc dùng ngay ống quần, ống tay áo để lót.
- Đặt garô và xoắn dần (nếu là dây vải), bỏ tay ấn động mạch rồi vừa xoắn vừa
theo dõi mạch ở dưới hoặc chảy máu ở vết thương. Nếu mạch ngừng đập hoặc máu
ngừng chảy là được. Khi đã xoắn vừa đủ chặt thì cố định que xoắn.
Nếu là dây cao su thì chỉ cần cuốn nhiều vòng tương đối chặt rồi buộc cố định.
- Cuối cùng, băng ép vết thương và làm các thủ tục hành chính cần thiết. Cách nới garô.
Nới garô là để cho máu xuống nuôi dưỡng đoạn chi ở dưới garô.
- Những trương hợp không nới garô.
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
+ Khi chi đã bị hoại tử vì để garô quá lâu (quá 3-4 giờ).
+ Khi chi đã bị cụt tự nhiên.
+ Khi đoạn chi ở dưới garô có dấu hiệu hoại tử, hoại thư. + Khi bị rắn độc cắn.
Còn các trường hợp khác phải nới garô 30 phút một lần. - Thứ tự nới garô:
+ Người phụ ấn động mạch ở phía trên garô.
+ Người chính nới dây garô, nới rất từ từ, vừa nới vừa theo dõi sắc mặt thương
binh, tình hình máu chảy ở vết thương, mạch và màu sắc đoạn chi ở dưới garô. Để
garô nới khoảng 4-5 phút. Trong khi nới, nếu:
Thấy máu chảy mạnh ở vết thương, phải ấn lại động mạch cho tốt.
Nếu thấy sắc mặt thương binh thay đổi đột ngột tím tái hoặc nhợt nhạt phải đặt garô lại ngay.
Khi đặt lại dây garô, không đặt ở chỗ cũ mà nhích lên hoặc nhích xuống một ít
để khỏi gây lằn da thịt và thiếu máu kéo dài chỗ đặt garô.
Nếu nới garô mà quan sát không thẩy chảy máu nhiều từ chỗ bị thương nữa thì
vết thương đã tự cầm máu và không cân đặt lại garô nữa, nhưng vẫn để dây garô tại
chỗ và sãn sàng buộc lại nếu chảy máu lại. Cách tháo garô.
Những trường hợp không nới garô thì cũng không được tháo garô.
Tháo garô để thay thế bằng một biện pháp cầm máu khác: Thứ tự như sau.
- Dự phòng sốc do tháo garô.
+ Phong bế gốc chi: Novocain 0,25% x 50-100-150 ml tuỳ theo vị trí.
+ Tiêm cafein 0,25 x 1 ống vào bắp thịt.
+ Truyền tĩnh mạch huyết thanh ngọt và vitamin B1, C nếu có điều kiện.
- Một người ấn động mạch, một người tháo garô từ từ, nhẹ nhàng.
- Thay garô bằng một biện pháp cầm máu khác như băng ép, băng chèn, kẹp
hoặc thắt động mạch ... nếu còn thấy chảy máu nhiều.
- Khi tháo garô phải theo dõi máu chảy tại vết thương. Mạch, nhiệt độ, huyết
áp và sắc mặt của thương binh.
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
Nếu thấy có hiện tượng sốc nhiễm độc do tháo garô phải lập tức đặt lại garô
ngay và tiến hành chống sốc tích cực. *Chảy máu cam: (4)
B1: Cho nạn nhân ngồi nghỉ, cúi đầu về phía trước
B2: Bóp hai canh mũi và thở bằng miệng
B3: Trong thời gian trên, không nói chuyện, không nuốt nước miếng, không
ho khạc, hắt hơi vì ảnh hưởng tới cục máu đông
B4: Sau 10 phút bỏ tay ra, nếu máu vẫn chưa ngừng chảy thì tiếp tục bóp
cánh mũi. Sau 30 phút máu vẫn chảy thì đưa nạn nhân tới trung tâm y tế. 3.3 Chảy máu trong
Là tình trạng tổn thương rất nặng, chảy máu sâu bên trong cơ thể dưới lớp
da, triệu chứng và dấu hiệu rất đa dạng, tùy thuộc vào loại và vị trí chấn thương
như: đau đớn, vật vã, mạch nhanh, huyết áp hạ, vã mồ hôi, chân tay lạnh...
Một số dấu hiệu gợi ý cơ quan tổn thương:
- Phổi: Ho khạc ra máu đỏ tươi có bọt
- Dạ dày: Nôn ra máu đỏ tươi
- Vỡ gan, lách: Co cứng cơ thành bụng, đau nhiều vung mạn sườn phải (Gan), trai (Lách)
- Thận: Có máu trong nước tiểu * Xử trí:
- Gọi điện cấp cứu 115 ngay lập tức
- Cho nạn nhân nằm nghỉ, đầu thấp, nâng và giữ chân cao hơn đầu
- Nới rộng áo quần, dây nịt, cà vạt..
- Giữ cho nạn nhân không bị lạnh, động viên an ủi nạn nhân
- Theo dõi sát nhịp thở, mạch, mức độ phản ứng của nạn nhân. Kịp thời hô
hấp nhân tạo nếu cần thiết
3.4 Một số lưu ý trong quá trình xử trí vết thương chảy máu
- Trước khi tiếp xúc với máu, dịch thể của nạn nhân cần rửa tay sạch, đi găng
bảo hộ, dùng một lần (nếu có). Rửa tay sạch sau khi sơ cứu cho nạn nhân
- Không sờ trực tiếp vào vết thương, không ho, khạc hướng vào vết thương
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
- Trước khi băng cần lau rửa vết thương bằng dung dịch như nước muối sinh
lý, oxy già,,,. Không cố làm sạch và lấy bỏ dị vật trên vết thương
- Sử dụng băng sạch, vô trùng, băng kín trực tiếp lên vết thương
4. Cố định xương gãy 4.1 đại cương
- Gãy xương là tình trạng mất đi tính liên tục của xương, có thể biểu hiện
dưới nhiều hình thức khác nhau, từ một vết rạn cho đến gãy xương hoàn toàn. - Nguyên nhân:
+ Tai nạn giao thông: ngã xe, đâm xe...
+ Tai nạn lao động: ngã cao, đâm chém...
+ Bệnh lý: Xương thủy tinh, K xương... + Sinh lý: ít gặp - Phân loại:
+ Gãy xương kín: Tổ chức da vung xung quanh ổ gãy không bị tổn thương
hoặc có tổn thương nhưng không thông với ổ gãy
+ Gãy xương hở: Tổn thương ở bề mặt da có thông với ổ gãy hoặc có đầu
xương lồi ra ngoai, gãy xương hở dễ gây chảy máu và biến chứng nhiễm khuẩn nặng nề
+ Gãy xương biến chứng: Gãy xương kèm tổn thương thần kinh, mạch máu
hoặc tổ chức cơ quan khác
- Bệnh nhân có thể có các biểu hiện sau + Cơ năng:
* Nạn nhân đau nhiều chỗ tổn thương, hạn chế vận động, có thể chảy máu
nhiều chỗ tổn thương, máu có lẫn váng mỡ
* Sưng nề, bầm tím chỗ tổn thương + Thực thể
* Chi thể biến dạng: cong vẹo, lệch trục, ngắn chi...hình ảnh...
kĩ thuật sơ cấp cứu cơ bản
* Đau chói khi sờ nắn vào chỗ gãy
* Cử động bất thường và tiếng lạo xạo xương (không cố tìm)
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
* Tổn thương mạch máu, thần kinh: đầu chi lạnh, mất cảm giác, phản xạ, không vận động được
* Trường hợp nặng có thể có sốc: do đau, mất máu nhiều
4.3. Xử trí nạn nhân gãy xương
- Mục đích: Hạn chế di lệch các đầu xương, giảm đau, phòng sốc và tổn thương thứ phát
- Nguyên tắc cố định tạm thời xương gãy:
+ Nẹp sử dụng phải đủ độ dài, rộng, vững chắc, nẹp có thể làm bằng tre, gỗ, kim loại...
+ Không đặt nẹp trực tiếp lên da thịt nạn nhân, phải có đệm lót ở đầu nẹp,
đầu xương, có thể dùng bông hoặc vải làm đệm lót (Không cởi quần áo, cần thiết có thể rạch quần áo)
+ Cố định trên và dưới ổ gãy 1 khớp, với gãy xương đùi phải bất động được 3 khớp
+ Gãy kín xương đùi: kéo liên tục bằng 1 lực không đổi
+ Gãy xương hở: không kéo nắn đầu xương gãy vào trong, nếu có tổn
thương mạch máu phải đặt
Garo tùy ứng, xử trí vết thương để nguyên tư thế gãy mà cố định
+ Bất động chi thể ở tư thế cơ năng: Chi trên treo tay vuông góc hoặc để duỗi
thắng và buộc vào người, chi dưới duỗi thẳng 180 độ
+ Nếu gãy chi dưới mà không có nẹp có thể cố định vào chi còn lại
+ Sau khi cố định phải nhanh chông, nhẹ nhang vận chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế - Xử trí: + Gọi cấp cứu y tế
+ Tiếp cận và xử trí theo trình tự ABCDE
+ Xác định các tổn thương gãy xương hoặc nghi ngờ gãy xương (xử trí tương tự như gãy xương)
+ Kiểm soát chảy máu, băng kín các vết thương nếu có
+ Cố định tạm thời xương gãy
+ Nâng cao chi thể bị gãy sau khi cố định để giảm sưng nề
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
+ Theo dõi sát tình trạng nạn nhân: nhịp thở, mạch, phản ứng toàn thân...
5. Vận chuyển nạn nhân 5.1. Đại cương
Di chuyển nạn nhân đến nơi an toàn hay cơ sở y tế là bước không thể thiếu
trong khi thực hiện sơ cấp cứu. tuy nhiên, ngoài cộng đồng vẫn còn những trường
hợp di chuyển nạn nhân theo cảm tính, không tuân theo các nguyên tắc dẫn đến ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nạn nhân.
- Nguyên tắc di chuyển nạn nhân:
+ Chỉ di chuyển nạn nhân khi thực sự cần thiết
+ Chú ý đảm bảo an toàn cho nạn nhân và cho cả người thực hiện.
+ Trường hợp nạn nhân còn tỉnh, cần giải thích cho nạn nhân để nhận được
sự phối hợp tốt nhất.
+ Chỉ di chuyển nạn nhân một mình nếu không tìm được người giúp sức.
+ Hướng dẫn những người phụ giúp để có sự phối hợp hiệu quả.
+ Khi có nhiều người thực hiện di chuyển nạn nhân, sẽ có một người làm chỉ huy đưa ra hiệu lệnh.
+ Thực hiện đúng kỹ thuật để tránh cho bản thân bạn khỏi bị tổn thương khi vận chuyển nạn nhân.
5.2. Kĩ thuật di chuyển nạn nhân bằng tay không
- Trường hợp chỉ có một người(4)
+ Phương pháp nạng người
Áp dụng trong trường hợp nạn nhân chỉ tổn thương 1 chân như vết thương
phần mềm, dãn dây chằng hoặc bong gân…nạn nhân còn tỉnh táo, hợp tác tốt, có
thể bước đi nhưng khó khăn.
B1: Dìu nạn nhân đứng dậy, nắm chặt cổ tay nạn nhân và choàng sang cổ
bạn, chú ý đứng cùng phía với chân bị tổn thương.
B2: Quàng tay của bạn sang eo bên kia của nạn nhân và nắm chặt cạp quần
của nạn nhân để giữ cho nạn nhân thẳng người trong lúc di chuyển.
B3: tiến lên bước đầu tiên bằng chân phía bên nạn nhân. Di chuyển từng
bước nhỏ và theo nhịp với sải chân của nạn nhân, nếu có thể bạn nên dùng gậy
chống để giúp nạn nhân vững hơn, đồng thời tìm cách trấn an nạn nhân
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217 + Phương pháp kéo
Áp dụng trong trường hợp khẩn cấp, chỉ di chuyển nạn nhân 1 đoạn đường
ngắn, nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm.
B1: Ngồi sau lưng nạn nhân, luồn 2 tay của bạn qua hai bên nách ra phía
trước, nắm lấy vai nạn nhân rồi kéo nạn nhân lùi về phía sau. Có thể dùng 2 tay cố
định đầu nạn nhân nếu nghi ngờ có tổn thương. Nếu nạn nhân mặc áo đủ dày, dai
có thể nắm lấy áo nạn nhân và kéo hoặc đặt nạn nhân vào tấm bạt, ga, chăn.. để kéo. + Phương pháp cõng
Áp dụng trong trường hợp nạn nhân nhẹ cân, tỉnh táo, hợp tác tốt, không bị
tổn thương cột sống, không bị choáng, không bị gãy xương chi, gãy xương chậu.
B1: Nâng nạn nhân ngồi dậy
B2: Người cứu ngồi trước mặt nạn nhân, xoay lưng về nạn nhân
B3: Choàng hai tay nạn nhân qua cổ người cứu, một bàn tay của nạn nhân
nắm chặt cổ tay phía bên kia
B4: Hai tay người cứu luồn dưới hai chân nạn nhân và giữ chặt
B5: Người cứu dạng hai chân bằng vai, từ từ đứng dậy và cõng nạn nhân đi + Phương pháp bế ẵm
Áp dụng trong trường hợp nạn nhân nhẹ cân (trẻ em), tỉnh táo, hợp tác tốt,
không bị tổn thương cột sống, không bị choáng, không gãy xương chi, xương chậu
B1: Người cứu ngồi bên cạnh nạn nhân
B2: Vòng tay nạn nhân ôm lấy cổ người cứu, một bàn tay của nạn nhân nắm chặt cổ tay phía bên kia
B3: Một tay người cứu đỡ khoeo chân của nạn nhân, tay kia ôm ngang lưng vòng sang nách nạn nhân
B4: Người cứu dạng hai chân bằng vai, từ từ đứng dậy và bế nạn nhân đi
- Trường hợp chỉ hai người:(2)
+ Phương pháp ngồi hai tay bắt chéo
Áp dụng trong trường hợp nạn nhân còn tỉnh táo, hợp tác tốt, ngồi được,
không bị tổn thương cột sống, không bị choáng, không gãy xương chi, xương chậu
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
B1: Nâng nạn nhân ngồi dậy
B2: Hai người cứu ngồi xổm hai bên nạn nhân, bắt chéo tay sau lưng và nắm
lấy cạp quần của nạ nhân. Luồn tay kia phía dưới đầu gối nạn nhân, người này nắm lấy cổ tay người kia.
B3: Ôm chặt người nạn nhân, hai người cứu cùng đứng dậy nâng nạn nhân
lên. Di chuyển nạn nhân đến khu vực an toàn + Phương pháp khiêng
Áp dụng trong trường hợp nạn nhân không bị tổn thương cột sống, không bị
choáng, không gãy xương chi, xương chậu, không bị tổn thương vùng vai
B1: Nạn nhân ngồi dậy, một người ngồi phía sau lưng nạn nhân, luồn hai tay
qua nách, nắm chặt lấy hai cổ tay nạn nhân
B2: Người kia luồn hai tay dưới đầu gối nạn nhân
B3: Cùng lúc hai người cùng đứng dậy nâng nạn nhân lên
B4: Di chuyển nạn nhân ra khu vực an toàn
5.3. Kĩ thuật di chuyển nạn nhân bằng ghế
Áp dụng trong trường hợp nạn nhân tỉnh táo, không bị tổn thương cột sống,
không bị choáng, không gãy xương chi, xương chậu,,,nạn nhân hôn mê không thể
áp dụng các biện pháp trên, không có cáng
B1: Kiểm tra độ vững chắc cảu ghế trước khi dùng
B2: Đặt nạn nhân ngồi lên ghế, hai tay bắt chéo phía trước, dùng cuộn băng
lớn hoặc sợi dây quấn quanh ngực và buộc chắc chắn vào thành ghế
B3: Hai người cứu, một người đi trước, một người đi sau. Ngả ghế về phía
sau và cầm hai tay kéo nạn nhân đi hoặc khiêng nạn nhân đến nơi an toàn.
5.4. Di chuyển nạn nhân bằng cáng
Áp dụng trong các trường hợp:
- Nạn nhân hôn mê, không tỉnh táo để phối hợp
- Chấn thương sọ não, chấn thương bụng, chấn thương ngực..
- Chấn thương cột sống, đặt biệt là cột sống cổ sau khi đã được nẹp cố định
- Gãy xương đùi, cẳng chân sau khi đã nẹp cố định
- Đa chấn thương, choáng váng
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
- Vận chuyển nạn nhân trong quãng đường dài
B1: Ba hoặc bốn người ngồi một phía hoặc hai phía nạn nhân. Luồn tay tại
các vị trí: dưới cổ, lưng, thắt lưng, ngang hông, cẳng chân nạn nhân
B2: Đếm 1,2,3 cùng nâng nạn nhân đặt lên gối của người cứu, đồng thời 1
người đặt cáng vào phía dưới nạn nhân
B3: Đếm 1,2,3 tất cả cùng đưa nạn nhân từ gối của những người cứu sang
cáng. Dùng dây buộc cố định nạn nhân vào cáng, tránh tình trạng xô lệch trong quá
trình di chuyển. Chú ý tư thế nạn nhân luôn thẳng, có thể dùng quần áo chèn vào 2
bên nạn nhân để cố định thêm. Cách khiêng cáng:
- Có thể 2 hoặc 3 hoặc 4 người khiêng, có 1 người chỉ hay
- Nạn nhân nằm trên cáng, chân hướng về phía trước
- Người khiêng ở phía đầu nạn nhân phải theo dõi tình trạng nạn nhân, nếu
có bất thường phải kiểm tra, xử lý
- Trong khi khiêng cáng không dừng lại đột ngột hoặc để cáng va chạm ảnh hưởng đến nạn nhân
- Khi khiêng cáng giữ cáng ở tư thế ngang bằng, tránh tuột ngã, nếu gặp địa
hình đặt biệt như lên xuống dốc hoặc chướng ngại vật… cần thay đổi cách cáng để
đảm bảo giữ ở tư thế thăng bằng
- Đặt cáng xuống nhẹ nhàng, trước khi hạ cáng xuống, những người khiêng cáng nên ngồi xổm
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
Phần 4: Sơ cấp cứu một số tai nạn thường gặp
1. Cấp cứu nạn nhân bị điện giật
2. Cấp cứu nạn nhân đuối nước
3. Cấp cứu nạn nhân bị bỏng
4. Cấp cứu nạn nhân bị say nắng, say nóng
1. Cấp cứu nạn nhân bị điện giật
Top 5 công việc hay gặp tai nạn điện giật năm 2022
(1) Thi công xây dựng, sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị, công trình, nhà ở (2) Câu cá
(3) Phương tiện giao thông hoặc bốc dỡ hàng hóa
(4) Trèo cột điện, vào trạm điện, bắn pháo sợi kim tuyến hoặc thả diều, đèn trời
(5) Chặt, tỉa, mang vác cây và các nguyên nhân khác 1.1 Đại cương
- Điện giật là một tai nạn nguy hiểm, có thể gây nhiều loại tổn thương cho cơ
thể như ngừng tim, ngừng thở và tổn thương các cơ quan gây nguy cơ tử vong cao
hoặc để lại các di chứng nặng nề.
- Tác hại của dòng điện:
+ Cơ thể con người chứa nhiều nước, chất điện giải, là vật dẫn điện rất tôt,
nhất là khi tay, chân vị ướt mà chạm phải dòng điện.
+ Dòng điện từ 20-25mA xoay chiều đã gây tê liệt, co thắt các cơ làm nạn
nhân không thoát ra được khi tiếp xúc với điện.
+ Dòng điện 50-80mA đi qua cơ thể là nạn nhân choang váng, liệt cơ hô hấp
gây ngẹt thở, làm tim ngừng đập.
+ Dòng điện 90-100mA làm ngừng hô hấp, ngừng tuần hoan, rung thất rồi ngừng tim
+ Dòng điện 3000mA gây ngừng hô hấp, ngừng tim, gây bỏng ở những nơi
nó đi qua cơ thể và những nơi chúng ta tiếp xúc với mặt đất.
+ Khi chạm vào điện cao thế nạn nhân có thể chết ngay lập tức.
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
+ Bỏng nặng và sự co thắt cơ do điện giật có thể đẩy nạn nhân ra xa gây chấn thương.
+ Điện cao thế có thể phóng xa đến 18m.
+ Với dòng điện cao thế, các vật khô như quần áo khô, cây không không bảo vệ được bạn.
1.2. Tổn thương do điện giật
- Tim mạch: Rối loạn nhịp, rung thất, ngừng tim, giảm thể tích máu..
- Thận: tiêu cơ vân cấp dẫn đến tắc nghẽn ống thận cấp
- Thần kinh: Mất ý thức, yếu, liệt chi, rối loạn thần kinh thực vật..
- Da: Bỏng da nông hoặc sâu
- Xương: Bỏng màng xương, phá hủy cơ chất của xương, gãy xương.. 1.3. Xử trí
- La to, kêu gọi người xung quanh ứng cứu, gọi điện cấp cứu 115
- Đối với điện cao thế tuyệt đối không được đến gần nạn nhân cho đến khi
chắc chắn dòng điện đã được ngắt, nếu cần thì căng dây cách ly luôn khu vực tai
nạn. Đứng cách xa ít nhất 18m, không cho người đến xem lại gần.
- Đối với điện hạ thế, điện dân dụng, ngăn cách tiếp xúc bằng cách ngắt
nguồn điện tại công tác chinh hay cầu dao, rút phích cắm ra.
- Không bao giờ được đụng vào người nạn nhân bằng tay trần
- Sử dụng các vật dụng không dẫn điện tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
Dùng dây quấn vào tay, chân nạn nhân để kéo ra khỏi nguồn điện.
- Nếu khu vực an toàn thì tiến hành ngay các biện pháp cấp cứu cơ bản theo
trình tự ABCDE, nếu chưa an toàn thì nhanh chóng di chuyển nạn nhân đến nơi an
toàn rồi tiến hành cấp cứu.
- Xử trí các vết bỏng, vết thương khác nếu có
- Nếu nạn nhân tỉnh, động viên nạn nhân, cho nạn nhân nằm nghỉ ngơi trong
khi chờ vận chuyển tới cơ sở y tế.
- Theo dõi sát toàn trạng nạn nhân.
100% nạn nhân điện giật nên đến cơ sở y tế kiểm tra bất kể tình trạng
tổn thương ban đầu
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
1.4. Phòng tránh điện giật - Cá nhân (10)
1. Không đứng dưới cột điện khi trời mưa hoặc lúc có giông sét.
2. Không tự ý leo lên cột điện hoặc vượt qua hàng rào trạm điện, chạm

người vào dây chằng cột, dây nối đất, thùng điện kế, thùng cầu dao… để đề phòng
điện giật do rò điện khi trời mưa, giông, bão.

3. Không tự ý tháo dỡ, sửa chữa các kết cấu của công trình điện.
4. Không di chuyển, đi lại bằng tàu, thuyền, bè .v.v.. trong vùng ngập, lụt có

đường dây điện sát với mặt nước để tránh bị phóng điện gây tai nạn. Cấm buộc gia
súc và thuyền bè vào cột điện để đề phòng cột bị gãy đổ và bị điện giật.

5. Không mang vác, lắp dựng cây, cột bằng kim loại, cột ăng ten tivi, cây tre
gỗ tươi gần đường dây điện để tránh va chạm gây nên nên phóng điện dẫn đến tai nạn
6. Khi thấy trụ điện ngã đổ hoặc dây điện đứt, rơi xuống thì không được đến
gần, cầm, nắm vào dây điện và ngăn ngừa không cho người khác (kể cả súc vật)
đến gần . Đồng thời nhanh chóng tìm cách báo ngay cho đơn vị quản lý điện hoặc
chính quyền địa phương gần nhất biết để có biện pháp xử lý.

7. Không dùng điện để rà cá, bẫy chuột, chống trộm cắp … gây nguy hiểm
đến tính mạng con người.
8. Cắt ngay cầu dao, cầu chì, aptomat .v.v. đầu nguồn điện vào nhà để phòng
mạng điện bị ngập nước gây tai nạn khi có lũ lụt.
9. Chú ý chặt cây gần đường dây điện, có thể bị phóng điện gây nguy hiểm
đến tính mạng. Cần liên hệ phối hợp với đơn vị quản lý điện tại địa phương.
10. Người lao động trong ngành điện khi thực hiện các công việc trên thiết
bị, ở gần hoặc liên quan đến thiết bị đang mang điện phải sử dụng đầy đủ phương
tiện bảo vệ cá nhân và phải tuyệt đối tuân thủ các quy trình, quy định liên quan đến an toàn điện.

- Hộ gia đình, công sở, nơi làm việc(9)
1. Khi sử dụng các thiết bị điện nên dùng các thiết bị chất lượng, dây dẫn
điện phải lựa chọn tiết diện phù hợp với công suất sử dụng để tránh sự cố đứt,
chập, cháy dẫn đến tai nạn; lựa chọn các thiết bị điện phải có nhãn hiệu của nhà
sản xuất, không nên mua những sản phẩm giá rẻ, kém chất lượng; cầu dao, cầu
chì, áp-tô-mát, công tắc, ổ cắm phải lắp đặt ở nơi khô ráo và ở vị trí cao hơn sàn
nhà 1,4 mét, để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ và tránh khả năng ngập nước.

Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
2. Lắp cầu dao hay aptomat ở đầu đường dây điện chính trong nhà, ở đầu
mỗi nhánh dây phụ và lắp cầu chì ở trước các ổ cắm điện để ngắt dòng điện khi có
chạm chập, ngăn ngừa hỏa hoạn do điện; khuyên cáo lên lắp thiết bị đóng, cắt có
tính năng chống rò điện phù hợp.

3. Khi lắp đặt dụng cụ, máy móc hoặc thiết bị điện trong nhà phải thực hiện
đúng hướng dẫn của nhà chế tạo, nên nối đất an toàn cho vỏ thiết bị như máy bơm
nước, bình đun nước nóng bằng điện, lò vi sóng, máy giặt, tụ lạnh… và thường
xuyên kiểm tra các thiết bị, dây dẫn điện nếu bị hư hỏng phải sửa chữa, thay thế
ngay để người sử dụng không chạm phải các phần dẫn điện gây tai nạn điện.
Khi sửa chữa nên ngắt nguồn điện (cắt cầu dao) nếu khu vực trong nhà bị ngập
nước, hoặc bị mưa làm ướt sàn, ướt ổ cắm điện và thiết bị điện gia dụng; lưu ý khi
sử dụng dụng cụ điện cầm tay như máy mài, máy khoan… phải mang găng tay
cách điện hạ thể để không bị điện giật khi công cụ bị rò điện... cắt nguồn điện cung
cấp cho các thiết bị sử dụng điện lắp đặt ngoài trời như các bảng hiệu, bảng quảng
cáo khi trời mưa to, gió lớn.

4. Khi mạng điện trong nhà có nguy cơ bị ngập nước phải cắt ngay nguồn
điện của gia đình; lưu ý không chạm đến bất kỳ thiết bị điện nào khi tay còn ướt
hoặc đi chân trần trên nền ẩm ướt.

5. Không để trang thiết bị điện phát nhiệt ở gần đồ vật dễ cháy nổ để không
làm phát hỏa trong nhà.
6. Không tới gần hoặc đưa bất cứ vật gì đến gần đường dây điện cao áp
trong phạm vi 02 m như: Leo lên mái nhà, ban-công, ô-văng; đưa tấm tole, thanh
kim loại… gần đường dây điện để đề phòng điện giật hoặc điện cao áp phóng chết người.
Không cất nhà ở, công trình gần cột điện cao áp trong phạm vi 03 m; khi xây dựng
nhà ở, công trình gần đường dây điện cao áp phải liên hệ với ngành Điện để thoả
thuận khoảng cách an toàn.

7. Không đào đất gần móng cột điện gây khả năng lún, sụt cột; không đắp
đất lên cao làm giảm khoảng cách an toàn từ dây dẫn điện đến mặt đất.
Không lắp đặt ăng-ten, dây phơi, giàn giáo, biển, hộp đèn quảng cáo hoặc các vật
dụng khác tại các vị trí mà khi đổ, rơi sẽ va quệt vào công trình lưới điện.

8. Không quăng, ném, bắn bất kỳ vật gì lên đường dây điện, vào công trình điện.
9. Khuyên cáo người dân nên tham gia các buổi, các khóa đào tạo kiến thức
cơ bản về an toàn điện… hoặc danh thời gian tìm hiểu thông tin liên quan đến an
toàn điện trên các trang mạng xã hội Goolge, facebook…

Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
2. Cấp cứu nạn nhân đuối nước 2.1. Thực trạng
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong thập kỷ vừa qua đuối nước đã
cướp đi sinh mạng của hơn 2,5 triệu người và là một trong những nguyên nhân
hàng đầu của tử vong trẻ em từ 5-14 tuổi trên thế giới. Hơn 90% các trường hợp
đuối nước xảy ra ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, đặc biệt ở các vùng
nông thôn. Tháng 4/2021, lần đầu tiên trong lịch sử, Đại Hội đồng Liên hợp quốc
đã thông qua Nghị quyết về vấn đề đuối nước toàn cầu và chọn ngày 25/7 hàng
năm làm Ngày Thế giới Phòng, chống đuối nước.
Với hàng loạt nỗ lực từ các địa phương, bộ ngành, thông tin từ Cục Trẻ em,
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết tình hình trẻ em tử vong do đuối
nước ở nước ta đã có xu hướng giảm, từ 3.300 trẻ (năm 2010) xuống còn 1.990 trẻ
(năm 2021); trung bình giảm từ 3-5%/năm, tương đương khoảng 100 trẻ/năm. Tuy
nhiên, mỗi năm chúng ta vẫn còn gần 2.000 trẻ em dưới 16 tuổi tử vong do đuối
nước. Thống kê sơ bộ của Trung ương Đoàn từ tháng 1 đến tháng 5/2022 có 100 vụ
đuối nước và 142 em tử vong. Tuy nhiên, chỉ trong dịp hè năm 2022, từ tháng 5 đến
gần hết tháng 6, số trẻ em tử vong do đuối nước bằng với số trẻ tử vong trong 5 tháng đầu năm 2022. 2.1. Định nghĩa
- Đuối nước là khái niệm để chỉ quá trình gây nên tổn thương hô hấp ban đầu
do đường thở bị chìm trong chất lỏng, có để lại di chứng cho nạn nhân hoặc tử vong
- Trong đuối nước không phải vì phổi đầy nước mà vì co thắt thanh quản,
thường chỉ có ít nước vào phổi. Nước trong miệng nạn nhân trao ra là do từ dạ dày
trào ra hơn là phổi. Do đó, nên để đầu thấp cho nước chảy ra tự nhiên.
- Nguyên nhân đuối nước:(4)
+ Thiếu kiến thức, kỹ năng an toàn (tỷ lệ trẻ em học bơi và biết bơi tăng
nhanh từ dưới 30% trong năm 2016 lên khoảng 35% trong năm 2019)
+ Thiếu sự giám sát của người lớn, người có trách nhiệm
+ Môi trường nước xung quanh tiềm ẩn nhiều nguy cơ
+ Thiên tai, bão lũ, mưa lớn...
Bất kể ai cũng có thể là nạn nhân của đuối nước, kể cả người biết bơi
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
- Các đối tượng nguy cơ cao: Trẻ em, người không biết bơi, uống rượu, động
kinh, lặn quá sâu, chủ quan ở người bơi giỏi, người cứu nạn người đuối nước 2.2. Xử trí(2)
Bước 1: Cứu đuối đưa nạn nhân ra khỏi nước
- Ngay khi phát hiện nạn nhân đuối nước, nhanh chông hô hoán, la to, kêu
gọi sự giúp đỡ từ những người xung quanh.
- Lựa chọn biện pháp an toàn để đưa nạn nhân ra khỏi nước + Cứu đuối gián tiếp + Cứu đuối trực tiếp
- Dìu người đuối nước lên bờ ra vị trí an toàn
Bước 2: Kiểm tra toàn diện nạn nhân theo trình tự ABCDE
- Ngay khi đưa nạn nhân lên bờ, di chuyển nạn nhân đến vị trí an toàn, cho
nạn nhân nằm ngửa, đầu thấp, đầu nghiêng về 1 bên.
- Nếu nạn nhân tỉnh, gọi hỏi có đáp ứng, kiểm tra toàn thân phát hiện các tổn
thương như vết thương,.. để xử trí; dùng quần áo, chăn đắp giữ ấm cho nạn nhân,
cho nạn nhân uống nước ấm theo dõi sát toàn trạng trong khi đợi nhân viên y tế tới.
- Nếu nạn nhân bất tỉnh nhưng còn thở tự nhiên, kiểm tra nhịp tim, sẵn sàng
hô hấp nhân tạo nếu cần. Cho nạn nhân đắp chăn, quần áo giữ ấm, theo dõi sát toàn
trạng trong khi chờ nhân viên y tế tới.
- Nếu nạn nhân ngừng tim-ngừng thở, tiến hành hồi sinh tim phổi cơ bản cho nạn nhân
- Đưa nạn nhân vào cơ sở y tế ngay cả khi nạn nhân có dấu hiệu hồi phục. * Chú ý
- Không dốc ngược nạn nhân bị ngạt nước để xốc nước ra, sẽ bỏ lỡ thời gian
vàng để sơ cứu cho nạn nhân
- Thổi ngạt càng sớm càng tốt
- Không hơ lửa hoặc lăn lu: làm chậm thời gian cấp cứu và gây bỏng da cho nạn nhân
- Nạn nhân đuối nước thường bị hạ thân nhiệt, do đó cần ủ ấm cho người
đuối nước ngay khi ra khỏi môi trường nước:
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
+ Cởi bỏ quần áo ướt, lạnh + Đắp chăn/quần áo ấm
+ Dùng đèn, tấm sưởi làm ấm...
2.3. Phòng tránh tai nạn đuối nước(8)
- Trang bị kĩ năng bôi lội
- Cảnh báo nguy cơ khi tắm suối, sông, hồ
- Chấp hành qui định khi tham gia giao thông đường thủy: chở đúng số
người qui định, đúng trọng tải, mặc áo phao...
- Mặc áo phao và tắm gấn bờ
- Đậy kín các bể chứa nước, làm hàng rào quanh ao, hồ
- Vùng lũ lụt cần sơ tán theo hướng dẫn của chinh quyền
- Trang bị kĩ năng cứu người đuối nước
- Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền về kiến thức, kĩ năng phòng chống đuối nước
3. Cấp cứu nạn nhân bỏng 3.1. Thực trạng
Hàng năm, theo thống kê nước ta có từ 800.000-1.000.000 ca bị bỏng, trong
đó từ 18.000 đến 20.000 ca phải nhập viện điều trị nội trú. Trong 100 bệnh nhân
bỏng thì có từ 3-5 ca tử vong và 30 ca để lại di chứng.
Một vài hình ảnh về thực trạng bỏng 3.2. Đại cương
- Định nghĩa: Bỏng là các thương tổn ở da, tổ chức dưới da do sức nóng vật
lý, hóa học, bức xạ...gây ra. Bỏng có thể gây chết người hoặc để lại những di chứng
nặng nề như mất chức năng vận động, mất thẩm mỹ... - Nguyên nhân:
+ Bỏng do nước nóng, thức ăn nóng..
+ Bỏng do lửa: Xăng, cồn, ga, cháy xe, tia hồ quang điện..
+ Bỏng do dòng điện: Cao thế, hạ thế
+ Bỏng do hóa chất: Vôi tôi nóng, bỏng do axit, chất tẩy rửa, chất ăn mòn...
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
+ Bỏng do khí nóng, hơi nước nông
+ Bỏng do các vật nóng tiếp xúc trực tiếp
+ Bỏng do bức xạ: bức xạ nhiệt, tia cực tím, phóng xạ...
+ Bỏng lạnh: kim loại rất lạnh, ni tơ lỏng, Co2 lỏng... - Độ sâu của bỏng:
+ Bỏng độ I: Bỏng lớp ngoài da, da bị sưng đỏ, đau rát như cháy nắng, thường nhẹ, mau lành.
+ Bỏng độ II: Da bị phá hủy một phần, có phỏng rộp. Nốt phỏng khi bị vỡ dễ
bị nhiễm trùng, có thể để lại di chứng trên da, nặng có thể gây tử vong
+ Bỏng độ III: Tổn thương toàn bộ các lớp của da, đến lớp cơ, xương...vết
bỏng dễ nhiễm trùng, nguy cơ tử vong cao. - Diện tích bỏng: + Phương pháp con số 9 + Phương pháp bàn tay + Phương pháp 1,3,6,9,18
3.2. Sơ cấp cứu nạn nhân bỏng - Mục đích:(4)
+ Nhanh chóng loại trừ tác nhân gây bỏng ra khỏi cơ thể.
+ Hỗ trợ khẩn cấp những tình trạng gây ảnh hưởng tính mạng bệnh nhân như
ngừng tuần hoàn, suy hô hấp, chấn thương vết thương nặng kèm theo…
+ Hạn chế đến mức tối thiểu mức độ ô nhiễm tổn thương bỏng, băng bó vết
thương, vận chuyển đến cơ sở y tế, …
+ Việc sơ cứu bỏng cần được tiến hành càng sớm càng tốt, đảm bảo an toàn
cho cả bệnh nhân và người tham gia cấp cứu, đảm bảo an toàn trên đường vận
chuyển, ngoài ra còn phụ thuộc vào hoàn cảnh và tác nhân gây bỏng.
- Quy trình sơ cấp cứu:(5)
Bước 1: Loại trừ tiếp xúc với tác nhân gây bỏng càng sớm càng tốt
Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nơi hỏa hoạn, dập tắt lửa trên người nạn
nhân, cởi bỏ quần áo bị cháy hoặc thấm đẫm nước sôi, … đồng thời tiến hành cấp
cứu toàn thân như: khi có ngừng tuần hoàn, đa chấn thương kèm theo, suy hô hấp do bỏng đường thở.
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
Bước 2: Nhanh chóng ngâm rửa vùng bị bỏng vào nước sạch
+ Thời điểm ngâm rửa bằng nước mát càng sớm càng tốt, tốt nhất trong 30
phút từ sau khi bị bỏng. sau khoảng thời gian trên, việc ngâm rửa ít có tác dụng.
+ Nước để ngâm rửa yêu cầu là nước sạch, nhiệt độ tiêu chuẩn là từ 16-20 độ
c. tuy nhiên vì là cấp cứu nên cần tận dụng nguồn nước sẵn có ngay tại nơi bị nạn.
lựa chọn nguồn nước sạch nếu có như nước đun sôi để nguội, nước máy, nước mưa, nước giếng khoan, …
+ Không dùng nước đá gây nhiễm lạnh cho nạn nhân. không dùng nước ấm,
có nhiệt độ cao hơn vì ít có tác dụng hạ nhiệt và giảm đau. một dấu hiệu cho thấy
nhiệt độ nguồn nước phù hợp là nạn nhân thấy giảm đau ngay khi ngâm hoặc trẻ
em giảm cường độ khóc hoặc không khóc nữa.
+ Có thể ngâm rửa phần bị bỏng dưới vòi nước chảy hoặc ngâm trong chậu
nước mát hoặc đắp thay đổi bằng khăn ướt dội rửa liên tục nước sạch lên vùng bỏng.
+ Kết hợp nhanh chóng cởi bỏ quần áo chật, nhẫn, đồng hồ trước khi phần cơ
thể bị bỏng sưng nề. vừa ngâm rửa vừa cắt bỏ quần áo bị cháy, rửa sạch dị vật hoặc
tác nhân gây bỏng còn bám dính trên bề mặt
+ Thời gian ngâm rửa từ 15 - 30 - 45 phút (thường tới khi hết đau rát), không
làm trợt vỡ vòm nốt phỏng.
+ Giữ ấm phần cơ thể không bị bỏng. đối với trẻ em, người già, khi thời tiết
lạnh nên giảm bớt thời gian ngâm rửa đề phòng nhiễm lạnh.
Bước 3: Che phủ tạm thời vết thương
Che phủ vùng bỏng bằng vật liệu sạch: gạc y tế, khăn mặt, khăn tay, vải màn,
… sạch để quấn phủ lên, sau đó băng ép nhẹ bằng băng sạch. với vùng mặt và sinh
dục chỉ cần phủ một lớp gạc. tránh băng quá chặt gây chèn ép vùng bỏng.
Bước 4: Bù nước, điện giải sau bỏng
Cho uống nước oresol nếu nạn nhân không nôn, không chướng bụng, vẫn
tỉnh táo. có thể cho uống nước chè đường ấm, nước cháo loãng, nước hoa quả, cho trẻ bú bình thường.
Bước 5: Nhanh chóng vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gấn nhất để được chăm sóc chuyên môn
Chú ý nếu bệnh nhân bỏng nặng cần vận chuyển bằng cáng, bằng ô tô. nếu
bỏng kết hợp với chấn thương, gãy xương cần cố định tạm thời vùng chấn thương
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
và xương bị gãy trước khi vận chuyển. nếu bỏng kèm theo chấn thương cột sống:
vận chuyển bệnh nhân trên ván cứng, cố định đầu. * Chú ý
- Sơ cứu nạn nhân bỏng điện:
+ Chỉ tiến hành sơ cứu vết thương bỏng sau khi nạn nhân đã có mạch đập,
thở trở lại. Việc quan trọng là nhanh chóng loại bỏ nguồn điện ra khỏi nạn nhân và
tiến hành hồi sinh tim phổi cơ bản
- Sơ cứu nạn nhân bỏng hóa chất:
+ Trong bỏng hóa chất, một số trường hợp có thể sử sụng các chất trung hòa
để bơm rửa vết bỏng, tuy nhiên trong sơ cấp cứu ngoài cộng đồng không khuyến
cáo sử dụng, chỉ sử dụng khi người sơ cấp cứu nắm rõ về bản chất tác nhân gây
bỏng, được huấn luyện thành thục.
+ Với bỏng do acid: dùng nước xà phòng hoặc natri bicarbonate 2-3%, nếu
không có thì dùng nước vôi trong để rửa.
+ Với bỏng do kiềm, vôi tôi: có thể dùng nước vắt chanh, dấm ăn, nên dùng
các dung dịch đường (glucose, đường ăn, đường mía, …) do dễ kiếm và dùng được với khối lượng lớn.
+ Với nạn nhân bỏng mắt do bất kì tác nhân nào chỉ nên dùng nước sạch, tốt
nhất là nước muối sinh lý rửa mắt trong thời gian từ 20-30 phút.
- Một số sai lầm trong sơ cứu bỏng
+ Không sử dụng nước đá lạnh, nhiệt độ thấp khiến thân nhiệt bị giảm dẫn
đến tình trạng mạch máu bị co lại khiến vết bỏng nghiêm trọng hơn. Đây là lỗi sai
phổ biến mà mọi người cần lưu ý để không mắc phải.
+ Bôi những loại truyền miệng như nước mắm, củ chuối, ... Đây là những
điều phản khoa học và không nên thực hiện theo, chúng chỉ khiến vết bỏng nghiêm trọng hơn.
+ Bôi kem đánh răng lên chỗ bị bỏng là một quan niệm sai lầm, trong kem
đánh răng có chứa một lượng ít base, khi thoa lên vùng bỏng chỉ khiến bệnh nhân đau đớn hơn.
+ Không làm vỡ các nốt phỏng để tránh tình trạng nhiễm trùng.
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
4. Cấp cứu say nắng, say nóng
4.1. Thế nào là say nắng, say nóng?
- Say nóng là tình trạng tăng thân nhiệt do tiếp xúc với nhiệt độ môi trường
tăng cao và/ hoặc tăng hoạt động thể lực quá mức, vượt quá khả năng điều hòa của
trung khu điều nhiệt dẫn đến rối loạn mất khả năng kiểm soát thân nhiệt. say nóng
có thể phát triển thành say nắng (sốc nhiệt).
- Say nóng thường gặp về buổi chiều có nhiều tia hồng ngoại, kết hợp với
làm việc ở những nơi nhiệt độ, độ ẩm cao, thông gió kém.
- Say nắng hay còn gọi là sốc nhiệt (heat troke) là tình trạng tăng thân nhiệt
nghiêm trọng (>40 độ c) kèm theo rối loạn hoạt động của các cơ quan như thần
kinh, tuần hoàn, hô hấp do tác động của nắng nóng và/ hoặc các hoạt động thể lực quá mức.
- Say nắng thường vào thời điểm giữa trưa trời nắng nóng gay gắt, và có
nhiều tia tử ngoại, kết hợp với làm việc dưới trời nắng nóng, độ ẩm cao, không khí lưu thông kém.
- Biểu hiện say nắng, say nóng:?
+ Sốt từ 40 độ C trở lên
+ Thay đổi về trạng thái tinh thần hoặc hành vi (như lú lẫn, kích động, nói lắp)
+ Chóng mặt và choáng váng
+ Da khô, nóng hoặc tăng tiết mồ hôi + Buồn nôn và ói mửa + Da ửng đỏ + Mạch đập nhanh
+ Yếu cơ hoặc chuột rút + Thở nhanh + Đau đầu + Vô thức + Co giật
4.2. Điều kiện thuận lợi say nắng, say nóng
- Trẻ em hoặc người già vì khả năng điều nhiệt, thích nghi kém với nắng nóng.
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
- Sự thiếu thích nghi với khí hậu nắng nóng.
- Tập luyện và làm việc trong môi trường nắng nóng.
- Mặc quần áo không phù hợp (quá dày, bó sát, không thấm nước, hấp thụ nhiệt…).
- Lao động trong môi trường nắng nóng, mất nước nhưng không uống đầy đủ
nước, hoặc môi trường quá nóng làm mất nước nhanh chóng.
- Đang dùng một số loại thuốc làm giảm tiết mồ hôi: lợi tiểu, chẹn beta,
kháng cholinergic, ethanol, kháng histamine.
- Một số tình trạng bệnh lý, sốt, rối loạn nội tiết tố, béo phì, …. 4.3. Xử trí (6)
Bước 1: Nhanh chóng gọi dịch vụ cấp cứu khẩn cấp 115 hoặc y tế địa phương.
Bước 2: Trong thời gian chờ xe cấp cứu, di chuyển người bị say nắng đến nơi râm mát.
Bước 3: Cởi bỏ bớt quần áo không cần thiết.
Bước 4: Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể.
Bước 5: Làm mát cơ thể bằng bất cứ cách nào như: xịt mát cơ thể bằng
nước, dùng quạt phun sương; đặt túi nước đá hoặc khăn mát lên vùng cổ, nách và
bẹn; cho người say nắng uống nước mát để bù nước (nếu có thể)…
Bước 6: Đánh giá mức độ tỉnh táo người say nắng (lay gọi, tiếp xúc…).
+ Nếu nạn nhân tỉnh táo thì cho nạn nhân uống bổ sung nước, chất điện giải…
+ Nếu nạn nhân chưa tỉnh táo tiếp tục làm mát cơ thể trong khi chờ xe cấp cứu.
+ Nếu nạn nhân bất tỉnh, không có dấu hiệu tuần hoàn (thở, ho hoặc cử
động) thì thực hiện hô hấp nhân tạo.
4.4. Phòng tránh say nắng, say nóng(8)
- Biện pháp 1: Khi phải ra ngoài khi trời nắng nóng, cần che kín cơ thể bằng
cách mặc quần áo rộng, nhẹ và sáng màu, đội mũ rộng vành, sử dụng kem chống nắng.
- Biện pháp 2: Uống đầy đủ nước khi trời nắng nóng hoặc phải lao động
nặng dưới ánh nắng mặt trời gay gắt. Thường xuyên uống nước dù chưa cảm thấy
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com) lOMoARcPSD|25518217
khát. Có thể uống nước có pha một chút muối hoặc uống dung dịch oresol, nước
trái cây, tránh xa nước ngọt có ga, đồ uống năng lượng.
- Biện pháp 3: Không làm việc quá lâu dưới trời nắng hoặc làm việc trong
môi trường nóng bức, tránh các hoạt động thể lực quá sức. Nên nghỉ ngơi định kỳ
sau khoảng 45 phút hay 1 tiếng làm việc liên tục ở nơi nắng nóng, nghỉ ngơi ở nơi
thoáng mát từ 10 - 15 phút.
- Biện pháp 4: Luôn trang bị đầy đủ các thiết bị chống nắng, chống nóng khi
lao động, làm việc dưới trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ bảo hộ, nón rộng vành, kính râm...
- Biện pháp 5: Tạo không gian thoáng mát trong môi trường làm việc, đặc
biệt ở các công xưởng, hầm, lò... rất có ý nghĩa trong việc phòng chống bị say nắng, say nóng.
- Biện pháp 6: Khi vừa đi nắng về, đây là thời điểm cơ thể tiết ra nhiều mồ
hôi, nhiệt cơ thể độ cao, nếu tắm ngay sẽ làm thay đổi thân nhiệt đột ngột, rất nguy
hiểm, có thể dẫn đến đột quỵ.
- Biện pháp 7: Vào mùa nắng nóng, chúng ta cần uống nhiều nước, ăn các
loại thức ăn mát, rau củ quả chứa nhiều kali như: rau đay, mồng tơi, rau má, cà
chua..., mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, dễ thoát mồ hôi.
- Biện pháp 8: Không được để trẻ em hoặc bất kỳ ai trong xe hơi đỗ, tắt
máy, trong thời tiết nắng nóng dù chỉ để trong thời gian ngắn, do nhiệt độ trong xe
hơi có thể tăng hơn 11 độ C chỉ trong 10 phút.
Downloaded by Van Le (mrl3v4n@gmail.com)