Lý thuyết ôn tập Chương 5. Điều hành bay - Hàng không dân dụng | Học viện Hàng Không Việt Nam

Lý thuyết ôn tập Chương 5. Điều hành bay - Hàng không dân dụng | Học viện Hàng Không Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

CHƯƠNG 5: QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH BAY
1. Khái quát về quản lý hoạt động bay
Hoạt động hàng không dân dụng không chỉ mang tính chất kinh tế đơn thuần
mà còn liên quan chặt chẽ đến quốc phòng, an ninh, an toàn xã hội và kinh tế đối
ngoại. Chính vì thế, mỗi quốc gia đều có những chính sách, quy định pháp luật cụ
thể nhằm quản lý hoạt động bay, đảm bảo diễn ra một cách thống nhất và đồng bộ.
Quản lý hoạt động bay bao gồm tổ chức, sử dụng vùng trời; cấp phép bay và
phối hợp quản lý hoạt động bay dân dụng và quân sự, dựa theo khoản 1 Điều 94
Luật Hàng không dân dụng năm 2006.
Đến năm 2014, điều luật này được sửa đổi bổ sung như sau: “Chính phủ quy
định chi tiết về tổ chức, sử dụng vùng trời; quản lý hoạt động bay tại cảng hàng
không, sân bay; cấp phép bay; phối hợp quản lý hoạt động bay dân dụng và quân
sự; quản lý hoạt động bay đặc biệt; quản lý chướng ngại vật hàng không”
1.1. Tổ chức, sử dụng vùng trời phục vụ hoạt động bay dân dụng
Vùng trời là khoảng không bên trong đường biên giới quốc gia. Giới hạn bên
ngoài vùng trời của một quốc gia được xác định bởi mặt phẳng thẳng đứng, vuông
góc từ đường biên giới quốc gia trên đất liền, từ ranh giới phía ngoài vùng tiếp
giáp lãnh hải của đất liền và các hải đảo hướng lên khoảng không vũ trụ.
Tổ chức vùng trời phục vụ hoạt động bay dân dụng gồm tổ chức, sử dụng
vùng trời phục vụ cho hoạt động bay dân dụng và phần vùng thông báo bay trên
biển quốc tế do quốc gia đó quản lý.
Vùng trời phục vụ cho hoạt động bay dân dụng gồm:
1) Vùng trời sân bay dân dụng và sân bay dùng chung giữa dân dụng và quân
sự (gọi tắt là vùng trời sân bay) là vùng trời trên sân bay, phục vụ cho tàu
bay cất cánh, hạ cánh, bay chờ trên sân bay. Vùng trời sân bay được quy
định có giới hạn ngang và giới hạn cao phù hợp với đặc điểm của từng sân
bay. Nó được thiếp lập dựa trên cơ sở của các yếu tố:
Bảo đảm an toàn cho hoạt động bay ở trong và xung quanh khu vực
sân bay.
Nhu cầu cất cánh, hạ cánh của các loại tàu bay khai thác.
Trang bị, thiết bị thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không.
2) Đường hàng không là khu vực trên không phục vụ các chuyến bay dân dụng,
có giới hạn xác định về độ cao, chiều rộng và được kiểm soát [9, tr.25].
Đường hàng không bao gồm đường hàng không quốc tế, đường hàng không
nội địa.
- Đường hàng không nội địa là đường hàng không có điểm đầu và điểm
cuối nằm trong lãnh thổ của quốc gia đó, có chiều rộng thường là 20km
và giới hạn thấp là độ cao bay an toàn thấp nhất.
- Đường hàng không quốc tế là đường hàng không có ít nhất một điểm
không nằm trong lãnh thổ của quốc gia nhưng trong vùng trời của quốc
gia đó quản lý. Đường hàng không quốc tế thường có chiều rộng là
30km, giới hạn thấp là độ cao bay an toàn thấp nhất.
3) Khu vực phục vụ cho hoạt động hàng không chung được xác định cho từng
loại hình khai thác, có giới hạn ngang, giới hạn cao; có quy tắc, phương thức
bay và các yêu cầu chung về cung cấp dịch vụ đảm bảo hoạt động bay.
4) Khu vực xả nhiên liệu, thả hành lý, hàng hóa dành cho tàu bay dân dụng
được thiết lập cho từng sân bay có hoạt động bay dân dụng, có giới hạn
ngang, giới hạn cao được quy định tại Quy chế bay trong khu vực sân bay.
Việc thiết lập khu vực này phải đảm bảo an toàn, vệ sinh, môi trường cho
người, tài sản và công trình ở mặt đất.
5) Phần vùng thông báo bay trên biển quốc tế do quốc gia đó quản lý là khu
vực trên không trên biển quốc tế không có kích thước xác định mà tại đó
dịch vụ thông báo bay và dịch vụ báo động sẽ được cung cấp, tức là máy bay
khi bay qua vùng này cần phải cung cấp thông tin cần thiết cho việc quản lý
và điều hành chuyến bay an toàn, hiệu quả, báo động cho các cơ quan có
trách nhiệm khi một máy bay cần cựu trợ hay bị tai nạn để tìm kiếm cứu
nạn.
6) Khu vực trách nhiệm quản lý, điều hành bay là khu vực kiểm soát trên
không, mặt đất, bao gồm khu vực kiểm soát mặt đất, khu vực kiểm soát tại
sân bay, khu vực kiểm soát tiếp cận, khu vực kiểm soát đường dài và khu
vực tư vấn không lưu; được xác định trên cơ sở các yếu tố:
Bảo đảm cung cấp đầy đủ thông tin cho tàu bay hoạt động.
Kiểu loại và mật độ hoạt động bay.
Đặc điểm địa hình và điều kiện khí tượng khu vực.
Hoạt động của các đơn vị quản lý, điều hành bay dân dụng và quân
sự.
Ở nước ta, Bộ Giao thông vận tải quản lý việc tổ chức khai thác đường hàng
không, vùng trời sân bay dân dụng, khu vực bay trong vùng trời Việt Nam và vùng
thông báo bay do Việt Nam quản lý. Việc tổ chức khai thác vùng trời chung và
quân sự phải có sự thống nhất của Bộ Quốc phòng.
Việc thiết lập, điều chỉnh, hủy bỏ khu vực cấm, hạn chế bay, Chính phủ quyết
định trên đề nghị Bộ Quốc phòng sau khi có ý kiến của Bộ Giao thông vận tải.
Đường hàng không nội địa là đường hàng không có điểm đầu và điểm cuối
nằm trong lãnh thổ Việt Nam, chiều rộng 20km, giới hạn thấp là độ cao bay an toàn
thấp nhất. Đường hàng không quốc tế có chiều rộng là 30km, trong phần vùng
thông báo bay là 90km; giới hạn thấp là độ cao bay an toàn thấp nhất.
Việc thiết lập, điều chỉnh, hủy bỏ đường hàng không trong nước có sự chấp
thuận của Bộ Quốc phòng; với đường hàng không quốc tế phải có sự thỏa thuận
của ICAO.
1.2. Cấp phép bay
Tàu bay hoạt động trong lãnh thổ bất kỳ quốc gia nào cũng phải được các
quan thẩm quyền của quốc gia đó cấp phép bay. Phép bay văn bản hoặc
hiệu lệnh do cơ quan nhà nướcthẩm quyền cấp, xác định điều kiệngiới hạn
được phép hoạt động của tàu bay” [9, tr. 26].
Phép bay cấp cho các chuyến bay phải đáp ứng các yêu cầu về quốc phòng, an
ninh, an toàn hàng không; trật tự lợi ích công cộng; phù hợp với khả năng đáp
ứng của hệ thống bảo đảm hoạt động bay, các cảng hàng không, sân bay. Riêng đối
với các chuyến bay vận chuyển hàng không thương mại thường lệ còn phải căn cứ
vào quyền vận chuyển hàng không được cấp. Nội dung phép bay bao gồm:
a) Tên, địa chỉ của người được cấp phép bay; tên, địa chỉ của người khai thác
tàu bay;
b) Số phép bay được cấp;
c) Kiểu loại tàu bay, số hiệu chuyến bay, số hiệu đăng kýquốc tịch của tàu
bay;
d) Hành trình bay hoặc khu vực bay phục vụ hoạt động hàng không chung;
đ) Đường hàng không; điểm bay vào, bay ra vùng trời Việt Nam;
e) Thời gian dự kiến cất, hạ cánh hoặc thời gian dự kiến bay qua các điểm bay
ra, bay vào vùng trời (thời gian được tính là hai mươi bốn (24) giờ trong ngày và
giờ quốc tế UTC);
g) Mục đích của chuyến bay;
h) Giá trị thời gian thực hiện của phép bay;
i) Việc chỉ định cơ quan điều hành bay (nếu cần thiết);
k) Các quy định khác của phép bay
Để phép bay, người đề nghị cấp phép bay (người khai thác tàu bay, người
vận chuyển hoặc người được ủy quyền) phải gửi đơn đề nghị cấp phép bay đến
quan cấp phép bay. Đơn đề nghị cấp phép bay bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ bưu điện, địa chỉ điện tín của người khai thác tàu bay, người
vận chuyển;
b) Kiểu loại tàu bay, số hiệu chuyến bay, số hiệu đăng ký, quốc tịch tàu bay và
trọng lượng cất cánh tối đa;
c) Hành trình bay hoặc khu vực bay phục vụ hoạt động hàng không chung;
d) Đường hàng không; điểm bay vào, bay ra vùng trời Việt Nam;
đ) Ngày thực hiện chuyến bay; thời gian dự kiến cất cánh, hạ cánh hoặc thời
gian dự kiến bay qua điểm bay vào, bay ra vùng trời Việt Nam (thời gian được tính
là hai mươi bốn (24) giờ trong ngày và là giờ quốc tế UTC);
e) Mục đích của chuyến bay;
g) Số lượng ghế và trọng tải cung ứng;
h) Sơ đồ bay (đối với chuyến bay hoạt động hàng không chung.
Hình ảnh ví dụ các thông tin cần có trong giấy tờ phép bay
Việt Nam, theo quy định hiện hành, Bộ Ngoại giao cấp phép bay cho
chuyến bay chuyên nước ngoài. Bộ Quốc phòng cấp phép bay cho các chuyến
bay của tàu bay quân sự của Việt Nam, nước ngoài thực hiện hoạt động bay dân dụng
tại Việt Nam và chuyến bay của tàu bay không người lái. Bộ Giao thông vận tải cấp
phép bay cho chuyến bay thực hiện hoạt động bay dân dụng, bao gồm chuyến bay
của tàu bay Việt Nam và nước ngoài nhằm mục đích dân dụng; chuyến bay chuyên
cơ của Việt Nam, chuyến bay hộ tống hoặc tiền trạm cho chuyến bay chuyên cơ đó.
Trong quy định gần đây nhất vừa thay đổi vào 2021 của cục hàng không Việt
Nam CAA, cục đã có một số thay đổi dành cho công tác đảm bảo chuyến bay
chuyên cơ, thay đối và cải thiện một số còn thiếu trong nghị định cũ:
“ Chính phủ vừa ban hành Nghị định 96/2021/NĐ-CP về công tác bảo đảm
chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang để thay thế Nghị định số 03/2009/NĐ-CP
ngày 09/01/2009. Nghị định này quy định về công tác bảo đảm chuyến bay chuyên
cơ, chuyên khoang của Việt Nam và chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài bay
trong vùng trời Việt Nam và vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý. Chuyến bay
chuyên cơ, chuyên khoang phải bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối; bảo đảm tiêu
chuẩn chuyên cơ, chuyên khoang theo quy định; bảo đảm bí mật kế hoạch đảm
bảo an ninh cho đối tượng chuyên cơ, chuyên khoang theo quy định của pháp luật;
bảo đảm nghi lễ đón, tiễn chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang theo quy định.
Đối tượng được phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt
Nam gồm: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ
tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và các đối tượng được quy định tại Điều 8 của Nghị định gồm: các
chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài chở người đứng đầu Nhà nước, cơ quan lập
pháp, Chính phủ các nước thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước, thăm chính thức,
thăm làm việc, thăm cá nhân tại Việt Nam.
Cơ quan có thẩm quyền thông báo chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của
Việt Nam là: Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng
Chính phủ, Văn phòng Quốc hội và Ban Đối ngoại Trung ương Đảng.
quan có thẩm quyền thông báo chuyến bay chuyên cơ nước ngoài, ngoài
05 cơ quan nêu trên, còn bao gồm Cục Đối ngoại-Bộ Quốc phòng và Cục Lãnh sự,
Cục Lễ tân Nhà nước- Bộ Ngoại giao.
Chính phủ giao Cục Hàng không Việt Nam trách nhiệm đầu mối tiếp
nhận, triển khai nhiệm vụ bảo đảm chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt
nam do hãng hàng không của Việt Nam thực hiện chuyến bay chuyên của
nước ngoài. Chỉ đạo giám sát các quan, đơn vị trong Ngành hàng không thực
hiện và phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang theo tiêu chuẩn an ninh, an
toàn; cấp phép bay cho chuyến bay chuyên của Việt Nam do các hãng hàng
không của Việt Nam thực hiện theo quy định, chuyến bay chuyên của nước
ngoài bay qua vùng trời Việt Nam và vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý.
Đồng thời phối hợp với các quan, đơn vị liên quan của Việt Nam nước
ngoài xử lý các tình huống trong quá trình thực hiện công tác bảo đảm chuyến bay
chuyên cơ, chuyên khoang và triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao.
Trong trường hợp bên nước ngoài yêu cầu áp dụng tiêu chuẩn, quy trình
phục vụ khác với quy định của Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam chủ trì, phối
hợp với các quan, đơn vị tổ chức liên quan căn cứ theo quy định hiện hành,
tình hình thực tế khả năng đáp ứng báo cáo quan của Việt Nam thẩm
quyền thông báo chuyến bay chuyên cơ để thống nhất với phía nước ngoài.
Nghị định hiệu lực kể từ ngày 02/11/2021. Nội dung chi tiết của Nghị định
96/2021/NĐ-CP ngày 02/11/2021” ( Theo Caa.gov.vn ).
1.3. Phối hợp quản lý hoạt động bay dân dụng và quân sự
Trong quản lý hoạt động bay, cần thiết phải có sự phối hợp giữa quản lý hoạt
động bay dân dụng và quân sự nhằm bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, an
toàn và hiệu quả của hoạt động hàng không dân dụng trên cơ sở luật pháp của các
quốc gia.
Ở Việt Nam, nội dung phối hợp trong quản lý hoạt động bay được quy định
tại điều 91 của Luật HKDD Việt Nam, bao gồm:
1) Tổ chức vùng trời, thiết lập đường hàng không và xây dựng phương thức bay.
2) Sử dụng vùng trời; quản lý hoạt động bay dân dụng ngoài đường hàng không và
vùng trời sân bay.
3) Cấp phép bay, lập kế hoạch bay và thông báo tin tức về hoạt động bay.
4) Sử dụng các dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.
5) Tìm kiếm, cứu nạn.
6) Quản lý hoạt động bay đặc biệt, bao gồm bay để chụp ảnh, thăm dò địa chất,
quay phim từ trên không, thao diễn, luyện tập, thử nghiệm, sử dụng phương tiện
liên lạc vô tuyến điện ngoài thiết bị của tàu bay và bay vào khu vực hạn chế bay.
Sử dụng máy bay không người lái để chụp lấy thông tin dữ liệu về vị trí 1 vùng
2. Dịch vụ đảm bảo hoạt động bay
2.1. Khái quát về dịch vụ đảm bảo hoạt động bay
Dịch vụ bảo đảm hoạt động bay dịch vụ cần thiết để bảo đảm an toàn, điều
hoà, liên tục hiệu quả cho hoạt động bay. Dịch vụ bảo đảm hoạt động bay bao
gồm dịch vụ không lưu, dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát, dịch vụ khí tượng;
dịch vụ thông báo tin tức hàng không và dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn [9, tr.29].
Dịch vụ không lưu bao gồm dịch vụ điều hành bay, dịch vụ thông báo bay,
dịch vụ vấn không lưu dịch vụ báo động. Tàu bay hoạt động trong một vùng
trời xác định phải được điều hành bởi một cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, ở nước ta hiện nay dịch vụ bảo đảm
hoạt động bay là dịch vụ công ích và dịch vụ không lưu do doanh nghiệp nhà nước
cung cấp.
2.2 Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đảm bảo hoạt động bay
Dịch vụ bảo đảm hoạt động bay là dịch vụ cần thiết để bảo đảm an toàn, liên
tục và hiệu quả cho hoạt động bay, bao gồm dịch vụ không lưu; dịch vụ thông tin,
dẫn đường, giám sát; dịch vụ khí tượng; dịch vụ thông báo tin tức hàng không;
dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn. Dịch vụ bảo đảm hoạt động baylà dịch vụ công ích.
Theo quy định pháp luật hiện hành, việc cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động
bay là một trong hai hoạt động thuộc nội dung bảo đảm hoạt động bay. Theo đó,
quá trình cung cấp dịch vụ có mối liên hệ mật thiết với công tác tổ chức và quản lý
bảo đảm hoạt động bay cụ thể là chất lượng dịch vụ bảo đảm hoạt động bay được
giám sát, đánh giá bởi cơ quan tổ chức và quản lý bảo đảm hoạt động bay. Pháp
luật hiện nay trao thẩm quyền này cho Bộ Giao thông vận tải.
Ở nước ta, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay phải có các
cơ sở cung cấp dịch vụ và hệ thống kỹ thuật, thiết bị được Bộ Giao thông vận tải
cấp giấy phép khai thác. Doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép khai thác phải nộp lệ
phí. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu được thành lập khi có đủ các điều
kiện sau đây:
1) Phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển ngành HKDD;
2) Có phương án về tổ chức bộ máy phù hợp;
3) Có phương án về kết cấu hạ tầng và hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị phù
hợp;
4) Có phương án về đội ngũ nhân viên được cấp giấy phép, chứng chỉ phù hợp để
vận hành khai thác hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị và tài liệu hướng dẫn khai
thác.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo đảm hoạt động bay Điều 23:
1. Được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép khai thác cơ sở cung cấp dịch
vụ bảo đảm hoạt động bay và hệ thống kỹ thuật, thiết bị khi đáp ứng các yêu cầu về
hệ thống kỹ thuật, trang thiết bị, quy trình khai thác đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn
kỹ thuật chuyên ngành hàng không dân dụng.
2. Đáp ứng các điều kiện về vốn như sau:
a) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu, dịch vụ thông báo tin tức hàng
không, dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn phải là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước;
b) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin dẫn đường giám sát, dịch vụ khí
tượng hàng không có tỷ lệ vốn nhà nước không được thấp hơn 65% vốn điều lệ và
tỷ lệ vốn góp của cá nhân, tổ chức nước ngoài chiếm không quá 30% vốn điều lệ
của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đảm bảo hoạt động bay bao gồm doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ không lưu và các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ thông tin,
dẫn đường, giám sát, dịch vụ khí tượng, dịch vụ thông báo tin tức hàng không, dịch
vụ tìm kiếm, cứu nạn. Ở nước ta doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu là
doanh nghiệp Nhà nước. Còn các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ thông tin, dẫn
đường, giám sát, dịch vụ khí tượng, dịch vụ thông báo tin tức hàng không, dịch vụ
tìm kiếm, cứu nạn được Bộ Giao thông vận tải giao hoặc theo hợp đồng.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu điều hành chuyến bay thực hiện
hoạt động hàng không dân dụng và chuyến bay khác do cơ quan cấp phép bay uỷ
nhiệm bằng văn bản phụ thuộc vào khả năng cung cấp dịch vụ của mình.
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu ở Việt
Nam được quy định tại Điều 98 của Luật HKDD Việt Nam:
1) Cung cấp đầy đủ và liên tục dịch vụ không lưu.
2) Cung cấp các dịch vụ bảo đảm hoạt động bay khác theo nhiệm vụ được Bộ
Giao thông vận tải giao.
3) Duy trì liên lạc và phối hợp chặt chẽ với các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu
của quốc gia lân cận để cung cấp dịch vụ điều hành bay, bảo đảm an toàn, điều
hoà, liên tục và hiệu quả cho hoạt động của tàu bay trên các đường hàng không và
vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý.
4) Tuân thủ quy định về quản lý, sử dụng và bảo vệ vùng trời, Quy chế không lưu
HKDD và các tài liệu hướng dẫn bảo đảm hoạt động bay.
5) Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị quản lý vùng trời, quản lý bay thuộc Bộ
Quốc phòng để bảo đảm an toàn cho hoạt động bay dân dụng.
6) Tham gia, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc xử lý các tình
huống khẩn nguy, can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động HKDD và tác chiến phòng
không.
7) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Khu vực trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu khu
vực kiểm soát trên không, mặt đất, bao gồm khu vực kiểm soát mặt đất, khu vực
kiểm soát tại sân bay, khu vực kiểm soát tiếp cận, khu vực kiểm soát đường dài và
khu vực vấn không lưu. Giới hạn ngang giới hạn cao của các khu vực này
được xác định trên sở: Bảo đảm cung cấp đầy đủ thông tin cho tàu bay hoạt
động; mật độ hoạt động bay; đặc điểm địa hình điều kiện khí tượng khu vực…
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị
liên quan để quản lý, điều hành hoạt động bay dân dụng điều hành chuyến
bay thực hiện hoạt động hàng không dân dụng, chuyến bay khác do quan cấp
phép bay uỷ nhiệm bằng văn bản phụ thuộc vào khả năng cung cấp dịch vụ của
mình.
Khu vực trách nhiệm kiểm soát trên không của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
không lưu được phân theo chất lượng cung cấp dịch vụ không lưu loại quy tắc
bay. Có 7 loại vùng trời không lưu là A, B, C, D, E, F, G.
a) Vùng trời không lưu loại A là vùng trời chỉ cho phép thực hiện chuyến bay
theo quy tắc bay bằng thiết bị ( ), các chuyến bay được cung cấp dịch vụ kiểmIFR
soát không lưu và phân cách với nhau.
b) Vùng trời không lưu loại B là vùng trời cho phép thực hiện chuyến bay IFR
và theo quy tắc bay bằng mắt ( ), các chuyến bay được cung cấp dịch vụ kiểmVFR
soát không lưu và phân cách với nhau.
c) Vùng trời không lưu loại C vùng trời cho phép thực hiện chuyến bay
IFR VFR và chuyến bay ; các chuyến bay được cung cấp dịch vụ kiểm soát không
lưu; chuyến bay được phân cách với chuyến bay khác chuyến bayIFR IFR
VFR VFR; chuyến bay được phân cách với chuyến bay IFR và được thông báo tin
tức về chuyến bay khác.VFR
d) Vùng trời không lưu loại D vùng trời cho phép thực hiện chuyến bay
IFR VFR và chuyến bay ; các chuyến bay được cung cấp dịch vụ kiểm soát không
lưu; chuyến bay được phân cách với chuyến bay khác và được thông báoIFR IFR
về chuyến bay ; chuyến bay nhận được thông báo về các chuyến bayVFR VFR
khác.
d) Vùng trời không lưu loại E vùng trời cho phép thực hiện chuyến bay
IFR VFR IFR và chuyến bay ; chuyến bay được cung cấp dịch vụ kiểm soát không
lưu phân cách với chuyến bay khác; các chuyến bay được thông báo vềIFR
hoạt động bay tuỳ theo điều kiện thực tế cho phép; vùng trời không lưu loại E
không được sử dụng như là khu vực trách nhiệm kiểm soát.
e) Vùng trời không lưu loại F là vùng trời cho phép thực hiện chuyến bay IFR
chuyến bay ; các chuyến bay được phân cách nếu điều kiện thực tếVFR IFR
cho phép và các chuyến bay nhận được dịch vụ thông báo bay nếu có yêu cầu.
g) Vùng trời không lưu loại G vùng trời cho phép thực hiện chuyến bay
IFR VFR và chuyến bay và được cung cấp dịch vụ thông báo bay nếu có yêu cầu.
3. Hệ thống quản lý, điều hành hoạt động bay ở Việt Nam
Việt Nam đang quản lý và điều hành các hoạt động bay trong vùng trời có diện
tích khoảng 1.200.000 km thuộc 02 vùng thông báo bay (
2
FIR) là FIR Hà Nội và FIR
Hồ Chí Minh. 25 tuyến bay nội địa 34 tuyến bay quốc tế nằm trong hai FIR
này. Đâyhaing FIR có các đường bay với mật độ bay khá cao, chiếm vị tquan
trọng đối với các hoạt động bay trên khu vực biển Đông cũng như khu vực Châu Á -
Thái Bình Dương.
Trung tâm quản bay đường dài TP.Hồ Chí Minh thuộc Tổng Công ty Quản
bay miền Nam chịu trách nhiệm quản lý, hướng dẫn không lưu nằm trong FIR
Hồ Chí Minh
Hạ tầng đảm bảo hoạt động bay gồm:
1) Các sở kiểm soát không lưu 2 trung tâm kiểm soát đường dài
ACC/Hà Nội ACC/Hồ Chí Minh, 3 cơ quan kiểm soát tiếp cận APP/Nội Bài,
APP/Tân Sơn Nhất, APP/Đà Nẵng
2) Các mạng kỹ thuật thông tin, dẫn đưỡng, giám sát hàng không 49 đài
dẫn đường VOR/DME, NDB, ILS và 9 trạm radar giám sát;
3) Cơ sở khí tượng hàng không và cơ sở tìm kiếm cứu nạn
Vùng thông báo bay
Nhìn chung hệ thống các trang thiết bị (thông tin, dẫn đường, giám sát) đều
mức tiên tiến, đạt trình độ khu vực thế giới. Các sở hạ tầng quản bay đều
được trang đáp ứng tiêu chuẩn đầy đủ năng lực kiểm soát, điều hànhICAO
các hoạt động bay trong vùng trời do Việt Nam quản lý. Trình độ quản không
lưu của Việt Nam được xếp vào loại khá của khu vực. Tuy nhiên chấtợng dịch vụ
quản lý bay của Việt Nam ca thực sự đồng đều. Các dịch vụ không báo, khí tượng,
tìm kiến cứu nạn mặc dù ở mức đáp ứng theo qui định của ICAO nhưng chất lượng
chưa cao; tổ chức thực hiện không báo chưa hoàn chỉnh, cơ sở pháp lý còn thiếu.
Thực hiện chức năng đảm bảo hoạt động bay
nước ta hiện nay là Tổng công ty đảm bảo hoạt động bay
Việt Nam. Tổng công ty này được thành lập năm 2008
trên sở tổ chức lại Trung tâm Quản bay dân dụng
Việt Nam. Tổng công ty đảm bảo hoạt động bay Việt
Nam nhiệm vụ: cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm hoạt động bay; thiết kế thi
công xây dựng, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa trang, thiết bị bảo đảm hoạt động bay;
sản xuất các linh kiện phụ tùng vật tư; nghiên cứu ứng dụng chuyển giao công
nghệ bảo đảm công nghệ bảo đảm bay. Trực thuộc Tổng công ty đảm bảo hoạt
động bay Việt Nam hiện nay gồm các Công ty Bảo đảm hoạt động bay miền
Bắc, Trung, Nam, Trung tâm Hiệp đồng điều hành bay, Công ty dịch vụ Kỹ thuật
bảo đảm hoạt động bay và Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng không.
Thống mới nhất của Cục Hàng không Việt Nam cho thấy, trong tháng
7/2022, tổng chuyến bay khai thác của các hãng hàng không đạt 33.238 chuyến,
tăng 781,2% so với cùng kỳ năm 2021 7,9% so với tháng 6/2022. Thị trường
hàng không Việt Nam đang ghi nhận tốc độ phục hồi bứt phá đáng kinh ngạc
sau dịch bệnh.
Định hướng trong thời gian tới các dịch vụ đảm bảo hoạt động bay như:
không lưu; thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không; khí tượngtìm kiếm cứu
nạn hàng không tiếp tục được Nhà nước đầu tư phát triển đồng bộ đáp ứng yêu cầu
phát triển của vận tải hàng không đạt chất lượng dịch vụ theo các tiêu chuẩn
quốc tế.
| 1/17

Preview text:

CHƯƠNG 5: QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH BAY
1. Khái quát về quản lý hoạt động bay
Hoạt động hàng không dân dụng không chỉ mang tính chất kinh tế đơn thuần
mà còn liên quan chặt chẽ đến quốc phòng, an ninh, an toàn xã hội và kinh tế đối
ngoại. Chính vì thế, mỗi quốc gia đều có những chính sách, quy định pháp luật cụ
thể nhằm quản lý hoạt động bay, đảm bảo diễn ra một cách thống nhất và đồng bộ.
Quản lý hoạt động bay bao gồm tổ chức, sử dụng vùng trời; cấp phép bay và
phối hợp quản lý hoạt động bay dân dụng và quân sự, dựa theo khoản 1 Điều 94
Luật Hàng không dân dụng năm 2006.
Đến năm 2014, điều luật này được sửa đổi bổ sung như sau: “Chính phủ quy
định chi tiết về tổ chức, sử dụng vùng trời; quản lý hoạt động bay tại cảng hàng
không, sân bay; cấp phép bay; phối hợp quản lý hoạt động bay dân dụng và quân
sự; quản lý hoạt động bay đặc biệt; quản lý chướng ngại vật hàng không”
1.1. Tổ chức, sử dụng vùng trời phục vụ hoạt động bay dân dụng
Vùng trời là khoảng không bên trong đường biên giới quốc gia. Giới hạn bên
ngoài vùng trời của một quốc gia được xác định bởi mặt phẳng thẳng đứng, vuông
góc từ đường biên giới quốc gia trên đất liền, từ ranh giới phía ngoài vùng tiếp
giáp lãnh hải của đất liền và các hải đảo hướng lên khoảng không vũ trụ.
Tổ chức vùng trời phục vụ hoạt động bay dân dụng gồm tổ chức, sử dụng
vùng trời phục vụ cho hoạt động bay dân dụng và phần vùng thông báo bay trên
biển quốc tế do quốc gia đó quản lý.
Vùng trời phục vụ cho hoạt động bay dân dụng gồm:
1) Vùng trời sân bay dân dụng và sân bay dùng chung giữa dân dụng và quân
sự (gọi tắt là vùng trời sân bay) là vùng trời trên sân bay, phục vụ cho tàu
bay cất cánh, hạ cánh, bay chờ trên sân bay. Vùng trời sân bay được quy
định có giới hạn ngang và giới hạn cao phù hợp với đặc điểm của từng sân
bay. Nó được thiếp lập dựa trên cơ sở của các yếu tố:
 Bảo đảm an toàn cho hoạt động bay ở trong và xung quanh khu vực sân bay.
 Nhu cầu cất cánh, hạ cánh của các loại tàu bay khai thác.
 Trang bị, thiết bị thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không.
2) Đường hàng không là khu vực trên không phục vụ các chuyến bay dân dụng,
có giới hạn xác định về độ cao, chiều rộng và được kiểm soát [9, tr.25].
Đường hàng không bao gồm đường hàng không quốc tế, đường hàng không nội địa.
- Đường hàng không nội địa
là đường hàng không có điểm đầu và điểm
cuối nằm trong lãnh thổ của quốc gia đó, có chiều rộng thường là 20km
và giới hạn thấp là độ cao bay an toàn thấp nhất.
- Đường hàng không quốc tế
là đường hàng không có ít nhất một điểm
không nằm trong lãnh thổ của quốc gia nhưng trong vùng trời của quốc
gia đó quản lý. Đường hàng không quốc tế thường có chiều rộng là
30km, giới hạn thấp là độ cao bay an toàn thấp nhất.
3) Khu vực phục vụ cho hoạt động hàng không chung được xác định cho từng
loại hình khai thác, có giới hạn ngang, giới hạn cao; có quy tắc, phương thức
bay và các yêu cầu chung về cung cấp dịch vụ đảm bảo hoạt động bay.
4) Khu vực xả nhiên liệu, thả hành lý, hàng hóa dành cho tàu bay dân dụng
được thiết lập cho từng sân bay có hoạt động bay dân dụng, có giới hạn
ngang, giới hạn cao được quy định tại Quy chế bay trong khu vực sân bay.
Việc thiết lập khu vực này phải đảm bảo an toàn, vệ sinh, môi trường cho
người, tài sản và công trình ở mặt đất.
5) Phần vùng thông báo bay trên biển quốc tế do quốc gia đó quản lý là khu
vực trên không trên biển quốc tế không có kích thước xác định mà tại đó
dịch vụ thông báo bay và dịch vụ báo động sẽ được cung cấp, tức là máy bay
khi bay qua vùng này cần phải cung cấp thông tin cần thiết cho việc quản lý
và điều hành chuyến bay an toàn, hiệu quả, báo động cho các cơ quan có
trách nhiệm khi một máy bay cần cựu trợ hay bị tai nạn để tìm kiếm cứu nạn.
6) Khu vực trách nhiệm quản lý, điều hành bay là khu vực kiểm soát trên
không, mặt đất, bao gồm khu vực kiểm soát mặt đất, khu vực kiểm soát tại
sân bay, khu vực kiểm soát tiếp cận, khu vực kiểm soát đường dài và khu
vực tư vấn không lưu; được xác định trên cơ sở các yếu tố:
 Bảo đảm cung cấp đầy đủ thông tin cho tàu bay hoạt động.
 Kiểu loại và mật độ hoạt động bay.
 Đặc điểm địa hình và điều kiện khí tượng khu vực.
 Hoạt động của các đơn vị quản lý, điều hành bay dân dụng và quân sự.
Ở nước ta, Bộ Giao thông vận tải quản lý việc tổ chức khai thác đường hàng
không, vùng trời sân bay dân dụng, khu vực bay trong vùng trời Việt Nam và vùng
thông báo bay do Việt Nam quản lý. Việc tổ chức khai thác vùng trời chung và
quân sự phải có sự thống nhất của Bộ Quốc phòng.
Việc thiết lập, điều chỉnh, hủy bỏ khu vực cấm, hạn chế bay, Chính phủ quyết
định trên đề nghị Bộ Quốc phòng sau khi có ý kiến của Bộ Giao thông vận tải.
Đường hàng không nội địa là đường hàng không có điểm đầu và điểm cuối
nằm trong lãnh thổ Việt Nam, chiều rộng 20km, giới hạn thấp là độ cao bay an toàn
thấp nhất. Đường hàng không quốc tế có chiều rộng là 30km, trong phần vùng
thông báo bay là 90km; giới hạn thấp là độ cao bay an toàn thấp nhất.
Việc thiết lập, điều chỉnh, hủy bỏ đường hàng không trong nước có sự chấp
thuận của Bộ Quốc phòng; với đường hàng không quốc tế phải có sự thỏa thuận của ICAO.
1.2. Cấp phép bay
Tàu bay hoạt động trong lãnh thổ bất kỳ quốc gia nào cũng phải được các cơ
quan có thẩm quyền của quốc gia đó cấp phép bay. “Phép bay là văn bản hoặc
hiệu lệnh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, xác định điều kiện và giới hạn
được phép hoạt động của tàu bay” [9, tr. 26].
Phép bay cấp cho các chuyến bay phải đáp ứng các yêu cầu về quốc phòng, an
ninh, an toàn hàng không; trật tự và lợi ích công cộng; phù hợp với khả năng đáp
ứng của hệ thống bảo đảm hoạt động bay, các cảng hàng không, sân bay. Riêng đối
với các chuyến bay vận chuyển hàng không thương mại thường lệ còn phải căn cứ
vào quyền vận chuyển hàng không được cấp. Nội dung phép bay bao gồm:
a) Tên, địa chỉ của người được cấp phép bay; tên, địa chỉ của người khai thác tàu bay;
b) Số phép bay được cấp;
c) Kiểu loại tàu bay, số hiệu chuyến bay, số hiệu đăng ký và quốc tịch của tàu bay;
d) Hành trình bay hoặc khu vực bay phục vụ hoạt động hàng không chung;
đ) Đường hàng không; điểm bay vào, bay ra vùng trời Việt Nam;
e) Thời gian dự kiến cất, hạ cánh hoặc thời gian dự kiến bay qua các điểm bay
ra, bay vào vùng trời (thời gian được tính là hai mươi bốn (24) giờ trong ngày và là giờ quốc tế UTC);
g) Mục đích của chuyến bay;
h) Giá trị thời gian thực hiện của phép bay;
i) Việc chỉ định cơ quan điều hành bay (nếu cần thiết);
k) Các quy định khác của phép bay
Để có phép bay, người đề nghị cấp phép bay (người khai thác tàu bay, người
vận chuyển hoặc người được ủy quyền) phải gửi đơn đề nghị cấp phép bay đến cơ
quan cấp phép bay. Đơn đề nghị cấp phép bay bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ bưu điện, địa chỉ điện tín của người khai thác tàu bay, người vận chuyển;
b) Kiểu loại tàu bay, số hiệu chuyến bay, số hiệu đăng ký, quốc tịch tàu bay và
trọng lượng cất cánh tối đa;
c) Hành trình bay hoặc khu vực bay phục vụ hoạt động hàng không chung;
d) Đường hàng không; điểm bay vào, bay ra vùng trời Việt Nam;
đ) Ngày thực hiện chuyến bay; thời gian dự kiến cất cánh, hạ cánh hoặc thời
gian dự kiến bay qua điểm bay vào, bay ra vùng trời Việt Nam (thời gian được tính
là hai mươi bốn (24) giờ trong ngày và là giờ quốc tế UTC);
e) Mục đích của chuyến bay;
g) Số lượng ghế và trọng tải cung ứng;
h) Sơ đồ bay (đối với chuyến bay hoạt động hàng không chung.
Hình ảnh ví dụ các thông tin cần có trong giấy tờ phép bay
Ở Việt Nam, theo quy định hiện hành, Bộ Ngoại giao cấp phép bay cho
chuyến bay chuyên cơ nước ngoài. Bộ Quốc phòng cấp phép bay cho các chuyến
bay của tàu bay quân sự của Việt Nam, nước ngoài thực hiện hoạt động bay dân dụng
tại Việt Nam và chuyến bay của tàu bay không người lái. Bộ Giao thông vận tải cấp
phép bay cho chuyến bay thực hiện hoạt động bay dân dụng, bao gồm chuyến bay
của tàu bay Việt Nam và nước ngoài nhằm mục đích dân dụng; chuyến bay chuyên
cơ của Việt Nam, chuyến bay hộ tống hoặc tiền trạm cho chuyến bay chuyên cơ đó.
Trong quy định gần đây nhất vừa thay đổi vào 2021 của cục hàng không Việt
Nam CAA, cục đã có một số thay đổi dành cho công tác đảm bảo chuyến bay
chuyên cơ, thay đối và cải thiện một số còn thiếu trong nghị định cũ:
“ Chính phủ vừa ban hành Nghị định 96/2021/NĐ-CP về công tác bảo đảm
chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang để thay thế Nghị định số 03/2009/NĐ-CP
ngày 09/01/2009. Nghị định này quy định về công tác bảo đảm chuyến bay chuyên
cơ, chuyên khoang của Việt Nam và chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài bay
trong vùng trời Việt Nam và vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý. Chuyến bay
chuyên cơ, chuyên khoang phải bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối; bảo đảm tiêu
chuẩn chuyên cơ, chuyên khoang theo quy định; bảo đảm bí mật kế hoạch đảm
bảo an ninh cho đối tượng chuyên cơ, chuyên khoang theo quy định của pháp luật;
bảo đảm nghi lễ đón, tiễn chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang theo quy định.

Đối tượng được phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt
Nam gồm: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ
tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và các đối tượng được quy định tại Điều 8 của Nghị định gồm: các
chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài chở người đứng đầu Nhà nước, cơ quan lập
pháp, Chính phủ các nước thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước, thăm chính thức,
thăm làm việc, thăm cá nhân tại Việt Nam.

Cơ quan có thẩm quyền thông báo chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của
Việt Nam là: Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng
Chính phủ, Văn phòng Quốc hội và Ban Đối ngoại Trung ương Đảng.
Cơ quan có thẩm quyền thông báo chuyến bay chuyên cơ nước ngoài, ngoài
05 cơ quan nêu trên, còn bao gồm Cục Đối ngoại-Bộ Quốc phòng và Cục Lãnh sự,
Cục Lễ tân Nhà nước- Bộ Ngoại giao.
Chính phủ giao Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm là đầu mối tiếp
nhận, triển khai nhiệm vụ bảo đảm chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt
nam do hãng hàng không của Việt Nam thực hiện và chuyến bay chuyên cơ của
nước ngoài. Chỉ đạo giám sát các cơ quan, đơn vị trong Ngành hàng không thực
hiện và phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang theo tiêu chuẩn an ninh, an
toàn; cấp phép bay cho chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam do các hãng hàng
không của Việt Nam thực hiện theo quy định, chuyến bay chuyên cơ của nước
ngoài bay qua vùng trời Việt Nam và vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý.
Đồng thời phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan của Việt Nam và nước
ngoài xử lý các tình huống trong quá trình thực hiện công tác bảo đảm chuyến bay
chuyên cơ, chuyên khoang và triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao.
Trong trường hợp bên nước ngoài có yêu cầu áp dụng tiêu chuẩn, quy trình
phục vụ khác với quy định của Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam chủ trì, phối
hợp với các cơ quan, đơn vị và tổ chức liên quan căn cứ theo quy định hiện hành,
tình hình thực tế và khả năng đáp ứng báo cáo cơ quan của Việt Nam có thẩm
quyền thông báo chuyến bay chuyên cơ để thống nhất với phía nước ngoài.
Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 02/11/2021. Nội dung chi tiết của Nghị định
96/2021/NĐ-CP ngày 02/11/2021” ( Theo Caa.gov.vn ).
1.3. Phối hợp quản lý hoạt động bay dân dụng và quân sự
Trong quản lý hoạt động bay, cần thiết phải có sự phối hợp giữa quản lý hoạt
động bay dân dụng và quân sự nhằm bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, an
toàn và hiệu quả của hoạt động hàng không dân dụng trên cơ sở luật pháp của các quốc gia.
Ở Việt Nam, nội dung phối hợp trong quản lý hoạt động bay được quy định
tại điều 91 của Luật HKDD Việt Nam, bao gồm:
1) Tổ chức vùng trời, thiết lập đường hàng không và xây dựng phương thức bay.
2) Sử dụng vùng trời; quản lý hoạt động bay dân dụng ngoài đường hàng không và vùng trời sân bay.
3) Cấp phép bay, lập kế hoạch bay và thông báo tin tức về hoạt động bay.
4) Sử dụng các dịch vụ bảo đảm hoạt động bay. 5) Tìm kiếm, cứu nạn.
6) Quản lý hoạt động bay đặc biệt, bao gồm bay để chụp ảnh, thăm dò địa chất,
quay phim từ trên không, thao diễn, luyện tập, thử nghiệm, sử dụng phương tiện
liên lạc vô tuyến điện ngoài thiết bị của tàu bay và bay vào khu vực hạn chế bay.
Sử dụng máy bay không người lái để chụp lấy thông tin dữ liệu về vị trí 1 vùng
2. Dịch vụ đảm bảo hoạt động bay
2.1. Khái quát về dịch vụ đảm bảo hoạt động bay
Dịch vụ bảo đảm hoạt động bay là dịch vụ cần thiết để bảo đảm an toàn, điều
hoà, liên tục và hiệu quả cho hoạt động bay. Dịch vụ bảo đảm hoạt động bay bao
gồm dịch vụ không lưu, dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát, dịch vụ khí tượng;
dịch vụ thông báo tin tức hàng không và dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn [9, tr.29].
Dịch vụ không lưu bao gồm dịch vụ điều hành bay, dịch vụ thông báo bay,
dịch vụ tư vấn không lưu và dịch vụ báo động. Tàu bay hoạt động trong một vùng
trời xác định phải được điều hành bởi một cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, ở nước ta hiện nay dịch vụ bảo đảm
hoạt động bay là dịch vụ công ích và dịch vụ không lưu do doanh nghiệp nhà nước cung cấp.
2.2 Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đảm bảo hoạt động bay
Dịch vụ bảo đảm hoạt động bay là dịch vụ cần thiết để bảo đảm an toàn, liên
tục và hiệu quả cho hoạt động bay, bao gồm dịch vụ không lưu; dịch vụ thông tin,
dẫn đường, giám sát; dịch vụ khí tượng; dịch vụ thông báo tin tức hàng không;
dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn. Dịch vụ bảo đảm hoạt động baylà dịch vụ công ích.
Theo quy định pháp luật hiện hành, việc cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động
bay là một trong hai hoạt động thuộc nội dung bảo đảm hoạt động bay. Theo đó,
quá trình cung cấp dịch vụ có mối liên hệ mật thiết với công tác tổ chức và quản lý
bảo đảm hoạt động bay cụ thể là chất lượng dịch vụ bảo đảm hoạt động bay được
giám sát, đánh giá bởi cơ quan tổ chức và quản lý bảo đảm hoạt động bay. Pháp
luật hiện nay trao thẩm quyền này cho Bộ Giao thông vận tải.
Ở nước ta, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay phải có các
cơ sở cung cấp dịch vụ và hệ thống kỹ thuật, thiết bị được Bộ Giao thông vận tải
cấp giấy phép khai thác. Doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép khai thác phải nộp lệ
phí. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu được thành lập khi có đủ các điều kiện sau đây:
1) Phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển ngành HKDD;
2) Có phương án về tổ chức bộ máy phù hợp;
3) Có phương án về kết cấu hạ tầng và hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị phù hợp;
4) Có phương án về đội ngũ nhân viên được cấp giấy phép, chứng chỉ phù hợp để
vận hành khai thác hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị và tài liệu hướng dẫn khai thác.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo đảm hoạt động bay Điều 23:
1. Được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép khai thác cơ sở cung cấp dịch
vụ bảo đảm hoạt động bay và hệ thống kỹ thuật, thiết bị khi đáp ứng các yêu cầu về
hệ thống kỹ thuật, trang thiết bị, quy trình khai thác đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn
kỹ thuật chuyên ngành hàng không dân dụng.
2. Đáp ứng các điều kiện về vốn như sau:
a) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu, dịch vụ thông báo tin tức hàng
không, dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn phải là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước;
b) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin dẫn đường giám sát, dịch vụ khí
tượng hàng không có tỷ lệ vốn nhà nước không được thấp hơn 65% vốn điều lệ và
tỷ lệ vốn góp của cá nhân, tổ chức nước ngoài chiếm không quá 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đảm bảo hoạt động bay bao gồm doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ không lưu và các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ thông tin,
dẫn đường, giám sát, dịch vụ khí tượng, dịch vụ thông báo tin tức hàng không, dịch
vụ tìm kiếm, cứu nạn. Ở nước ta doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu là
doanh nghiệp Nhà nước. Còn các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ thông tin, dẫn
đường, giám sát, dịch vụ khí tượng, dịch vụ thông báo tin tức hàng không, dịch vụ
tìm kiếm, cứu nạn được Bộ Giao thông vận tải giao hoặc theo hợp đồng.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu điều hành chuyến bay thực hiện
hoạt động hàng không dân dụng và chuyến bay khác do cơ quan cấp phép bay uỷ
nhiệm bằng văn bản phụ thuộc vào khả năng cung cấp dịch vụ của mình.
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu ở Việt
Nam được quy định tại Điều 98 của Luật HKDD Việt Nam:
1) Cung cấp đầy đủ và liên tục dịch vụ không lưu.
2) Cung cấp các dịch vụ bảo đảm hoạt động bay khác theo nhiệm vụ được Bộ Giao thông vận tải giao.
3) Duy trì liên lạc và phối hợp chặt chẽ với các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu
của quốc gia lân cận để cung cấp dịch vụ điều hành bay, bảo đảm an toàn, điều
hoà, liên tục và hiệu quả cho hoạt động của tàu bay trên các đường hàng không và
vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý.
4) Tuân thủ quy định về quản lý, sử dụng và bảo vệ vùng trời, Quy chế không lưu
HKDD và các tài liệu hướng dẫn bảo đảm hoạt động bay.
5) Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị quản lý vùng trời, quản lý bay thuộc Bộ
Quốc phòng để bảo đảm an toàn cho hoạt động bay dân dụng.
6) Tham gia, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc xử lý các tình
huống khẩn nguy, can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động HKDD và tác chiến phòng không.
7) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Khu vực trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu là khu
vực kiểm soát trên không, mặt đất, bao gồm khu vực kiểm soát mặt đất, khu vực
kiểm soát tại sân bay, khu vực kiểm soát tiếp cận, khu vực kiểm soát đường dài và
khu vực tư vấn không lưu. Giới hạn ngang và giới hạn cao của các khu vực này
được xác định trên cơ sở: Bảo đảm cung cấp đầy đủ thông tin cho tàu bay hoạt
động; mật độ hoạt động bay; đặc điểm địa hình và điều kiện khí tượng khu vực…
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị
có liên quan để quản lý, điều hành hoạt động bay dân dụng và điều hành chuyến
bay thực hiện hoạt động hàng không dân dụng, chuyến bay khác do cơ quan cấp
phép bay uỷ nhiệm bằng văn bản phụ thuộc vào khả năng cung cấp dịch vụ của mình.
Khu vực trách nhiệm kiểm soát trên không của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
không lưu được phân theo chất lượng cung cấp dịch vụ không lưu và loại quy tắc
bay. Có 7 loại vùng trời không lưu là A, B, C, D, E, F, G.
a) Vùng trời không lưu loại A là vùng trời chỉ cho phép thực hiện chuyến bay
theo quy tắc bay bằng thiết bị (IFR), các chuyến bay được cung cấp dịch vụ kiểm
soát không lưu và phân cách với nhau.
b) Vùng trời không lưu loại B là vùng trời cho phép thực hiện chuyến bay IFR
và theo quy tắc bay bằng mắt (VFR), các chuyến bay được cung cấp dịch vụ kiểm
soát không lưu và phân cách với nhau.
c) Vùng trời không lưu loại C là vùng trời cho phép thực hiện chuyến bay
IFR và chuyến bay VFR; các chuyến bay được cung cấp dịch vụ kiểm soát không
lưu; chuyến bay IFR được phân cách với chuyến bay IFR khác và chuyến bay
VFR; chuyến bay VFR
được phân cách với chuyến bay IFR và được thông báo tin
tức về chuyến bay VFR khác.
d) Vùng trời không lưu loại D là vùng trời cho phép thực hiện chuyến bay
IFR và chuyến bay VFR; các chuyến bay được cung cấp dịch vụ kiểm soát không
lưu; chuyến bay IFR được phân cách với chuyến bay IFR khác và được thông báo
về chuyến bay VFR; chuyến bay VFR nhận được thông báo về các chuyến bay khác.
d) Vùng trời không lưu loại E là vùng trời cho phép thực hiện chuyến bay
IFR và chuyến bay VFR; chuyến bay IFR được cung cấp dịch vụ kiểm soát không
lưu và phân cách với chuyến bay IFR khác; các chuyến bay được thông báo về
hoạt động bay tuỳ theo điều kiện thực tế cho phép; vùng trời không lưu loại E
không được sử dụng như là khu vực trách nhiệm kiểm soát.
e) Vùng trời không lưu loại F là vùng trời cho phép thực hiện chuyến bay IFR
và chuyến bay V ;
FR các chuyến bay I
FR được phân cách nếu điều kiện thực tế
cho phép và các chuyến bay nhận được dịch vụ thông báo bay nếu có yêu cầu.
g) Vùng trời không lưu loại G là vùng trời cho phép thực hiện chuyến bay
IFR và chuyến bay VFR và được cung cấp dịch vụ thông báo bay nếu có yêu cầu.
3. Hệ thống quản lý, điều hành hoạt động bay ở Việt Nam
Việt Nam đang quản lý và điều hành các hoạt động bay trong vùng trời có diện
tích khoảng 1.200.000 km2 thuộc 02 vùng thông báo bay (FIR) là FIR Hà Nội và FIR
Hồ Chí Minh. Có 25 tuyến bay nội địa và 34 tuyến bay quốc tế nằm trong hai FIR
này. Đây là hai vùng FIR có các đường bay với mật độ bay khá cao, chiếm vị trí quan
trọng đối với các hoạt động bay trên khu vực biển Đông cũng như khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Trung tâm quản lý bay đường dài TP.Hồ Chí Minh thuộc Tổng Công ty Quản
lý bay miền Nam chịu trách nhiệm quản lý, hướng dẫn không lưu nằm trong FIR Hồ Chí Minh Vùng thông báo bay
Hạ tầng đảm bảo hoạt động bay gồm:
1) Các cơ sở kiểm soát không lưu có 2 trung tâm kiểm soát đường dài là
ACC/Hà Nội và ACC/Hồ Chí Minh, 3 cơ quan kiểm soát tiếp cận là APP/Nội Bài,
APP/Tân Sơn Nhất, APP/Đà Nẵng
2) Các mạng kỹ thuật thông tin, dẫn đưỡng, giám sát hàng không có 49 đài
dẫn đường VOR/DME, NDB, ILS và 9 trạm radar giám sát;
3) Cơ sở khí tượng hàng không và cơ sở tìm kiếm cứu nạn
Nhìn chung hệ thống các trang thiết bị (thông tin, dẫn đường, giám sát) đều ở
mức tiên tiến, đạt trình độ khu vực và thế giới. Các cơ sở hạ tầng quản lý bay đều
được trang đáp ứng tiêu chuẩn
ICAO và có đầy đủ năng lực kiểm soát, điều hành
các hoạt động bay trong vùng trời do Việt Nam quản lý. Trình độ quản lý không
lưu của Việt Nam được xếp vào loại khá của khu vực. Tuy nhiên chất lượng dịch vụ
quản lý bay của Việt Nam chưa thực sự đồng đều. Các dịch vụ không báo, khí tượng,
tìm kiến cứu nạn mặc dù ở mức đáp ứng theo qui định của ICAO nhưng chất lượng
chưa cao; tổ chức thực hiện không báo chưa hoàn chỉnh, cơ sở pháp lý còn thiếu.
Thực hiện chức năng đảm bảo hoạt động bay ở
nước ta hiện nay là Tổng công ty đảm bảo hoạt động bay
Việt Nam. Tổng công ty này được thành lập năm 2008
trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Quản lý bay dân dụng
Việt Nam. Tổng công ty đảm bảo hoạt động bay Việt
Nam có nhiệm vụ: cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm hoạt động bay; thiết kế thi
công xây dựng, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa trang, thiết bị bảo đảm hoạt động bay;
sản xuất các linh kiện phụ tùng vật tư; nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công
nghệ bảo đảm công nghệ bảo đảm bay. Trực thuộc Tổng công ty đảm bảo hoạt
động bay Việt Nam hiện nay gồm có các Công ty Bảo đảm hoạt động bay miền
Bắc, Trung, Nam, Trung tâm Hiệp đồng điều hành bay, Công ty dịch vụ Kỹ thuật
bảo đảm hoạt động bay và Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng không.
Thống kê mới nhất của Cục Hàng không Việt Nam cho thấy, trong tháng
7/2022, tổng chuyến bay khai thác của các hãng hàng không đạt 33.238 chuyến,
tăng 781,2% so với cùng kỳ năm 2021 và 7,9% so với tháng 6/2022. Thị trường
hàng không Việt Nam đang ghi nhận tốc độ phục hồi và bứt phá đáng kinh ngạc sau dịch bệnh.
Định hướng trong thời gian tới các dịch vụ đảm bảo hoạt động bay như:
không lưu; thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không; khí tượng và tìm kiếm cứu
nạn hàng không tiếp tục được Nhà nước đầu tư phát triển đồng bộ đáp ứng yêu cầu
phát triển của vận tải hàng không và đạt chất lượng dịch vụ theo các tiêu chuẩn quốc tế.