-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Lý thuyết ôn tập - Kinh tế chính trị | Đại Học Hà Nội
Lý thuyết ôn tập - Kinh tế chính trị | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế chính trị (POE 2021) 85 tài liệu
Đại học Hà Nội 682 tài liệu
Lý thuyết ôn tập - Kinh tế chính trị | Đại Học Hà Nội
Lý thuyết ôn tập - Kinh tế chính trị | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị (POE 2021) 85 tài liệu
Trường: Đại học Hà Nội 682 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
CHƯƠNG I – ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ
CHỨC NĂNG CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
I – Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của kinh tế chính trị Mác – Lênin
- KTCT là môn KHXH có lịch sử phát triển lâu dài
- KTCT là kết quả của quá trình kế thừa, phát triển và không ngừng hoàn thiện
- Thuật ngữ KTCT được xuất hiện ở Châu Âu năm 1615 - “Chuyên luận về KTCT” do nhà
KT người Pháp tên là A. Montchretien với đề xuất môn khoa học mới kinh tế chính trị
* Khái quát quá trình hình thành và phát triển KTCT qua các thời kỳ lịch sử
- Quá trình hình thành và phát triển kinh tế chính trị học:
Trong thời kỳ cổ, trung đại của lịch sử nhân loại, do trình độ phát triển của các nền sản
xuất còn lạc hậu. Nên nhìn chung, chưa tạo những tiền đề cho sự xuất hiện mang tính chất chín
muồi các lý luận chuyên về kinh tế.
Sự xuất hiện của chủ nghĩa trọng thương và TK-XV cùng sự ra đời của PTSXTBCN
được ghi nhận là hệ thống lý luận chính trị đầu tiên của học thuyết kinh tế chính trị học, nghiên
cứu về nền sản xuất TBCN. Việc giải thích các hiện tượng kinh tế được hoàn thiện bằng hệ
thống các phạm trù, khái niệm.
Sự hình thành và phát triển tư tưởng KTCT:
Chủ nghĩa trọng thương: là trường phái đầu tiên giải thích các hiện tượng kinh tế xã hội
một cách có hệ thống. Các phát kiến địa lý tạo điều kiện cho sự hình thành các tuyến đường vận tải thương mại.
+ Được ghi nhận là hệ thống lý luận KTCT đầu tiên nghiên cứu về nền SXTBCN
+ CNTT đặt vấn đề tìm hiểu vai trò của thương mại trong MQH với sự giàu có của
các quốc gia trong giai đoạn tích lũy TB nguyên thủy
+ CNTT coi trọng vai trò của thương mại đặc biệt là thương mại quốc tế
+ Các đại biểu điển hình: Toomas Mun (Anh), A.Montchretien (Pháp)
Nhận định đúng mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là tìm kiếm lợi nhuận.
Nhưng lại cho rằng nguồn gốc của nó là do thương mại, mua rẻ bán đắt.
Là bước tiến lên so với tư tưởng, chính sách của thời phong kiến trung cổ, đoạn tuyệt tư
tưởng tôn giáo. Đề cao kinh tế hàng hóa, khuyến khích giao lưu, sản xuất phát triển. Mở
ra kỷ nguyên mới trong việc nhận thức các vấn đề kinh tế.
Giải thích các vấn đề phiến diện (lưu thống), mô tả bề ngoài, tính lý luận còn thấp. (HẠN CHẾ)
Chủ nghĩa trọng nông:
+ CNTN nhấn mạnh vai trò của sản xuất nông nghiệp
+ Coi trọng sở hữu tư nhân và tự do kinh tế
+ Đi vào nghiên cứu sản xuất để rút ra tư tưởng kinh tế (CƠ SỞ)
+ Các đại biểu điển hình: Quesnay đã gắn lý luận về lợi nhuận với lính vực sản xuất.
Đồng thời phân tích một cách khoa học về quá trình sản xuất xã hội.
Nội dung chủ yếu của Quesnay:
Sự giàu có biểu hiện trước tiên ở lương thực thực phẩm và ở của cải sinh sôi nảy
nở - tạo ra thu nhập thuần túy. Hành vi tạo ra thu nhập thuần túy chỉ có trong sản
xuất Nông nghiệp và đó là tặng vật tự nhiên.
Thuyết chu trình kinh tế: chia xã hội thành 3 giai cấp: GC sản xuất – nông dân, GC
sở hữu – địa chủ, GC không sản xuất.
Thuyết trật tự thiên định: XH là bộ phận của giới tự nhiên và do thượng đế sắp
đặt. Nhà nước không can thiệp vào nền kinh tế.
Chủ nghĩa Trọng nông hướng đến lĩnh vực sản xuất, lý giải về các phạm
trù lợi nhuận, giá trị, sản phẩm ròng, tư bản, tiền lương,…
Chuyển đổi nghiên cứu sang SX, lưu thông không tạo ra của cải và giá trị,
lần đầu tiên đưa quy luật khách quan chi phối đời sống kinh tế, đề cập vấn đề tái sản xuất.
SX còn mang tính máy móc, siêu hình; không thấy được vai trò lưu thông.
Đồng nhất khách quan với thượng đế mang màu sắc duy tâm. (HẠN CHẾ)
KTCT tư sản cổ điển Anh:
+ Là hệ thống lý luận kinh tế của các nhà kinh tế tư sản trình bày một cách có hệ
thống các phạm trù kinh tế trong nền KTTT.
+ Nghiên cứu các phạm trù: hàng hóa, tiền lương, lợi nhuận… Rút ra các quy luật
vận động của nền kinh tế thị trường.
+ Nghiên cứu các quan hệ kinh tế trong quá trình tái sản xuất xã hội. Trình bày các
phạm trù kinh tế chính trị một cách có hệ thống, đã thấy được giá trị do hao phí lao
động tạo ra và nó khác với của cải.
+ Đại biểu tiêu biểu:
William Petty được coi là cha đẻ của kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh –
người mở đầu của các quan điểm lý luận của trường phái này.
Adam Smith đã làm cho Kinh tế chính trị chính thức trở thành một khoa học
với một hệ thống các phạm trù, khái niệm chuyên ngành.
Sự giàu có biểu hiện ở toàn bộ các loại kinh tế; lao động là nguồn gốc duy
nhất tạo ra của cải giàu có; Nhà nước tôn trọng quy luật không can thiệp các
loại hoạt động kinh tế.
Lý thuyết cơ bản: về nền kinh tế hàng hóa, phân phối thu nhập, trong đó
thuyết bàn tay vô hình – là các quy luật KT khách quan.
* Sự phân ly của kinh tế chính trị:
A. Smith -> D. Ricardo -> K.Marx -> VI. LêNin
Dựa trên quan sát tâm lý hành vi để xây dựng thành các lý thuyết kinh tế mới về hành vi của
người SX – TĐ. Không đi sâu phân tích luận giải các quan hệ XH trong nền SX.
Cùng với C.Mác, Ph.Ăngghen cũng là người có công lao vĩ đại trong việc công bố 3 phát kiến vĩ
đại: chủ nghĩa duy vật lịch sử; Học thuyết về giá trị thặng dư; Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Lênin kế thừa và phát triển kinh tế chính trị.
Sau khi Lênin qua đời, các nhà nghiên cứu kinh tế của các Đảng Cộng Sản
* Khái niệm Kinh tế chính trị Mác – Lênin
- Nghĩa hẹp: nghiên cứu quan hệ sản xuất và trao đổi trong một phương thức sản xuất nhất định.
- Nghĩa rộng: là khoa học về những quy luật chi phối sự sản xuất vật chất và sự trao đổi
những tư liệu sinh hoạt vật chất trong xã hội loài người…
- Theo Ph. Ăngghen, không thể có cùng một môn kinh tế chính trị duy nhất cho tất cả mọi
nước và tất cả mọi thời đại lịch sử…môn KTCT, về thực chất là một môn khoa học có
tính lịch sử…nó nghiên cứu trước hết là những quy luật đặc thù của từng giai đoạn phát
triển của sản xuất và của trao đổi.
II. Đối tượng, mục đích và phương pháp nghiên cứu của KTCT Mác – Lênin
1. Đối tượng nghiên cứu của KTCT Mác – Lênin
Với tư cách là một môn Xét về mặt lịch sử mỗi giai C.Mác và F. Ăngghen xác
khoa học KTCT có đối đoạn phát triển kinh tế có định: Đối tượng nghiên cứu tượng nghiên cứu riêng
QN khác nhau về đối tượng của KTCT… nghiên cứu của KTCT
Là các quan hệ xã hội của sản xuất và trao đổi mà các quan hệ này được đặt trong sự
liên hệ biện chứng với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương
ứng của phương thức sản xuất nhất định.
Quan hệ xã hội của SX và trao đổi biểu hiện: quan hệ sở hữu; quan hệ quản lý; quan hệ
phân phối, phân bổ nguồn lực; Quan hệ xã hội trong lưu thông; quan hệ xã hội trong tiêu dùng;
quan hệ xã hội trong quản trị phát triển quốc gia; quản trị phát triển địa phương; quan hệ giữa
sản xuất và lưu thông; giữa SX và thị trường.
Khi nhấn mạnh việc đặt các quan hệ sản xuất và trao đổi, KTCT Mác – Lênin không xem
nhẹ các quan hệ kinh tế khách quan giữa các quá trình kinh tế trong một khâu và giữa các khâu
của quá trình tái sản xuất xã hội với tư cách là một chỉnh thể biện chứng của sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu dùng.
* Cách nhận thức khác nhau về đối tượng KTCT.
- CNTT: lưu thông, chủ yếu ngoại thương.
- CNTN: Sản xuất nông nghiệp
- KTCTTS CĐ: nghiên cứu nền SX, quy luật KT song cho rằng CNTB tuyệt đối vĩnh viễn,
không nhận thấy quy luật vận động phát triển của XH.
- KT học hiện đại: Nghiên cứu KT thuần túy, tách khỏi KT-CT, che đậy quan hệ SX và mâu thuẫn giai cấp.
2. Mục đích nghiên cứu của KTCT Má c – Lênin
- Tìm ra các quy luật kinh tế chi phối sự vận động và phát triển của phương thức sản xuất.
- Giúp các chủ thể trong xã hội vận dụng hoạch định các chính sách kinh tế hợp lý.
Phân biệt quy luật kinh tế và chính sách kinh tế:
+ Quy luật kinh tế mang tính khách quan
+ Chính sách kinh tế mang tính chủ quan
Mục đích nghiên cứu:
- Quy luật kinh tế tác động vào động cơ lợi ích và quan hệ lợi ích của con người. Từ đó mà
điều chỉnh hành vi kinh tế của họ. Khi vận dụng đúng các quy luật kinh tế sẽ tạo ra các
quan hệ lợi ích hài hòa, từ đó tạo động lực thúc đẩy sự sáng tạo trong xã hội. Thông qua
đó mà thúc đẩy sự giàu có và văn minh của xã hội.
- Mỗi khoa học kinh tế có đối tượng nghiên cứu riêng:
+ KTCT Mác – Lênin là phát hiện ra những nguyên lý và quy luật chi phối các quan hệ
lợi ích giữa con người với con người trong sản xuất và trao đổi. Các quy luật có tác
động kinh tế, bản chất, toàn diện, lâu dài.
+ Các khoa học kinh tế khác là chỉ ra những hiện tượng hoạt động kinh tế cụ thể trên bề mặt xã hội.
3. Phương pháp nghiên cứu của KTCT Mác – Lênin
- Phép biện chứng duy vật
- Trừu tượng hóa khoa học
Logic và lịch sử, phân tích tổng hợp, thống kê, mô hình hóa… Và nhiều phương pháp nghiên
cứu liên ngành thích hợp.
* Phương pháp trừu tượng hóa:
Nhận ra và gạt bỏ khỏi quá trình nghiên cứu những yếu tố ngẫu nhiên, những hiện tượng tạm
thời. Giữ lại yếu tố điển hình, bền vững, trực tiếp tác động tới đối tượng nghiên cứu để nắm được bản chất.
- Là phương pháp chủ yếu
+ Không thể nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, không sử dụng thiết bị kỹ thuật
+ Các quan hệ xã hội của SX và trao đổi, các quá trình KT phức tạp chịu tác động nhiều yếu tố
- Cần có kỹ năng khoa học xác định đúng giới hạn của sự trừu tượng hóa
Đây là các phương pháp nghiên cứu cụ thể, phổ biến
Lôgic kết hợp với lịch sử, phân tích
g dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học xã hội
tổng hợp, thống kê, mô hình hóa –
và các phương pháp nghiên cứu liên ngành thích hợp
III. Chức năng của kinh tế chính trị Mác – Lênin
1. Chức năng nhận thức
Giúp nhận thức được những quy luật và những vấn đề có tính quy luật chi phối các hiện
tượng, quá trình kinh tế - xã hội.
2. Chức năng thực tiễn
- Giúp người học có cơ sở để xác định trách nhiệm công dân, hình thành tư duy, kỹ năng phù hợp quy luật.
- Người lao động và các nhà hoạch định chính sách vận dụng vào thực tiễn sản xuất và quản trị quốc gia.
- Cơ sở lý luận cho việc giải quyết hài hòa các quan hệ lợi ích kinh tế.
3. Chức năng phương pháp luận
Nền tảng lý luận khoa học cho việc đi sâu hơn nội hàm các khái niệm, phạm trù của các
khoa học kinh tế chuyên ngành.
Chương II – Hàng hóa thị trường và vai trò của các chủ thể tham gia thị trường
I. Lý luận của Mác về sản xuất hàng hóa và hàng hóa
1. Sản xuất hàng hóa
a. Khái niệm sản xuất hàng hóa
- Theo C.Mác: Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó người sản
xuất ra sản phẩm nhằm mục đích trao đổi hoặc mua bán thị trường, gắn với cơ cấu mở.
- SX hàng hóa khác với SX tự cấp tự túc.
Có thể nói, sản xuất hàng hóa ra đời mở ra 1 kỷ nguyên văn minh của xã hội loài người.
(giúp các khu vực, quốc gia, cộng đồng xích lại gần nhau -> phát huy thế mạnh, khắc phục
thế yếu. Xóa bỏ tư tưởng bảo thủ, chì trệ, lạc hậu. )
- Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã từng tồn tại 2 kiểu sản xuất hàng hóa:
+ Sản xuất tự cung tự cấp: kiểu tổ chức kinh tế xã hội, sản phẩm của lao động chỉ dùng để
thỏa mãn nhu cầu cho người sản xuất hay trong nội bộ đơn vị kinh tế
▪ Quy mô nhỏ bé, năng suất lao động thấp, manh mún, phụ thuộc vào tự nhiên, tồn tại lâu và vẫn
còn tồn tại trong một số
▪ Quẩn quanh lũy tre làng, lạc hậu, bảo thủ, trì trệ, năng suất lao động giảm sút-> sinh ra quan
liêu cửa quyền, đặc quyền, đặc lợi + kinh tế sa sút, khủng hoảng chính trị kéo dài.
+ Sản xuất hàng hóa: tổ chức hoạt động kinh tế mà người sản xuất sản phẩm nhằm mục đích
trao đổi, buôn bán trên thị trường.
▪ Quy mô mở rộng, trình độ KHKT ngày càng phát triển, năng suất+ chất lượng+ chủng loại ngày càng được nâng cao
▪ Mở ra một kỉ nguyên văn minh của xã hội loài người, sản phẩm biểu hiện trình độ văn minh của nhân loại
▪ Gắn với kinh tế mở rộng mà thông qua trao đổi, buôn bán mà mối quan hệ giữa người với
người, giữa địa phương với địa địa phương, vùng với vùng, các quốc gia, dân tộc ngày càng
tăng. Vì vậy, mỗi quốc gia có thể phát huy thế mạnh , khắc phục thế yếu, tận dụng được thành
tựu KHKT tiến bộ của các nước đi trước, loại bỏ được các yếu tố lạc hậu, trì trệ của kinh tế tự
nhiên, tạo điểu kiện nâng cao năng suất xã hội, thúc đẩy hàng hóa, cơ sở hình thành tự do và dân
chủ, tiếp thu nền văn hóa đa dạng.
b. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa: dựa trên hai điều kiện
- Điều kiện 1: Phân công lao động xã hội
+ Khái niệm: là sự phân chia lao động trong xã hội thành các ngành, các lĩnh vực
sản xuất khác nhau, tạo nên sự chuyên môn hóa của những người sản xuất
nhuengx ngành, nghề khác nhau.
+ Tác động của PCLĐXH: tạo nên sự chuyên môn hóa, từ đó làm tăng năng suất lao
động xã hội, sản phẩm xã hội tạo ra tăng lên, làm phát sinh nhu cầu trao đổi giữa những người sản xuất.
+ PCLĐXH làm cho các chủ thể SX chỉ sản xuất một hoặc một vài sản phẩm nhất
định, bởi vậy để thỏa mãn mọi nhu cầu của mình, những người sản xuất hàng hóa
phải trao đổi sản phẩm cho nhau.
Phân công lao động xã hội làm cho sản xuất hàng hóa phải phụ thuộc vào nhau
- Điều kiện 2: Sự tách biệt tương đối về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa
+ Làm cho những người SXHH độc lập với nhau.
+ Cơ sở của sự tách biệt giữa các chủ thể SX dựa trên sở hữu TLSX.
+ Mâu thuẫn được giải quyết khi SXHH ra đời.
Khi có đủ 2 điều kiện trên thì ở đâu cũng có sự phát triển SXHH 2. Hàng hóa
a. Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa
* Khái niệm: Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người thông qua trao đổi, mua bán.
VD: Giả sử nhà nông dân nuôi một đàn gà. Cứ mỗi dịp họp mặt gia đình đều lấy gà để chế
biến thức ăn cho gia đình. Như vậy dù đàn gà là sản phẩm của lao động, thỏa mãn nhu cầu ăn
uống của gia đình nhưng không được coi là hang hóa vì không được trao đổi mua bán
* Hàng hóa có 2 thuộc tính: - Giá trị sử dụng:
+ Khái niệm: Là công dụng của vật phẩm, có thể thỏa mãn một nhu cầu ( vật chất, tinh
thần, tiêu dùng cá nhân, tiêu dùng sản xuất) của con người. + Đặc điểm:
Thực hiện khi con người sử dụng, tiêu dùng hàng hóa.
Do thuộc tính tự nhiên của hàng hóa quyết định.
Là 1 phạm trù vĩnh viễn.
Có thể có 1 hoặc nhiều giá trị sử dụng khác nhau.
Trong nền kinh tế hàng hóa, GTSD đồng thời là giá trị trao đổi -> muốn hiểu thuộc
tính giá trị phải đi từ giá trị trao đổi.
- Giá trị: thực chất trao đổi hàng hóa là trao đổi sức lao động cho nhau
+ Khái niệm: Là hao phí lao động của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
+ Giá trị hàng hóa được biểu hiện bằng tiền thì được gọi là giá cả hàng hóa
+ Trên thị trường thì giá cả thường xuyên tách khỏi giá trị, lên xuống xoay quanh giá trị
hàng hóa, chịu sự tác động của yếu tố: cạnh tranh, cung – cầu, sức mua,… + Đặc điểm:
Giá trị là thuộc tính xã hội, phạm trù lịch sử
Sản xuất và thay đổi hàng hóa càng phát triển thì mối quan hệ giữa người với người
càng bị tha hóa, biến chất.
Thị trường biểu hiện mối quan hệ giữa hàng hóa và tiền tệ
* Mối quan hệ giữa 2 thuộc tính của hàng hóa: Vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn
- 2 thuộc tính thống nhất với nhau trong 1 hàng hóa
- 2 thuộc tính đó là 2 mặt đối lập nằm ngay bên trong hàng hóa
+ Giá trị là xã hội, phạm trù lịch sử
+ GTSD là phạm trù vĩnh viễn
+ Người bán quan tâm giá trị, phải quan tâm giá trị sử dụng mới thu được nhiều tiền.
+ Người mua quan tâm giá trị sử dụng
+ Giá trị diễn ra trước: thị trường
+ Giá trị sử dụng diễn ra sau: tiêu dùng
b. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính chất 2 mặt của lao động sản xuất hàng hóa, là cơ
sở khoa học để xây đựng giả thuyết giá trị thặng dư.
- Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp
chuyên môn nhất định (phạm trù vĩnh viễn). Mỗi lao động cụ thể có mục đích, đối tượng,
công cụ, phương pháp và kết quả lao động riêng.
VD: lao động của anh thợ may, thợ mộc
Vai trò: lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa.
- Lao động trừu tượng: là lao động xã hội cuả người sản xuất hàng hóa không kể đến
hình thức cụ thể của nó, đó là sự hao phí sức lao động nói chung của người sản xuất
hàng hóa về cơ bắp, thần kinh, trí óc (phạm trù lịch sử).
Vai trò: tạo ra giá trị của hàng hóa.
Lưu ý: Mọi sự hao phí sức lực không phải đều tạo ra giá trị hàng hóa mà chỉ có sự hao phí sức
lực của người sản xuất hàng hóa mới tạo ra giá trị hàng hóa.
Phân biệt lao động cụ thể và lao động trừu tượng là xét các góc độ khác nhau của quá
trình sản xuất. Nếu xem xét mức độ làm như thế nào, ra sản phẩm gì thì là lao động cụ
thể; còn nếu xét làm ra sản phẩm đó hết bao nhiêu thời gian, bao nhiêu sức lực thì đó là
lao động trừu tượng. => 2 mặt này vừa thống nhất vừa mâu thuẫn Câu hỏi: - Khái niệm:
- 2 yếu tố này (tính chất lao động) - Lưu ý
Mục đích của lao động sản xuất hàng hóa: sản xuất ra hàng hóa để bán.
Khi hàng hóa sản xuất được bán ra trên thị trường thì lao động tư nhân và lao động xã hội thống
nhất; giá trị và giá trị sử dụng được thực hiện. Mâu thuẫn nảy sinh:
+ Thứ nhất, Sản phẩm do người sản xuất hàng hóa tư nhân tạo ra chưa chắc đã ăn khớp với nhu
cầu của xã hội ( Ví dụ: tôi là nhà sx tư nhân, tôi sản xuất được 5 triệu đôi dép/năm, số lượng dép
đó chưa chắc đã phù hợp với nhu cầu của xã hội). Khi sản xuất vượt quá nhu cầu của xã hội, sẽ
có một số dép không bán được, tức không thực hiện được giá trị. Vậy, tính chất tư nhân và tính
chất xã hội mâu thuẫn với nhau.
+ Lý do thứ hai là, mức tiêu hao lao động cá biệt của người sản xuất hàng hóa cao hơn so với
mức tiêu hao mà xã hội có thể chấp nhận được. Ví dụ: Tôi sản xuất dép, theo tính toán về chi phí
sản xuất, 1 đôi dép của tôi phải bán ra với giá thành 2 triệu/ đôi mới có lãi. Nhưng với mức giá
đó, xã hội không chấp nhận được, người tiêu dùng có thể mua dép trung quốc với giá vài tram
nghìn đồng mà được đôi dep với mẫu mã cũng rất bắt mắt. Khi đó hang hóa cũng không bán
được hoặc bán được nhưng không thu hồi đủ chi phí lao động bỏ ra. Vậy, tính chất tư nhân và
tính chất xã hội mâu thuẫn với nhau ở chỗ đó.
=> Hậu quả, việc mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là khủng hoảng “sản xuất
thừa”. Đây là mầm mống của mọi mâu thuẫn trong nền sản xuất hang hóa. Chính vì những mâu
thuẫn đó mà sản xuất hàng hóa vừa vận động phát triển, vừa tiềm ẩn khả năng khủng hoảng.
Muốn giải quyết mâu thuẫn:
- Xác định được đúng nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn (lý giải câu hỏi vì sao hàng hóa
không bán được): chất lượng kém, giá quá đắt, cung vượt quá cầu, năng suất lao động
thấp <- khoa học, kỹ thuật sản xuất kém. Từ đó người tiêu dùng không chấp nhận
- Giải pháp: Áp dụng, hợp lý hóa phương thức sản xuất, cần nắm bắt được những thông
tin, hiện thực trên thị trường
c. Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa.
Thước đo lượng giá trị hàng hóa:
Chất giá trị hàng hóa là lao Lượng giá trị hàng hóa do Thời gian lao động xã hội cần
động trừu tượng kết tinh trong lượng lao động để sản xuất thiết – là thời gian cần thiết để hàng hóa.
quyết định, đó chính là thời sản xuất ra một hàng hóa
gian lao động xã hội cần thiết. trong điều kiện trung bình của xã hội.
Cách tính: TGLĐXHCT được tính bằng hai cách:
Cách 1: Thông thường: TGLĐXHCT gắn sắt với thời gian lao động cá biệt của những người sản
xuất cung cấp đại bộ phận hàng hóa trên thị trường.
Cách 2: Tính TGLĐXHCT bằng phương pháp bình quân
Cấu thành lượng giá trị hàng hóa: Gồm 3 bộ phận
Hao phí lao động quá khứ: TLSX – Ký hiệu c
Hao phí lao động sống: SLĐ – Ký hiệu v. Tạo ra giá trị mới = v +m m – giá trị thặng dư Công thức: W = c + v + m
Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị hàng hóa:
- Năng suất lao động:
+ Khái niệm: là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng 2 cách:
Cách 1: Số lượng SP sản xuất ra trong 1 đơn vị thời gian:
Cách 2: Thời gian hao phí để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm.
+ Các loại năng suất lao động: có 2 loại: NSLĐ cá biệt và NSLĐ xã hội.
NSLĐ cá biệt: từng nhà máy, xí nghiệp
NSLĐ xã hội: năng suất lao động chung của toàn XH -> nói lên sức sản xuất của
toàn nền sản xuất xã hội -> biểu hiện trình độ, tiến bộ của nền sản xuất XH.
+ Mối quan hệ giữa NSLĐ với lượng giá trị hàng hóa:
Khi năng suất lao động tăng lên => thời gian hao phí lao động xã hội cần thiết cho
một đơn vị hàng hóa giảm xuống.
Chỉ khi nào NSLĐXH tăng => lượng giá trị xã hội của hàng hóa giảm => các DN
cần các biện pháp góp phần tăng NSLĐ xã hội
Thực chất của tăng MSLĐ là tiết kiệm lao động
Kết luận: Tỷ lệ nghịch với lượng giá trị trong 1 đơn vị hàng hóa. Trong các yếu tố
quyết định tới lượng giá trị hàng hóa thì NSLĐ quan trọng nhất.
+ Cần phân biệt tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động.
Khái niệm: Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động sản xuất
Thực chất của tăng cường độ lao động là kéo dài thời gian lao động
Cường độ lao động không tác động tới lượng giá trị hàng hóa
- Tính chất lao động:
+ Lao động giản đơn: là lao động không đòi hỏi có quá trình đào tạo, huấn luyện
chuyên sâu về chuyên môn, kĩ năng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác được.
+ Lao động phức tạp: là những hoạt động yêu cầu cần phải trải qua một quá trình
đào tạo về kĩ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề nghiệp chuyên môn
nhất định. Lao động phức tạp là bội số của lao động giản đơn.
Trong quá trình thay đổi thì người ta quy mọi lao động phức tạp thành lao động giản đơn, trung bình.
Lượng giá trị hàng hóa được đo bằng thời gian LĐXHCT, giản đơn, trung bình 3. Tiền tệ
a. Lịch sử ra đời và bản chất của tiền tệ
Các hình thái giá trị:
+ Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên
+ Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng
+ Hình thái chung của giá trị + Hình thái tiền tệ
Bản chất của tiền tệ: tiền là hàng hóa đặc biệt được tách ra từ thế giối hàng hóa, làm vật
ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa, là hình thái cao nhất của giá trị hàng hóa, là
sự thể hiện chung của giá trị, nó biểu hiện trực tiếp giá trị hàng hóa, biểu hiện mối quan
hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hóa.
b. Chức năng của tiền tệ - Thước đo giá trị - Phương tiện lưu thông - Phương tiện cất trữ - Phương tiện thanh toán - Tiền tệ thế giới
4. Dịch vụ và quan hệ trao đổi trong trường hợp một số yếu tố khác hàng hóa thông
thường ở điều kiện hiện nay. a. Dịch vụ
- Dịch vụ là một loại hàng hóa, nhưng đó là loại hàng hóa vô hình
- Giá trị dịch vụ cũng là do lao động xã hội tạo ra dịch vụ
- Giá trị sử dụng của dịch vụ không phải là phục vụ trực tiếp của người cung cấp dịch vụ
Thời kỳ C.Mác nghiên cứu dịch vụ chưa phát triển, nền kinh tế vẫn là sản xuất hàng hóa
vật thể nên nhiều người ngộ nhận rằng C.Mác chưa biết tới hàng hóa vật thể.
Theo C.Mác dịch vụ được chia thành 2 khu vực: Dịch vụ cho sản xuất và dịch vụ
cho tiêu dùng. Về thực chất cũng là một kiểu hàng hóa.
Dịch vụ khác với hàng hóa thông thường: tồn tại dưới hình thức phi vật thể, không thể cất
trữ được, việc sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời
Dịch vụ ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
b. Quan hệ trao đổi trong trường hợp một số yếu tố khác hàng hóa
Quan hệ trao đổi đối với một số loại hàng hóa đặc biệt: có GTSD, có giá cả, có thể trao đổi, có
thể mua bán được nhưng lại không do hao phí lao động trực tiếp tạo ra
Quan hệ trong trường hợp trao Quan hệ trong trao đổi thương Quan hệ trao đổi trong mua
đổi quyền sử dụng đất hiệu (danh tiếng) bán chứng khoán, chứng
quyền và một số giấy tờ có giá
II. Thị trường và nền kinh tế thị trường
1. Khái niệm, phân loại và vai trò của thị trường.
Khái niệm: Thị trường là Phân loại thị trường: Có 4 Vai trò của thị trường: có thể
tổng hòa của những quan hệ căn cứ để phân loại thị khái quát thị trường là hệ
kinh tế trong đó nhu cầu của trường…
thống các quan hệ kinh tế
các chủ thể được đáp ứng Nền kinh tế ngày càng phát mang tính tự điều chỉnh tuân
thông qua việc trao đổi, mua triển hệ thống thị trường cũng theo các yêu cầu của các quy bán
biến đổi cho phù hợp với trình luật KT.
độ phát triển của nền kinh tế
2. Nền kinh tế thị trường và một số quy luật chủ yếu của nền kinh tế thị trường
a. Nền kinh tế thị trường: là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường.
Sự hình thành kinh tế thị trường là khách quan trong lịch sử và là sản phẩm của văn minh nhân loại.
Đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế thị trường:
- Có sự đa dạng của các chủ thể kinh tế, nhiều hình thức sở hữu. Các chủ thể kinh tế
bình đẳng trước pháp luật.
- Thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bố các nguồn lực xã hội thông qua
hoạt động của các thị trường bộ phận.
- Giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường
- Là nền kinh tế mở, thị trường trong nước quan hệ mật thiết với thị trường quốc tế. Ưu điểm Nhược điểm
1. Nền kinh tế thị trường luôn tạo ra động lực 1. Nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn những
cho sự sáng tạo của các chủ thể kinh tế rủi ro khủng hoảng
2. Nền kinh tế thị trường luôn phát huy tốt nhất 2. Nền kinh tế thị trường không tự khắc phục
tiềm năng của mọi chủ thể, các vùng miền được xu hướng cạn kieeyj tài nguyên không
cũng như lợi thế quốc gia
thể tái tạo, suy thoái môi trường tự nhiên, môi trường xã hội
3. Nền kinh tế thị trường luôn tạo ra các 3. Nền kinh tế thị trường không tự khắc phục
phương thức để thỏa mãn tối đa nhu cầu của được hiện tượng phân hóa sâu sắc trong xã hội
con người, từ đó thúc đẩy tiến bộ, văn minh xã hội
Do khuyết tật trên nên không tồn tại một nền kinh tế thị trường thuần túy mà thường có
sự can thiệp của nhà nước để sửa chữa những thất bại của cơ chế thị trường.
b. Một số quy luật chủ yếu của nền kinh tế thị trường
* Quy luật giá trị: là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và lưu thông hàng hóa
+ Quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí
lao động xã hội cần thiết.
+ Ở đâu và khi nào có sự trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự hoạt động của quy luật giá trị - CỤ THỂ:
+ Trong sản xuất, hao phí lao động cá biệt phải phù hợp với hao phí lao động xã hội cần thiết.
+ Trong trao đổi hàng hóa, phải dựa trên nguyên tắc trao đổi ngang giá
+ Quy luật giá trị hoạt động theo cơ chế tác động của giá cả thị trường
+ Giá cả thị trường là giá cả thỏa thuận giữa người mua và người bán trên thị trường
+ Giá kinh doanh phải đảm bảo quy tắc: bù đắp chi phí sản xuất và phải có lãi
+ Quy luật giá trị tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người,
tuân theo yêu cầu của quy luật giá trị, người sản xuất mới có lãi, mới tồn tại và phát triển
được, ngược lại thì phá sản.
- Tác động của quy luật giá trị:
+ Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
+ Kích thích lực lượng sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động
+ Phân hóa những người sản xuất hàng hóa thành người giàu, người nghèo
Như vậy, quy luật giá trị 1 mặt đào thải cái lạc hậu, bình tuyển cái tiến bộ,
kích thích các nhân tố tích cực phát triển. Mặt khác, phân hóa người giàu
người nghèo. Từ đây chủ nghĩa tư bản ra đời. Đó là quy luật khách quan
* Quy luật cung - cầu: - Khái niệm:
+ Cung là toàn bộ khối lượng hàng hóa và dịch vụ được cung ứng trên thị trường hoặc có khả năng cung
+ Cung do sản xuất quyết định nhưng không đồng nghĩa với sản xuất bởi mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh không đưa được sản phẩm đến thị trường thì không là cung
+ Cầu là nhu cầu của người tiêu dùng trong mỗi thời điểm nhất định, không phải bất
kì mà phải có khả năng thanh toán
+ Là quy luật kinh tế điều tiết quan hệ giữa cung và cầu
+ Quy luật này đòi hỏi cung – cầu phải có sự thống nhất.
- Tác động của quy luật:
+ Cung – cầu có MQH hữu cơ với nhau ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả hàng hóa.
+ Nếu cung > cầu thì giá cả thấp hơn giá trị và ngược lại; nếu cung = cầu thì giá cả = giá trị hàng hóa
- Quy luật cung cầu tác dụng điều tiết SX và LT hàng hóa
+ Làm thay đổi cơ cấu và quy mô thị trường
+ Nhà nước có thể vận dụng QL cung – cầu thông qua các chính sách và biện pháp
kinh tế như giá cả, lợi nhuận…
* Quy luật lưu thông tiền tệ:
- Khái niệm: Là quy luật quy định số lượng tiền cần thiết cho lưu thông hàng hóa ở mỗi thời kì nhất định.
- Công thức: M = P.Q/V Trong đó:
+ M: số lượng tiền cần thiết cho lưu thông + P : mức giá cả
+ Q: số lượng hàng hóa đem lưu thông
+ V: số vòng luân chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ
Khi lưu thông hàng hóa phát triển, việc thanh toán không dùng tiền mặt trở nên phổ biến thì số
lượng tiền cần thiết cho lưu thông được xác định như sau: M = Trong đó:
+ M: số lượng tiền cần thiết cho lưu thông
+ V: số vòng luân chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ
+ PQ là tổng giá cả hàng hóa
+ G1 là tổng giá cả hàng hóa bán chịu
+ G2 là tổng giá cả hàng hóa khẩu trừ cho nhau
+ G3 là tổng giá cả hàng hóa bán chịu đến kỳ thanh toán
Khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông tỉ lệ thuận với tổng số giá cả hàng hóa được đưa ra
thị trường và tỉ lệ nghịch với tốc độ lưu thông của tiền.
Trên đây là quy luật lưu thông của tiền vàng và quy luật này phổ biến với mọi quy luật. Khi
phát hành tiền giấy vẫn phải tuân theo quy luật tiền vàng. Nếu phát hành quá nhiều tiền giấy sẽ . sinh ra lạm phát
* Quy luật cạnh tranh: - Khái niệm:
+ Quy luật cạnh tranh yêu cầu, khi đã tham gia thị trường, các chủ thể sản xuất kinh
doanh, bên cạnh sự hợp tác, luôn phải chấp nhận cạnh tranh.
+ Cạnh tranh là sự ganh đua giữa những chủ thể kinh tế với nhau nhằm có được những
ưu thế về sản xuất cũng như tiêu thụ và thông qua đó mà thu được lợi ích tối đa.
- Là quy luật kinh tế điều tiết khách quan MQH ganh đua giữa các chủ thể kinh tế.
- Kinh tế thị trường càng phát triển thì cạnh tranh càng trở nên thường xuyên và quyết liệt hơn.
Cạnh tranh trong nội bộ ngành:
- Là cạnh tranh giữa các chủ thể trong cùng một ngành để thu được lợi nhận siêu ngạch
- Biện pháp: tăng năng suất lao động, giảm giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường…
- Kết quả: hình thành giá trị xã hội của hàng hóa
VD về cạnh tranh trong nội bộ ngành Quán phở.
Cạnh tranh giữa các ngành
- Khái niệm: Là hình thức giữa các chủ thể sản xuất trong các ngành khác nhau nhằm tìm
nơi đầu tư có lợi hơn.
- Biện pháp: tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác
- Kết quả: hình thành lợi nhuận bình quân - 4 Tác động tích cực:
+ Thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất
+ Thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường
+ Là cơ chế điều chỉnh linh hoạt việc phân bố các nguồn lực.
+ Thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu xã hội. - 3 Tác động tiêu cực:
+ Gây tổn hại đến môi trường kinh doanh
+ Gây lãng phí nguồn lực xã hội
+ Làm tổn hại phúc lợi xã hội
CHƯƠNG III – GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
I. Lý luận của C. Mác về giá trị thặng dư
1. Nguồn gốc của giá trị thặng dư
a. Công thức chung cơ bản
* So sánh 2 công thức:
- Trong lưu thông hàng hóa giản đơn tiền vận động theo công thức: H – T – H (1)
- Trong lưu thông hàng hóa TBCN, tiền vận động theo công thức: T – H – T’ (2)
Giống nhau: Có 2 yếu tố vật chất tiền và vàng; đều là hành vi mua bán; biểu
hiện mối quan hệ kinh tế giống nhau.
Khác nhau: + Trình tự của hai giai đoạn
+ Điểm xuất phát và điểm kết thúc
+ Về mục đích: trong lưu thông hàng hóa giản đơn là giá trị sử
dụng, còn trong lưu thông hàng hóa TBCN là giá trị tăng thêm
* Công thức vận động tư bản T – H – T’ (T’ > T)
Trong đó, T’ = T + t (t>0) (t là số tiền dôi ra được C.Mác gọi là giá trị thặng dư) trở thành
công thức chung của tư bản. Như vậy, tư bản là giá trị đem lại đem lại giá trị thặng dư, tiền chỉ
biến thành tư bản khi được sử dụng để đem lại giá trị thặng dư cho nhà tư bản.
- Trong công thức chung tư bản ta thấy T’>T. Số lớn hơn là giá trị thặng dư. Vậy nguồn
gốc giá trị thặng dư từ đâu mà có?
+ Các nhà kinh tế học tư sản cố tình chứng minh rằng quá trình lưu thông tạo ra giá trị
thặng dư. Thực chất trong lưu thông dù trao đổi ngang giá hay không ngang giá đều
không tạo ra gá trị thặng dư. Nhưng nếu không có lưu thông thì giá trị thặng dư cũng không được tạo ra.
+ Như vậy, mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản thể hiện ở chỗ: giá trị thặng dư
vừa được tạo ra trong lưu thông vừa không được tạo ra trong lưu thông.
+ Mác là người đầu tiên phát hiện ra hàng hóa sức lao động – cơ sở khoa học đầu tiên
để xây dựng ra thuyết giá trị thặng dư hay chính việc phát hiện hàng hóa sức lao động
là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn chung của TB thật sự khoa học.
b. Hàng hóa sức lao động
* Khái niệm: Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh
thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng
mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó.
* 2 điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa:
- Người lao động được tự do về thân thể
- Người lao động không có đủ các tư liệu sản xuất cần thiết để tự kết hợp với sức lao động
của mình tạo ra hàng hóa để bán.
* Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động:
- Giá trị của hàng hóa sức lao động: do TGLĐXHCT để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao
động quyết định. Giá trị của hàng hó sức lao động gồm 3 bộ phận hợp thành:
+ Giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết (vật chất, tinh thần) để tái sản xuất sức lao động
+ Phí tổn đào tạo người lao động
+ Giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết (vật chất, tinh thần) nuôi gia đình của người lao động
- Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động: cũng để thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người và được tiêu dùng trong sản xuất
Hàng hóa sức lao động có giá trị sử dụng đặc biệt mà không hàng hóa thông thường nào
có được: luôn tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân -> tạo ra giá trị thặng dư
Hàng hóa sức lao động ba hàm cả yếu tố tinh thần và yếu tố lịch sử (phụ thuộc vào hoàn cảnh mỗi nước).
Điều kiện quyết định để tiền chuyển hóa thành tư bản: Sức lao động trở thành hàng hóa
Giá trị sử dụng đặc biệt của hàng hóa sức lao động là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư.
Chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản.
c. Sản xuất giá trị thặng dư
- QT sản xuất giá trị thặng dư là sự thống nhất của quá trình tạo ra và làm tăng thêm giá trị
- Để có được giá trị thặng dư nền sản xuất, xã hội phải đạt đến một trình độ nhất định
- Người lao động và người quản lý phải thảo thuận trên nguyên tắc ngang giá, người lao
động làm việc dưới sự kiểm soát của người quản lý
VD: Quá trình sản xuất m (giáo trình T28)
=> Khái niệm: Giá trị thặng dư là bộ phận giá trị dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công
nhân làm thuê tạo ra, kết quả lao động không công của công nhân cho nhà tư bản. Ký hiệu giá trị thặng dư là m
- Tư bản là giá trị đem lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động làm thuê
- Bản chất của TB: là 1 quan hệ xã hội dựa trên cơ sở người bóc lột người. Nhưng để ch
đạy bản chất bóc lột đó, giai cấp tư sản đã đưa ra nhiều luận điểm khác nhau : “người có
của, kẻ có công” , “có vốn có lãi”. Vì vậy để vạch trần bản chất đó, Mác đã đưa ra 2 cặp
phạm trù: tư bản bất biến và tư bản khả biến.
d. Sự phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến
- Tư bản bất biến: mua TLSX. Ký hiệu c
+ Khái niệm: Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất mà giá trị được lao
động cụ thể của công nhân làm thuê bảo tồn và chuyển nguyên vẹn vào giá trị sản
phẩm, tức là giá trị không biến đổi trong quá trình sản xuất được Mác gọi là TB bất biến.
+ Đặc điểm: Không tăng về lượng
+ Vai trò: là điều kiện trong quá trình SX để tạo ra m.
- Tư bản khả biến: mua SLĐ. Ký hiệu v
+ Khái niệm: Bộ phận TB biến thành sức lao động. Gíá trị của nó được biến thành tư
liệu sinh hoạt cần thiết mà mất đi trong quá trình tái sản xuất sức lao động của công
nhân làm thuê. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, công nhân làm thuê bằng lao
động trừu tượng tạo ra lượng giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động.
+ Đặc điểm: luôn tăng lên về lượng trong quá trình SX: G = c + (v+m)
+ Vai trò: nguồn gốc tạo ra m
đ. Vấn đề tiền công trong CNTB
- Khái niệm: Tiền công là giá cả của hàng hóa sức lao động
- Biểu hiện bên ngoài của tiền công trong CNTB giống như trả tiền công cho LĐ.
- Thực chất của tiền lương trong CNTB là tiền trả công cho sức lao động, là giá cả hàng hóa SLĐ.
Tại sao có sự nhầm lẫn giữa biểu hiện bên ngoài và bản chất?
Sức lao động là hàng hóa đặc biệt:
Không tách rời con người
Tiền công được trả theo thời gian Từ đó:
Nhìn bề ngoài toàn bộ sức lao động mà người lao động hao phí đều được trả công đầy đủ
Xã hội TBCN dường như một xã hội công bằng
Bản chất của tiền công:
Phản ánh MQH bóc lột giữa người LĐ và người sử dụng LĐ
Thực chất giá trị SLĐ và giá trị mới do lao động tạo ra khác nhau: GTSLĐ=v; GT mới do SLĐ tạo ra = v+m -
Nguồn gốc tiền công:
+ Nguồn gốc của tiền công là do hao phí SLĐ của người LĐ làm thuê tự trả cho chính
mình thông qua số cách của người mua hàng hóa sức lao động mà thôi.
Tuy nhiên trên thị trường HHSLĐ và lợi ích giữa người sử dụng LĐ thường mâu thuẫn với nhau
+ Cách thức giải quyết mâu thuẫn?
+ Lưu ý: khi khẳng định nguồn gốc của giá trị thặng dư là do hao phí sức lao động của
người công nhân làm thuê tạo ra không có nghĩa là mua hàng hóa sức lao động đã thu
được ngay giá trị thặng dư. Trái lại, để thu được giá trị thặng dư dưới hình thái tiền nhà
tư bản cần thực hiện quá trình sản xuất giá trị thặng dư.
e. Tuần hoàn và chu chuyển tư bản
Tuần hoàn của TB:
Khái niệm: Tuần hoàn tư bản là sự vận động của tư bản lần lượt trải qua 3 giai đoạn dưới 3
hình thái kế tiếp nhau (tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất, bán hàng hóa) gắn với thực hiện những
chức năng tương ứng và quay trở về hình thái ban đầu cùng với giá trị thặng dư. Mô hình tuần hoàn TB: - Giai đoạn 1: tiền tệ
Trong giai đoạn này, thực hiện chức năng mua các yếu tố sản xuất.
Kết thúc giai đoạn 1, tiền tệ đã chuyển thành chức năng mua các yếu tố sản xuất. - Giai đoạn 2: sản xuất
Giai đoạn này xuất hiện thực hiện chức năng sản xuất ra giá trị và giá trị thặng dư. Đây là
chức năng quan trọng nhất trong quá trình tuần hoàn của TB. - Giai đoạn 3: Lưu thông
Thực hiện chức năng bán H’ để thu về T’
Quá trình tuần hoàn của TB diễn ra liên tục với điều kiện các giai đoạn khác nhau của TB
phải được diễn ra liên tục, các hình thái của TB cùng được tồn tại và được chuyển hóa
hình thái 1 cách đều đặn. Mỗi sự ách tắc ở 1 giai đoạn nào cũng đều ảnh hưởng tới tuần hoàn.
Chu chuyển của tư bản:
- Khái niệm: Chu chuyển của tư bản là sự vận động của tư bản nếu xét nó là một quá
trình định kỳ, thường xuyên lặp đi lặp lại và đổi mới không ngừng theo thời gian. (Đó là
vòng quay của đồng tiền trong kinh doanh).
- Thời gian chu chuyển của tư bản là khoảng thời gian mà một tư bản kể từ khi dược ứng
ra dưới một hình thái nhất định cho đến khi quay trở về với hình thái đó cùng với giá trị
thặng dư. (Đó chính là khoảng thời gian tư bản chu chuyển dược 1 vòng).
- Tốc độ chu chuyển tư bản là số vòng chu chuyển của tư bản trong 1 năm.
- Thời gian lưu thông = thời gian mua + thời gian bán ( kể cả thời gian vận chuyển)
Như vậy, tốc độ chu chuyển tư bản tỉ lệ nghịch với thời gian tư bản chu chuyển 1 vòng. Bởi
vậy muốn tăng tốc độ chu chuyển tư bản thì: sản xuất phải liên tục, không giai đoạn nào bị
gián đoạn; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động;
thường xuyên nâng cao tay nghề người lao động; nâng cao trình độ người quản lý; xây dựng
nhà máy xí nghiệp; xây dựng cơ sở vật chất tạo điều kiện thông tin liên lạc, cải tiến các
phương tiện vận chuyển, cải tiến các phương thức trước, trong và sau khi bán hàng.
Tư bản cố định và tư bản lưu động: - Tư bản cố định:
+ Khái niệm: là bộ phận TB tồn tại dưới hình thức tư liệu lao động tham gia toàn bộ
quá trình sản xuất nhưng giá trị của nó chỉ chuyển dần dần, từng phần vào giá trị
sản phẩm theo mức độ hao mòn.
+ Đặc điểm: TB cố định được sử dụng nhiều năm. TB cố định luôn chịu 2 loại hao mòn: Hao mòn hữu hình:
Là hao mòn về vật chất, hao mòn về giá trị sử dụng
Hao mòn hữu hình do quá trình sử dụng và sự tác động của tự nhiên làm cho
các bộ phận của TB cố định hao mòn dần.
Chống hao mòn hữu hình: bảo dưỡng định kì (với nhà máy) Hao mòn vô hình:
Là hao mòn thuần túy về mặt giá trị
Hao mòn vô hình xảy ra khi máy móc vẫn còn tốt nhưng bị mất giá trị vì sự
xuất hiện của các máy móc khác hiện đại hơn.
Chống hao mòn vô hình: Sử dụng lao động ca kíp (với nhà máy) - Tư bản lưu động:
+ Khái niệm: là một bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái sức lao động,
nguyên nhiên vật liệu, vật liệu phụ, giá trị của nó được chuyển một lần, toàn phần
vào giá trị sản phẩm khi kết thúc từng quá trình sản xuất.
+ Đặc điểm: vốn ít, quay vòng nhanh, lãi suất lớn. Ngành nào có tư bản lưu động
càng nhiều thì lợi nhuận càng cao.
=> Kết luận: tư bản cố định là bộ phận của tư bản bất biến. Tư bản lưu động là 1 bộ phận của tư
bản bất biến và tư bản khả biến.
Khái quát lại, nguồn gốc của giá trị thặng dư là do hao phí sức lao động tạo ra.
2. Bản chất của giá trị thặng dư: được thể hiện thông qua tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư
Tỷ suất giá trị thặng dư:
- Là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến. Ký hiệu: m’. Công thức: m’=m/v.100%
- Nó phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công dân.
Khối lượng giá trị thặng dư:
- Là tích số giữa tỷ suất giá trị thặng dư và tư bản khả biến. - Ký hiệu: M = m’.V
- M phản ánh quy mô bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân
3. Các phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư
Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối:
- Khái niệm: Giá trị m tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày LĐ.
- Biện pháp: kéo dài ngày LĐ hoặc tăng cường độ LĐ
- Phương pháp này được áp dụng trong thời kỳ đầu của CNTB (vì KHKT lạc hậu, sự
phản kháng của giai cấp công nhân chưa quyết liệt, có bóc lột mà nhà TB bắt lđ 18h/
ngày dẫn đến đấu tranh giai cấp, trải qua nhiều chiến tranh cuối cùng nhà TB phải cố định 8h/ ngày)
Sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối:
- Khái niệm: Giá trị m tương đối là m thu được nhờ rút ngắn thời gian lao động tất yếu
- Biện pháp: Tăng năng suất lao động
- Phương pháp này được thực hiện trong điều kiện xã hội phát triển đến 1 mức nào đó
Giá trị thặng dư siêu ngạch:
- Là giá trị thặng dư thu được do tăng năng suất lao động cá biệt
- Giá trị thặng dư siêu ngạch thúc đẩy các nhà TB cá biệt cải tiến kỹ thuật, đổi mới hoạt
động SXKD… tăng năng suất lao động cá biệt
- Giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của m tương đối: Giá trị thặng dư
siêu ngạch là tăng năng suất lao động cá biệt So sánh: Giống nhau
đều dựa trên kết quả tăng năng suất lao động Khác nhau
- Tương đối là kết quả của tăng NSLĐ
- Tuyệt đối là kết quả của rút ngắn thời gian lao động
- Siêu ngạch là kết quả của tăng NSLĐ cá biệt
Ý nghĩa: nếu gạt bỏ bản chất bóc lột thì sx gtri m là khoa học sử dụng lđ có hiệu quả nhất
mà bất kì XH nào cũng phải quan tâm.
II. Tích lũy tư bản
1. Bản chất của tích lũy tư bản
Khái niệm: cần tìm hiểu tái sản xuất trước
Xét về quy mô, chia thành tái sản xuất giản đơn, tái sản xuất mở rộng.
+ Tái sản xuất giản đơn là quá trình sản xuất được lặp lại với quy mô như cũ.
+ Tái sản xuất mở rộng là sự lặp lại với quy mô và trình độ ngày càng tăng lên.
Tích lũy tư bản là sự chuyển hóa 1 phần giá trị thặng dư thành tư bản.
Động cơ tích lũy: mở rộng sản xuất, áp dụng tiến bộ KHKT, nhắm tới mục tiêu cuối cùng:
lời được bao nhiêu, tốt bấy nhiêu.
Kết quả của tích lũy tư bản:
Phần m chiếm tỉ lệ ngày càng lớn trong toàn bộ vốn của TB: C.Mác “Tiền ban
đầu chỉ là giọt nước, tiền về sau là cả một đại dương”
Quyền sở hữu chuyển thành quyền chiếm hữu TB: TB không ngừng lớn lên
Tích lũy m – nguồn gốc làm giàu của TB.
Tích lũy giá trị thặng dư là mục đích làm giàu của các nhà tư bản
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô của tích lũy tư bản
- Có 2 nhân tố ảnh hưởng đến quy mô của tích lũy tư bản:
+ Với một M nhất định, quy mô tích lũy phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia m thành 2 phần
tích lũy và tiêu dùng. Nếu tích lũy tăng thì tiêu dùng giảm và ngược lại. => TL>+ Nếu tỷ lệ phân chia đã được xác định thì QMTL phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư thu được.
- Có 4 nhân tố ảnh hưởng đến khối lượng giá trị thặng dư
+ Tỷ suất giá trị thặng dư (m’)
+ Quy mô tư bản ứng trước + Năng suất lao động
+ Sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản lưu động
3. Một số hệ quả của tích lũy tư bản
- Tích lũy làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản
- Tích lũy làm tăng tích tụ và tập trung tư bản
- TL làm tăng sự chênh lệch về thu nhập của nhà tư bản với người lao động làm thuê.
III. Các hình thái tư bản và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư 1. Lợi nhuận:
Để làm rõ bản chất của lợi nhuận, C.mác bắt đầu phân tích làm rõ chi phí sản xuất
a. Chi phí sản xuất
Xét VD: Nhà TB có số vốn: 1000 USD mua:
+ TLSX (c): máy móc: 500 USD (hao mòn 10%/ năm)
+ Nguyên vật liệu 1 năm: 400 USD + SLĐ (v): 100 USD
+ Tỷ suất giá trị thặng dư: 100%
=> Giá trị hàng hóa được tạo ra trong 1 năm là: 450c + 100v +100 m = 650 USD
Chi phí sản xuất sẽ là: 550 USD
* Khái niệm: Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là phần giá trị của hàng hóa bù lại giá cả của
những tư liệu sản xuất đã tiêu dùng và giá cả của sức lao động đã được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa.
- Chi phí sản xuất TBCN ký hiệu: k => k = c+v
- Khi xuất hiện phạm trù chi phí sản xuất TBCN: G = c + v + m => G = k + m
Vai trò: rất quan trọng: bù đắp tư bản về giá trị và hiện vật, đảm bảo điều kiện cho tái sản xuất
trong kinh tế thị trường, tạo cơ sở cho sự cạnh tranh, là căn cứ quan trọng cho cạnh tranh về giá
cả bán hàng giữa các nhà tư bản.
=> Đối với nhà tư bản, chi phí SX TBCN là giới hạn lỗ hoặc lãi trong kinh doanh. Bởi vậy, nhà
tư bản phải ra sức tiết kiệm chi phí này bằng mọi cách.
b. Bản chất lợi nhuận
Lợi nhuận (p): là phần chênh lệch giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất
W = (c+v) + m => k + m => k + p
So sánh lợi nhuận với giá trị thặng dư p m Về lượng
p có thể bằng, cao hơn hoặc thấp hơn m Về chất
p và m đều có nguồn gốc từ sản xuất, do lao động tạo ra
Lợi nhuận và giá trị thặng dư là như nhau => giống nhau về nguồn gốc, là kết quả của lao động
không công. Mác cho rằng lợi nhuận là hình thái biến tướng của giá trị thặng dư. Lợi nhuận là
cái thường thấy nhất, cái biểu hiện trên thị trường. Còn cái bên trong là biểu hiện gttd. Nói cách
khác, bản chất giai cấp tư sản đối với giai cấp công nhân làm thuê đã được che giấu dưới phạm trù lợi nhuận.
c. Tỷ suất lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận
* Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước. Ký hiệu p’.
Công thức: p’ = (m/ c + v) * 100% So sánh m’ với p’ m’ P’ Lượng m’ > p’ Chất
Phản ánh mức độ bóc lột lao động
Phản ánh hiệu quả kinh doanh, đầu tư
(ngành nào đầu tư hơn thì tỷ suất lợi nhuận có lợi hơn)
Bởi vậy các nhà tư bản cạnh tranh với nhau, chọn ngành nào có tỷ suất lao động cao hơn để đầu tư vốn.
So sánh giữ lợi nhuận và giá trị thặng dư: Chênh lệch giữa m’ và p’
Cơ cấu giá trị hàng hóa 80c + 20v + 20m m’ = 100% p’ = 20 % 80c + 20v + 40m m’ = 200% p’ = 40%
* Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận: có 4 nhân tố
- Tỷ suất giá trị thặng dư m’: tỷ lệ thuận
- Cấu tạo hữu cơ của tư bản C/V: tỷ lệ nghịch
- Tốc độ chu chuyển của tư bản n: tỷ lệ thuận
- Tiết kiệm tư bản bất biến c: tỉ lệ nghịch
* TÓM LẠI: Từ sự phân tích trên có thể rút ra
- Chi phí SXTBCN là chi phí về TLSX và SLĐ để SX hàng hóa: k = c+v
- Có 4 nhân tố ảnh hưởng đến p’: m’, c/v, n và c
- Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số % giữa m và p. Ký hiệu p’
- Lợi nhuận là giá trị thặng dư được quan niệm là kết quả của TB ứng trước: P
d. Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất
Sự hình thành lợi nhuận bình quân: Cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành
Khái niệm lợi nhuận bình quân và tỷ suất lợi nhuận bình quân:
Lợi nhuận bình quân : là lợi nhuận bằng nhau, của những lượng vồn tư bản đầu tư bằng
nhau, khi đầu tư vào các ngành khác nhau.
Tỷ suất lợi nhuận bình quân n: tổng số ngành
Chú ý: 2 yếu tố hay bị nhầm
- 2 THUỘC TÍNH HÀNG HÓA VÀ 2 THUỘC TÍNH HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG
- TƯ BẢN BẤT BIẾN, TƯ BẢN KHẢ BIẾN
Sự hình thành lợi nhuận bình quân và tỷ suất lợi nhuận bình quân không chấm dứt được quá
trình cạnh tranh trong sản xuất tư bản chủ nghĩa. Đó là do để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Sự
cạnh tranh trong nội bộ ngành làm cho lợi nhuận giữa các ngành không bằng nhau lại dẫn đến
cạnh tranh giữa các ngành. Bởi vậy, quá trình cạnh tranh không ngừng tiếp diễn.
Sự hình thành giá cả sản xuất:
Giữa giá trị hàng hóa và giá cae sản xuất vẫn có sự giống nhau là c +v còn giá trị thnagjw dư
biến tướng thành lợi nhuận bình quân. Các nhà tư bản cạnh tranh nhau để phân chia giá trị thặng
dư do giai cấp công nhân tạo ra. Xét trong phạm vi lao động xã hội tổng lợi nhuận bằng tổng giá trị thặng dư.
e. Lợi nhuận thương nghiệp
- Khái niệm: là một bộ phận của tư bản công nghiệp được tách ra để phục vụ cho quá
trình lưu thông hàng hóa.của tư bản công nghiệp.
- Đặc điểm: vừa phụ thuộc vào tư bản công nghiệp vừa có tính độc lập tương đối. - Công thức: T = H – T’
- Nhiệm vụ của tư bản thương nghiệp: Bán hàng hóa cho tư bản công nghiệp.
- Đặc điểm tông tại của tư bản thương nghiệp: Mua rẻ, bán đắt
- Kết luận: Nguyên tắc phân chia GTTD giữa tư bản công nghiệp và tb thương nghiệp
diễn ra theo quy luật tỷ suất lao động bình quân thông qua cạnh tranh và thông qua sự
chênh lệch giữa giá cả sản xuất công nghiệp với giá cả thương nghiệp 2. Lợi tức
* Sự hình thành tư bản cho vay
- Về mặt lịch sử: Tư bản cho vay xuất hiện rất sớm trong lịch sử, tồn tại dưới dạng hình thức cho vay nặng lãi
- Khái niệm: TB cho vay là TB tiền tệ tạm thời để rỗi mà người chủ của nó cho nhà TB khác sử
dụng để nhận được số lợi tức.
- TB cho vay có 3 đặc điểm: Quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng, TB cho vay là loại hàng hóa
đặc biệt và loại TB được sùng bái nhất. Công thức: T – T’
* Lợi tức và tỷ suất lợi tức:
- Lợi tức (z) là một phần của lợi nhuận bình quân mà TB đi vay trả cho TB cho vay để được quyền sử dụng TB.
Tỷ suất lợi tức cao hay thấp phụ thuộc vào 3 yếu tố:
- Phụ thuộc vào tỉ suất lợi nhuận bình quân
- Tỉ lệ phân chia lợi nhuận bình quân thành lợi tức và lợi nhuận doanh nghiệp
- Phụ thuộc vào quan hệ cung cầu và tb cho vay
Sự vận động của tỉ suất lợi tức được thực hiện qua tín dụng
Sự hình thành của quan hệ tín dụng làm hình thành công ti cổ phần (công ty hoạt động dựa trên
sự góp vồn nhiều người dựa trên hình thức mua cổ phiếu ) và thị trường chứng khoán (là nơi
mua bán các loại chứng khoán có giá, có 2 loại: thị trường chính thức (thị trường sơ cấp, thị
trường thứ cấp), thị trường không chính thức.
Đặc điểm thị trường chứng khoán: rất nhạy bén với biến động kinh tế xã hội
3. Địa tô tư bản chủ nghĩa
* Khái niệm: là giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ đi phần lợi nhuận bình quân mà các
nhà TB kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp phải trả cho địa chủ
* Sự hình thành QHSXTBCN trong nông nghiệp:
- Trong CNTB nông nghiệp cũng trở thành một lĩnh vực đầu tư, cũng được kinh doanh theo PTSXTBCN
- QHSX TBCN trong nông nghiệp hình thành theo 2 con đường:
+ Cải cách dần dần kinh tế địa chủ, phong kiến sang kinh doanh theo PTSXTBCN.
+ Thông qua cách mạng tư sản xóa bỏ kinh tế địa chủ phong kiến phát triển kinh tế TBCN.
- Đặc điểm nổi bật của QHSXTBCN trong nông nghiệp là chế dộ độc quyền sở hữu
ruộng đất – ngăn cản tư bản tự do cạnh tranh trong nông nghiệp.
* Bản chất địa tô: là hình thức bóc lột
- Địa tô xuất hiện từ khi chế độ độc quyền sở hữu ruộng đất.
- Trong xã hội TBCN tư bản kinh doanh nông nghiệp phải thuê ruộng đất của địa chủ.
- Ngoài lợi nhuận bình quân các nhà tư bản phải thu được lợi nhuận siêu ngạch
- Trong nông nghiệp lợi nhuận siêu ngạch lâu dài và ổn định mà nhà TB kinh doanh nông
nghiệp phải trả cho địa chủ.
- Địa tô TBCN là một bộ phận của lợi nhuận siêu ngạch mà TB kinh doanh nông nghiệp trả
cho địa chủ. Mác kí hiệu địa tô là R.
Trong nông nghiệp, địa tô khác công nghiệp ở chỗ: có hình thức giá cả nông sản dựa trên giá cả sản xuất sâu nhất.
* Các hình thức địa tô cơ bản: - Địa tô chênh lệch:
+ Địa tô chênh lệch 1: thu được trên vị trí tốt, thuận lợi, gắn với độ phì nhiêu của đất.
+ Địa tô chênh lệch 2: là địa tô thu được gắn liền với thâm canh. Nó là kết quả cửa tư bản đầu tư
thêm trên 1 đơn vị diện tích.
- Địa tô tuyệt đối là: Nhà tư bản đi thuê đất phải trả cho chủ đất, dù thuê mướn bất kỳ loại ruộng đất nào. - Giá cả ruộng đất:
+ Giá cả đất đai: là địa tô TB hóa
+ Đất đai đem lại địa tô tức là 1 khoản thu nhập ổn định bằng tiền
+ Đất đai là 1 loại TB đặc biệt, còn địa tô chính là lợi tức của TB đó
( Giá cả ruộng đất là giá mua của địa tô do ruộng đất đem lại theo tỉ suất lợi tức:
Giá cả ruộng đất tỉ lệ thuận với địa tô, tỉ lệ nghịch với tỉ suất lợi tức
Giá cả ruộng đất phụ thuộc: địa tô, tỉ suất lợi tức, vị trí và kì vọng của người mua)
CHƯƠNG IV – CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
I. Cạnh tranh ở cấp độ độc quyền trong nền kinh tế thị trường
1. Độc quyền nhà nước và tác động của độc quyền
a. Nguyên nhân hình thành độc quyền và độc quyền nhà nước
* Độc quyền và nguyên nhân hình thành độc quyền
- Khái niệm: Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, có khả năng thâu tóm việc
sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng định ra giá cả độc quyền nhẵm thu lợi nhuận độc quyền cao
Mục đích của độc quyền là thao túng lĩnh vực nào đó nhằm mục đích thu lợi nhuận cao
* Nguyên nhân hình thành độc quyền:
- Sự phát triển của lực lượng sản xuất thúc đẩy các tổ chức độc quyền.
+ Các doanh nghiệp phải ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất kinh
doanh để đáp ứng sự phát triển của lực lượng sản xuất.
+ Các doanh nghiệp phải có vốn lớn nhưng từng doanh nghiệp ko đáp ứng được.
Các doanh nghiệp phải đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, hình thành các doanh nghiệp quy mô lớn. - Do cạnh tranh:
+ Cạnh tranh gay gắt khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản; còn doanh
nghiệp lớn dù vẫn tồn tại nhưng suy yếu.
Các doanh nghiệp phải liên kết nhau thành các doanh nghiệp với quy mô ngày càng lớn.
- Do khủng hoảng phát triển hệ thống tín dụng.
+ Cuộc khủng hoảng kinh tế lớn năm 1873 làm phá sản các doanh nghiệp vừa và
nhỏ. Các doanh nghiệp lớn vẫn tồn tại nhưng để tiếp tục phát triển, họ phải tích tụ
và tập trung sản xuất hình thành các doanh nghiệp quy mô lớn.
+ Sự phát triển của hệ thống tín dụng là đòn bẩy mạnh mẽ để tập trung sản xuất, nhất
là việc hình thành và phát triển các công ty cổ phần. => Tạo tiền đề cho sự ra đời
của các tổ chức độc quyền.
* Giá cả độc quyền:
- Khi các tổ chức độc quyền xuất hiện, các tổ chức độc quyền sẽ ấn định giá cả độc quyền
nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.
- Giá cả độc quyền có 2 loại: giá cả độc quyền thấp khi mua và giá cả độc quyền cao khi bán.
- Giá cả độc quyền cao = Chi phí sản xuất + Lợi nhuận độc quyền cao
- Nguồn gốc của lợi nhuận độc quyền cao: Do LĐ không công của công nhân trong các tổ
chức độc quyền, ngoài độc quyền, giá trị thặng dư của các nhà tư bản bị phá sản…
Lợi nhuận độc quyền cao phản ánh phạm vi bóc lột của CNTB ngày càng mở rộng, họ không chỉ
bóc lột trong sản xuất mà còn bóc lột trong lưu thông thông qua giá cả độc quyền; không chỉ bóc
lột giai cấp công nhân mà còn bóc lột các tầng lớp nhân dân lao động khác.
* Độc quyền nhà nước – nguyên nhân hình thành và bản chất của độc quyền nhà nước.
- Độc quyền nhà nước:
+ Là kiểu độc quyền trong đó nhà nước nắm giữ vị thế độc quyền trên cơ sở duy trì sức
mạnh của các tổ chức độc quyền ở những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế nhằm tạo
ra sức mạnh vật chất cho sự ổn định của chế độ chính trị xã hội ứng với điều kiện phát
triển nhất định trong các thời kỳ lịch sử.
+ Độc quyền nhà nước mang tính phổ biến trong nền kinh tế thị trường
+ Trong nền kinh tế thị trường TBCN, độc quyền nhà nước hình thành trên cơ sở cộng
sinh giữa độc quyền tư nhân, độc quyền nhóm và sức mạnh kinh tế của Nhà nước.
- Nguyên nhân hình thành độc quyền nhà nước trong nền kinh tế thị trường TBCN.
+ Tích tụ và tập trung vốn càng lớn sẽ sinh ra những cơ cấu kinh tế lớn đòi hỏi phải có
sự điều tiết từ một trung tâm sàn xuất và phân phối.
+ Sự phát triển của PCLĐXH làm xuất hiện một số ngành mới đòi hỏi nhà nước phải đứng ra dảm nhiệm.
+ Mâu thuẫn giữa tư bản và lao động trong xã hội ngày càng cao đòi hỏi nhà nước phải đứng ra xoa dịu.
+ Xung đột giữa các quốc gia dân tộc ngày càng tăng đòi hỏi phải có sự điều tiết các
quan hệ kinh tế quốc tế thông qua vai trò của nhà nước.
- Bản chất của CNTB độc quyền nhà nước: là sự kết hợp giữa sức mạnh của độc quyền tư
nhân với sức mạnh của nhà nước tư sản thành một thiết chế và thể chế thống nhất nhằm
bảo vệ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho CNTB.
Bản chất CNTB độc quyền là nấc thang mới trong CNTB
b. Tác động của độc quyền trong nền kinh tế thị trường * Tác động tích cực:
- Độc quyền tạo ra khả năng to lớn trong việc nghiên cứu và triển khai các hoạt động
KHKT, thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật.
- Độc quyền có thể làm tăng NSLĐ, nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân tổ chức độc quyền.
- Độc quyền tạo ra sức mạnh kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng sản xuất hiện đại * Tác động tiêu cực:
- Độc quyền xuất hiện làm cho cạnh tranh không hoàn hảo gây ra thiệt hại cho người tiêu dùng và xã hội.
- Độc quyền có thể kìm hãm sự tiến bộ kỹ thuật, theo đó kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội.
- Độc quyền chi phối quan hệ kinh tế, xã hội, làm tăng sự phân hóa giàu ngheo.
2. Quan hệ cạnh tranh trong trạng thái độc quyền
- Độc quyền sinh ra từ caanhj tranh tự do, ĐQ đối lạp với CTTD, nhưng sự xuất hiện của
ĐQ không thủ tiêu được cạnh tranh mà còn làm cho CT trở nên đa dạng và gay gắt hơn. - Biểu hiện:
+ Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các DN ngoài độc quyền
+ Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau.
+ Cạnh tranh trong nội bộ và các tổ chức đặc quyền.
II. Lý luận của V. Lênin về các đặc điểm kinh tế của ĐQ và ĐQNN trong nền kinh tế thị trường TBCN
1. Lý luận của Lênin về các đặc điểm kinh tế cơ bản của độc quyền
a. Tổ chức độc quyền có quy tích tụ và tập trung tư bản lớn
- Bản chất: liên kết với nhau thao túng 1 lĩnh vực nào đó nhàm mục đích thu lợi nhuận độc quyền cao.
- Tích tụ, tập trung sản xuất:
+ Hình thành 1 số xí nghiệp lớn + Cạnh tranh gay gắt
Thỏa hiệp, thỏa thuận -> Tổ chức độc quyền: là tổ chức liên minh giữa các nhà tư
bản lớn để tập trung vào trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ 1 số loại hàng hóa
nào đó nhằm mục đích thu lợi nhuận độc quyền cao.
- Các hình thức tổ chức độc quyền:
+ Khi mới hình thành, các tổ chức độc quyền hình thành theo sự liên kết ngang (kiên kết những
doanh nghiệp trong cùng 1 ngành) dưới các hình thức:
Cartel: là hình thức tổ chức độc quyền đầu tiên trong đó các xí nghiệp TB lớn kí các hiệp
nghị thỏa thuận với nhau về giá cả, sản lượng hàng hóa, thị trường tiêu thụ, kì hạn thanh toán nhưng không vững.
Vì sao các ten là 1 tổ chức độc quyền k bền vững? - các xí nghiệp tham gia Cartel vẫn độc lập cả về sx và lưu thông
Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ ô pếc thuộc hình thức tổ chức độc quyền nào nào? - Cartel
Syndicate: là hình thức tổ chức độc quyền cao hơn, ổn định hơn Cartel, vẫn giữ độc lập
về sản xuất, chỉ mất độc lập về lưu thông hàng hóa.
Trust: là hình thức độc quyền cao hơn Cartel và Syndicate, trong đó cả việc sản xuất,
tiểu thụ hàng hóa đều do 1 ban quản trị chung thống nhất quản lí.
+ Sau đó các tổ chức độc quyền phát triển theo hình thức liên kết dọc dưới hình thức
Consortium (là hình thức tổ chức độc quyền có trình độ và quy mô lớn hơn các hình thức độc
quyền trên, tham gia Consortium gồm các xí nghiệp TB lớn, Syndicate, Trust thuộc các ngành
khác nhau nhưng liên quan về mặt kĩ thuật, kinh tế)
+ Từ những năm 60 của thế kỉ XX xuất hiện 1 liên kết mới: liên kết đa ngành (đó là quá trình
liên kết các tập đoàn sản xuất với các hãng buôn, ngân hàng, bảo hiểm, công ty vận tải trên cơ
sở phụ thuộc tài chính).
b. Sức mạnh của các tổ chức độc quyền do tư bản tài chính và hệ thống tài phiệt chi phối.
- TB tài chính là kết quả của sự hợp nhất giữa TB ngân hàng của 1 số ít ngân hàng độc quyền
lớn nhất, với TB của những liên minh độc quyền các nhà công nghiệp.
- Vai trò của TB tài chính:
+ Trong giai đoạn chủ nghĩa TB độc quyền, TB tài chính giữ vai trò thống trị trong XH TB vì
TBTC nắm cả TB sản xuất (tổ chức độc quyền trong ngân hàng) bởi vậy chúng sẽ trực tiếp nắm
và khống chế toàn bộ sự phát triển của nền kinh tế quốc dân
+ Từ quyền lực kinh tế, TBTC nắm cả quyền lực chính trị, thâu tóm cả nhà nước, biến nhà nước
thành công cụ để phục vụ cho các tổ chức độc quyền
+ Sự phát triển của TBTC đã dẫn đến sự hình thành của những TB kếch xù gọi là tài phiệt, chi
phối toàn bộ đời sống kinh tế - chính trị trong XH TB (hay đầu sỏ tài chính, trùm tài chính)
+ TBTC thực hiện thủ đoạn thống trị thông qua chế độ tham dự (chế độ khống chế của công ty
lớn với tư cách là công ty mẹ với các công ty con thông qua số lượng cổ phiếu khống chế).
c. Xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến
- Khái niệm: Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài nhằm mục đích chiếm đoạt
giá trị thặng dư và các nguồn lợi khác ở các nước nhập khẩu TB. - Có 2 loại đầu tư:
+ Đầu tư trực tiếp: là hình thức xuất khẩu tư bản để xây dựng những xí nghiệp mới hoặc mua lại
những xí nghiệp đang hoạt động.
+ Đầu tư gián tiếp: là hình thức đầu tư thông qua việc cho vay để thu lợi tức, mua cổ phần, cổ
phiếu…mà không trực tiếp tham gia hoạt động đầu tư. - Nguyên nhân:
+ Ở các nước TB phát triển đã tích lũy được 1 khối TB nhất định -> tư bản thừa
+ Ở các nước đang phát triển và chậm phát triển thì có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú,
nhân công rẻ mạt -> quan hệ cung cầu về xuất khẩu TB.
- Xuất khẩu TB dưới hình thức sở hữu:
+ Tư nhân chiếm đoạt giá trị thặng dư và nguồn tài nguyên thiên nhiên.
+ Nhà nước: tư sản lấy nền ngân sách nhà nước/ viện trợ có hoặc không trả lại -> đạt được mục tiêu kinh tế, chính trị.
d. Cạnh tranh để phân chia thị trường thế giới là tất yếu giữa các tập đoàn độc quyền
- Xuất khẩu TB đòi hỏi có thị trường
- Thị trường nước ngoài có ý nghĩa
=> Sự cạnh tranh khốc liệt tất yếu dẫn đến xu hướng thỏa hiệp...từ đó dẫn tới sự hình thành các
tổ chức độc quyền quốc tế dưới dạng: cartel, sydicate, trust quốc tế
e. Lôi kéo, thúc đẩy các chính phủ vào việc phân định khu vực lãnh thổ ảnh hưởng là cách
thức để bảo vệ lợi ích độc quyền
Sự phát triển không đều về KT -> Phát triển không đồng đều về CT, QS -> Xung đột QS
để phân chia lãnh thổ -> Chiến tranh thế giới -> Hình thành hệ thống thuộc địa, nửa thuộc địa.
2. Lý luận của Lê nin về đặc điểm kinh tế của độc quyền nhà nước trong CNTB
a. Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước
Sự liên minh cá nhân của các ngân hàng với công nghiệp được bổ sung bằng sự liên minh
cá nhân của các ngân hàng và công nghiệp với chính phủ: “Hôm nay là bộ trưởng, ngày mai là
chủ ngân hàng; hôm nay là chủ ngân hàng, ngày mai là bộ trưởng”. Sự kết hợp này được thực
hiện thông qua các Đảng phái, lực lượng hùng hậu đằng sau các đảng phái đó là các Hội chủ xí
nghiệp độc quyền, có vai trò to lớn trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
b. Sự hình thành, phát triển sở hữu nhà nước.
Sở hữu độc quyền nhà nước là sở hữu tập thể của giai cấp tư sản có nhiệm vụ ủng hộ và
phục vụ lợi ích của tư bản độc quyền nhằm duy trì sự tồn tại, phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Sở hữu nhà nước được hình thành thông qua nhiều hình thức: Quốc hữu hóa các doanh
nghiệp tư nhân bằng cách mua lại, xây dựng các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước…
Trong CNTB độc quyền nhà nước sở hữu nhà nước thực hiện ba chức năng: mở rộng sản
xuất TBCN, đảm bảo địa bàn lớn nhất cho sự phát triển của độc quyền; tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho việc tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác để thu được lợi nhuận độc
quyền cao; làm chỗ dựa cho sự điều tiết kinh tế của nhà nước theo những chương trình nhất định.
c. Độc quyền nhà nước trở thành công cụ để nhà nước điều tiết nền kinh tế.
Các công cụ chủ yếu của nhà nước để điều tiết nền kinh tế và thực hiện các chính sách
kinh tế như ngân sách, thuế, hệ thống tiền tệ, tín dụng, các doanh nghiệp nhà nước, kế hoạch hóa
hay chương trình hóa kinh tế và các công cụ hành chính, pháp lý.
Bộ máy điều tiết kinh tế gồm cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp và về mặt nhân sự có
sự tham gia của những đại biểu của tập đoàn tư bản độc quyền lớn và các quan chức nhà nước.
Cơ chế điều tiết kinh tế độc quyền nhà nước là sự dung hợp cả ba cơ chế đó là thị trường,
độc quyền tư nhân và sự điều tiết của nhà nước.
III. Biểu hiện mới của độc quyền, độc quyền nhà nước trong điều kiện ngày nay, vai
trò lịch sử của CNTB.
1. Biểu hiện của giới độc quyền
a. Biểu hiện mới của tích tụ và tập trung tư bản.
- Ngày nay, đặc điểm tập trung sản xuất và các tổ chức ĐQ có những biểu hiện mới
- Sự xuấ hiện của các công ty độc quyền xuyên quốc gia bên cạnh sự phát triển của các xí nghiệp vừa và nhỏ.
* Do sự phát trển của LLSX, KH và CN nên đã diễn ra quá trình kiên kết theo chiều dọc và
ngang ở cả trong nước và ngoài nước => Tổ chức ĐQ mới: - Concern:
+ Là tổ chức độc quyền đa ngành…
+ Nguyên nhân hình thành: do cạnh tranh
+ Mục đích: đối phó với đạo luật chống ĐQ ở hầu hết các nước TBCN. - Conglomerate:
+ Là sự kết hợp của nhiều hàng vừa và nhỏ có sự liên quan đến nhau về SX và DV.
+ Mục đích: Thu lợi nhuận chủ yếu từ kinh doanh chứng khoán…
* Ở các nước phát triển bên cạnh sự phát triển của các công ty ĐQ lớn cũng xuất hiện ngày càng
nhiều các DN vừa và nhỏ là do:
- Thứ nhất, đây là hình thức biểu hiện của xu hướng tập trung bên cạnh xu hướng phi tập trung
- Thứ hai, các DN vừa và nhỏ có những thế mạnh riêng: Nhạy cảm, linh hoạt...dễ dàng ứng phó với thị trường
- Ngoài ra, ĐQ cũng bắt đầu xuất hiện ở các nước đang phát triển
b. Biểu hiện mới về vai trò của tư bản tài chính trong các tập đoàn độc quyền.
- Các ngành nghê mới chiếm tỷ trọng ngày càng lớn
- Phạm vi liên kết và xâm nhập vào nhau được mở rộng ra nhiều ngành và phát triển dưới hình
thức một tổ hợp đa dạng.
- Nội dung liên kết đa dạng hơn, tinh vi hơn và phức tạp hơn.
- Cơ chế tham dự của tư bản tài chính cũng có sự biến đổi
c. Biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản.
- Thứ nhất: Thay đổi về luồng tư bản xuất khẩu: Trước kia (từ các nước phát triển sang các nước
kém phát triển) – giờ đây (các nước TB phát triển đầu tư lẫn vào nhau).
- Thứ hai: Chủ thể xuất khẩu tư bản cũng có thay đổi lớn: công ty xuyên quốc gia và các nước đang phát triển.
- Thứ ba: Hình thức xuất khẩu tư bản rất đa dạng, có sự đan xen giữa xuất khẩu tư bản và xuất khẩu hàng hóa.
- Thứ tư: Sự áp đặt mang tính thực dân trong xuất khẩu tư bản đã được gỡ bỏ và nguyên tắc
cũng có lợi trong đầu tư được đề cao.
d. Biểu hiện mới của sự phân chia thị trường thế giới giữa các liên minh độc quyền.
- Xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa ngày càng tăng bên cạnh xu hướng khu vực hóa kinh tế
- Hình thành liên minh kinh tế khu vực: EU, NAFTA, ASEAN…
- Sức mạnh và phạm vi bành trướng của các Công ty xuyên quốc gia tăng lên…
e. Biểu hiện mới về sự phân chia lãnh thổ ảnh hưởng dưới sự chi phối của các tập đoàn độc quyền
- Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc tư bản vẫn tiếp tục dưới những hình
thức cạnh tranh và thống trị mới.
- Vào nửa cuối thế kỷ XX các cường quốc tư bản vẫn tranh giành phạm vi ảnh hưởng bằng cách
thực hiện “chiến lược biên giới mềm”.
Sang thế kỷ XXI vẫn tiềm ẩn nguy cơ chạy đua vũ trang mới. Sự phân chia lãnh thổ được thay
bằng chiến tranh thương mai, chiến tranh sắc tộc, tôn giáo mà núp sau đó là các CƯỜNG QUỐC TƯ BẢN.
2. Những biểu hiện mới của độc quyền nhà nước dưới chủ nghĩa tư bản
a. Những biểu hiện mới về cơ chế quan hệ nhân sự
b. Những biểu hiện mới về sở hữu nhà nước
c. Những biểu hiện mới về vai trò công cụ điều tiết kinh tế của độc quyền nhà nước
3. Vai trò lịch sử của CNTB a. Vai trò tích cực
- Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng
- Chuyển nền sản xuất nhỏ thành nền sản xuất lớn hiện đại.
- Thực hiện xã hội hóa sản xuất.
b. Những giới hạn phát triển của CNTB
- Mục đích của nền sản xuất TBCN trước hết là vì lợi ích của thiểu số giai cấp tư bản.
- Sự phân hóa giàu – nghèo trong lòng các nước tư bản có xu hướng ngày càng sâu sắc
- CNTB đã và đang tiếp tục gây ra chiến tranh và xung đột nhiều nơi trên thế giới với mục đích
tranh giành thị trường, thuộc địa đã để lại những hậu quả nặng nề.
Bản chất của CNTB độc quyền là gì? - là 1 nấc thang pt mới của CNTB
Tư bản tài chính là sự kết hợp của những tư bản nào? - tư bản độc quyền trong ngân hàng và tư
bản độc quyền công nghiệp
Khi chưa hình thành tổ chức độc quyền, ngân hàng có vai trò ntn? - chỉ là trung gian trong việc
thanh toán tín dụng và là ng môi giới ng đi vay - ng cho vay
Khi đã hình thành tổ chức độc quyền, ngân hàng có vai trò mới gì?- kiểm soát và giám sát các
hoạt động kinh tế (quyền lực vạn năng)
Tư bản tài chính có vai trò ntn trong CNTB độc quyền? - chi phối mọi mặt của đời sống =>
THỐNG TRỊ trong xã hội tư bản
Vì sao tư bản tài chính lại có vai trò thống trị xh tư bản? - tư bả tài chính nắm cả tư bản sx (tổ
chức độc quyền trong công nghiệp) và cả tư bản tiền tệ (trong ngân hàng)
Tên gọi khác của “tài phiệt”? - đầu xỏ tài chính
Đầu xỏ tài chính thực hiện thủ đoạn thống trị bằng - thông qua chế độ tham dự
Chế độ tham dự là gì? - là chế độ khống chế của công ty mẹ đối với công ty con, cháu
Cổ phiếu khống chế là gì? - là số lượng cổ phiếu có ảnh hưởng tới quyết định của cty cổ phần
Đặc điểm xuất khẩu tư bản:
Khái niệm: mang tư bản ra nc ngoài để đầu tư
Mục đích: để chiếm đoạt giá trị thặng dư
Nguyên nhân chính: 1 bên muốn sinh ra lợi nhuận - 1 bên cần vốn => quan hệ CUNG CẦU về xuất khẩu tư bản
Trong giai đoạn CNTB của tự do cạnh tranh, hình thức xuất khẩu nào là đặc trưng chủ yếu của CNTB?
Trong giai đoạn CNTB độc quyền - xuất khẩu tư bản là đặc trưng chủ yếu
Bản chất của xk tư bản? - mở rộng qh sx ra nc ngoài và bành trướng xuất khẩu ra thế giới
CHƯƠNG V: KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VÀ CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM
I. KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM 1. Khái niệm
Là nền kinh tế vận hành theo các quy luật của thị trường đồng thời góp phần từng bước
xác lập một xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có sự điều
tiết của Nhà nước do ĐCSVN lãnh đạo.
2. Tính tất yếu khách quan của việc phát triển KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam.
- KTTT định hướng XHCN phù hợp với tính quy luật phát triển khách quan.
- Do tính ưu việt của KTTT thúc đẩy phát triển
- Mô hình phù hợp với nguyện vọng của nhân dân với mục tiêu: dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh.
3. Đặc trưng của KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam: 5 đặc trưng:
Về mục tiêu: phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật, nâng cao
đời sống nhân dân, thực hiện “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Đây
là sự khác biệt cơ bản của KTTT định hướng XHCN với KTTT định hướng TBCN.
Về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế: có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần
kinh tế. Trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là động lực. KT
Nhà nước, KT tập thể, KT tư nhân là nòng cốt để phát triển một nền kinh tế độc lập tự chủ.
Về quan hệ quản lý nền kinh tế: Nhà nước quản lý và thực hành cơ chế quản lý là nhà
nước pháp quyển XHCN của nhân dân, do nhân dân dưới sự lãnh đạo của ĐCS, sự làm
chủ của nhân dân với mục tiêu dùng KTTT để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho
CNXH, vì “dân giàu, nước mạnh, công bằng, văn minh”.
Về quan hệ phân phối: thực hiện phân phối công bằng các yếu tố sản xuất, tiếp cận và sử
dụng các cơ hội và điều kiện phát triển của mọi chủ thể kinh tế để tiến tới xây dựng xã
hội mọi người đều giàu có.
Về quan hệ giữa gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội: phát triển kinh tế đi đôi
với phát triển văn hóa – xã hội; thực hiện tiến bộ và công bằng ngay trong từng chính
sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và từng giai đoạn phát triển của KTTT. Đây là đặc
trưng phản ánh thuộc tính quan trọng mang tính định hướng XHCN nên KTTT ở Việt Nam.
II. HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM:
1. Sự cần thiết hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam
a. Thể chế và thể chế kinh tế:
- Thể chế: là những quy tắc, luật pháp, bộ máy quản lý và cơ chế vận hành nhằm điều
chỉnh các hoạt động của con người trong một chế độ xã hội.
- Thể chế kinh tế: Là hệ thống quy tắc, luật lệ, bộ máy quản lý và cơ chế vận hành nhằm
điều chỉnh hành vi của các chủ thể, các hành vi sản xuất kinh doanh và các quan hệ kinh tế.
b. Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
- Khái niệm: là hệ thống luật pháp, có chế, chính sách, các quy định, quy tắc, chế định,
điều tiết hành vi của mọi chủ thể, mọi quá trình diễn ra trong nền kinh tế nhằm tạo điều
kiện cho sự hình thành, vận hành thông suốt và phát triển nền KTTT định hướng XHCN.
- Lý do phải thực hiện hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN: có 3 lý do:
+ Do thể chế chưa đồng bộ.
+ Hệ thống thể chế còn chưa đầy đủ
+ Hệ thống thể chế còn kém hiệu lực, hiệu quả, kém đầy đủ các yếu tố thị trường và các loại thị trường.
2. Nội dung hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam
a. Hoàn thiện thể chế về sở hữu và phát triển các thành phần kinh tế.
Một là: Thể chế hóa đầy đủ quyền tài sản (quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền định
đoạt và hưởng lợi từ tài sản) của nhà nước, tổ chức và cá nhân.
Hai là: Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về đất đai để huy động và sử dụng hiệu quả đất đai.
Ba là: Hoàn thiện pháp luật về quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
Bốn là: Hoàn thiện pháp luật về đầu tư vốn nhà nước, sử dụng có hiệu quả các tài sản công.
Năm là: Hoàn thiện hệ thống thể chế liên quan đến sở hữu trí tuệ
Sáu là: Hoàn thiện khung pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp dân sự.
Bảy là: Hoàn thiện thể chế cho sự phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp.
b. Hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường
Một là: Hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường.
Hai là: Hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ, vận hành thông suốt các loại thị trường.
c. Hoàn thiện thể chế để đảm bảo gắn tăng cường kinh tế với đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội
Xây dựng thể chế để có thể kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế nhanh và bền vững
với phát triển xã hội bền vững, thực hiện tiến bộ xã hội, tạo cơ hội cho mọi thành viên
trong xã hội tham gia và hưởng thụ công bằng thành quả của quá trình phát triển.
d. Hoàn thiện thể chế về hội nhập kinh tế quốc tế
Một là: Tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh hệ thống pháp luật và các thể chế liên
quan đáp ứng yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.
Hai là: Thực hiện nhất quán chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa trong hợp tác
kinh tế quốc tế, không để bị lệ thuộc vào một số ít thị trường.
Xây dựng hệ thống thể chế đồng bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò
xây dựng và thực hiện các thể chế kinh tế của các nước, phát huy vai trò làm chủ của
nhân dân trong hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN.
III. CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM
1. Lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế a. Lợi ích kinh tế - Khái
niệm: Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất, lợi ích thu được khi thực hiện các hoạt
động kinh tế của con người. - Bản chất
của lợi ích kinh tế phản ánh mục đích và động cơ của các quan hệ giữa các chủ
thể trong nền sản xuất xã hội. - V
ai trò của lợi ích kinh tế đối với các chủ thể kinh tế - xã hội
+ Lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp của các chủ thể hoạt động KT – XH
+ Lợi ích kinh tế là cơ sở thúc đẩy sự phát triển các lợi ích khác.
b. Quan hệ lợi ích kinh tế - Khái niệm:
Quan hệ lợi ích kinh tế là sự thiết lập những tương tác giữa người với người, giữa các
cộng đồng, giữa các tổ chức kinh tế, giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế, giữa con
người với tổ chức kinh tế, giữa quốc gia với phần còn lại của thế giới. Nhằm mục tiêu xác
lập các lợi ích kinh tế trong mối liên hệ với trình độ phát triển của LLSX và kiến trúc
thượng tầng trong tương ứng của một giai đoạn phát triển xã hội nhất định.
- Sự thống nhất và mâu thuẫn trong các quan hệ lợi ích kinh tế
+ Thống nhất: một chủ thể có thể trở thành bộ phận cấu thành của chủ thể khác, Do
đó, lợi ích của chủ thể này được thực hiện thì lợi ích của chủ thể khác cũng trực tiếp
hoặc gián tiếp được thực hiện.
+ Mâu thuẫn: các chủ thể kinh tế có thể hành động theo những phương thức khác nhau
để thực hiện các lợi ích của mình. Sự khác nhau đó đến mức đối lập thì trở thành mâu thuẫn.
c. Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế: Có 4 nhân tố
Thứ nhất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: Là phương thức và mức độ thỏa
mãn các nhu cầu vật chất của con người, lợi ích kinh tế trước hết phụ thuộc vào số lượng,
chất lượng hàng hóa và dịch vụ, mà điểu này lại phụ thuộc vào trình độ phát triển của LLSX.
Thứ hai, địa vị của các chủ thể trong hệ thống quan hệ sản xuất xã hội: QHSX, mà trước
hết là quan hệ sở hữu quyết dịnh vị trí, vai trò của mỗi chủ thể trong quá trình tham gia
các hoạt động kinh tế - xã hội. Do đó, không có lợi ích kinh tế nằm ngoài những QHSX
và trao đổi, mà nó là sản phẩm của những quan hệ sản xuất và trao đổi.
Thứ ba, chính sách phân phối thu nhập của nhà nước: Sự can thiệp của nhà nước vào nền
KTTT là tất yếu khách quan, bằng nhiều loại công cụ, trong đó có các chính sách kinh tế
- xã hội. Chính sách phân phối thu nhập của nhà nước làm thay đổi thu nhập và tương
quan thu nhập của các chủ thể kinh tế.
Thứ tư, hội nhập kinh tế quốc tế: bản chất của KTTT là mở cửa và hội nhập. Khi mở cửa
hội nhập, các quốc gia có thể gia tăng lợi ích kinh tế từ thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế.
d. Một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền KTTT
Một là, quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động:
Người sử dụng LĐ: lợi nhuận
Người lao động: thu nhập (tiền lương, tiền thưởng)
Hai là, quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động:
Những người sử dụng lao động có quan hệ lợi ích kinh tế chặt chẽ với nhau. Trong cơ chế
thị trường, những người sử dụng LĐ vừa là đối tác, vừa là đối thủ của nhau, từ đó tạo ra
sự thống nhất và mâu thuẫn về LIKT giữa họ.
Ba là, quan hệ lợi ích giữa những người lao động:
Trong nền kinh tế thị trường, nhiều người muốn bán sức lao động. Để thực hiện lợi ích
kinh tế của mình, người lao động không chỉ phải quan hệ với người sử dụng lao động mà
còn phải có quan hệ với nhau.
Bốn là, quan hệ lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội:
Người lao động, người sử dụng lao động đều là thành viên của xã hội, nên mỗi người đều
có lợi ích cá nhân và có quan hệ với lợi ích xã hội. Nếu làm dúng pháp luật và thực hiện
được các LIKT của mình thì họ đã góp phần phát triển nền kinh tế, thực hiện lợi ích kinh
tế của xã hội (và ngược lại).
e. Phương thức thực hiện lợi ích kinh tế trong các quan hệ lợi ích chủ yếu
Thứ nhất, thực hiện LIKT theo nguyên tắc thị trường: Đây là phương thức phổ biến
trong mọi nền kinh tế bao gồm cả KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam.
Thứ hai, thực hiện LIKT theo chính sách của nhà nước và vai trò của các tổ chức xã
hội: Để khắc phục hạn chế thực hiện theo nguyên tắc thị trường, nhằm tạo sự bình
đẳng và thúc đẩy tiến bộ xã hội.
2. Vai trò nhà nước trong bảo đảm hài hòa các quan hệ lợi ích
Hài hòa các lợi ích kinh tế.
- Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi ích
- Điều hòa lợi ích: cá nhân - doanh nghiệp - xã hội.
- Kiểm soát, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển xã hội.
- Giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế.
- Điểm khác biệt về vai trò điều tiết của Nhà nước: NN đặt dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN
- Đặc trưng chung nhất: có vai trò điều tiết của Nhà nước
- ND kinh tế và ND pháp lý của sở hữu có mqh với nhau ntn: biện chứng thống nhất
- ND kinh tế của sở hữu được biểu hiện ở khía cạnh: Mang tính chất về quyền
hạn và nghĩa vụ của chủ thể sở hữu
- MQH giữa các chủ thể về TP kinh tế ở Việt Nam hiện nay: bình đẳng, hợp tác, cùng nhau phát triển
- Vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước: công cụ lực lượng vật chất
- Các doanh nghiệp NN đầu tư vào mọi ngành nghề
- KTNN mở đường hỗ trợ cho các ngành nghề cho phát triển
- KTNN là lực lượng vật chất cho sự phát triển
- Trong nền KTTT ở mọi quốc gia, NN đều tham gia vào nhằm mục đích: khắc
phục khuyết tậ của nền KTTT
- Từng bước cụ thể hoá mô hình và thể chế kinh tế thị trường XHCN
- Trong nền KTTT, Đảng lãnh đạo thông qua Cương lĩnh chính trị
- Lực lượng nào giám sát quá trình quản lý nền kinh tế nhà nước: Nhân dân lao động
- Cơ chế quản lý nền KTTT ở VN hiện nay là: tam quyền phân lập
- Chủ thể quản lý nền KTTT XHCN ở VN là: Nhà nước
- → Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ
- Một trong 3 đột phá phát triển kinh tế chiến lược 2015 - 2030 của Đảng là
- Chủ trương phát triển đồng bộ, mở rộng thị trường, văn kiện 13 nhấn mạnh thị
trường: thị trường đất, khoa học và công nghệ
- Động lực trực tiếp của chủ thể kinh tế là: lợi ích kinh tế - xã hội
- Khẳng định đúng về mqh giữa lợi ích cá nhân và lợi ích XH
- Lợi ích cá nhân quyết định lợi ích xã hội
- Lợi ích xã hội định hướng cho lợi ích cá nhân
- Lợi ích xã hội quyết định lợi ích cá nhân
- Khi nhận định, ở đâu không có lọi ích chung, ở đó sẽ không có lợi ích thống
nhất, ăng ghen muốn đề cập đến vai trò nào
- Một trong những nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế là: Trình độ phát
triển của lực lượng SX
- Sự khác biệt giữa lợi ích nhóm và nhóm lợi ích: Phạm vi liên kết trong hay ngoài ngành
- Một trong những bộ phận cơ bản của thể chế kinh tế: hệ thóng chủ thể quy luật kinh tế
CHƯƠNG VI – CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
I – CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM
a. Khái quát về cách mạng công nghiệp và công nghiệp hóa
a. Khái quát về cách mạng công nghiệp
- Khái niệm cách mạng công nghiệp:
Cách mạng công nghiệp là những bước phát triển nhảy vọt về chất trình độ của tư liệu
lao động trên cơ sở những phát minh đột phá về kĩ thuật và công nghệ trong quá trính phát
triển của nhân loại kéo theo sự thay đổi căn bản về phân công lao động xã hội cũng như tạo
bước phát triển năng suất lao động cao hơn hẳn nhờ áp dụng một cách phổ biến những tính
năng mới trong kỹ thuật – công nghệ đó vào đời sống xã hội.
- Khái quát lịch sử cách mạng công nghiệp:
+ CMCN lần thứ nhất (1.0) – CMCN cổ điển Anh, bắt đầu từ giữa thế kỷ XVIII đến
giữa thế kỉ XIX (động cơ đốt trong – năng lượng hơi nước)
+ CMCN lần thứ hai (2.0) diễn ra nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (động cơ điện – năng lượng điện)
+ CMCN lần thứ ba (3.0) từ thập niên 60 đến cuối thế kỷ XX (máy tính và tự động hóa – CNTT)
+ CMCN lần thứ tư (4.0) đề cập ở Hannover (CHLB Đức) năm 2011 (Internet, kỹ thuật
số, trí tuệ nhân tạo): phát triển trên 3 trụ cột chính: Kỹ thuật số, công nghệ sinh học, vật lý: Trí tuệ nhân tạo Big data In 3D Thực tế ảo - Vai trò:
+ Thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất
Về tư liệu lao động: từ chỗ máy móc ra đời thay thế cho lao động chân tay cho đến
sự ra đời của máy tính điện tử
Phát triển nguồn nhân lực
Về đối tượng lao động: đưa sản xuất của con người vượt qua những giới hạn về tài nguyên thiên nhiên
Từ góc độ tiêu dùng: người dân được hưởng lợi vì tiếp cận sản phẩm chất lượng cao, chi phí thấp
+ Thúc đẩy hoàn thiện quan hệ sản xuất
Sự biến đổi về sở hữu tư liệu sản xuất: đa dạng hóa sở hữu, lấy sở hữu tư nhân làm
nòng cốt, phát huy sức mạnh của sở hữu nhà nước.
Thay đổi về tổ chức, quản lý kinh doanh: sử dụng nguyên liệu, năng lượng mới
hiệu quả giúp nâng cao năng suất lao động và định hướng lại tiêu dùng
+ Thúc đẩy đổi mới phương thức quản trị phát triển
b. Công nghiệp hoá và các mô hình công nghiệp hóa trên thế giới
- Khái niệm công nghiệp hóa:
Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi nền sản xuất xã hội từ dựa trên lao động
thủ công là chính sang nền sản xuất xã hội dựa chủ yếu trên lao động bằng mát móc
nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
- Các mô hình công nghiệp hóa tiêu biểu trên thế giới + Mô hình CNH cổ điển:
Gắn liền với cuộc CMCN lần thứ nhất, nổ ra giữa TK XVIII ở Anh
Bắt đầu từ CN nhẹ (công nghiệp dệt là ngành vốn ít, lợi nhuận cao)
Vốn chủ yếu là do bóc lột lao động. Quá trình này đã dẫn đến mâu thuẫn gay gắt,
làm bùng nổ các cuộc chiến tranh.
Quá trình CNN trung bình từ 60 – 80 năm
+ Mô hình công nghiệp hóa kiểu Liên Xô (cũ)
Bắt đầu ở Liên Xô từ năm 1930 và ở các nước XHCN ở Đông Âu năm 1945
Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Thực hiện theo hình thức kế hoạch hóa tập trung, mệnh lệnh.
Kéo dài mô hình quản lý khi không còn phù hợp, là nguyên nhân dẫn đến sự
khủng hoảng và sụp đổ của Liên Xô và hệ thống XHCN ở Đông Âu.
+ Mô hình công nghiệp hóa của Nhật Bản và các nước công nghiệp mới (NIC)
Nhật Bản và các nước CNH mới như Hàn Quốc, Singapore đã tiến hành công
nghiệp hóa theo con đường mới.
Chiến lược CNH rút ngắn, đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển sản xuất trong nước
thay thế hàng nhập khẩu, thông qua việc tận dụng lợi thế về khoa học
Khoảng 20 – 30 năm đã thực hiện thành công
+ Mô hình công nghiệp hóa các nước ASEAN
Tận dụng được các thành tựu tiên tiến của các mô hình CNH
Thời gian cho mọi cuộc CMCN có xu hướng rút ngắn
Từ thành công tại Singapore => Thái Lan, Malaisia, …
b. Tính tất yếu khách quan và nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
a. Tính tất yếu của CNH, HĐH ở Việt Nam - Khái niệm:
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các
hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao
động thủ công là chỉnh sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ,
phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp
và tiến bộ khoa học công nghệ, nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội.
- Lý do khách quan phải thực hiện CNH, HĐH
+ Một là, thực tiễn cho thấy, CNH là quy luật phổ biến của sự phát triển LLSX xã hội
mà mọi quốc gia đều trải qua, dù ở các quốc gia phát triển sớm hay các quốc gia đi sau.
+ Hai là, đối với các nước có nền kinh tế kém phát triển quá độ lên CNXH, xây dựng cơ
sở vật chất – kỹ thuật cho CNXH phải thực hiện đầu tư thông qua CNH, HĐH
Nước ta quá độ lên CNXH từ một nước nông nghiệp lạc hậu. Do vậy, CNH, HĐH là một trong
quá trình lâu dài, là con đường duy nhất tạo ra lực lượng sản xuất mới. CNH, HĐH thành công
là nhân tố quyết định sự thắng lợi của con đường đi lên CNXH. Vì vậy, nó được coi là nhiệm vụ
trung tâm của cả thời kỳ quá độ.
- Đặc điểm CNH, HĐH ở Việt Nam:
+ CNH, HĐH ở Việt Nam theo định hướng XHCN thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
+ CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức
+ CNH, HĐH trong điều kiện nền KTTT + XHCN
+ CNH, HĐH trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, Việt Nam đang tích cực chủ động hội nhập KTQT
b. Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
- Một là, tạo lập những điều kiện để có thể thực hiện chuyển đổi từ nền sản xuất xã hội lạc
hậu sang nền sản xuất xã hội tiến bộ
- Hai là, thực hiện các nhiệm vụ để chuyển đổi từ nền sản xuất xã hội lạc hậu sang nền sản xuất xã hội tiến bộ
- Ba là, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ; chuyển đổi cơ cấu kinh tế; hoàn thiện QHSX phù hợp LLSX.
Nền kinh tế tri thức:
- Khái niệm: Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử
dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải,
nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Đặc điểm: 5 đặc điểm
+ Tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là vốn quý nhất.
+ Công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trên mọi lĩnh vực
+ Thông tin trở thành tài nguyên quan trọng nhất của nền kinh tế
+ Nguồn nhân lực nhanh chóng được trí thức hóa
+ Mọi hoạt động đều có liên quan đến vấn đề toàn cầu hóa kinh tế
c. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
Quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
- Chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết, giải phóng mọi nguồn lực
- Các biện pháp thích ứng được thực hiện đồng bộ, phát huy sức sáng tạo toàn dân.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0
- Hoàn thiện thể chế, xây dựng nền kinh tế dựa trên nền tảng sáng tạo
- Năm bắt và đẩy mạnh việc ứng dụng những thành tựu của cuộc CMCN 4.0
- Chuẩn bị những điều kiện cần thiết để ứng phó với tác động tiêu cực của CMCN 4.0
+ Xây dựng và phát triển hạ tầng về công nghệ thông tin và truyền thông, chuẩn bị nền tảng kinh tế.
+ Thực hiện chuyển đổi số nền kinh tế và quản trị xã hội.
+ Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn.
+ Phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.
II – HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
1. Khái niệm và các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế
a. Khái niệm và sự cần thiết khách quan hội nhập kinh tế quốc tế - Khái niệm:
Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết nền
kinh tế của mình với nền kinh tế thế giĐôới dựa trên sự chia sẻ lợi ích đồng thời tuân thủ
các chuẩn mực kinh tế chung.
- Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Do xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế.
Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế
thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quóc gia, các tổ
chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế, … trên quy mô toàn cầu.
+ Hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phổ biến của các nước, nhất là các
nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay.
Đối với các nước đang và kém phát triển thì hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để
tiếp cận và sử dụng các nguồn lực bên ngoài như tài chính, khoa học công nghệ,
kinh nghiệm của các nước cho phát triển của mình.
Hội nhập kinh tế quốc tế giúp các nước đang và kém phát triển tận dụng thời cơ để
rút ngắn khoảng cách với các nước tiên tiến.
Hội nhập kinh tế quốc tế giúp ổn định kinh tế vĩ mô: tăng tích lũy, cải thiện thâm hụt ngân sách …
b. Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế
- Chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập thành công
- Thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập KTQT
+ Các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế từ thấp đến cao:
Thỏa thuận thương mại ưu
đãi (PTA) : là mức độ thấp nhất của liên kết kinh tế, còn
được gọi là “hội nhập nông”. Theo đó, các bên tham gia thỏa thuận hạ thấp một
phần hàng rào thương mại hàng hóa cho nhau và duy trì hàng rào đó với bên thứ 3 ko tham gia thỏa thuận. Khu
vực mậu dịch tự do (FTA) là mức độ liên kết kinh tế xâu hơn. Theo đó các
bên tham gia thỏa thuận xóa bỏ hầu hết hàng rào thương mại, thuế quan và phi
thuế quan cho nhau những vẫn duy trì chính sách thuế quan riêng của mỗi bên đối với các nước ngoài FTA. Liên
minh thuế quan (CU): các bên tham gia hình thành FTA và có chính sách
thuế quan chung đối với các nước bên ngoài liên minh. Thị trường chung
+ Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế: ngoại thương, đầu tư quốc tế, hợp tác quốc tế, dịch vụ thu ngoại tệ.
2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển của Việt Nam
a. Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế
- Tận dụng lợi thế so sánh quốc gia
- Chuyển dịch lĩnh vực kinh tế mũi nhọn
- Nâng cao trình độ khoa học công nghệ quốc gia
- Đổi mới sản xuất
- Cải thiện hoạt động trong tiêu dùng
- Tạo điều kiện hoạch định chính sách
- Tiền đề cho hội nhập văn hóa
- Tác động mạnh mẽ đến hội nhập chính trị
- Tạo điều kiện để mỗi nước tìm cho mình vị trí của mình trong trật tự quốc tế
- Đảm bảo an ninh quốc gia
b. Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế
- Gia tăng sự cạnh tranh, tạo khó khắn cho doanh nghiệp và ngành kinh tế trong nước
- Gia tăng phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường bên ngoài
- Phân phối không công bằng lợi ích và rủi ro cho các nước và các nguồn khác nhau trong
xã hội, nguy cơ làm tăng khoảng cách giàu nghèo
- Có nguy cơ trở thành bãi thải công nghiệp và công nghệ thấp, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường
- Tạo ra một số thách thức đối với quyền lực nhà nước, chủ quyền quốc gia
- Nguy cơ xói mòn bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống Việt Nam.
- Gia tăng nguy cơ tình trạng khủng bố, buồn lậu, tội phạm xuyên quốc gia.
3. Phương hướng tăng hiệu quả HNKTQT trong phát triển của Việt Nam
- Nhận thức sâu sắc về thời cơ và thách thức do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại
- Xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập kinh tế phù hợp
- Tích cực, chủ động tham gia vào các liên kết linh tế quốc tế và thực hiện đầy đủ các cam
kết của Việt Nam trong các liên kết kinh tế quốc tế và khu vực
- Hoàn thiện thể chế kinh tế và luật pháp
- Nâng cao lực cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế
- Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ của Việt Nam
Đặc trưng cmcn lần 3: xuất hiện cntt
ở các nc tư bản, giai cấp tư sản và vô sản hình thành trong cuộc cm lần thứ 1
cnh ở Anh bắt đầu từ ngành dệt
mô hình cnh cổ điển xuất hiện đầu tiên ở anh
trong nn, việc chuyển từ con trâu đi trước cái cày theo sau sang lao động máy móc-> cnh
1 trong những nguồn vốn để thực hiện cnh trong các nc tư bản là khai thác lđ làm thuê
Cmcn lần 3 đưa tới thành tựu nổi bật: máy tính, điện tử, công nghệ số
1 trong những nn dẫn đến khủng hoảng liên xô là duy trì cơ chế quá lâu
Cnh liên xô nhấn mạnh công nghiệp nặng
1 trong những biểu hiện cnh, hđh của Liên Xô: đầu tư vốn
NB dùng con đường nào để CNH, hđh: kết hợp đầu tư nghiên cứu và chuyển giao công nghệ từ nc ngoài
Các nc cnm (NIC) sử dụng con đường như NB
Singapore tiến hành cnh nhanh nhất
Nội dung chiến lược cnh rút ngắn của NB là: CNH gắn với hđh
Các nc ASEAN thực hiện chiến lược cnh rút ngắn
Các cuộc cmcn làm thay đổi về sở hữu tlsx ở các nc tbcn theo hướng: đa dạng hóa các hình thức sở hữu.
Khi các nc tư bản chuyển hóa sang đa dạng hóa sở hữu, ht sh nào là nòng cốt: sở hữu tư nhân
Cơ sở cnh, hđh là: phát triển công nghiệp và tiến bộ khcn
Con đường duy nhất ở vn: tiến hành cnh, hđh
Nhiệm vụ trung tâm của quá độ cnxh: tiến hành cnh, hđh thành công
Cnh, hđh ở vn diễn ra trong nền KTTT định hướng XHCN
Cnh, hđh ở VN diễn ra trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế
Đâu ko là đặc điểm cnh, hđh ở VN: tập trung hàng đầu
Nền kinh tế tri thức hình thành trong khoảng từ những năm 60 tk XX
Từ những năm 60 tk XX, kt chuyển từ KT tài nguyên sang KT tri thức
Kt tri thức đc xem là nấc thang phát triển của llsx
Từ định nghĩa của OECD, nền kt tri thức đc hiểu là trình độ cao của llsx
Tài nguyên quan trọng nhất trong nền kt tri thức: thông tin
Trong nền kt tri thức, để đáp ứng nhu cầu xã hội, người tri thức cần học tập và rèn luyện kĩ năng
Trong nền kt tri thức, cơ cấu tổ chức và hđ kinh tế hđ theo hướng: các ngành kt dựa vào tri thức ngày càng tăng
Trong nền kinh tế tri thức, trình độ tin học và ngoại ngữ là bức tường vô hình ngăn chặn người lao động
Để ứng phó nền kinh tế tri thức, ng lao động phải liên tục học tập, đổi mới, sáng tạo
Một ngành kinh tế được coi là đã trở thành ngành kinh tế tri thức khi giá trị tri thức tạo ra chiếm
70% tổng giá trị ngành đó
1 nền kt đc coi là dã trở thành nền kt tri thức khi giá trị do các ngành tri thức tạo ra chiếm 70% GDP
Nhân tố quan trọng nhất để ứng phó với tác động tiêu cực của cmcn 4.0: nhân tố con người
Điều kiện cơ bản nhất để ứng phó tác động tiêu cực của cmcn 4.0: xây dựng và phát triển hạ tầng
Để ứng phó tác động tiêu cực VN cần đẩy mạnh cnh, hđh ở nông thôn
Đặc trưng của cuộc cmcn 4.0: liên kết thế giới thực và ảo
Thách thức lớn nhất của cmcn 4.0 mà quốc gia đối diện là khoảng cách phát triển về lực lượng sản xuất
Chủ trương đẩy mạnh cnh, hđh diễn ra trong đại hội đảng toàn quốc lần thứ 8
Quá trình phát triển theo hướng tăng tỉ trọng … gọi là chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Trong phát triển ktxh 10 năm: Đảng đã xác định đạt tỉ trọng GDP trên 40% trong năm 2030
Điều kiện quyết định để đạt nslđ xã hội cao là csvc kĩ thuật hiện đại
Tác động của cmcn 4.0 xác định tài nguyên sẽ suy giảm
Toàn cầu hóa là quá trình tạo ra mối liên kết.
Toàn cầu hóa kinh tế là: quá trình tạo ra sự gia tăng các mối liên kết quốc tế
Phương diện nào của toàn cầu hóa là nổi trội nhất: kinh tế
Thuật ngữ “hội nhập nông”: thỏa thuận tmai ưu đãi (PTA)