-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Lý thuyết ôn tập - Kinh tế vi mô | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Lý thuyết ôn tập - Kinh tế vi mô | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế vi mô (112290) 58 tài liệu
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội 388 tài liệu
Lý thuyết ôn tập - Kinh tế vi mô | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Lý thuyết ôn tập - Kinh tế vi mô | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế vi mô (112290) 58 tài liệu
Trường: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội 388 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Preview text:
Kinh tế vi mô
Nền tảng của kinh tế học -*Nhu cầu kinh tế
+ chỉ đến những mong muốn cho hàng hóa và dịch vụ đáp ứng sự thỏa mãn của con người
+ hàng hóa : sản phẩm hữu hình
+ dịch vụ : sản phẩm vô hình
+ nhu cầu kinh tế là k có giới hạn
*Nguồn lực kinh tế
- chỉ đến nguồi đầu vào hay yếu tố sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ
-bao gồm nguồn nhân lực, nguồn lực tự nhiên và nguồn lực được sản xuất ra với mục đích sử
dụng cho quá trình sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ - có giới hạn
- đc chia thành 4 thể loại
+ lao động : qui mô và chất lượng lực lượng lao động
+ vốn vật chất : những hàng hóa đc sản xuất ra và đc sử dụng trong quá trình sản xuất ra
hàng hóa và dịch vụ như công cụ sản xuất, máy móc, trang thiết bị , nhà xưởng, hệ thống gthong...
+ nguồn lực tự nhiên: nguồn lực do thiên nhiên ban tặng như đất đai, rừng , khoáng sản, nước và không khí
+ kỹ năng kinh doanh: tài năng hay năng lực của nhà doanh nghiệp trong việc tổ chức nguồn
lực để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ , tìm kiếm những cơ hội kinh doanh mới và ptrien
những cách làm sáng tạo mới *Sự khan hiếm
- Mâu thuẫn giữa nhu cầu kte vô hạn và nguồn lực kte có giới hạn đc mô tả bởi khái niệm sự khan hiếm
- Sự khan hiếm: không có đủ nguồn lực để sxuat ra mọi hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của con người
** Khái niệm về kinh tế học
- kinh tế học nghiên cứu cách thức XH sdung nguồn lực khan hiếm một cách có hiệu quả để
sxuat hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của con người
-Kinh tế học liên quan đến việc sd hiệu quả nguồn lực khan hiếm để đạt được mức độ thỏa
mãn cao nhất về nhu cầu kinh tế
**SỰ KHAN HIẾM, SỰ LỰA CHỌN VÀ CHI PHÍ CƠ HỘI
- Sự khan hiếm: không có đủ nguồn lực để sản xuất ra tất cả hàng hóa và dịch vụ mà con người mong muốn.
- Sự lựa chọn: vì không thể có mọi thứ mà chúng ta muốn nên phải quyết định lựa chọn giữa các khả năng.
→ Sự đánh đổi: chọn gì và từ bỏ gì?
- Chi phí cơ hội của một thứ là cái phải từ bỏ để có được nó. Chi phí cơ hội hàm ý sự lựa
chọn thay thế có giá trị cao nhất phải từ bỏ.
*ĐƯỜNG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT
o Đường giới hạn khả năng sản xuất thể hiện những tổ hợp sản lượng tối da mà nền kinh tế có
thể sản xuất được khi tất cả đầu vào được sử dụng một cách có hiệu quả.
*KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ KINH TẾ Học VI MO
o Kinh tế học vi mô nghiên cứu hành vi cá thể của các chủ thể kinh tế như người tiêu dùng,
nhà sản xuất, nhà đầu tư, người lao động cũng như thị trường nơi mà các chủ thể kinh tế này tham gia.
o Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu hành vi tổng thể của nền kinh tế, tìm cách để có được một cái
nhìn tổng quan hoặc phác thảo chung về cấu trúc của nền kinh tế và các mối quan hệ của các
thành phần chính của nó.
CÔNG CỤ CỦA KINH TẾ HỌC
o Kinh tế học dựa vào phương pháp khoa học Quan sát thực tế (thu thập dữ liệu thực tế).
o Xây dựng khả năng giải thích giữa nguyên nhân và hiệu quả (thiết lập giả thuyết).
o Kiếm định giải thích này bằng cách so sánh giữa kết quả của sự kiện thực tế với kết quả
dược dự tính bởi giả thuyết.
o Chấp nhận, bác bỏ hay sửa đổi giả thuyết. Nếu giả thuyết liên tục đạt những kiếm định với
kết quả thuận lợi thì giả thuyết sẽ tiến triển thành lý thuyết.
o Lý thuyết được chấp nhận rộng rãi và dạt kiếm định sốt cao có thể được gọi là qui luật hay nguyên lý. PHÂN LOẠI THỊ TRƯỜNG
o Phân loại thị trường theo không gian kinh tế
• Thị trường có thể phân ra thành thị trường thế giới, thị trường khu vực, thị trường quốc gia,
thị trường vùng hay địa phương.
• Phân loại thị trường theo cấu trúc thị trường
• Cấu trúc thị trường được định dạng theo số lượng người bán, người mua và mối quan hệ
tương tác lẫn nhau giữa họ.
o Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: từng người bán hoặc người mua không có quyền lực chi phối giá cả.
• Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: người bán hoặc người mua riêng biệt có khả năng chi phối giá. QUI LUẬT CẦU
o Qui luật cầu: Khi giá giảm thì lượng cầu tăng trong khi các yếu tố khác không đổi.
• Thể hiện mối quan hệ nghịch giữa giá và lượng cầu.
o Giải thích qui luật cầu Hiệu ứng thu nhập: giá giảm làm tăng sức mua của thu nhập của
người mua cho phép họ mua nhiều sản phẩm hơn. Hiệu ứng thay thế: người mua có xu hướng
mua sản phẩm tương dương rẻ hơn thay thế cho sản phẩm dắt hơn. CẦU THỊ TRƯỜNG
o Cầu thị trường về một sản phẩm chỉ đến tổng tất cả các cầu cá nhân về sản phẩm đó.
o Trên đồ thị, đường cầu thị trường được xây dựng bằng cách công theo trục hoành tất cả các đường cầu cá nhân. CẦU VÀ LƯỢNG CẦU
o Cầu mô tả hành vi của người mua tại mỗi mức giá (dường cầu).
o Lượng cầu chỉ đến số lượng có nhu cầu tại một mức giá cụ thể (một điểm trên đường cầu).
• Lượng cầu chỉ có ý nghĩa khi biết được mức giá. CẦU VÀ LƯỢNG CẦU
o Thay đổi trong lượng cầu chỉ đến sự trượt dọc theo dường cầu. Thay đổi trong lượng cầu
xảy ra khi có sự thay đổi của giá sản phẩm.
o Thay đổi trong cầu chỉ đến sự dịch chuyển của toàn bộ đường cầu.
- Đường cầu dịch sang phải: tăng cầu
- Đường cầu dịch sang trái: giảm cầu
- Thay đổi trong cầu xảy ra khi có sự thay đổi trong yếu tố xác định cầu.
YẾU TỐ XÁC ĐỊNH CẦU
o Yếu tố xác định cầu là các yếu tố làm cầu thay đổi, bao gồm: • Sở thích và thị hiếu của người tiêu dung
• Thu nhập của người tiêu dung
• Giá của hàng hóa liên quan Kỳ vọng
• Số lượng người mua • Thời tiết ……
Hàng hóa thông thường: hàng hóa có cầu thay đổi thuận theo thu nhập.
+ Khi thu nhập tăng (giảm) thì cầu về hàng hóa thông thường sẽ tăng (giảm).
Hàng hóa thứ cấp: hàng hóa có cầu thay đổi nghịch theo thu nhập.
+ Khi thu nhập tăng (giảm) thì cầu về hàng hóa thứ cấp sẽ giảm (tăng).
Hàng hóa thay thế: hàng hóa tương đương có thể được tiêu dùng thay thế cho nhau.
+ Khi giá cho một hàng hóa tăng (giảm) thì cầu về hàng hóa thay thế cho nó sẽ tăng (giảm).
Hàng hóa bổ trợ: hàng hóa được tiêu dùng cùng nhau.
+ Khi giá cho một hàng hóa tăng (giảm) thì cầu về hàng hóa bổ trợ với nó sẽ giảm (tăng). ** Cung
- Cung về sản phẩm thể hiện số lượng sản phẩm mà người bán và
bán tại mỗi mức giá trong thời kỳ xác định
- Biểu cung: bảng thể hiện mối quan hệ giữa cung và giá bán ( tỉ lệ thuận) * Quy Luật Cầu :
- Thể hiện mối quan hệ thuận giữa giá và lượng cung. * Quy Luật Cầu :
* Cung và Lượng Cung :
Cung mô tả hành vi của người bán tại mỗi mức giá (đường cung).
Lượng cung chỉ đến số lượng được cung ứng tại một mức giá cụ thể (một điểm trên đường cung).
+Lượng cung chỉ có ý nghĩa khi biết được mức giá.
Thay đổi trong lượng cung chỉ đến sự trượt dọc theo đường cung.
Thay đổi trong lượng cung xảy ra khi có sự thay đổi của giá sản phẩm.
Thay đổi trong cung chỉ đến sự dịch chuyển của toàn bộ đường cung.
Đường cung dịch sang phải: tăng cung
Đường cung dịch sang trái: giảm cung
Thay đổi trong cung xảy ra khi có sự thay đổi trong yếu tố xác định cung.
* Yếu tố xác định cung :
Yếu tố xác định cung là những yếu tố làm cung thay đổi, bao gồm:
Giá đầu vào: chi phí cho yếu tố sản xuất Công nghệ Thuế và trợ cấp
Giá của hàng hóa khác được cung ứng bởi cùng nhà sản xuất Kỳ vọng Số lượng người bán Thời tiết ….
* Cân bằng thị trường :
Cân bằng thị trường được xác lập tại điểm giao nhau của cung và cầu thị trường.
Tại trạng thái cân bằng thị trường:
+ Lượng cung bằng lượng cầu và được gọi là sản lượng cân bằng.
+ Giá làm cân đối lượng cung và lượng cầu được gọi là giá cân bằng thị trường.
* Dư thừa và thiếu hụt trên thị trường : - Dư thừa
Khi giá cao hơn giá cân bằng thì lượng cung sẽ nhiều hơn lượng cầu.
Tồn tại hiện tượng dư cung hay được gọi là trên thị trường.
Người bán có xu hướng giảm giá để tăng lượng bán → trượt dọc đến trạng thái cân bằng. - Thiếu hụt
Khi giá thấp hơn giá cân bằng thì lượng cầu sẽ nhiều hơn lượng cung.
Tồn tại hiện tượng dư cầu hay được gọi là trên thị trường.
Người bán có xu hướng đẩy giá lên → trượt dọc đến trạng thái cân bằng.