Lý thuyết ôn tập môn Biến đổi khí hậu
Lý thuyết ôn tập môn biến đổi khí hậu của Đại học Khánh Hòa với những thông tin và kiến thức bổ ích có thể giúp ích và phục vụ nhu cầu của sinh viên về tham khảo, ôn luyện và nắm vững kiến thức môn học để đạt kết quả cao sau khi kết thúc học phần và vận dụng tốt kiến thức đã học vào thực tiễn. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoARcPSD| 36086670
PHẦN TRẢ LỜI CÂU HỎI ÔN TẬP HP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU PHẦN 1 HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH *Khái niệm:
- Hiệu ứng nhà kính có tên tiếng anh là Greenhouse Effect là một hiện tượng khiến cho
không khí của trái đất bị nóng lên. Hiện tượng này xảy ra do bức xạ sóng ngắn của Mặt
Trời bị xuyên qua tầng khí quyển xuống bề mặt trái đất. Và lúc này mặt đất sẽ hấp thu lại
hơi nóng, sau đó bức xạ phân tán vào khí quyển và bị CO2 hấp thu, từ đó khiến cho Trái Đất bị nóng lên. *Nguyên nhân:
- Khí CO2 là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính. CO2 trong khí quyển giống như
một tấm kính dày bao phủ Trái đất biến hành tinh của chúng ta giống như một nhà kính
lớn. Nếu không có lớp khí quyển, lớp bề mặt Trái đất sẽ có nhiệt độ trung bình là -23 độ C
nhưng thực tế nhiệt độ trung bình là 15 độ C. Điều này có nghĩa là hiệu ứng này đã làm
cho Trái đất nóng lên 38 độ C.
- Ngày nay các hoạt động sinh hoạt, khai thác và phát triển của con người cùng với các hoạt
động chặt phá rừng bừa bãi khiến khí CO2 ngày càng tăng, hiện tượng hiệu ứng nhà kính
cũng tăng cao. Nhiệt độ không khí trên Trái Đất cũng theo đó mà tăng lên. Theo ước tính
của các nhà khoa học, nhiệt độ của Trái đất sẽ tăng lên khoảng 1,5 – 4,5°C vào thế kỷ sau.
Các nhóm khí chính là nguyên nhân gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính, bao gồm các nhóm sau: - Nhóm khí CO2
Khí CO2 được sinh ra từ quá trình đốt các nhiên liệu như khí tự nhiên và than, dầu, chất thải
rắn, cây cối,….Ngoài ra khí CO2 còn được sinh ra từ các phản ứng hóa học. Đây là khí gây
hiệu ứng nhà kính nhanh và nghiêm trọng nhất. - Nhóm khí N2O
Trong các hoạt động nông nghiệp và công nghiệp sẽ sinh ra khí N2O. Trung bình khí N2O
sẽ tăng từ 0,2% – 3% mỗi năm. Để cho khí N2O thay đổi hình dạng phải mất 100 đến 200 năm. - Nhóm khí CH4
Khí CH4 sinh ra từ việc đốt khí tự nhiên, dầu và cháy rừng. Ngoài ra trong quá trình lên
men đường ruột của cừu guốc cũng sinh ra loại khí này. - Nhóm khí CFC
Trong ngành công nghiệp khí CFC được sử dụng rất nhiều và phổ biến. Nhất là trong máy
điều hòa và các hệ thống bình chữa cháy có rất nhiều khí CFC. - Nhóm khí SO2
Đây là một loại khí gây hiệu ứng nhà kính, nhưng chúng có nồng độ rất thấp. Được sinh ra
do hoạt động đốt nhiên liệu và núi lửa. Khí này rất độc, gây ra các bệnh về hô hấp cho con người. 1 lOMoARcPSD| 36086670
- Ngoài ra, sự phát triển chóng mặt của dân số và công nghiệp cũng ảnh hưởng tới nhiệt độ Trái đất. *Hậu quả:
- Biến đổi khí hậu Trái đất: Tất cả những hoạt động tạo ra khí thải làm gia tăng các chất
khí có trong khí quyển của Trái đất là nguyên nhân chính của biến đổi khí hậu. Hiện tượng
biến đổi khí hậu tính tới thời điểm hiện tại nó đã và đang gây ra nhiều tác động tiêu cực
đến toàn bộ hệ sinh thái cũng như đời sống của con người.
- Nước biển dâng: Nước biển dâng lên là sự dâng lên của mực nước ở các đại dương trên
toàn cầu nhưng không phải do thủy triều hoặc bão gây ra,..Nước biển dâng lên bất thường
ở một vị trí nào đó có thể cao hoặc thấp hơn mực nước biển toàn cầu nhưng vẫn có khả
năng làm cho các thành phố ven biển ở khắp nơi trên thế giới chìm trong nước biển, trong
đó có cả những thành phố ven biển của Việt Nam.
- Nóng lên toàn cầu: Là thuật ngữ dùng để chỉ nhiệt độ của trái đất đang có sự thay đổi ở
cấp độ toàn cầu và đang tăng dần trong từng giai đoạn lịch sử do các chất khí nhà kính gây
ra và rồi nhiệt lượng đó dần được tích tụ trong khí quyển trái đất bởi các chất khí như
C02.. làm giảm lượng bức xạ cũng như nhiệt lượng của trái đất cần được giải phóng ra vũ
trụ thay vì bị hấp thụ và giữ lại.
- Hiện tượng băng tan: Các nhà khoa học cho rằng đó là quá trình tích lũy các chất khí nhà
kính gây nên hiệu ứng nhà kính về lâu về dài sẽ làm trái đất nóng dần lên khiến thể tích
nước giãn nở, hậu quả tăng tỉ lệ băng tan ở hai cực. Bởi tác động của nhiệt độ toàn cầu
đang dần nóng lên từ nó lượng băng vĩnh cửu lúc này đang dần bị tan đi.
- Hiện tượng thời tiết cực đoan: Là do tác động của các chất khí nhà kính làm hệ sinh thái
khắp thế giới đang dần biến đổi. Từ đó khiến cho các hiện tượng hạn hán kéo dài quanh
năm ở nhiều khu vực, ảnh hưởng tới canh tác hay sinh hoạt hay nói nghiêm trọng hơn là
ảnh hưởng tới sự sống của hệ sinh thái ở nơi đang chịu đựng, chống chọi lại mẹ thiên
nhiên. Hay những nơi gần sông hồ lại chịu lũ lụt trong thời gian dài do lượng mưa tăng đột
ngột từ những thời tiết mưa cực đoan. *Giải pháp:
- Trồng nhiều cây xanh, không phá rừng bừa bãi.
Ngăn chặn nạn phá rừng, tích cực trồng và chăm sóc rừng là một yếu tố không thể thiếu cho
cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu. Được biết, nạn phá rừng vốn là nguyên nhân gây ra
20% khí thải CO2 mỗi năm.
Trồng nhiều cây xanh (nhất là những loại cây hấp thụ nhiều CO2 trong quá trình quang hợp)
nhằm làm giảm lượng khí CO2 trong bầu khí quyển, từ đó làm giảm hiệu ứng nhà kính khí quyển.
- Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng
Việc dùng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng (điện, xăng dầu, than củi,…) cùng các tài nguyên
(nước ngọt, rừng, tài nguyên sinh học, khoáng sản…) trong sản xuất và sinh hoạt sẽ góp phần
hạn chế hiệu ứng nhà kính. 2 lOMoARcPSD| 36086670
Cả nước hiện nay có khoảng hơn 10 triệu hộ dùng điện, chỉ cần mỗi hộ thay một bóng đèn
sợi đốt hoặc neon bằng đèn compact thì trung bình mỗi hộ tiết kiệm được 9W, toàn quốc sẽ
tiết kiệm được 90MW điện vào giờ cao điểm.
- Tắt nguồn điện khi không sử dụng
Tiết kiệm điện và giảm sự nóng lên toàn cầu bằng cách tắt đèn khi ra khỏi phòng. Và hãy nhớ
tắt ti vi và máy tính của bạn khi bạn không sử dụng chúng. Tắt nước khi bạn không sử dụng
nó. Trong khi đánh răng hay rửa xe, tắt nước cho đến khi bạn thực sự cần nó để rửa. Bạn sẽ
làm giảm hóa đơn tiền nước của bạn và giúp bảo tồn một nguồn tài nguyên quan trọng.
Một phần điện năng được sản xuất từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch, sinh ra một lượng khí
CO2 lớn. Hãy sử dụng ánh sáng tự nhiên, dùng bóng đèn tiết kiệm điện, tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi phòng.
- Sử dụng các nguồn năng lượng sạch
Hạn chế sử dụng nhiêu liệu hóa thạch và tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế. Nhiên liệu
hóa thạch (than đá, dầu mỏ…) là nguồn gây hiệu ứng nhà kính rất lớn. Con người đã và đang
tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế thân thiện môi trường như năng lượng gió, mặt trời,
thủy triều, địa nhiệt…
- Nên sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
Khi cần di chuyển những quãng đường gần, hãy đi bộ thay vì dùng xe máy. Sử dụng các
phương tiện giao thông công cộng, đi học bằng xe đạp, vừa bảo vệ được túi tiền lại vừa bảo
vệ môi trường. Ít xe cá nhân có nghĩa là lượng khí thải ít hơn.Việc sử dụng các phương tiện
giao thông công cộng cũng góp phần đáng kể việc giảm thải các khí gây hiệu ứng nhà kính vào khí quyển.
Khi bạn lái xe, để đảm bảo xe của bạn chạy một cách hiệu quả. Hãy giữ lốp xe luôn căng, như
vậy có thể cải thiện hơn 3% lượng xăng của bạn, không chỉ giúp bạn tiết kiệm ngân sách mà
còn giúp giảm 20 kg CO2 trong khí quyển.
- Tái sử dụng và tái chế
Góp phần giảm thiểu chất thải bằng cách chọn các sản phẩm tái sử dụng thay vì dùng một lần.
Mua sản phẩm với bao bì tối thiểu sẽ giúp giảm chất thải. Bạn có thể tái chế giấy, nhựa, báo,
thủy tinh và lon nhôm… bất cứ lúc nào. Bằng cách tái chế một nửa số rác thải sinh hoạt của
bạn, bạn có thể giảm khoảng 1,2 tấn khí CO2 mỗi năm.
TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG BỞI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU *Khái niệm:
- Tổn thương có thể được hiểu như là việc thiếu khả năng, thiếu năng lực để ứng phó với
thiên tai hay phục hồi sau thiên tai, thảm hoạ. Có thể nói, nhiều loại thảm hoạ, thiên tai do
biến đổi khí hậu gây ra.
- Mức độ mà một hệ thống dễ bị tác động, hoặc không thể đối phó với những ảnh hưởng bất
lợi từ biến đổi khí hậu, bao gồm những diễn biến và hình thái khí hậu cực đoan. Tình trạng
dễ bị tổn thương liên quan chặt chẽ đến tính chất, mức độ và tốc độ biến đổi khí hậu mà
một hệ thống phải hứng chịu, cùng với mức độ nhạy cảm và năng lực thích ứng của hệ thống đó 3 lOMoARcPSD| 36086670
*Những cộng đồng dễ bị tổn thương
- Cộng đồng ven biển: phải hứng chịu hậu quả của nước biển dâng cao và các trận bão.-
Cộng đồng vùng bán khô hạn: chủ yếu sẽ phải hứng chịu các đợt khô hạn
- Trẻ em: những trẻ em bị suy giảm sức khỏe trong giai đoạn đầu đời do tiếp xúc với ô
nhiễm không khí từ phát thải điện than và các khí thải khác.
- Phụ nữ: là lực lượng phải đảm đương vấn đề an ninh lương thực cho gia đình, có trách
nhiệm chăm sóc gia đình. Khi có tác động của BĐKH dẫn đến khan hiếm nguồn nước ngọt
thì họ phải lo thêm việc trữ nước, lo nước tưới cho ruộng vườn, sức khỏe cũng bị ảnh
hưởng do nguồn nước ô nhiễm.
- Những người nghèo, có ít hoặc không có đất sản xuất: bị thiệt thòi nhất và dễ bị tổn
thương nhất không thể tránh khỏi việc bị tác động bởi các hiểm họa khí hậu và buộc phải
sống trong cảnh nghèo khó. *Giải pháp:
- Cần phải xây dựng chương trình phù hợp cho từng nhóm đối tượng dựa trên đặc điểm tự
nhiên, tập quán, đặc thù văn hóa.
- Các chương trình bảo hiểm, bảo trợ xã hội hiện nay làm thế nào lồng ghép cho được các
yếu tố biến đổi khí hậu, nhằm bảo đảm cho những đối tượng, nhóm đối tượng dễ bị tổn
thương thích ứng được với những tác động không mong muốn của biến đổi khí hậu gây ra.
- Cộng đồng ven biển: đưa ra những chính sách toàn diện để ứng phó và nâng cao năng
lực quản lý rủi ro thiên tai.
- Cộng đồng vùng bán khô hạn: có thể giảm nhẹ những thiệt hại do hạn hán gây ra thông
qua việc phòng, chống hạn hán một cách có hiệu quả.
- Đối với trẻ em: quảng bá mô hình Trường học an toàn, hệ thống bảo vệ trẻ em dựa vào
cộng đồng, nâng cao nhận thức về thiên tai ở trẻ em sử dụng công nghệ tiên tiến như các
rủi ro lập bản đồ trong trường học và cộng đồng.
- Đối với cộng đồng ven biển: tăng cường khả năng chống chịu của các cộng đồng ven biển
dễ bị tổn thương bằng cách tăng khả năng tiếp cận nhà ở an toàn chống bão; củng cố vùng
đệm rừng ngập mặn và cải thiện việc tiếp cận nguồn thông tin có chất lượng về rủi ro biến đổi khí hậu.
- Đối với cộng đồng vùng bán khô hạn:
- Các bước quan trọng nhất trong việc giảm thiểu tác động của hạn hán là bảo tồn đất và
nước. Bằng cách bảo vệ đất, nó có thể hấp thụ lượng mưa tốt hơn.
- Khử muối nước biển, tái chế nước và thu hoạch nước mưa là những việc đang được phát
triển để xây dựng trên nguồn cung cấp nước hiện có và giảm hơn nữa tác động của hạn
hán ở vùng khí hậu khô.
- Phải sử dụng hợp lý tài nguyên nước trong sản xuất cũng như trong sinh hoạt CHTN XÂM NHẬP MẶN *Khái niệm:
- Xâm nhập mặn hay còn gọi là đất bị nhiễm mặn với hàm lượng nồng độ muối vượt mức
cho phép do nước biển xâm nhập trực tiếp vào đất liền khi xảy ra triều cường, nước biển
dâng hoặc cạn kiệt nguồn nước ngọt. Nước biển mang theo lượng muối hòa tan và bị kết
cấu của đất giữ lại, tích tụ và gây mặn.
- Ngoài ra, xâm nhập mặn là quá trình thay thế nước ngọt trong các tầng chứa nước ở
ven biển bằng nước mặn do sự dịch chuyển của khối nước mặn vào tầng nước ngọt.
Ngắn gọn hơn thì sự xâm nhập mặn là sự tích tụ quá nhiều muối hòa tan trong đất. 4 lOMoARcPSD| 36086670
- Xâm nhập mặn là hệ quả của sự biến đổi khí hậu. Đây là hiện tượng tự nhiên xảy ra
hằng năm và có thể dự báo trước. Để giải quyết được mối lo này trước hết phải hiểu được
nguyên nhân dẫn đến xâm nhập mặn là gì. *Nguyên nhân:
- Thông thường, khi nước biển xâm nhập vào đất liền, lượng nước ngọt từ những con sông
từ thượng lưu chảy về hạ lưu giúp trung hòa nước mặn đồng thời đẩy ngược ra biển. Tuy
nhiên trong những tháng mùa khô, thời tiết không có mưa và nước sông bị bốc hơi do nắng
nóng. Điều này khiến lượng nước ngọt không đủ, làm hiện tượng xâm nhập diễn ra. - Do
các hoạt động khai thác đất trồng nông nghiệp bừa bãi, mở rộng diện tích phá rừng. Việc
xây dựng công trình thủy lợi được thực hiện dày đặc. Cơ sở vật chất được đầu tư ngày
càng nhiều. Và diện tích rừng tự nhiên giảm mạnh. Ảnh hưởng đáng kể đến kế cấu đất.
Những nguyên nhân chính gây ra tình trạng xâm nhập mặn bao gồm:
- Hiện tượng nóng lên toàn cầu tác động tiêu cực đến biến đổi khí hậu. Hiện nay, biến đổi
khí hậu toàn cầu như nước biển dâng, tăng nhiệt độ đang diễn ra rất thường xuyên ở nhiều
địa phương. Lượng mưa và nhiệt độ làm thay đổi đáng kể tốc độ bổ sung nước ngầm cho
các hệ thống tầng ngậm nước, gây ra quá trình xâm nhập mặn.
- Do hoạt động kinh tế của con người. Tác động rõ nét nhất của biến đổi khí hậu là làm thay
đổi lớn chế độ dòng chảy trên hầu hết các sông, suối dẫn đến sự suy giảm dòng chảy
nghiêm trọng. Ngoài ra, còn làm gia tăng tình trạng lũ lụt, lũ quét, sạt lở bờ sông.
- Việc khai thác quá mức nguồn nước ngầm để phục vụ cho đời sống nhân dân, phát triển
kinh tế xã hội cũng gây ra sự cạn kiệt nguồn nước. Hơn nữa, không có sự bổ sung cần thiết
để bù lại lượng nước đã bị khai thác càng làm gia tăng nguy cơ xâm nhập mặn.
- Do ảnh hưởng của các quá trình nhân tạo, hoạt động thuỷ lợi và sử dụng phân bón hóa học... *Hậu quả:
- Tác hại của xâm nhập mặn gây ảnh hưởng nặng nề đến đời sống nhân dẫn và sự phát triển kinh tế xã hội.
- Gây ra sự thiếu hụt nước cho các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của người dân.
- Điều kiện vệ sinh yếu kém do thiếu nước sạch dẫn tới nguy cơ cao bùng phát dịch sốt
xuấthuyết và chân tay miệng.
- Xâm nhập mặn khiến nhiều diện tích lúa, cây ăn quả, canh tác thuỷ sản bị thiệt hại.- Nước
mặn phá huỷ cấu trúc đất, giảm khả năng phát triển của rễ cây, giảm khả năng thẩm thấu
và thoát nước trong đất, gây thiếu khí cho sự phát triển của bộ rễ.
- Sử dụng nước nhiễm mặn để tưới cho cây trồng khiến cây bị sốc mặn, gây rụng lá, hoa,
trái hàng loạt, và có thể dẫn đến chết cây.
- Nhu cầu sử dụng nước ngọt vào mùa khô tăng sẽ làm giảm nguồn nước ngầm, làm tăng nguy cơ xâm nhập mặn. *Giải pháp:
- Liên tục theo dõi tình hình và xây dựng công trình thủy lợi chống mặn
+ Các cơ sở môi trường thực hiện quan sát và kiểm soát thường xuyên nồng độ muối trong
nước và trong đất. Đặc biệt chú trọng ở các khu vực cửa biển, tại các công trình thủy lợi.
Đồng thời cập nhật các kết quả và khuyến cáo người dân chuẩn bị các công tác phòng
chống, ứng phó kịp thời. 5 lOMoARcPSD| 36086670
+ Kết hợp xây dựng các hệ thống thủy lợi, tăng cường dự trữ nước ngọt và ngăn chặn nước
biển xâm nhập, xây đập nước ngăn mặn, đắp đê vùng ven biển. Xây dựng hệ thống đê biển,
đê sông dọc theo biển Đông và biển Tây để ứng phó với mực nước biển dâng cao.
- Chống mặn cho cây trồng và thủy sản, nuôi trồng các giống thủy sản
+ Cần chủ động thực hiện các biện pháp chống mặn cho cây trồng (giữ ẩm, tránh thoát hơi
nước cho cây bằng cách ủ rơm rạ ở gốc). Nên trồng các loại cây thời vụ có thể chịu được
mức độ mặn cao. Khuyến cáo người dân chuyển đổi cơ cấu con giống phù hợp, cần có
những biện pháp chăm sóc chu đáo để hạn chế những thiệt hại do hạn hán gây ra.
+ Đối với các hộ nuôi trường thủy sản, phải thực hiện quan trắc theo dõi độ mặn môi trường
nuôi. Từ đó xác định khoảng thời gian bắt đầu nuôi và thời điểm kết thúc phù hợp với hiện trạng xâm nhập mặn.
- Lưu trữ và tiết kiệm nước ngọt
+ Các cơ sở sản xuất và hộ gia đình cần phải thực hiện quá trình tiết kiệm tối đa nguồn nước
ngọt có sẵn. Áp dụng việc tái sử dụng nước cho các việc khác nhau. Nhằm phục vụ cho các
mục đích sinh hoạt và tưới tiêu hợp lý. Bắt đầu thực hiện việc dự trữ nước ngọt từ các
nguồn nước mưa và bảo quản tốt, tránh bị bốc hơi vào mùa khô.
- Lắp đặt hệ thống lọc nước mặn
+ Bên cạnh việc lưu trữ và tiết kiệm, người dân cần phải lắp đặt các hệ thống lọc nước mặn
để đảm bảo tốt nhất lượng nước cho sử dụng sinh hoạt và tưới tiêu. Hệ thống lọc nước mặn
được xem là biện pháp sử dụng trực tiếp nguồn nước mặn hiện tại. Thông qua hệ thống lọc
xử lý các thành phần muối hòa tan trong nước, mang lại nguồn nước có độ ngọt hợp lý. Đặc
biệt nước sau lọc có thể sử dụng để uống trực tiếp. Hoặc tưới tiêu cho các loại cây có khả năng chịu mặn thấp. CHU TRÌNH CACBON *Khái niệm:
- Chu trình cacbon là một chu trình sinh địa hóa.
- Trong đó cacbon được trao đổi giữa sinh quyển, thổ nhưỡng quyển, địa quyển và khí
quyển của Trái Đất. Nó là một trong các chu trình quan trọng nhất của Trái Đất và cho
phép cacbon được tái chế và tái sử dụng trong khắp sinh quyển và bởi tất cả các sinh vật của nó. *Sơ đồ: 6 lOMoARcPSD| 36086670
*Quá trình hình thành dầu mỏ trên cơ sở chu trình cacbon:
- Dầu mỏ là một loại nhiên liệu hoá thạch có thể tìm thấy ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nó
được hình thành từ xác của động và thực vật nhỏ (plankton) đã chết dưới các đáy biển cổ
đại cách đây 10 đến 600 triệu năm. Khi các sinh vật chết đi, xác của chúng chìm dưới bùn
cát đáy biển, và bị phân hủy trong các tầng trầm tích này qua hàng nghìn năm. Trong điều
kiện hầu như vắng bóng ôxy (hay còn gọi là môi trường yếm khí), các sinh vật không phân
huỷ thành CO2 như ở trên mặt đất, mà chúng bị phân rã thành những hợp chất giàu
carbon, hình thành nên các lớp vật chất hữu cơ.
- Khi trộn lẫn với trầm tích biển, những vật liệu hữu cơ này hình thành nên lớp đá phiến sét
hạt mịn, hay còn gọi đá gốc. Trong quá trình đó, các lớp trầm tích mới cũng không ngừng
lắng đọng bên trên, tạo nên một sức ép lớn, làm nóng đá gốc. Sau cùng, nhiệt độ và áp suất
cao đã hoá lỏng các vật liệu hữu cơ trở thành dầu thô và khí tự nhiên.
- Dầu chảy khỏi lớp đá gốc và tích lũy trong một lớp đá vôi hoặc đá cát dày hơn và có
nhiềulỗ rỗng hơn, được gọi là lớp đá chứa. Hoạt động chuyển dịch của các mảng thạch
quyển trong lòng trái đất (như uốn nếp, đứt gãy hay vặn xoắn) đã "khoá" dầu và khí thiên
nhiên lại trong các lớp đá chứa, kẹp chúng giữa những lớp đá không thấm nước xung
quanh như granite hay cẩm thạch, tạo thành các mỏ dầu.
*Tại sao năng lượng hóa thạch lại gây ô nhiễm môi trường
- Việc sử dụng than đá và các nguồn năng lượng hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt sẽ tạo ra
một lượng lớn khí nhà kính, mang lại nhiều hệ quả xấu cho môi trường. Cụ thế như, quá
trinh đốt nhiên liệu hóa thạch sẽ tạo ra một lượng lớn khí CO2 và các chất gây ô nhiễm
như NO2, SO2, bụi mịn, các kim loại nặng,...
- Trong quá trình sử dụng, việc khai thác và xử lý, phân phối than đá sẽ ảnh hưởng tiêu cực
rất lớn đến hệ sinh thái tự nhiên và môi trường xung quanh. Qúa trình khai thác than đá, dù
bằng nhiều phương pháp khác nhau như lộ thiên hay phương pháp hầm lò đều tác động
xấu đến tài nguyên đất và nước.
NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO *Khái niệm:
- Năng lượng tái tạo còn gọi là năng lượng tái sinh, đây là dạng năng lượng từ những
nguồn liên tục như: măt trời, gió, mua, sóng, địa nhiệ t…Nguồn năng lượng này vô hạn và ̣
có thể khai thác, tân dụng tùy ý mà không lo cạn kiệ t. Ngoài ra, năng lượng tái tạo vô 7 lOMoARcPSD| 36086670
hạn ̣ còn bởi chúng có thể tự tái tạo trong thời gian ngắn và liên tục (ví dụ như năng lượng
từ măt trời và gió có thể tái tạo ngày này qua ngày khác, trừ mộ
t số thời điểm điều kiệ n thời ̣ tiết xấu).
- Khác với các nguồn năng lượng truyền thống chỉ tồn tại ở môt số khu vực nhất định, năng ̣
lượng tái tạo tồn tại ở hầu khắp các vùng trên toàn thế giới. Điều này tạo nên lợi thế về
viêc ̣ ứng dụng năng lượng tái tạo, bất kể nơi nào trên thế giới đều có thể sử dụng nếu có công nghê.̣ *Ưu điểm:
- Đều là những nguồn năng lượng sạch, đảm bảo ít gây ô nhiễm nên thân thiện với môi
trường, giảm trình trạng hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu trên toàn cầu.
- Có khả năng tái tạo trong thời gian ngắn và liên tục nên con người có thể sử dụng tuỳ ý
màkhông lo bị cạn kiệt.
- Các dạng năng lượng tái tạo vô cùng đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu của con người.
- Có tính ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực của đời sống.
- Giúp tối ưu chi phí sử dụng điện cho các hộ gia đình, nhà máy, doanh nghiệp,…- Không
gây ồn như một số loại năng lượng truyền thống khác.
- Sử dụng năng lượng tái tạo giúp bảo vệ sức khoẻ con người và tiết kiệm những nguồn tài
nguyên đang có nguy cơ cạn kiệt.
- Có mặt ở mọi nơi và có thể khai thác, sử dụng ở bất cứ nơi nào.
- Một số nguồn năng lượng có sức mạnh vô cùng lớn.
- Chi phí nhiên liệu và bảo dưỡng thấp, độ bền cao gấp nhiều lần các loại thông thường. *Nhược điểm:
- Cần xây dựng hệ thống trang thiết bị hiện đại, cao cấp nên chi phí đầu tư ban đầu thường tốn kém.
- Hiệu suất hoạt động và tính ổn định thường không cao do bắt nguồn từ thiên nhiên và chịu
ảnh hưởng từ nhiều tác nhân liên quan đến thời tiết, khí hậu,… - Để sản xuất lượng điện
lớn là vô cùng khó khăn.
- Để khai thác nguồn năng lượng tái tạo cần đến nhiều công nghệ hiện đại với quy trình
nghiêm ngặt nên nhiều nước vẫn chưa thể sử dụng.
**Các loại năng lượng tái tạo:
*Năng lượng thủy điện:
- Nguồn năng lượng sạch dẫn đầu hiện nay chính là thủy điện. Nó được ứng dụng ở hầu hết
các quốc gia trên thế giới với các nhà máy thủy điện quy mô vô cùng lớn được xây dựng. -
Năng lượng thủy điện được hoạt động dựa vào sức nước trong các dòng nước có tốc độ
nhanh. Từ đó tận dụng sức nước để thiết lập tuabin máy phát điện.
- Tuy vậy, nhiều nhà máy thủy điện làm chuyển hướng và giảm dòng chảy tự nhiên. Điều
này dẫn đến việc ảnh hưởng nghiêm trọng đến động thực vật cũng như con người sinh
sống quanh đó. Vậy nên những công trình như vậy không được xem là năng lượng tái tạo.
Mỗi nhà máy thủy điện sẽ phải làm tốt công tác quản lý, quy hoạch để không gây tác động đến môi trường. 8 lOMoARcPSD| 36086670
*Năng lượng tái tạo gió:
- Năng lượng gió là quá trình gió sử dụng hoạt động di chuyển của mình để tạo ra năng
lượng cơ học. Tuabin gió là thiết bị chuyển hóa từ động năng thành cơ năng. Chính vì vậy,
ngày nay, các tuabin gió được xây dựng với quy mô vô cùng lớn tại những khu vực có gió
mạnh liên tục, tạo nên các trang trại điện gió khổng lồ. Ước tính công suất hoạt động của
nó từ khoảng 600 kW đến 9 MW.
- Các tuabin tạo ra một lượng tương đối lớn nhờ vào sức thổi của gió. Nhờ đó mà sản lượng
điện cũng sẽ được tăng cao lên đạt công suất tối đa cho tuabin. Thông thường, số giờ đầy
tải tuabin sẽ thay đổi từ 16% đến 57% hàng năm và cao hơn nếu vị trí tuabin đặt ở ngoài khơi. Ưu điểm:
- Năng lượng gió là nguồn năng lượng xanh và không gây ô nhiễm.
- Tiềm năng của nguồn năng lượng này là rất lớn – gấp 20 lần so với những gì toàn bộ con người cần.
- Năng lượng gió có thể tái tạo và không có cách nào chúng ta có thể chạy ra khỏi nó (vì
chúng bắt nguồn từ mặt trời).
- Tua bin gió là không gian hiệu quả đáng kinh ngạc. Chúng có thể tạo ra đủ điện để cung
cấp năng lượng cho 600 ngôi nhà
- Chúng chỉ chiếm khoảng 2,5% tổng sản lượng điện trên toàn thế giới, nhưng đang phát
triển với tốc độ hứa hẹn 25% mỗi năm (2010).
- Giá đã giảm hơn rất nhiều so với trước đây - Chi phí vận hành thấp
- Tiềm năng trong nước tốt: Tua bin gió dân dụng mang lại sự tiết kiệm năng lượng và bảo
vệ chủ nhà khỏi sự cố mất điện. Nhược điểm:
- Gió là một nguồn năng lượng dao động (không liên tục) và không phù hợp để đáp ứng
nhucầu năng lượng tải cơ sở trừ khi sử dụng một số hình thức lưu trữ năng lượng (ví dụ: pin, bơm thủy lực).
- Việc sản xuất và lắp đặt tua-bin gió đòi hỏi các khoản đầu tư lớn – cả trong các ứng dụng
thương mại và dân dụng.
- Tua bin gió có thể là mối đe dọa đối với động vật hoang dã - Tạo tiếng ồn
- Làm thế nào tuabin gió trông thẩm mỹ cũng là một mối quan tâm
*Năng lượng từ mặt trời
- Năng lượng mặt trời là bức xạ ánh sáng và nhiệt từ mặt trời được con người khai thác và
lưu trữ và chuyển đổi thành điện năng thông qua Tấm Pin Năng Lượng Mặt Trời. Đây là
nguồn năng lượng gần như vô tận.
- Năng lượng mặt trời gần như không có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, là một nguồn
nguyên liệu sạch, thân thiện, góp phần bảo vệ môi trường và giảm thiểu hiệu ứng nhà kính. Ưu điểm:
1. Khả năng tái tạo
Điện mặt trời là một nguồn năng lượng tái tạo, không giống như các nhiên liệu hóa thạch
như than, dầu mỏ, khí đốt… là những nguồn nhiên liệu không thể phục hồi= 9 lOMoARcPSD| 36086670
2. Sự phong phú, dồi dào
Tiềm năng của năng lượng mặt trời là rất lớn - mỗi ngày, bề mặt trái đất được hưởng
120.000 terawatts (TW) của ánh sáng mặt trời, cao gấp 20.000 lần so với nhu cầu của con
người trên toàn thế giới (1TW = 1.000 tỉ W).
3. Nguồn cung bền vững và vô tận 4. Tính khả dụng
Năng lượng mặt trời có thể được tiếp nhận và sử dụng ở mọi nơi trên thế giới - không chỉ ở
vùng gần xích đạo trái đất mà còn ở các vĩ độ cao thuộc phía bắc và phía nam.
5. Sạch về sinh thái
6. Không gây tiếng ồn
Trên thực tế, việc sản xuất năng lượng mặt trời không sử dụng các loại động cơ như trong
máy phát điện, vì vậy việc tạo ra điện không gây tiếng ồn.
7. Hiệu quả cao, chi phí hoạt động thấp
Chuyển sang sử dụng pin mặt trời, các hộ gia đình sẽ có được một khoản tiết kiệm đáng kể
trong ngân sách chi tiêu. Việc bảo trì, duy tu hệ thống cung cấp năng lượng mặt trời cho hộ
gia đình đòi hỏi chi phí rất thấp - trong 1 năm, bạn chỉ cần một vài lần lau chùi sạch các tấm
pin năng lượng mặt trời và chúng luôn được các nhà sản xuất bảo hành trong khoảng thời
gian lên tới 20-25 năm. 8. Áp dụng rộng rãi
9. Công nghệ tiên tiến Nhược điểm 1. Chi phí cao 2. Không ổn định
Có một thực tế bất khả kháng: Vào ban đêm, trong những ngày nhiều mây và mưa thì không
có ánh sáng mặt trời, vì thế năng lượng mặt trời không thể là nguồn điện chính yếu. Tuy
nhiên, so với điện gió, điện mặt trời vẫn là một lựa chọn có nhiều ưu thế hơn.
3. Chi phí lưu trữ năng lượng cao
Giá của ắc quy tích trữ điện mặt trời để lấy điện sử dụng vào ban đêm hay khi trời không có
nắng hiện nay vẫn còn khá cao so với túi tiền của đại đa số người dân.
*Năng lượng sinh học (sinh khối) -
Loại năng lượng tái tạo này có nguồn gốc từ động vật, cây trồng. Nó được sử dụng
gián tiếp hoặc trực tiếp nhờ quá trình đốt cháy để tạo ra nhiệt. Từ đó, năng lượng sẽ được
giải phóng dưới dạng nhiệt và tạo điện bằng tuabin hơi nước. -
Tuy nhiên, mới đây, nhiều nhà khoa học cho rằng việc đốt năng lượng sinh học sẽ
tạo ra một lượng khí CO2 cao. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống cũng
như sự đa dạng sinh học. Vậy nên, sinh học đang dần không được xem là một nguồn năng lượng sạch nữa.
*Năng lượng địa nhiệt -
Nguồn năng lượng này được sinh ra từ nhiệt trong tâm của Trái Đất từ khi hình thành
hànhtinh và sự phân rã phóng xạ của khoáng chất. Khu vực để khai thác năng lượng địa
nhiệt phải có độ dốc địa nhiệt đủ cao mới có thể tạo ra điện. Việc khai thác chúng đòi hỏi
nhiều vấn đề về công nghệ kỹ thuật, vậy nên không phải quốc gia nào cũng có thể làm
được. *Năng lượng chất thải rắn -
Hiểu đơn giản, năng lượng chất thải rắn chính là biện pháp tái chế rác thải hữu cơ.
Không chỉ xử lý rác thải thành điện năng mà hoạt động này còn đóng vai trò lớn trong giảm
phát thải khí nhà kính hiệu quả. 10 lOMoARcPSD| 36086670 -
Hiện nay, nhiều quốc gia như Singapore, Nhật Bản, Mỹ, Đức hay khu vực Bắc Âu đã
bắt đầu sử dụng năng lượng chất thải rắn để giải quyết vấn đề khan hiếm năng lượng hóa
thạch cũng như bảo vệ môi trường.
*Năng lượng tái tạo từ thủy triều -
Năng lượng thủy triều là một dạng năng lượng sạch hoàn toàn. Ứng dụng phổ biến
của nó là tạo ra điện nhờ vào quá trình chuyển đổi năng lượng. Khu vực thích hợp để khai
thác loại năng lượng này là ở nơi có vận tốc dòng chảy lớn hoặc thủy triều đủ cao. -
Vậy nên việc khai thác chúng gặp khá nhiều khó khăn nên chưa thật sự được ứng
dụng rộng rãi. Nhưng đây là một giải pháp khá hoàn hảo để có thể đối mặt với khủng hoảng
năng lượng trong tương lai.
*Nhiên liệu hydrogen và sử dụng pin nhiên liệu hydro -
Sử dụng nhiên liệu Hydrogen được kỳ vọng là giải pháp hữu hiệu trong việc giảm
thiểu tình trạng ô nhiễm trong các thành phố. Loại năng lượng tái tạo này được sử dụng
trong pin nhiên liệu hydro. Với tác dụng đóng góp năng lượng cho các động cơ điện giống
như pin lưu trữ điện. Đồng thời, nó cũng đang là nguồn năng lượng được nhiều nước ứng
dụng trong các dòng xe chạy bằng hơi nước. Ô NHIỄM TRẮNG
*Khái niệm ô nhiễm trắng
- Ô nhiễm trắng thực chất là cụm từ để chỉ tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa
và túi nilon gây ra. Có ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khoẻ con người. -
Hiện nay tình hình ô nhiễm trắng đang ở mức báo động ở nước ta. Mặc dù nhà nước đã có
nhiều biện pháp khắc phục, song vẫn chưa thể cải thiện tình trạng này.
Có tất cả 7 loại nhựa, mỗi loại lại chứa thông tin về mức độ độc hại của từng loại nhựa đó.
Số 1 là Polyethylene Terephthalate (PETE hoặc PET): Ứng dụng: PET là một trong những
loại nhựa được sử dụng phổ biến nhất trong các sản phẩm tiêu dùng và được tìm thấy trong
hầu hết các loại chai nước, chai lọ và một số bao bì. Mức độ an toàn: Chai nhựa PET được
xem là an toàn đối với thực phẩm và đồ uống, các nhà khoa học khuyến cáo chỉ nên sử dụng
chai PET một lần việc tái sử dụng nhiều lần chưa qua xử lý có thể gây ra hiện tượng nhiễm
vi khuẩn và giải phóng các chất độc có thể gây ung thư( antimony và phthalates). Khả năng
tái chế: PET là vật liệu có thể tái chế hoàn toàn từ chai thành chai (bottle-tobottle). Vòng đời
sản phẩm chai nhựa PET theo công nghệ tái chế bottle to bottle. Các sản phẩm thường được
làm từ PET tái chế bao gồm chai và lọ PET mới, thảm, quần áo, dây đai công nghiệp, dây
thừng, phụ tùng ô tô, chất làm đầy cho áo khoác và vật liệu xây dựng và bao bì bảo vệ.
Số 2 là Polyethylene mật độ cao (HDPE): Ứng dụng: HDPE được làm từ dầu mỏ đôi khi
được gọi là "alkathene” hoặc "polythene”. Là loại nhựa có mật độ cao, HDPE được sử dụng
trong sản xuất chai nhựa, đường ống dẫn nước, băng tải, bao bì mỹ phẩm, hóa chất, các dụng
cụ ngoài trời ….. Mức độ an toàn: HDPE mật độ cao có khả năng chống mài rất tốt. Sản phẩm
HDPE chịu được cả nhiệt độ thấp và nhiệt độ cao nên có thể sử dụng trong nhiều điều kiện
thời tiết khác nhau. Chúng có thể chịu được nhiều loại hóa chất mạnh. Là một trong những 11 lOMoARcPSD| 36086670
loại nhựa an toàn nhất đối với người sử dụng. Khả năng tái chế: HDPE gần như không phân
hủy và tạo ra các chất nguy hiểm đối với môi trường tự nhiên, Chúng có thể được tái chế hoàn
toàn và sử dụng như nhựa nguyên sinh.
Số 3 là Polyvinyl clorua (PVC): Ứng dụng: PVC là polyme nhựa tổng hợp được sản xuất
rộng rãi thứ ba trên thế giới, sau polyetylen và polypropylen. Dạng cứng của PVC được sử
dụng trong xây dựng đường ống và trong các ứng như cửa ra vào và cửa sổ, sản xuất chai lọ,
bao bì phi thực phẩm và Các loại thẻ như thẻ từ, thẻ ngân hàng. Mức độ an toàn: PVC có chứa
các chất phụ gia hóa học nguy hiểm bao gồm phthalates, chì, cadmium và / hoặc organotins,
có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Các chất phụ gia độc hại này có thể thoát ra ngoài hoặc
bay hơi vào không khí theo thời gian, gây ra những nguy hiểm cho người sử dụng đặc biệt
đối với trẻ em. Khả năng tái chế: PVC gần như không thể tái chế được. Do đó, cần hạn chế
sử dụng PVC ở mức ít nhất có thể.
Số 4 là Polyethylene mật độ thấp (LDPE): Ứng dụng: LDPE được sử dụng rộng rãi để sản
xuất các thùng chứa khác nhau, chai pha chế, chai đựng hóa mỹ phẩm, ống hút, túi nhựa. Phổ
biến nhất là sử dụng làm túi nhựa. Mức độ an toàn: LDPE có khả năng kháng hóa chất, ít bị
nhiễm khuẩn và không bị rò rỉ độc tố có hại khi được sử dụng để bảo quản thực phẩm ở nhiều
nhiệt độ khác nhau. Tuy nhiên, nó không được coi là an toàn khi tiếp xúc với thực phẩm ở
sau khi tái chế. Khả năng tái chế: LDPE có thể tái chế nhưng không phải hoàn toàn, các chai
nhựa cứng có thể tái chế thành các vật dụng khác, trái lại các túi bóng (Bịch bóng), màng bọc
thực phẩm thường không được thu gom và tái chế. Do đó hãy tái sử dụng LDPE tối thiểu một
vài lần trước khi vứt bỏ.
Số 5 là Polypropylene (PP): Ứng dụng: PP là vật liệu chắc chắn về mặt cơ học và có khả
năng kháng hóa chất cao. Polypropylene là loại nhựa hàng hóa được sản xuất rộng rãi thứ hai
(sau polyethylene) và nó thường được sử dụng trong ngày công nghiệp bao bì và in ấn. Mức
độ an toàn: Nhựa PP có tính dẻo, dai, khả năng chịu nhiệt cao và không thể khử các chất hóa
học. Do đó chúng hay được sử dụng để đựng các đồ ăn nóng. Thậm chí, nhựa PP còn dùng
để chế tạo tã lót dùng một lần, áo choàng giữ nhiệt, phụ tùng xe hơi như cản gió, thảm xe.
Đây là loại nhựa an toàn cho thực phẩm và đồ uống, có thể tái sử dụng nhiều lần. Khả năng
tái chế: Nhựa PP có có thể tái chế được tuy nhiên ngày nay chỉ có 1% lượng PP sản xuất ra
được tái chế, do chi phí tái PP khá cao và ứng dụng của chúng thường là các vật dụng nhỏ và
kết hợp với các vật liệu khác như nắp chai, bàn chải đánh răng, dao cạo râu gây ra khó khăn
trong quá trình thu gom và phân loại.
Số 6 là Polystyrene (PS): Ứng dụng: Ps thường được sử dụng để chế tạo các bao bì xốp bảo
vệ sản phẩm, nắp đậy, chai, khay, hộp đựng cơm, dao kéo dùng một lần. Mức độ an toàn:
Polystyrene được tạo thành từ nhiều đơn vị styrene. Styrene được International Agency for
Research on Cancer cho là chất gây ung thư. Tiếp xúc với styrene có thể gây kích ứng da,
mắt, hệ hô hấp và đường tiêu hóa. Phơi nhiễm mãn tính dẫn đến các tác động nghiêm trọng
bao gồm trầm cảm, đau đầu, mệt mỏi, suy nhược, mất thính giác và chức năng thận bị gián
đoạn. Việc sản xuất polystyren yêu cầu sử dụng các hydrocacbon như styrene và benzen. Các 12 lOMoARcPSD| 36086670
chất này này được thải vào không khí và phản ứng với dioxide ni-tơ(NO )₂ để tạo ra ozon trên
mặt đất (còn gọi là ozon tầng đối lưu hay ozone xấu), một chất gây ô nhiễm không khí nguy
hiểm. Ozone ở tầng mặt đất có thể làm suy giảm chức năng phổi và dẫn đến bệnh đường hô
hấp. Khả năng tái chế: PS gần như không thể tái chế được do khó thu gom và chi phí tái chế
cao. PS không bị phân hủy và thường được đốt để xử lý. Tuy nhiên, đốt polystyrene giải
phóng khí styrene vào không khí và tạo ra một hỗn hợp các chất độc hại có thể làm suy yếu hệ thần kinh.
Số 7 là Nhựa khác (Other): Nhựa khác là loại nhựa khác với 6 loại trên. Loại nhựa này
thường có ở các bình đựng nước có dung tích lớn, các can lớn, bình sữa cho trẻ và đặc biệt
nó được dùng để sản xuất trong công nghiệp như kính mắt, vỏ điện thoại, DVD… Loại nhựa
số 7 là loại nhựa nguy hiểm nhất, dễ dàng sinh ra bisphenol-A (BPA) chất có thể gây ra ung
thư và vô sinh, rất nguy hại tới sức khỏe. Bởi vậy, tuyệt đối không nên tái chế, sử dụng lại loại nhựa này
*Nguyên nhân gây ra ô nhiễm trắng
Ý thức của từng cá nhân
- Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa là ý thức của mỗi cá nhân
còn chưa tốt, thể hiện ngay từ việc tiêu dùng và xử lý rác thải:
- Thói quen lạm dụng đồ nhựa sử dụng 1 lần của người dân đang khiến cho lượng rác thải
tăng lên theo cấp số nhân. Đồ nhựa dùng 1 lần như cốc, thìa, bát nhựa… rất tiện dụng, giá
thành rẻ, dễ tìm mua đang khiến cho nhiều người sử dụng chúng một cách vô tội vạ, không kiểm soát.
- Nhiều cá nhân còn vứt rác bừa bãi: Nhiều người thường tiện tay vứt rác ở bất kì đâu như
trên đường, bờ biển, cống, rãnh,… khiến cho rác thải tràn lan, khó thu gom, xử lý. Đặc
biệt, việc xả rác xuống cống rãnh còn gây tắc nghẽn đường ống, làm ngập lụt đường phố…
- Chưa có ý thức phân loại rác tại nguồn: Phần lớn người dân hiện nay vẫn thường vứt rác
thải nhựa với các loại rác vô cơ khác,… làm cho quá trình phân loại, xử lý rất khó khăn.
Thiếu hệ thống xử lý rác thải nhựa
- Hệ thống xử lý rác thải nhựa chưa hoàn thiện, còn lạc hậu, hiệu quả kém… cũng là lý do
khiến cho lượng rác thải nhựa thải ra môi trường tăng nhanh chóng:
- Hệ thống xử lý rác thải nhựa ở Việt Nam còn lạc hậu, hiệu suất kém: Chính do hạ tầng
tiếpnhận và xử lý còn nhỏ lẻ, tự phát đã khiến cho lượng rác thải nhựa được tái chế còn rất
thấp. - Chưa có các biện pháp tái chế, xử lý rác thải một cách triệt để: Theo Hiệp hội Nhựa Việt
Nam, mỗi ngày nước ta có khoảng 80.000 tấn rác thải nhựa thải ra môi trường thì chỉ có
20% được đem đi tái chế, còn 80% được xử lý theo kiểu chôn lấp hoặc đốt, có thể để lại hậu quả về sau.
Sự thờ ơ của chính quyền địa phương
- Bên cạnh các lý do trên, còn một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng ô nhiễm rác thải
nhựa đó là do chính quyền địa phương không thắt chặt việc sử dụng và xử lý rác thải nhựa.
Các cơ quan chức năng còn thiếu quan tâm, thờ ơ với việc xử lý chất thải, thiếu hụt hệ
thống quản lý chất thải. 13 lOMoARcPSD| 36086670
- Theo ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu
công nghiệp Việt Nam, lượng chất thải ở Việt Nam mỗi năm là 12,8 triệu tấn. Nhưng
lượng rác thải thu gom được ở đô thị khoảng 85,5%; còn ở nông thôn chỉ khoảng 45,6%.
Số còn lại vẫn trôi nổi ngoài môi trường.
*Tác hại của ô nhiễm trắng
Tác hại của rác thải nhựa đối với sức khỏe con người
- Rác thải nhựa có thể gây ra một số tác hại đối với sức khỏe con người như:
- Quá trình phân huỷ của một số loại rác thải nhựa sinh ra các chất có hại cho sức khỏe con
người. Trong nhựa có chất độc hại DOP có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho thai nhi và trẻ nhỏ.
- Rác thải nhựa làm ô nhiễm nguồn nước, không khí, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát
triển của động, thực vật. Từ đó, ảnh hưởng đến sức khỏe con người thông qua đường ăn
uống, không khí. Nó có thể gây ra các bệnh như tiêu chảy, sốt, ho và cảm lạnh, đau đầu,
gàguinea … cho những người sống gần môi trường xảy ra ô nhiễm rác thải nhựa.
- Rác thải nhựa có thể tan chảy ở nhiệt độ 70 – 800 độ C, lẫn vào thực phẩm rồi đi vào cơ
thể con người, tích lũy dần và gây ra những căn bệnh nguy hiểm.
Tác hại với môi trường và động vật
- Không chỉ gây hại cho sức khỏe con người, rác thải nhựa còn có thể gây tác hại với môi
trường và động vật như:
- Rác thải nhựa làm thay đổi tính chất vật lý, sinh học, hóa học của nguồn nước, làm đất
bạcmàu, gây xói mòn đất, làm đất “vô sinh”, ảnh hưởng đến cây trồng
- Rác thải nhựa làm tắc nghẽn cống rãnh, gây lũ lụt, ngập úng ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường.
- Rác thải nhựa trôi nổi trên biển làm sinh vật biển ăn phải hoặc mắc phải, gây ảnh hưởng
đến tính mạng. Thống kê cho thấy mỗi năm có tới 1,5 triệu động vật trên biển chết vì ngộ
độc nhựa (Theo “Mạng thông tin và bảo vệ môi trường”)…
*Biện pháp khắc phục ô nhiễm trắng
- Trước thách thức ô nhiễm trắng ở nhiều nơi, hầu như là trên khắp cả nước, đã có rất nhiều
chiến dịch môi trường được phát động. Ví dụ như các chiến dịch thu gom rác thải tại các
chợ, bãi biển, khu công nghiệp, … Về cơ bản các chiến dịch này mang lại hiệu quả nhất
thời do không được tự giác duy trì.
- Nhằm mục đích nâng cao ý thức con người, nhiều chương trình tuyên truyền bảo vệ môi
được thực hiện tại các công đoàn, khu dân phố, trường học. Hướng dẫn cách phân loại rác,
cách tái chế rác và dùng nguyên liệu sinh học. Phần nào đã thay đổi được nhận thức của
một số người. Đây là tín hiệu tốt cần được phát huy nhiều hơn nữa.
- Ở các thành phố lớn người dân đang dần chuyển đổi từ túi nilon sang dùng túi sinh học tự
phân huỷ. Dùng hộp inox, ống hút cỏ thay cho hộp xốp, ống hút nhựa. Nói không với đồ
dùng 1 lần để giảm thiểu ô nhiễm trắng.
- Không chỉ ở các thành phố lớn mới cần phải bảo vệ môi trường và giảm thiểu rác thải
nhựa. Hiện nay tại các nông thôn, chính quyền địa phương cũng đã nỗ lực tuyên truyền
thay đổi thói quen dùng túi nilon. Nhiều địa phương đã treo các biển báo, hình ảnh cổ
động. Xây dựng bể chứa phế phẩm nông nghiệp như vỏ chai, vỏ thuốc tại cánh đồng. Hiện
nay các đơn vị thu mua phế liệu đã góp phần giảm ô nhiễm môi trường. 14 lOMoARcPSD| 36086670 PHẦN 2
A. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến ngành mình học như thế nào? *Xấu:
Trình trạng gián đoạn sản xuất kinh doanh
Giảm năng suất lao dộng Giảm doanh thu
Gián đoạn kênh vận chuyển Tăng chi phí sản xuất
Đình trệ mạng lưới phân phối
Giảm chất lượng sản phẩm
Thiệt hại cơ sở vật chất Thiếu hụt nhân lực
Thiếu hụt nguồn cung nguyên, vật liệu
Làm gián đoạn các tiến trình, kế hoạch trong doanh nghiệp *Tốt:
Nâng cao trình độ xử lí trong doanh nghiệp
Tăng năng suất sản phẩm
Tăng cao khả năng thích ứng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu
Chuyển giao các công nghiệp xanh thân thiện với môi trường, kiên quyết loại bỏ dự án gây ô nhiễm môi trường
Biết coi rác là tài nguyên, tăng cường tái chế và tái sử dụng
Xây dựng bộ tiêu chí GDP xanh cho kinh tế
Hoàn thiện và triền khai có hiệu quả trong các doanh nghiệp xanh về BĐKH
Càng nhiều khách hàng tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường, điều này có lợi cho doanh nghiệp
Tái cơ cấu, xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp xanh
Là cơ hội tạo ra sản phẩm và dịch vụ công nghệ mới, đồng thời phát triển thêm cho thị
trường những sản phẩm đang có *Giải pháp:
Các doanh nghiệp nên tham gia vào quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về
PCTT; nâng cao nhận thức về thiên tai, RRTT, tăng cường quản lý RRTT dựa vào cộng
đồng; nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai và cứu hộ cứu nạn; xây dựng, hoàn thiện
các quy hoạch, kế hoạch PCTT và phương án ứng phó thiên tai lồng ghép nội dung PCTT.
Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần nâng cao khả năng chống chịu, thích ứng với thiên
tai; ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác Quốc tế và bố trí nguồn lực.
B. Ngành của bạn đang học ảnh hưởng gì đến môi trường: *Xấu:
Kinh doanh phát triển làm tăng nhu cầu khai thác tài nguyên thiên nhiên
Các doanh nghiệp với các hệ thống dây chuyền công nghệ cũ sẽ sử dụng kém hiệu quả các nguồn tài nguyên
Tăng lượng chất thải gây suy thoái, ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí và ảnh hưởng
đến sức khỏe con người
Nhập khẩu hàng hóa không thân thiện với môi trường
Xây dựng quá nhiều cơ sở, chi nhánh các doanh nghiệp gây ảnh hưởng đến môi trường, làm
giảm diện tích đất canh tác, rừng 15 lOMoARcPSD| 36086670
Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn từ các nhà máy, doanh nghiệp có thể gây phiền hà cho cư dân
địa phương và kể cả động vật hoang dại
Chất thải trong quá trình sinh hoạt của các nhân viên trong ngành gây ảnh hưởng đến môi trường
Nhiều doanh nghiệp không tuân thủ chặt chẽ các chính sách bảo vệ môi trường *Tốt:
Phát triền (xây dựng) các doanh nghiệp xanh
Các doanh nghiệp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
Cải tiến công nghệ kĩ thuật thân thiện với môi trường, áp dụng CN-KH hiện đại nhằm sử
dụng hiệu quả và hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên
Có chính sách xả thải ra môi trường phù hợp
Có các dự án trồng cây, gây rừng
Các doanh nghiệp thực hiện các công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường
Trong chừng mực nhất định, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chẳng hạn như hoạt
động du lịch có thể việc xây dựng các công viên vui chơi giải trí, công viên cây xanh, hồ
nước nhân tạo, các làng văn hóa du lịch... có thể tạo nên môi trường mới hay góp phần cải thiện môi trường.
Hoạt động của doanh nghiệp tạo điều kiện vật chất cho việc thực hiện các hoạt động động
bảo vệ môi trường. Hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra nguồn đóng góp cho ngân sách nhà
nước, là một nguồn tài chính quan trọng cho hoạt động bảo vệ môi trường.
Một số lĩnh vực kinh doanh, như hoạt động nhập khẩu và sản xuất thiết bị phục vụ công tác
bảo vệ môi trường, có tác động tích cực cho việc giải quyết các vấn đề môi trường. Ví dụ
như sự phát triển của công nghệ sinh học và gia tăng thương mại các sản phẩm của nó sẽ
góp phần tích cực giúp làm giảm áp lực lên khai thác và sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên.
Việc phát triển ngành công nghiệp tái chế chất thải góp phần cải thiện chất lượng môi
trường và giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải. *Giải pháp:
Nhận thức BVMT luôn là tiêu chí đánh giá chất lượng môi trường từng doanh nghiệp, cần
thay đổi hành vi sản xuất, kinh doanh tại các cơ sở như áp dụng công nghệ sạch.
Đối với dự án quy mô lớn phải triển khai thực hiện các quy định về hồ sơ môi trường quan
trọng như báo cáo ĐTM, kế hoạch bảo vệ môi trường, giấy phép xả thải, quan trắc môi
trường định kỳ hay mới đây nhát là giấy phép môi trường.
Đối với dự án có phát sinh chất thải cần thiết kế, xây dựng và lắp đặt hệ thống xử lý đạt tiêu
chuẩn xả thải theo quy. định trước khi đưa ra nguồn tiếp nhận hoặc tái sử dụng cho các mục đích khác.
Doanh nghiệp cần nắm rõ những quy định môi trường, kiến thức pháp luật, thuế môi trường
hoặc các quy định trong xử phạt vi phạm hành chính,... phù hợp với chiến lược quản lý, kiểm soát môi trường.
Đối với cơ sở hoạt động lâu năm cần tiến hành cải tạo nâng cấp hệ thống xử lý nước thải,
khí thải hoặc xây mới nếu quá trình xử lý không còn đảm bảo. Khi thay đổi công nghệ, đầu
tư dây chuyền thiết bị máy móc theo hướng hiện đại hơn giúp giảm thiểu, ngăn chặn ô nhiếm.
Doanh nghiệp cần xây dựng đội ngũ nhân lực có năng lực, trình độ chuyên môn các vấn đề
môi trường hoặc tìm đơn vị, công ty tư vấn môi trường có kinh nghiệm, am hiểu kỹ thuật,
văn bản luật, cập nhật kịp thời các công nghệ mới, quy định tiêu chuẩn môi trường. 16 lOMoARcPSD| 36086670 17