-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Lý thuyết ôn tập - Pháp luật đại cương | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Lý thuyết ôn tập - Pháp luật đại cương | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
ĐÁP ÁN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
C1. Khái niệm và chức năng của nhà nước ?
Khái niệm : Là tổ chức quyền lực, chính trị của xã hội có giai cấp, có lãnh thổ, dân cư và chính quyền độc lập, có khả
năng đặt ra và thực thi pháp luật nhằm thiết lập trật tự xã hội nhất định trong phạm vi lãnh thổ của mình
Chức năng nhà nước : Là những mặt hoạt động cơ bản của nhà nước, phù hợp với bản chất, mục đích, nhiệm vụ của
nhà nước và được xác định bởi điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước trong những giai đoạn phát triển của nó
Phân loại chức năng nhà nước :
1. Căn cứ vào phạm vi hoạt động
Chức năng đối nội : Là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong quan hệ với các cá nhân, tổ chức trong
nước ( chức năng kinh tế/ xã hội/ trấn áp/ bảo vệ trật tự pháp luật – quyền và lợi ích công dân )
Chức năng đối ngoại : Là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong quan hệ với các quốc gia, dân tộc khác (
chức năng tiền hành chiến tranh xâm lược/ phòng thủ, bảo vệ đất nước/ thiết lập quan hệ ngoại giao/ phát triển hợp tác quốc tế )
2. Căn cứ vào phạm vi hoạt động trong lĩnh vực xã hội
Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược: Là chức năng đặc trưng của các nhà nước chủ nô, nhà nước phong
kiến, nhà nước tư sản giai đoạn chủ nghĩa đế quốc trở về trước. Các nhà nước đó thực hiện chức năng này nhằm
xâm chiếm và mở rộng lãnh thổ, bóc lột nhân dân cũng như áp đặt sự nô dịch đối với các dân tộc khác.
Chức năng kinh tế: Đây là chức năng của mọi nhà nước. Nhà nước thực hiện chức năng này nhằm củng cố và bảo vệ
cơ sở tồn tại của nhà nước, ổn định và phát triển kinh tế.
Chức năng xã hội: Đó là toàn bộ hoạt động của nhà nước trong việc tổ chức và quản lí các vấn đề xã hội của đời
sống như vấn đề về môi trường, giáo dục, y tế, lao động, việc làm, thu nhập của người dân, phòng chống thiên tai...
Chức năng trấn áp: Trong điều kiện có đấu tranh giai cấp, chức năng trấn áp sự phản kháng của giai cấp bị trị là rất cần
thiết nhằm bảo vệ sự tồn tại vững chắc của nhà nước, bảo vệ lợi ích về mọi mặt của giai cấp thống trị.
Chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xã hội:
+ Đây là chức năng của các nhà nước nói chung
+ Thực hiện chức năng này phải sử dụng nhiều biện pháp, nhất là các biện pháp pháp lí nhằm phòng, chống tội phạm và
các vi phạm pháp luật khác nhằm đảm bảo ổn định, trật tự xã hội, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội.
Chức năng bảo vệ đất nước:
+ Đây là chức năng của mọi nhà nước
+ Trước đây, nhiều nhà nước thường phát động chiến tranh xâm lược nước khác, ngày nay, nhiều nhà nước vẫn tìm cách
áp đặt ý chí của mình đối với nước khác.
Trong điều kiện đó, các nhà nước phải thực hiện các hoạt động nhằm bảo vệ đất nước, chống lại các cuộc chiến
tranh xâm lược cũng như các ảnh hưởng tiêu cực khác từ bên ngoài.
Chức năng quan hệ với các nước khác: Các nhà nước thực hiện chức năng này nhằm thiết lập các quan hệ kinh tế,
chính trị, văn hoá... với các quốc gia khác để trước hết phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục... trong nước, qua đó có thể
cùng nhau giải quyết những vấn đề có tính chất quốc tế.
Về số lượng chức năng của nhà nước :
Có thể nói, các nhà nước đều có chức năng kinh tế, chức năng xã hội, chức năng bảo vệ đất nước... Tuy nhiên, có những
chức năng chỉ xuất hiện ở những nhà nước hiện đại, còn ở các nhà nước chủ nô và phong kiến chưa có chức năng đó mà
đó mới chỉ là những hoạt động lẻ tẻ, chưa phải là mặt hoạt động cơ bản, chủ yếu của nhà nước. Chẳng hạn, tổ chức và
quản lí văn hoá, giáo dục, khoa học công nghệ, môi trường... chỉ trở thành những mặt hoạt động chủ yếu của các nhà
nước hiện đại. Tương tự, chức năng thiết lập quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước khác chưa có ở nhà nước chủ nô,
phong kiến, tuy nhiên đây lại là chức năng quan họng của các nhà nước hiện đại. Tùy thuộc vào điều kiện lịch sử của đất
nước, chế độ chính trị xã hội của từng nước mà chức năng này có biểu hiện khác nhau, về quy mô có thể là quan hệ hợp
tác song phương hoặc đa phương, về nội dung có thể là hợp tác ở một hoặc nhiều lĩnh vực...
Các nhà nước chủ nô, phong kiến cũng có một số hoạt động bang giao với các nhà nước khác, tuy nhiên đây là những
hoạt động không cơ bản, không thường xuyên
Sự thay đổi về số lượng chức năng nhà nước còn thể hiện ở việc mất đi chức năng nào đó của nhà nước. Chẳng hạn, tiến
hành chiến tranh xâm lược là chức năng của nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản nhưng nhà nước xã hội chủ nghĩa
không còn có chức năng này. Với bản chất tốt đẹp của mình, nhà nước xã hội chủ nghĩa luôn mong muốn xây dựng một
xã hội tự do, bình đẳng không có áp bức bóc lột
C2. Trình bày khái niệm và các yếu tố hợp thành hình thức nhà nước. Xác định hình thức Nhà nước nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo các yếu tố hợp thành.
Khái niệm : Là cách thức tổ chức và phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước
Các yếu tố hợp thành hình thức nhà nước:
1. Hình thức chính thể : là cách thức tổ chức và trình tự để lập ra các cơ quan tối cao của nhà nước và xác lập những mỗi
quan hệ cơ bản của các cơ quan đó
Chính thể QUÂN CHỦ : là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ hay một phần trong tay
người đứng đầu theo nguyên tắc thừa kế ( là vua or hoàng đế )
+ Quân chủ chuyên chế : Toàn bộ quyền lực tối cao sẽ thuộc về người đứng đầu nhà nước. Vua hoặc hoàng đế sẽ có quyền lực vô
hạn trong lập pháp, hành pháp và tư pháp
+ Quân chủ lập hiến : Người đứng đầu chỉ nắm giữ một phần quyền lực tối cao, bên cạnh đó sẽ có những cơ quan khác chia sẻ
quyền lực cùng vua. Nhà vua có thể sẽ bị hạn chế 1 hoặc thậm chí tất cả các quyền trong lập pháp, hành pháp và tư pháp ( nhà
vua, hoàng đế, nữ hoàng hay hoàng hậu thường sẽ mang yếu tố hình tượng nhiều hơn là cai trị )
Chính thể CỘNG HÒA : là hình thức trong đó quyền lực tối cao nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong một thời gian nhất định
+ Cộng hòa dân chủ : cơ quan quyền lực do nhân dân bầu ra
+ Cộng hòa quý tộc : cơ quan quyền lực do tầng lớp quý tộc bầu ra
2. Hình thức cấu trúc : là sự cấu tạo nhà nước thành các đơn vị hành chính, lãnh thổ và xác lập mối quan hệ qua lại giữa
các cơ quan nhà nước, giữa trung ương với địa phương
Nhà nước đơn nhất : là nhà nước có chủ quyền chung, có hệ thống cơ quan quyền lực và quản lí thống nhất trung
ương đến địa phương Nhà nước liên bang :
+ Là nhà nước có từ 2 nước thành viên trở lên hợp lại
+ Có hai hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý : 1 cho toàn liên bang và 1 cho từng nước thành viên riêng
+ Có chủ quyền chung của toàn liên bang và mỗi nước thành viên cũng đều có chủ quyền riêng của mình
VD : Liên Bang Nga, Liên Bang Đức, Liên Bang Hoa Kỳ ( trong liên bang sẽ có nhiều tiểu bang/ bang )
Liên bang khác với liên minh ( liên minh kh phải 1 nước )
3. Chế độ chính trị : là tổng thể các phương pháp, thủ đoạn mà các cơ quan nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước
Phương pháp dân chủ : sự tham gia của người dân vào hoạt động của nhà nước là rất rõ nét
+ Dân chủ thực sự : người dân thực sự thể hiện được quyền làm chủ của mình
+ Dân chủ giả hiệu : những quyền dân chủ được quy định trong những văn bản pháp lí không được thực hiện ở bên ngoài
Phương pháp phản dân chủ : người dân ít hoặc hiếm có cơ hội được tham gia vào công tác quản lí nhà nước
Khi phản dân chủ ở một mực độ cao sẽ trở thành quân phiệt phát xít
C3. Trình bày khái niệm pháp luật, quy phạm pháp luật và các hình thức pháp luật
1. Khái niệm pháp luật : Là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành ( hoặc thừa nhận ) và đảm bảo thực
hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội
2. Quy phạm pháp luật : là quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện nhằm điều
chỉnh các quan hệ xa hội theo những định hướng nhất định Đặc điểm :
+ Là quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc
+ Do NN ban hành và được ND đảm bảo thực hiện
3. Các hình thức pháp luật
Khái niệm hình thức pháp luật : là cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để thể hiện ý chí của mình thành các quy tắc
xử sự có tính bắt buộc chung
Kiểu hình thức pháp luật ( nguồn của pháp luật )
- Tập quán pháp : là những tập quán được Nhà nước thừa nhận có giá trị pháp lý, trở thành những quy tắc xử sự
chung và được Nhà nước bảo đảm thực hiện
- Tiền lệ pháp : là hình thức pháp luật được nhà nước thừa nhận các quyết định của cơ quan hành chính hoặc xét xử
giải quyết những vụ việc cụ thể để áp dụng đối với các vụ việc tương tự.
- Văn bản quy phạm pháp luật : là hình thức pháp luật phổ biển và tiến bộ nhất trong ba hình thức pháp luật. Văn bản
quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong đó quy định những quy tắc xử
sự chung được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội.
+ Gồm 2 loại chính là văn bản luật và văn bản dưới luật
C4. Khái niệm và dấu hiệu của vi phạm pháp luật
1. Khái niệm : là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí xâm hại tới quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. 2. Dấu hiệu :
Thứ nhất : là hành vi của con người, cơ quan, tổ chức ( chủ thể pháp luật ) gây nguy hại hoặc đe dọa gây nguy hại cho
xã hội, được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động
Thứ hai : là hành vi trái pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
Thứ ba : là hành vi có lỗi của chủ thể thê hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý
Thứ tư : chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật phải có năng lực chịu trách nhiệm pháp lý
C5. Khái niệm về quyền con người
Quyền con người là những quyền tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp
luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế
Quyền con người là những giá trị thiêng liêng, cao quý của toàn thể nhân loại kết tinh từ nhiều nền văn hóa, văn minh
của các dân tộc trên thế giới
Quyền con người là các quyền được áp dụng bình đẳng cho tất cả mọi người mà không có sự phân biệt nào về chủng
tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến, quan điểm, nguồn gốc dân tộc hoặc địa vị xã hội…
C6. Trình bày khái niệm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là các quyền và nghĩa vụ được xác định trong Hiến pháp trên các lĩnh
vực chính trị, dân sự, kinh tê, xã hội, văn hóa, là cơ sở để thực hiện các quyền và nghĩa vụ cụ thể khác của công dân
và cơ sở chủ yếu để xác định địa vị pháp lý của công dân.
C7. Trình bày các quyền chính trị và quyền dân sư cơ bản của công dân, nêu VD minh họa
1. Các quyền cơ bản của công dân về chính trị gồm có: quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, quyền bầu cử, ứng cử,
quyền khiếu nại, tố cáo.
• VD: Theo Điều 27 của Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa
XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013, quy định: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ
hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
2. Các quyền cơ bản về tự do dân chủ và tự do cá nhân của công dân (quyền dân sự) gồm có: quyền tự do ối lại, cư trú,
quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin, quyền hội họp, lập hội biểu tình, quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín, quyển bất khả xâm phạm về chỗ ở.
• VD: Điều 25, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình".
C8. Trình bày các quyền kinh tế và quyền văn hóa, xã hội cơ bản của công dân và nêu ví dụ minh họa.
1. Các quyền cơ bản của công dân về kinh tế - xã hội gồm có :
Quyền lao động, quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh, quyền xây dựng nhà ở, quyền bình đẳng nam nữ, quyền hôn
nhân và gia đình, quyền được hưởng chế độ bảo vệ về sức khoẻ, quyền được học tập, lao động, giải trí của thanh niên,
quyền được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục của trẻ em, quyền được ưu đãi của thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ,
quyền được giúp đỡ của người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa. •
Vd: Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình quy định điều kiện kết hôn gồm: •
Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên; •
Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở; •
Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định.
2. Các quyền cơ bản của công dân về văn hoá, giáo dục gồm có: quyền học tập, quyền nghiên cứu khoa học và hoạt động sáng tạo.
C9. Trình bày các nghĩa vụ cơ bản của công dân và nêu ví dụ minh họa
Công dân có các nghĩa vụ cơ bản như: Trung thành với Tổ quốc, bảo vệ Tổ quốc, lao động, học tập, đóng thuế và lao
động công ích, tuân theo Hiến pháp và pháp luật...
Ví dụ: Hiến pháp 2013 quy định
+ Điều 44: Công dân có nghĩa vụ trung thành với tổ quốc, phản bội tổ quốc là tội nặng nhất + Điều 45:
1. Bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân
2. Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia nền quốc phòng toàn dân
+ Điều 47: Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định.
10. Trình bày khái niệm vi phạm hành chính, phân biệt vi phạm hành chính và tội phạm 1.
Khái niệm vi phạm hành chính : là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản
lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
1. Phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm Đặc điểm Vi phạm hành chính Tội phạm so sánh Khái niệm
Vi phạm hành chính là hành vi có
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được
lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi
quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng
phạm quy định của pháp luật về
lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương
quản lý nhà nước mà không phải là
mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm
tội phạm và theo quy định của pháp độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ
luật phải bị xử phạt vi phạm hành
Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh chính.
tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an
toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,
xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp
pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác
của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy
định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự. Căn cứ pháp lý
Luật Xử lí vi phạm hành
Bộ luật Hình sự 2015 ( sửa đổi bổ sung chính 2012 2017 )
Luật Tố tụng hành chính
Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 2015 Hành vi khách
Hành động hoặc không
Hành động hoặc không hành động. quan hành động.
Dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội là
Nếu không có hành vi trái
hành vi bắt buộc phải có ở mọi tội phạm.
pháp luật hành chính của
chủ thể thì không thể có cấu thành vi phạm hành chính. Mức độ nguy Thấp hơn
“Gây nguy hiểm đáng kể” hiểm cho xã hội Hậu quả hành vi
Chứa đựng hoặc gây ra
Hậu quả càng lớn thì mức độ nguy hiểm
thiệt hại về vật chất, tinh của tội phạm càng cao.
thần và những thiệt hại
Thiệt hại vật chất: Đo đếm, xác định được khác cho xã hội.
mức độ nhất định như giết người, gây
thương tích với thiệt hại phần trăm sức
khỏe, thiệt hại tài sản được quy ra bằng tiền
Thiệt hại tinh thần: Không xác định được
lượng mức độ thiệt hại như vu khống, tội làm nhục người khác. Mối quan hệ
Sự thiệt hại cho xã hội là
Nguyên nhân ( hành vi khách quan ) – Kết nhân quả giữa
hệ quả tất yếu của hành vi
quả ( hậu quả của tội phạm ) hành vi và hậu
trái pháp luật hành chính quả Các dấu hiệu Vd:
Phương pháp, công cụ thực hiện tội phạm khác ( thời gian,
là một trong các dấu hiệu khách quan
địa điểm, công cụ, Vd:
phương tiện..) để thực hiện hành vi Mặt chủ quan
VPHC có 2 hình thức lỗi
VPHC có 2 hình thức lỗi là: Lỗi cố ý ( trực
là: Lỗi cố ý ( trực tiếp hay
tiếp hay gián tiếp ) và lỗi vô ý ( quá tự tin
gián tiếp ) và lỗi vô ý ( quá hay cẩu thả ) tự tin hay cẩu thả ) Khách thể
Là những quan hệ xã hội
Là quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo
được pháp luật hành chính
vệ, bị tội phạm xâm hại, gây thiệt hại hoặc
bảo vệ nhưng bị vi phạm
đe dọa gây ra thiệt hại
hành chính xâm hại, gây ra
thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại Chủ thể
Cá nhân, tổ chức có năng
Cá nhân hoặc pháp nhân thương mại
lực trách nhiệm hành chính Cơ quan có thẩm
Cơ quan quản lí hành chính Tòa án quyền xử lí Thủ tục xử lí
Phần nhiều mang tính đơn
Người phạm tội bị truy tố trước Tòa án, phương từ phía cơ quan
theo thủ tục tố tụng tư pháp có sự tham gia hành chính nhà nước của Luật sư Chế độ xử phạt
Nhẹ, chủ yếu đánh vào yếu
Nặng, chủ yếu là hình phạt liên quan đến
tố vật chất, tinh thần của
tước tự do của người phạm tội
người phạm tội ( cảnh cáo, phạt tiền… ) Ví dụ minh họa Hành vi dùng loa phóng
Hành vi dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực ngay
thanh, chiêng, trống, còi,
tức khắc hoặc có hành vi làm cho người bị tấn công
kèn hoặc các phương tiện
lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm
khác để cổ động ở nơi công chiếm đoạt tài sản thuộc sở hữu của họ hoặc do họ
quản lý. (Tội cướp tài sản quy định tại Điều 168 Bộ
cộng mà không được phép luật Hình sự).
của các cơ quan có thẩm
quyền (khoản 2, điều 6, nghị định CP 2013)
C11. Trình bày khái niệm và dấu hiệu tội phạm 1. Khái niệm tội phạm
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách
nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an
toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân,
xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự
Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội
phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.
2. Dấu hiệu: Có 4 dấu hiệu 2.1 Gây nguy hiểm cho xã hội •
Gây ra hoặc gây ra thiệt hại cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ •
Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là thuộc tính khách quan •
Phụ thuộc vào: Tính chất của quan hệ xã hội bị xâm phạm; Tính chất của hành vi khách quan, trong đó bao gồm cả công
cụ, thủ đoạn, phương tiện thực hiện hành vi; Tính chất mức độ thiệt hại gây ra hoặc đe dọa gây ra; Tính chất mức độ lồi; Tính
chất của động cơ, mục đích phạm tội. 2.2. Có lỗi •
Lỗi là thái độ chủ quan của con người đối với hành vi của mình •
Là một dấu hiệu quan trọng của tội phạm 2.3.
Được quy định trong luật Hình sự 2.4.
Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện •
Có năng lực trách nhiệm hình sự ( không mất năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi ) •
Đủ tuổi chịu trách hiệm hình sự
C12. Trình bày khái niệm và cấu thành tội phạm
1. Khái niệm cấu thành tội phạm: là tổng thể các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm cụ thể được quy định trong Luật Hình sự.
2. Các yếu tố cấu thành tội phạm : Cấu thành tội phạm phải có đầy đủ bốn yếu tố
Yếu tố khách thể: Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại. Nếu quan hệ xã hội không bị xâm hại
thì không có hành vi nguy hiểm cho xã hội và tất yếu không có tội phạm. Do đó, khi đề cập đến tội phạm thì trước tiên
cần phải xác định quan hệ xã hội mà luật hình sự bảo vệ bị xâm hại.
Yếu tố chủ thể : là con người cụ thể thực hiện hành vi phạm tội ,mà theo quy định của Luật Hình sự họ phải chịu
trách nhiệm về hành vi đó.Chủ thể của tội phạm phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi theo
quy định của pháp luật Hình sự. ( 18t )
Yếu tố khách quan : là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm, bao gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả
của hành vi nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, ...
Yếu tố chủ quan : là những biểu hiện bên trong của tội phạm, là thái độ tâm lý của người phạm tội. Mặt chủ quan của
tội phạm gồm các dấu hiệu lỗi, động cơ, mục đích cuả tội phạm
C13. Trình bày phân loại tội phạm Loại tội phạm
Tính chất, mức độ nguy hiểm của
Mức phạt cao nhất của khung hình tội phạm phạt
Tội phạm ít nghiêm trọng
Có tính chất và mức độ gây Phạt tiền
nguy hiểm cho xã hội không
Phạt cải tạo không giam giữ lớn Phạt tù đến 3 năm
Tội phạm nghiêm trọng
Có tính chất và mức độ gây
Phạt tù từ 3 đến 7 năm
nguy hiểm cho xã hội lớn
Tội phạm rất nghiêm trọng
Có tính chất và mức độ gây
Phạt tù từ 7 – 15 năm
nguy hiểm cho xã hội rất lớn
Tội phạm đặc biệt nghiêm
Có tính chất và mức độ gây
Phạt tù từ 15 – 20 năm trọng
nguy hiểm cho xã hội đặc biệt Tù chung thân lớn Tử hình
C14. Trình bày khái niệm, hình thức và nội dung của hợp đồng dân sự
1. Khái niệm HĐDS: là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi và chẩm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự. 2. Hình thức HĐDS
Giao kết hợp đồng bằng lời nói: thường được áp dụng đối với những giao dịch mà giá trị của hợp đồng không lớn
hoặc các bên hiểu biết, tin tưởng nhau, là đối tác lâu năm của nhau, những giao dịch mà xác lập và thực hiện kết thúc
nhanh chóng (mua bán ngoài chợ) thường gọi là giao kết bằng miệng, các bên khi xác lập hợp đồng trong trường hợp
này cũng có thể chọn người làm chứng tuy nhiên pháp luật không bắt buộc điều này.
Giao kết bằng hành vi cụ thể : hai bên không có thỏa thuận bằng văn bản cũng như thỏa thuận bằng miệng. Việc
giao kết hợp đồng được minh chứng bằng các hành vi như bên bán tiến hành giao hàng hoặc bên mua tiến hành
trả tiền. ( mua hàng online )
Giao kết bằng văn bản: các bên khi tham gia giao dịch sẽ thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của mình sau đó ghi nhận
lại bằng văn bản.
( Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.)
3. Nội dung hợp đồng dân sự
- Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:
+ Đối tượng của hợp đồng;
+ Số lượng, chất lượng;
+ Giá, phương thức thanh toán;
+ Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
+ Quyền, nghĩa vụ của các bên;
+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
+ Phương thức giải quyết tranh chấp
C15. Trình bày khái niệm quyền sở hữu
Quyền sở hữu là quyền của cá nhân, tổ chức đối với tài sản trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt.
Quyền sở hữu là một quyền cơ bản và quan trọng của cá nhân, tổ chức đặc biệt trong xã hội có giai cấp, có nhà
nước và pháp luật. Chủ thể nào có nhiều tài sản thì khẳng định vị thế của họ trong xã hội, dưới góc độ kinh tế người
nào có nhiều tư liệu sản xuất người đó có quyền tổ chức sản xuất, thuê lao động, thu và phân phối lợi nhuận trong xã hội.
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.
C16. Trình bày nội dung quyền chiếm hữu trong quyền sở hữu
1. Khái niệm quyền chiếm hữu : là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách gián tiếp hoặc trực tiếp như chủ thể
có quyền đối với tài sản. Chiếm hữu là sự làm chủ trong thực tế của một chủ thể với một vật, không dựa vào việc
vật đó có thuộc quyền sở hữu của người chiếm hữu hay không ( căn cứ theo điều 179 Bộ Luật Dân Sự 2015 )
2. Nội dung quyền chiếm hữu :
Chiếm hữu có căn cứ PL : là việc chiếm hữu tài sản theo một trong các căn cứ chiếm hữu mà PL đã quy định trong
khoản 1 điều 165 BLDS 2015.
- Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản
- Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lí tài sản
- Người bị phát hiện giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, bị đánh mất, bỏ quên, chôn giấu,...
phù hợp với đk theo quy định của bộ luật này và các điều luật khác có liên quan - .....
Chiếm hữu không có căn cứ PL : Tất cả các hành vi không thuộc những trường hợp trên đều bị coi là chiếm hữu không có căn cứ PL
Chiếm hữu không có căn cứ PL có hai dạng phụ thuộc vào nhận thức của người chiếm hữu:
- Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình : là việc chiếm hữu không có căn cứ pháp luật trong trường
hợp người chiếm hữu KHÔNG BIẾT VÀ KHÔNG THỂ BIẾT ( buộc phải thoả mãn cả 2 điều kiện ) việc chiếm hữu
tài sản đó là không có căn cứ pháp luật
VD : B mua của C một chiếc máy tính cũ mà không biết C đã ăn trộm nó từ A, bởi vì chiếc máy tính không phải là tài sản phải
đăng kí quyền sở hữu nên B không thể biết nguồn gốc của nó cũng như không thể biết nó bị ăn trộm => ngay tình ( nếu là xe
máy thì là không ngay tình vì xe máy là tài sản phải đăng kí quyền sở hữu )
Chiếm hữu kh có căn cứ PL không ngay tình : một người chiếm hữu tài sản dù không rơi vào trường hợp buộc
phải biết nhưng họ đã biết việc chiếm hữu đó là không có căn cứ pháp luật thì vẫn bị coi là chiếm hữu không ngay tình
VD : B mua của C một chiếc máy tính mặc dù đã B biết C mượn chiếc máy tính đó từ A. Trong trường hợp này, C không buộc
phải biết điều đó vì máy tính không phải là tài sản phải đăng kí quyền sở hữu, dù vậy C vẫn bị coi là chiếm hữu không có căn cứ
PL nhưng không ngay tình vì đã biết
C17. Trình bày nội dung quyền sử dụng trong quyền sở hữu
1. Khái niệm : là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. 2. Nội dung :
Gồm quyền sử dụng tài sản và quyền không sử dụng tài sản
Người có quyền sử dụng bao gồm :
- Chủ sở hữu tài sản,
- Người không phải là chủ sở hữu tài sản nhưng được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng hoặc do pháp luật quy định.
Thông thường, khi chủ sở hữu muốn chuyển quyền sử dụng cho người khác thì phải chuyển luôn quyền chiếm hữu tài sản.