Lý thuyết Thế nào là tư bản cố định, tư bản lưu động, căn cứ phân chia và ý nghĩa của cặp phạm trù này | Đại học Quy Nhơn
Lý thuyết Thế nào là tư bản cố định, tư bản lưu động, căn cứ phân chia và ý nghĩa của cặp phạm trù này | Đại học Quy Nhơn. Tài liệu gồm 4 trang giúp bạn tham khảo, củng cố kiến thức và ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lênin (ĐHQN)
Trường: Đại học Quy Nhơn
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CHỦ ĐỀ 12:
THẾ NÀO LÀ TƯ BẢN CỐ ĐỊNH, TƯ BẢN LƯU ĐỘNG,CĂN CỨ PHÂN CHIA VÀ Ý NGHĨA CỦA CẶP PHẠM TRÙ NÀY
Trong quá trình sản xuất của tư bản, các bộ phận khác nhau của tư bản sản xuất không chu chuyển giống nhau. Căn cứ vào phương thức chu chuyển khác nhau của từng bộ phận tư bản, người ta chia tư bản sản xuất thành tư bản cố định và tư bản lưu động.
I. Tư bản cố định
1. Khái niệm
-Tư bản cố định: là bộ phận của tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng máy móc, thiết bị, nhà xưởng,…về hiện vật tham gia toàn bộ quá trình sản xuất, nhưng giá trị được chuyển dần từng phần một vào trong sản phẩn mới dưới hình thức khấu hao tài sản cố định. Tư bản cố định bao gồm: máy móc, thiết bị, nhà xưởng…
2. Đặc điểm
- Tư bản cố định tham gia nhiều chu kỳ kinh doanh, không thay đổi hình thái vật chất. Với đặc điểm này, các doanh nghiệp chỉ cần bỏ vốn ban đầu để đầu tư hình thành nên tư bản cố định, sau đó có thể khai thác sử dụng tư bản cố định trong thời gian dài. Để quản lý tư bản cố định, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình sử dụng tài sản. Điều này không có nghĩa là không chỉ quản lý giữ gìn về mặt vật chất của nó, mà còn phải duy trì khả năng hoạt động bình thường của tài sản do đó phải thường xuyên bảo dưỡng, thay thể sửa chữa những bộ phận hư hỏng để đạt hiệu suất sử dụng tối đa.
-Tư bản cố định được sử dụng lâu dài trong nhiều chu kỳ sản xuất và giá trị của tư bản cố định bị giảm dần do chúng bị hao mòn, biểu hiện là sự giảm dần về giá trị và giá trị sử dụng. Có hai loại hao mòn tư bản cố định:
+ Hao mòn hữu hình:là hao mòn về vật chất, hao mòn về cơ học có thể nhận thấy. Loại hao mòn này chỉ xuất hiện đối với tư bản cố định hữu hình. Biểu hiện hao mòn hữu hình là tư bản cố định giảm dần về mặt giá trị sử dụng và kéo theo là giá trị cũng bị giảm. Nguyên nhân gây ra hao mòn hữu hình, một mặt là do tư bản cố định được sử dụng trong hoạt động kinh doanh, cường độ sử dụng tư bản cố định càng cao thì mức độ hao mòn hữu hình càng tăng tương ứng; mặt khác là do sự tác động của tự nhiên tư bản cố định bị rỉ sét, xuống cấp… và do vậy làm cho năng lực sử dụng của chúng bị giảm dần. Để hạn chế hao mòn hữu hình, phải bảo quản tốt máy móc, thiết bị, không để bị rỉ sét, sử dụng và bảo trì, bảo dưỡng máy móc đúng quy trình kỹ thuật.
+ Hao mòn vô hình: Loại hao mòn này không chỉ xuất hiện đối với tư bản cố định hữu hình mà còn đối với tư bản cố định vô hình. Biểu hiện hao mòn vô hình là tư bản cố định thuần túy giảm dần về mặt giá trị. Có nhiều nguyên nhân gây ra hao mòn vô hình của tư bản cố định. Đối với tư bản cố định hữu hình, nguyên nhân cơ bản gây ra hao mòn vô hình là do sự tiến bộ khoa học công nghệ làm xuất hiện nhiều tư bản cố định có năng lực như tài sản cũ nhưng giá cả lại rẻ hơn hoặc những tư bản cố định có năng lực cao hơn tài sản cũ nhưng giá cả vẫn ngang bằng giá cả của tài sản cũ… Còn đối với tài sản cố định vô hình, nguyên nhân gây ra sự hao mòn vô hình phức tạp hơn, chẳng hạn, trong kinh doanh uy tín của doanh nghiệp bị suy giảm làm mất lợi thế thương mại; bằng phát minh sáng chế bị lạc hậu bởi sự tiến bộ khoa học công nghệ. Để giảm bớt hao mòn vô hình, các nhà tư bản thường tìm cách kéo dài thời gian sử dụng máy móc, thiết bị trong ngày như làm 3 ca/ngày, hoặc tăng cường độ lao động, để rút ngắn thời gian khấu hao, nhanh chóng đổi máy móc mới, thiết bị.
II. Tư bản lưu động
1. Khái niệm
-Tư bản lưu động: là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ, sức lao động,… giá trị của nó lưu thông toàn bộ cùng với sản phẩm và được hoàn lại toàn bộ cho các nhà tư bản sau mỗi quá trình sản xuất.
2. Đặc điểm
-Tư bản lưu động là biểu hiện bằng tiền về toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp để phục vụ cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Tư bản lưu động có những đặc điểm sau:
+ Khi tham gia vào kinh doanh, tài sản lưu động luôn vận hành, thay thế và chuyển hóa lẫn nhau qua các công đoạn của quá trình kinh doanh.
+ Chỉ tham gia một chu kỳ kinh doanh. Với đặc điểm này, đòi hỏi doanh nghiệp luôn phải duy trì một khối lượng vốn lưu động nhất định để đầu tư, mua sắm tài sản lưu động, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh tiến hành liên tục.
-Tư bản lưu động có tốc độ chu chuyển nhanh hơn so với tư bản cố định, trong một năm tư bản lưu động có thể quay được nhiều vòng. Việc đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động sẽ góp phần tăng hiệu quả sử dụng vốn tư bản, tiết kiệm tư bản ứng trước, đồng thời tăng tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư cho nhà tư bản.
III. So sánh tư bản cố định và tư bản lưu động
Việc phân chia tư bản cố định và tư bản lưu động chỉ diễn ra đối với tư bản sản xuất, căn cứ tính chất chuyển giá trị vào trong sản phẩm mới. Tư bản cố định chuyển giá trị dần dần, từng phần một vào trong sản phẩm mới, tư bản lưu động chuyển giá trị ngay một lần và toàn bộ vào trong sản phẩm mới sau quá trình sản xuất. Sự phân chia này giúp chúng ta thấy được quá trình chuyển giá trị của tư bản cố định và tư bản lưu động vào trong sản phẩm mới như thế nào, đồng thời có căn cứ để tính toán chi phí sản xuất.
So sánh tư bản cố định và tư bản lưu động
Tư bản cố định | Tư bản lưu động |
Không thay đổi hình thái tồn tại trong quá trình kinh doanh | Có sự chuyển hóa về hình thức tồn tại qua các công đoạn của quá trình kinh doanh |
Tham gia nhiều chu kỳ kinh doanh | Về cơ bản, chỉ tham gia một chu kỳ kinh doanh |
Luân chuyển giá trị dần từng phần vào trong giá trị sản phẩm mới đươi hình thức khấu hao tài sản cố định | Luân chuyển toàn bộ giá trị ngay một lần vào giá trị sản phẩm mới |
Thường chiếm tỷ lệ cao hơn so với tư bản lưu động | Thường chiếm tỷ lệ thấp hơn so với tư bản cố định |
Tốc độ chu chuyển chậm hơn so với tư bản lưu động | Tốc độ chu chuyển nhanh hơn so với tư bản cố định |
IV. Ý nghĩa
- Việc phân chia tư bản cố định và tư bản lưu động chỉ diễn ra đối với tư bản sản xuất, căn cứ vào tính chất chuyển giá trị vào trong sản phẩm mới. Tuy sự phân chia tư bản cố định và tư bản lưu động thật sự chưa làm rõ bản chất bóc lột của tư bản nhưng có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động của doanh nghiệp trong việc bảo tồn và tái sản xuất tư bản cố định và lưu động, xác định đúng những chi phí hình thành sản phẩm hàng hóa. Trong quản lý kinh tế và trong sản xuất, doanh nghiệp cần có cách thức tác động phù hợp với tính chất vận động của từng loại tư bản để nâng cao hệ số sử dụng tư bản.
-Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản cố định là một biện pháp quan trọng để tăng quỹ khấu hao tài sản cố định, làm cho lượng tư bản sử dụng tăng lên tránh được thiệt hại hao mòn hữu hình do tự nhiên phá hủy và hao mòn vô hình gây ra. Nhờ đó mà có điều kiện đổi mới thiết bị, nhanh tiếp cận được thành tựu mới của khoa học, thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động.
- Việc tăng tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động có ý nghĩa quan trọng. Một mặt, tốc độ chu chuyển tư bản lưu động tăng lên sẽ làm tăng lượng tư bản lưu động được sử dụng trong năm, do đó tiết kiệm được tư bản ứng trước; mặt khác, tăng tốc độ chu chuyển tư bản lưu động khả biến làm cho tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư hàng năm tăng lên.