Nguyên lí về sự phát triển - Triết Học Mác Lênin | Trường Đại học Quy Nhơn
Nguyên lí về sự phát triển - Triết Học Mác Lênin | Trường Đại học Quy Nhơn được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lênin (ĐHQN)
Trường: Đại học Quy Nhơn
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
NGUYÊN LÝ V Ề S Ự PHÁT TRI N Ể I. Lý thuyết
1. Khái niệm “ phát triển”
Theo quan điểm siêu hình, phát triển chỉ đơn thuần là sự tăng lên về lượng,
không có sự thay đổi về chất. Ngoài ra, nó còn được xem như là một quá trình liên
tục không trải qua những thăng trầm phức tạp.
Theo quan điểm biện chứng, khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động
của sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng đi lên: từ trình độ thấp đến trình độ cao,
từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, nó không bao hàm sự vận động
biến đổi nói chung mà nó chỉ khái quát sự vận động đi lên cái mới thay thế cái cũ.
2. Tính chất của sự phát triển
- Tính khách quan: Phát triển là cái vốn có của bản thân các sự vật, hiện tượng
chứ không phải do sự áp đặt từ bên ngoài, dù muốn hay không thì sự vật, hiện
tượng luôn luôn nằm trong quá trình phát triển. Mặt khác sự phát triển còn là quá
trình giải quyết mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng đó.
- Tính phổ biến: thể hiện ở các quá trình phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực tự
nhiên, xã hội và cả trong tư duy của con người.
- Tính đa dạng và phong phú: sự phát triển biểu hiện khác nhau ở các lĩnh vực khác nhau.
Trong giới tự nhiên, sự phát triển biểu hiện ở:
Mức độ hoàn thiện của tổ chức vật chất.
Khả năng thích nghi của cơ thể sống đối với môi trường.
Sự xuất hiện của những giống loài mới.
Trong xã hội, sự phát triển thể hiện ở:
Khả năng chinh phục giới tự nhiên của con người.
Trình độ của nền sản xuất
Quá trình nhân đạo hóa đời sống xã hội loài người và hoàn thiện bản chất con người
Trong tư duy, sự phát triện biểu hiện ở:
Trình độ nhận thức của con người. Trình độ tư duy logic
Khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa, hệ thống hóa.
Tóm lại, phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật, hiện tượng.
3. Ý nghĩa của phương pháp luận
- Nguyên lý về sự phát triển đòi hỏi trong nhận thức và thực tiễn phải có sự quán
triệt về quan điểm phát triển và quan điểm lịch sử cụ thể.
- Quan điểm phát triển yêu cầu:
Thứ nhất, khi xem xét các sự vật, hiện tượng cần phải đặt chúng trong trạng
thái vận động biến đổi không ngừng, cần vạch ra tương lai trog cái hiện tại,
phát triển những nhân tố mới tiện bộ, đang tiềm ẩn trong cái cũ.
Thứ hai, chống lại bệnh hữu khuynh, bảo thủ, trỉ trệ.
Thứ ba, chống lại bệnh tả khuynh, chủ quan, nóng vội, duy ý chí, đốt cháy giai đoạn.
Thứ tư, cần phân chia quá trình thành những giai đoạn để tử đó có những giải pháp phù hợp.