-
Thông tin
-
Quiz
Lý thuyết thị trường độc quyền nhóm | Kinh tế vi mô | Trường Đại học Thương Mại
Lý thuyết thị trường độc quyền nhóm | Kinh tế vi mô | Trường Đại học Thương Mại được trình bày khoa học, chi tiết giúp cho các bạn sinh viên chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ. Các bạn xem, tải về ở bên dưới.
Kinh tế vi mô (KTVM02) 110 tài liệu
Đại học Thương Mại 388 tài liệu
Lý thuyết thị trường độc quyền nhóm | Kinh tế vi mô | Trường Đại học Thương Mại
Lý thuyết thị trường độc quyền nhóm | Kinh tế vi mô | Trường Đại học Thương Mại được trình bày khoa học, chi tiết giúp cho các bạn sinh viên chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ. Các bạn xem, tải về ở bên dưới.
Môn: Kinh tế vi mô (KTVM02) 110 tài liệu
Trường: Đại học Thương Mại 388 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:



Tài liệu khác của Đại học Thương Mại
Preview text:
lOMoARcPSD|40534848
THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN NHÓM
❖ Khái niệm: Độc quyền nhóm là hình thái thị trường mà trong đó có một số doanh
nghiệp cùng tham gia hợp tác sản xuất kinh doanh một nhoặc một số loại hàng hóa,
mà sản lượng của họ chiếm toàn bộ hoặc là phần chủ yếu sản lượng của nền kinh tế.
VD: Chế tạo sắt thép, ô tô, than, ti vi,…
❖ Đặc trưng cơ bản của độc quyền nhóm:
- Số lượng người bán ít nhưng có nhiều người mua.
- Hàng hóa của doanhh nghiệp đưa ra thị trường có thể giống nhau hoặc khác nhau.
- Tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các doanh nghiệp rất lớn. Đây chính là đặc điểm nổi
bật nhất của hình thái độc quyền nhóm. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp khi xây dựng
các đối sách của mình đều phải chú ý đến hành vi của các đối thủ.
- Việc gia nhập vào thị trường là rất khó khăn.
- Hình thức cạnh tranh phi giá cả: quảng cáo, bao bì, nhãn mác
❖ Phân loại thị trường:
Có thể phân biệt thị trường độc quyền nhóm thành 2 loại:
- Các doanh nghiệp không hợp tác với nhau (không liên hệ trực tiếp với nhau mà dự
đoán các hành vi của đối thủ).
Cạnh tranh về sản lượng:
Mô hình Cournot (lưỡng độc quyền):
Đây là mô hình đơn giản do nhà kinh tế học người Pháp Augustin Cournot đưa ra
vào năm 1938. Với giả định:
- Các doanh nghiệp hoạt động độc lập, cùng sản xuất và lựa chọn sản lượng bán ra đồng thời.
- Sản phẩm của thị trường là đồng nhất.
- Sản lượng trên thị trường là tổng sản lượng của các doanh nghiệp.
Vấn đề đặt ra là cả hai doanh nghiệp chỉ có một lần và cùng một lúc đưa ra quyết
định sản xuất bao nhiêu sản phẩm để tối đa hóa lợi nhuận.
Thực chất của vấn đề này là mỗi doanh nghiệp xem như lượng sản phẩm của đối
thủ cạnh tranh là cố định, rối quyết định lượng sản phẩm của mình để đạt lợi nhuận tối đa.
Nhược điểm: trong thực tế, những giả định của mô hình Cournot thường khó mà
thực hiện được, chỉ một lần DN không thể chọn đúng sản lượng ở thế cân bằng mà
phải trải qua quá trình thăm dò, điều chỉnh mới có thể đạt được.
Mô hình Stackelberg (lợi thế của người đi trước): lOMoARcPSD|40534848 Với giả định:
- Thị trường có hai doanh nghiệp độc quyền 1 và 2 hoạt động độc lập.
- Sản phẩm trên thị trường là đồng nhất.
- Doanh nghiệp 1 quyết định công bố trước sản lượng sản xuất của mình
Doanh nghiệp 1 sẽ có một lợi thế chiến lược và sẽ thu được lợi nhuận cao hơn. Bởi
vì khi doanh nghiệp 1 chọn mức sản lượng lớn thì đối thủ cạnh tranh là doanh
nghiệp 2 phải chọn mức sản lượng nhỏ hơn nếu muốn tối đa hóa lợi nhuận vì nếu
doanh nghiệp 2 đặt Q lớn hơn => đẩy P => cả 2 bị thiệt
Như vậy, thông thường người hành động trước là người có thế lực thị trường lớn hơn.
Các mô hình Cournot và Stackelberg là những biểu hiện của thái độ độc quyền
nhóm. Để lựa chọn việc mô hình nào là thích hợp hơn tùy thuộc vào lĩnh vực kinh
hoạt động. Đối với một ngành công nghiệp gồm có những hãng đại thể giống nhau,
không một hãng nào có được lợi thế hành động hay vị thế lãnh đạo mạnh mẽ, mô
hình Cournot chắc chắn thích hợp hơn. Mặt khác, một số ngành công nghiệp bị
khống chế bởi một hãng lớn, hãng này thường lãnh đạo trong việc đưa ra những
sản phẩm mới hay việc định giá thì mô hình Stackelberg thích hợp hơn.
Cạnh tranh về giá cả: Mô hình Bertrand: Với giả định:
- Các doanh nghiệp định giá cùng lúc - Sản phẩm đồng nhất - Không hợp tác
Mô hình Bertrand về độc quyền nhóm cho rằng các doanh nghiệp sản xuất một sản
vật giống nhau nhưng cạnh tranh với nhau bằng cách ấn định giá cả, mỗi doanh
nghiệp coi các giá của các đối thủ cạnh tranh với mình là cho trước và doanh
nghiệp nào có giá cả thấp nhất sẽ chiếm đoạt được toàn bộ số hàng bán ra. Trong
trường hợp này, doanh nghiệp nào cũng có động cơ làm cho giá cả của mình thấp
hơn của các đối thủ cạnh với mình, cho đến khi giá cả bị kéo xuống bằng chi phí biên.
Tính đồng nhất hàm ý người tiêu dùng sẽ mua của bên bán giá thấp. Công ty định
giá cao hơn sẽ không bán được gì.
Mỗi doanh nghiệp nhận thức được rằng cầu của mình phụ thuộc vào giá của chính
mình lẫn giá do các doanh nghiệp khác ấn định. Do đó, bất cứ giá nào ít nhất bằng
chi phí biên đều bảo đảm lợi nhuận không âm. lOMoARcPSD|40534848
Tuy nhiên, mô hình này gặp hai nhược điểm lớn là:
Khi các doanh nghiệp đã ấn định giá và thống nhất bán cùng mức giá, lúc đó
những người tiêu dùng đứng trung lập giữa doanh nghiệp, như vậy thị phần của các
doanh nghiệp sẽ khó được xác định trong thế cân bằng. Vì vậy, cạnh tranh số lượng
là điều hiện thực hơn khi một sản vật giống nhau được sản xuất.
Ngoài ra, khi các doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm đồng nhất, và đã chứng tỏ
được rằng các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau bằng cách ấn định trước các khả
năng đầu ra rồi mới ấn định giá cả thì lại quay về thế cân bằng Cournot về số lượng.
- Các doanh nghiệp hợp tác với nhau (hành động theo cách phối hợp với nhau trong
việc định giá và sản lượng) dưới hai hình thức: hợp tác ngầm hoặc hợp tác công khai
Độc quyền nhóm hợp tác ngầm (hay mô hình lãnh đạo giá):
Trong một số ngành dưới mô hình này các doanh nghiệp thường có ưu thế trên cả hai mặt:
- Có chi phí sản xuất thấp nhất, chất lượng sản phẩm bảo đảm, ổn định, có uy tín trên thị trường.
- Quy mô sản xuất lớn, sản lượng cung ứng chiếm tỷ trọng đáng kể trong ngành.
Doanh nghiệp chiếm ưu thế như vậy sẽ là người quyết định giá bán, các doanh
nghiệp khác sẽ là người chấp nhận giá.
Độc quyền nhóm hợp tác công khai:
Khi các doanh nghiệp công khai thỏa thuận hợp tác thỏa thuận với nhau thành một
liên minh sản xuất được gọi là Cartel.
Nếu tất cả các doanh nghiệp kết hợp thành một Cartel thì thị trường trở thành thị
trường độc quyền hoàn toàn. Để tối đa hóa lợi nhuận chung, Cartel sẽ ấn định mức
giá và sản lượng cần sản xuất theo nguyên tắc MC = MR, sau đó sẽ phân phối sản
lượng cho các doanh nghiệp thành viên dựa vào vị thế của mỗi doanh nghiệp, hay
phân chia thị trường, mỗi doanh nghiệp thành viên sẽ trở thành doanh nghiệp độc
quyền trong khu vực của mình.
Trong thực tế, thường chỉ có một số doanh nghiệp trong ngành tham gia thành lập
Cartel, nên sản lượng của Cartel chỉ chiếm một phần trong tổng sản lượng, bởi còn
các doanh nghiệp nằm ngoài Cartel. Các Cartel thường có tính quốc tế, với mục
tiêu nâng giá cao hơn nhiều so với giá cạnh tranh bằng cách hạn chế sản lượng cung ứng.