Lý Thuyết Triết Học Mác Giữa Học Kỳ - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Khánh Hòa
Lý Thuyết Triết Học Mác Giữa Học Kỳ - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Khánh Hòa được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN GIỮA KÌ
1. Câu nói “ không ai tắm hai lần trên một dòng sông” của Heraclitus....theo chủ nghĩa nào
2. Điền từ: “Chúng ta không hề coi lý luận Mác như một cái gì đã xong xuôi hẳn và .......
3. Democrit nhận định vật chất là nguyên tử dựa trên quan điểm của trường phái triết học nào
4. Chủ nghĩa duy vật là gì
5. Hy lạp thuộc hình thức thế giới quan nào---> thần thoại
6. Theo nhận định về thời gian, thì mối quan hệ giữa vật chất là ý thức là:
7. Đâu không phải là một trong những phát minh lớn làm cơ sở cho kh tự nhiên , sự ra đời tư duy biện chứng thế kỉ 19
8. Nguồn góc tự nhiên của ý thức
9. Nguồn gốc tự nhiên của xã hội là ý thức
10. Sự phát triển của loài vượn người đến con người là do: a) ...khách quan b) Lao động và ngôn ngữ c) ...
11. Chủ nghĩa nào vận dụng cơ học nhiều nhất
12. Tác động của ý thức lại vật chất thông qua: 13. Khái niệm vô thức
14. Nhân tố cơ bản cốt lõi nhất của ý thức là gì:
15. Hình thức được xem là cố gắng, nỗ lực:
16. Con người mắc sai lầm gì khi trong chờ, ỷ lại
17. Con người mắc phải căn bệnh....” cố đấm ăn xôi”...
18. Đâu không phải là ý nghĩa Vật chất của lênin
19. Khi vật chất thay đổi thì ý thức sẽ ?
1. CHỦ NGHĨA DUY VẬT CHẤT PHÁC
Thời gian: kết quả nhận thức của các nhà triết học duy vật thời cổ đại.
Đặc điểm: Chủ nghĩa duy vật thời kỳ này trong khi thừa nhận tính thứ nhất của vật chất đã đồng
nhất vật chất với một hay một số chất cụ thể và những kết luận của nó mang nặng tính trực quan nên ngây thơ, chất phác.
-> Tuy còn rất nhiều hạn chế, nhưng chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại về cơ bản là
đúng vì nó đã lấy giới tự nhiên để giải thích giới tự nhiên, không viện đến Thần linh hay Thượng đế.
2. CHỦ NGHĨA DUY VẬT SIÊU HÌNH
Là hình thức cơ bản thứ hai của chủ nghĩa duy vật.
Thời gian: thể hiện khá rõ ở các nhà triết học thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII và đỉnh cao vào thế
kỷ thứ XVII, XVIII. Đây là thời kỳ mà cơ học cổ điển thu được những thành tựu rực rỡ.
Đặc điểm: chịu sự tác động mạnh mẽ của phương pháp tư duy siêu hình, máy móc - phương
pháp nhìn thế giới như một cỗ máy khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo nên nó luôn ở trong trạng thái biệt lập và tĩnh tại.
-> Tuy không phản ánh đúng hiện thực nhưng chủ nghĩa duy vật siêu hình cũng đã góp
phần không nhỏ vào việc chống lại thế giới quan duy tâm và tôn giáo, điển hình là thời kỳ
chuyển tiếp từ đêm trường trung cổ sang thời phục hưng.
3. CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
Là hình thức cơ bản thứ ba của chủ nghĩa duy vật
Thời gian: do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng vào những năm 40 của thế kỷ XIX, sau đó được V.I.Lênin phát triển.
Đặc điểm: Với sự kế thừa tinh hoa của các học thuyết triết học trước đó và sử dụng khá triệt để
thành tựu của khoa học đương thời, chủ nghĩa duy vật biện chứng,
-> Khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại, chủ nghĩa duy vật siêu
hình và là đỉnh cao trong sự phát triển của chủ nghĩa duy vật. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
không chỉ phản ánh hiện thực đúng như chính bản thân nó tồn tại mà còn là một công cụ hữu
hiệu giúp những lực lượng tiến bộ trong xã hội cải tạo hiện thực ấy.
1. CHỦ NGHĨA DUY TÂM CHỦ QUAN
Đặc điểm: thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con người.
Trong khi phủ nhận sự tồn tại khách quan của hiện thực, chủ nghĩa duy tâm chủ quan khẳng định
mọi sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp những cảm giác của cá nhân, của chủ thể.
2. CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN
Đặc điểm: Thừa nhận tính thứ nhất của ý thức nhưng họ cho rằng đây là thứ tinh thần khách
quan có trước và tồn tại độc lập với con người.
Thực thể tinh thần khách quan này thường mang những tên gọi khác nhau như ý niệm, tinh thần
tuyệt đối, lý tính thế giới, v.v..
3. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CHỦ NGHĨA DUY TÂM TRIẾT HỌC VÀ CHỦ NGHĨA DUY TÂM TÔN GIÁO
Chủ nghĩa duy tâm triết học cho rằng ý thức, tinh thần là cái có trước và sản sinh ra giới tự
nhiên; như vậy là đã bằng cách này hay cách khác thừa nhận sự sáng tạo ra thế giới.
-> Vì vậy, các tôn giáo thường sử dụng các học thuyết duy tâm làm cơ sở lý luận, luận
chứng cho các quan điểm của mình. Sự khác nhau:
Trong thế giới quan tôn giáo, lòng tin là cơ sở chủ yếu và đóng vai trò chủ đạo.
Chủ nghĩa duy tâm triết học lại là sản phẩm của tư duy lý tính dựa trên cơ sở tri thức và lý trí.
Sự hạn chế: Về phương diện nhận thức luận, sai lầm của chủ nghĩa duy tâm bắt nguồn từ cách
xem xét phiến diện, tuyệt đối hóa, thần thánh hóa một mặt, một đặc tính nào đó của quá trình
nhận thức mang tính biện chứng của con người.
-> Kết hợp với phần 1 mình đã viết, suy cho cùng,triết học chia thành hai trường phái chính:
chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Lịch sử triết học cũng là lịch sử đấu tranh của hai trường phái này.
1.KHÁI NIỆM VỀ PHÉP BIỆN CHỨNG:
Các khái niệm "biện chứng" và "siêu hình" trong lịch sử triết học được dùng theo một số nghĩa
khác nhau.Trong triết học hiện đại, đặc biệt là triết học mácxít, chúng được dùng, trước hết để
chỉ hai phương pháp chung nhất đối lập nhau của triết học.
2. SỰ ĐỐI LẬP GIỮA PHƯƠNG PHÁP SIÊU HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP BIỆN CHỨNG
1. Phương pháp siêu hình: Đặc điểm:
- Nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời đối tượng ra khỏi các chỉnh thể khác và
giữa các mặt đối lập nhau có một ranh giới tuyệt đối.
- Nhận thức đối tượng ở trạng thái tĩnh tại; nếu có sự biến đổi thì đấy chỉ là sự biến đổi về số
lượng, nguyên nhân của sự biến đổi nằm ở bên ngoài đối tượng. Hạn chế:
- Phương pháp siêu hình làm cho con người "chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà không
nhìn thấy mối liên hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại của những sự vật ấy
mà không nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu vong của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái
tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất sự vận động của những sự vật ấy.
2. Phương pháp biện chứng Đặc điểm:
- Nhận thức đối tượng ở trong các mối liên hệ với nhau, ảnh hưởng nhau, ràng buộc nhau.
- Nhận thức đối tượng ở trạng thái vận động biến đổi, nằm trong khuynh hướng chung là
phát triển. Đây là quá trình thay đổi về chất của các sự vật, hiện tượng mà nguồn gốc của sự
thay đổi ấy là đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn nội tại của chúng.
- Tổng kết: Thể hiện tư duy mềm dẻo, linh hoạt. Phương pháp biện chứng phản ánh hiện thực
đúng như nó tồn tại. Nhờ vậy, phương pháp tư duy biện chứng trở thành công cụ hữu hiệu giúp
con người nhận thức và cải tạo thế giới.
3. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG
Gồm 3 hình thức: phép biện chứng tự phát, phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật.
1. Phép biện chứng tự phát thời cổ đại.
Thời gian: Các nhà biện chứng cả phương Đông lẫn phương Tây thời kỳ này đã thấy các
sự vật, hiện tượng của vũ trụ sinh thành, biến hóa trong những sợi dây liên hệ vô cùng tận.
Hạn chế: Tuy nhiên, những gì các nhà biện chứng hồi đó thấy được chỉ là trực kiến, chưa
phải là kết quả của nghiên cứu và thực nghiệm khoa học.
2. Phép biện chứng duy tâm.
Thời gian: Đỉnh cao của hình thức này được thể hiện trong triết học cổ điển Đức, người
khởi đầu là Cantơ và người hoàn thiện là Hêghen. Họ đã trình bày một cách có hệ thống
những nội dung quan trọng nhất của phương pháp biện chứng.
Hạn chế: giới hiện thực chỉ là sự sao chép
nên biện chứng của các nhà triết học cổ ý niệm
điển Đức là biện chứng duy tâm.
3. Phép biện chứng duy vật ( QUAN TRỌNG):
Do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng, sau đó được V.I.Lênin phát triển. C.Mác và
Ph.Ăngghen đã gạt bỏ tính chất thần bí, kế thừa những hạt nhân hợp lý trong phép biện
chứng duy tâm để xây dựng phép biện chứng duy vật với tính cách là học thuyết về mối
liên hệ phổ biến và về sự phát triển dưới hình thức hoàn bị nhất.
Trở thành những nguyên tắc xuất phát của phương pháp luận.
Tổng kết: Bồi dưỡng thế giới quan duy vật và rèn luyện tư duy biện chứng, đề phòng và chống
chủ nghĩa chủ quan, tránh phương pháp tư duy siêu hình vừa là kết quả, vừa là mục đích trực tiếp
của việc học tập, nghiên cứu lý luận triết học nói chung, triết học Mác - Lênin nói riêng.
1. ĐỊNH NGHĨA VẬT CHẤT CỦA V.I.LÊNIN BAO GỒM NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN SAU:
- Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức, bất kể sự
tồn tại ấy con người đã nhận thức được hay chưa nhận thức được.
- Gây nên cảm giác ở con người khigián tiếp hoặc trực tiếp tác động lên giác quan của con người.
- Cảm giác, tư duy, ý thức chỉ là sự phản ánh của vật chất.
2. NHỮNG PHƯƠNG THỨC TỒN TẠI CỦA VẬT CHẤT 2.1. Vận động
- Là sự tự thân vận động của vật chất, được tạo nên từ sự tác động lẫn nhau của chính các thành
tố nội tại trong cấu trúc vật chất
- Vật chất là vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất đi và vận động là một thuộc tính không thể
tách rời vật chất nên bản thân sự vận động cũng không thể bị mất đi hoặc sáng tạo ra
- Ph.Ăngghen đã phân chia vận động thành 5 hình thức cơ bản. Đó là:
Vận động cơ học (sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian).
Vận động vật lý (vận động của các phân tử, các hạt cơ bản, vận động điện tử, các quá trình nhiệt điện, v.v.).
Vận động hóa học (vận động của các nguyên tử, các quá trình hóa hợp và phân giải các chất).
Vận động sinh học (trao đổi chất giữa cơ thể sống và môi trường).
Vận động xã hội (sự thay đổi, thay thế các quá trình xã hội của các hình thái kinh tế - xã hội).
2.2. Trạng thái đứng im:
Định nghĩa: Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, là một trạng thái đặc biệt của vận động -
vận động trong cân bằng, nghĩa là những tính chất của vật chất chưa có sự biến đổi về cơ bản.
Đứng im chỉ là hiện tượng tương đối và tạm thời.
2.3. Không gian và thời gian
Gắn bó mật thiết với nhau và gắn liền với vật chất, là phương thức tồn tại của vật chất. Điều đó
có nghĩa là không có một dạng vật chất nào tồn tại ở bên ngoài không gian và thời gian. Ngược
lại, cũng không thể có thời gian và không gian nào ở ngoài vật chất.
Không gian và thời gian có những tính chất cơ bản sau đây:
Tính khách quan, nghĩa là không gian và thời gian là thuộc tính của vật chất tồn tại gắn
liền với nhau và gắn liền với vật chất. Vật chất tồn tại khách quan, do đó không gian và
thời gian là thuộc tính của nó nên cũng tồn tại khách quan.
Tính vĩnh cửu và vô tận, nghĩa là không gian và thời gian không có tận cùng về một phía
nào, xét cả về quá khứ lẫn tương lai, cả về đằng trước lẫn đằng sau, cả về bên phải lẫn
bên trái, cả về phía trên lẫn phía dưới.
Không gian luôn có ba chiều
òn thời gian chỉ có một
(chiều dài, chiều rộng, chiều cao), c
chiều (từ quá khứ tới tương lai).